Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Chế định nguyên thủ quốc gia từ mô hình cộng hòa lưỡng tính đến thực tiễn việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

-------------***-------------

VI THỊ AN
MSSV: 0955040138

CHẾ ĐỊNH NGUN THỦ QUỐC GIA:
TỪ MƠ HÌNH CỘNG HỊA LƯỠNG TÍNH ĐẾN
THỰC TIỄN VIỆT NAM
Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Niên khóa: 2009 - 2013

Người hướng dẫn:

GV.LƯU ĐỨC QUANG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG CHÍNH THỂ
CỘNG HỊA LƯỠNG TÍNH
1.1.

Khái qt về Ngun thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước ............................01


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy
nhà nước ................................................................................................................01
1.1.2. Nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể đương đại.............................03
1.1.2.1.

Ngun thủ quốc gia trong chính thể quân chủ ...............................................03

1.1.2.2.

Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa ...............................................06

1.2.

Chế định Ngun thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa lưỡng tính ...........12

1.2.1. Vị trí và tính chất pháp lý của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa
lưỡng tính...............................................................................................................12
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa lưỡng
tính .........................................................................................................................13
1.2.2.1.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngun thủ quốc gia trong lĩnh vực lập pháp ........13

1.2.2.2.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực hành
pháp..................................................................................................................16

1.2.2.3.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực tư pháp..........20

1.2.2.4.

Các quyền hạn đặc biệt khác ...........................................................................21

Kết luận chương 1: ...............................................................................................23


CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA VIỆT NAM VÀ ĐỊNH
HƯỚNG HỒN THIỆN NHÌN TỪ CHÍNH THỂ CỘNG HỊA LƯỠNG TÍNH
2.1.

Chế định Nguyên thủ quốc gia trong lịch sử lập hiến Việt Nam ....................25

2.1.1. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 ..............................................25
2.1.1.1.

Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp và chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp
1946..................................................................................................................25

2.1.1.2.

Vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước ..................................................26

2.1.1.3.

Chủ tịch nước trong mối quan hệ với các thiết chế nhà nước cơ bản .............27

2.1.1.4.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước .........................................................29

2.1.1.5.

Nhận xét mơ hình .............................................................................................30

2.1.2. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1959 ..............................................31
2.1.2.1.

Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp và chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp
1959..................................................................................................................31

2.1.2.2.

Vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước ..................................................32

2.1.2.3.

Chủ tịch nước trong mối quan hệ với các thiết chế nhà nước cơ bản .............32

2.1.2.4.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước .........................................................34

2.1.2.5.

Nhận xét mơ hình .............................................................................................35

2.1.3. Chế định Hội đồng nhà nước theo Hiến pháp 1980 ..............................................35

2.1.3.1.

Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp và chế định Hội đồng nhà nước trong Hiến pháp
1980..................................................................................................................35

2.1.3.2.

Vị trí và tính chất pháp lý của Hội đồng nhà nước .........................................36

2.1.3.3.

Hội đồng nhà nước trong mối quan hệ với các thiết chế nhà nước cơ bản ....37

2.1.3.4.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhà nước .................................................39

2.1.3.5.

Nhận xét mơ hình .............................................................................................40

2.1.4. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1992 ......................................................41
2.1.4.1.

Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp và chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp
1992..................................................................................................................41

2.1.4.2.

Vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước ..................................................41



2.1.4.3.

Chủ tịch nước trong mối quan hệ với các thiết chế nhà nước cơ bản .............42

2.1.4.4.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước .........................................................43

2.1.4.5.

Nhận xét mơ hình .............................................................................................45

2.2.

Hồn thiện chế định Chủ tịch nước trong tiến trình sửa đổi Hiến pháp
Việt Nam nhìn từ chính thể cộng hịa lưỡng tính .............................................45

2.2.1. Những bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về chế định Chủ tịch
nước .......................................................................................................................45
2.2.2. Nhu cầu đổi mới chế định Chủ tịch nước Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay .........................................................................................................................47
2.2.3. Định hướng hoàn thiện chế định Chủ tịch nước Việt Nam nhìn từ mơ hình
Ngun thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa lưỡng tính ..................................50
2.2.3.1.

Vị trí và tính chất pháp lý của Chủ tịch nước ..................................................50

2.2.3.2.


Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước .........................................................53

2.3.

Những kiến nghị cụ thể về chế định Chủ tịch nước trong dự thảo sửa đổi Hiến
pháp 1992 .............................................................................................................55
Kết luận chương 2: ...............................................................................................57

KẾT LUẬN


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu hồn thiện bộ máy nhà nước ln là một tất yếu lịch sử, một nhu
cầu khách quan trong sự phát triển của bất kỳ một xã hội, một quốc gia nào. Ở Việt
Nam, lịch sử lập hiến hơn 60 năm với sự ra đời của 4 bản Hiến pháp với những quy
định vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính đổi mới đã khẳng định tính liên tục và
sự nỗ lực của đất nước trong việc xây dựng, hoàn thiện bộ máy nhà nước vững
mạnh và hiệu quả cho nhu cầu phát triển của xã hội – một sự phát triển năng động,
sôi nổi và không ngừng hội nhập, vươn xa trên toàn thế giới.
Chủ trương của nhà nước ta trong q trình xây dựng và hồn thiện bộ máy
nhà nước được cụ thể hóa lần đầu tiên tại Đại hội Đảng lần thứ XI (năm 2011) với
luận điểm cụ thể: “Nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thiết chế và cơ chế vận hành
cụ thể, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; có sự
phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp” và “Khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp 1992”. Từ đó đến nay, việc nghiên cứu sửa đổi Hiến pháp 1992 nói
chung và tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước nói riêng đã trở thành mối quan tâm
hàng đầu của các nhà luật học, chính trị học và các nhà lãnh đạo nước ta. Trong đó,

với tư cách là một thiết chế có tầm quan trọng và ảnh hưởng sâu rộng đến các thiết
chế nhà nước khác, ngay từ đầu, ý tưởng về việc nghiên cứu, sửa đổi chế định
Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước đã được đặt ra. Với định hướng của một cuộc
cải cách chính trị tồn diện, điều này cũng là một tất yếu, khách quan.
Trong tư duy lập hiến Việt Nam, Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước
không chỉ đơn thuần là người đứng đầu nhà nước mà cịn được xác định là thiết chế
có vai trị mắt xích, điều hịa, phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước khác,
thực hiện vai trò lãnh đạo đất nước, là giá đỡ cuối cùng cho những khuyết điểm,
thiếu sót có thể xảy ra trong họat động của bộ máy nhà nước. Đặt trong bối cảnh đất
nược hiện nay, nhu cầu về một người đứng đầu nhà nước có đầy đủ các quyền và có
cơ chế phù hợp để thực hiện các quyền đó một cách thực chất chính là vấn đề cần


được nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện trong Hiến pháp. Trong đó, việc kế thừa các
giá trị lịch sử của nền lập hiến Việt Nam cũng như việc tìm hiểu, học hỏi kinh
nghiệm tổ chức nhà nước của các mơ hình nhà nước trên thế giới sẽ điều khơng thể
thiếu trong việc quá trình nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện chế định
Nguyên thủ quốc gia – Chủ tịch nước Việt Nam.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Chế định Nguyên thủ quốc
gia: Từ mơ hình Cộng hịa lưỡng tính đến thực tiễn Việt Nam” để làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Cử nhân Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khoa học pháp lý Việt Nam trong những năm qua, nhất là từ khi chủ trương
sửa đổi Hiến pháp 1992 bắt đầu, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu liên
quan đến chế định Nguyên thủ quốc gia nói chung, có thể kể ra một số ví dụ như
“Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua các Hiến
pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992” (PGS.TS Bùi Xuân Đức trong “Hiến pháp
năm 1946 và sự kế thừa, phát triển qua các Hiến pháp Việt Nam” NXB Chính trị
quốc gia, năm 1998); “Về chế định Chủ tịch nước” (Ths Lê Đình Tuyến trong “Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp”, đặc san số 1 tháng 4 năm 2004); Bàn về nhiệm vụ, quyền

hạn của Chủ tịch nước (TS. Vũ Văn Nhiêm, Tạp chí Khoa học pháp lý số 7); Chế
định Chỉ tịch nước trong Hiến pháp 1992 và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung
(Ths Cao Vũ Minh trong Kỷ yếu Hội thảo “Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992”, năm 2013); ngoài ra, cịn có các cơng trình nghiên cứu riêng như: Lê Thị
Hải Châu (2006), Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 và sự phát triển qua
các bản Hiến pháp Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh; Lê Thị Nga (2011), Chế định Nguyên thủ quốc gia ở Việt Nam –
thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật trường Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh; Chu Thị Thanh Tâm (2012), Chế định Nguyên thủ quốc
gia – thực trạng và giải pháp, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật trường Đại học
Luật thành phố Hồ Chí Minh; …


Tuy nhiên, các bài viết và cơng trình nghiên cứu này, khi thì nhìn nhận từ
góc độ lịch sử để kế thừa các ưu điểm của mơ hình Chủ tịch nước trong Hiến pháp
1946, khi thì chỉ dừng lại ở một bài viết chứ chưa có tính chun sâu. Tựu chung
lại, chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tính tổng quan và đầy đủ về Chế
định Nguyên thủ quốc gia Việt Nam nhìn từ góc độ mơ hình chính thể nhà nước với
định hướng xây dựng, hồn thiện thiết chế Chủ tịch nước Việt Nam vừa có sự kế
thừa từ Hiến pháp Việt Nam năm 1946 cũng như mơ hình Ngun thủ quốc gia của
chính thể Cộng hịa lưỡng tính trên thế giới.
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm, sự hình thành và phát triển của
Nguyên thủ quốc gia và chế định Ngun thủ quốc gia; nghiên cứu về các mơ hình
Ngun thủ quốc gia trong các mơ hình chính thể nhà nước đương đại. Trong đó,
nghiên cứu một cách chuyên sâu vào chế định Nguyên thủ quốc gia trong chính thể
Cộng hịa lưỡng tính, bên cạnh đó, nghiên cứu và tìm hiểu các mơ hình Ngun thủ
quốc gia trong lịch sử lập hiến Việt Nam, nhất là chế định Chủ tịch nước hiện nay
với các hạn chế còn tồn tại mà nếu áp dụng một cách chọn lọc những ưu điểm của

chế định Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa lưỡng tính trong việc sửa
đổi Hiến pháp và hồn thiện thiết chế Nguyên thủ quốc gia thì những hạn chế đó sẽ
được giải quyết.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dừng lại ở những vấn đề mang tính lý luận về thiết chế
Nguyên thủ quốc gia trong các hình thức chính thể đã được ghi nhận trên thế giới.
Đối với chế định Nguyên thủ quốc gia trong các bản Hiến pháp Việt Nam, nghiên
cứu dựa trên các bản Hiến pháp cũng như các văn bản pháp lý liên quan, ngồi
những vấn đề lý luận, luận văn cịn chỉ ra những vấn đề thực tiễn đang tồn tại pháp
lý liên quan đến hình thức chính thể nhà nước xung quanh chế định Chủ tịch nước
theo Hiến pháp 1992 và Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 2013.
Mục đích nghiên cứu:


Làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về chế định Ngun thủ quốc gia
trong các mơ hình chính thể trên thế giới, đồng thời, tìm hiểu và áp dụng những ưu
điểm của mơ hình Cộng hịa lưỡng tính cũng như việc kế thừa và phát huy những
giá trị của mơ hình Chủ tịch nước trong Hiến pháp 1946, trên cơ sở đó đưa ra những
định hướng sửa đổi và hoàn thiện chế định Chủ tịch nước – Nguyên thủ quốc gia
Việt Nam hiện nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài tiếp nối các cơng trình nghiên cứu trước đó về chế định Ngun thủ
quốc gia Việt Nam; là cơng trình đầu tiên nghiên cứu và đưa ra những quan điểm về
việc sửa đổi, hoàn thiện chế định Chủ tịch nước Việt Nam trong sự kế thừa lịch sử
lập hiến và định hướng mô hình Cộng hịa lưỡng tính; góp phần về mặt khoa học
pháp lý trong việc hoàn thiện chế định Nguyên thủ quốc gia trong thời kỳ đổi mới
và hội nhập.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả đã dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lenin trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng hồ Chí

Minh về nhà nước và pháp luật, các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và các
tài liệu liên quan đến Nguyên thủ quốc gia trên thế giới và Việt Nam qua các thời
kỳ. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, liệt kê,
phân tích, so sánh, đối chiếu… để thực hiện đề tài này.
6. Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm Mục lục, Lời mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục tài
liệu tham khảo.
Cuối cùng, do khả năng và thời gian là hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cơ và sự
đóng góp của các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm
ơn!


CHƢƠNG 1: CHẾ ĐỊNH NGUYÊN THỦ QUỐC GIA TRONG CHÍNH THỂ
CỘNG HỊA LƢỠNG TÍNH
1.1.

Khái qt về Ngun thủ quốc gia trong bộ máy nhà nƣớc

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chế định Nguyên thủ quốc gia
trong bộ máy nhà nƣớc
Lịch sử đã chứng minh bất kỳ một nhóm hội, tổ chức, cộng đồng nào cũng
cần phải có người đứng đầu để lãnh đạo, tượng trưng cho sự thống nhất của tổ chức,
cộng đồng đó cũng như thay mặt cho tổ chức, cộng đồng đó trong quan hệ với các
tổ chức khác. Với tư cách là tổ chức Chính trị đặc biệt của xã hội có giai cấp, Nhà
nước với cấu trúc hết sức phức tạp của mình khơng thể nằm ngồi nhu cầu này. Bản
thân bộ máy nhà nước đã là một tổ chức có hệ thống với các thành phần ưu tú chủ
chốt đứng đầu một quốc gia, trong đó Người đứng đầu nhà nước được coi là người
có địa vị lãnh đạo cao nhất, đó chính là Nguyên thủ quốc gia.
Cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX đã đánh dấu một

bước chuyển mình gay gắt nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loại người cũng
như sự thay đổi trong quan niệm về Nguyên thủ quốc gia – quan niệm về quyền lực
tuyệt đối của những vị Vua, Quốc vương, Nữ hồng, Hồng đế… được thiết lập
bằng hình thức suy tôn, truyền ngôi, kế vị suốt đời được thay thế bằng những vị
Vua tồn tại như một biểu tượng hình thức cho quốc gia. Sự tồn tại ấy chính là bằng
chứng cho sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản đang lên với tham vọng thâu tóm quyền
lực, nhưng khơng đủ mạnh để lật đổ hồn tồn sự thống trị của giai cấp phong kiến
đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử và việc chấp nhận một cách tự nhiên đối với
sự thống trị của giai cấp phong kiến đã ăn sâu vào tiềm thức của nông dân, công
nhân, thương nhân thành thị. Giai cấp tư sản vì nhiều lý do khác nhau để phục vụ
cho âm mưu và mục đích chính trị của mình vẫn mong muốn duy trì một hình tượng
Nguyên thủ quốc gia – nhà Vua tồn tại trong bộ máy nhà nước như một sự biểu
trưng của dân tộc, là hình ảnh thống nhất nhằm tập hợp lịng tin, sự tín nhiệm của
nhân dân. Mặt khác, Nguyên thủ quốc gia – Vua tồn tại như một sự kế thừa khi xã
hội có sự chuyển đổi tất yếu từ chính thể nhà nước quân chủ sang chính thể nhà

