Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (827.22 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
₋₋₋₋₋₋₋

CÁP XN THƠNG

CHUYỂN GIAO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CHUYỂN GIAO CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

SINH VIÊN THỰC HIỆN: CÁP XN THƠNG
Khóa: 36. MSSV: 1155010346
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Cáp Xuân Thông, sinh viên Khoa Luật Thương mại, khóa 36 (2011
– 2015), Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh là tác giả của khóa luận tốt nghiệp
“Chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại”. Tơi cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền,
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham
khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 7 năm 2015
Tác giả khóa luận

Cáp Xn Thơng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

HĐNQTM

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hiệp định TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức thương
mại thế giới WTO


Nghị định số 35/2006/NĐCP

Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
31/3/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về
hoạt động nhượng quyền thương mại sửa đổi, bổ
sung bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của chính
phủ ngày 16/12/2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG
HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI ................................................4
1.1 Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
.....................................................................................................................................4
1.1.1 Nhãn hiệu hàng hóa.................................................................................5
1.1.2 Tên thương mại .......................................................................................8
1.1.3 Bí mật kinh doanh ...................................................................................9
1.1.4 Quyền tác giả.........................................................................................11
1.1.5 Những đối tượng khác ...........................................................................13
1.2 Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại ........................................................................14
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của việc chuyển giao quyền sử dụng các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.............14
1.2.2 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong việc chuyển giao quyền sử
dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại .............................................................................................................................16
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN GIAO CÁC ĐỐI TƯỢNG
CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN .....................................................22

2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về chuyển giao các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam .....22
2.1.1 Về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ................................................................................................................24
2.1.2 Chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ........................................................................................41
2.2 Nhận xét và một số kiến nghị trong việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh
về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại ................................................................................................................43
KẾT LUẬN ...................................................................................................48
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh rất phát triển và thực

tế là mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế phát triển. Đây cũng là phương thức tăng
cường giá trị cho tài sản sở hữu trí tuệ, tạo ra những thu nhập, cơ hội mở rộng thị
trường và danh tiếng cho các chủ thể kinh doanh.
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, điều khoản về đối tượng của hợp
đồng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Đối tượng của hợp đồng nhượng
quyền thương mại là quyền thương mại được hình thành từ một gói các quyền liên
quan, trong đó bao gồm và quan trọng nhất là các quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, ngay
từ trong giai đoạn đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng cho tới sau khi kết thúc
hợp đồng, khả năng xâm phạm, tranh chấp liên quan các quyền sở hữu trí tuệ rất dễ
xảy ra. Bởi các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là các tài sản vơ hình nhưng lại rất
có giá trị và việc xác định chính xác giá trị của những tài sản này là rất khó khăn,

phức tạp.
Tuy nhiên, thực tiễn pháp luật hiện nay về chuyển giao các đối tượng của
quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại được điều chỉnh bởi
cả Luật Thương mại và pháp luật sở hữu trí tuệ nhưng lại không cụ thể. Việc áp dụng
pháp luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc, nên các bên trong hợp đồng thường có
những điều khoản quy định để bảo vệ đối với các đối tượng này. Mặc dù vậy, thì
khơng phải sự thỏa thuận nào giữa các bên trong hợp đồng nào cũng đúng pháp luật,
nhất là các bên thường có vị thế khơng cân bằng khi giao kết hợp đồng. Bên nhượng
quyền là bên chuyển giao quyền thương mại, nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên
không tương xứng ảnh hưởng đến việc quy định các điều khoản đối với quyền sở hữu
trí tuệ.
Vậy nên, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn các điều
khoản giao kết hợp đồng về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ với các tranh chấp
liên quan tới các đối tượng này sẽ là cần thiết để góp phần hồn thiện quy định của
pháp luật về vấn đề này. Đó chính là lý do mà tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại”
là đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong thời gian qua đã phát
triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đã có khá nhiều bài viết chuyên khảo cũng như các công
1


trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, cụ thể như “Nguyễn Thị Mai Hương (2013),
Các vấn đề pháp lý về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh”, “Cao Tuấn Nghĩa (2010), Chế độ pháp lý về nhượng quyền

thương mại theo Luật Thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường
đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh”, “Nguyễn Thị Như Hồi (2014), Hợp đồng nhượng
quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam thực trạng và hướng
hồn thiện, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh”, “Nguyễn Hải Vân (2008), Thực tiễn áp dụng pháp luật về nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh”, “Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật
điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận
án tiến sỹ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội”, “Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị
Kim Phương (2014), Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại – lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh”,...
Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này đều tập trung phân tích những vấn đề pháp
lý, các quy định của pháp luật cịn thiếu sót, vướng mắc, mâu thuẫn khi điều chỉnh về
nhượng quyền thương mại. Đó là, hình thức của hợp đồng khi chuyển giao các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, lợi
ích và sự bất cân xứng giữa các bên trong việc giao kết hợp đồng và việc làm hài hịa,
cân bằng lợi ích của các bên. Vấn đề chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ tuy được nghiên cứu nhưng chỉ là một cách khái quát mà chưa có nghiên cứu
chuyên sâu. Những vấn đề về đàm phán, giao kết hợp đồng của các bên khi nhượng
quyền thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ chưa được nghiên cứu, thực tiễn
về những điều khoản trong hợp đồng so với quy định của pháp luật hiện hành và hoạt
động chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền thương mại
tại Việt Nam từ những nguyên nhân, thực trạng hiện nay cần phải có những thay đổi,
hướng dẫn và quy định cụ thể để nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển. Từ
nhu cầu đó, tác giả thực hiện khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật này nhằm phân tích,
đánh giá, nhận xét và đưa ra một số kiến nghị đối với vấn đề chuyển giao các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại dựa trên
những quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng.
3.


Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu các vấn đề pháp lý và thực tiễn áp dụng pháp luật về chuyển
giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương
mại. Thơng qua việc phân tích các quy phạm pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật
2


về vấn đề chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại để tìm hiểu những bất cập quy định pháp luật và vướng mắc, mâu
thuẫn phát sinh của các bên trong thực tiễn hiện nay ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa
ra những đánh giá và kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật và giúp hạn chế các tranh
chấp xảy ra cũng như thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển tốt
hơn.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đề tài tập trung nghiên cứu về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và vấn
đề chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ từ giai đoạn đàm phán, giao
kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và sau khi kết thúc hợp đồng trong hoạt động
nhượng quyền thương mại. Nghiên cứu các vấn đề này trong việc phân tích các quy
định của pháp luật về nhượng quyền thương mại theo Luật Thương mại, Luật Sở hữu
trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các quy định trong pháp luật về hợp đồng
được quy định trong Bộ luật Dân sự. Từ những vướng mắc, bất cập này, đây sẽ là cơ
sở, tiền đề cho các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong chuyển giao các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5.

