Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phòng ngừa Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.68 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang

A. LỜI MỞ ĐẦU:............................................................................................1
B. NỘI DUNG:.................................................................................................2
I. Khái quát về luận văn:..................................................................................2
II. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm của tác giả:...............3
1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác giai đoạn 2006 – 2010:......................................4
2. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010:.....10
3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2006 -2010.....11
III. Nhận xét về cách trình bày, kết quả nghiên cứu của tác giả:
1. Nhận xét về cách trình bày của tác giả:......................................................13
2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu của tác giả:..............................................15
C. KẾT LUẬN:..............................................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................17

1


A. LỜI MỞ ĐẦU
Nếu so với Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ thì mức gia tăng tội
phạm ở Việt Nam ở mức trung bình. Tuy nhiên, tình hình tội phạm ở Việt Nam
hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, số người phạm tội là người chưa thành niên chiếm
tỷ lệ ngày càng cao. Hoạt động của tội phạm có tổ chức, đâm thuê, chém mướn, đòi
nợ thuê, trộm cướp có sử dụng “vũ khí nóng”, tội phạm sử dụng công nghệ cao,
chống người thi hành công vụ, giết người do mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân gia
tăng. Do đó, xuất phát từ vấn đề nóng của tình hình tội phạm, trên cơ sở nghiên cứu
một luận văn Thạc sĩ về tội phạm học, em xin tóm tắt và đưa ra nhận xét của cá


nhân mình về kết quả nghiên cứu của luận văn. Từ đó làm sáng tỏ “bức tranh” của
tình hình tội phạm.
Luận văn em chọn để nghiên cứu là của tác giả Vy Thị Thu Hà, “Phòng
ngừa Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Hà Nội, năm 2011.
Chuyên ngành: Tội phạm học và Điều tra Tội phạm.
Người hướng dẫn: Tiến sĩ Dương Tuyết Miên.

2


B. NỘI DUNG
I. Khái quát về luân văn:
• Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ tội phạm học. Thời
gian nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2010. Các tài liệu, thông tin mà tác giả sử
dụng là các số liệu của Công an, Tòa án, Bệnh viện đa khoa, Trung tâm giám định
pháp y tỉnh Lạng Sơn, các bản án xét xử về tội này cùng những bài báo, tài liệu
khác có liên quan đến đề tài.
• Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
+) Phương pháp luận: tác giả sử dụng lí luận chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử để tiến hành nghiên cứu đề tài của mình.
+) Phương pháp nghiên cứu: tác giả sử dụng các phương pháp: phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê và mô tả bằng bảng, biểu đồ.
• Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở đánh giá tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nguyên nhân của tội
này đưa ra dự báo và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ phải giải quyết trong luận án là:
+) Nghiên cứu, đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
+) Phân tích làm rõ nguyên nhân và cơ chế tác động làm phát sinh tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.

3


+) Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
+) Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
• Những kết quả mới của luận văn nghiên cứu:
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn dưới góc độ tội phạm học.
Luận văn đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu và các biện pháp cụ thể, có
tính khả thi trong việc phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
• Cơ cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương:
+) Chương 1: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho swusc
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn từ năm 2006 đến năm
2010.
+) Chương 2: Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
II. Tóm tắt kết quả nghiên cứu về tình hình tội phạm của tác giả:
Về tình hình tội phạm, tác giả trình bày trong Chương 1 của luận văn. Với bố

cục như sau:
CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN
HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 – 2010.
1.1. Thực trạng và diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010.
4


1.1.1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010.
1.1.2. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010.
1.1.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 -2010.
Trong chương này, tác giả tập trung phân tích bốn nội dung của tình hình tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010.
Đầu tiên tác giả đưa ra khái niệm về tình hình tội phạm: “Tình hình tội phạm
là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một
loại tội phạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và thời gian nhất định”. Sau đó
tác giả đi sâu phân tích các nội dung của tình hình tội phạm.
1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác giai đoạn 2006 – 2010:
Ở phần này, trước tiên, tác giả đưa ra khái niệm: “Thực trạng của tình hình
tội phạm là tổng hợp các số liệu về số vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực
hiện các tội đó và số người được coi là nạn nhân trên một địa bàn nhất định và
trong khoảng thời gian nhất định”.
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010, cần phải đồng thời dựa vào số liệu về tội
phạm rõ và tìm hiểu về tội phạm ẩn (vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế
đều bị phát hiện và xử lý hình sự). Trước hết, tác giả tìm hiểu về tội phạm rõ.