1


nước cộng hòa, khi mà vấn đề dân chủ quyền lực được đề cao và con người ngày
càng ý thức hơn về vấn đề quyền con người và quyền công dân. Trong ý thức hệ
của những nhà tư tưởng cách mạng tư sản khi đưa ra lý thuyết phân quyền khơng
phải muốn lật đổ hồn tồn sự thống trị của nhà Vua mà thực chất chỉ muốn hạn chế
thứ quyền lực chuyên chế ấy bằng một thứ quyền lực khác mang màu sắc dân chủ
hơn1. Điều đó đã dẫn đến việc hình thành chế định Nguyên thủ quốc gia trong Hiến
pháp tư sản với những tên gọi khác nhau: các vị Vua, Nữ Hoàng, Hoàng Đế, Quốc
Vương ở các nước cịn duy trì chính thể Qn chủ, các vị Tổng thống, Chủ tịch
nước ở các nước theo chính thể Cộng hòa.
Địa vị pháp lý của Nguyên thủ quốc gia cho phép các nhà làm luật khái qt
hóa vị trí, vai trò và mối quan hệ của Nguyên thủ quốc gia với các cơ quan nhà

nước thông qua các quy định của pháp luật. Với tư cách của một người đứng đầu
nhà nước, các quy định về Nguyên thủ quốc gia được thể hiện trong văn bản pháp
luật có hiệu lực cao nhất, đó là Hiến pháp. Ở các nước có Hiến pháp thành văn, các
quy định về Nguyên thủ quốc gia được thể hiện một cách độc lập thành chương
riêng, phần riêng hoặc điều khoản dành riêng; đối với các nước khơng có Hiến pháp
thành văn, chế định này được quy định thành một đạo luật. Tập hợp những quy định
pháp luật về trình tự bầu cử, thẩm quyền, các mối quan hệ của người đứng đầu nhà
nước gọi là Chế định Nguyên thủ quốc gia.
Trong bộ máy nhà nước, Nguyên thủ quốc gia có thể được khái quát bằng
định nghĩa về vị trí và chức năng của thiết chế này như sau:
Từ điển luật học định nghĩa: “Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu một
nhà nước (quốc gia) để đại diện cho nhà nước ấy cả về đối nội và đối ngoại”;
GS.TS Nguyễn Đăng Dung định nghĩa như sau: “Nguyên thủ quốc gia là
người đứng đầu nhà nước, có quyền thay mặt nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại;
về nguyên tắc đều đại diện tượng trưng cho sự bền vững và tập trung của nhà
nước”.

1

Lê Thị Hải Châu - Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006, tr.3.

2


Từ định nghĩa về vị trí và chức năng của Nguyên thủ quốc gia như trên, có
thể khái quát một số đặc điểm định hình cơ bản của thiết chế Nguyên thủ quốc gia
trong bộ máy nhà nước nói chung ở tất cả các quốc gia hiện đại như sau:
Thứ nhất, Nguyên thủ quốc gia là người đứng đầu nhà nước. Với vị trí này,
khơng đương nhiên Ngun thủ quốc gia phải là một cá nhân. “Người” ở đây được

hiểu có thể là cá nhân hoặc tập thể. Trong lịch sử đã từng tồn tại thiết chế Nguyên
thủ quốc gia tập thể, đó là Hội đồng Xơ viết tối cao ở Liên xô, trong lịch sử lập hiến
Việt Nam, Hiến pháp năm 1980 đã từng thiết lập chế định Nguyên thủ quốc gia tập
thể, theo đó, Hội đồng nhà nước là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam2.
Thứ hai, tùy thuộc vào hình thức chính thể mà Ngun thủ quốc gia có thực
quyền hoặc quyền lực chỉ mang tính chất biểu trưng hình thức. Nhìn chung, địa vị
hiến định của Nguyên thủ quốc gia luôn là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho
nhà nước về đối nội và đối ngoại. Điều đó thể hiện Nguyên thủ quốc gia là đại diện
cho quốc gia, dân tộc trong quan hệ trong nước và quốc tế; đại diện cho khối đoàn
kết toàn dân, cho sự thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ; đảm bảo lịng tin của nhân dân
vào chế độ hiện hành. Chức năng ấy được cụ thể hóa bằng những thẩm quyền mà
pháp luật từng nước trao cho Nguyên thủ quốc gia về mặt đối nội và đội ngoại,
chính sự khác biệt trong quy định của mỗi nước dấn đến việc Nguyên thủ quốc gia
nắm trong tay là quyền lực thực quyền hay chỉ mang tính hình thức, biểu trưng.
1.1.2. Ngun thủ quốc gia trong các hình thức chính thể đƣơng đại
1.1.2.1.

Ngun thủ quốc gia trong chính thể quân chủ

Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính quyền lâu đời nhất và
từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại. Trong chính thể quân chủ, Vua là
Nguyên thủ quốc gia, là biểu tượng của quốc gia, giữ cương vị suốt đời và được lựa
chọn theo nguyên tắc thế tập, cha truyền con nối (Nhật Bản, Thụy Điển, Đan Mạch,
2

Điều 98 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980: “Hội đồng Nhà nước là cơ quan
cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam”.


3


Anh, Hà Lan, một số nước Trung đông...) hoặc cũng có thể truyền lại cho những
người trong hồng tộc theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước đó. Nguyên
thủ quốc gia trong chính thể quân chủ tồn tại dưới hai hình thức: Ngun thủ quốc
gia trong chính thể quân chủ chuyên chế và Nguyên thủ quốc gia trong chính thể
quân chủ đại nghị.
 Nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ chuyên chế
Thịnh hành ở các nước châu Âu vào thế kỷ XVII và XVIII, hiện nay, hình
thức chính thể qn chủ chun chế chỉ cịn tồn tại ở 6 quốc gia gồm có Brunei,
Oman, Ả Rập Saudi, Swaziland và Vatican. Đây là hình thức nhà nước tồn tại từ
thời kỳ nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến, trong đó, Nguyên thủ quốc gia là
Vua, Quân vương, Nữ hoàng, Hoàng đế được thiết lập bằng con đường truyền ngôi
thế tập, là biểu tượng cho vương quyền và thần quyền. Mọi quyền lực chi phối mọi
hoạt động trong xã hội đều tuyệt đối tập trung trong tay Nguyên thủ quốc gia. Sau
cuộc cách mạng tư sản cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, chính thể quân chủ
chuyên chế hầu hết đã được thay thế bởi các hình thức nhà nước khác dân chủ hơn
để khắc phục tính chun quyền độc đốn của chính thể này và phù hợp với xu thế
phát triển chung của xã hội lồi người.
 Ngun thủ quốc gia trong chính thể quân chủ đại nghị
Quân chủ đại nghị là hình thức nhà nước tồn tại phổ biến hiện nay ngay cả ở
những nước tư bản phát triển (Anh, Nhât, Tây Ban Nha…). Trong tổ chức nhà nước
vừa có Vua, vừa có Hiến pháp, chính vì vậy, mơ hình Ngun thủ quốc gia trong
chính thể này cịn được gọi là những “ơng Vua lập hiến”. Theo đó, thiết chế Nguyên
thủ quốc gia mang những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Nguyên thủ quốc gia – nhà Vua là do truyền ngôi thế tập suốt đời,
giống như Nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ chuyên chế.
Thứ hai, quyền lực của các vị Vua bị hạn chế rất nhiều bởi Hiến pháp và mặc
dù được Hiến định rất nhiều quyền hạn, trên thực tế, các quyền hạn này chỉ mang

