Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

pháp luật việt nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (617.92 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHOÁ 2011 - 2015

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO
MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Mai Hân
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Chúc Phượng
MSSV: 5115747
Lớp: Luật Thương mại 1-K37

Cần Thơ, tháng 12 / 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHOÁ 2011 - 2015


PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO
MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Giảng viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Mai Hân
Bộ môn Luật Thương mại

Sinh viên thực hiện:
Trần Thị Chúc Phượng
MSSV: 5115747
Lớp: Luật Thương mại 1-K37

Cần Thơ, tháng 12 / 2014


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày..........tháng 12 năm 2014

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Kết cấu của luận văn ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO MỘT SỐ ĐỐI
TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI .............................................................................................. 4
1.1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại ........................................ 4
1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại .................................................. 4
1.1.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại ............................................. 7
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại............... 9
1.2 Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại ..................... 12
1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại ................................ 12
1.2.2 Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại ......................... 13
1.2.3 Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại ......................... 14
1.3 Khái quát chung về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại............................................. 15
1.3.1 Một số khái niệm về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ ............. 15
1.3.1.1 Khái niệm nhãn hiệu ....................................................................... 15
1.3.1.2 Khái niệm tên thương mại ............................................................... 19
1.3.1.3 Khái niệm bí mật kinh doanh .......................................................... 21
1.3.2 Chuyển giao nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại................................................................... 22

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân


SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.4 Sự hình thành các quy định pháp luật Việt Nam về nhượng quyền
thương mại và sự chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ................................................... 23
CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
CHUYỂN GIAO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, THỰC TIỄN VÀ
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................... 26
2.1 Những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ........ 26
2.1.1 Điều kiện chuyển giao .......................................................................... 26
2.1.2 Chủ thể chuyển giao ............................................................................. 31
2.1.3 Nội dung chuyển giao ........................................................................... 32
2.1.3.1 Đối tượng của hợp đồng ................................................................. 34
2.1.3.2 Quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển quyền và Bên được chuyển quyền
..................................................................................................................... 34
2.1.3.3 Căn cứ chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, phạm vi
chuyển quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ ................................................ 36
2.1.3.4 Thời hạn hợp đồng, giá chuyển giao quyền sử dụng, phương thức
thanh toán và sửa đổi, đình chỉ, vô hiệu hợp đồng ..................................... 37
2.1.3.5 Giải quyết tranh chấp hợp đồng ..................................................... 38
2.1.4 Hình thức chuyển giao ......................................................................... 39
2.2 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam ............. 40
2.2.1 Tình hình chung ................................................................................... 40
2.2.2 Những ảnh hưởng của nhượng quyền thương mại đối với các doanh
nghiệp Việt Nam ............................................................................................ 44

2.2.2.1 Những ảnh hưởng tích cực của nhượng quyền thương mại đối với các
doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................... 44
2.2.2.2 Những ảnh hưởng tiêu cực của nhượng quyền thương mại đối với các
doanh nghiệp Việt Nam ............................................................................... 47

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
2.3 Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại và kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ tài sản sở
hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại ................................................. 49
2.3.1 Một số đánh giá, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại ............................................................................ 49
2.3.2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong
nhượng quyền thương mại ............................................................................ 51
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ

trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong khi hoạt động nhượng quyền thương mại đã phát triển rất sôi nổi, có thể
nói là đã đạt đến đỉnh cao, mà dẫn đầu sự phát triển đó chính là các cường quốc như
Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc… thì ở Việt Nam hoạt động nhượng quyền thương
mại chỉ mới bắt đầu phát triển ở giai đoạn đầu. Như chúng ta đã biết nhượng quyền
thương mại bắt đầu manh nha ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và
phát triển khá nhanh trong khoảng 10 năm gần đây (sau khi nhượng quyền thương
mại chính thức được ghi nhận trong Luật Thương mại 2005) và nhượng quyền
thương mại được các chuyên gia kinh tế dự đoán là sẽ tiếp tục bùng nổ trong những
năm tới.
Việt Nam hiện là một trong 33 quốc gia trên thế giới có hệ thống quy phạm
pháp luật riêng biệt để điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại 1. Các quy
định pháp luật riêng biệt về nhượng quyền thương mại hiện hành (sau đây gọi tắt
là luật riêng về nhượng quyền thương mại) được ghi nhận tại Luật Thương mại
2005 (Mục 8 Chương VI), Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
(sau đây gọi tắt là Nghị định 35), Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006 của
Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại (sau đây
gọi tắt là Thông tư 09) và Quyết định 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của Bộ
Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt
động nhượng quyền thương mại.
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, đối tượng được chuyển giao ở
đây là các quyền thương mại. Quyền thương mại này gắn với một hệ thống đi kèm
với các quyền sở hữu trí tuệ. Bởi thế, một trong những vấn đề quan trọng của
nhượng quyền thương mại chính là chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu
trí tuệ. Nhưng các đối tượng này lại chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ,
Luật Chuyển giao công nghệ. Chính việc chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật
mà vấn đề chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại gây

ra không ít rắc rối cho các doanh nghiệp nhượng quyền.