5


• Tội phạm rõ:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sử dụng nguồn số liệu của
cơ quan xét xử. Theo thống kê của phòng tổng hợp, Tòa án nhân dân tỉnh Lạng
Sơn, số vụ, số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 được thống kê
như sau:
Bảng 1.1. Số vụ, số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 –
2010.
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
Tổng

Số vụ
58
63
63
84
93

361

Số bị cáo
63
78
87
107
113
448

(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp, TAND tỉnh Lạng Sơn)

Qua bảng thống kê ta thấy, Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xét xử về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác năm 2006 là
58 vụ, 63 bị cáo; năm 2007 là 63 vụ, 78 bị cáo; năm 2008 là 63 vụ, 87 bị cáo; năm
2009 là 84 vụ, 107 bị cáo và năm 2010 là 93 vụ, 113 bị cáo. Như vậy, tổng số vụ và
số bị cáo, Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xét xử là 631 vụ, 448 bị cáo về
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Để làm rõ hơn “bức tranh” về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, ta so sánh số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về tội này với
một số tiêu chí sau:
+) So sánh số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ và số bị cáo bị xét xử về tội
phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
6


Bảng 1.2. So sánh số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với số vụ và số bị cáo bị xét xử
về tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.


Năm

2006
2007
2008
2009
2010
TB

Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người
khác
Số vụ
1
58
63
63
84
93
72

Số bị cáo
2
63
78
87
107
113

90

Tỷ lệ % giữa
Tội phạm nói chung

Số vụ
3
522
524
587
625
618
575

Số bị cáo
4
859
784
981
1.087
1.003
943

(1) và (3)

(2) và (4)

5
11%
12%

10.7%
13.44%
15.05%
12.6%

6
7.3%
9.94%
8.87%
9.84%
11.3%
9.5%

(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp, TAND tỉnh Lạng Sơn)

Nhìn vảo bảng 1.2, ta thấy năm 2007 và năm 2008 có số vụ phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bằng nhau nhưng số bị cáo xét
xử về tội này của năm 2008 lớn hơn năm 2007. Khi ta lấy số liệu này so sánh với
số vụ và số bị cáo đã xét xử tội phạm nói chung thì tỷ lệ cả về số vụ và số bị cáo
của năm 2007 lớn hơn số vụ và số bị cáo của năm 2008. Năm 2007 chiếm tỷ lệ xét
xử so với tội phạm nói chung là 12% số vụ, 9.94% số bị cáo và năm 2008 chiếm tỉ
lệ xét xử so với tội phạm nói chung là 10.7% số vụ và 8.87% số bị cáo, tỉ lệ này cao
dần cho đến năm 2010. Nhìn vào số vụ và số bị cáo đã xét xử về các tội phạm nói
chung, ta thấy số vụ và số bị cáo đã bị xét xử từ năm 2006 đến năm 2009 là tăng
dần và năm 2010 lại thấp hơn năm 2009. Nhưng số vụ và số bị cáo đã xét xử về tội
này nhìn chung vẫn tăng đến năm 2010.

7



+) So sánh số vụ và số bị cáo đã bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với số liệu
tương ứng trên phạm vi toàn quốc.
Bảng 1.3. So sánh số vụ, số bị cáo bị xét xử về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và toàn quốc
giai đoạn 2006 – 2010.
Năm

Trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn

Trên phạm vi toàn quốc

2006
2007
2008
2009
2010

Số vụ (1)
58
63
63
84
93

Số vụ (3)
5427
5576
5368

5970
5758

Số bị cáo (2)
63
78
87
107
113

Số bị cáo (4)
8007
8491
8325
9350
9213

Tỷ lệ % giữa
(1) & (3) (2) & (4)
1.07
0.79
1.13
0.92
1.17
1.25
1.41
1.14
1.62
1.23


(Nguồn: Số liệu từ phòng tổng hợp, TAND tỉnh Lạng Sơn, TAND tối cao)

Quan sát số vụ, số bị cáo đã xét xử ở bảng trên ta nhận thấy, số vụ và số bị cáo đều
tăng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và trên phạm vi toàn quốc từ 2006 – 2009, tăng
mạnh vào năm 2009. Đến năm 2010, trên phạm vi cả nước có xu hướng giảm cả về
số vụ và số bị cáo thì trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn tăng cả về số vụ và số bị cáo.
Điều này cho thấy, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn có xu hướng ngày càng phức tạp hơn.
+) So sánh chỉ số tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Sơn La, tỉnh Quảng Ninh
và phạm vi toàn quốc.
Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, ta cần phải tìm hiểu cả chỉ
số tội phạm. Trong luận văn của mình, tác giả nghiên cứu chỉ số tội phạm về tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác về số vụ, số bị cáo
đã xét xử trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn so với phạm vi toàn quốc, địa bàn tỉnh Sơn La
và tỉnh Quảng Ninh.
8


