Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bản tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.17 KB, 13 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội
I, MỞ ĐẦU
Phòng ngừa tội phạm là một nội dung chủ chốt của tội phạm học. Phòng
ngừa tội phạm là hoạt động hữu ích của cơ quan, các tổ chức và công dân vì an
toàn, trật tự xã hội, vì lợi ích của cộng đồng xã hội. Để thực hiện hoạt động này có
hiệu quả cần phải có những biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể, chi tiết gắn với
từng nhiệm vụ cụ thể. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, dưới đây em xin nghiên cứu một
luận văn thạc sĩ chuyên nghành tội phạm học về các biện pháp phòng ngừa tội
phạm, cụ thể là luận văn “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” năm 2011 của tác giả
Nguyễn Mạnh Hùng.
II, NỘI DUNG
1, Tóm tắt các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong Luận văn thạc sĩ
“Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bản tỉnh Quảng Ninh” – tác giả Nguyễn Mạnh Hùng.
1.1, Biện pháp về kinh tế - xã hội.
Biện pháp về kinh tế - xã hội để phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được xây
dựng trên cơ sở khắc phục, hạn chế nguyên nhân về kinh tế - xã hội làm phát sinh
loại tội này.
Thứ nhất, giải quyết tốt việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp
hiện nay.
Thứ hai, thực hiện chính sách xã hội để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo như
tạo sự bình đẳng về việc làm, thu nhập và mức sống cho mọi tầng lớp dân cư trong
tỉnh.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình kinh
doanh, dịch vụ phát triển, đồng thời phải thực hiện quản lí chặt chẽ các loại hình
kinh doanh, dịch vụ này.
Thứ tư, nâng cao năng lực quản lí tài nguyên than. Quản lí chặt chẽ các khâu
khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, kinh doanh than.
1.2, Biện pháp về văn hóa, giáo dục và phổ biến pháp luật.


*Về văn hóa
Phải quan tâm chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống
trong sáng, lành mạnh đối với mọi tầng lớp nhân dân. Nhân rộng các điển hình tiên
tiến về những tấm gương đạo đức trong sáng cao đẹp để mọi người học tập và noi
theo. Phát động các phong trào gia đình văn hóa, cụm dân cư văn hóa, khu phố văn
hóa, trường học văn hóa, cơ quan văn hóa. Tạo ra môi trường sống, học tập và làm
việc lành mạnh, mà ở đó mọi người biết quý trọng, thương yêu nhau, đùm bọc,
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

1


Trường Đại học Luật Hà Nội
nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau xây dựng một cuộc sống không có tệ
nạn xã hội và không có các hành vi vi phạm pháp luật.
Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lí nghiêm minh việc lưu hành các
loại hình văn hóa phẩm độc hại, các băng rôn hình, tranh ảnh, các trò chơi manh
tính bạo hành, làm giảm những ảnh hưởng xấu từ các loại hình văn hóa phẩm có
nội dung không tốt đối với bộ phận người dân đặc biệt là tầng lớp thanh niên, hạn
chế thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
Chú trọng thực hiện văn hóa ứng xử trong nhân dân, đây được coi là biện
pháp cần thiết và quan trọng không chỉ được thực hiện ở trong các cơ quan, tổ
chức mà còn được thực hiện trong các hộ gia đình, trong nhà trường và toàn thể xã
hội.
* Về giáo dục
Đối với giáo dục gia đình: cần xây dựng trong mỗi gia đình truyền thống đạo
đức, trong đó mọi người phải biết kính trọng, yêu thương, quan tâm, đùm bọc lẫn
nhau. Ông bà, cha mẹ, anh chị em phải là những người gương mẫu về đạo đức lối
sống để con cái tự hào, học tập, noi theo. Cha mẹ có trách nhiệm thường xuyên
quan tâm, chăm sóc, giáo dục, dỵ dỗ con cái kỹ năng sống có đạo đức, có nề nếp,