1

Nguyễn Bá Bình, Nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
Lập pháp, số 2, tháng 1 – năm 2010, trang 15.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

1

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chính vì thế, mà Người viết đã chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về chuyển
giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại” nhằm góp phần tìm hiểu thêm các quy định pháp luật trong lĩnh vực
này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, góp phần hiểu sâu hơn các quy định của
pháp luật về vấn đề này. Đồng thời đưa ra một số ý kiến nhằm góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật về chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp
đồng nhượng quyền thương mại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng nhượng quyền thương mại và

chuyển giao các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại theo pháp luật Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu, tham khảo những nguồn tài liệu có
liên quan đến pháp luật về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại như: giáo trình, các văn bản pháp luật,
tài liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các trang thông tin điện tử. Đồng thời
vận dụng các kiến thức trong quá trình học tập và kết hợp sử dụng các phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh cũng như phương pháp phân tích luật viết để
làm sáng tỏ nội dung của đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Đề tài gồm có: Lời nói đầu, phần nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo. Trong đó, phần nội dung được chia thành hai chương được trình bài theo thứ
tự thứ nhất là cơ sở lý luận, thứ hai là quy định của pháp luật và thực trạng cũng
như hướng hoàn thiện. Cụ thể như sau:
- Chương 1: Khái quát chung về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

2

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương này người viết khái quát về nhượng quyền thương mại, về hợp đồng
nhượng quyền thương mại, về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí
tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, và sự hình thành các quy định pháp
luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại và sự chuyển giao một số đối tượng

của quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.
- Chương 2: Những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số
đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, thực
tiễn và kiến nghị.
Trọng tâm của chương này là làm rõ các quy định của pháp luật có liên quan
đến việc chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hợp đồng
nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, phân tích những điểm phù hợp và chưa
phù hợp trong những quy định này. Cuối cùng là thực trạng hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam, trong nội dung này người viết đề cập đến tình hình
chung của hoạt động nhượng quyền và những ảnh hưởng của nhượng quyền thương
mại đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Từ những phân tích trên người viết đưa ra
một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện pháp luật, cũng như kiến nghị nâng cao
hiệu quả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài với nguồn tài liệu hạn hẹp và thời gian
nghiên cứu có hạn cũng như sự hạn chế về kiến thức thực tiễn cho nên trong quá
trình nghiên cứu đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong
nhận được những ý kiến đánh giá và góp ý tận tình, quý báu từ quý Thầy Cô và các
bạn để Người viết có thể củng cố và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Qua đó, Người
viết xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Mai Hân đã hướng dẫn giúp cho
Người viết hoàn thành luận văn này.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

3

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG
CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG HỢP ĐỒNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về nhượng quyền thương mại
1.1.1 Khái niệm nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại – franchise có nguồn gốc từ tiếng Pháp là “franc”
có nghĩa là trung thực hay tự do. Theo từ điển tiếng Anh Oxford Advanced
Learner’s Dictionary thì “Franchise có nghĩa là nhượng quyền kinh doanh hay cho
phép ai đó chính thức được bán hàng hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu
vực nhất định”2.
Hiện nay, nhượng quyền thương mại là một trong những phương thức kinh
doanh rất phổ biến và có tính hấp dẫn cao trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác biệt
về Chính trị xã hội cũng như Văn hóa nên ở những quốc gia khác nhau lại có khái
niệm về nhượng quyền thương mại khác nhau.
Theo quan điểm của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The
Internationnal Franchise Association – IFA): “Nhượng quyền thương mại là mối
quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao phải đề
xuất hoặc duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía
cạnh như: bí quyết kinh doanh (known – how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt
động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao
sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào
doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”3. Định nghĩa này nhấn mạnh tới quyền
sở hữu các đối tượng nhượng quyền của Bên nhượng quyền, đồng thời cũng nhấn
mạnh sự đầu tư vốn của Bên nhận quyền vào công việc kinh doanh của họ.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC) không định nghĩa trực tiếp
nhượng quyền thương mại là gì mà chỉ đưa ra cách hiểu nhượng quyền thương mại
thông qua định nghĩa hợp đồng nhượng quyền thương mại: “Hợp đồng nhượng
quyền thương mại là hợp đồng theo đó Bên giao hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong
2


A S Hornby, Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nhà xuất bản Đại học Oxford, năm 1948.

3

Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, có thể truy cập tại:
/>
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

4

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặc chẽ phương pháp điều hành
doanh nghiệp của Bên nhận. Li – xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản
phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao và yêu cầu Bên nhận
thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu”4.
Còn theo định nghĩa của Liên minh châu Âu – EU: “Nhượng quyền thương
mại có nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được hiểu là một “tập hợp
những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa,
tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả,
bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ
tới người sử dụng cuối cùng”5. Định nghĩa này cho thấy EU đã định nghĩa nhượng
quyền thương mại theo hướng nhấn mạnh các quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của
Bên nhượng quyền.
Luật Mêhicô đề cập tới lợi ích của việc nhượng quyền kinh doanh về mặt hỗ
trợ kỹ thuật (technical assistance) và nhấn mạnh tới việc chuyển giao “kiến thức kỹ

thuật” (technical knowledge) để bán sản phẩm, hoặc dịch vụ đồng bộ và có chất
lượng. Luật Sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định:
“Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li – xăng cấp quyền sử dụng một
thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật
để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ
với các phương pháp vận hành (Operative metholds), các hoạt động thương mại,
hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu thiết lập, với chất lượng, danh tiếng, hình
ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”6. Từ định
nghĩa này có thể thấy Mêhicô đang là nước có nhu cầu lớn về nhập khẩu công nghệ
và bí quyết kinh doanh từ nước ngoài.
Ở Nga, thỏa thuận nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa là “sự nhượng
quyền thương mại” (commercial concession). Chương 54, Bộ luật Dân sự Nga định
nghĩa bản chất pháp lý của “sự nhượng quyền thương mại” như sau: “Theo hợp