Bảng 1.4. So sánh chỉ số tội phạm về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Sơn La tỉnh
Quảng Ninh mà phạm vi toàn quốc.
Năm
2006
2007
2008
2009
TB

Tỉnh Lạng Sơn

Số vụ
7.99
8.65
8.62
11.46
7.34

Sô BC
8.67
10.71
11.91
14.60
9.18

Tỉnh Sơn La
Số vụ
3.77
3.52
2.16
3.69
2.63

Số BC
8.02
7.33
3.56
4.34
4.65

Tỉnh Quảng

Ninh
Số vụ
8.56
10.69
12.51
11.43
8.64

Số BC
11.00
17.73
21.23
20.32
14.06

Toàn quốc
Sô vụ
6.51
6.62
6.31
6.94
5.28

Số BC
9.61
10.08
9.78
10.87
8.07


(Nguồn số liệu từ các TAND: tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Sơn La, tỉnh Quảng Ninh và TANDTC)

Nhìn vào bảng thống kê về chỉ số tội phạm nói trên, ta thấy tỉnh Quảng Ninh có chỉ
số tội phạm cao nhất từ năm 2006 – 2009 với chỉ số trung bình là 8.64 vụ, 14.06 bị
cáo. Mặc dù không phải là một tỉnh đông dân cư như tỉnh Quảng Ninh, diện tích
cũng nhỏ hẹp hơn, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế cũng không phát triển bằng,
nhưng tỉnh Lạng Sơn có chỉ số tội phạm khác cao trung bình là 7.34 vụ và 9.18 bị
cáo. Mặt khác, so với tỉnh Sơn La và tỉnh toàn quốc thì chỉ số tội phạm của tỉnh
Lạng Sơn phổ biến hơn rất nhiều. Từ đó có thể thấy sự phức tạp của loại tội này
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây.
• Tội phạm ẩn
Số liệu trên cho ta thấy một phần của “bức tranh“ tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Một
phần “bức tranh“ của tội này chưa được làm rõ đó chính là tội phạm ẩn. Để đánh
giá tội phạm ẩn, tác giả tiến hành như sau:
Một là, theo số liệu tác giả thu thập được từ cơ quan Công an của 11 huyện,
thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh Lạng Sơn từ năm 2006 – 2010, có 765 đối tượng
đã bị khởi tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

9


khác, tuy nhiên không phải tất cả các vụ đã khởi tố nói trên đều bị đưa ra xét xử.
Trong tổng số các vụ bị khởi tố trên, có 256 trường hợp bị xử lý hành chính, không
bị xét xử về hình sự chiếm 33.5%.
Hai là, theo số liệu thống kê của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn, số người
đã nhập viện vì đánh nhau, xô xát từ năm 2006 – 2010 là 1.861 ca. Số liệu này cho
ta thấy thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác trong thực tế là cao hơn con số đã giải quyết ở Tòa an cũng như cơ
quan Cảnh sát điều tra. Như vậy, có thể thấy là số ca đi giám định tỷ lệ thương tích

ở Lạng Sơn với số vụ bị đưa ra xét xử hình sự có độ vênh nhau khá lớn.
Ba là, theo số liệu thống kê của Trung tâm giám định pháp y tỉnh Lạng Sơn,
số người đã đến để yêu cầu giám định thương tích từ năm 2006 – 2010 là 1.296 ca.
Tuy nhiên, số vụ bị xét xử hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác tong thời gian này ở Lạng Sơn chỉ là 631 vụ. Điều này
cho chúng ta hình dung ở mức độ tương đối về tội phạm ẩn của tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn.
• Thông số về nạn nhân
Nghiên cứu thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác, bên cạnh việc nghiên cứu tội phạm rõ, tội phạm
ẩn, tác giả còn nghiên cứu về thông số nạn nhân của tội phạm này.
“Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực
tiếp xâm hại, gây ra những thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc các quyền,
lợi ích hợp pháp khác.“
Do thông số về nạn nhân không có trong thống kê hình sự chính thức nên tác
giả đã dựa vào 150 Bản án HSST đã xét xử có hiệu lực pháp luật của TAND các
cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với 164 nạn nhân. Thông số về cá nhân của tội này,

