Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Hoàn thiện các quy định về giáo dục cải tạo đối với phạm nhân trong luật thi hành án hình sự việt nam từ góc độ nhân thân người phạm tội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ ANH NGA

HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ GIÁO DỤC CẢI TẠO ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ GĨC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
VỀ GIÁO DỤC CẢI TẠO ĐỐI VỚI PHẠM NHÂN
TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
MÃ SỐ: 60380104

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ NGUYÊN THANH
Học viên: LÊ THỊ ANH NGA
Lớp: Cao học luật, Khóa19


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”
Trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn này, tác giả đã học hỏi và đƣợc sự
giúp đỡ nhiệt tình từ Q Thầy Cơ Khoa Luật Hình sự, nhờ những gợi ý và quan
điểm khoa học của Quý Thầy Cô mà tác giả đã xây dựng và hồn thiện cơng trình
nghiên cứu của mình. Với lòng biết ơn sâu sắc, xin gửi lời cám ơn đến TS. Võ Thị
Kim Oanh - ngƣời đã giúp em mở ra hƣớng nghiên cứu Đề tài, Cô cũng là ngƣời
động viên, tạo điều kiện giúp em vƣợt qua những khó khăn trong cuộc sống và cơng
tác để thực hiện Luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn vô cùng đối với TS. Lê
Nguyên Thanh, ngƣời đã lắng nghe, chia sẻ, định hƣớng và chỉnh sửa tận tình với
tồn bộ cơng trình nghiên cứu của em. Sự giúp đỡ đáng q của Thầy có giá trị to
lớn khơng chỉ đối với đề tài Luận văn này mà sẽ là hành trang quý báu để em tiếp
tục thực hiện những cơng trình nghiên cứu khoa học về sau. Bên cạnh đó, nhờ sự
giúp đỡ tận tình của anh Trần Thanh Vũ, Phó Giám thị trại giam Định Thành, tác
giả có thể liên hệ với nhiều trại giam và cán bộ làm công tác giáo dục tại trại giam
các tỉnh miền Tây Nam Bộ để xin số liệu, phỏng vấn và phát phiếu điều tra. Anh Vũ
cũng đóng góp nhiều ý kiến và cung cấp thông tin giúp tác giả có cái nhìn rõ ràng
và thực tế hơn đối với công tác giáo dục cải tạo phạm nhân ở các cơ sở giam giữ
phạm nhân. Sau tất cả, tác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, ngƣời
thân đã động viên và giúp đỡ về mặt tinh thần để tác giả hồn thành cơng trình
nghiên cứu của mình. Đặc biệt, con xin cảm ơn PGS, TS. Trần Văn Độ, ngƣời đã
giúp đỡ con rất nhiều trong quá trình thu thập tài liệu và đƣa ra quan điểm gợi mở
giúp con hoàn thiện Luận văn này. Cuối cùng, lòng biết ơn của tác giả xin gửi đến
nhiều Thầy, Cô, Bác, Chú… đã không đƣợc nhắc tên ở đây có sự hỗ trợ tác giả thực
hiện cơng trình nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn!



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất
cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chƣa từng đƣợc ai cơng bố
dƣới bất kỳ hình thức nào khác.
Tác giả Luận văn

Lê Thị Anh Nga


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCA

: Bộ Công an

THAHS

: Thi hành án Hình sự

TNB

: Tây Nam Bộ

CSND

: Cảnh sát nhân dân

HTTP


: Hỗ trợ tƣ pháp


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
1. PHỤ LỤC SỐ 1A: Danh mục các trại giam khu vực miền TNB - BCA tính đến
ngày 31/12/2016.
2. PHỤ LỤC SỐ 1B: Bảng thống kê số lƣợng phạm nhân theo giới tính ở các trại
giam khu vực miền TNB thuộc BCA trong các năm 2012-2016 và biểu đồ
minh hoạ.
3. PHỤ LỤC SỐ 1C: Bảng thống kê số liệu phạm nhân theo một số độ tuổi ở các
trại giam khu vực miền TNB - BCA tính đến ngày 31/12/2014 và biểu đồ minh
hoạ.
4. PHỤ LỤC SỐ 1D: Bảng Thống kê số liệu phạm nhân theo tội danh ở các trại
giam khu vực miền TNB thuộc BCA tính đến tháng 31/12/2016 và biểu đồ
minh hoạ.
5. PHỤ LỤC SỐ 1E: Bảng Thống kê phạm nhân theo mức án ở các trại giam khu
vực miền TNB - BCA tính đến 31/12/2016 và biểu đồ minh hoạ.
6. PHỤ LỤC SỐ 1G: Bảng thống kê phạm nhân theo tiền án, tiền sự ở các trại giam
khu vực miền TNB - BCA (Tính đến ngày 31/12/2016 và biểu đồ minh hoạ.
7. PHỤ LỤC SỐ 1H: Thống kê các loại tội phạm do phạm nhân thực hiện trong
năm 2014 ở các trại giam khu vực miền TNB – BCA tính đến ngày 31/12/2014.
8. PHỤ LỤC SỐ 02: Tổng hợp kết quả khảo sát đối với phạm nhân về nội dụng
giáo dục cải tạo phạm nhân ở trại giam các tỉnh miền TNB – BCA.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẢI TẠO
PHẠM NHÂN TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI......................12
1.1. Khái niệm phạm nhân và hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân................12

1.1.1. Khái niệm phạm nhân ............................................................................................12
1.1.2. Đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân và
hệ thống các hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân ...................................................15
1.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân nhìn từ góc độ giáo dục cải tạo và sự
ảnh hƣởng của đặc điểm nhân thân đối với việc xây dựng và áp dụng các biện
pháp giáo dục cải tạo ......................................................................................................24
1.2.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân nhìn từ góc độ giáo dục cải tạo ............24
1.2.2. Sự ảnh hưởng của các đặc điểm nhân thân của phạm nhân đối với việc xây
dựng và áp dụng các biện pháp giáo dục cải tạo ..........................................................27
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG CÁC ĐẶC ĐIỂM NHÂN THÂN CỦA PHẠM
NHÂN CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẢI TẠO
TRONG LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2010 ..................35
2.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ giam giữ
phạm nhân và chế độ gặp, liên lạc với thân nhân ....................................................35
2.1.1. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ giam giữ
phạm nhân ..........................................................................................................................35
2.1.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ gặp, liên
lạc với thân nhân ...............................................................................................................42
2.2. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ học tập
..............................................................................................................................................44
2.3. Đặc điểm nhân thân của phạm nhân trong các quy định về chế độ học nghề
và chế độ lao động ...........................................................................................................48
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN GIÁO DỤC CẢI TẠO PHẠM NHÂN NHÌN TỪ
GĨC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI, MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG VÀ
GIẢI PHÁP .......................................................................................................................55