tính hình thức. Nhà Vua giữ vai trị biểu tượng khơng trực tiếp tham gia vào công
việc điều hành lãnh đạo quốc gia, hoạt động của Chính phủ và Nghị viện (thường là

4


Hạ nghị viện) cũng như mối quan hệ giữa hai cơ quan này đã chi phối tất cả các
hoạt động của bộ máy nhà nước.
Thứ ba, mặc dù đóng vai trị hình thức, biểu trưng trong bộ máy nhà nước,
song Nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ đại nghị vẫn nắm những thẩm
quyền tiềm tàng, cho phép họ can thiệp vào chính trị dù chỉ trong những trường hợp
rất hạn chế. Ví dụ như nhà Vua có quyền phủ quyết tuyệt đối các dự luật của Nghị
viện, khi Nguyên thủ quốc gia không đồng ý công bố dự án luật đã được Nghị viện
thơng qua thì dự án không cần phải xem xét lại. Sự phủ quyết này là quyết định cuối
cùng, dự án không thể trở thành một đạo luật. Mặc dù quyền phủ quyết tuyệt đối
hoàn toàn là quy định của pháp luật phong kiến, hiện nay chỉ còn tồn tại ở Bỉ, ở
Anh về mặt pháp lý hình thức3 và từ rất lâu, Vua hoặc Nữ hồng Anh khơng sử
dụng nhưng nó vẫn có giá trị đảm bảo cho Nghị viện khi ban hành luật khơng thể
khơng tính đến khả năng bị Ngun thủ phủ quyết, vì vậy phải thận trọng hơn khi
xây dựng luật. Ngồi ra, đây cịn là một sự đảm bảo cho sự ổn định của chế độ, ví
dụ Nghị viện khơng thể tự mình ban hành luật loại trừ chế độ qn chủ vì Ngun
thủ hồn tồn có thể phủ quyết.
Ngồi ra, các vị Vua, Nữ hoàng sẽ thể hiện được tầm quan trọng của uy
quyền và vai trò Nguyên thủ quốc gia của mình trong những trường hợp đất nước
có những biến động, bất ổn. Một ví dụ điển hình như ở Thái Lan, đất nước bất ổn
định triền miên vì các cuộc đảo chính thì người dân hồn tồn có thể trơng đợi vào
vị Ngun thủ của mình: “Vào thời điểm xảy ra các cuộc khủng hoảng, khi chúng
tôi rơi vào bế tắc, chúng tôi lại trông về Nhà vua, mong Ngài sẽ giúp chúng tơi tìm
ra một lối thoát” như lời của Giáo sư Thitinan Pongsudhirak (Đại học
Chulalongkorn). Vai trò của Nguyên thủ quốc gia còn phát huy nhiều hơn nữa khi

đất nước đối mặt với những khủng hoảng xã hội khác, ví dụ trong thảm họa động
đất – sóng thần tại Nhật Bản, cả thế giới xúc động khi chứng kiến Nhật Hoàng
Akihito và Hoàng hậu Michiko quỳ xuống nói chuyện với thần dân của mình khi

3

Giáo trình Luật Hiến pháp nước của các nước Tư bản, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.214.

5


ông tới thăm một trung tâm sơ cứu tại thủ đô Tokyo ngày 30/3/20114. Người Nhật
hẳn sẽ rất tự hào và được tiếp thêm sức mạnh khi vị Nguyên thủ quốc gia luôn song
hành cũng họ trong công cuộc tái thiết đất nước5.
Thứ tư, do khơng nắm quyền chính trị hoặc chỉ nắm quyền chính trị hạn chế
trong tay nên Nhà vua ở các nước quân chủ đại nghị đều được tuyên bố là không
phải chịu một trách nhiệm nào trừ khi phản bội tổ quốc hay phạm tội nghiêm trọng
theo quy định của Hiến pháp.
Có thể nói sự tồn tại của Nhà vua trong chính thể Quân chủ đại nghị hiện nay
mang tính hình thức cao, song, vai trị của họ trong nền chính trị đất nước là rõ ràng
và rất cần thiết. Trước hết, sự tồn tại của một vị nguyên thủ đứng trên mọi thiết chế
khác, trên cả mọi giai cấp, đảng phái sẽ tượng trưng cho sự đoàn kết dân tộc, hạn
chế khả năng chia rẽ xã hội, đảm bảo sự thống nhất của quyền lực nhà nước, sự ổn
định chính trị - xã hội của quốc gia. Chính cơ chế Ngun thủ cơ bản khơng nắm
thực quyền và giữ chức vụ suốt đời sẽ hạn chế khả năng tranh giành quyền lực tới
mức thủ tiêu dân chủ, thay đổi chế độ hiện hành gây bất ổn, đảm bảo cho Nguyên
thủ đưa ra các quyết định khách quan, giải quyết các mâu thuẫn giữa các nhánh
chính quyền, bảo vệ quyền và tự do của công dân. Nhà vua và Hoàng tộc được
hưởng các đặc quyền đặc lợi sẽ hạn chế đến mức tối đa khả năng Nhà vua tham
những hay tham gia chính trị, giữ được sự anh minh trong sạch của mình và được

người dân ln đề cao, tơn trọng.
1.1.2.2.

Ngun thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa

Thể chế cộng hịa là một loại hình thức nhà nước dân chủ mà ở đó quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân hay nói cách khác, đó là một hình thức nhà nước được
Hiến định, trong đó nhân dân được thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua
việc lựa chọn và trao quyền lực cho bộ máy nhà nước - trái ngược với tính chất
chuyên quyền trong chính thể qn chủ. Tính dân chủ đó thể hiện rất rõ nét thông
qua các quy định của pháp luật về cách thức thành lập Nguyên thủ quốc gia trong
4

Nguồn: />Lưu Đức Quang, Mơ hình Ngun thủ quốc gia – nhìn từ chính thể đại nghị và những liên hệ với việc sửa
đổi Hiến pháp, kỷ yếu hội thảo Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, năm 2013.
5