4

Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, có thể truy cập tại:
/>5

Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, có thể truy cập tại:
/>6

Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, có thể truy cập tại:
/>
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

5

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng



Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
đồng nhượng quyền thương mại, một Bên (Bên có quyền) phải cấp cho Bên kia
(Bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền
được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các
quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn
thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp
đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ…” 7.
Tương tự như định nghĩa của EU, định nghĩa của Nga nhấn mạnh tới việc Bên giao
chuyển một số quyền sở hữu trí tuệ độc quyền cho Bên nhận để đổi lấy những
khoản phí nhất định, mà không đề cập tới việc kiểm soát hay hỗ trợ kinh doanh của
Bên nhượng quyền cũng như nghĩa vụ của Bên nhận quyền. Định nghĩa này có phần
giống với định nghĩa về chuyển giao công nghệ của Việt Nam.
Tuy tất cả các khái niệm về nhượng quyền thương mại nêu trên đều dựa trên
quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi nước khác nhau nhưng vẫn có thể
thấy được các điểm chung trong tất cả những khái niệm này đó là việc một Bên độc
lập (Bên nhận) phân phối sản phẩm, hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hóa, các đối
tượng khác của các quyền sở hữu trí tuệ, và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một
Bên khác (Bên giao) phát triển và sở hữu; để được phép làm việc này, Bên nhận
phải trả phí và chấp nhận một số hạn chế do Bên giao quy định.
Cũng như các nước, Pháp luật Việt Nam đã định nghĩa: “Nhượng quyền
thương mại là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng quyền cho phép và yêu
cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ
chức kinh doanh do Bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng
hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho Bên nhận quyền

trong việc điều hành công việc kinh doanh”8

7

Trần Ngọc Sơn, Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, có thể truy cập tại:
/>8

Điều 284, Luật Thương mại năm 2005.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

6

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Như vậy có thể hiểu nhượng quyền thương mại là bán quyền thương mại của
Bên nhượng quyền với điều kiện có thu phí và được quyền kiểm soát hoạt động
kinh doanh của Bên nhận quyền, còn Bên nhận quyền thì tự mình kinh doanh – khai
thác các “quyền thương mại” của Bên nhượng quyền, thông thường là bán hàng
hóa, dịch vụ gắn với một nhãn hiệu đã nổi tiếng, được đông đảo người tiêu dùng
chấp nhận. Bên nhận quyền tự mình kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ theo
phương thức do Bên nhượng quyền quy định, không được phép thay đổi phương
thức kinh doanh theo phương thức sáng tạo của riêng mình. Bên nhận quyền kinh
doanh là một mắc xích trong hệ thống nhượng quyền kinh doanh. Sự phát triển ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của người nhận quyền.
1.1.2 Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
Mỗi quốc gia có một định nghĩa riêng và mỗi cá nhân lại có một quan điểm về

nhượng quyền thương mại, nhưng nếu dựa trên nền tảng định nghĩa của pháp luật
Việt Nam, đồng thời tham khảo đến các định nghĩa của các nước khác và quan điểm
của các nhà khoa học trên thế giới thì có thể thấy được nhượng quyền thương mại
có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại do thương nhân
thực hiện.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại do thương nhân thực
hiện, tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại gồm có Bên nhượng quyền
thương mại và Bên nhận quyền thương mại. Hai bên này đều phải là các thương
nhân và có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Sau khi nhận quyền thương
mại, Bên nhận quyền thương mại được tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa,
cung ứng dịch vụ trên cơ sở sự cho phép của Bên nhượng quyền thương mại để khai
thác lợi ích cho chính mình.
Thứ hai, đối tượng của nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”.
Quyền thương mại được hiểu bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các quyền
sau đây: quyền quan trọng đầu tiên đó là quyền được Bên nhượng quyền cho phép
và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến hành công việc kinh doanh cung cấp hàng
hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống do Bên nhượng quyền quy định và được gắn
với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của Bên nhượng quyền; Quyền kế tiếp là quyền được Bên nhượng
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

7

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung, Bên nhận quyền sơ

cấp là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu; Quyền
tiếp theo, đó là quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp (là thương nhân có quyền
cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp)
cấp lại cho Bên nhận quyền thứ cấp (là thương nhân nhận lại quyền thương mại)
theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung; Quyền cuối cùng là quyền được
Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền thương mại theo hợp đồng phát triển
quyền thương mại. Có thể hiểu một cách khái quát thì “quyền thương mại” là quyền
tiến hành kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo cách thức của Bên nhượng quyền quy
định cùng với đó là việc sử dụng các nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh
doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo… của Bên nhượng quyền.
Từ cách hiểu khái quát về “quyền thương mại” có thể nhận thấy chính các
quyền sở hữu trí tuệ ấy là dấu hiệu để tập hợp khách hàng, là dấu hiệu để khách
hàng phân biệt một cơ sở kinh doanh, một doanh nghiệp này với một cơ sở kinh
doanh, một doanh nghiệp khác là đối thủ của nhau. Trong quan hệ nhượng quyền
thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc Bên nhượng quyền cho phép Bên nhận
quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh. Có thể thấy các
quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên một hệ thống
nhượng quyền thương mại.
Thứ ba, giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan
hệ hỗ trợ mật thiết
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền
thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương mại
luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận
quyền, nếu không có điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác định
hoạt đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay không.
Mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là việc nhân rộng
một mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên thương trường. Chính
vì vậy, đối với nhượng quyền thương mại thì cần phải bảo đảm được tính đồng nhất
về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình kinh doanh đó như: chất lượng hàng
hóa, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách thức bày trí cơ sở kinh doanh; việc sử