10


tác giả nghiên cứu ở các khía cạnh: về nhân thân của nạn nhân; mối quan hệ nhân
quả của phạm nhân với người phạm tội; tình huống trở thành nạn nhân.
2. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010.
“Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ảnh xu hướng tăng, giảm hoặc
ổn định thương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc một nhóm tội) xảy
ra trong một khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.“
Trên cơ sở số liệu đã phân tích ở phần thực trạng, tác giả làm rõ hơn về "bức

tranh tội phạm" và cũng là cơ sở để dự đoán xu hướng vận động của tội phạm này
trong thời gian tới. Tác giả chọn năm 2006 làm gốc và so sánh với các năm tiếp
theo về số vụ và số bị cáo, ta có bảng thống kê dưới đây:
Bảng 2.1. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010.
Năm

Số vụ

2006
2007
2008
2009
2010

58 = 100 %
63 = 108,6 %
63 = 108,6 %
84 = 144,8 %
93 = 160,3 %

tăng(+)/
giảm(-)

Số bị cáo

+8,6 %
+8,6 %
+44,8 %
+60,3%


63 = 100 %
78 = 123,8 %
87 = 138,1 %
107= 169,8%
113 =179,4%

tăng
(+)/
giảm (-)

+23,8 %
+38,1 %
+69,8%
+79,4%

(Nguồn: số liệu từ phòng tổng hợp TAND tỉnh Lạng Sơn)

Ta nhận thấy từ năm 2007 đến năm 2010 tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu hướng tăng. Năm
2007 tăng 8,6 % số vụ, 23,8% số bị cáo. Năm 2008, tăng 8,6% số vụ và 38,1% số
bị cáo, tăng đột biến từ năm 2009 2010 cả về số vụ lẫn số bị cáo, năm 2009 tăng
44,8 % số vụ, 69,8 % số bị cáo, năm 2010 tăng 60, 3% số vụ, 79,6% số bị cáo vượt
quá nửa so với năm 2006. Năm 2007 và 2008 số vụ bằng nhau, nhưng số bị cáo của

11


năm 2008 cao hơn năm 2007, từ năm 2008 đến năm 2010 số vụ án tăng nhanh. Số
bị cáo so với năm gốc tăng theo hướng đi lên. Điều đó chứng tỏ việc gia tăng về số

người phạm tội trong các vụ đồng phạm của loại tội này ngày càng tăng cao.
3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2006 -2010.
Nghiên cứu cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm chính là tìm hiểu nội
dung bên trong của nó. Trước hết, tác giả nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn. Việc nghiên cứu cơ cấu này dựa trên các tiêu chí sau:
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo hình thức
phạm tội.
Bảng thống kê chính thức của Tòa án không thống kê về hình thức phạm tội.
Tác giả đã tự thống kê từ 150 Bản án HSST với 228 bị cáo. Tác giả thu được kết
quả như sau: có 107 vụ thực hiện dưới hình thức đơn lẻ chiếm tỉ lệ 71.3%, có 43 vụ
thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiểm tỉ lệ 28.7%. Qua nghiên cứu, tác giả
nhận thấy trong các hình thức đồng phạm đối với tội này thì phổ biến là đồng phạm
giản đơn; đồng phạm có tổ chức chiềm tỉ lệ thấp, không đáng kể. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên thực tế chủ yếu
được thực hiện dưới hình thức đơn lẻ với 71.3%.
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo loại tội
phạm.
Theo thống kê tác giả thu được kết quả: loại tội ít nghiêm trọng theo khoản 1
Điều 104 BLHS có 43 bị cáo phạm chiếm 18.9%; loại tội nghiêm trọng theo khoản
2 Điều 104 BLHS có 100 bị cáo phạm chiếm 43.9%; loại tội rất nghiêm trọng theo
12


khoản 3 Điều 104 BLHS có 85 bị cáo phạm chiếm 37.3%; tội đặc biệt nghiêm
trọng theo khoản 4 Điều 104 BLHS không có bị cáo nào. Qua đó cho thấy số bị cáo
bị truy tố về tội ít nghiêm trọng là ít hơn rất nhiều so với bị cáo bị truy tố về tội

nghiêm trọng và rất nghiêm trọng.
Tác giả còn nghiên cứu qua một số tiêu chí khác đó là:
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo loại chế tài
hình sự đã áp dụng.
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo đặc điểm
nhân thân của người phạm tội.
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo thời gian
phạm tội.
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo địa bàn
phạm tội.
• Cơ cấu của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 theo tiêu chí
người phạm tội có sử dụng hung khí nguy hiểm hay không sử dụng hung khí nguy
hiểm.
Từ những tiêu chí cơ cấu của tình hình tội trên, tác giả đã đưa ra những đặc
điểm đặc trưng của tình hình tội phạm, hay còn gọi là tính chất của tình hình tội
phạm.
+) Thứ nhất, hình thức thực hiện tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chủ yếu thực hiện dưới
hình thức đơn lẻ chiếm tỉ lệ 71.3%.
13