đồng thời cha mẹ cũng phải nghiêm khắc trong quản lí con cái, tránh tình trạng quá
nuông chiều, thậm chí bênh vực con cái ngay cả khi con cái có hành vi vi phạm
đạo đức, vi phạm pháp luật.
Đối với công tác giáo dục trong nhà trường: phải không ngừng bồi dưỡng về
đạo đức, lối sống, khơi gợi truyền thống tôn sư trọng đạo, phát triển toàn diện về
nhân cách cho học sinh, sinh viên. Cần quan tâm chú trọng hơn nữa đến môn học
giáo dục công dân cũng như mở các buổi sinh hoạt chuyên đề về kĩ năng sống để
học sinh điều chỉnh những hành vi của mình phù hợp với chuẩn mực đạo đức và
phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra phải tăng cường công tác quản lí học
sinh trong nhà trường và xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm kỉ luật,
tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lí, giáo dục học
sinh, sinh viên.
Đối với công tác giáo dục của các tổ chức, đoàn thể: phải tăng cường phát
huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc giáo dục các thành viên của tổ chức
không thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
*Về phổ biến pháp luật
Cần tích cực đẩy mạnh và tạo sự chuyển biến tích mạnh mẽ việc phổ biến
pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân. Muốn
làm được điều này cần thực hiện được một số nội dung sau:
Không ngừng đổi mới và đa dạng hóa các hình thức phổ biến pháp luật qua
nhiều kênh thông tin khác nhau như qua dài truyền hình, đài phát thanh, qua sách
báo, qua phiên tòa lưu động, qua các bài giảng của cán bộ tuyên truyền.
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

2


Trường Đại học Luật Hà Nội
Nâng cao chất lượng của hoạt động phổ biến pháp luật, trước khi tiến hành

các hoạt động phổ biến pháp luật cần xây dựng các phương án, kế hoạch chi tiết,
cụ thể, nội dung phổ biến phải xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi tầng lớp
nhân dân. Lồng ghép buổi phổ biến pháp luật với các chương trình văn nghệ, giải
trí để thu hút đông đảo người dân tham gia. Việc phổ biến pháp luật phải thực hiện
đối với mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là đối với những tầng lớp học
sinh, sinh viên tại các trường học mà công tác quản lí yếu kém và được xem là
điểm nóng về an ninh trật tự.
Không ngừng bồi dưỡng kĩ năng, kiến thức cho cán bộ làm công tác phổ biến
pháp luật, có chính sách khuyến khích đãi ngộ đề họ tham gia tích cực, mang lại
hiệu quả cao trong hoạt động phổ biến pháp luật.
1.3, Biện pháp về quản lí nhà nước
Thứ nhất, chú trọng và nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở, nắm bắt tốt thông
tin các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và phải được phát hiện, hòa giải dứt điểm,
kịp thời và có hiệu quả, không để các mâu thuẫn trong nhân dân tồn tại âm ỉ, kéo
dài và cuối cùng dẫn đến hành vi phạm tội.
Thứ hai, tiếp tục triển khai chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định số 47/CP của
Chính phủ ngày 12/8/1996 về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thực hiện
tốt chỉ thị số 03 ngày 12/2/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc mở các đợt
cao điểm vận động toàn dân tham gia nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ.
Thứ ba, hạn chế tình trạng cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác có động cơ gây án để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì
lí do công vụ của nạn nhân.
Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng như công an, dân
phòng, tổ an ninh cơ sở nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên các địa
bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, các khu vực hay xảy ra các vụ án cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phát hiện các đối
tượng có biểu hiện nghi vấn để kịp thời ngăn chặn.
Thứ năm, tăng cường và thực hiện có hiệu quả công tác quản lí nhân khẩu
trên địa bàn tỉnh nhất là các trường hợp tạm trú.
Thứ sáu, thực hiện tốt công tác quản lí, giáo dục các đối tượng có tiền án, tiền

sự, các đối tượng lang thang không có việc làm, các phần tử lưu manh, côn đồ để
kịp thời có biện pháp chấn chỉnh khi họ có biểu hiện vi phạm.
1.4, Biện pháp nâng cao chất lượng điều tra, truy tố, xét xử.
*Đối với hoạt động điều tra
Không ngừng nâng cao và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lí thông tin về
tội phạm, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể cung cấp thông tin về tội
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