6


bộ máy nhà nước. Nhìn chung, chính thể cộng hịa đang tồn tại phổ biến trên thế
giới tương ứng với ba mơ hình Ngun thủ quốc gia bao gồm: mơ hình Ngun thủ
quốc gia trong chính thể cộng hịa đại nghị, mơ hình Ngun thủ quốc gia trong
chính thể cộng hịa tổng thống và mơ hình Ngun thủ quốc gia trong chính thể
cộng hịa lưỡng tính.
 Ngun thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa đại nghị
Chính thể cộng hịa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó, việc tổ chức
quyền lực nhà nước được dựa trên cơ sở cơ quan đại diện quyền lực nhà nước do
nhân dân trực tiếp bầu ra nắm quyền lập pháp, quyền hành pháp được trao cho
Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng, Nguyên thủ quốc gia có tên gọi là Tổng

thống và chỉ đứng đầu nhà nước. Do không nắm trong tay quyền hành pháp,
Nguyên thủ quốc gia mặc dù được Hiến pháp trao cho rất nhiều quyền hạn, nhưng
trên thực tế không trực tiếp tham gia vào các công việc của nhà nước.
Nhìn chung, mơ hình Ngun thủ quốc gia - Tổng thống trong chính thể
cộng hịa đại nghị có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Tổng thống do Nghị viện bầu ra. Điều 83 Hiến pháp Ý quy định:
“Tổng thống được Nghị viện bầu trong cuộc họp chung”; Điều 54 Hiến pháp Đức
cũng quy định: “Nguyên thủ quốc gia do Hội đồng liên bang bầu ra”; Tổng thống
các nước cộng hòa Anbania, Bangladesh do Quốc hội bầu. Cách thức bầu cử này
cho thấy Tổng thống là một thiết chế được thiết lập trên cơ sở Nghị viện - cơ quan
đại diện cho quyền lực cao nhất của cả nước. Chính việc khơng do nhân dân trực
tiếp bầu ra tổng thống theo quan điểm của các nhà luật học là nguyên nhân không
cho phép Nguyên thủ quốc gia thực quyền6.
Ở một số nước có biến thể của mơ hình này như Cộng hịa Ailen, Bungari,
Đơngtimor… Ngun thủ quốc gia là do nhân dân trực tiếp bầu cử. Về nguyên tắc,
cách thức bầu cử này sẽ mang lại cho Nguyên thủ quốc gia thực quyền hơn rất
nhiều so với việc được thiết lập trên cơ sở Nghị viện, lúc này, chính thể cộng hịa
6

Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước Tư bản - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học quốc

gia Hà Nội, năm 2001, tr.127.

7


đại nghị thay đổi theo hướng tăng cường thực quyền cho Nguyên thủ quốc gia của
họ.
Thứ hai, Tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước mà khơng đứng đầu Chính phủ.
Ở các nước theo mơ hình này, Thủ tướng là người đứng đầu và lãnh đạo hoạt động

của Chính phủ, sự tồn tại và các quyền hạn to lớn của Thủ tướng khiến cho các
quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia liên quan đến hoạt động hành pháp nếu có chỉ
mang tính chất hình thức. Về mặt pháp lý, Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ
tướng, tuy nhiên, trong cơ chế đa đảng của các nước đang theo đuổi mơ hình này
tồn tại một quy tắc bất thành văn làm giới hạn khả năng tự do lựa chọn của Tổng
thống, đó là để đảm bảo người đứng đầu bộ máy hành pháp sẽ có được sự ủng hộ
của đa số nghị sĩ trong Nghị viện, Tổng thống không thể bổ nhiệm một người nào
đó khác hơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong nghị trường làm người đứng
đầu bộ máy hành pháp7.
Thứ ba, Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện. Xuất phát từ vị trí khơng
đứng đầu Chính phủ của Tổng thống, Chính phủ vì thế khơng chịu trách nhiệm
trước Tổng thống mà chỉ chịu trách nhiệm trước Nghị viện đã dẫn đến cơ chế đối
trọng giữa Nghị viện và Chính phủ, theo đó, Nghị viện có quyền lật đổ Chính phủ
và người đứng đầu Chính phủ có quyền đề nghị Nguyên thủ quốc gia giải tán Nghị
viện. Trong trường hợp này, với tư cách là người trung lập giữa hai nhánh quyền
lực, Tổng thống là người có quyền quyết định cuối cùng. Đây được coi là thẩm
quyền lớn nhất và mang tính tiềm tàng nhất của Ngun thủ quốc gia trong chính
thể cộng hịa đại nghị, tuy nhiên, với tính chất và mức độ quan trọng của vấn đề,
quyền này của Tổng thống luôn đi kèm với những điều kiện khắt khe nhất định.Ví
dụ theo quy định tại Điều 88 Hiến pháp Ý quy định: “sau khi tham khảo ý kiến của
Chủ tịch của các Viện, Tổng thống có thể giải tán một hoặc cả hai Viện”, hoặc Điều
41 Hiến pháp Hy Lạp quy định: “Tổng thống có quyền giải tán Nghị viện nếu sau
khi có hai Chính phủ liên tiếp phải từ chức hoặc Chính phủ mất tín nhiệm bởi Nghị
viện”.
7

Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước Tư bản - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2001, tr.129.

8



Thứ tư, với tư cách là người đứng đầu nhà nước, Tổng thống có nhiệm vụ
cơng bố các dự luật do Nghị viện xây dựng và khơng có quyền phủ quyết đối với
các dự luật này. Trong trường hợp không đồng ý với dự luật, Tổng thống chỉ có
quyền đề nghị Nghị viện xem xét lại dự luật và đề nghị này có thể bị Nghị viện vượt
qua. Ví dụ Điều 74 Hiến pháp Ý quy định: “Tổng thống có thể nêu lý do và yêu cầu
Nghị viện xem xét lại một đạo luật đã được dự kiến công bố. Nếu dự luật đó lại
được thơng qua, nó sẽ được ban hành”.
Thứ năm, Tổng thống được hưởng chế độ “vô trách nhiệm”. Với vị trí trung
lập trong hệ thống chính trị, là biểu tượng của quốc gia, Tổng thống được hưởng
những đặc quyền miễn trừ tối đa, ngay cả trong hoạt động của mình với sự tồn tại
của chế độ “phó thự”, các văn bản của Tổng thống chỉ có hiệu lực trên thực tế khi
có chữ ký tiếp của người đứng đầu Chính phủ hoặc Bộ trưởng trong lĩnh vực tương
ứng, và chính những người này sẽ phải chịu trách nhiệm về các quyết định đó, Tổng
thống với tư cách là Ngun thủ quốc gia hồn tồn “vơ trách nhiệm”.
Như vậy, có thể nói với vị trí trung lập và vai trị biểu tượng của mình, thẩm
quyền của Ngun thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa đại nghị bị giới hạn bởi
quyền lực của Nghị viện cũng như của Chính thủ mà đứng đầu là Thủ tướng, nhất là
Thủ tướng với vai trò đứng đầu hành pháp ngày càng trở thành trung tâm thực hiện
quyền lực của nhà nước. Thủ tướng là nhân vật số một, lấn át quyền hạn của
Nguyên thủ quốc gia8. Trên thực tế, khi khơng nắm trong tay quyền hành pháp,
Tổng thống trong chính thể cộng hịa đại nghị có vai trị giống như các vị Vua trong
chính thể quân chủ lập hiến – chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, đại diện, không tham
gia vào cơng việc lãnh đạo quốc gia, khơng có thực quyền ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật và cũng khơng có quyền hạn đặc biệt nào. Mọi hoạt động của
Tổng thống đều có sự đề nghị và được đảm bảo thực thi từ phía cơ quan hành pháp,
ngay cả quyền giải tán Nghị viện được coi là quyền hạn lớn nhất của Tổng thống
cũng chỉ được thực hiện trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.
 Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa tổng thống

8

Lê Thị Hải Châu - Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006, tr.11.

