Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.93 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THÚY CẦU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Lê Thúy Cầu
Lớp: Cao học Luật, khóa 1 - Kon Tum

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi với sự
hướng dẫn của TS. Phan Anh Tuấn.
Các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được nêu rõ nguồn gốc. Các kết quả
trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình
khoa học nào trước đây.
Tác giả luận văn


Lê Thúy Cầu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

Bộ CA

Bộ Cơng an

Bộ TP

Bộ Tư pháp

CA

Cơng an

CP

Chính phủ

KSND


Kiểm sát nhân dân



Nghị định

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự


TTLT

Thơng tư liên tịch

Viện KSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XPHC

Xử phạt hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU “DÙNG HUNG KHÍ NGUY HIỂM” TRONG TỘI
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA
NGƯỜI KHÁC ........................................................................................................ 7
1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ............................................................................................................ 7

1.2. Những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng tình tiết “dùng hung
khí nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác ................................................................................................... 13
1.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm”
trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
............................................................................................................................. 21
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2. DẤU HIỆU “DÙNG THỦ ĐOẠN CÓ KHẢ NĂNG GÂY NGUY
HẠI CHO CHO NHIỀU NGƯỜI TRỞ LÊN” TRONG TỘI CỐ Ý GÂY
THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI
KHÁC..................................................................................................................... 26
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “dùng thủ đoạn có
khả năng gây nguy hại cho cho nhiều người trở lên” trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ........................... 26
2.2. Những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng tình tiết “dùng thủ
đoạn có khả năng gây nguy hại cho cho nhiều người” trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ........................... 29
2.3. Giải pháp nhằm áp dụng đúng tình tiết “dùng thủ đoạn có khả năng gây
nguy hại cho nhiều người” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ............................................................................ 31
Kết luận Chương 2 ................................................................................................ 36


KẾT LUẬN ............................................................................................................ 37
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 30 năm đổi mới từ năm 1986 đến nay, đất nước ta đã đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên mọi mặt của đất nước. Song song với
việc phát triển kinh tế - xã hội, Đảng, Nhà nước ta cũng luôn quan tâm đến công tác
đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhằm ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tội
phạm hình sự xảy ra. Với nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền cơng dân, bảo vệ quyền
bình đẳng giữa các đồng bào dân tộc, bảo vệ lợi ích Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật
tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội, đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân
theo pháp luật, đấu tranh chống tội phạm và phịng ngừa chung” (Điều 1 BLHS
năm 2015), Bộ luật hình sự năm 2015 có vai trị quan trọng trong việc bảo vệ, đấu
tranh phòng chống những hành vi xâm phạm quyền con người cơ bản nhất là tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thông qua quy định tại Chương
XIV trong đó có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác (Điều 134 BLHS năm 2015).
Trong những năm gần đầy, dưới ảnh hưởng, tác động của nhiều nguyên nhân
khác nhau, các loại tội phạm và đặc biệt có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác đã diễn ra hết sức phức tạp và ngày càng liều lĩnh
trên phạm vi cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Kon Tum nói riêng. Tính 05 năm trở
lại đây từ năm 2013 đến 2017, các loại tội phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Kon Tum
tổng cộng 9.253 vụ1. Trong đó, số vụ phạm tội cố ý gây thương tích và số người
tham gia thực hiện tội phạm nhiều thường đứng thứ nhất, thứ nhì so với các loại tội
phạm đã xảy ra trong năm. Đơn cử như năm 2013 thụ lý và giải quyết 70/1,585 vụ,
133 bị cáo2; năm 2014 có 96/1,939 vụ, 200 bị cáo3; năm 2015 có 75/1,904 vụ, 156
bị cáo4; năm 2016 có 96/1,910 vụ, 202 bị cáo; năm 2017 có 97/1,914 vụ, 206 bị cáo.
Trong thực tiễn xét xử nhiều vụ án về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác có liên quan đến dấu hiệu “dùng hung khí nguy
1


Số liệu trong các báo cáo Công tác xét xử các năm 2013 - 2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.
Báo cáo Công tác xét xử năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015 (Tại kỳ họp thứ 5-HĐND tỉnh
khóa X) của Ngành Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.
3
Báo cáo Công tác xét xử năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.
4
Báo cáo Công tác xét xử năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum.
2