dụng nhãn hiệu hàng hóa; biểu tượng kinh doanh, tên thương mại của Bên nhượng
quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng phục của nhân viên; các ấn phẩm của
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

8

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong các mắt xích của một hệ thống nhượng
quyền thương mại chỉ có thể được bảo đảm khi giữa Bên nhượng quyền và Bên
nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại
quan hệ nhượng quyền thương mại.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền
thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương mại.
kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu, đào tạo
nhân viên của Bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh và phát
triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên hỗ trợ kỹ
thuật, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền đối với những ứng dụng mới chung
cho cả hệ thống.
Việc cung cấp một cách thức kinh doanh, đào tạo nhân viên vừa là nghĩa vụ
vừa là quyền của Bên nhượng quyền. Ngược lại, được cung cấp một cách thức kinh
doanh và buộc phải thực hiện theo cách thức ấy cũng là quyền và là nghĩa vụ của
Bên nhận quyền. Chính điều này tạo nên mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Bên
nhượng quyền và Bên nhận quyền.
Thứ tư, luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành
công việc của Bên nhận quyền
Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động

kinh doanh của Bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới thừa
nhận. Theo đó, Bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực
hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền
đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực
tế nếu như Bên nhượng quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành
kinh doanh của Bên nhận quyền. Quyền năng này của Bên nhượng quyền đã thực
sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng tính thống nhất của hệ
thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
1.1.3 Sự hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của phương thức kinh doanh
nhượng quyền thương mại đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17 – 18 tại Châu Âu.
Tuy nhiên hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại)
được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19,
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

9

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
khi mà nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh
doanh đầu tiên cho đối tác của mình9.
Giai đoạn từ sau năm 1945 ( khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc), chính là
móc thời gian đánh dấu sự phát triển rực rỡ của phương thức kinh doanh “nhượng
quyền thương mại”, với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và
các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ
tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống
kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, “nhượng quyền thương mại”

đã trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành với những thành công lớn không
chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những Quốc gia phát triển như Anh, Pháp… Sự lớn mạnh
của những tập đoàn xuyên Quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong
lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn – nhà hàng đã góp phần “truyền bá”
và phát triển “nhượng quyền kinh doanh” trên khắp thế giới.
Ngày nay, Franchise đã có mặt tại hơn 160 nước trên thế giới, riêng tại Châu
Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.
Riêng ở Anh, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động tăng trưởng
nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32,000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh
thu mỗi năm 8.9 tỷ bảng Anh, thu hút một khoảng lao động khoảng 317,000 lao
động và chiếm 29% thị phần bán lẻ10.
Tại Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại có khoảng 54,000 cửa hàng,
đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho người lao động.
Tại Thái Lan, số hợp đồng nhượng quyền tăng rất nhanh, trong đó có tới 67%
thuộc khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số vốn ban đầu cho mỗi hợp đồng là
20,000 – 65,000 USD. Năm 2004, nhượng quyền thương mại ở Thái Lan đạt doanh
số 25 triệu Baht, năm 2005 tăng 10% và tăng rất nhanh cho các năm tiếp theo. Tại
Nhật Bản, nhượng quyền thương mại phát triển mạnh từ năm 1996, đến năm 2004
đã có 1,074 hệ thống nhượng quyền thương mại và 220,710 cửa hàng kinh doanh
theo hình thức nhượng quyền thương mại, doanh thu từ hệ thống này này khoảng
150 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm 7%.
9

Nguồn nhuong quyen, Lịch sử phát triển Franchise, có thể truy cập tại:
/>10

Nguồn nhuong quyen, Lịch sử phát triển Franchise, có thể truy cập tại:
/>
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân


10

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Một số kết quả thực sự ấn tượng của hệ thống này mang lại trên thế giới:
doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền trên toàn thế giới năm 2000 đạt
1,000 tỷ USD với khoảng 320,000 doanh nghiệp từ các ngành khác nhau. Nếu so
với GDP của Việt Nam cùng năm thì hệ thống này gấp trên 28 lần và còn có dấu
hiệu vượt hơn nữa trong những năm gần đây. Tại Mỹ, hoạt động nhượng quyền
chiếm khoảng 40% tổng mức bán lẻ, thu hút được trên 8 triệu người lao động tức là
1/7 tổng lao động của Mỹ và có hơn 550,000 cửa hàng nhượng quyền và cứ 8 phút
lại có một cửa hàng nhượng quyền mới ra đời11.
Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia
đã có chính sách khuyến khích phát triển Franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên
luật hóa franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp
kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như
Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý… cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc
đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong
việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiêng cứu chính
sách về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế.
Riêng tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động
của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất
yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan
đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992,
Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh
doanh nhượng quyền thương mại (Franchise development program) với mục tiêu
gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng

quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore,
quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy,
phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y
tế, du lịch, khách sạn – nhà hàng… Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính
phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc
nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế.
Trung Quốc đang trở thành thị trường tiềm năng của các thương hiệu nước
ngoài như: Mc Donald’s, KFC, Hard Rock Cafe, Chili’s…đồng thời đây là cứ địa
11