9


Chính thể cộng hịa tổng thống là chính thể mà ở đó nguyên tắc phân chia
quyền lực được áp dụng một cách triệt để, với ba nhánh quyền lực độc lập, kiềm
chế và đối trọng lẫn nhau, trong đó, nghị viện nắm quyền lập pháp, Tổng thống vừa
là Nguyên thủ quốc gia, vừa đứng đầu và lãnh đạo hành pháp. Có thể nói Ngun
thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa tổng thống là một mơ hình hấp dẫn với quyền
lực hành pháp mạnh mẽ và tập trung trong tay Tổng thống. Tổng thống là người đại
diện tối cao cho quyền lực của nhân dân, tập hợp niềm tin và sự tín nhiệm của nhân
dân vào chính quyền.
Thứ nhất, Tổng thống do nhân dân bầu ra theo chế độ bầu cử trực tiếp (ví dụ
ở Chile, Acmenia, Belarus) hoặc chế độ đại cử tri (Mỹ, Achentina, Phần Lan). Cách
thức bầu cử như trên đã thể hiện đặc trưng cơ bản của thiết chế Nguyên thủ quốc gia
trong chính thể này, đó là sự độc lập với cơ quan đại diện quyền lực nhà nước và
chính sự tấn phong này của nhân dân là cơ sở cho việc tập trung quyền lực vào
trong tay Tổng thống, đối lập hoàn toàn với sự tồn tại mang tính biểu trưng của
Nguyên thủ quốc gia do Nghị viện bầu trong chính thể cộng hịa đại nghị.
Thứ hai, Tổng thống là người vừa đứng đầu nhà nước, đồng thời cũng là
người đứng đầu và lãnh đạo hành pháp. Điều 2 Hiến pháp Mỹ quy định: “Quyền
hành pháp được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ”. Trong chính thể này khơng có chức
danh Thủ tướng như chính thể cộng hịa đại nghị, Chính phủ là do Tổng thống toàn
quyền thành lập và điều hành, hoàn toàn độc lập với Nghị viện, vì vậy Chính phủ
trong mơ hình này được đánh giá là Chính phủ trực thuộc một đầu: các thành viên
Chính phủ hoạt động như những người giúp việc cho Tổng thống và chỉ chịu trách

nhiệm trước Tổng thống mà không phải chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trước Nghị
viện.
Thứ ba, Tổng thống có quyền can thiệp mạnh vào quá trình làm luật của
Nghị viện bằng quyền phủ quyết của Nguyên thủ quốc gia. Dự luật sau khi được
Nghị viện thông qua phải được chuyển đến cho Nguyên thủ quốc gia ký và công bố
trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian này, sử dụng quyền
phủ quyết, Tổng thống có quyền khơng ký và trả lại dự luật cho Nghị viện, yêu cầu

10


xem xét lại kèm theo đề nghị của mình. Nếu Nghị viện giữ nguyên dự luật với biểu
quyết cao hơn (tỉ lệ biểu quyết đạt 2/3 hoặc 3/4 nghị sĩ trong Nghị viện tùy theo quy
định của mỗi nước) thì dự luật vượt qua được quyền phủ quyết của Tổng thống.
Ở Mỹ, Tổng thống ngoài quyền phủ quyết tương đối như trên cịn có quyền
“phủ quyết bỏ túi”: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Tổng thống nhận được dự
luật, nếu Nghị viện không nhận được dự luật trả lại thì coi như dự luật đã được
Tổng thống Mỹ đồng ý. Cũng ở thời hạn 10 ngày này, nhưng ở giai đoạn Nghị viện
kết thúc khóa họp của mình thì dự luật lại khơng trở thành luật được. Vì Tổng thống
có gửi lại đi chăng nữa Nghị viện đã kết thúc khóa họp, khơng thể nhóm họp để
xem xét lại sự phủ quyết của Tổng thống9.
Thứ tư, song song với việc nắm thực quyền lãnh đạo đất nước, hoạt động của
Tổng thống tuy không chịu trách nhiệm trước Nghị viện và khơng có quyền giải tán
Nghị viện, nhưng phải chịu trách nhiêm trực tiếp trước nhân dân. Ngoài ra, Tổng
thống có thể chấm dứt quyền hạn và chức năng nguyên thủ của mình vì nhiều lý do
khác nhau, đặc biệt có thể bị truất quyền bởi Quốc hội và Tịa án tối cao do bị luận
tội thơng qua những thủ tục chặt chẽ10. Ví dụ Khoản 4 Điều 2 Hiến pháp Hoa kỳ
quy định: “Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức nhà nước của Hoa Kỳ sẽ
bị cách chức theo kết quả của cuộc đàn hạch hoặc kết án với các tội danh phản bội
tổ quốc, nhận hối lộ hoặc những tội nghiêm trọng khác”.

 Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa lưỡng tính
Chính thể cộng hịa lưỡng tính là chính thể mà ở đó việc tổ chức và thực hiện
quyền lực nhà nước vừa có những đặc điểm của chính thể cộng hịa đại nghị, vừa có
những đặc điểm của mơ chính thể cộng hòa tổng thống trên cơ sở áp dụng nguyên
tắc phân quyền mềm dẻo và linh hoạt. Chính sự kết hợp này mà cộng hịa lưỡng
tính cịn có tên gọi khác là cộng hòa hỗn hợp hay cộng hòa bán tổng thống.
Tổng thống – Nguyên thủ quốc gia trong chính thể này cũng đồng thời mang
những đặc điểm cơ bản của hai mơ hình kết hợp. Thẩm quyền mà Tổng thống được
9

Giáo trình Luật Hiến pháp của các nước Tư bản - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, năm 2001, tr.215.
10
Lê Thị Hải Châu - Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946 và sự phát triển qua các Hiến pháp
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2006, tr.8.

11


trao là khá lớn: Tổng thống do nhân dân trực tiếp bầu ra, vừa đứng đầu nhà nước,
vừa đứng đầu hành pháp và có quyền phủ quyết tương đối như Ngun thủ quốc gia
trong chính thể cộng hịa tổng thống; đồng thời cũng có quyền giải tán Nghị viện và
hưởng chế độ “vô trách nhiệm” của Nguyên thủ quốc gia như Ngun thủ quốc gia
trong mơ hình cộng hịa đại nghị.
Các đặc điểm của chế định Nguyên thủ quốc gia trong mơ hình cộng hịa
lưỡng tính xin được trình bày chi tiết ở mục 1.2. của chương này.
1.2.