3.1. Thực tiễn giáo dục cải tạo phạm nhân ở các Trại giam miền Tây Nam Bộ
thuộc Bộ Công an ............................................................................................................55
3.1.1. Thực tiễn thi hành chế độ giam giữ phạm nhân và chế độ gặp, liên lạc với

thân nhân ............................................................................................................................55
3.1.2. Thực tiễn thi hành chế độ học tập ........................................................................57
3.1.3. Thực tiễn thi hành chế độ lao động và học nghề................................................61
3.2. Quan điểm và biện pháp hoàn thiện các quy định về giáo dục cải tạo phạm
nhân trong Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 ....................................................65
3.2.1. Quan điểm chung về hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân ...........................65
3.2.2. Một số kiến nghị hồn thiện Luật Thi hành án Hình sự năm 2010 nhằm nâng
cao hiệu quả của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân............................................68
KẾT LUẬN .......................................................................................................................82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Đổi mới công tác thi hành án hình sự là một trong những nội dung quan trọng
của nhiệm vụ cải cách tƣ pháp do Đảng và Nhà nƣớc ta khởi xƣớng và kiên trì thực
hiện trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, thi hành án phạt tù nói chung và giáo dục
cải tạo phạm nhân nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm của thi hành án hình sự từ lâu đã
đƣợc xem là điểm nóng của cải cải tƣ pháp.
Nhiều năm qua, với mục tiêu là đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hƣớng thiện
trong việc xử lý ngƣời phạm tội, cơng tác thi hành án phạt tù đã có nhiều cải cách phù
hợp với chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đƣợc đề ra trong các Nghị quyết của Đảng. Tuy
nhiên, thực tế chứng minh rằng thi hành án phạt tù chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong
đợi. Tỷ lệ ngƣời chấp hành án phạt tù trở về tái hoà nhập với cộng đồng tiếp tục phạm
tội chiếm một tỷ lệ khá cao, bình quân khoảng 25%1. Trong một khảo sát đƣợc tiến
hành với các phạm nhân đƣợc tha ở Hà Nội, Hải Phịng, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Cần Thơ, Cà Mau có tới 40% ngƣời khơng có việc làm.2
Thách thức từ thực tiễn của công tác thi hành án phạt tù đặt ra nhu cầu cấp

thiết phải xây dựng và đổi mới công tác giáo dục cải tạo phạm nhân với mục tiêu
giảm tỷ lệ tái phạm, giúp ngƣời phạm tội tái hồ nhập với cộng đồng, trở thành
cơng dân lƣơng thiện. Nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra để giải quyết vấn đề nan giải này,
nhiều nhà nghiên cứu đã đặt hƣớng tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau của lĩnh
vực thi hành án. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào tiếp cận ở góc độ
nâng cao hiệu quả giáo dục phạm nhân thông qua những hiểu biết về nhân thân của
họ. Hay nói cách khác, đó là việc xây dựng hồn thiện các biện pháp giáo dục phạm
nhân tiếp cận từ các đặc điểm nhân thân của phạm nhân.
Muốn nâng cao hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân thơng qua việc
hồn thiện các biện pháp giáo dục cải tạo nhất thiết phải dựa trên các quy định có
giá trị ngang luật. Có nhƣ vậy mới có thể tạo ra sự đồng bộ, quyết tâm và bắt buộc
phải thực hiện ở các cấp, ngành. Trong hồn cảnh cơng cuộc cải cách tƣ pháp ở
nƣớc ta hiện nay, văn bản luật có giá trị áp dụng cao nhất đối với hoạt động giáo
dục cải tạo phạm nhân bên cạnh Hiến pháp chính là Luật Thi hành án Hình sự. Đây
1

Bộ Cơng an (2013), Báo cáo tổng k ết công tác điều tra, khảo sát người chấp hành xong án phạt tù về cư trú
ở địa phương, giai đoạn 2002 – 2012 theo Kế hoạch số 16/KH-BCA ngày 02/12/2012 của BCA, Hà Nội.
2
Lƣu Vinh (2009), Những nẻo đường hồn lương, NXB. Văn hố thơng tin, tr.29.


2
là lý do tác giả đã chọn đề tài Luận văn của mình là: “Hồn thiện các quy định về
giáo dục cải tạo đối với phạm nhân trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam từ
góc độ nhân thân người phạm tội”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
Trên bình diện quốc tế, nhiều cơng trình nghiên cứu đã viết về chính sách đối
xử với phạm nhân, chủ yếu tiếp cận ba khía cạnh: quyền con ngƣời, đối xử với

phạm nhân là phụ nữ và trẻ em và vấn đề lao động trong nhà tù. Có thể kể đến một
số cơng trình nghiên cứu tiêu biêu nhƣ sau:
- Sách chuyên khảo “Constitutional Rights of Prisoners” (tạm dịch là “Các
Quyền Hiến định của Phạm nhân”) của tác giả TS. John W. Palmer, tái bản lần thứ
9, nhà xuất bản Routledge, Hoa Kỳ, năm 2015. Cuốn sách đƣa ra và bình luận về
các quyền hiến định của phạm nhân ở Hoa Kỳ nhƣ quyền đƣợc thông tin về kháng
cáo, điều kiện giam giữ cô lập, tiếp cận với các toà án, quyền đƣợc tạm tha, quyền
trợ giúp y tế. Đặc biêt, tác giả đã đƣa ra những lập luận mang tính cấp tiến của mình
khi phân tích về một số quyền của phạm nhân nhƣ quyền sử dụng mạng Internet của
phạm nhân, quyền sử dụng thƣ điện tử, điện thoại của phạm nhân, vấn đề tôn giáo
trong nhà tù. Đây là một tác phẩm đáng đƣợc quan tâm về khía cạnh đảm bảo các
quyền của phạm nhân trong thi hành án phạt tù.
- Sách chuyên khảo “The Treatment of Prisoners under International Law”
(tạm dịch là “Đối xử với các Phạm nhân theo Luật Quốc tế”) của tác giả GS. TS.
Nigel Rodley và Matt Pollard, tái bản lần thứ ba, nhà xuất bản Đại học Oxford,
Vƣơng quốc Anh năm 2009. Cuốn sách là một cơng trình nghiên cứu có giá trị về
quyền con ngƣời của phạm nhân trên bình diện quốc tế. Trong đó, tác giả đƣa ra hệ
thống các văn kiện quốc tế liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời bị phạt tù, chống
tra tấn và những hành vi đối xử bất công, vô nhân đạo đối với tù nhân. Bên cạnh đó,
cuốn sách cũng đề cập đến phản ứng của Liên Hợp Quốc trƣớc các thách thức về tra
tấn, những bình luận liên quan đến bảo vệ quyền con ngƣời trong lĩnh vực thi hành
án phạt tù.
- Sách tham khảo “Guidance Notes on Prison Reform” (tạm dịch là “Một số
định hướng về cải cách nhà tù”) là cuốn sách của tác giả Andrew Coyle đƣợc phát
hành bởi Trung tâm nghiên cứu quốc tế về Trại giam (International Center for