Nguyễn Khánh Trung, Nhượng quyền thương mại: Lịch sử, hiện tại và tương lai, có thể truy cập tại:
/>
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

11

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
đầu tiên để các tập đoàn này bán franchise ra khắp Châu Á. Thông qua đó, hoạt
động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc trở nên ngày càng phát triển,
Chính phủ Trung Quốc đã thay đổi thái dộ từ e dè chuyển sang khuyến khích, nhiều
thương hiệu đang được “đánh bóng” trên thị trường quốc tế thông qua các cuộc mua
bán, sáp nhập nhằm chuẩn bị cho kế hoạch đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền ra
bên ngoài, được xem là một trong những động thái quan trọng để phát triển nền
kinh tế vốn đang rất nóng của Trung Quốc.
Ngày nay, nhiều tổ chức phi chính phủ với tôn chỉ thúc đẩy phát triển, hỗ trợ
và quảng bá hoạt động Franchise đã được thành lập. Điển hình là Hội đồng Nhượng

quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council), ra đời vào năm 1994, có
thành viên là các hiệp hội franchise của nhiều quốc gia. Ngoài ra còn có một tổ
chức uy tín và lâu đời nhất là Hiệp hội nhượng quyền thương mại Quốc tế
(Internationnal Franchise Association) được thành lập năm 1960, có khoảng 30,000
thành viên bao gồm các doanh nghiệp bán, mua franchise. Thông qua các tổ chức
này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế của các quốc gia đã
được thực hiện như: Tổ chức các hội chợ franchise quốc tế; Xây dựng niên giám
franchise khu vực và trên toàn thế giới; Hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên
ngành và các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp
quan tâm đến franchise…; Tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh
doanh franchise.
1.2 Khái quát chung về hợp đồng nhượng quyền thương mại
1.2.1 Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng giống như các loại hợp đồng thông
thường khác, là sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt
động nhượng quyền và cũng chính là căn cứ, cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể
sẽ phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Theo Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (the US Federal Trade
Commission - FTC), khái niệm một hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp
đồng theo đó Bên giao:
- Hỗ trợ đáng kể cho Bên nhận trong việc điều hành doanh nghiệp hoặc kiểm
soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của Bên nhận.
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

12

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng



Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Li – xăng nhãn hiệu cho Bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo
nhãn hiệu hàng hóa của Bên giao
- Yêu cầu Bên nhận thanh toán cho Bên giao một khoản phí tối thiểu.
Đối với Việt Nam, thì hợp đồng nhượng quyền thương mại được quy định ở
điều 285 Luật Thương mại 2005 và được cụ thể hóa theo quy định của Nghị định số
35/2006/NĐ-CP, hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng trong đó Bên
nhượng quyền có nghĩa vụ trao quyền thương mại và cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật
đối với việc kinh doanh quyền thương mại cho Bên nhận quyền, và Bên nhận quyền
có nghĩa vụ thanh toán cho Bên nhượng quyền. Bên nhận quyền có thể tiếp tục
chuyển nhượng quyền thương mại cho người khác nếu hợp đồng nhượng quyền
thương mại đã có thỏa thuận hoặc người đã chuyển quyền thương mại đồng ý cho
chuyển tiếp. Như vậy, có thể hiểu, trên phương diện pháp luật, hợp đồng nhượng
quyền thương mại là loại hợp đồng được các thương nhân ký kết trong quá trình
thực hiện hoạt động thương mại, cụ thể là thực hiện hoạt động nhượng quyền
thương mại. Vì vậy, hợp đồng này phải có những đặc điểm chung của hợp đồng
được quy định ở chương VI của Bộ luật Dân sự năm 2005 hay nói cách khác là hợp
đồng nhượng quyền thương mại phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật dân sự
đặt ra đối với một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng quát, hợp
đồng nhượng quyền thương mại chính là thoả thuận giữa Bên nhượng quyền và Bên
nhận quyền về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động
nhượng quyền thương mại. Về cơ bản, hợp đồng nhượng quyền thương mại thể hiện
bản chất của giao dịch nhượng quyền thương mại như được quy định tại Điều 284
Luật Thương mại 2005.
1.2.2 Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nói tới nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại, không thể không
nói tới đối tượng của hợp đồng loại này. Đây là lợi ích mà các bên trong quan hệ
nhượng quyền đều hướng tới, đó chính là “quyền thương mại” (bao gồm: tên
thương mại, công nghệ, bí quyết kinh doanh, quy trình kinh doanh, nhãn hiệu hàng

hoá, tài liệu hướng dẫn...) mà các bên thoả thuận trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại.
Ở các nước khác nhau, với cái nhìn không đồng nhất về hoạt động nhượng
quyền thương mại, “quyền thương mại” mà một thương nhân có thể đem nhượng