Chế định Nguyên thủ quốc gia trong chính thể Cộng hịa lƣỡng tính


1.2.1. Vị trí và tính chất pháp lý của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng
hịa lƣỡng tính
Về vị trí của Nguyên thủ quốc gia trong bộ máy nhà nước: địa vị hiến định
của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa lưỡng tính là người đứng đầu
nhà nước, đồng thời là người có tác động trực tiếp đến bộ máy hành pháp; là thiết
chế đảm bảo sự phối kết hợp hài hòa giữa các nhánh quyền lực, đảm bảo sự tuân
thủ, tôn nghiêm của Hiến pháp, quyền, tự do cơ bản của con người và công dân,
đồng thời đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, là
người đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
Về cách thức thành lập: Tổng thống do nhân dân (cử tri hoặc đại cử tri) trực
tiếp bầu cử - đây là quy định được kế thừa của mơ hình Ngun thủ quốc gia trong
chính thể cộng hịa tổng thống. Theo đó, Hiến pháp các nước thuộc chính thể này
đều có quy định về việc bầu cử Tổng thống và nguyên tắc bầu cử phổ thông đầu
phiếu. Điều 6 Hiến pháp Pháp quy định: “Tổng thống được bầu ra trong một cuộc
phổ thông đầu phiếu”. Điều 127 Hiến pháp Ba Lan quy định: “Tổng thống Cộng
hòa Ba Lan do nhân dân bầu trong cuộc bầu cử phổ thơng, đầu phiếu, bình đẳng và
trực tiếp, được tiến hành bằng cách bỏ phiếu kín”. Điều 67 Hiến pháp Hàn Quốc
cũng có quy định tương tự: “Tổng thống do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín”.
Cách thức bầu cử Tổng thống như trên cho thấy nhân dân trực tiếp lựa chọn
người mà họ thực sự tin tưởng và trao quyền, quyền lực thực chất mà Tổng thống

12


có được là trực tiếp từ nhân dân và khơng thông qua một khâu trung gian nào, và là
cơ sở để tạo ra một vị Tổng thống thực sự là trung tâm của bộ máy nhà nước với
quyền lực được tăng cường, thực quyền và được chủ động, linh hoạt trong sử dụng
quyền lực của mình.
Về nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ Tổng thống ở mỗi quốc gia có quy định khác nhau,

từ 5 năm, 7 năm hoặc ít hơn tùy theo từng điều kiện riêng của mỗi nước. Điều 70
Hiến pháp Hàn quốc quy định: “Nhiệm kỳ Tổng thống là năm năm và Tổng thống
không thể được bầu lại”. Điều 127 Hiến pháp Ba Lan quy định: “Tổng thống Cộng
hòa Ba Lan được bầu với nhiệm kỳ 5 năm và chỉ có thể được bầu lại thêm một
nhiệm kỳ”. Điều 81 Hiến pháp Nga lại quy định nhiệm kỳ Tổng thống là 4 năm và
một người không được là Tổng thống Liên bang Nga quá hai nhiệm kỳ liên tục. Ở
một số nước cịn có quy định kỳ bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội diễn ra gần
nhau, quy định bầu cử như vậy sẽ dễ đưa ra kết quả bầu cử tương tự nhau, để tạo
điều kiện cho Tổng thống kiểm sốt Chính phủ được tốt hơn11.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa
lƣỡng tính
1.2.2.1.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngun thủ quốc gia trong lĩnh vực lập pháp

Là thiết chế độc lập với Nghị viện, Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng
hịa lưỡng tính được trao những quyền hạn thể hiện tư duy phân quyền mềm dẻo
điển hình của chính thể, song có thể khẳng định đó là những quyền hạn rất thực
quyền trong tay Nguyên thủ quốc gia:
Thứ nhất, Nguyên thủ quốc gia tác động và ảnh hưởng đến q trình làm
luật của Nghị viện: Vai trị lập pháp trong mơ hình Cộng hịa lưỡng tính đương
nhiên vẫn được trao cho Nghị viện. Xong sự tác động của Nguyên thủ quốc gia vào
lĩnh vực này là rất lớn, đồng thời cũng rất khác nhau giữa quy định của các nước
mặc dù cùng theo đuổi mơ hình này.
Nhìn một cách bao quát, Nguyên thủ - Tổng thống Cộng hòa lưỡng tính
khơng có quyền sáng kiến luật xuất phát từ tính độc lập của Nguyên thủ với Nghị
11

Hiến pháp Pháp sửa đổi năm 2000 đã quy định thời điểm bầu cử Tổng thống và bầu cử Nghị viện gần với
nhau.


13


viện, nhưng có thể can thiệp vào q trình làm luật bằng việc gửi thông điệp cho
Nghị viện, định hướng Nghị viện trong việc thảo luận, quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước, hoặc trình dự luật ra trước Quốc hội với tư cách của Chính
phủ, ví dụ Điều 52 Hiến pháp Hàn Quốc quy định “Quyền đệ trình các dự án luật
thuộc về các đại biểu Quốc hội và cơ quan Hành pháp”. Ở Pháp, quyền lập pháp
của Tổng thống được quy định rộng rãi hơn bằng quyền gửi các thông điệp của
Tổng thống đến Nghị viện, bên cạnh đó, Tổng thống Pháp theo Điều 11, Hiến pháp
1958 cịn có quyền “Theo đề nghị của Chính phủ trong khi Quốc hội họp và theo đề
nghị chung của hai viện, Tổng thống có thể đưa ra trưng cầu dân ý dự luật về tổ
chức công quyền, dự luật của sự chuẩn y của khối cộng đồng hay liên hệ tới một
hiệp ước quốc tế…”, nếu trưng cầu dân ý chấp thuận dự luật, luật đó sẽ được Tổng
thống ban hành. Ở Nga, thẩm quyền của Tổng thống còn lớn hơn so với ở Pháp,
theo đó, Tổng thống Nga được quyền đưa ra sáng kiến luật, có thể gửi thơng điệp
cho Quốc hội, có quyền đưa ra các sắc lệnh và chỉ thị trên tồn quốc mà khơng có
một cơ quan nào có quyền thay đổi hoặc bãi bỏ.
Thứ hai, Nguyên thủ quốc gia có quyền phủ quyết các dự luật của Nghị viện:
Khi dự luật được Nghị viện thông qua, việc công bố các dự luật thuộc về Nguyên
thủ, khi đó, Nguyên thủ có thể sử dụng quyền phủ quyết lựa chọn - đặc trưng của
mơ hình cộng hịa lưỡng tính, để u cầu Nghị viện thảo luận lại dự luật đó hoặc
một phần nào đó trong dự luật. Ở Pháp, theo Điều 10, Hiến pháp 1958 của Pháp quy
định Tổng thống ban hành đạo luật 15 ngày sau khi dự luật đã được Quốc hội thông
qua. Trước khi hết thời hạn trên, tổng thống có thể yêu cầu Quốc hội phúc nghị toàn
bộ hay một số điều của dự luật và Nghị viện không thể khước từ yêu cầu của Tổng
thống. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một Hiến pháp lưỡng tính nào cũng trao quyền
phủ quyết lựa chọn cho Tổng thống, ví dụ Điều 53 Hiến pháp Hàn quốc chỉ cho
phép Tổng thống yêu cầu Quốc hội xem xét lại toàn bộ dự luật với giải thích sự

phản đối của mình mà khơng được u cầu Quốc hội xem xét lại từng phần kèm
theo đề xuất sửa đổi của mình.