3
Prison Studies) thuộc Trƣờng Đại học King, Luân Đôn, Vƣơng quốc Anh, năm
2004. Cuốn sách tổng hợp những nguyên tắc định hƣớng có thể đƣợc áp dụng trong

các cơ sở giam giữ. Cùng với những luận cứ mang tính thực tiễn gợi ý về sự áp
dụng những nguyên tắc này trong các nhà tù khác nhau. Nội dung của những định
hƣớng này xoay quanh về một số vấn đề nhƣ: vấn đề xây dựng tập thể nhân viên
nhà tù; nhân đạo hố việc đối xử với phạm nhân; chăm sóc y tế trong nhà tù; sự
tham gia của tổ chức xã hội dân sự vào lĩnh vực thi hành án phạt tù; vấn đề thi hành
án phạt tù đối với phụ nữ và trẻ em. Tác giả cuốn sách đã đề xuất một số định
hƣớng cải cách nhà tù theo hƣớng tăng cƣờng các hình phạt cải tạo khơng giam giữ
nhƣ phạt tiền, bồi thƣờng cho nạn nhân, buộc ngƣời phạm tội lao động cơng ích,
giám sát ngƣời phạm tội tại cộng đồng, giám sát ngƣời phạm tội tại gia đình... Đây
là cuốn sách có giá trị tham khảo tổng quan, đƣa ra những đề xuất mang tính cấp
tiến đáng đƣợc tham khảo trong lĩnh vực thi hành án phạt tù.
- Bài báo khoa học “Prison Labor and Prison Industries” (tạm dịch là “Lao
động nhà tù và công nghiệp nhà tù”) của tác giả Gordon Hawkins đăng trên tạp chí
của Trƣờng Đại học Báo Chí Chicago (The University of Chicago Press Journals),
số 5, năm 1983. Bài viết phân tích ở khía cạnh tiêu cực của hệ thống cơng nghiệp
nhà tù Mỹ thơng qua phƣơng pháp phân tích so sánh thú vị. Trong đó, tác giả chỉ ra
danh sách các tập đoàn lớn nhất của Hoa Kỳ và trên thế giới đã đầu tƣ vào khu phức
hợp công nghiệp nhà tù Mỹ nhƣ: IBM, Boeing, Motorola, Microsoft, Texas
Instrument... Tƣơng phản với danh sách này là những phân tích về giá nhân công rẻ
mạt từ thị trƣờng lao động nhà tù. Nguyên nhân của tình hình này theo tác giả đó là
vì sự hợp pháp hoá nguồn đầu tƣ của các tập đồn này thơng qua các hợp đồng liên
kết lao động đƣợc ký kết với nhà tù bang. Tuy nhiên, tác giả bài viết khẳng định
rằng vấn đề lao động tại nhà tù là vấn đề đáng đƣợc quan tâm và triển khai thực
hiện nhƣng địi hỏi đúng chính sách và sự quyết tâm để cải thiện chất lƣợng của
hoạt động này.
- Bài báo khoa học “Labour market and penal sanction: thoughts on the
sociology of punishment”3 (tạm dịch là “Thị trường lao động và các hình phạt: suy
nghĩ từ góc độ xã hội học về tư pháp hình sự”) của hai tác giả Georg Rusche và
Gerda Dinwiddie đăng trên tạp chí Tội phạm và Công lý xã hội (Crime and Social
3


Xem “Labour market and penal sanction: thoughts on the sociology of punishment”,
truy cập ngày 20/06/2016.


4
Justice), số 10, năm 1978. Chỉ gói gọn trong 10 trang nhƣng bài viết đã mở ra một
bức tranh về hệ thống thi hành án phạt tù của Hoa Kỳ, sự quá tải của hệ thống nhà
tù, sự ra đời của các nhà tù tƣ nhân, việc khai thác, cho thuê sức lao động của các tù
nhân tại Hoa Kỳ. Có thể thấy, các nhà giam tƣ nhân đƣợc thành lập nhƣ một
phƣơng án để cắt giảm lực lƣợng lao động liên bang. Nhà giam tƣ nhân đƣợc nhận
một khoản chi phí quản lý phạm nhân và quyền khai thác sức lao động của họ. Từ
đó, Bài viết vén mở một nguyên tắc chung trong thi hành án phạt tù của Hoa Kỳ đó
là “số lượng tối thiểu nhân viên cho số lượng tối đa tù nhân”. Điểm nhấn của bài
báo thể hiện ở những phân tích các tác giả về cơ sở của hệ thống công nghiệp nhà tù
Hoa Kỳ dựa trên nguyên lý “Cải huấn – Tổ hợp công nghiệp” (The Correctional –
Industrial Complex). Thấy đƣợc ƣu điểm của nhà tù Hoa Kỳ thơng qua những
chƣơng trình đƣợc thực hiện dành cho phạm nhân trong các nhà tù Mỹ nhƣ chƣơng
trình cải huấn, điều trị tâm lý, giáo dục, dạy nghề...
Ngoài ra, nhiều bài báo khoa học đƣợc viết đề cập đến từng khía cạnh của thi
hành án phạt tù nhƣ thi hành án phạt tù với ngƣời chƣa thành niên, với phụ nữ và trẻ
em gái và vấn đề tự do tơn giáo trong nhà tù. Có thể điểm qua một số bài nổi bật
nhƣ: “Juveniles in Prisons and Jails” (tạm dịch là “Người chưa thành niên trong
các Trại giam và Trại tạm giam”) của các tác giả James Austin, Kelly DeDel
Johnson, Maria Gregoriou4; Bài viết “Inmates and freedom of religous” (tạm dịch là
“Phạm nhân và tự do tôn giáo”) của tác giả Jack Ryan5 ; Bài viết “Female Initial
Psychological Adjustment to Prison as Related to Ethnicity and Other Relevant
Characteristics” (tạm dịch là “Sự điều chỉnh tâm lý ban đầu của nữ phạm nhân liên
quan đến sắc tộc và những đặc điểm có liên quan khác”) của tác giả Clay, William6.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc

Thời gian gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực thi hành án phạt tù
ra đời chủ yếu bàn về vấn đề quyền con ngƣời và lĩnh vực thi hành án phạt tù nói
chung. Trong đó, có một số cơng trình khoa học có nội dung nghiên cứu gần với
Luận văn, tiêu biểu nhƣ:
4

Xem “Juveniles in Prisons and Jails”, thời gian truy cập
20/06/2016.
5
Xem “Inmates and freedom of religious”, thời gian
truy cập 22/06/2016.
6
Xem “Female Initial Psychological Adjustment to Prison as Related to Ethnicity and Other Relevant
Characteristics”,
thời gain truy cập 25/08/2016.


5
- Luận án tiến sĩ: “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở
Việt Nam” của tác giả Ngơ Văn Trù bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh năm 2015. Đây là cơng trình nghiên cứu chun khảo đầu tiên phân tích đầy
đủ và hệ thống về giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam. Với hệ
thống luận cứ đồ sộ thông qua khảo sát thực tiễn tại các trại giam, cơng trình nghiên
cứu này có giá trị tham khảo về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Điểm nổi bật của Luận
án là đƣa ra một số kiến nghị thiết thực trong hoạt động giáo dục pháp luật cho
phạm nhân nhƣ: lấy thành tích đọc sách của phạm nhân làm căn cứ để giảm án;7
định kỳ mời giảng viên các Trƣờng Đại học Luật, Học viện An ninh, Học viện Cảnh
sát để triển khai những chuyên đề pháp luật gắn liền với thực tiễn xã hội tại các trại
giam, cho phạm nhân “nếm trải mùi vị đại học” ngay trong trại giam, tạo cảm giác
hƣng phấn cho ngƣời học8.

