Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bài 1 sự điện li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.04 KB, 7 trang )

CHƯƠNG 1. SỰ ĐIỆN LI
BÀI 1. SỰ ĐIỆN LI
Mục tiêu
 Kiến thức
+ Nêu được các khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
+ Giải thích được nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
 Kĩ năng
+

Viết được các phương trình điện li.

+

Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Trang 1


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
a. Những chất dẫn điện, khơng dẫn điện
Dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện.
Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch rượu, đường… khơng dẫn điện.
Ví dụ: Axit HCl, HNO3; dung dịch bazơ NaOH, KOH; dung dịch muối NaCl, K2SO4… dẫn điện được.
b. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước
Tính dẫn điện qua các dung dịch axit, bazơ và muối là do dung dịch của chúng có các tiểu phân mang
điện tích chuyển động tự do được gọi là ion.

 Axit, bazơ, muối là những chất điện li.
Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li.
Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.


Ví dụ: Na 2SO4  2Na   SO42

HCl  H  Cl
2. Phân loại các chất điện li
a. Chất điện li mạnh
Chất điện li mạnh là chất tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
Những chất điện li mạnh:
+ Các axit mạnh: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,…
+ Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2,…
+ Các muối tan.
Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của q trình điện
li.
Ví dụ: Na 2SO4  2Na   SO42
b. Chất điện li yếu
Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn
tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Những chất điện li yếu:
+ Các axit yếu như: CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3,…
+ Các bazơ không tan như: Mg(OH)2, Fe(OH)3,…
+ Các muối khơng tan: CaCO3, BaSO4,…
Trong phương trình điện li của chất điện li yếu người ta dùng hai mũi tên chỉ ngược chiều nhau.


 CH3COO  H 
Ví dụ: CH3COOH 


Trang 2



SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA
Chất dẫn

Dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện

điện
HIỆN TƯỢNG
ĐIỆN LI

Chất không

Các chất rắn khan: NaCl, NaOH và một số dung dịch
rượu, đường… không dẫn điện.

dẫn điện

Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li ra
Ngun nhân tính
SỰ
ĐIỆN
LI

ion làm dung dịch của chúng có khả năng dẫn điện

dẫn điện của các
dung

dịch

axit,


bazơ,

muối

trong

Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự
điện li.

nước.

Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi
là những chất điện li.
Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện
li. Ví dụ: NaCl  Na   Cl .

Chất điện li mạnh

Là chất khi tan trong

Các axit mạnh: HCl,

nước, các phân tử

HNO3, H2SO4…

hòa tan đều phân li
ra ion.


Các bazơ mạnh: NaOH,
KOH, Ba(OH)2,…

PHÂN LOẠI
CHẤT ĐIỆN LI

Trong phương trình
điện li người ta dùng
một

mũi

tên

một

Hầu hết các muối
Ví dụ:

NaCl  Na   Cl

chiều.
Các axit yếu: HClO, HF,
Là chất khi tan trong

H2SO3, CH3COOH,…

nước chỉ có một số
phân tử hịa tan phân li
ra ion, phần còn lại vẫn

tồn tại dưới dạng phân
tử trong dung dịch
Chất điện li yếu

Các

bazơ

khơng

tan:

Fe(OH)3, Mg(OH)2,…
Một

số

muối:

HgCl2,

Hg(CN)2…

Trong phương trình
điện li người ta

Ví dụ:

dùng một mũi tên



 H   F
HF 


hai chiều.

Trang 3


II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Kiểu hỏi 1: Xác định chất điện li
Phương pháp giải
Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li.

 Các dung dịch axit, bazơ và muối là các chất điện li.
Ví dụ: Cho các chất sau: H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO. Chất nào là
chất điện li?
Hướng dẫn giải
Ta có: các dung dịch axit, bazơ, muối là các chất điện li.

 Những chất điện li là: H2S, H2SO3, NaHCO3, Ca(OH)2, HF, NaClO.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho các chất sau: NaCl, HF, CuSO4, Mg3(PO4)2, AgNO3, HNO3, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH,
CH3COONa., C2H5OH. Số chất điện li là
A. 4.

B. 5.

C. 6.


D. 7.

Hướng dẫn giải
Ta có: các dung dịch axit, bazơ, muối là các chất điện li.

 Có 7 chất điện li là: NaCl, HF, CuSO4, Mg3(PO4)2, AgNO3, HNO3, CH3COONa.