+) Thứ hai, loại tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 chủ yếu được thực
hiện là loại tội nghiêm trọng chiếm tỉ lệ đáng kể 43.9%.

+) Thứ ba, chế tài hình sự đã áp dụng cho các bị cáo chủ yếu là hình phạt tù
có thời hạn chiếm 99.2%.
+) Thứ tư, về đặc điểm nhân thân của người phạm tội phổ biến là nam giới
chiếm tỉ lệ đến 96.2% trên tổng số người phạm tội này. Người phạm tội là dân tộc
thiểu số chiếm đa số với 64% trên tổng số người phạm tội. Người phạm tội lần đầu
là phổ biến chiếm 96.7% trên tổng sô người phạm tội. Người phạm tội có độ tuổi từ
18 đến dưới 30 tuổi là phổ biến nhất chiếm tỉ lệ 65% trên tổng số người phạm tội.
Trình độ văn hóa của người phạm tội tập trung chủ yếu học đến hoặc xong cấp 2
chiếm 39.5%.
+) Thứ năm, thời gian phạm tội này từ 19 giờ đến trước 24 giờ chiếm tỉ lệ
đáng kể là 44 %.
+) Thứ sáu, phương tiện phạm tội là hung khí nguy hiểm (như dao, kiếm, mã
tấu, thanh sắt, vật sắc, nhọn bằng sắt) chiếm tỉ lệ đáng kể tới 45.3%.
III. Nhận xét về cách trình bày, kết quả nghiên cứu của tác giả:
1. Nhận xét về cách trình bày của tác giả:
Cách trình bày về bố cục của luận văn của tác giả là theo quan điểm của Tiến
sĩ Dương Tuyết Miên. Theo TS. Dương Tuyết Miên, các bộ phận hợp thành của
tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến (động
thái) của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình
tội phạm. Các bộ phận hợp thành này có hai loại:
- Thông số về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn biến
của tình hình tội phạm.

14


- Thông số về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu, tính chất của tình
hình tội phạm. Trên cơ sở cơ cấu của tình hình tội phạm sẽ cho chúng ta rút ra
những đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm – tính chất của tình hình tội
phạm.

Tác giả trình bày theo kết cấu, thứ tự đi từ các thông số về lượng rồi đến các
thông số về chất. Tuy nhiên thì kết cấu, thứ tự này lại khác hẳn so với kết cấu, thứ
tự trong Giáo trình Tội phạm học của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Theo Giáo trình Tội phạm học. tình hình tội phạm được hợp thành bởi hai
yếu tố hay hai nội dung. Đó là yếu tố thực trạng và yếu tố diễn biến. Trong đó, thực
trạng phản ánh tội phạm xét trong tổng thể tĩnh còn diễn biến phản ánh tội phạm
xét trong tổng thể động (ở đây đã có quan điểm khác với quan điểm của TS. Dương
Tuyết Miên). Nghiên cứu tình hình tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ
thực trạng và diễn biến của tội phạm. Trong đó, thực trạng là nội dung “tĩnh” và
diễn biến là nội dung “động”. Nội dung “tĩnh” bao gồm cả nội dung định lượng
(mức độ) và nội dung định tính (tính chất). Do vậy, nội dung “động” cũng bao gồm
cả “động” về định lượng và “động” về định tính.
Như vậy, thực trạng của tội phạm bao gồm thực trạng về mức độ và thực
trạng về tính chất; diễn biến của tội phạm cũng bao gồm diễn biến về mức độ và
diễn biến về tính chất.
Trong nhiều tài liệu hiện nay, diễn biến của tội phạm thường được gắn với
thực trạng của tội phạm ở khía cạnh mức độ (định lượng). Do vậy, thực trạng về
tính chất (thường được gọi là cơ cấu và tính chất của tội phạm) được trình bày sau
nội dung về diễn biến (cách trình bày này theo quan điểm của TS. Dương Tuyết
Miên và được luận văn của tác giả áp dụng). Điều này là chưa thật hợp lý vì diễn
biến của tội phạm không chỉ là diễn biến về số tội phạm cũng như số người phạm
tội. Những đặc điểm về tính chất của tội phạm cũng có thể có sự thay đổi theo thời
gian và do vậy cũng có diễn biến của nó. Việc nghiên cứu diễn biến này là cần
15