3


Trường Đại học Luật Hà Nội
phạm được thuận lợi nhất. Tăng cường và bố trí cán bộ có năng lực, có tinh thần
trách nhiệm phụ trách ở địa bàn trọng điểm. Kịp thời nắm bắt thông tin và có
phương án xử lý thông tin hiệu quả nhất.
Công tác điều tra thu thập chứng cứ phải đảm bảo khách quan, toàn diện, đầy
đủ và cụ thể, trước khi tiến hành điều tra phải lập kế hoạch, phương án điều tra cụ
thể, làm rõ những vấn đề càn chứng minh, không bỏ sót bất kì một tình tiết có giá
trị chứng minh tội phạm nào, đảm bảo việc khởi tố được chặt chẽ, đúng người
đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không bỏ lọt tội phạm.
Phải xử lí kiên quyết, kịp thời đối với các hành vi phạm tội, tránh tình trạng
lạm dụng việc hòa giải giữa các bên thúc đấy người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố
vụ án dẫn đến vụ án bị đình chỉ, người phạm tội không bị xử lí hình sự trong các
vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.
*Đối với hoạt động truy tố
Tham gia và giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra, chủ động đề xuất với cơ
quan điều tra những vấn đề cần điều tra làm rõ, khắc phục tình trạng vụ án bị trả hồ
sơ để đều tra bổ sung, đảm bảo việc truy tố đúng tội dang và đúng khung hình
phạt, đề xuất mức án phù hợp để Hội đồng xét xử tham khảo trước khi lượng hình.
Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm sát viên, đảm bảo

việc luận tội cũng như việc tranh luận tại phiên tòa được thực hiện một cách dân
chủ và thuyết phục.
*Đối với hoạt động xét xử
Nâng cao chất lượng xét xử, quá trình xét xử phải nhanh chóng, kịp thời mức
án phù hợp đúng pháp luật, tránh tình trạng án bị sửa, hủy, oan sai và lượng án bị
tồn động kéo dài.
Thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xét xử, đảm
bảo chất lượng xét xử không ngừng được nâng cao.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, tổ chức và
thực hiện tốt các phiên tòa lưu động, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về
an trật tự.
Các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án khi thực hiện chức năng, vị trí và
vai trò của mình, thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải phân tích và
tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi phạm tội, đồng thời phải kịp thời kiến
nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp.
1.5, Các biện pháp khác
*Ngăn chặn xử sự sai trái từ phía nạn nhân
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

4


Trường Đại học Luật Hà Nội
Mỗi người sống trong xã hội tồn tại tội phạm đều có thể là nạn nhân của tội
phạm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến bản thân mỗi người trở thành nạn
nhân của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
xuất phát do chính lỗi của nạn nhân đã có hành vi xử sự không đúng mực, thiếu
văn hóa, vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật và trên thực tế tại Quảng Ninh
số vụ án mà xuất phát từ lỗi của nạn nhân chiếm một tỉ lệ đáng kể. Do vậy mỗi
người cần nâng cao nhận thức về hậu quả của những ứng xử không đúng mực để từ

đó thường xuyên điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình cho phù hợp, không
để bản thân mình trở thành một nạn nhân của tội phạm do chính hành vi, cử chỉ
của mình gây ra.
*Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn
hành vi phạm tội
Quần chúng nhân dân có sức mạnh to lớn và vai trò quan trọng trong việc đấu
tranh và phòng ngừa tội phạm, do vậy cần phát huy vai trò của quần chúng nhân
dân. Trước hết phải nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân hiểu rõ ý nghĩa,
tác dụng khi tham gia vào phong trào đấu tranh, ngăn chặn hành vi phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và vận động tốt
quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia vào phong trào này. Khơi dậy tinh thần
tương nhân, tương ái, đoàn kết trong nội bộ nhân dân, bảo vệ lẫn nhau trước hành
vi phạm tội.
2, Nhận xét cá nhân về cách trình bày các biện pháp phòng ngừa tội phạm
trong luận văn.
Về ưu điểm: Bài luận văn có những ưu điểm sau:
Thứ nhất, đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm khoa học, dựa trên
chính những nguyên nhân phát sinh tội phạm ấy. Khi nghiên cứu về các biện pháp
phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã đưa ra được các biện pháp phòng ngừa tội
phạm hợp lí. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm đưa ra dựa trên cơ sở những
nguyên nhân phát sinh tội phạm. Khi tìm hiểu nguyên nhân của tội phạm từ đó mới
có thể xây dựng được các giải pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế, ngăn
chặn được hậu quả của tội phạm xảy ra trong xã hội. Việc xây dựng các giải pháp
phòng ngừa tội phạm mà không gắn kết với nguyên nhân của tội phạm thì rõ ràng
giải pháp đó không thể hoặc khó có thể giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân
phát sinh tội phạm, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy
ra trên thực tế.
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học