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

13

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
cho một thương nhân khác có nội dung rộng, hẹp khác nhau. Một số nước cho rằng,
đối tượng của nhượng quyền thương mại chỉ là việc sử dụng tên thương mại, kiểu
dáng thiết kế của hàng hoá, trong khi đó một số nước khác lại mở rộng đối tượng
của nhượng quyền thương mại là tất cả những quyền hợp pháp liên quan thiết thân
tới hoạt động thương mại của một thương nhân. Tuy nhiên, xu hướng phát triển của
thương mại quốc tế chỉ ra rằng, khái niệm về đối tượng của hoạt động nhượng
quyền thương mại sẽ ngày càng được mở rộng trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang
diễn ra ngày một sôi động. Lúc đó “quyền thương mại” không chỉ là một phép cộng
đơn giản của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà cao hơn, đó là sự kết hợp
toàn diện tất cả các yếu tố ấy trong một thể thống nhất không phân tách.
Có thể nói, chỉ có cách hiểu như trên về đối tượng của hợp đồng nhượng
quyền thương mại mới nói lên được bản chất của quan hệ thương mại đặc biệt này.
Xuất phát từ bản chất của “quyền thương mại”, khi giao kết hợp đồng nhượng
quyền thương mại, các bên cần thiết phải cân nhắc những yếu tố sẽ được nhắc đến
và kết hợp trong “quyền thương mại”. Đối với những quốc gia mà pháp luật thương
mại chưa đưa ra được một định nghĩa cụ thể về “quyền thương mại”, các bên chủ

thể trong quan hệ sẽ là những người xác định nội hàm của “quyền thương mại” cho
từng hợp đồng cụ thể. Đó chính là việc liệt kê những đối tượng được đưa vào gói
quyền thương mại. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp lý, pháp luật sẽ hỗ trợ các bên
trong việc làm cho định nghĩa của các bên sáng tỏ hơn thông qua việc quy định về
tính kết hợp của các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà các bên đã liệt kê ra
trước đó.
1.2.3 Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại
Do tính chất phức tạp và quy định nhiều vấn đề của hợp đồng nhượng quyền
thương mại mà pháp luật và các quy định của hiệp hội nhượng quyền các nước đều
yêu cầu hợp đồng nhượng quyền phải lập thành văn bản. Điều 285 Luật Thương
mại 2005 của Việt Nam quy định: “hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được
lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Trong
đó, các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Có thể nói,
hoạt động nhượng quyền thương mại là một hoạt động mới mẻ ở Việt Nam. Dưới
góc độ pháp lý, trước năm 2005, hầu như chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập
một cách trực tiếp tới nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, sự phức tạp của
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

14

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
hoạt động này đã đặt pháp luật trước một nghĩa vụ là bảo vệ tối đa quyền lợi hợp
pháp của các thương nhân. Quy định rõ ràng về hình thức của hợp đồng nhượng
quyền thương mại, bắt buộc các bên chủ thể phải thể hiện loại hợp đồng này dưới
dạng văn bản cũng chính là một trong những cách thức bảo vệ các thương nhân

khỏi những rủi ro có thể xảy ra khi mà những thương nhân này chưa có nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.
1.3 Khái quát chung về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Như đã trình bày ở trên, các quyền sở hữu trí tuệ là một phần cấu thành nên hệ
thống nhượng quyền thương mại, như vậy trong hoạt động nhượng quyền thương
mại có liên quan tới các quyền sở hữu trí tuệ. Chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ
là một phần cần được chú trọng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Có
nhiều quyền sở hữu trí tuệ có liên quan trong hoạt động nhượng quyền thương mại,
trong khuôn khổ của bài viết này, xin được trình bày về ba quyền sở hữu trí tuệ gắn
bó với hoạt động nhượng quyền thương mại nhất đó là: nhãn hiệu, tên thương mại
và bí mật kinh doanh.
1.3.1 Một số khái niệm về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
1.3.1.1 Khái niệm nhãn hiệu
Nhãn hiệu đã có từ rất xa xưa, trước cả khi con người có sự trao đổi hàng hóa
với nhau trên thị trường. Người Ấn Độ đã chạm khắc chữ ký khảm trên đồ kim
hoàn mỹ nghệ, người Trung Quốc đã viết trên đồ gốm, sứ để xuất khẩu, người Nhật
Bản đã đóng những con dấu trên giấy viết.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: nhãn hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu,
biểu tượng hoặc hình vẽ, kiểu thiết kế…hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định
và phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với
hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
InterBrand – Một công ty tư vấn nhãn hiệu hàng đầu, lại định nghĩa theo cách
sau: “nhãn hiệu là tổng hợp các thuộc tính vô hình và hữu hình được biểu trưng hóa
trong một thương hiệu, mà thông qua đó, nếu được quản trị phù hợp, sẽ tạo ảnh
hưởng và tạo ra giá trị”.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