- Sách chuyên khảo “Thi hành án phạt tù từ thực tiễn đến khoa học giáo dục”
của tác giả PGS. TS Nguyễn Hữu Duyện, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm
2010. Cuốn sách là tuyển tập nhiều bài viết của tác giả đã đƣợc đăng trên các tạp
chí chuyên ngành và kỷ yếu hội thảo. Tại đây, có thể thấy đƣợc quan điểm của tác
giả trong nhiều nội dung khác nhau thuộc thi hành án phạt tù nhƣ công tác tổ chức
thi hành án phạt tù, vị trí của cơng tác thi hành án phạt tù, đặc điểm lao động của
ngƣời quản giáo, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong cơng tác giáo dục cải tạo phạm
nhân... Điểm nổi bật của cuốn sách là những tƣ tƣởng của tác giả dựa trên kinh
nghiệm nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực thi hành án phạt tù. Tác giả Luận văn
đã kế thừa một số thông tin, số liệu từ cuốn sách này làm cơ sở cho các luận cứ
đƣợc đƣa ra trong Luận văn.
- Sách chuyên khảo “Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam – những vấn đề
lý luận và thực tiễn” của các chủ biên PGS. TS. Võ Khánh Vinh và PGS. TS.
Nguyễn Mạnh Kháng, nhà xuất bản Tƣ Pháp, năm 2006. Cuốn sách gồm ba phần,
bao gồm: (i) Phần thứ nhất giới thiệu tổng quan về những vấn đề chung của thi hành
án hình sự, trong đó có nhắc đến địa vị pháp lý của ngƣời bị kết án phạt tù; (2) Phần
thứ hai là nội dung liên quan đến thi hành hình phạt và các biện pháp tƣ pháp, trong
đó có thi hành hình phạt tù. Tác giả Luận văn có tham khảo một số nội dung ở phần

7

Ngô Văn Trù (2015), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam, luận án Tiến sỹ
Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, tr. 64.
8
Ngơ Văn Trù, tlđd số 7, tr. 66.


6
này làm cơ sở lý luận tại Chƣơng 1 trong đề tài nghiên cứu của mình; (3) Phần thứ
ba là các nghiên cứu liên quan đến hệ thống trại giam và chế độ giam giữ. Đây cũng

là nội dung có giá trị tham khảo về mặt lý luận khi xây dựng cơ sở lý luận tại
chƣơng 1 của Luận văn.
- Sách tham thảo “Những nẻo đường hoàn lương” của tác giả Lƣu Vinh (chủ
biên) nhà xuất bản Văn hố thơng tin, năm 2009. Đây là một trong nhiều cuốn sách
của Nhà báo Lƣu Vinh chuyên viết về những câu chuyện tái hoà nhập cộng đồng
của ngƣời tù. Điểm nổi bật của cuốn sách là đã cung cấp rất nhiều tình tiết thực tế,
chi tiết về đời sống của tù nhân và hồn cảnh khó khăn mà họ đã trải qua. Thông
qua các câu chuyện này, tác giả Luận văn cũng đúc rút nhiều bài học và có sự hiểu
biết nhiều hơn về những khó khăn của phạm nhân và con đƣờng tái hồ nhập cộng
đồng của họ.
Ngồi ra, có nhiều cơng trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực thi hành
án phạt tù nói chung đƣợc kể đến nhƣ: Kỷ yếu hội thảo khoa học “Thi hành án Hình
sự và Hỗ trợ tư pháp – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” đƣợc tổ chức bởi Học
viện Cảnh sát Nhân dân và Tổng cục Cảnh sát Thi hành án Hình sự và Hỗ trợ tƣ
pháp năm 2016. Bài viết “THAPT trong văn kiện quốc tế và ở một số quốc gia –
Kinh nghiệm đối với Việt Nam” của tác giả Lê Lan Chi đăng trên tạp chí Nội Chính,
số 26, năm 2015. Bài báo khoa học “Một số vấn đề về giảm thời hạn chấp hành
hình phạt tù đối với phạm nhân” của các tác giả TS. Võ Thị Kim Oanh và NCS.
Nguyễn Quang Vũ đăng tại tạp chí Khoa học Pháp lý số 4 năm 2013.
2.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua khảo cứu về tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi và trong nƣớc liên quan
đến đề tài Luận văn, có thể đƣa ra một số đánh giá nhƣ sau:
Thứ nhất, Luận văn có thể kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc
trong các cơng trình nghiên cứu trƣớc đây. Đó là một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về thi hành án phạt tù đƣợc trình bày trong các cơng trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Hữu Duyện, Lƣu Vinh, Võ Khánh Vinh và Nguyễn Mạnh Kháng, đã đề cập
ở trên. Bên cạnh đó, một số đề xuất đƣợc đƣa ra trong cơng trình nghiên cứu của tác
giả Ngơ Văn Trù sẽ đƣợc tác giả tiếp thu mà không tiếp tục phân tích sâu. Bên cạnh
đó, tác giả cũng kế thừa một số ý tƣởng của các cơng trình nghiên cứu khác và sẽ
đƣợc ghi chú rõ ràng trong Luận văn này.



7
Thứ hai, một số đề xuất, gợi ý của một số cơng trình nghiên cứu cần đƣợc tiếp
tục nghiên cứu. Đó là những quan điểm về xây dựng nhà giam tƣ nhân và chính sách
lao động trong nhà tù của các tác giả Gordon Hawkins, Georg Rusche và Gerda
Dinwiddie; mở rộng quyền con ngƣời đối với phạm nhân của các tác giả John W.
Palmer... Những đề xuất về vấn đề sinh hoạt tôn giáo trong thời gian chấp hành án,
chế độ liên lạc với thế giới bên ngoài của phạm nhân, chế độ lao động đã đƣợc đề cập
trong các cơng trình nghiên cứu này sẽ đƣợc tác giả tiếp tục nghiên cứu về cơ sở lý
luận, phân tích và đánh giá dƣới góc độ pháp lý và thực tiễn trong Luận văn.
Mặc dù, những cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập khá sâu rộng về về các
biện pháp giáo dục cải tạo phạm nhân trong các trại giam, tuy nhiên vẫn chƣa có
nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ có tính quyết định giữa các biện pháp giáo dục
phạm nhân với đặc điểm nhân thân phạm nhân. Hay nói cách khác, việc xây dựng
hồn thiện các biện pháp giáo dục phạm nhân cũng cần tiếp cận từ các đặc điểm
nhân thân của phạm nhân. Đây là góc nhìn mới khi bàn về các biện pháp giáo dục
phạm nhân và cũng là điểm mới đáng chú ý của luận văn. Theo đó, tác giả đƣa ra
những nghiên cứu tiếp cận từ góc độ nhân thân ngƣời phạm tội, xem xét cơ sở lý
luận của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân dƣới sự ảnh hƣởng của các đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội nhƣ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, hồn cảnh gia đình và
một số đặc điểm nhân thân bổ trợ khác nhƣ thái độ chấp hành án, lý lịch phạm tội,
tình trạng sức khoẻ, trình độ học vấn, tín ngƣỡng - tơn giáo. Từ đó, tác giả đƣa ra
những đánh giá về thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực thi những
quy định pháp luật có liên quan đến giáo dục cải tạo phạm nhân. Trên cơ sở này, tác
giả sẽ đƣa ra những giải pháp mang tính tổng thể để hồn thiện các quy định về giáo
dục cải tạo phạm nhân của Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả đƣa ra cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng các quy định về giáo dục cải