Phương pháp tiến hành nghiên cứu


Khóa luận này được nghiên cứu dựa trên áp dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh đối chiếu các quy phạm pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay về chuyển giao các đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó, phân tích những hạn chế và đưa ra một số kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
6.

Bố cục tổng qt của khóa luận

Ngồi các nội dung trong phần Danh mục từ viết tắt, Mục lục, Danh mục tài
liệu tham khảo, khóa luận này được chia làm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung chính được chia làm hai chương:
Chương 1: Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
Chương 2: Pháp luật về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và hướng hoàn thiện.

3


CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP
ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1

Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương

mại
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại (HĐNQTM) là quyền
thương mại bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền như quy định tại Khoản 6

Điều 3 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/3/2006 quy định chi tiết
Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định số 120/2011/NĐ-CP của chính phủ ngày 16/12/2011 (Nghị định số 35/2006/NĐCP). Trong đó quyền thương mại được hiểu là quyền sử dụng các đối tượng quyền sở
hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và các đối tượng khác
như khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, cẩm nang vận hành, quảng cáo
của bên nhượng quyền.1 Theo nghĩa rộng nhất, nhượng quyền thương mại là “các
giao dịch trong đó một bên trao quyền cho bên khác được quyền khai thác quyền sở
hữu trí tuệ có thể liên quan tới nhưng khơng hàm nghĩa tồn bộ, tên thương mại, sáng
chế, nhãn hiệu, phân phối thiết bị, nhân vật hư cấu, hoặc tên của nhân vật nổi tiếng,
hoặc bản thiết kế kinh doanh - được coi là yếu tố cơ bản trong nhượng quyền công
thức kinh doanh”.2
Theo một nghiên cứu, ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, sáng chế, quyền tác
giả và nhãn hiệu hàng hóa là đối tượng phổ biến của HĐNQTM, trong đó nhãn hiệu
hàng hóa là đối tượng phổ biến nhất.3
Quyền thương mại là một khái niệm mở, cho phép các bên trong quan hệ
nhượng quyền thương mại có thể cụ thể từng nội dung bao gồm trong đó. Quyền
thương mại có thể chỉ là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ riêng lẻ hoặc tổng hợp tất
cả chúng tạo thành một gói quyền được điều chỉnh bởi pháp luật sở hữu trí tuệ. 4 Đó

1

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ, Nhà

xuất bản Hồng Đức, tr. 346.
2

Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân,

tr. 948.

3

Trường đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại tập II, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr.

302.
4

Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương

mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, tr. 58.

4


không phải là sự cộng gộp đơn giản của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà là
sự kết hợp toàn diện, nhuần nhuyễn tất cả yếu tố tạo nên một thể thống nhất không
phân tách của quyền thương mại.5 Chính vì vậy, nó tạo ra đặc trưng cơ bản của hoạt
động nhượng quyền thương mại, giúp phân biệt với các hoạt động khác như chuyển
giao công nghệ hay li-xăng.
Từ đó, có thể thấy được đối tượng quyền sở hữu trí tuệ giữ vai trị xương sống
trong nội hàm khái niệm quyền thương mại.6 Để làm rõ vấn đề này, các phần trong
mục 1.1 sẽ lần lượt phân tích các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chủ yếu trong
HĐNQTM.
1.1.1 Nhãn hiệu hàng hóa
Nhãn hiệu hàng hóa là đối tượng trong cuộc sống giúp phân biệt sản phẩm,
dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác. Mục đích ban đầu
của nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, nhưng khi sản phẩm trở nên quen thuộc trên
thị trường thì đây lại là biểu tượng của uy tín, chất lượng sản phẩm.7 Nhãn hiệu hàng
hóa chính là đối tượng tạo nên tính đồng bộ của hoạt động nhượng quyền thương mại
nhờ sự bảo đảm về chất lượng của hàng hóa hay dịch vụ mà nó được sử dụng. Theo

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng
hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhưng quy định tại Khoản 1 Điều
284 Luật Thương mại chỉ đề cập đến nhãn hiệu hàng hóa. Vậy vấn đề đặt ra là nhãn
hiệu hàng hóa theo Luật Thương mại có phải là nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ
hay khơng, hay là thiếu sót của nhà làm luật theo quan điểm của một số tác giả như
Cao Tuấn Nghĩa, Nguyễn Bá Bình cho rằng Luật Thương mại quy định thiếu sót khi
bỏ qua nhãn hiệu dịch vụ.8 Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 lần đầu tiên đưa ra
khái niệm về nhãn hiệu tại Điều 785 thì “Nhãn hiệu hàng hố là những dấu hiệu dùng
để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác

5

Vũ Đặng Hải Yến (2008), tlđd (4), tr. 87.

6

Vũ Đặng Hải Yến (2008), tlđd (4), tr. 105.

7

Lê Nết (2006), Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 93.

Cao Tuấn Nghĩa (2010), Chế độ pháp lý về nhượng quyền thương mại theo Luật Thương mại 2005, Khóa
luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr. 34 và Nguyễn Bá Bình (2008), Hợp
8

đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngồi theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học số 5/2008,
tr. 10.

5



nhau. Nhãn hiệu hàng hố có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó
được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của Tổ chức thương mại thế giới WTO (Hiệp
định TRIPS) “Bất kì một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân
biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp đều có thể làm nhãn hiệu hàng
hóa”. Hoặc theo Hiệp định thương mại Việt – Mỹ tại Khoản 1 Điều 6 thì
nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kì hoặc sự kết hợp bất kì của các
dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ,
tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của
hàng hóa hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa. Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn
hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.9
Một số tác giả cũng cho rằng pháp luật quốc tế thường phân quyền sở hữu trí
tuệ thành 7 lĩnh vực gồm có: bản quyền và các quyền kế cận; sáng chế; nhãn hiệu
hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; bí mật thương mại; kiểu dáng cơng nghiệp; bản sơ đồ thiết
kế bố trí mạch tích hợp. Trong đó nhãn hiệu hàng hóa là “nhãn hiệu hoặc biểu tượng
được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký pháp lý nhằm xác định hay biểu thị nguồn
gốc của những sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể và phân biệt chúng với những
hàng hóa – dịch vụ cạnh tranh khác”.10 Từ đó, có thể thấy rằng nhãn hiệu hàng hóa
theo quy định của pháp luật thương mại đã bao hàm cả những sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ cụ thể trên thị trường. Nên nhận định cho rằng có sự thiếu sót khi khơng quy
định về nhãn hiệu dịch vụ là khơng chính xác.
Để một nhãn hiệu được bảo hộ thì phải thỏa mãn các điều kiện11:
(i)
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc
nhiều màu sắc;
(ii)


Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với

hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.
275.
9

Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2012), Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ
Chí Minh, tr. 272.
10

11

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ.