2
hiểm” hoặc “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” cho thấy nhiều vướng
mắc, bất cập như: thực tế cịn có cách hiểu chưa thống nhất về tình tiết này, điều đó
ảnh hưởng trong việc áp dụng đúng các tình tiết này khiến cho các cơ quan tiến
hành tố tụng nói chung lúng túng, áp dụng chưa thống nhất các quy định của Bộ
luật hình sự, các văn bản dưới luật trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử.
Do đó, việc nghiên cứu những vướng mắc, bất cập trong qui định và thực tiễn
áp dụng các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai
người trở lên” của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong tình hình mới và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Dấu hiệu dùng hung khí nguy
hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam” làm
Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu về “Dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy
hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam” cũng đã được phân tích nội dung
trong các cơng trình nghiên cứu sau:

- Các Giáo trình Luật hình sự của các cơ sở đào tạo như: Trường Đại học Luật
Hà Nội (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), Giáo trình Luật hình
sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,
TP.HCM; Lê Cảm (Chủ biên) (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam-Phần Các
tội phạm, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia, Hà
Nội; Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2012), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần
Các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội... Những giáo trình nêu trên có nội
dung chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân tích dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc
thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam theo quan
điểm cá nhân của các tác giả. Đây là tài liệu quan trọng cho luận văn tham khảo khi
nghiên cứu dấu hiệu này.


3
- Sách “Bình luận Bộ luật hình sự - Phần các tội phạm”, trong Chương các
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật
hình sự (năm 1999) của tác giả Đinh Văn Quế (chủ biên)5. Tác giả Đinh Văn Quế
chủ yếu phân tích và bình luận về dấu hiệu pháp lý của các tội phạm trong đó có
dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở
lên trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Luận văn Thạc sỹ Luật học “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khỏe của người khác trong trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phịng chống
tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Lê Thị Nga6. Trong luận văn
này, tác giả đã đề cập một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và phạm vi nghiên cứu tại địa
bàn tỉnh Thanh Hóa. Nội dung nghiên cứu của tác giả đã tạo điều kiện cho chúng tôi
hiểu rõ thêm về một số dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại sức khỏe của người khác trong đó có dấu hiệu dấu hiệu dùng hung khí nguy

hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên trong tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và thực tiễn áp dụng dấu hiệu
này từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa.
- Bài viết “Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật
hình sự” của các tác giả Bùi Văn Thịnh, Vũ Bá Xiêm7. Bài viết cho thấy vẫn còn
“kẽ hở”, bất cập trong quy định của pháp luật dẫn tới có những quan điểm, ý kiến
trái chiều cần thống nhất. Điều đó, giúp chúng tơi đánh giá về những vướng mắc
cũng như đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp hồn thiện về dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm” của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
- Bài viết “Phạm Văn Phòng - Dương Văn Hùng phạm tội cố ý gây thương
tích” của tác giả Đỗ Văn Chỉnh8. Tác giả phân tích dấu hiệu cấu thành của tội cố ý
gây thương tích hoặc hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Qua đó, giúp
5

Đinh Văn Quế (2006), Bình luận khoa học BLHS - Phần Các tội phạm, Quyển 1, NXB TP.Hồ Chí Minh.
Lê Thị Nga (1997), Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trong luật
hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ
Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội.
7
Bùi Văn Thịnh, Vũ Bá Xiêm (2014), “Một số quy định của pháp luật liên quan đến việc xác định tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự”, Tạp chí Tịa án
nhân dân, Số 18, tr.29-31
8
Đỗ Văn Chỉnh (2013), “Phạm Văn Phòng - Dương Văn Hùng phạm tội cố ý gây thương tích”, Tịa án nhân
dân, Số 15, tr. 27-29
6


4

chúng tôi xác định rõ ràng hơn về định tội danh, định khung hình phạt và quan
điểm, cách hiểu khác nhau về các dấu hiệu của tội này trong đó có các dấu hiệu
“dùng hung khí nguy hiểm” hoặc “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên”
và có cái nhìn tồn diện làm cơ sở cho Luận văn khi nghiên cứu dấu hiệu này.
Nhìn chung, các cơng trình trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau liên
quan đến các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ
hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo Luật hình sự Việt Nam. Đây là những tư liệu quý để chúng tôi
tham khảo cũng như lựa chọn vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận văn của mình.
Tuy nhiên, các tài liệu này cũng chỉ ra các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”,
“thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cịn có những cách hiểu chưa thống nhất
địi hỏi cần phải hướng dẫn để hiểu thống nhất dấu hiệu này để đảm bảo yêu cầu của
nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự. Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến
việc định khung hình phạt khi áp dụng các dấu hiệu này trên thực tế tuy có đề cập
nhưng chưa được nghiên cứu chi tiết.
Ở cấp độ một Luận văn Thạc sỹ Luật học, tác giả nhận thấy chưa có luận văn
thạc sỹ nào nghiên cứu chuyên sâu về các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”
hoặc “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do vậy, Luận văn là không trùng lặp
về nội dung với các luận văn thạc sỹ Luật học khác theo định hướng ứng dụng đã
công bố và có ý nghĩa thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá những bất cập, vướng mắc khi áp dụng trong
thực tiễn các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ
hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, đề tài sẽ đưa ra những kiến nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự
hoặc hồn thiện quy định pháp luật hình sự về các dấu hiệu này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:


5
- Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật các dấu hiệu “dùng hung khí nguy
hiểm” hoặc “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong việc quy định và áp dụng các quy
định của luật hình sự về các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây
nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác.
- Đưa ra những kiến nghị hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự hoặc hồn
thiện quy định pháp luật hình sự về các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” hoặc
“thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về
các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” hoặc “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai
người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác (điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015, tương ứng với điểm a khoản 1
Điều 104 BLHS năm 1999)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về các dấu hiệu
“dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong thời
gian 05 năm (2013 - 2017) trên địa bàn chủ yếu là tại các tỉnh Tây Nguyên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Trong q trình nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Luận văn nhằm làm rõ
những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng các dấu hiệu “dùng hung khí


6
nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
- Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để làm rõ những điểm giống và
khác nhau giữa dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ
hai người trở lên” với các dấu hiệu khác trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác.
- Sử dụng phương pháp thống kê để làm rõ tình hình xử lý hình sự đối với tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu và đưa ra các giải pháp dưới dạng hướng dẫn áp dụng pháp
luật một cách tương đối có hệ thống và đầy đủ về các dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” trong tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt
Nam. Do đó, nó có ý nghĩa thực tiễn trong đấu tranh phòng chống tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hiện nay ở nước ta.
Về lý luận, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, hồn thiện lý luận
về các dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm”, “thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai
người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác theo luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó, đề tài có thể làm tài liệu tham
khảo cần thiết cho các nhà khoa học, các sinh viên, học viên cao học .v.v.. chuyên
ngành luật hình sự và cán bộ thực tiễn (luật sư, kiểm sát viên, điều tra viên…) trong

nghiên cứu và công tác thực tiễn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
nội dung của đề tài được kết cấu thành 02 chương như sau:
Chương 1: Dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chương 2: Dấu hiệu “dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho cho nhiều
người trở lên” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác.


7
CHƯƠNG 1
DẤU HIỆU “DÙNG HUNG KHÍ NGUY HIỂM” TRONG TỘI
CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC
1.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác
Điều 134 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng
gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm
đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người ni dưỡng,
chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù,
đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp
hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được th;
i) Có tính chất cơn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.


8
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm
đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm
đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản

4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại
các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm
đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 6% trở lên;


9
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các
trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm
đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường

hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy
hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Theo quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 thì dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác được quy định là:
- Dấu hiệu định tội quy định tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS với cụm từ
“Dùng hung khí nguy hiểm”.
- Dấu hiệu định khung tăng nặng tại các điểm đ khoản 2, điểm d khoản 3,điểm
đ khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 134 BLHS với cụm từ “Gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ … đến … nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều này”
- Dấu hiệu của cấu thành chuẩn bị phạm tội của tội này quy định tại khoản 6
Điều 134 BLHS với cụm từ “Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy
hiểm,….”


10
Như vậy, theo như quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 thì dấu hiệu “dùng
hung khí nguy hiểm” tùy từng trường hợp cụ thể có thể là: dấu hiệu định tội, dấu
hiệu định khung tăng nặng hoặc dấu hiệu trong cấu thành chuẩn bị phạm tội của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Về mặt lý luận,
dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” được sử dụng trong ba trường hợp nêu trên
phản ánh mức độ khác nhau về tính nguy hiểm của dấu hiệu này trong sự kết hợp
với các dấu hiệu khác của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác (Điều 134 BLHS). Chẳng hạn: dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm là
dấu hiệu định tội thuộc mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn

hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS năm 2015) và trong sự kết hợp
với các dấu hiệu khác của tội này, nhất là kết hợp với dấu hiệu “gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới
11%” làm cho trường hợp phạm tội này có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội và do
đó mới cấu thành tội phạm.
Trong Bộ luật hình sự năm 1999, thì dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” cũng
được sử dụng làm dấu hiệu định tội và định khung tăng nặng của Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác (Điều 104 BLHS năm 1999)9
Như vậy, so với quy định tại Điều 134 BLHS năm 2015 thì dấu hiệu “dùng
hung khí nguy hiểm” cũng được sử dụng làm dấu hiệu định tội và định khung tăng
9

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ
11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích th;
i) Có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến
điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên

hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các
điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ
mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.


