Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

------

HỒ THỊ DIỄM PHÚC
MSSV: 1155020198

MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG THEO QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn:
ThS. ĐỒN CƠNG N

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sỹ Đồn Cơng n, đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
SINH VIÊN THỰC HIỆN

HỒ THỊ DIỄM PHÚC



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM ...................................................................5
1.1. Khái niệm và vai trò của mức lương tối thiểu vùng .........................................5
1.1.1. Khái niệm về mức lương tối thiểu vùng .....................................................5
1.1.2. Vai trò của mức lương tối thiểu vùng ......................................................12
1.2. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về mức lương tối thiểu
vùng .......................................................................................................................16
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986 .....................................................16
1.2.2. Giai đoạn 1986 đến nay ............................................................................17
1.3. Quy định của pháp luật hiện hành về mức lương tối thiểu vùng ....................21
1.3.1. Đối tượng áp dụng ....................................................................................21
1.3.2. Căn cứ xác định mức lương tối thiểu vùng ..............................................24
1.3.3. Vai trò của Hội đồng Tiền lương Quốc gia và Chính phủ trong việc xây
dựng và ban hành mức lương tối thiểu vùng ......................................................30
1.3.4. Trình tự, thủ tục xây dựng và điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng .......31
1.3.5. Xử lý vi phạm liên quan đến mức lương tối thiểu vùng ..........................33
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ CỤ THỂ
NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI
THIỂU VÙNG .........................................................................................................36
2.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của mức lương tối thiểu vùng .....................36
2.1.1. Những thành tựu đạt được ........................................................................36
2.1.2. Một số tồn tại trong việc áp dụng pháp luật về mức lương tối thiểu
vùng ....................................................................................................................42
2.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình áp dụng mức lương tối
thiểu vùng ...........................................................................................................50
2.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia ..................................................................54
2.2.1. Kinh nghiệm từ Singapore .......................................................................54
2.2.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc .......................................................................57



2.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về mức lương
tối thiểu vùng ở Việt Nam .....................................................................................60
2.3.1. Mức lương tối thiểu vùng phải được quy định sát với thực tế, loại bỏ dần
một số gánh nặng của MLTT vùng với cân đối ngân sách nhà nước ................60
2.3.2. Cần xây dựng lại phương pháp phân định vùng để điều chỉnh mức lương
tối thiểu vùng phù hợp ........................................................................................62
2.3.3. Thành lập Ủy ban Năng Suất Lao động Quốc gia....................................63
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và điều chỉnh
MLTT vùng, đặc biệt giao cho địa phương theo dõi, nghiên cứu báo cáo chuyển
vùng đối với những tỉnh, thành phố đủ điều kiện ..............................................64
2.3.5. Tăng cường phối hợp cơ chế ba bên trong ban hành chính sách tiền lương
tối thiểu ...............................................................................................................66
2.3.6. Tăng cường hoạt động thương lượng tập thể để đem lại lợi ích cho người
lao động ..............................................................................................................70
2.3.7. Xây dựng lại hệ thống thang, bảng lương ................................................73
2.3.8. Xây dựng Luật Tiền lương tối thiểu .........................................................74
2.3.9. Xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu vùng .............................79
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

Bộ LĐTBXH


Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

BLLĐ

Bộ luật Lao động năm 2012 đã được Quốc
hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 18/6/2012
và có hiệu lực ngày 01/5/2013

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

NLĐ

Người lao động

DN

Doanh nghiệp

FDI

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign
director investment)