6


Một nhãn hiệu được bảo hộ trước tiên đó phải là dấu hiệu và các dấu hiệu này
phải có khả năng phân biệt. Khác với Việt Nam thì tại Hoa Kỳ một tiêu chí nữa để
được bảo hộ đó là nhãn hiệu đó phải được “sử dụng”. Có nghĩa là chủ sở hữu nhãn
hiệu phải sử dụng nhãn hiệu đó cùng với hoạt động kinh doanh và quảng cáo hàng
hóa hay dịch vụ hoặc có ý định ngay tình trong việc sẽ sử dụng nhãn hiệu đó trong
sản xuất, kinh doanh thương mại.12 Dấu hiệu phân biệt theo pháp luật Việt Nam là
những dấu hiệu có thể nhìn thấy, nhận biết được bằng thị giác và không vi phạm các
trường hợp khơng có khả năng phân biệt theo Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
Pháp luật Việt Nam chưa bảo hộ các dấu hiệu là âm thanh, mùi vị hoặc các dấu hiệu
khác mà thị giác không phân biệt được nhưng có thể sử dụng thính giác hoặc khứu

giác để phân biệt.13 Ở các nước phát triển có trình độ cao thì đã được áp dụng như
Hoa Kỳ đã bảo hộ luôn cả màu sắc, mùi hương, tiếng chuông tàu, tiếng gầm sư tử,
đồng phục cổ vũ và các thiết kế trang phục liên quan tới hàng hóa hoặc dịch vụ. Ví
dụ như vào năm 1995, thơng qua án lệ Qualitex kiện Jacobson, thì Tịa án tối cao Hoa
Kỳ đã kết luận nhãn hiệu màu sắc (ở đây là màu vàng chanh đơn sắc) có thể được bảo
hộ nếu mang ý nghĩa thứ cấp và khơng có tính chức năng.14 Ý nghĩa thứ cấp được tạo
ra khi trong tâm lý người tiêu dùng, ý nghĩa chính của một tính năng của sản phẩm là
để nhận dạng nguồn của sản phẩm chứ không phải bản thân sản phẩm. Việc tạo ra ý
nghĩa thứ cấp thông qua hoạt động marketing, bán hàng, sử dụng và qua khoảng thời
gian dài sử dụng khiến người tiêu dùng có thể gắn nó với một nguồn gốc của sản
phẩm. Ví dụ như nhãn hiệu Coca-Cola là một ví dụ tiêu biểu nhất về nhãn hiệu đã tạo
nên được ý nghĩa thứ cấp. Bởi vì, nhãn hiệu này xuất phát từ tên của lá coca và hạt
cola là hai thành phần chính của nước ngọt Coca-Cola.15 Khi nhắc tới từ Coca-Cola
thì ai cũng nghĩ ngay đó là nhãn hiệu nước giải khát nổi tiếng thế giới mà không ai
nghĩ tới ý nghĩa của lá coca hay hạt cola. Hay nói cách khác thì nhãn hiệu mang ý
nghĩa thứ cấp và khơng mang tính chức năng có mục đích cơ bản là tạo ra khả năng
phân biệt nguồn gốc của sản phẩm còn bản thân trạng thái tồn tại của chúng là màu
sắc, hình dáng, mùi hương, từ ngữ hay dấu hiệu thì khơng có khả năng phân biệt hàng

Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), Luật Sở hữu trí tuệ: Án lệ, Lý thuyết và Bài tập vận dụng, Nhà xuất bản
Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 17.
12

13

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 293.

14

Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), tlđd (12), tr. 69.


“Coca-Cola”, truy cập ngày
15

23/7/2015.

7


hóa, dịch vụ. Do đó, có thể thấy một số nhãn hiệu hàng hóa khi được bảo hộ ở các
nước khác nhưng khơng được pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam bảo hộ nếu như là
một phần của đối tượng quyền thương mại được chuyển giao vào Việt Nam cho các
bên nhận quyền trong HĐNQTM thì liệu có được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam
hay không và khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ được giải quyết như thế nào sẽ là vấn đề
đặt ra đối với thực tiễn pháp luật Việt Nam.
Một vấn đề đặt ra nữa đó là những nhãn hiệu càng được chuyển giao nhiều
trong các HĐNQTM thì đó thường là những nhãn hiệu nổi tiếng. Ví dụ như là CocaCola (nước giải khát), Honda (xe gắn máy, ô tô), Valentino (thời trang), Pierre Cardin
(thời trang)16, theo Khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là
nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam và đáp
ứng các quy định tại Điều 75 Luật này. Nhãn hiệu nổi tiếng chính là lợi thế rất lớn
đối với bên nhượng quyền để có thể ký kết và làm thúc đẩy các chủ thể dự định làm
bên nhận quyền trong HĐNQTM. Như nhãn hiệu thức ăn nhanh McDonald’s là nhãn
hiệu nổi tiếng tiêu biểu trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại có mặt hơn 100
quốc gia với hơn 36000 cửa hàng phục vụ khoảng 69 triệu lượt khách mỗi ngày. 17
1.1.2 Tên thương mại
Tên thương mại cũng là đối tượng quyền sở hữu trí tuệ phổ biến được chuyển
giao trong HĐNQTM. Tên thương mại lại gắn với chính chủ thể kinh doanh (bên
nhượng quyền) chứ khơng phải là hàng hóa, dịch vụ. Do đó, tên thương mại được bên
nhận quyền sử dụng dưới sự cho phép của bên nhượng quyền. Tên thương mại là tên
gọi của cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, để phân biệt chủ

thể kinh doanh mang tên đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực, khu
vực kinh doanh. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập dựa
trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.18 Trong đó, khu vực kinh doanh có
thể được hiểu là khu vực địa lý nơi chủ thể sử dụng tên thương mại thực hiện hoạt
động sản xuất, kinh doanh hoặc có danh tiếng. Tên thương mại được bảo hộ phải đáp
ứng được điều kiện là có khả năng phân biệt. Cụ thể là chứa thành phần tên riêng, trừ
trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng; không được trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước, trong
cùng lĩnh vực kinh doanh; cũng như không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm
16

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 290.

17

“Our story”, truy cập ngày 19/5/2015.

18

Khoản 21 Điều 4 và Điểm b Khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.