thiết. Nghiên cứu diễn biến của tội phạm không thể chỉ giới hạn là nghiên cứu diễn
biến của tội phạm đơn thuần về số lượng mà cần phải mở rộng nghiên cứu diễn
biến của tội phạm cả về tính chất. Bố cục nghiên cứu của luận văn đã hạn chế đi
hẳn phần nghiên cứu diễn biến của tội phạm về tính chất.

2. Nhận xét về kết quả nghiên cứu của tác giả:
Tác giả đã vẽ ra toàn bộ "bức tranh " về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 –
2010.
Qua nghiên cứu phân tích của tác giả cho ta thấy, thực trạng tình hình tội này
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 – 2010 ngày một tăng cao. Tuy vậy, qua
số liệu từ cơ quan công an, trung tâm giám định pháp y và bệnh viện đa khoa tỉnh
Lạng Sơn, tội phạm ẩn trên địa bàn còn khá cao. Nhìn vào bảng số liệu thống kê về
số vụ và số bị cáo từ năm 2008 đến 2010 luôn là những con số tăng lên. Điều này
chứng tỏ, khi số vụ của năm sau tăng cao hơn năm trước, thì tỉ lệ số bị cáo trong
các vụ đồng phạm tăng cao hơn, điều đó cũng có nghĩa với việc số vụ đồng phạm
của năm sau nhiều hơn so năm trước.
Với việc khảo sát và đánh giá trên nhiều phương diện về cơ cấu, tác giả rút ra
được các kết luận của tình hình của tội này trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể: tuy
số vụ thực hiện đồng phạm có tăng, song tỉ lệ số vụ thực hiện đơn lẻ phổ biến hơn,
hành vi phạm tội thường nghiêm trọng, hình phạt áp dụng phổ biến là phạt tù có
thời hạn, người phạm tội chủ yếu là nam, nghề nghiệp làm ruộng hoặc không có
nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp, phạm tội lần đầu, độ tuổi phạm tội phổ biến từ
18 đến 30 và là người dân tộc thiểu số, địa bàn phạm tội xảy ra phổ biến ở thành
phố Lạng Sơn, thời gian phạm tội chủ yếu từ trước 19 giờ đến trước 24 giờ, phương
tiện phạm tội chủ yếu là dao, các vật sắc nhọn bằng sắt, động cơ phạm tội chủ yếu
là do người phạm tội sĩ diện, ra oai vì muốn thể hiện cái tôi cá nhân.
16


Từ những kết luận đó, tác giả có cái nhìn sâu, rộng hơn về tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn để đưa ra được những nguyên nhân và giải pháp sát thực với thực tiễn về tội
này để áp dụng trên địa bàn tỉnh cũng như trên cả nước.


C. KẾT LUẬN
Để góp phần vào sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững
kỷ cương pháp luật, làm giảm đáng kể tội phạm, xây dựng môi trường lành mạnh…
như mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đã xác định thì
công tác nghiên cứu Tội phạm học cần phải xác định cho mình những nhiệm vụ rõ
ràng, có những lộ trình cụ thể. Chúng ta có thể thấy rằng nhiệm vụ của Tội phạm
học chính là những công việc phải tiến hành trong hoạt động nghiên cứu khoa học
Tội phạm học nhằm mục đích hoàn thiện hệ thống lý luận, tác động trực tiếp có
hiệu quả đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta hiện qua các thời
kỳ. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta thấy rằng Tội phạm học đã có những
bước tiến quan trọng, đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh và phòng chống
tội phạm.

17


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2012.
2. TS. Dương Tuyết Miên (chủ biên), “Giáo trình Tội phạm học”,
Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010.
3. GS-TS. Võ Khánh Vinh, “Giáo trình Tội phạm học”, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2008.
4. TS. Dương Tuyết Miên, “Tội phạm học nhập môn”, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2009.
5. Vy Thị Thu Hà, “Phòng ngừa Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”,
Luận văn Thạc sĩ Luật Học, Hà Nội, năm 2011.

18




×