HĐTLQG

Hội đồng Tiền lương Quốc gia


MLTT

Mức lương Tối thiểu

ILO

Tổ chức Lao động Quốc tế

TLTT

Thương lượng Tập thể

TƯLĐTT

Thỏa ước Lao động Tập thể


LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách tiền lương khơng chỉ là phạm trù kinh tế mà cịn là một bộ phận
quan trọng, nếu khơng nói là quan trọng bậc nhất trong hệ thống chính sách kinh tế
- xã hội của đất nước, có liên quan chặt chẽ đến động lực phát triển và tăng trưởng
kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác và phát huy tiềm năng vô
hạn từ người lao động (sau đây gọi tắt là “NLĐ”). Tiền lương tối thiểu là một nội
dung cơ bản và quan trọng nhất của chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị
trường. Nó tham gia vào q trình phân phối, điều tiết vĩ mơ về tiền lương và thu
nhập trên phạm vi toàn xã hội; đồng thời là yếu tố tham gia vào hình thành chi phí
đầu vào của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là “DN”) và phân phối theo kết quản đầu
ra của sản xuất kinh doanh.

Trải qua các thời kỳ, chính sách về tiền lương nói chung và chính sách tiền
lương tối thiểu nói riêng qua nhiều lần cải cách và cải tiến đã khơng ngừng hồn
thiện, phù hợp hơn với mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, cũng như để thực hiện
cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là nền kinh tế nước ta
phải được vận hành theo nguyên tắc thị trường và không phân biệt đối xử. Do đó,
chính sách tiền lương tối thiểu đã từng bước được đổi mới theo định hướng thị
trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển dựa trên nguyên tắc coi tiền
lương là yếu tố của sản xuất, là giá cả sức lao động, phù hợp với quan hệ cung – cầu
trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tình hình lạm phát đang ở mức cao,
chính sách tiền lương đang thể hiện nhiều bất cập, điển hình như hàng năm, Nhà
nước đã điều chỉnh mức lương tối thiểu (sau đây gọi tắt là “MLTT”) vùng, song nó
vẫn chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế, chủ yếu nâng MLTT vùng do áp lực
của giá cả, hệ số trượt giá của đồng tiền, các điều kiện kinh tế thay đổi dẫn đến sự
chuyển dịch giữa các vùng, mà chưa bảo đảm tiền lương thực tế cho NLĐ dẫn đến
tiền lương vẫn chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của NLĐ và hầu như khơng có tác
động nâng cao chất lượng của NLĐ. Đó là ngun nhân chính lý giải hàng loạt các
cuộc đình cơng trong khu vực DN, nhất là DN có vốn đầu tư nước ngồi (sau đây
gọi tắt là “FDI”) đòi tăng lương.
Mặt khác, về mặt lý luận các tiêu chí để làm cơ sở xây dựng MLTT vùng còn
quy định quá chung chung, bao gồm từ cơ chế và nguyên tắc hình thành, xác định
MLTT vùng chưa được luật hóa rõ ràng, đầy đủ và thống nhất, đồng bộ, các căn cứ,
tiêu chí điều chỉnh MLTT vùng chưa được lượng hóa cụ thể dẫn đến việc điều chỉnh
MLTT vùng trên thực tế chưa thực sự dựa trên nguyên tắc của kinh tế thị trường,
1


cũng như thực tiễn áp dụng tại các DN không được thực hiện nghiêm túc vẫn còn
thực trạng thỏa thuận trong Hợp đồng lao động dưới mức quy định, việc xây dựng
thang, bảng lương chỉ mang tính hình thức, cơ chế ba bên để thương lượng tập thể