11
nặng của Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
(Điều 104 BLHS năm 1999) và chỉ khác là nó khơng được sử dụng làm dấu hiệu
trong cấu thành chuẩn bị phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác như trong Điều 134 BLHS năm 2015. Sự giống nhau này
đưa đến kết luận là các vướng mắc, bất cập khi áp dụng dấu hiệu “dùng hung khí
nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ hai người trở lên” với tư cách là dấu
hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng tại Điều 104 BLHS năm
1999 cũng có thể được sử dụng làm cơ sở thực tiễn để giải quyết các vướng mắc,
bất cập khi áp dụng dấu hiệu này tại Điều 134 BLHS năm 2015.
Vấn đề tiếp theo cần đặt ra là hiểu các khái niệm “hung khí nguy hiểm” quy
định tại Điều 134 BLHS năm 2015 như thế nào? Nếu không thống nhất về vấn đề
này thì chúng ta khơng có cơ sở để đánh giá việc áp dụng tình tiết này trên thực tiễn
để chỉ ra các vướng mắc, bất cập qua đó hồn thiện pháp luật hình sự.
Dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại Điều 134 BLHS có nội hàm
như thế nào có thể tham khảo trong các giáo trình luật hình sự của các trường đại
học, học viện, trong các sách, báo của các tác giả nghiên cứu về luật hình sự. Tuy
nhiên, trên thực tiễn, việc hiểu dấu hiệu này như thế nào lại dựa vào các văn bản
hướng dẫn của các cơ quan tiến hành tố tụng, bởi lẽ các hướng dẫn của các cơ quan
tiến hành tố tụng có giá trị pháp lý bắt buộc đối với các cơ quan tiến hành tố tụng,
còn các tài liệu khác chỉ có giá trị tham khảo. Vậy, tại thời điểm hiện nay, dấu hiệu
“dùng hung khí nguy hiểm” được các văn bản hướng dẫn như thế nào?
Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
Tối cao ngày 12-5-2006 hướng dẫn:

“Dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS
là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu
mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác.
Ví dụ: Theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối
cao thì dao nhọn là phương tiện nguy hiểm và đã được A sử dụng gây thương tích
cho B thì thuộc trường hợp “dùng hung khí nguy hiểm”.


12
Và theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số
02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân
tối cao:
2.1. “Vũ khí” là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1
Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định
số 47/CP ngày 12-8-1996 của Chính phủ).
2.2. “Phương tiện nguy hiểm” là cơng cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục
vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà
người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có
sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng cơng cụ, dụng cụ
hoặc vật đó tấn cơng người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe
của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, cơn gỗ...
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

Hiện nay, việc xác định khái niệm “vũ khí” được xác định dựa vào Luật Quản
lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ năm 2017. Theo Điều 3 của Luật
này này thì khái niệm “vũ khí được hiểu như sau:
1. Vũ khí là thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo,
sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con
người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thơ
sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ
thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân
dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ, bao gồm:
a) Súng cầm tay bao gồm: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung
liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;


13
b) Vũ khí hạng nhẹ bao gồm: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy
phịng khơng, tên lửa chống tăng cá nhân;
c) Vũ khí hạng nặng bao gồm: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe
tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng khơng, tên lửa;
d) Bom, mìn, lựu đạn, ngư lơi, thủy lơi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy
định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Súng săn là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử
dụng để săn bắn, bao gồm: súng kíp, súng hơi và đạn sử dụng cho các loại súng này.
4. Vũ khí thơ sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được
chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác,
thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
5. Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp,
được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:
a) Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn
nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Vũ khí thơ sơ quy định tại khoản 4 Điều này dùng để luyện tập, thi đấu
thể thao.
6. Vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ
cơng hoặc cơng nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất
hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con
người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như vũ khí qn dụng, súng săn, vũ khí thơ
sơ, vũ khí thể thao.
Những hướng dẫn trên về dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại
Điều 134 BLHS tuy không đủ để giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
tình tiết này nhưng cũng là cơ sở để thống nhất cách hiểu về dấu hiệu này trong thực
tiễn áp dụng.
1.2. Những vướng mắc từ thực tiễn đặt ra khi áp dụng tình tiết “dùng
hung khí nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác
Như trên đã phân tích, dấu hiệu “dùng hung khí nguy hiểm” tùy từng trường
hợp cụ thể có thể là: dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung tăng nặng hoặc dấu hiệu