5


Trường Đại học Luật Hà Nội
Với việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác
giả đã dựa trên những nguyên nhân phát sinh loại tội phạm này, ứng với từng
nguyên nhân là từng biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể. Việc dựa trên những
nguyên nhân để đưa ra những biện pháp phòng ngừa là hoàn toàn phù hợp, khoa
học, đảm bảo thực hiện trên thực tiễn một cách có hiệu quả. Cụ thể:
* Khi đưa ra nguyên nhân từ kinh tế - xã hội, đó là xuất phát từ sự phát triển
kinh tế thị trường gắn theo đó là tình trạng thất nghiệp; sự phân hóa giàu nghèo;
cạnh tranh không lành mạnh; khi kinh tế phát triển thì người dân có nhu cầu được
hưởng thụ, được giải trí cao, chính vì vậy mà quán cóc, quán bia, quán karaoke,
nhà hàng, khách sạn, vũ trường, các khu vui chơi giải trí ngày càng nhiều; sự phát
triển mạnh mẽ trong việc khai thác, chế biến, tiêu thụ than còn tồn tại nhiều hạn
chế, đặc biệt là sự yếu kém về năng lực quản lí tài nguyên than. Xuất phát từ
những nguyên nhân trên tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng ngừa như: giải
quyết tốt việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện nay; thực hiện
chính sách xã hội để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo như tạo sự bình đẳng về việc
làm, thu nhập và mức sống cho mọi tầng lớp dân cư trong tỉnh; tạo điều kiện thuận
lợi cho các thành phần kinh tế, các loại hình kinh doanh, dịch vụ phát triển, đồng
thời phải thực hiện quản lí chặt chẽ các loại hình kinh doanh, dịch vụ này; nâng
cao năng lực quản lí tài nguyên than.
* Đối với văn hóa, giáo dục và phổ biến pháp luật ứng với giải pháp của từng
lĩnh vực tác giả đưa ra các biện pháp phát sinh nguyên nhân từ chính lĩnh vực ấy
như:
- Về văn hóa:
Do lối sống suy thoái, xuống cấp về đạo đức và lối sống. Vì vậy, phải quan
tâm chú trọng đến việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức, lối sống trong sáng, lành

mạnh đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Do các loại văn hóa phẩm đồi trụy, các loại băng hình, tranh ảnh, sách báo,
các trò chơi mang tính chất bạo lực được du nhập vào nước ta, một bộ phân người
dân đặc biệt là một bộ phân lớn các tầng lớp thanh thiếu niên bị ảnh hưởng từ các
loại hình văn hóa phẩm có nội dung không lành mạnh này. Do đó, phải thường
xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lí nghiêm minh việc lưu hành các loại hình văn
hóa phẩm độc hại, các băng rôn hình, tranh ảnh, các trò chơi manh tính bạo hành,
làm giảm những ảnh hưởng xấu từ các loại hình văn hóa phẩm có nội dung không

Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

6


Trường Đại học Luật Hà Nội
tốt đối với bộ phận người dân đặc biệt là tầng lớp thanh biên, hạn chế thói quen sử
dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân
- Về giáo dục:
Do thiếu sự quan tâm, dạy dỗ, giáo dục, quan tâm không đúng mực từ phía
gia đình, nhất là gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Vì vậy, cần xây dựng trong mỗi
gia đình truyền thống đạo đức, trong đó mọi người phải biết kính trọng, yêu
thương, quan tâm, đùm bọc lẫn nhau.
Xuất phát từ những hạn chế, yếu kém trong giáo dục của nhà trường. Vì vậy,
phải không ngừng bồ dưỡng về đạo đức, lối sống, khơi gợi truyền thống tôn sư
trọng đạo, phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh, sinh viên
Từ những hạn chế, yếu kém của các tổ chức, đoàn thể trong việc giáo dục các
thành viên của tổ chức mình. Cần phải tăng cưởng phát huy vai trò của cá tổ chức
đoàn thể trong việc giáo dục các thành viên của tổ chức không thực hiện các hành
vi vi phạm pháp luật trong đó có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.

- Về phổ biến pháp luật: Do kiến thức hiểu biết pháp luật của người dân biện
nay còn nhiều hạn chế nhất là những trường hợp có trình độ học vấn thấp; việc phổ
biến pháp luật trong thời gian qua chưa được chú trọng. Nên cần tích cực đẩy
mạnh và tạo sự chuyển biến tích mạnh mẽ việc phổ biến pháp luật, nâng cao nhận
thức và ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.
- Về quản lí nhà nước:
+Do công tác hòa giải mâu thuẫn trong nhân dân còn tồn tại nhiều hạn chế và
yếu kém. Vậy nên, cần chú trọng và nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở, nắm bắt
tốt thông tin các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và phải được phát hiện, hòa giải
dứt điểm, kịp thời và có hiệu quả, không để các mâu thuẫn trong nhân dân tồn tại
âm ỉ, kéo dài và cuối cùng dẫn đến hành vi phạm tội
+ Cần tiếp tục triển khai chấp hành nghiêm chỉnh Nghị định số 47/CP của
Chính phủ ngảy 12/8/1996 về quản lí vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, thực hiện
tốt chỉ thị số 03 ngày 12/2/2009 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc mở các đợt
cao điểm vận động toàn dân tham gia nộp vũ khí, công cụ hỗ trợ xuất phát từ công
tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại
những thiếu sót, hạn chế, bất cập nhất định.
+ Hạn chế tình trạng cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác có động cơ gây án để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lí do công

Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

7


Trường Đại học Luật Hà Nội
vụ của nạn nhân do số vụ phạm tội có động cơ để cản trở người thi hành công vụ
hoặc vì lí do công vụ của nạn nhân chiếm tỷ lệ 7%.
+ Xuất phát từ công tác tuần tra, kiểm soát ở các địa bàn trọng điểm nhất là ở
những nơi công cộng, khu đông dân cư chưa được chú trọng và làm chưa tốt. Vì

vậy, cấn phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng như công an, dân phòng,
tổ an ninh cơ sở nhằm tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên các địa bàn
trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự, các khu vực hay xảy ra các vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phát hiện các đối tượng
có biểu hiện nghi vấn để kịp thời ngăn chặn
+ Do công tác quản lí nhân khẩu nhất là đối với trường hợp tạm trú ở nhiều
nơi chưa được làm tốt. Do đó, phải tăng cường và thực hiện có hiệu quả công tác
quản lí nhân khẩu trên địa bàn tỉnh nhất là các trường hợp tạm trú
+Thực hiện tốt công tác quản lí, giáo dục các đối tượng có tiền án, tiền sự,
các đối tượng lang thang không có việc làm, các phần tử lưu manh, côn đồ để kịp
thời có biện pháp chấn chỉnh khi họ có biểu hiện vi phạm. Do công tác quản lý,
giáo dục các đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc những trường hợp người phạm tội
trở về địa phương sau khi mãn hạn tù ở nhiều xã, phường chưa được quan tâm giáo
dục.
* Đồi với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử:
- Đối với hoạt động điều tra:
Công tác tiếp nhận và xử lí thông tin về tội phạm còn hạn chế, chưa thực sự là
cầu nối rộng rãi có hiệu quả giữa người dân với cơ quan điều tra. Do đó, phải
không ngừng nâng cao và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lí thông tin về tội
phạm, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể cung cấp thông tin về tội
phạm được thuận lợi nhất.
Quá trình điều tra còn nhiều hạn chế thiếu sót, việc điều tra lại trong một số
trường hợp còn nhiều khó khăn, làm giảm hiệu quả trong công tác đấu tranh và
phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, công tác điều tra thu thập chứng cứ phải đảm bảo
khách quan, toàn diện, đầy đủ và cụ thể, trước khi tiến hành điều tra phải lập kế
hoạch, phương án điều tra cụ thể, làm rõ những vấn đề càn chứng minh, không bỏ
sót bất kì một tình tiết có giá trị chứng minh tội phạm nào, đảm bảo việc khởi tố
được chặt chẽ, đúng người đúng tội, không làm oan người vô tội cũng như không
bỏ lọt tội phạm.
Thực tế ở nhiều nơi, khi có đơn trình báo và yêu cầu khởi tố của người bị hại,