tạo phạm nhân từ góc độ nhân thân ngƣời phạm tội và thực tiễn thi hành những quy
định này nhằm đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện các quy định giáo dục cải tạo
phạm nhân trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân.


8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra, Luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản nhƣ sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận chung về hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
từ góc độ nhân thân ngƣời phạm tội, bao gồm: (i) Làm rõ vấn đề khái niệm phạm
nhân, xác định đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội tiếp cận từ góc độ giáo dục cải
tạo chính là đặc điểm nhân thân của phạm nhân; (ii) Xác định đặc điểm, mục tiêu,
nguyên tắc và hệ thống các hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân; (iii) Xác định
những đặc điểm nhân thân của phạm nhân có giá trị ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động giáo dục cải tạo phạm nhân.
- Phân tích những quy định về giáo dục cải tạo phạm nhân pháp luật thi hành án
hình sự Việt Nam nhìn từ góc độ nhân thân ngƣời phạm tội. Bao gồm: (i) Tìm hiểu
về nhân thân ngƣời phạm tội trong các quy định về chế độ giam giữ và chế độ thăm
gặp, liên lạc với phạm nhân – đây không phải là biện pháp giáo dục cải tạo trực tiếp
nhƣng là biện pháp mang tính chất cơ sở ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động
giáo dục cải tạo phạm nhân; (ii) Tìm hiểu về nhân thân ngƣời phạm tội trong các
quy định về chế độ học tập của phạm nhân; (iii) Tìm hiểu sự vận dụng hiểu biết về
nhân thân ngƣời phạm tội trong các quy định về chế độ học nghề và lao động.
- Đánh giá thực tiễn giáo dục cải tạo phạm nhân nhìn từ góc độ nhân thân ngƣời
phạm tội.
-Đƣa ra một số nghiên cứu định hƣớng và giải pháp hồn thiện Luật Thi hành
án Hình sự Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân từ góc
độ nhân thân ngƣời phạm tội, quy định về giáo dục cải tạo đối với phạm nhân trong
Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam (năm 2010) nhìn từ góc độ nhân thân ngƣời
phạm tội và thực tiễn thực thi các quy định này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu
nhƣ sau:


9
- Phạm vi khơng gian
Thi hành án hình sự là lĩnh vực nhạy cảm và tƣơng đối cách biệt với mơi
trƣờng xã hội bên ngồi nên khó tiếp cận từ số liệu đến thực tiễn. Với quy mô của
một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ có thể khảo sát đƣợc số liệu và thông tin của
phạm nhân đang đƣợc giam giữ tại các trại giam miền Tây Nam Bộ thuộc Bộ
Công an, mà không khảo sát đƣợc tất cả các của Bộ công an cũng nhƣ trại giam
thuộc Bộ Quốc phòng.
- Phạm vi thời gian
Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá các quy định về giáo dục cải tạo phạm
nhân trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam năm 2010.
Đề tài sẽ khảo sát thực tiễn thực hiện các quy định về giáo dục cải tạo phạm
nhân trong khoảng thời gian 5 năm từ 2012 – 2016.
- Phạm vi nội dung
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy có nhiều đặc điểm nhân thân ngƣời
phạm tội có khả năng ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục cải tạo phạm
nhân nhƣ: độ tuổi, giới tính, tính cách, trình độ học vấn, hồn cảnh gia đình, lý lịch
phạm tội, thời gian chấp hành án, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, thái độ
chấp hành án, nghề nghiệp, tình trạng sức khoẻ, thành phần dân tộc, quốc tịch, tín
ngƣỡng, tiền án tiền sự... Tuy nhiên, Đề tài chỉ tập trung khảo sát một số đặc điểm
nhân thân điển hình dễ dàng nhận diện của ngƣời phạm tội nhƣ: độ tuổi, giới tính,

nghề nghiệp, trình độ học vấn, hồn cảnh gia đình, tình trạng sức khoẻ, tín ngƣỡng.
Những đặc điểm nhân thân cịn lại, tác giả chỉ điểm qua mà khơng đi sâu khảo sát,
phân tích vì các lý do nhƣ giới hạn dung lƣợng của luận văn hoặc vì các trại giam
miền TNB khơng giam giữ những phạm nhân có đặc điểm nhân thân đó. Chẳng
hạn, các trại giam miền TNB không giam giữ phạm nhân là ngƣời nƣớc ngồi nên
luận văn khơng khảo sát đặc điểm quốc tịch của phạm nhân và sự ảnh hƣởng của nó
đến hoạt động giáo dục cải tạo.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận
Luận văn đƣa ra những lập luận để chứng minh vấn đề trên cơ sở những nguyên
lý của Triết học Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về giáo dục cải tạo phạm


10
nhân, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về giáo dục cải tạo phạm nhân, đƣờng lối
của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tƣ pháp và chính sách tái hoà nhập cộng
đồng. Ngoài ra, những quan điểm lý luận, kết quả nghiên cứu thực tiễn về giáo dục
cải tạo phạm nhân của các nhà khoa học, tác giả đi trƣớc cũng là nguồn tài liệu
tham khảo quan trọng trong Luận văn này.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu Luận văn, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp so
sánh – thống kê, phƣơng pháp phỏng vấn kết hợp với phƣơng pháp phiếu điều tra và
phƣơng pháp quan sát. Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng cụ thể trong Luận văn
nhƣ sau:
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết gồm: phƣơng pháp phân tích, so sánh,
tổng hợp đƣợc sử dụng dụng để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã đƣợc
nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho Chƣơng 1.
Mặt khác, những phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng hợp đánh giá những đặc
điểm nhân thân ngƣời phạm tội trong các quy định về giáo dục cải tạo phạm nhân

tại Chƣơng 2.
Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn gồm: phƣơng pháp phỏng vấn kết hợp
với phiếu điều tra đƣợc sử dụng chủ yếu trong phần nghiên cứu về thực tiễn thực thi
và giải pháp hoàn thiện luật tại Chƣơng 3. Phƣơng pháp phỏng vấn và phiếu điều tra
có chung nội dung câu hỏi khảo sát. Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc sử dụng đối với
200 phạm nhân ở trại giam Định Thành; 60 phạm nhân ở trại giam Thạnh Hoà.
Phƣơng pháp phiếu điều tra đƣợc sử dụng để thu thập thông tin bằng phiếu điều tra
của 239 phạm nhân ở các trại giam còn lại. Phƣơng pháp quan sát đƣợc sử dụng kết
hợp trong quá trình phỏng vấn 200 phạm nhân ở trại giam Định Thành, kết quả của
phƣơng pháp này chỉ đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho một luận cứ tại Chƣơng 1.
Ngoài ra, tác giả cũng thực hiện những buổi nói chuyện với cán bộ giáo dục của
một số trại giam các tỉnh miền TNB nhƣ trại giam Định Thành, trại giam Thạnh
Hồ, trại giam Phƣớc Hồ. Thơng qua đó, tác giả thu thập thơng tin từ các bản báo
cáo nội bộ và khảo sát nội dung giáo dục cải tạo phạm nhân ở các trại giam miền
TNB làm cơ sở phân tích các vấn đề thực tiễn trong Luận văn này.