14
trong cấu thành chuẩn bị phạm tội của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS năm 2015). Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự trên thực tế cho thấy việc áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy
hiểm” cịn có những vướng mắc dẫn đến giảm hiệu quả đấu tranh phòng chống loại
tội phạm này.
Các vướng mắc về xác định dấu hiệu dùng hung khí nguy hiểm trong thực tiễn
áp dụng pháp luật được thể hiện trong nội dung các bản án sau:
Vụ án thứ nhất
Bản án hình sự sơ thẩm số 73/2015/HS-ST Tịa án nhân dân Thành phố Hà
Nội ngày 13-02-2015:
Khoảng 20 giờ 00 ngày 16-7-2013, tại quán nước của chị Nguyễn Thị Lan ở

cụm 11 xã Võng Xuyên, Phúc Thọ, Hà Nội, khi nghe chị Lan nói lại anh Nguyễn
Văn Sơn cùng anh trai là Nguyễn Văn Bảo đang tìm mình, Nguyễn Văn Thích cho
rằng anh em Sơn tìm mình để đánh nên đã điện thoại cho Dương Văn Bình để cùng
tìm đánh anh Sơn...Bình về nhà lấy 01 khẩu súng bắn đạn ghém, 01 viên đạn rồi
nhờ Nguyễn Xuân Quy (Quy đang chơi ở nhà Bình) chở Bình đến nhà Thích. Tại
đây, Bình gặp Thích, Đạt và Đức. Bình, Thích bảo Quy, Đạt và Đức đợi ở nhà
Thích, cịn Bình cầm theo 01 súng, Thích mang theo 01 súng Col ổ quay tìm anh
Sơn nhưng khơng gặp. Khi Quy và Đạt đến nơi thì Bình nói với cả bọn: “Nếu gặp
thì phang ln”. Khoảng 22 giờ anh Sơn và anh Bảo đến quán của chị Nguyễn Thị
Lan thì bị Dương Văn Bình sử dụng 01 khẩu súng bắn đạn ghém, Nguyễn Văn
Thích sử dụng 01 khẩu súng Col đuổi đánh. Bình đứng phía bên kia đường cách
anh Sơn khoảng 12m dùng súng bắn một phát trúng vào người anh Sơn. Bình hơ:
“Chặn lại”. Nguyễn Xuân Quy và Tạ Văn Đạt đuổi đón đầu chặn anh Sơn. Sau đó
Thích đuổi kịp. Thích dùng tay phải đấm liên tiếp 4-5 cái và chân phải đá liên tiếp
4-5 cái vào phần bụng và phía sườn anh Sơn làm anh Sơn bị ngã xuống đường. Quy
dùng chân trái đá mạnh một cái vào khuỷu chân phải anh Sơn. Đạt đá một cái vào
đùi bên phải và đấm liên tiếp hai cái vào phần lưng của Sơn. Bình cầm súng xơng
đến để đánh anh Sơn thì bị Ninh, Chức, Mạnh giữ lại. Khi thấy anh Sơn bất tỉnh, cả
bọn cùng đi về nhà Bình, Thích đưa cho Bình khẩu súng Col để Bình cất giấu cùng
khẩu súng bắn đạn ghém. Bình, Thích, Quy, Đạt bỏ trốn khỏi địa phương.


15
- Về thương tích của anh Nguyễn Văn Sơn, tại bản kết luận giám định số:
25561C54(P6) ngày 26-9-2013 của Viện KHHS - Bộ Công an kết luận: Tỷ lệ thương
tật của anh Nguyễn Văn Sơn tại thời điểm giám định là: 14% (Mười bốn phần trăm).
- Tại bản kết luận giám định số: 2677/C54(P3) ngày 2710812013 của Viện
KHHS - Bộ Công an kết luận:
“1. Khẩu súng gửi giám định là súng được chế tạo theo kiểu ổ quay bắn được
đạn cỡ 5,6mm - Có tính năng tác dụng tương tự như vũ khí qn dụng.