 Chọn D.
Kiểu hỏi 2: Phân biệt chất điện li mạnh, chất điện li yếu
Phương pháp giải
 Chất điện li mạnh
Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4…
Các bazơ mạnh: NaOH, Ba(OH)2…
Hầu hết các muối: NaCl, K2SO4…
 Chất điện li yếu
Axit yếu và trung bình: CH3COOH, HClO, H2S…
Bazơ yếu: Mg(OH)2, Fe(OH)3…
Một số muối: CaCO3, BaSO4…
Ví dụ: Cho các chất sau: NaCl, HF, CuSO4, NaOH, Mg(NO3)2, H3PO4, (NH4)3PO4, H2CO3, ancol etylic
(C2H5OH), CH3COOH, AgNO3, glucozơ (C6H12O6), glixerol (C3H8O3), Al(OH)3, Fe(OH)2, HNO3.
Chất nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu?
Hướng dẫn giải
Chất điện li mạnh: NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(NO3)2, (NH4)3PO4, AgNO3, HNO3.
Chất điện li yếu: HF, H3PO4, H2CO3, CH3COOH, Al(OH)3, Fe(OH)2.
Ví dụ mẫu

Trang 4



Ví dụ 1: Cho các chất sau: CH3COOH, HClO, H3PO4, NaOH, HgCl2, NH4NO3, HClO4, Zn(OH)2,
K2Cr2O7, HNO3, KMnO4, HI. Số chất điện li mạnh là
A. 7.

B. 8.

C. 5.

D. 6.

Hướng dẫn giải
Có 7 chất điện li mạnh là: NaOH, NH4NO3, HClO4, K2Cr2O7, HNO3, KMnO4, HI.

 Chọn A.
Kiểu hỏi 3: Cách nhận dạng phương trình điện li viết đúng của các chất (nếu có)
Phương pháp giải
 Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện
li.
 Trong phương trình điện li của chất điện li yếu người ta dùng hai mũi tên chỉ ngược chiều nhau.
Ví dụ: Phương trình điện li viết đúng là


 H  NO3
A. HNO3 


 2H  SO42
B. H2SO4 

C. HF  H  F

D. NaOH  Na   OH
Hướng dẫn giải
HNO3, NaOH, H2SO4 là chất điện li mạnh suy ra dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.
HNO3  H   NO3

NaOH  Na   OH
H2SO4  2H   SO42

HF là chất điện li yếu suy ra dùng hai mũi tên chỉ ngược chiều của quá trình điện li.

HF  H  F

 Phương trình D viết đúng.
 Chọn D.
Ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Cho các phương trình điện li sau:

 Na   Cl 
NaCl 


HClO  H  ClO

KOH  K  OH

HClO4  H   ClO4 


 CH3COO  H 
CH3COOH 



HF  H  F

Số phương trình điện li đúng là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Hướng dẫn giải
NaCl, KOH, HClO4 là chất điện li mạnh  Sử dụng mũi tên một chiều.
Trang 5


HClO, CH3COOH và HF là các chất điện li yếu  Sử dụng mũi tên hai chiều.

 Có 3 phương trình điện li viết đúng là
KOH  K  OH
HClO4  H  ClO4


 CH3COO  H 
CH3COOH 


 Chọn B.

Bài tập tự luyện dạng 1
Câu 1: Dung dịch chất điện li dẫn được điện là do sự dịch chuyển của
A. các electron.

B. các cation.

C. các anion.

D. cả cation và anion.

Câu 2: Dãy chỉ gồm các chất điện li mạnh là
A. NaNO3, HClO3, NaHSO4, Na2S, NH4Cl.

B. NaNO3, Ba(HCO3)2, HF, AgCl, NH4Cl.

C. NaNO3, HClO3, H2S, Mg3(PO4)2, NH4Cl.

D. NaNO3, HClO3, Na2S, NH4Cl, NH3.

Câu 3: Dãy gồm các chất đều dẫn điện là
A. KCl nóng chảy, dung dịch NaOH, dung dịch HNO3.
B. dung dịch glucozơ, dung dịch ancol etylic, glixerol.
C. KCl rắn khan, NaOH rắn khan, kim cương.
D. Khí HCl, khí NO, khí O3.
Câu 4: Phương trình điện li nào sau đây sai?
CH3COO  H

A. HCl  H  Cl

B. CH3COOH


C. H3PO4  3H  PO34 .

D. Na 3PO4  3Na   PO34

Câu 5: Phương trình điện li viết đúng là
A. H2SO4

H   HSO4

C. H 2SO3  2H   SO32

B. H 2SO3
D. Na 2S

H   HSO3

2Na   S2

Câu 6: Dãy chỉ gồm các chất điện li yếu là:
A. H2S, HCl, Cu(OH)2, NaOH.

B. CH3COOH, H2S, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

C. CH3COOH, Fe(OH)3, HF, HNO3.

D. H2S, HNO3, Cu(OH)2, KOH.

Câu 7: Cho các chất: CH3COOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, NaNO3, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), NH4Cl.
Số chất điện li và số chất điện li mạnh lần lượt là

A. 5 và 3.

B. 4 và 3.

C. 2 và 5.

D. 5 và 2.

Câu 8: Cho dãy các chất: KAI(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2,
NH4NO3, KCl. Số chất điện li là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 9: Cho dãy các chất: KAI(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), Ba(OH)2, AgNO3, NaCl.
Số chất không dẫn điện là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 10: Trong các chất dưới đây, chất điện li mạnh là
A. H2O.


B. C2H5OH.

C. NaCl.

D. CH3COOH.
Trang 6


Đáp án và lời giải
1–D

2–A

3–A

4–C

5–B

6–B

7–D

8–C

9–D

10 – C


Trang 7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×