11
6. Những đóng góp mới của Đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên tiếp cận từ sự ảnh hƣởng của
nhân thân ngƣời phạm tội đến hiệu quả của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân.
Luận văn này sẽ đƣa ra cơ sở lý luận để chứng minh vai trò của các đặc điểm nhân
thân trong hoạt động giáo dục cải tạo. Từ đó, tác giả đƣa ra những gợi ý để hoàn
thiện hơn các quy định về giáo dục cải tạo phạm nhân trong Luật Thi hành án Hình
sự Việt Nam xuất phát từ những nghiên cứu lý luận và thực tiễn liên quan đến giáo
dục cải tạo phạm nhân từ góc độ nhân thân ngƣời phạm tội.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần vào kho tàng lý luận
của lĩnh vực thi hành án phạt tù (một lĩnh vực khoa học mới đƣợc quan tâm trong
những năm gần đây ở Việt Nam). Bên cạnh đó, đề tài mở ra một khía cạnh nghiên

cứu về nhân thân ngƣời phạm tội trong lĩnh vực thi hành án phạt tù.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể có giá trị sử dụng
trong hồn thiện pháp luật về thi hành án hình sự và tổ chức thực hiện công tác giáo
dục cải tao phạm nhân ở các cơ sở giam giữ.
Ngồi ra, Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu về
lĩnh vực thi hành án phạt tù.
8. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của Luận văn đƣợc kết cầu thành ba chƣơng:
-

Chƣơng 1. Lý luận chung về hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân từ góc độ
nhân thân ngƣời phạm tội

-

Chƣơng 2. Hệ thống các đặc điểm nhân thân của phạm nhân có ảnh hƣởng
đến hoạt động giáo dục cải tạo trong Luật Thi hành án Hình sự Việt Nam
năm 2010

-

Chƣơng 3. Thực tiễn giáo dục cải tạo phạm nhân nhìn từ góc độ nhân thân
ngƣời phạm tội, một số định hƣớng và giải pháp


12
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CẢI TẠO PHẠM NHÂN
TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI

1.1. Khái niệm phạm nhân và hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
1.1.1. Khái niệm phạm nhân
Ở góc độ ngơn ngữ học, “phạm nhân” là “ngƣời mắc tội”. Cách giải thích
này trên cơ sở cộng gộp nghĩa của hai chữ “phạm” và “nhân”, trong đó, “phạm” là
mắc tội, “nhân” là ngƣời, phạm nhân là “ngƣời mắc tội”9 hay “ngƣời phạm tội”.
Tuy nhiên không phải ngƣời phạm tội nào cũng là phạm nhân. Thuật ngữ phạm
nhân để chỉ một dạng ngƣời phạm tội có đặc điểm về hình phạt và đang chấp hành
một loại hình phạt nhất định. Vì vậy, nếu tiếp cận khái niệm ngƣời phạm tội và
nhân thân của ngƣời phạm tội đang đƣợc áp dụng các biện pháp giáo dục cải tạo thì
chỉ có thể là phạm nhân theo luật THAHS.
Ở góc độ pháp luật THAHS: “Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt
tù có thời hạn, tù chung thân” (Điều 3 Luật THAHS năm 2010). Trên cơ sở khái
niệm pháp lý về phạm nhân và ở góc độ nhận thức thì phạm nhân có một số đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, phạm nhân là ngƣời (cá nhân) đã bị kết tội bằng bản án tù có
thời hạn hoặc tù chung thân. Chỉ những ngƣời phạm tội bị kết án phạt tù có thời
hạn hoặc tù chung thân mới có thể là phạm nhân. Căn cứ vào hình phạt tù mà tịa án
đã tun, có hai loại phạm nhân: (i) phạm nhân là ngƣời bị kết án tù có thời hạn và
(ii) phạm nhân là ngƣời bị kết án tù chung thân.
Ngƣời bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân đều có chung hình thức xử
lý là bị cách ly ra khỏi xã hội, bị tƣớc một số quyền công dân, phải tuân thủ theo nội
quy của trại giam, chấp hành các quy định của pháp luật THAHS, chịu sự quản chế
và giáo dục của cán bộ trại giam. Trong quá trình chấp hành án, nếu phạm nhân có
những biểu hiện tiến bộ, cải tạo tốt sẽ đƣợc hƣởng chính sách khoan hồng theo quy
định của pháp luật dƣới một số hình thức nhƣ giảm mức hình phạt đã tuyên trong
trƣờng hợp phạm nhân đã chấp hành án trong một thời gian nhất định và có nhiều
tiến bộ (Khoản 1 Điều 58 BLHS 1999); giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong

9


Bửu Kế (2010), Từ điển Hán Việt Từ Nguyên, NXB. Thuận Hóa, tr. 1363.


13
trƣờng hợp đặc biệt (Điều 59 BLHS 1999); hoặc tha tù trƣớc thời hạn có điều kiện
khi ngƣời phạm tội đáp ứng những điều kiện tại Điều 66 BLHS 2015.
Nhận thức đƣợc đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt phạm nhân với những
ngƣời bị kết án khác nhƣ: ngƣời bị kết án với hình phạt cải tạo khơng giam giữ,
ngƣời bị kết án phạt tù đƣợc hƣởng án treo... Bên cạnh đó, xác định phạm nhân là
ngƣời bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân là cơ sở giúp chủ thể giáo
dục phạm nhân xây dựng chế độ giáo dục, cải tạo phù hợp với mục đích của những
hình phạt này.
Thứ hai, phạm nhân phải là ngƣời đang chấp hành bản án có hiệu lực
pháp luật.
Phạm nhân là ngƣời đã thực hiện hành vi phạm tội đƣợc quy định trong
BLHS và đã bị kết án bởi bản án có hiệu lực của pháp luật nhƣng không phải bất kỳ
ngƣời phạm tội nào cũng là phạm nhân. Một ngƣời đƣợc gọi là phạm nhân khi họ
phạm tội, bị kết án phạt tù và đã đƣợc đƣa đến trại giam (hoặc trại tạm giam, cơ
quan THAHS Công an cấp huyện) để chấp hành án. Nghĩa là, kể từ khi ngƣời bị kết
án phạt tù đƣợc những đơn vị này tiếp nhận để thi hành án cho đến thời điểm mãn
hạn tù họ đƣợc gọi là phạm nhân. Không coi là phạm nhân đối với các trƣờng hợp
bị kết án phạt tù nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào trại giam chấp hành án vì một lý do nào
đó đƣợc hỗn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù. Thời điểm sau khi hoàn
thành xong thủ tục nhập trại, ngƣời bị kết án đã chính thức có một địa vị pháp lý
mới - phạm nhân – và tạm thời bị tƣớc một số quyền tự do, bị cách ly khỏi mơi
trƣờng xã hội bình thƣờng, phải chấp hành bản án, bắt đầu quá trình giáo dục cải tạo
để trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Nhận thức đƣợc đặc điểm này giúp xác định thời điểm ngƣời phạm tội
đƣợc xem là phạm nhân, phân biệt phạm nhân với ngƣời bị kết án phạt tù dƣới góc
độ THAHS.