(sau đây gọi tắt là “TLTT”) tăng cường quyền lợi cho NLĐ vẫn chưa thật sự hiệu
quả, chưa góp phần xây dựng mối quan hệ lao động trong các DN ổn định, lành
mạnh cùng phát triển.
Ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề chính sách lương tối thiểu nói chung, đặc
biệt MLTT vùng nói riêng được nghiên cứu một cách tồn diện, đầy đủ, thậm chí là
ban hành Luật Tiền lương Tối thiểu để điều chỉnh. Ngược lại, ở Việt Nam, MLTT
vùng chỉ mới được quan tâm một cách xác đáng gần đây nên vấn đề đặt ra cần có
những nghiên cứu tồn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn để hồn thiện lĩnh vực
pháp luật này và mang tính ứng dụng cao, chứ khơng phải là “luật giấy”. Vì lý do
đó tác giả chọn đề tài “Mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật Việt
Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp cho mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong phạm vi trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tác giả tìm đọc được
một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài như: 1) Huỳnh Văn Dân (2008),
“Pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: thực
trạng và hướng hồn thiện (từ thực tiễn Bình Dương)”, Luận văn thạc sỹ; 2) Nguyễn
Hải Phượng (2011), “Tiền lương tối thiểu đối với hoạt động của các doanh nghiệp
có vơn đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Luận văn Thạc sỹ.
Trong phạm vi cả nước, tác giả tra cứu được một số công trình nghiên cứu
như sau: 1) Mai Văn Đời (2011), “Lương tối thiểu chung, Lương tối thiểu vùng Vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ; 2)
Đào Duy Phương (2010),“Chế độ pháp lý về tiền lương tối thiểu và hướng hoàn
thiện”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội; 3) Công trình nghiên cứu
(2007), “Chính sách tiền lương tối thiểu ở Việt Nam”, Viện Khoa học Lao động và
Xã hội; 4) Đề tài nghiên cứu khoa học (2007), “Căn cứ lý luận và thực tiễn để xây
dựng phương án tiền lương tối thiểu và các giải pháp thực hiện”, Vụ Tiền lươngTiền công, Bộ Lao động Thương binh Xã hội.
Tuy nhiên, hầu hết các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào
nghiên cứu chính sách tiền lương tối thiểu ở góc độ kinh tế, mang tầm vĩ mơ để
thực hiện chính sách chung hoặc chỉ phân tích ở một khía cạnh nhất định về MLTT
mà chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về MLTT vùng, đặc
biệt là từ khi Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực với những cơ chế mới và việc điều

chỉnh MLTT vùng được đặt ra hàng năm, điều này đã tạo ra sự cần thiết phải nghiên
2


cứu hoàn chỉnh nhằm hoàn thiện các chế định pháp luật lao động liên quan đến việc
điều chỉnh MLTT vùng.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu này hướng đến những mục đích cụ thể như sau:
 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về MLTT vùng như: Khái niệm,
đặc điểm, vai trị của MLTT vùng, lịch sử hình thành và phát triển cũng như chỉ ra
sự khác biệt với các MLTT khác, khái quát chung về những quy định của pháp luật
Việt Nam điều chỉnh về MLTT vùng;
 Trình bày những thành tựu đạt được và chỉ ra những tồn tại trong việc
áp dụng pháp luật về MLTT vùng trong thực tế và nguyên nhân của những tồn tại
đó;
 Đưa ra một số kinh nghiệm của các quốc gia và đề ra một số giải
pháp, kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về MLTT vùng để đảm bảo tính
hiệu quả khi áp dụng vào thực tế đời sống.
3.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các đối tượng như
sau: Một số vấn đề lý luận cơ bản về MLTT vùng; các quy định pháp luật Việt Nam
về MLTT vùng; thực trạng áp dụng các quy định MLTT vùng trên thực tế.
Về phạm vi nghiên cứu: Để đảm bảo tính chuyên sâu của đề tài, tác giả xác
định phạm vi nghiên cứu như sau:
 Đề tài chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về MLTT
vùng tại doanh nghiệp. Đề tài không nghiên cứu các quy định về MLTT vùng ở các
hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt
Nam có thuê mướn lao động để đảm bảo tính chuyên sâu.
 Đề tài tập trung vào nghiên cứu các quy định về MLTT vùng tại các

DN trong Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt nam khóa 13, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012 (sau đây gọi tắt là
“BLLĐ”), văn bản hướng dẫn BLLĐ và các quy định cụ thể của Chính phủ về
MLTT vùng có liên quan trực tiếp đến MLTT vùng áp dụng tại DN và các quy định
của Tổ chức Lao động Quốc tế (sau đây gọi tắt là “ILO”), pháp luật Singapore và
Hàn Quốc có liên quan đến MLTT.
 Trong giới hạn của đề tài, tác giả sẽ tập trung vào một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về MLTT vùng tại các DN.