nhưng Cơ quan điều tra nhận thấy mức độ thương tích do tội phạm gây ra chưa cao
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

8


Trường Đại học Luật Hà Nội
nên đã đứng ra làm trung gian hòa giải giữa các bên. Phải xử lí kiên quyết, kịp thời
đối với các hành vi phạm tội, tránh tình trạng lạm dụng việc hòa giải giữa các bên
thúc đấy người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án dẫn đến vụ án bị đình chỉ,
người phạm tội không bị xử lí hình sự trong các vụ án được khởi tố theo yêu cầu
của người bị hại
- Đối với hoạt động truy tố: Tham gia và giám sát chặt chẽ hoạt động điều tra,
chủ động đề xuất với cơ quan điều tra những vấn đề cần điều tra làm rõ, khắc phục
tình trạng vụ án bị trả hồ sơ để đều tra bổ sung, đảm bảo việc truy tố đúng tội danh
và đúng khung hình phạt, đề xuất mức án phù hợp để Hội đồng xét xử tham khảo
trước khi lượng hình. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm
sát viên, đảm bỏa việc luận tội cũng như việc tranh luận tại phiên tòa được thực
hiện một cách dân chủ và thuyết phục (hạn chế trong việc thực hiện quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát).
- Đối với hoạt động xét xử: có một số hạn chế như: hội thẩm nghiên cứu hồ
sơ không kỹ trong quá trình giải quyết các vụ án dẫn đến tình trạng vụ án đã được
lên lịch xét sử nhưng sau đó hoãn phiên tòa để trả hồ sơ điều tra bổ sung; sai sót
trong đánh giá chứng cứ, đánh giá vai trò tham gia của các bị cáo; một số vụ án
chưa được xét xử nghiêm minh, hình phạt còn nhẹ, chưa tương xứng với tính chất
và mức độ của hành vi phạm tội. Trên cơ sở các nguyên nhân trên, tác giả đưa ra
các biện pháp như: Nâng cao chất lượng xét xử, quá trình xét xử phải nhanh chóng,
kịp thời mức án phù hợp đúng pháp luật, tránh tình trạng án bị sửa, hủy, oan sai và
lượng án bị tồn động kéo dài; Thường xuyên tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm
trong công tác xét xử, đảm bảo chất lượng xét xử không ngừng được nâng cao;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, tổ chức và thực
hiện tốt các phiên tòa lưu động, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an
trật tự; Các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án khi thực hiện chức năng, vị trí
và vai trò của mình, thông qua các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải phân tích
và tìm ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến hành vi phạm tội, đồng thời phải kịp thời
kiến nghị các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích
hợp.
*Các biện pháp khác:
-Ngăn chặn xử sự sai trái từ phía nạn nhân: Trong nhiều trường hợp nguyên
nhân xảy ra hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại chó sức khỏe
của người khác được xuất phát từ chính nạn nhân. Do vậy mỗi người cần nâng cao
nhận thức về hậu quả của những ứng xử không đúng mực để từ đó thường xuyên
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