8


lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên
thương mại đó được sử dụng.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì sử dụng tên thương mại là hoạt động
nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các
hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu,
sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 139 và Khoản 1 Điều 142 Luật này thì tên thương
mại khơng được chuyển quyền sử dụng; quyền đối với tên thương mại chỉ được
chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động
kinh doanh dưới tên thương mại đó. Vì thế đây là điểm mâu thuẫn giữa Luật Thương
mại và Luật Sở hữu trí tuệ vì tên thương mại là một trong những đối tượng quyền
thương mại thường được bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng để
tiến hành sản xuất, kinh doanh. Mặc dù Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 35/2006/NĐCP quy định rằng việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp
trong HĐNQTM chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu công nghiệp. Nhưng những
quy định của nghị định này là hướng dẫn Luật Thương mại nên phải được hiểu trên
tinh thần của Luật Thương mại là áp dụng pháp luật sở hữu công nghiệp là để giải
quyết những vấn đề cụ thể mà Luật Thương mại chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh
không rõ ràng. Mà theo Khoản 2 Điều 5 Luật Sở hữu trí tuệ thì sẽ áp dụng Luật Sở
hữu trí tuệ khi có sự khác nhau giữa Luật Sở hữu trí tuệ và luật khác. Vậy trong trường
hợp này thì việc chuyển quyền sử dụng tên thương mại trong HĐNQTM sẽ là hợp
pháp hay không hợp pháp. Nếu có tranh chấp xảy ra giữa các bên về đối tượng của
HĐNQTM thì việc chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại là vi phạm pháp luật
về sở hữu cơng nghiệp có dẫn đến hợp đồng bị vơ hiệu do vi phạm điều cấm của pháp
luật19 và việc giải quyết hậu quả theo vi phạm ngoài hợp đồng. Hay là chấp nhận đây
là trường hợp hợp pháp theo Luật Thương mại và giải quyết hậu quả theo pháp luật
hợp đồng và pháp luật thương mại về vấn đề này.
1.1.3 Bí mật kinh doanh
Một trong những đối tượng quyền sở hữu trí tuệ quan trọng trong HĐNQTM
đó là bí mật kinh doanh hay theo như Khoản 1 Điều 284 Luật Thương mại thì là bí
quyết kinh doanh hoặc tên gọi khác là bí quyết thương mại (know- how, confidential
information, trade secret). Tại Hoa Kỳ thì thuật ngữ bí quyết kinh doanh thường được

19

Điều 128 Bộ luật Dân sự.


9


dùng hốn đổi với bí mật kinh doanh.20 Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ
hoạt động tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh
doanh. Một đối tượng được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh phải thỏa mãn hai
đặc điểm đó là tính bí mật và tính quyết định. Đó phải là những thơng tin khơng phải
là hiểu biết thơng thường, nó phải có giá trị ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh thương mại, đem lại những lợi ích kinh tế nhất định. Những thơng tin này có
được phải trải qua q trình nghiên cứu, sáng tạo và đầu tư vật chất, thời gian, công
sức và thực nghiệm mới có được, đó là những nỗ lực hợp lý để tạo ra bí mật kinh
doanh. Thứ hai, đó là tính quyết định, khi sử dụng bí mật kinh doanh sẽ tạo ra cho
người nắm giữ nó ưu thế nhất định trong sản xuất, kinh doanh thương mại. Và một
điều nữa là những thơng tin bí mật kinh doanh phải được bảo mật một cách nghiêm
ngặt, các chủ thể khác khơng nắm giữ nó khơng dễ dàng tiếp cận được cũng như khi
tiếp cận được thì khơng dễ dàng bị bộc lộ. Một trong những bí mật kinh doanh nổi
tiếng đó chính là cơng thức chế biến đồ uống nhẹ của Coca-Cola được bảo mật
nghiêm ngặt trong một chiếc hầm của ngân hàng ở Atlanta, bang Georgia; những
người biết được cơng thức bí mật này đã ký hợp đồng khơng tiết lộ.21
Bí mật kinh doanh khơng được đăng ký bảo hộ vì tính bí mật của nó, nếu bị
bộc lộ công khai sẽ mất hết giá trị. Những thơng tin được bảo hộ bí mật kinh doanh
đó là những thông tin liên quan đến khoa học, kỹ thuật, thương mại hoặc những thơng
tin khác như chi phí đầu vào, giá cả và những chi phí cho việc tiến hành thí nghiệm,
nghiên cứu. Bí mật kinh doanh là đối tượng rất dễ bị xâm phạm và xảy ra tranh chấp
trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Đó có thể là tranh chấp về việc bên nhận
quyền đã biết về bí mật đó hay chưa hoặc đó có thể được coi là bí mật hay khơng theo
Luật Sở hữu trí tuệ, hay như tranh chấp về chi phí nhượng quyền vì nó được xác định
chủ yếu dựa trên quyền thương mại được chuyển giao khi bên nhận quyền không thể
xác định chính xác được về bí mật kinh doanh. Bên cạnh đó, những bí mật kinh doanh
càng có giá trị, thì rủi ro về việc bí mật kinh doanh bị bộc lộ bởi bên nhận quyền hoặc

những chủ thể thứ ba khác liên quan như người lao động của bên nhận quyền khi tiếp
cận với bí mật kinh doanh đó ngày càng gia tăng. Mặc dù pháp luật có quy định cấm22
tiết lộ bí mật kinh doanh sau khi kết thúc hợp đồng nhưng vấn đề xác định một đối
tượng có phải là bí mật kinh doanh hay khơng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
20

Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), tlđd (12), tr. 243.

Nguyễn Thanh Hà, “Bí mật kinh doanh và phương thức bảo vệ”, truy cập ngày 20/5/2015.
21

22

Khoản 4 Điều 289 Luật Thương mại.

10


giữa các bên trong HĐNQTM. Chính vì vậy mà thực tế hiện nay ở Việt Nam bên
nhượng quyền nước ngoài như Lotteria mở rộng hoạt động bằng hình thức nhượng
quyền (80% cửa hàng được nhượng quyền) nhưng ở Việt Nam thì họ lại sở hữu và
điều hành tất cả 147 cửa hàng thuộc hệ thống.23 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
tế này nhưng một trong số đó chính là đảm bảo sự bảo vệ tối ưu nhất đối với bí mật
kinh doanh.
1.1.4 Quyền tác giả
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền có nghĩa vụ
cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền, đào tạo và hỗ trợ kĩ thuật cho
bên nhận quyền; cung cấp cho bên nhận quyền cẩm nang vận hành, các phần mềm
hỗ trợ điều hành, quản lý cũng như các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác như
khẩu hiệu kinh doanh, các thiết kế bố trí, trang trí trong kinh doanh thương mại hay

như các dữ liệu do bên nhận quyền sưu tập trong quá trình thực hiện hoạt động
nhượng quyền thương mại thì giải quyết như thế nào. Đây là các đối tượng có thể bảo
hộ dưới dạng quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ, là một trong những tài sản quan
trọng của bên nhượng quyền chuyển giao quyền sử dụng cho bên nhận quyền.
Quyền tác giả chính là quyền cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả bảo
hộ độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại các hành vi xâm phạm đối với tác phẩm.
Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung sáng tạo.24 Để
một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả thì phải đáp ứng các u cầu: phải mang
tính ngun gốc, có tính sáng tạo riêng biệt của tác giả, khơng phải là sao chép của
người khác, do tác giả sử dụng thời gian, công sức và quan trọng nhất là khả năng trí
tuệ để tạo nên.25 Một điều quan trọng nữa là tác phẩm phải được thể hiện dưới dạng
vật chất nhất định thông qua một phương tiện thể hiện nhất định, qua đó thì cơng
chúng có thể biết đến tác phẩm.26
Trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, việc xác định một đối tượng trong
quyền thương mại cũng như các nội dung khác trong q trình thực hiện hợp đồng có
liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khơng phải lúc nào cũng dễ dàng, như cách sắp
23

Nguyễn Bá Bình, Andrew Terry (2013), “Ảnh hưởng của pháp luật nhượng quyền thương mại đối với sự

phát triển của nhượng quyền thương mại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21 (253)/2013, tr. 16.
24

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 49.