15


SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng lần đầu tiên trong một văn bản
pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là Công ước Paris năm 1883.
Công ước Paris bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp riêng biệt là: nhãn
hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ; tên thương mại; chỉ dẫn nguồn gốc, tên gọi
xuất xứ hàng hóa; kiểu dáng công nghiệp; sáng chế; mẫu hữu ích; chống cạnh tranh
không lành mạnh.
Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp
các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn
hiệu. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các
yếu tố hình học và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó
phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu”. Khái niệm này, chỉ ra một số đặc
điểm của nhãn hiệu. Thứ nhất, đó phải là một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu.
Các dấu hiệu đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố
hình học và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó. Thứ
hai, các dấu hiệu đó có thể là dấu hiệu nhìn thấy được, cũng có thể là bất kỳ dấu
hiệu nào có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Thứ ba, các dấu hiệu đó phải có
khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc
dịch vụ của các doanh nghiệp khác. Có thể nói, đây là một khái niệm mang tính
khái quát cao và mềm dẻo trong pháp luật quốc tế. Còn ở các quốc gia khác nhau thì
tùy thuộc vào điều kiện Kinh tế - xã hội khác nhau của từng nước mà đưa ra khái
niệm nhãn hiệu phù hợp.
Châu Âu bao gồm nhiều quốc gia khác nhau nên có sự khác nhau trong luật về
nhãn hiệu của các quốc gia thành viên. Do sự khác nhau này và sự ảnh hưởng của

nó đến thị trường chung Châu Âu nên cần thiết phải có sự điều chỉnh hài hòa ở cấp
độ cộng đồng. Chỉ thị 89/104/EEC3 của cộng đồng Châu Âu là chỉ thị đầu tiên quy
định các vấn đề về nhãn hiệu ở cấp độ cộng đồng. Mục đích của chỉ thị này là nhằm
đảm bảo điều kiện đăng ký nhãn hiệu hài hòa ở tất cả các nước thành viên trong
cộng đồng chung Châu Âu và để đảm bảo hiệu lực cao hơn về sự hài hòa trong cộng
đồng, Quy định 40/944 đã được thiết lập. Các vấn đề về nhãn hiệu trong quy định
này được áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Định nghĩa về nhãn hiệu
được quy định giống nhau ở điều 2 Chỉ thị 89/104 và điều 4 Quy định 40/94 như
sau: “ Một nhãn hiệu cộng đồng có thể gồm bất kỳ dấu hiệu nào được trình bày một
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

16

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
cách rõ ràng và chi tiết (represented graphically), đặc biệt là các từ, bao gồm tên
riêng, các phác họa hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng của hàng hóa hoặc của bao
bì sản phẩm, với điều kiện là những dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng
hóa hoặc dịch vụ của chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh
doanh khác”. Theo định nghĩa này, nhãn hiệu phải đáp ứng ba điều kiện. Thứ nhất:
“là dấu hiệu”; thứ hai: “được trình bày rõ ràng và chi tiết” và thứ ba: “có khả năng
phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể
khác”. Ở điều kiện thứ nhất, “bất kỳ dấu hiệu nào” được hiểu rất rộng. Việc sử dụng
từ “bất kỳ dấu hiệu” làm cho định nghĩa Nhãn hiệu “mềm dẻo và không giới hạn”.
Mặc dù định nghĩa trên đưa ra hàng loạt các dấu hiệu như các từ bao gồm tên riêng,
chữ cái, chữ số hoặc hình dáng của hàng hóa hoặc của bao bì sản phẩm nhưng
chúng không phải là giới hạn. Đây chỉ là những dấu hiệu thường được sử dụng để

các chủ thể chỉ ra hàng hóa, dịch vụ của mình. Trên thực tế, có rất nhiều các dấu
hiệu khác biệt không nằm trong các dấu hiệu đã liệt kê và vẫn được đăng ký. Mặc
dù không được quy định cụ thể nhưng dấu hiệu có thể bao gồm cả khẩu hiệu, âm
thanh, mùi vị…Tuy nhiên, để được đăng ký là nhãn hiệu, dấu hiệu phải “được trình
bày rõ ràng và chi tiết”. Mục đích của điều kiện này là nhằm chỉ ra nhãn hiệu là gì.
Hay nói cách khác, nhãn hiệu được nhận thức như thế nào. Một nhãn hiệu có thể
được nhận thức bởi một hay vài, thậm chí cả năm giác quan. Chẳng hạn như nhãn
hiệu mùi cỏ tươi mới cắt cho bóng tennis, tiếng nhạc chuông của hãng điện thoại
NOKIA, nhãn hiệu âm thanh là tiếng bíp bíp cho phương tiện truyền thanh ở Anh,
nhãn hiệu là hình ảnh không gian ba chiều chai của COCACOLA,…
Luật nhãn hiệu Hoa Kỳ được điều chỉnh bằng đạo luật Lanham. Khác với luật
Châu Âu, đạo luật Lanham định nghĩa riêng biệt hai loại nhãn hiệu: nhãn hiệu hàng
hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo đoạn 1127 đạo luật Lanham, nhãn hiệu hàng hoá
được giải thích như sau: “Thuật ngữ nhãn hiệu hàng hóa bao gồm bất kỳ từ, tên gọi,
biểu tượng hay hình vẽ hoặc sự kết hợp giữa chúng mà:
(1) được sử dụng bởi một người, hoặc
(2) được một người có ý định chân thành là sử dụng nó trong thương mại và
xin đăng ký theo quy định tại luật này để xác định và phân biệt hàng hoá của người
đó, bao gồm cả các hàng hóa đặc chủng, với hàng hoá được sản xuất hoặc được bán
bởi những người khác và chỉ ra nguồn gốc của hàng hoá thậm chí cả khi không xác
định được nguồn gốc đó.”
GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