9


Trường Đại học Luật Hà Nội
điều chỉnh hành vi, cử chỉ, thái độ của mình cho phù hợp, không để bản thân mình
trở thành một nạn nhân của tội phạm do chính hành vi, cử chỉ của mình gây ra.
-Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn
hành vi phạm tội:
Số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chủ yếu xảy ra tại những nơi có nhiều người biết và
chứng kiến nhưng phần lớn người dân có tháo độ dửng dưng, thờ ơ trước hành vi
phạm tội. Trước hết phải nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân hiểu rõ ý
nghĩa, tác dụng khi tham gia vào phong trào đấu tranh, ngăn chặn hành vi phạm tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và vận động tốt
quần chúng nhân dân hưởng ứng tham gia vào phong trào. Khơi dậy tinh thần
tương nhân, tương ái, đoàn kết trong nội bộ nhân dân, bảo vệ lẫn nhau trước hành

vi phạm tội.
Một trong những nguyên tắc phòng ngừa tội phạm là nguyên tắc khoa học.
Việc xây dựng và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm phải dựa trên cơ sở
khoa học. Việc đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm không thể là bột phát
thiếu luận cứ khoa học, cụ thể mà phải dựa vào kết quả nghiên cứu nguyên nhân
của tội phạm trong thời gian ổn định. Có thể thấy, luận văn khi đưa ra các biện
pháp phòng ngừa tội phạm trên cơ sở nguyên nhân của tội phạm là hoàn toàn dựa
trên khoa học, hợp lí.
Thứ hai, khi đưa ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm tác giả còn căn cứ
vào dự báo tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trên cơ sở kết quả của dự báo tội phạm trong
khoảng thời gian nhất định, cơ quan chức năng, các chủ thể phòng ngừa tội phạm
có thể chủ động đề ra các chính sách cũng như biện pháp phòng ngừa tội phạm có
hiệu quả, sát với thực tiễn, từ đó ngăn chặn cũng như hạn chế hiệu quả tỉ lệ tội
phạm nảy sinh trong xã hội. Có thể thấy, trong luận văn trên cơ sở nghiên cứu dự
báo tội phạm trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2005 đến năm 2009 tác giả đã
đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp, có khả năng đảm bảo thực hiện trên
thực tế.
Thứ ba, trong các nhóm biện pháp bài viết đã bổ sung hai biện pháp khác, đó
là biện pháp: ngăn chặn xử sự sai trái từ phía nạn nhân và phát huy vai trò của
quần chúng nhân dân trong việc phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội. Có thể
thấy, góp phần hạn chế hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh hai biện pháp này là hoàn toàn phù hợp.
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

10


Trường Đại học Luật Hà Nội
Bởi lẽ, xuất phát từ tính chất của loại tội phạm này, đó là nguyên nhân dẫn đến

hành vi phạm tội có thể do phía nạn nhân có hành vi xúc phạm, xử sự không đúng
mực... Hơn nữa, loại tội phạm này thường xảy ra ở nơi công cộng, đông người do
đó sự phát hiện, ngăn chặn từ người dân góp phần không nhỏ hạn chế tội phạm xảy
ra cũng như những hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội gây ra.
Có thể thấy, khi trình bày về các biện pháp phòng ngừa về loại tội này, bài
viết đã dựa trên căn cứ phù hợp. Tuy nhiên, bài viết còn có một số hạn chế sau:
Thứ nhất, trong các nhóm biện pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tác giả
chưa đưa ra được các biện pháp về chính trị. Có thể thấy, biện pháp chính trị cũng
có những vai trò nhất định trong công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội cố
ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh nói riêng. Nội dung của biện pháp này là nhằm
hoàn thiện, củng cố bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công khai, dân chủ, minh bạch
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trong quan hệ giữa các cơ quan nhà
nước với công dân, từ đó lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản
lí nhà nước, quản lí xã hội góp phần thúc đẩy xã hội trật tự và phát triển. Vì vậy,
trong phần nguyên nhân của loại tội này, tác giả nên đưa các nguyên nhân về chính
trị như: bộ máy quản lí nhà nước chưa hoàn chỉnh, công tác công khai, dân chủ,
minh bạch trong cơ quan nhà nước chưa thật sự tốt, trong quan hệ giữa cơ quan
nhà nước với nhân dân chưa thật sự khăng khít, gắn bó. Chẳng hạn khi có hành vi
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do
có mối quan hệ với người thực hiện hành vi phạm tội như quan hệ họ hàng, bằng
hữu... mà có một số cán bộ có thẩm quyền có hành vi bao che hoặc xem xét hậu
quả do hành vi gây ra thấp hơn so với hậu quả xảy ra trên thực tế, vì vậy rõ ràng
trong trường hợp này không đảm bảo tính công khai minh bạch trong quản lí nhà
nước của một số bộ phận cán bộ. Chính vì vậy, cần đưa ra những nguyên nhân về
chính trị đồng thời có những biện pháp phòng ngừa phù hợp nhằm hạn chế hành vi
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây
ra. Hơn nữa, khi đưa ra được nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa về
chính trị, nên tách nguyên nhân cũng như các biện pháp phòng ngừa xã hội gắn với
nguyên nhân cũng như biện pháp về chính trị, bởi vì yế tố chính trị thường gắn liền