2. Khẩu súng có số hiệu “ CHINA 2012 MK4” nhưng khơng có logo, nhãn hiệu
biểu tượng của nhà sản xuất nên không đủ cơ sở để xác định xuất xứ của khẩu súng.
3. Khi sử dụng khẩu súng trên bắn đạn vào cơ thể người đều có thể gây sát
thương (Chết hoặc bị thương)”.
Tại Phần xét thấy của Bản án có nhận định:
Theo các lời khai này thì Bình chĩa súng bắn xuống phía dưới chân anh Sơn,
cách anh Sơn khoảng 05-07 mét (Theo biên bản dựng lại hiện trường là 12 mét).
Hướng súng phù hợp với thương tích của anh Sơn là ở vùng chân và vết mảnh đạn
tại hiện trường vụ án. Bị cáo Bình khai khơng có mâu thuẫn thù ốn với anh Sơn và
khơng có ý thức giết anh Sơn. Lời khai của bị cáo phù hợp với diễn biến vụ án, khi
gặp anh Sơn bị cáo không bắn ngay mà dùng nòng súng đánh anh Sơn. Như vậy ý
thức chủ quan của bị cáo phù hợp với các dấu hiệu khách quan. Tỷ lệ thương tật
của anh Sơn là 14%. Với ý thức chủ quan và hậu quả gây ra thì hành vi của bị cáo
Bình là “Cố ý gây thương tích”. Từ những dấu hiệu phân tích nêu trên, xác định bị
cáo Dương Văn Bình đã phạm tội “Cố ý gây thương tích”, dùng hung khí nguy
hiểm, có tính chất cơn đồ. Tội danh và hình phạt quy định tại khoản 2, dẫn chiếu
điểm a, i khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự.
- Bị cáo Bình sau khi sử dụng súng bắn đạn ghém (Loại súng săn) đã ném khẩu
súng xuống sông, không thu hồi được nên không xử lý về hành vi tàng trữ khẩu súng
này, nhưng bị cáo Bình sau khi gây án đã cất giấu khẩu súng Col do bị cáo Thích
đưa. Khẩu súng này theo kết luận giám định có tính năng tác dụng tương tự như vũ
khí quân dụng. Như vậy bị cáo Bình cịn phạm tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng”, tội danh và hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự.


16
2. Đối với bị cáo Nguyễn Văn Thích: Bị cáo khai nhận do có hiểu lầm là anh
Sơn và anh Bảo tìm mình để đánh nên đã có hành vi rủ bị cáo Bình cùng bị cáo Quy
và Đạt đi đánh anh Sơn và anh Bảo. Bị cáo Thích có hành vi dùng tay và chân đấm
4-5 cái, đá 4-5 cái vào vùng bụng và phía sườn anh Sơn. Bị cáo có mang theo súng

Col nhưng khơng sử dụng. Như vậy bị cáo Thích đồng phạm về tội “Cố gây thương
tích” với bị cáo Bình. Bị cáo Thích cịn phạm tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân
dụng”, tội danh và hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự.
Tại phần Quyết định của Bản án:
- Áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 điều 46, khoản 2 điều 46;
Điều 50 Bộ luật hình sự.
+ Xử phạt: Dương Văn Bình 40 (Bốn mươi) tháng tù về tội “Cố ý gây thương
tích” và 36 (Ba mươi sáu) tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí qn dụng”.
Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 76 (Bẩy mươi sáu) tháng tù. Thời hạn tù tính
từ ngày tạm giam 18/8/2013.
- Áp dụng khoản 2 Điều 104; điểm b, p khoản 1 điều 46, khoản 2 điều 46;
điểm g khoản 1 điều 48; Điều 50 Bộ luật hình sự.
+ Xử phạt: Nguyễn Văn Thích 40 (Bốn mươi) tháng tù về tội “Cố ý gây
thương tích” và 36 (Ba mươi sáu) tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí qn
dụng”. Tổng hợp hình phạt của cả hai tội là 76 (Bẩy mươi sáu) tháng tù. Thời hạn
tù tính từ ngày tạm giam 18/8/2013.
Trong vụ án này, bị cáo Bình dùng súng bắn gây thương tích cho người khác
bị tịa án áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” làm tình tiết định khung tăng
nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổ hại cho sức khỏe của người khác
được quy định tại khoản 2 Điều 104 BLHS năm 1999.
Vụ án thứ hai
Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2018/HS -ST của TAND huyện Thủy Nguyên,
thành phố Hải Phòng ngày 05 - 6 - 201810 có nội dung như sau:

10

Bản án hình sự sơ thẩm số 45/2018/HS –ST của Tịa án nhân dân huyện Thủy Nguyên thành phố Hải
Phòng ngày 05/6/2018, nguồn: (truy cập
ngày 7/8/2018)



17
Khoảng 17 giờ ngày 21/01/2017, Trần Quang T ở xã H, huyện T điều khiển xe
mô tô chở Nguyễn Thị Bích đến chỗ Nguyễn Văn Tr để P địi nợ số tiền 7.200.000
đồng. Tại đây, Tr trả P 2.500.000 đồng, P bắt Tr phải trả hết số tiền còn lại. Tr
khất nợ nhưng P không đồng ý. Tr điều khiển xe mơ tơ về cầu Đ thì bị T kéo lại và
dùng tay, chân đấm đá. Cùng lúc, Phạm Bá Đ (là bạn của T) đi qua thấy T đánh Tr
nên cũng xông vào dùng tay chân đánh Tr. Được mọi người can ngăn, Đ và T
không đánh Tr nữa, Tr điện thoại cho em vợ là Phạm Thị Ph, thơng báo việc vừa bị
đánh. Sau đó, Tr điện thoại choT hẹn gặp ở quán cầm đồ 68 để nói chuyện.
Sau đó, Ph cùng chồng là Nguyễn Văn V và Lê Văn T2 đi xe ơ tơ đón Tr đến
qn cầm đồ 68. Cùng lúc, Trần Nhật L (tức "Đỏ" là em cùng bố khác mẹ với T đi
cùng Phạm Đình L, Phạm Văn N, Trần Kiều D và Nguyễn Văn V đến quán cầm đồ
68. Khoảng 18 giờ cùng ngày, Lê Văn T2, V, Tr, Ph đi đến quán cầm đồ 68. Lê Văn
T2 cầm theo 01 súng (dạng súng bắn đạn hoa cải) dài khoảng 50 cm cùng V, Tr đi
vào trong quán. Nhìn thấy T, Lê Văn T2 vừa chửi vừa cầm 01 bình cá bằng thủy
tinh trên mặt tủ trong quán ném vào tường làm vỡ bình cá. Lê Văn T2 tiếp tục chửi,
thách thức T thì Tr ơm, kéo Lê Văn T2 ra bên ngồi trước cửa quán. Lê Văn T2, Tr
nhìn thấy Trần Quang T1 đang đứng ở khu vực ngã tư chợ B trước quán tạp hóa
TH cầm 01 khẩu súng ngắn màu đen, dài khoảng 20 cm chĩa về phía mình. Lê Văn
T2 chửi bới và thách thức Trần Quang T1 nổ súng, đồng thời giơ súng về phía Trần
Quang T1. Do có quen biết với Trần Quang T1 nên Tr hơ "T1 ơi. Anh xin em" và
dùng tay ôm bụng kéo Lê Văn T2 về phía sau. Khi Tr vừa ơm Lê Văn T2 thì Trần
Quang T1 nổ súng bắn 01 phát làm đạn xượt qua mặt trước đùi phải của Tr, sau đó
trúng vào vùng mơng trái của Lê Văn T2 làm T2 bị thương ngã quỵ xuống đường.
Sau khi Lê Văn T2 bị bắn, Nguyễn Văn T cầm 01 tuýp sắt dạng tuýp xoắn dài
khoảng 70 cm, màu đen đuổi theo để đánh L, V và L từ trong qn ra khu vực vườn
phía sau qn. Khơng đuổi được L, V, L nên T bỏ lại tuýp sắt rồi đi về nhà. Lê Văn
T2 bị thương được Tr cùng mọi người đưa cấp cứu tại Bệnh viện. Sau khi nổ súng
bắn gây thương tích cho Lê Văn T2, Trần Quang T1 đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Tại Phần nhận định của tòa án:
“Hành vi mà bị cáo đã thực hiện khi Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017 chưa có hiệu lực pháp luật nhưng căn cứ Nghị quyết số
41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc Hội hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi dùng súng quân dụng (loại súng