Trần Văn Nam (Chủ biên) (2014), Quyền tác giả ở Việt Nam: pháp luật và thực thi, Nhà xuất bản Tư pháp,
tr. 22.
25

26


Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.

11


xếp, bố trí, trang trí cửa hàng để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống sẽ được bảo hộ
như thế nào. Các sản phẩm được mang nhãn hiệu, tên thương mại của bên nhượng
quyền thì ngồi ra trên bao bì sản phẩm cịn có thể là được bảo hộ dưới dạng quyền
tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhất là quyền tác giả đối với tác phẩm
mỹ thuật ứng dụng hiện nay pháp luật quy định chưa rõ ràng. 27 Hoặc một đối tượng
có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hàng hóa hoặc quyền tác giả đối với tác
phẩm mỹ thuật ứng dụng cũng là một mâu thuẫn khi áp dụng pháp luật ở Việt Nam,
tiêu biểu như vụ việc “Gấu Misa” đối với sản phẩm kem xoa bóp.28
Thứ hai, trong vấn đề quyền tác giả, một điểm đáng quan tâm đó chính là đồng
tác giả. Theo Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ thì phân biệt ra hai trường hợp đó là đồng
tác giả đối với tác phẩm mà không thể tách riêng phần sáng tạo của mỗi tác giả ra sử
dụng riêng - có thể xem là quyền sở hữu hợp nhất theo quy định pháp luật dân sự. Do
đó, khi chuyển giao quyền tác giả phải có sự đồng ý của tất cả các đồng tác giả.
Trường hợp nữa là, đồng tác giả mà các tác giả tạo nên tác phẩm thống nhất mà phần
sáng tạo của mỗi tác giả có thể tách ra sử dụng riêng.29 Đồng tác giả theo pháp luật
Hoa Kỳ phải là sự sáng tạo của các tác giả kết hợp với nhau tạo nên tác phẩm thống
nhất không thể tách rời và phụ thuộc lẫn nhau trong một chỉnh thể hoàn chỉnh.30 Việc
chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả ở Việt Nam đối với tác phẩm sở hữu hợp
nhất là phải có sự đồng ý của tất cả đồng tác giả là không hợp lý, khơng khuyến khích,
thúc đẩy chuyển giao quyền tác giả đối với tác phẩm. Bởi vì, khi một trong các đồng
tác giả tích cực chuyển giao nhưng có đồng tác giả khác chỉ trông chờ việc hưởng lợi
từ đồng tác giả khác. Khác Việt Nam, ở Hoa Kỳ thì mỗi đồng tác giả có quyền khai
thác độc lập, khơng phụ thuộc vào các đồng tác giả khác, nhưng có nghĩa vụ cung
cấp các bản kê khai lợi nhuận cho các đồng tác giả khác.31 Điều này thúc đẩy các

đồng tác giả tích cực chuyển giao, thúc đẩy cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo
của các đồng tác giả, nhằm mục tiêu lớn nhất là thúc đẩy sự phát triển của xã hội và
giúp cho cơng chúng được hưởng lợi ích nhiều nhất.
Trong đó, hoạt động nhượng quyền thương mại muốn duy trì và phát triển thì
cũng phải khơng ngừng đổi mới và sáng tạo, đó có thể từ chính bên nhượng quyền

27

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 69.

28

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 72.

29

Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2015), tlđd (9), tr. 58.

30

Trần Văn Nam (Chủ biên) (2014), tlđd (25), tr. 45.

31

Nguyễn Ngọc Xuân Thảo (2013), tlđd (12), tr. 274.

12


hoặc từ thực tiễn kinh doanh thương mại của bên nhận quyền. Vấn đề bổ sung, thay

đổi cẩm nang vận hành, quy trình quản lý, bố trí, trang trí, thiết kế cửa hàng, bao bì
sản phẩm có thể là sự sáng tạo của bên nhượng quyền, hoặc là của cả bên nhượng
quyền và bên nhận quyền. Nên làm rõ vấn đề quyền tác giả, đồng tác giả và chuyển
giao quyền sử dụng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của hoạt động nhượng quyền
thương mại.
1.1.5 Những đối tượng khác
Ngoài những đối tượng chủ yếu, một số đối tượng khác như kiểu dáng công
nghiệp, hay sáng chế trong một số trường hợp cũng sẽ là một trong những đối tượng
trong tổng thể quyền thương mại được bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận
quyền.
Đầu tiên, sáng chế là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ sớm nhất, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của xã hội. Sáng chế là giải pháp
kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định
bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế được bảo hộ thông qua đăng kí,
đổi lại việc bộc lộ cơng khai ra bên ngồi thì chủ sở hữu sáng chế có quyền độc quyền
đối với sáng chế trong một thời gian nhất định. Một đối tượng được bảo hộ dưới dạng
sáng chế phải là giải pháp kỹ thuật có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng
cơng nghiệp.32 Bên cạnh đó thì phải khơng thuộc các trường hợp khơng được bảo hộ
sáng chế theo Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ. Bên nhượng quyền khi chuyển giao quyền
sử dụng sáng chế cho bên nhận quyền thì đó phải là những sáng chế đang còn trong
thời gian bảo hộ độc quyền. Bên nhận quyền cũng phải lưu ý trong vấn đề giao kết
hợp đồng để xác định thời hạn còn lại của sáng chế trong tổng thể quyền thương mại
được chuyển giao để xác định hợp lý chi phí ban đầu cũng như phí định kỳ trong hợp
đồng nhượng quyền.
Thứ hai, kiểu dáng cơng nghiệp, cũng giống như nhãn hiệu hàng hóa hay sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ phát sinh trên cơ sở đăng kí bảo hộ. Đặc
biệt, khi bên nhượng quyền thực hiện hợp đồng sẽ phải chuyển giao quy trình và cơng
nghệ sản xuất, đồng thời cung cấp cho bên nhận quyền các mẫu thiết kế về kiểu dáng
sản phẩm. Trong khi đó, bên nhận quyền có nghĩa vụ tuân thủ đúng thỏa thuận về
việc sử dụng đúng mục đích đối với những mẫu thiết kế, kiểu dáng công nghiệp được

chuyển giao, không xâm phạm đối với những kiểu dáng công nghiệp này. Kiểu dáng
công nghiệp là hình dáng bên ngồi của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét,
32

Khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ.