14


Thứ ba, Nguyên thủ quốc gia có quyền giải tán Nghị viện: Có thể nói thẩm
quyền quan trọng bậc nhất của Tổng thống là quyền giải tán Nghị viện mặc dù
quyền này có kèm theo một số hạn chế: ở Pháp Tổng thống không không thể thực
hiện 2 lần trong một năm; hai là, không thể thực hiện trong thời gian áp dụng tình
trạng khẩn cấp theo Điều 16 Hiến pháp; ba là, không thể thực hiện bởi Tổng thống
tạm quyền (do Chủ tịch Thượng nghị viện tạm thời đảm nhiệm cho đến khi Tổng
thống mới được bầu). Ở Nga, Hiến pháp cũng quy định rất khắt khe trong việc thực
hiện quyền này của Tổng thống. Xong, mặc dù ít được sử dụng và khả năng sử dụng
trên thực tế là rất khó khăn thì quy định này vẫn được coi là một thứ vũ khí mạnh
mẽ và đầy uy lực trong tay Nguyên thủ để kiềm chế và đối trọng quyền lực của
Nghị viện.
Quy định về việc bổ nhiệm Thủ tướng phải là người được Nghị viện tín
nhiệm cũng dẫn đến khả năng giải tán Nghị viện, do quy định của mỗi nước, khi lựa
chọn Thủ tướng mà Nghị viện không thông qua, Tổng thống hoặc phải từ bỏ ứng cử
viên Thủ tướng của mình, hoặc quyết định giải tán Nghị viện (thường là Hạ nghị
viện). Trong lịch sử Nga đã xảy ra trường hợp Tổng thống đứng trước sự lựa chọn
này khi Tổng thống Nga Boris Yeltsin đề xuất ứng cử viên Yegor Gaida, tuy nhiên
Quốc hội đã không phê chuẩn và sau những căng thẳng, Tổng thống đã hy sinh ứng
viên Yegor Gaida và chọn một nhân vật trung dung là Viktor Chernomyrdin và đã
được Quốc hội thông qua12.
Trong trường hợp không thể cùng chung sống, mọi quyết định tuỳ thuộc
vào Tổng thống (sử dụng quyền giải tán Hạ viện trước thời hạn với kỳ vọng đảng
của mình sẽ giành được đa số ghế trong Quốc hội mới), nhưng chung qui thì đó vẫn
là một trị chơi chính trị mạo hiểm, đầy may rủi.

Trong hoạt động của Nghị viện, Tổng thống có quyền triệu tập phiên họp bất
thường của Nghị viện theo yêu cầu của Chính phủ và đa số Nghị sĩ. Bên cạnh đó,
Hiến pháp một số nước còn cho phép Tổng thống ban hành các văn bản quy phạm
có giá trị như luật trong những lĩnh vực không thuộc thẩm quyền ban hành luật của
12

Nguồn: />
15


Nghị viện hoặc Nghị viện có thể ủy quyền cho Tổng thống ban hành luật trong
những trường hợp nhất định.
1.2.2.2.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Nguyên thủ quốc gia trong lĩnh vực hành
pháp

Quyền hành pháp trong chính thể cộng hịa lưỡng tính do Ngun thủ quốc
gia đứng đầu. Điều này có thể được thể hiện một cách trực tiếp trong Hiến pháp
hoặc thông qua các quyền hạn mà Hiến pháp trao cho Nguyên thủ quốc gia, nhìn
chung, Nguyên thủ quốc gia trong chính thể cộng hịa lưỡng tính thể hiện chức năng
tổ chức và hoạch định các chính sách, đường lối hoạt động cho Chính phủ. Tuy
nhiên Nguyên thủ quốc gia khơng phải là người đứng đầu Chính phủ mà ở đây,
chức danh đứng đầu Chính phủ được giao cho Thủ tướng. Có thể nói “một đặc
trưng cơ bản của chính thể Cộng hịa lưỡng tính đó là sự chia sẻ quyền hành pháp
giữa Nguyên thủ quốc gia và Chính phủ. Việc xác lập vai trị hoạch định chính sách
của Ngun thủ quốc gia và quyền lập quy của cơ quan hành pháp được coi là một
trong những thành công lớn nhất của chính thể này trong lịch sử lập hiến của nhân
loại”13.
Với vị trí đứng đầu hành pháp, Nguyên thủ quốc gia – Tổng thống có những

nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, Tổng thống thành lập Chính phủ: Đây là một quy định được kế
thừa ở mơ hình Cộng hịa tổng thống. Tổng thống toàn quyền (về mặt pháp lý) bổ
nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng, nhưng cũng giống như chế độ đại nghị, Tổng
thống chỉ có thể bổ nhiệm Thủ tướng là thủ lĩnh đảng chiếm đa số trong Nghị viện,
hay nói cách khác, Thủ tướng phải là người được Nghị viện tín nhiệm. Nếu khơng
có đảng nào chiếm đa số trong Nghị viện thì Tổng thống sẽ quyết định việc thành
lập một Chính phủ liên minh các đảng phái. Đây là trường hợp thường xảy ra khi
quy định về bầu cử ở các nước cho phép các đảng liên minh với nhau để tham gia
tranh cử.
13

Lưu Đức Quang – Lịch sử lập hiến và Hiến pháp cộng hòa Pháp.

16


Quy định về việc Thủ tướng phải là lãnh tụ đảng chiếm đa số trong Nghị
viện sẽ mang lại cho Tổng thống những quyền năng vượt xa so với quy định về
quyền hạn đơn thuần, nhất là khi Tổng thống đồng thời là người của đảng chiếm đa
số trong Nghị viện – Tổng thống và Thủ tướng cùng một đảng, khi đó Chính phủ
mà đứng đầu là Thủ tướng sẽ là hậu thuẫn vững chắc của Tổng thống. Mơ hình
chính thể lúc này nghiêng nhiều về chính thể Cộng hịa tổng thống, thậm chí quyền
lực mà Tổng thống nắm giữ còn lớn hơn hẳn ở các nước Cộng hòa tổng thống chính
thức. Tính quyền lực lên cao của Tổng thống trong trường hợp này sẽ rất phù hợp
và phát huy hiệu quả đối với các quốc gia đang phát triển, có yêu cầu lớn về tập
trung quyền lực để giữ ổn định chính trị hay đẩy mạnh cải cách kinh tế xã hội. Ví dụ
tại các nước như Pêru, Xri Lanca, quyền lực của Tổng thống là rất lớn nhằm duy trì
một Chính phủ cứng rắn, đối phó với các lực lượng du kích chống đối. Cịn tại
Belarus, Nga, … Chính thể này nhằm đảm bảo Tổng thống có nhiều quyền lực để

cương quyết thiết lập sự ổn định xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp, đẩy mạnh cải
cách về kinh tế, chính trị14. Tuy nhiên, mặt trái của quy định này mang lại khả năng
độc đoán của Tống thống là điều khơng khó xảy ra.
Trên thực tế quy định này cịn mang lại khơng ít trường hợp chính trị bất ổn
do mâu thuẫn trong nội bộ ngành hành pháp. Đó là khi Thủ lĩnh đảng chiếm đa số
trong Nghị viện được bổ nhiệm làm Thủ tướng nhưng không cùng đảng phái với
Tổng thống, điển hình cho trường hợp này là ở Pháp, trong lịch sử nền Đệ ngũ cộng
hòa, đã ba lần tả hữu phải “chung sống chính trị” với nhau, cản trở, kiềm chế quyền
lực của nhau. Đó là giai đoạn khủng hoảng thể chế ở Pháp (nhiệm kỳ Tổng
thống Francois Mitterrand và Jacques Chirac). Chính đảng của Tổng thống không
chiếm đa số trong Hạ nghị viện, do vậy, Tổng thống phải bổ nhiệm Thủ tướng là
người thuộc phe đối lập với mình trong các giai đoạn 1986-1988, 1993-1995, 1997200215.

14

Xem: Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương, Lược giải tổ chức bộ máy nhà nước của các quốc gia,
NXB Tư Pháp, trang 83.
15
Lưu Đức Quang – Lịch sử lập hiến và Hiến pháp cộng hòa Pháp.

17


×