18
Colt 45) bắn gây thương tích cho Lê Văn T2 làm giảm 37% sức khỏe vào ngày
21/01/2017 do bị cáo Trần Quang T1 thực hiện đã cấu thành tội Sử dụng trái phép
vũ khí quân dụng vi phạm khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ
sung năm 2009 và tội Cố ý gây thương tích vi phạm Điểm c Khoản 3 Điều 134 Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với tình tiết định khung tăng
nặng “dùng vũ khí” quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự như
Cáo trạng đã truy tố là có căn cứ, đúng pháp luật.”
Phần Quyết định của bản án:
Căn cứ Khoản 1 Điều 230 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm
2009); Điểm c Khoản 3 Điều 134; Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 51; Khoản 1
Điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Nghị quyết
41/2017/QH14 ngày 20/6/2017 của Quốc Hội về việc thi hành Bộ luật hình sự số
100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017; xử phạt: Trần Quang T1 12
(mười hai) tháng tù về tội Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng và 05 (năm) năm tù
về tội Cố ý gây thương tích. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là 06 (sáu)
năm tù. Thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày bị cáo bị bắt tạm giữ 13
tháng 7 năm 2017.
Trong vụ án thứ hai này, bị cáo Trần Quang T1 sử dụng súng gây thương tích
cho người khác bị Tịa án áp dụng tình tiết “dùng vũ khí” làm tình tiết định khung
tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác được quy định tại khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015.
Như vậy, từ thực tiễn áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” trong tội cố

ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 BLHS
năm 2015) tại các vụ án trên đã nảy sinh một số vướng mắc khi áp dụng tình tiết
này, đó là:
- Thứ nhất, trong cả hai vụ án nêu trên, các bị cáo đều sử dụng vũ khí để gây
thương tích cho người khác nhưng tịa án lại áp dụng các tình tiết khác nhau. Tại
bản án thứ nhất, tịa án đã áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999 và khoản 2 Điều Điều 104 BLHS năm
1999 để xử lý hình sự đối với việc Bình sử dụng súng bắn đạn ghém (loại súng săn)
để bắn anh Sơn gây thương tích 14% là đúng với quy định tại Điều 104 BLHS năm
1999 và phù hợp với hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị


19
quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán Tồ án nhân
dân tối cao. Cịn tại bản án thứ hai, Tịa án lại áp dụng tình tiết “dùng vũ khí” làm
tình tiết định khung tăng nặng của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác được quy định tại khoản 3 Điều 134 BLHS năm 2015 để xử lý
bị cáo Trần Quang T1 sử dụng súng gây thương tích cho người khác.
Vướng mắc được đặt ra là với việc quy định của điểm a khoản 1 Điều 134
BLHS “Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng
gây nguy hại cho nhiều người;” thì việc áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy
hiểm” có phù hợp nữa hay khơng, bởi vì “vũ khí”, “vật liệu nổ” đã được quy định
thành một tình tiết độc lập chứ khơng trong nội hàm của tình tiết “dùng hung khí
nguy hiểm” theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17-4-2003
của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Đây là vướng mắc từ thực tiễn
áp dụng pháp luật khi áp dụng tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” quy định tại
Điều 134 BLHS năm 2015 cần được giải quyết để có thể áp dụng đúng tình tiết này.
- Thứ hai, trong vụ án thứ hai, các bị cáo Trần Quang T1 bị áp dụng tình tiết
“dùng vũ khí” thì có bị áp dụng thêm tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” nữa hay
khơng? Bởi lẽ, nội hàm của tình tiết “dùng hung khí nguy hiểm” theo hướng dẫn tại

Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP bao gồm cả việc “dùng vũ khí”. Đây cũng là
vướng mắc cần được giải quyết để có thể áp dụng đúng tình tiết “dùng hung khí
nguy hiểm” trong tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác (Điều 134 BLHS năm 2015)
Vụ án thứ ba
Bản án hình sự sơ thẩm số 36/2018/HS-ST của TAND huyện Cao Lộc tỉnh
Lạng Sơn ngày 08-6-201811
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 05-01-2018 xảy ra vụ việc giữa hai nhóm thanh
niên dùng dao nhọn có tra cán dài khoảng 1,2m đuổi đánh nhau, gây náo loạn
đường phố N. Khi thấy nhóm của H cầm dao đi đến, nhóm thanh niên lạ, đeo khẩu
trang bỏ chạy thì có hai người trong số đó bỏ chạy bị xe ô tô hiệu Toyota BKS: 12D
- 001.4x do Lê Mạnh T đâm vào làm ngã ra đường. Một trong hai người bị đâm là
Đinh S bị thương ở vùng mặt nhưng vẫn đứng dậy bỏ chạy. Người còn lại là Trần
11

TAND huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn (2018), Bản án hình sự sơ thẩm số 36/2018/HS-ST, nguồn:
truy cập ngày 7/8/2018


×