13


hình khối, màu sắc và sự kết hợp giữa các yếu tố đó.33 Kiểu dáng cơng nghiệp là giải
pháp mang tính thiết kế, mỹ thuật, tạo nên hình dáng bên ngồi của sản phẩm. Kiểu
dáng cơng nghiệp làm gia tăng giá trị của sản phẩm. Mẫu mã, hình dáng bên ngoài
càng đẹp, càng bắt mắt sẽ thúc đẩy gia tăng số lượng sản phẩm được bán ra thị trường.
Đối tượng của bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không phải là sản phẩm chứa đựng bên
trong mà chính là hình dáng bên ngồi của sản phẩm mang kiểu dáng cơng nghiệp.
Một điểm cần chú ý giữa kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa, tuy đều là
đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp, cả hai đều có thể tồn tại cùng nhau trên một sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ nhưng có những điểm khác biệt nhất định nên việc phân biệt
rõ chúng trong tổng thể quyền thương mại là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp,
cũng như giải quyết tranh chấp phát sinh. Kiểu dáng công nghiệp là một phần tạo nên
sản phẩm, là hình dáng bên ngồi, khơng tách rời khỏi sản phẩm, cịn nhãn hiệu hàng
hóa khi được ghi thêm vào chỉ có tác dụng phân biệt hàng hóa, dịch vụ đó với hàng
hóa, dịch vụ khác. Tính phân biệt chỉ có đối với nhãn hiệu hàng hóa mà khơng bắt
buộc đối với kiểu dáng cơng nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp cấm việc sử dụng kiểu
dáng công nghiệp khác được coi là giống hoặc tương tự khi nó mang những đặc điểm
tạo dáng cơ bản của kiểu dáng cơng nghiệp được bảo hộ, cịn đối với nhãn hiệu hàng
hóa đó là cấm việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu được đăng ký. Xác định
rõ đối tượng kiểu dáng công nghiệp cũng như các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trên
giúp các bên giao kết và thực hiện hợp đồng tốt hơn, hạn chế và giải quyết tốt những

tranh chấp nếu có xảy ra.
1.2
Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong
hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại không giống với việc chuyển giao quyền sử dụng
trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ thơng
thường vì nó là việc chuyển giao tổng thể quyền thương mại mà bên nhượng quyền
giao cho bên nhận quyền sử dụng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số
35/2006/NĐ-CP đã quy định việc chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu công
nghiệp phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên vấn

33

Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

14


đề chuyển giao theo Luật Sở hữu trí tuệ là riêng biệt đối với từng đối tượng, còn trong
HĐNQTM là chuyển giao quyền thương mại thì điều đó lại tạo nên sự phức tạp cho
hoạt động thương mại đặc thù này.34 Thêm vào đó thì ngồi việc các đối tượng trong
tổng thể quyền thương mại khi được chuyển giao cho bên nhận quyền sẽ được bảo
hộ một cách độc lập theo pháp luật sở hữu công nghiệp, những đối tượng cịn lại trong
quyền thương mại sẽ khơng được bảo hộ. Nhưng trong hoạt động nhượng quyền
thương mại thì các đối tượng này phải được bảo hộ cùng với nhau, trong tổng thể
quyền thương mại được chuyển giao, vì việc thay đổi một trong các đối tượng này
cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của quyền thương mại.

Một đặc điểm nữa là cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều là chủ thể
độc lập về mặt pháp lý khi giao kết hợp đồng, theo Điều 285 Luật Thương mại và
Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP thì vấn đề chuyển giao các đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp phải lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp
lý tương đương và có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại. Nhưng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ thì việc chuyển
giao các đối tượng quyền sở hữu cơng nghiệp thì phải lập thành hợp đồng riêng gọi
là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trong khi, bên nhượng quyền
chuyển giao cho bên nhận quyền là tổng thể quyền thương mại thì việc quy định như
vậy là không hợp lý với hoạt động này. Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 144 Luật Sở hữu
trí tuệ quy định cấm sự cản trở, cải tiến đối với các đối tượng sở hữu cơng nghiệp.
Trong khi đó phải coi hoạt động nhượng quyền thương mại là một ngoại lệ của điều
này vì đây là biện pháp hữu hiệu để bên nhượng quyền có thể bảo vệ vững chắc đối
với sự đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại cũng như tránh sự rủi ro và
đổ vỡ đối với quyền thương mại mà bên nhượng quyền đem đi kinh doanh. 35 Tuy
nhiên, theo tác giả thì việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp mục đích lớn nhất là
thúc đẩy sự phát triển, cải tiến và đổi mới nhằm phát triển kinh tế và nâng cao đời
sống xã hội. Bên nhượng quyền nếu như không thay đổi, cải tiến cho phù hợp với sự
phát triển của xã hội cũng sẽ bị thụt lùi và có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống.
Do đó, pháp luật cần có ngoại lệ riêng dành cho hoạt động nhượng quyền thương mại
nên quy định những trường hợp cho phép bên nhận quyền được quyền thỏa thuận,
trao đổi với bên nhượng quyền về việc cải tiến, đổi mới, sáng tạo đối với các đối
tượng sở hữu công nghiệp.

34

Vũ Đặng Hải Yến (2008), tlđd (4), tr. 111.

35


Vũ Đặng Hải Yến (2008), tlđd (4), tr. 163.