Thứ ba, phạm nhân là chủ thể bị hạn chế (hoặc bị tƣớc) một số quyền cơ
bản của công dân.
Ở nƣớc ta chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định đầy đủ quyền
và nghĩa vụ của phạm nhân. Địa vị pháp lý của họ đƣợc quy định ở nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác nhau nhƣ Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng
Hình sự, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội


14
và Đại biểu Hội đồng nhân dân, và Luật THAHS... Ví dụ, theo Khoản 4 Điều 3 Bộ
Luật Hình sự năm 1999, ngƣời bị phạt tù phải “chấp hành hình phạt trong trại
giam, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội”.
Phạm nhân bị pháp luật hình sự và một số luật liên quan tƣớc quyền công
dân nhƣ quyền tự do đi lại và lựa chọn nơi cƣ trú; quyền tham gia quản lý Nhà nƣớc
và xã hội; quyền bầu cử, ứng cử. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh trại giam, một số
quyền của phạm nhân bị hạn chế thông qua nghiệp vụ THAHS nhƣ: quyền bí mật
thƣ tín, điện tín, quyền đƣợc gặp, thông tin liên lạc với cá nhân, tổ chức bên ngoài
cơ sở giam giữ. Phạm nhân vẫn đƣợc hƣởng quyền con ngƣời, quyền công dân mà
Hiến pháp Việt Nam và Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về các quyền Dân sự và
Chính trị năm 1966 ghi nhận miễn là khơng thuộc trƣờng hợp những quyền bị tƣớc
hoặc bị hạn chế vì lý do an ninh. Các quyền cơ bản của cơng dân nhƣ quyền đƣợc
sống và bình đẳng trƣớc pháp luật; đƣợc pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm; quyền đƣợc khiếu nại, tố cáo, đƣợc thông tin, học tập, lao
động, nghiên cứu khoa học, phát minh sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, quyền đƣợc kết
hôn, quyền tự do tín ngƣỡng và tơn giáo đƣợc tơn trọng... Bên cạnh đó, phạm nhân
phải thực hiện một số nghĩa vụ của ngƣời đang chấp hành án phạt tù nhƣ: nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật, bản án, quyết định của Tòa án, tuân thủ các nội quy của
trại giam, phải lao động và học tập theo quy định của pháp luật, không đƣợc đƣa
vào trại giam những đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trƣởng BCA quy định.
Nhận thức đặc điểm này giúp chúng ta hình dung đƣợc địa vị pháp lý của phạm

nhân, xác định lại một số quyền cơ bản của công dân mà phạm nhân đã bị tƣớc hoặc bị
hạn chế. Đây là cơ sở để xây dựng các biện pháp giáo dục cải tạo, chế độ giam giữ,
quản lý phạm nhân trong Luật THAHS và những văn bản pháp luật có liên quan.
Có thể thấy rằng, khái niệm về phạm nhân đƣợc nêu ra tại Điều 3 của Luật
THAHS năm 2010 chỉ nhấn mạnh đến dấu hiệu chấp hành án và loại hình phạt của
ngƣời phạm tội mà không chỉ ra địa vị pháp lý của chủ thể này. Việc chỉ ra địa vị
pháp lý của phạm nhân có giá trị về mặt lý luận vì cho thấy rõ quyền và nghĩa vụ cơ
bản của họ. Với mục đích làm rõ tình trạng pháp lý cũng nhƣ chỉ ra quyền cơ bản của
phạm nhân đã bị tƣớc bỏ và nghĩa vụ khái quát nhất mà phạm nhân đang thực hiện,
có thể đƣa ra khái niệm về “phạm nhân” nhƣ sau: “Phạm nhân là người phạm tội đã
bị hạn chế (hoặc bị tước) một số quyền cơ bản của công dân bằng bản án phạt tù có


15
thời hạn hoặc tù chung thân; và đang thực hiện những nghĩa vụ nhất định tại trại
giam, trại tạm giam, hoặc cơ quan thi hành án hình sự Cơng an cấp huyện”.
1.1.2. Đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân và
hệ thống các hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
1.1.2.1. Đặc điểm của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
Thứ nhất, đối tượng của hoạt động giáo dục này là phạm nhân đang chấp
hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ. Phạm nhân trong các cơ sở giam giữ là tập hợp
đa dạng những cá nhân có sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thành
phần dân tộc, tơn giáo, trình độ học vấn, mức độ nguy hiểm cho xã hội. Khi chấp
hành án, thái độ cải tạo của họ cũng khác nhau. Có ngƣời thành tâm hối cải, có
ngƣời khơng chịu chấp hành nội quy trại giam, nguy hiểm hơn cịn có ngƣời ngoan
cố chống đối, tìm mọi cách chống phá, trốn trại, kéo bè kéo phái, lập băng nhóm
ngay trong cơ sở giam giữ. Việc giáo dục cải tạo đối tƣợng này phải xác định nội
dung, hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp và chỉ có thể đƣợc tiến hành ở cơ sở
giam giữ. Vì thế, việc giáo dục cải tạo phạm nhân gắn liền với yêu cầu chấp hành
nội quy nơi giam giữ, bị cách ly và cƣỡng chế, do đó cũng dễ rủi ro đụng chạm trực

tiếp đến quyền của phạm nhân khi tiến hành các hoạt động giáo dục cải tạo họ
Thứ hai, giáo dục cải tạo phạm nhân là hoạt động giáo dục lại.10 Phạm nhân
phải là những ngƣời đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (ít nhất là đủ 14 tuổi theo quy
định của Bộ Luật Hình sự năm 1999 ). Phạm nhân đã ít nhiều trải qua q trình giáo
dục trƣớc đó nhƣng chƣa hiệu quả, cho nên giáo dục trong các trại giam là hoạt động
giáo dục lại. Ở giai đoạn này, phạm nhân đã tiếp thu vốn tri thức nhất định từ cuộc
sống trƣớc đây của họ, giáo dục trong trại giam tập trung loại bỏ những phẩm chất
lệch lạc bên trong họ, giúp xây dựng nền tảng tri thức mới, góp phần phát huy những
phẩm chất tích cực, hình thành thói quen lối sống mới tốt hơn cho phạm nhân. Hoạt
động giáo dục lại sẽ gặp nhiều khó khăn bởi những sai sót nhân cách có thể đã bền
vững của phạm nhân ở môi trƣờng giáo dục trƣớc. Để đạt đƣợc kết quả tốt, hoạt động
giáo dục lại phạm nhân trong các cơ sở giam giữ cần dựa trên những nghiên cứu tỉ mỉ
các đặc điểm nhân thân phạm nhân phù hợp với mục tiêu giáo dục cải tạo đặt ra và
phù hợp với điều kiện năng lực của các cơ sở giam giữ.