3


5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx-Lenin, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích để nghiên cứu. Những phương pháp này khơng sử
dụng độc lập mà đan xen và kết hợp với nhau.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu này sẽ là một đóng góp phần nào vào ý nghĩa lý luận cũng
như thực tiễn trong viêc nhận thức một cách hệ thống, đầy đủ hơn về pháp luật, các
bất cập của pháp luật cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam
về MLTT vùng tại DN. Vì lý do đó, tác giả kỳ vọng khả năng ứng dụng của đề tài
sẽ là:
 Khả năng ứng dụng cao trong quá trình điều chỉnh thay đổi MLTT
vùng sao cho hợp lý và phù hợp với thực tiễn.
 Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo hữu ích của sinh viên, giảng viên và
tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu.
7. Kết cấu đề tài
Bên cạnh lời nói đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung của cơng trình này sẽ được bố cục thành 02 chương:

Chương 1: Khái quát về mức lương tối thiểu vùng theo quy định pháp luật
Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn thực hiện và những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật về mức lương tối thiểu vùng.

4


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG THEO QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và vai trò của mức lương tối thiểu vùng
1.1.1. Khái niệm về mức lương tối thiểu vùng
a) Định nghĩa tiền lương
Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động dùng để kích thích NLĐ nâng cao
năng lực làm việc của mình, phát huy khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó,
tiền lương khơng chỉ là phạm trù kinh tế mà cịn là yếu tố hàng đầu của các chính
sách xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội. Có thể xem xét khái niệm tiền
lương dưới nhiều góc độ:
Dưới góc độ kinh tế, tiền lương là hình thái chuyển hóa của giá trị sức lao
động và là giá cả sức lao động. Do vậy, tiền lương còn thuộc phạm trù giá trị, phạm
trù trao đổi chịu sự tác động của quy luật cung - cầu về sức lao động được hình
thành trên cơ sở thương lượng, thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ, là một phần của
chi phí sản xuất của NSDLĐ. Tiền lương được gọi nhiều thành ngữ khác nhau như:
tiền lương, tiền công, tiền thù lao lao động.
Theo lý luận về giá trị thặng dư Karl Marx (C. Mác) đã chỉ ra: “Tiền lương
là giá cả hàng hóa sức lao động, phụ thuộc vào quan hệ cung - cầu lao động, lên
xuống xoay quanh giá trị của nó - giá trị sức lao động”1. Cũng như các loại hàng
hóa khác, giá trị hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản
xuất ra nó, tức là giá trị những tư liệu sinh hoạt nhằm bù đắp lại sức lao động đã hao

phí của NLĐ, gồm 3 loại chi phí sau: (1) chi phí để ni sống và duy trì khả năng
lao động của bản thân NLĐ với tư cách là người công dân tự do, tự nguyện bán sức
lao động (ký kết hợp đồng lao động); (2) chi phí để học tập và đào tạo để trở thành
NLĐ và (3) chi phí để ni sống gia đình NLĐ2.
Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 1 Công ước số 95 năm 1949 về bảo vệ tiền
lương quy định:
Tiền lương là sự trả cơng và sự thu nhập, bất luận tên gọi, cách
tính như thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định
bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc
bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động trả cho

1
2

Karl Marx (1976), Lao động làm thuê và tư bản, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tr. 38 - 39.
Karl Marx, tlđd (1), tr.40.

5


người lao động theo một hợp đồng lao động viết bằng tay hay bằng
miệng, cho một công việc đã được thực hiện hay sẽ phải làm.
Theo quy định pháp luật lao động Việt Nam: “Tiền lương của người lao động
do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động,
chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp
hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”3.
b) Định nghĩa mức lương tối thiểu
Theo một số tác giả các cơng trình nghiên cứu về quan hệ lao động nói
chung và tiền lương nói riêng4, tiền lương tối thiểu nhằm mục đích nâng cao mức
lương và nâng cao chất lượng lao động. Quốc gia đầu tiên ban hành quy định về