15


Từ những phân tích trên có thể khái qt được chuyển giao quyền sử dụng các
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại là việc
bên nhượng quyền chuyển giao quyền thương mại cho bên nhận quyền. Trong đó,
chủ yếu bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng các đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ để bên nhận quyền tự tiến hành tổ chức sản xuất, kinh doanh thương
mại độc lập theo cách thức, kỹ thuật, sự hướng dẫn cũng như gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại của bên nhượng quyền.
1.2.2 Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên trong việc chuyển giao quyền sử
dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
1.2.2.1Trong giai đoạn đàm phán, giao kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đàm phán là giai đoạn quan trọng để hợp đồng có thể được giao kết và thực
hiện. Trong quá trình đàm phán, các bên sẽ thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng
dựa trên những thông tin được cung cấp. Vì vậy, trong giai đoạn này nghĩa vụ cung
cấp thơng tin có vai trị rất quan trọng đối với các bên trong hoạt động nhượng quyền
thương mại. Mặc dù, theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 35/2006/NĐCP thì đã có quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền và bên
dự kiến nhận quyền nhưng những quy định này còn mang tính chung chung, chưa chi
tiết và chỉ quy định tại Khoản 1 Điều 24 nghị định này đối với những vi phạm về
cung cấp thơng tin nhằm mục đích xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, có thể thấy
vấn đề nghĩa vụ cung cấp thông tin để các bên đàm phán giao, kết hợp đồng và giải
quyết tranh chấp phát sinh do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin chưa được pháp
luật quan tâm cũng như chưa được khai thác nhiều trong khoa học pháp lý Việt Nam.36
Có thể coi trong giai đoạn đàm phán và giao kết hợp đồng thì bên nhượng
quyền và bên dự kiến nhận quyền chưa chịu sự ràng buộc của HĐNQTM mà các bên
mong muốn xác lập nhưng đã có những lợi ích, tác động lẫn nhau. Chính vì vậy, pháp

luật cần phải có sự can thiệp để cân bằng và bảo vệ lợi ích của các bên. Các bên trong
quan hệ nhượng quyền thương mại hướng tới đó là: bên nhận quyền mong muốn nhận
được quyền thương mại cùng với sự hỗ trợ kĩ thuật, điều hành, đào tạo ban đầu của
bên nhượng để tự mình tiến hành kinh doanh thương mại, còn bên nhượng quyền
mong muốn mở rộng kinh doanh bằng cách trao cho bên nhận quyền sử dụng quyền
thương mại để đổi lại thu được phí ban đầu cũng như phí định kì. Do đó, việc các bên
36

Lê Trường Sơn (2014), “Việc ghi nhận nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng: thực tiễn thế giới và kinh

nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 05/2014, tr. 11.

16


cung cấp thơng tin một cách trung thực, thiện chí là điều kiện tiên quyết để đạt được
mục đích của hợp đồng. Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể điều chỉnh vấn
đề này, cụ thể tại Khoản 1 Điều 14 Luật Thương mại chỉ quy định về nguyên tắc bảo
vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trong đó nghĩa vụ thiện chí, trung thực về
thơng tin đối với người tiêu dùng, nên việc quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin
trong giai đoạn này dựa trên nguyên tắc nền tảng của hợp đồng là thiện chí, trung
thực được quy định trong Bộ luật Dân sự mà nền tảng là Điều 6 và Điều 389.37 Theo
đó, sự thiện chí yêu cầu bên nhượng quyền và bên nhận quyền là phải có ý định thực
sự muốn giao kết hợp đồng với nhau, phải quan tâm, có hành xử phù hợp đảm bảo
lợi ích của các bên, nếu chỉ quan tâm tới lợi ích của mình là khơng thiện chí. 38 Bên
cạnh đó, ngun tắc trung thực u cầu các bên khơng được có sự gian dối, bất minh,
giấu diếm, hoặc cố tình im lặng khơng đưa ra các thơng tin quan trọng mà mình biết,
nhất là khi sự im lặng sẽ gây tổn hại, đe dọa gây tổn hại hoặc trái với mục đích của
bên cịn lại trong hợp đồng. Nguyên tắc này không quy định trực tiếp nghĩa vụ cung
cấp thông tin trong giai đoạn đàm phán, giao kết hợp đồng nhưng yêu cầu các bên

phải tuân thủ sự thiện chí, trung thực về việc cung cấp thông tin, cũng như thông báo
những sự thay đổi, thơng tin quan trọng cho bên cịn lại trong hợp đồng. Thực tiễn
xét xử Việt Nam về các vấn đề liên quan cũng theo hướng này.39 Bên cạnh đó, bên
dự kiến nhận quyền là bên yếu thế hơn trong quan hệ nhượng quyền thương mại vì
bên nhượng quyền là bên nắm giữ quyền thương mại đã có uy tín, kinh nghiệm và
quy mơ lớn hơn bên nhận quyền. Chính vì vậy, khả năng tìm kiếm, tiếp cận thơng tin
của bên nhận quyền cũng khơng phải dễ dàng. Cịn đối với bên nhượng quyền thì việc
tìm kiếm thơng tin đối với một bên nhận quyền mới lạ cũng không dễ thực hiện. Nhất
là khi các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn nên bên nhượng quyền thường
rất cẩn trọng trong tìm hiểu về bên nhận quyền. Sự bất cân xứng về thơng tin có thể
mang lại nhiều rủi ro khi thực hiện hợp đồng. Chính vì các đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ có giá trị rất lớn trong HĐNQTM nên một trong các bên có hành vi thiếu thiện
chí, trung thực như bên nhượng quyền khơng đảm bảo về các quyền sở hữu trí tuệ
của mình, hoặc bên nhận quyền cố ý tìm cách chiếm đoạt bí mật kinh doanh của bên
nhượng quyền, sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ để thực hiện các hành vi
không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng, hoặc sử dụng lợi thế của mình để đưa ra

37

Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2014), Cân bằng lợi ích giữa các bên trong hợp đồng nhượng

quyền thương mại – lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 69.
38

Lê Trường Sơn (2014), tlđd (36), tr. 18.

39

Lê Trường Sơn (2014), tlđd (36), tr. 18.


17


các điều khoản bất lợi như việc bảo mật đối với bí mật kinh doanh, trong khi bên
nhận quyền khơng thể xác định được đối tượng đó có đáp ứng được là bí mật kinh
doanh được bảo hộ theo quy định pháp luật hay khơng. Trong khi đó, quy định pháp
luật lại chưa có những quy định cụ thể để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên. Pháp
luật Việt Nam hiện nay về chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự khơng có quy
định cụ thể riêng đối với trách nhiệm của các bên khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp
thông tin mà được thể hiện gián tiếp qua các quy định trong phần hợp đồng. 40 Đó là
qua Khoản 2 Điều 411 Bộ luật Dân sự về nghĩa vụ cung cấp thông tin trong trường
hợp hợp đồng có đối tượng khơng thể thực hiện được, quy định này áp dụng để điều
chỉnh về nghĩa vụ của bên nhượng quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ được chuyển giao cho bên nhận quyền. Hoặc Điều 132 Bộ luật Dân sự quy định
về lừa dối thì theo đó hành vi im lặng, cố tình không cung cấp thông tin, hoặc cung
cấp thông tin sai sự thật đối với bên cịn lại trong HĐNQTM có thể bị xem là hành vi
lừa dối theo pháp luật Việt Nam.41
Hậu quả là nếu các bên nếu vi phạm nghĩa vụ cung cấp thơng tin có thể dẫn
tới hợp đồng bị vơ hiệu do việc cố tình im lặng khơng cung cấp thơng tin, hoặc có
chủ đích cung cấp thông tin sai sự thật, hoặc giao kết hợp đồng một cách khơng thiện
chí, hoặc bên dự kiến nhận quyền nhằm mục đích xâm phạm các đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ trong quyền thương mại được chuyển giao. Thực tiễn xét xử Việt Nam đã
áp dụng quy định về lừa dối theo Điều 132 Bộ luật Dân sự để tun bố hợp đồng vơ
hiệu và bên cạnh đó cịn có thể áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.42 Trong
trường hợp hợp đồng vơ hiệu thì đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng vì trong trường hợp này giữa các bên chưa có sự ràng buộc của hợp đồng, các
bên tham gia đàm phán, giao kết hợp đồng chịu sự điều chỉnh của pháp luật, dựa trên
nghĩa vụ thiện chí, trung thực trong giao kết hợp đồng nên việc vi phạm ở đây là vi
phạm pháp luật nói chung chứ khơng phải là vi phạm hợp đồng giữa các bên.
1.2.2.2Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại

Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng, cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền
sẽ thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình được thỏa thuận trong hợp đồng và
theo quy định pháp luật. Trong đó thì quyền của bên này cũng chính là nghĩa vụ của

40

Lê Trường Sơn (2014), tlđd (36), tr. 17.

41

Lê Trường Sơn (2014), tlđd (36), tr. 17.

42

Lê Trường Sơn (2014), “Hệ quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp

luật các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 06/2014, tr. 23.

18


bên kia và ngược lại. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ chuyển giao quyền sử dụng
quyền thương mại, hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo cho bên nhận quyền để nhận lại phí ban
đầu, phí định kì, cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của bên nhận quyền. Khi đó
sẽ có những vấn đề phát sinh khi bên nhượng quyền vi phạm nghĩa vụ như: không trợ
giúp hoặc trợ giúp không đầy đủ cho bên nhận quyền hoặc là khi trợ giúp lại can thiệp
quá sâu vào công việc kinh doanh của bên nhận quyền, sự lạm dụng kiểm tra giám
sát ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh bình thường của bên nhận quyền.43 Bên nhận
quyền có nghĩa vụ kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng, tuân thủ những nghĩa
vụ về điều hành kinh doanh, các tiêu chuẩn theo hệ thống nhượng quyền, hoạt động

kinh doanh liên tục, bảo vệ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được chuyển giao
sử dụng, đóng phí ban đầu và phí định kì cũng như chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, là
một chủ thể kinh doanh độc lập, bên nhận quyền thường hướng tới mục đích tối đa
hóa lợi nhuận nên có thể sẽ dẫn đến xâm phạm các quy định về tính đồng bộ của hệ
thống nhượng quyền như các tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng hàng hóa, điều chỉnh các
yếu tố làm giảm chi phí cấu thành sản phẩm để gia tăng lợi nhuận. Trong một số
trường hợp, bên nhận quyền có thể cân nhắc lợi ích từ việc xâm phạm các đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, hoặc bí mật kinh doanh so với
việc tn thủ hợp đồng. Chính vì vậy, trong q trình thực hiện hợp đồng có thể dẫn
đến nhiều vi phạm của các bên. Những vi phạm này có thể cấu thành vi phạm cơ bản
trong hợp đồng (i) nếu được các bên quy định cụ thể trong hợp đồng hoặc (ii) nếu
khơng có thỏa thuận về vi phạm cơ bản thì khi một bên cho rằng bên cịn lại có hành
vi vi phạm cơ bản hợp đồng sẽ dẫn tới tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Lúc này, sẽ dẫn
tới việc tranh chấp về một hành vi như thế nào bị xem là hành vi vi phạm cơ bản trong
hợp đồng và giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh. Vi phạm cơ bản hợp đồng, theo
quy định tại Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại, là sự vi phạm hợp đồng của một bên
gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia khơng đạt được mục đích giao kết
hợp đồng. Xác định được một vi phạm như thế nào là vi phạm cơ bản hợp đồng không
phải là điều dễ dàng vì để xác định thiệt hại tới mức nào là vi phạm cơ bản và mục
đích của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại là gì? Ví dụ, chỉ cần có hành vi
vi phạm đối với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ có thể là vi phạm cơ bản. Bên
cạnh đó, khả năng xác định và chứng minh thiệt lại đối với các đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ là khơng dễ dàng vì đây là các tài sản vơ hình; hoặc mục đích của các bên
trong hợp đồng là thu được lợi nhuận, mở rộng kinh doanh hay gia tăng giá trị của
43

Nguyễn Khánh Trung, Trần Thị Kim Phương (2014), tlđd (37), tr. 71.

19



các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt, nhãn hiệu hàng hóa là tài sản vơ hình có
giá trị lớn.
1.2.2.3Trong giai đoạn sau khi kết thúc hợp đồng nhượng quyền thương mại
Giai đoạn kết thúc hợp đồng, các bên khơng cịn các quyền và nghĩa vụ với
nhau vì hợp đồng đã chấm dứt. Nhưng trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền phải chuyển giao quyền sử dụng quyền thương mại cho bên nhận
quyền. Trong đó, các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, sau khi kết thúc hợp đồng
thì khơng phải tất cả đều có thể hồn trả lại cho bên nhượng quyền như bí quyết kinh
doanh, kĩ thuật, phương thức kinh doanh, sự quản lý tổ chức theo quy cách của bên
nhượng quyền. Chính vì vậy, theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 289 Luật Thương mại
đã quy định về điều này. Tuy nhiên, để xác định một đối tượng là bí mật kinh doanh
đã là việc khơng dễ dàng, ví dụ như các thơng tin tài chính, danh sách khách hàng,
các mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh, chi phí kinh doanh thương mại. Pháp
luật chỉ quy định cấm bên nhận quyền sau khi kết thúc hợp đồng không được thực
hiện. Tuy nhiên, đối với những người lao động làm việc cho bên nhận quyền nhưng
nay là người lao động của chủ thể kinh doanh khác, nhất là những người lao động giữ
vị trí quan trọng trong bên nhận quyền khi thực hiện hành vi này có bị coi là vi phạm.
Nếu có thì đây là sự vi phạm pháp luật lao động, pháp luật thương mại hay pháp luật
về sở hữu trí tuệ. Trường hợp có vi phạm xảy ra thì đó là trách nhiệm của bên nhận
quyền hay là trách nhiệm của chính cá nhân thực hiện hành vi này. Cho dù bên
nhượng quyền dự liệu và đưa ra các điều khoản bảo vệ trong hợp đồng thì khi hợp
đồng kết thúc sẽ hết hiệu lực, lúc này những điều khoản trên có cịn ràng buộc đối
với các bên tham gia hợp đồng nữa hay khơng là vấn đề cịn chưa sáng tỏ khi bên
nhượng quyền chuyển giao các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ trong quan hệ nhượng
quyền thương mại.

20



×