17

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

Định nghĩa này kết hợp hai chức năng khác nhau của nhãn hiệu: thứ nhất, chỉ
ra nguồn gốc của hàng hoá và thứ hai là phân biệt hàng hoá của chủ thể này với
hàng hoá của chủ thể khác. Hoa Kỳ cũng quy định cho các dấu hiệu dễ dàng nhận ra
như từ ngữ, tên gọi, biểu tượng, khẩu hiệu… là nhãn hiệu theo truyền thống thông
thường. Tuy nhiên, dần dần, Hoa Kỳ đã mở rộng bảo vệ các loại nhãn hiệu không
dễ dàng được nhận ra, chẳng hạn như hình dạng sản phẩm, mầu sắc, âm thanh, mùi
thơm… Mục 1052 đạo luật Lanham quy định một nhãn hiệu sẽ được đăng ký vào
hệ thống đăng ký gốc nếu nó có khả năng phân biệt hàng hoá của chủ thể này với
hàng hoá của chủ thể khác trừ khi nó bị ngăn cấm bởi các quy định của pháp luật:
“Không có nhãn hiệu nào mà hàng hoá của người nộp đơn có khả năng phân biệt
hàng hoá của những người khác lại bị từ chối đăng ký vào hệ thống đăng bạ gốc,
trừ…”. Như vậy, theo tinh thần của điều luật, bất kỳ dấu hiệu nào có khả năng phân
biệt không rơi vào các trường hợp bị từ chối đều có thể được đăng ký là nhãn hiệu.
Như vậy, theo các văn bản pháp luật quốc tế cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ cũng như pháp luật của cộng đồng Châu Âu và pháp luật Mỹ, “nhãn hiệu hàng
hoá” là một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ và thuật ngữ “nhãn hiệu
hàng hoá” được dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất,
kinh doanh khác nhau.
Còn ở Việt Nam, nhãn hiệu được định nghĩa “là dấu hiệu dùng để phân biệt
hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Và nhãn hiệu được bảo hộ
được quy định tại điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ như sau: “nhãn hiệu được bảo hộ nếu
đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể
cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”
Như vậy, một nhãn hiệu có thể được bảo hộ nếu đáp ứng được hai điều kiện.
Thứ nhất, dấu hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này hẹp hơn quy định của
TRIPs “bất kỳ dấu hiệu nào”. Điều này có nghĩa rằng, các dấu hiệu như âm thanh,

mùi vị… không thể được đăng ký là nhãn hiệu theo quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam. Thứ hai, “khả năng phân biệt” là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

18

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


Pháp luật Việt Nam về chuyển giao một số đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
trong hợp đồng nhượng quyền thương mại
Đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Đặc điểm này là đặc điểm chung của
nhãn hiệu và do đó, nó giống với các điều ước quốc tế cũng như luật về nhãn hiệu
của các nước trên thế giới.
1.3.1.2 Khái niệm tên thương mại
Tên thương mại là tên gọi dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt
hoạt động kinh doanh của chủ thể này với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác.
“Pháp luật nhiều nước quy định các nhà kinh doanh có quyền tự do lựa chọn bất cứ
dấu hiệu nào làm tên thương mại cho mình. Nhà kinh doanh có thể sử dụng tên
riêng của mình, nhưng cũng có thể lựa chọn một cái tên hư cấu nào đó. Nguyên tắc
“tự do lựa chọn” này tồn tại ở Anh, Mỹ, Nhật và một loạt các nước có hệ thống
pháp luật xây dựng dưới sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật các quốc gia nêu trên.
Tuy vậy, cũng có một số hạn chế nhất định đối với việc lựa chọn tên thương mại.
Chẳng hạn như hạn chế hoặc không được sử dụng một số từ hay cụm từ (ví dụ:
“hoàng gia”, “quốc tế”,…) hoặc bắt buộc phải đưa thêm vào thành phần tên thương
mại những chỉ dẫn về tính chất, phạm vi trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (ví dụ:
“trách nhiệm hữu hạn”, “cổ phần”, “hợp danh” v.v.).”12
“Theo luật của hầu hết các nước Châu Âu và những nước ảnh hưởng của hệ
thống pháp luật này thì yêu cầu các chủ thể kinh doanh là cá nhân lựa chọn tên

thương mại theo nguyên tắc “chân lý”, không cho phép tự do lựa chọn tên thương
mại, bắt buộc phải tiến hành công việc kinh doanh dưới tên riêng của chính mình.
Bằng cách đó đã xuất hiện một số tên thương mại danh tiếng như: SIMENS,
ERICSON… Những yêu cầu tương tự cũng được đưa ra đối với công ty hợp danh:
Tên thương mại của các chủ thể này cần phải bao gồm tên thật của tất cả các thành
viên sáng lập công ty hoặc tên thật của ít nhất một thành viên với việc bổ sung thêm
từ “…và công ty (company)”. Nguyên tắc “chân lý” không được nêu ra một cách
nhất quán bởi khi công ty được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới thì tên thương
mại cũ cũng có thể được chuyển giao. Nguyên tắc “chân lý” không áp dụng đối với
những liên kết tư bản khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần ….
Nhưng tên thương mại của chúng nhất thiết phải nêu được phạm vi hoạt động và
loại hình tổ chức. Nếu tên thương mại không phù hợp với bản chất thực của công ty

12

Nguyễn Thị Quế Anh, Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế
giới,Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Chuyên san kinh tế - Luật, số 2, năm 2002, trang 30.

GVHD: ThS.Nguyễn Mai Hân

19

SVTH: Trần Thị Chúc Phượng


×