tiền lương tối thiểu là New Zealand vào năm 18945.Từ sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất, khái niệm tiền lương tối thiểu dần được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.
Đối với các DN có tổ chức cơng đồn thì cơng đồn sẽ thực hiện các thỏa thuận
chung để đảm bảo tiền lương tối thiểu cho NLĐ nhưng những NLĐ có tay nghề
thấp và khơng được sự hỗ trợ của cơng đồn thường phải nhận mức lương rất thấp,
không đủ để đảm bảo cuộc sống. Nhằm cải thiện và ngăn chặn tình trạng này, các
quốc gia đã quy định chế độ tiền lương tối thiểu thành luật. Theo nhà nghiên cứu
Richart Anker6, chuyên gia kinh tế cao cấp tại ILO, Australia là nước có thu nhập
cao đầu tiên ban hành Luật tiền lương tối thiểu. Vì vậy, có thể hiểu, tiền lương tối
thiểu bao gồm MLTT và các khoản tiền thưởng hoặc phúc lợi xã hội, mức trợ cấp
xã hội, được tính theo thời gian, thường áp dụng cho lao động thành niên khơng có
kỹ năng, lần đầu tiên tham gia làm việc và có thể được tính theo giờ, ngày, tuần
hoặc tháng.
Do đó, tiền lương tối thiểu nói chung và MLTT nói riêng là chủ đề quan
trọng ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đến cuộc sống NLĐ và
phải đảm bảo hài hịa lợi ích của NSDLĐ nên nhận được sự quan tâm của hầu hết
các nước trên thế giới, cũng như được nghiên cứu, xem xét theo nhiều quan niệm
khác nhau để hình thành nên hệ thống lý luận vững chắc làm nền tảng ban hành các
loại MLTT sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội từng nước.
Trước hết ta có thể hiểu, MLTT chính là mức lương thấp nhất mà NSDLĐ
trả cho NLĐ nhằm duy trì cuộc sống tối thiểu cho bản thân và gia đình họ. Đó là
các chi phí về mặt sinh học như: ăn, ở, mặc, nhu cầu bảo vệ sức khỏe và duy trì nịi
Xem Khoản 1 Điều 90 BLLĐ 2012.
Trường Đại học Luật TPHCM (2011), Giáo trình Luật Lao Động, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh,
tr.263.
5
Trường Đại học Luật TPHCM (2011), tlđd (4), tr.263.
6
Richart Anker, “Estimating a living wage: A methodological review”, Conditions of Work and Employment
Seties No.29, International Labour Office-Geneva, tr.17.

3
4

6


giống…mà còn cần phải đáp ứng về mặt xã hội như: học tập, giải trí, giao tiếp, đi
lại…Tùy thuộc vào từng khu vực địa lý nhất định và những thời kỳ cụ thể mà pháp
luật quy định những MLTT phù hợp sao cho đảm bảo được mức sống tối thiểu của
NLĐ.
Năm 1970, tại Điều 3 Công ước 131 ngày 3/6/1970 về ấn định lương tối
thiểu đối với các nước đang phát triển, ILO đã xác định:
Trong chừng mực có thể và thích hợp, xét theo thực tiễn và
điều kiện quốc gia, những yếu tố cần lưu ý để xác định mức lương tối
thiểu phải bao gồm: (1) những nhu cầu của người lao động và gia đình
họ, xét theo mức lương chung trong nước, giá sinh hoạt, các khoản trợ
cấp an sinh xã hội và mức sống so sánh của các nhóm xã hội khác; (2)
những nhân tố về kinh tế, kể cả những đòi hỏi của phát triển kinh tế,
năng suất lao động và mối quan tâm trong việc đạt tới và duy trì một
mức sử dụng lao động cao.
Ở Việt Nam năm 1993 khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, MLTT
được quan niệm là căn cứ xây dựng hệ thống trả công lao động cho các khu vực,
ngành nghề; tính mức lương cho các loại lao động khác nhau. Tạo ra lưới an toàn xã
hội cho lao động trong cơ chế thị trường; Thiết lập mối quan hệ ràng buộc kinh tế
giữa NSDLĐ và NLĐ trong thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động (về tiền lương,
tiền công). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 BLLĐ xác định: “Mức lương tối
thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong
điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người
lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và
được xác lập theo vùng, ngành”.