với xã hội. Vì vậy, gắn nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa tội phạm về
xã hội với chính trị sẽ đảm bảo hiệu quả hơn.
Thứ hai, có thể thấy một trong những nguyên nhân gây ra hành vi phạm tội
xuất phát từ chính bản thân của mỗi cá nhân. Khi đưa ra nguyên nhân của tội phạm
Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

11


Trường Đại học Luật Hà Nội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả có đưa
ra nguyên nhân xuất phát từ phía nạn nhân, đó là trường hợp nạn nhân là người có
lỗi, có những hành vi xử sự không đúng mực đối với người phạm tội hoặc người
thân của người phạm tội, từ đó gây kích động đến tinh thần người phạm tội và dân
đến hành vi phạm tội. Tuy nhiên, có thể thấy nguyên nhân của hành vi phạm tội
này xuất phát từ cả hai phía, phía nạn nhân và phía người phạm tội. Vì vậy, khi
xem xét nguyên nhân về tội phạm này, cần khái quát ở hai góc độ phía người phạm
tội và cả phía nạn nhân. Theo đó, nên đưa phần nguyên nhân từ phía người phạm
tội vì tội phạm là hiện tượng mang tính cá nhân và xã hội. Do vậy, nghiên cứu
nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp ta thấy được đặc điểm nòa là đặc
trưng có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, trên cơ sở đó có thể đề xuất biện
pháp phòng ngừa phù hợp. Do đó, luận văn cần đưa ra nguyên nhân của tội phạm
và đồng thời đưa ra biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Thứ ba, khi đưa ra dự báo về tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả có
dự báo về thời gian phạm tội sẽ tăng nhanh vào khoảng chiều tối, vì đây là khoảng
thời gian rảnh rỗi, người dân thường tập trung ăn uống, vui chơi giải trí. Tuy nhiên,
khi đưa ra các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh tác giả
chưa đưa biện pháp hạn chế liên quan đến vấn đề này. Theo đó, cần phải có biện
pháp phòng ngừa để ngăn chặn hành vi phạm tội có thể xảy ra trong khoảng thời

gian này như: tăng cường tuần tra, giám sát của cơ quan chức năng như công an,
dân phòng đặc biệt là trong khoảng thời gian này khi mà hành vi phạm tội có khả
năng xảy ra cao ở những khu vực đường phố hoặc nhà hàng, khách sạn, karaoke và
những nơi có các loại hình dịch vụ khác thu hút đông đảo người dân.
III, KẾT LUẬN
Nghiên cứu về các biện pháp phòng ngừa tội phạm có ý nghĩa quan trọng,
thông qua các biện pháp này giúp cho các cơ quan, các tổ chức và công dân có
những biện pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả hơn. Thông qua việc nghiên cứu
luận văn “ Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã góp phần ngăn chặn và hạn chế tội
phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh cũng như trên phạm vi cả nước.

Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học

12


Trường Đại học Luật Hà Nội

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Dương Tuyết Miên (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2010.
2. Dương Tuyết Miên, Tội phạm học nhập môn, Nxb. CAND, Hà Nội,
2009.
3. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành tội phạm học: “Phòng ngừa tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh”, Nguyễn Mạnh Hùng, năm 2011.

Bài tập lớn học kỳ - Môn Tội phạm học


13



×