10

Nguyễn Hữu Duyện (2010), Thi hành án phạt tù từ thực tiễn đến khoa học giáo dục, NXB. Công an nhân
dân, tr. 10.


16
Thứ ba, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân được thực hiện bởi chủ thể
thi hành án. Chủ thể của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân là cán bộ cảnh sát
trại giam, cán bộ quản giáo, hoặc giáo viên, ngƣời làm công tác chuyên môn đƣợc
mời đến giảng dạy. Thông thƣờng, Cán bộ trại giam làm công tác quản lý kiệm
nhiệm công tác giáo dục phạm nhân. Trong mối quan hệ sƣ phạm này, phạm nhân
là những học viên đặc biệt, vừa là ngƣời đi học vừa chịu sự giám sát, quản lý bởi
ngƣời thầy của mình. Chính sự ràng buộc về mặt pháp lý này đã tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác giáo dục phạm nhân trong trƣờng hợp phạm nhân bất hợp tác hoặc

tỏ ra chống đối. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân cũng cần sự kết
hợp bởi các chủ thể ngoài xã hội để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục phạm
nhân. Những chủ thể này có thể là những tổ chức dạy nghề chuyên nghiệp, những
thợ lành nghề đƣợc mời về dạy lại cho các phạm nhân, hoặc các tình nguyện viên,
chuyên gia tâm lý tuyên truyền pháp luật hoặc truyền lửa sống, kỹ năng sống cho
phạm nhân... Thậm chí, chủ thể giáo dục phạm nhân là những ngƣời hoạt động
trong các tổ chức tôn giáo nhƣ các linh mục, ni sƣ... Nói chung, giáo dục cải tạo
phạm nhân là một lĩnh vực khó khăn gấp nhiều lần so với lĩnh vực giáo dục thông
thƣờng, phải huy động đội ngũ giáo dục đông đảo, đa dạng từ các lĩnh vực chun
mơn để giáo dục, cảm hóa ngƣời phạm tội.
Thứ tư, hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân bị ràng buộc bởi thời gian
chấp hành án được nêu trong bản án có hiệu lực của Tồ án. Trại giam tập hợp
nhiều phạm nhân có sự khác nhau về hành vi phạm tội và tính chất nguy hiểm cho
xã hội của hành vi phạm tội, đặc điểm nhân thân và hình phạt. Phạm nhân phạm tội
ít nghiêm trọng có thời gian chấp hành án phạt tù ngắn, phạm nhân phạm tội
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có thời gian chấp hành
án phạt tù dài hơn. Hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân phải hoàn thành mục tiêu
đặt ra trƣớc khi phạm nhân kết thúc thời gian chấp hành án phạt tù. Chính đặc điểm
này khiến công tác giáo dục cải tạo phạm nhân có nhiều áp lực vì đặt ra một nhiệm
vụ rất khó khăn cho trại giam trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục phạm nhân
trong thời gian có hạn.
1.1.2.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
Hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân là một hoạt động trọng tâm của lĩnh
vực thi hành án phạt tù đối với phạm nhân. Trong đó, giáo dục là hoạt động tác
động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đối tƣợng đƣợc


17
giáo dục, làm cho họ dần dần có những phẩm chất và năng lực nhƣ yêu cầu xã hội
đặt ra;11 cải tạo là làm cho thay đổi chất lƣợng theo hƣớng tốt lên, cải tạo phạm

nhân là giáo dục làm họ thay đổi, trở thành ngƣời tốt, ngƣời lƣơng thiện.12 Giáo dục
cải tạo phạm nhân là hệ thống những hoạt động có mục tiêu ni dưỡng những
phẩm chất tích cực, rèn luyện thể chất, trí tuệ, đạo đức của phạm nhân. Đồng thời,
sửa đổi khắc phục những nhược điểm đang tồn tại trong nhân cách, từ đó giúp
phạm nhân trở thành con người khỏe mạnh về thể chất, hoàn thiện hơn về trí tuệ, có
phẩm hạnh tốt, trở thành cơng dân có ích để sớm quay về phục vụ cho đất nước.
Mục tiêu giáo dục cải tạo phạm nhân này không thể so sánh bằng với mục tiêu giáo
dục giáo dục trong hệ thống giáo dục chung của quốc gia và chắc chắn có những
hạn chế nhất định, dễ bị phê phán.
Hiện nay có nhiều tài liệu sử dụng thuật ngữ “giáo dục và cải tạo” hoặc dùng
dấu phẩy ở giữa chúng (“giáo dục, cải tạo”). Cách sử dụng từ ngữ nhƣ vậy dẫn đến
cách hiểu rằng giáo dục và cải tạo là hai hoạt động tách rời; trong đó, thuật ngữ cải
tạo đƣợc hiểu nặng nề hơn, gợi đến hình ảnh tù nhân đi lao động cải tạo trong chế
độ cũ. Luật THAHS dùng thuật ngữ “giáo dục cải tạo” mà không phải là “giáo dục
và cải tạo” để chỉ những hoạt động hỗ trợ cho quá trình thay đổi và hoàn lƣơng của
phạm nhân. Cách sử dụng thuật ngữ này vừa khẳng định tính khơng thể tách rời của
hai nội dung giáo dục và cải tạo, vừa thể hiện tính nhân văn trong lĩnh vực giáo dục
cải tạo phạm nhân.
Việc xác định mục tiêu của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân giúp chủ
thể nghiên cứu nhận thức đƣợc sự khó khăn và khác biệt của nó so với những hoạt
động giáo dục bình thƣờng khác. Hoạt động này đòi hỏi sự nỗ lực của chủ thể thi
hành án trong việc giúp phạm nhân nhận ra lỗi lầm và hƣớng thiện. Để thực hiện
đƣợc mục tiêu giáo dục này, việc xây dựng các biện pháp giáo dục phải tuân thủ
những nguyên tắc nhất định.
1.1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân
Giáo dục cải tạo phạm nhân là phạm trù thuộc lĩnh vực THAHS, đƣợc pháp
luật THAHS điều chỉnh để bảo đảm hoạt động thi hành án và ngăn ngừa hiện tƣợng

11
12


Viện Ngôn ngữ học (1988), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr. 379.
Viện Ngôn ngữ học, tlđd số 11, tr. 101.


×