Như vậy, MLTT là số lượng tiền thấp nhất do Nhà nước quy định để trả công
cho lao động giản đơn nhất trong xã hội trong điều kiện lao động bình thường,
nhằm bù đắp sức lao động và một phần tích lũy tái sản xuất mở rộng và được dùng
làm căn cứ tính các mức lương cho các loại lao động khác nhau, NSDLĐ không
được trả lương cho NLĐ thấp hơn mức do Chính phủ quy định.
MLTT được trả theo tháng bao gồm:
 MLTT chung: là MLTT áp dụng cho các cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân đảm bảo cuộc sống tối thiểu
nhất cho họ và là cơ sở để xây dựng cho toàn bộ hệ thống tiền lương.
 MLTT theo ngành: là MLTT áp dụng cho một ngành nào đó,
dựa trên cơ sở MLTT vùng và năng suất lao động, khả năng chi trả của

7


DN và quan hệ cung – cầu lao động của từng ngành và do đại diện NLĐ
và NSDLĐ thỏa thuận, quy định trong TƯLĐTT ngành.
 MLTT vùng: sẽ được định nghĩa bên dưới.
c) Định nghĩa về mức lương tối thiểu vùng
Theo từ điển Tiếng Việt7, MLTT vùng là từ ghép gồm 3 cụm từ “mức lương”
nghĩa là tiền công trả định kỳ cho người lao động, “tối thiểu” là mức thấp nhất,
không thể thấp hơn được, “vùng” là phần đất hoặc khơng gian tương đối rộng, có
những đặc điểm nhất định về tự nhiên hoặc xã hội. Từ đó có thể định nghĩa như sau:
MLTT vùng là tiền công ở mức thấp nhất trả cho người lao động theo định kỳ tại
các khu vực có những đặc điểm nhất định về điều kiện tự nhiên, xã hội.
Theo giáo trình Luật Lao động: “MLTT vùng là mức lương tối thiểu áp dụng
cho từng vùng nhất định, được xây dựng căn cứ vào nhu cầu sồng tối thiểu của
NLĐ và gia đình họ, điều kiện kinh tế-xã hội và mức lương trên thị trường lao
động”8.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Văn Thường:

MLTT vùng đó là mức lương tối thiểu dùng cho một vùng nào
đó phụ thuộc vào nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình NLĐ
trong vùng; mức sống chung đạt được và sự chênh lệch mức sống
giữa các tầng lớp dân cư; mức tiền lương, tiền công chung đạt được
và yếu tố giá cả trong vùng. Ngoài ra, tiền lương tối thiểu theo vùng
còn phụ thuộc vào các yếu tố chính trị-xã hội của vùng9.
Trong nền kinh tế thị trường, MLTT vùng được hiểu là10:
Mức tiền lương thấp nhất trả cho NLĐ làm công việc đơn giản
trong điều kiện lao động bình thường mà khơng một NSDLĐ nào có
quyền trả thấp hơn căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng của
DN tại các vùng khác nhau là khác nhau, trên cơ sở có sự tham gia
của đại diện NSDLĐ và NLĐ và trở thành mức sàn thấp nhất theo quy
định của pháp luật để trả cho NLĐ trên thị trường.

Từ điển Tiếng việt, [ truy cập ngày 20/6/2015].
Trường Đại học Luật TPHCM (2013), Giáo trình Luật Lao Động, Nxb Hồng Đức-Hội Luật Gia Việt Nam,
tr.329.
9
Nguyễn Văn Thường (2002), “Xác định tiền lương tối thiểu trên cơ sở điều tra nhu cầu mức sống dân cư
làm căn cứ cải cách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010”, Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập
cấp nhà nước, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.28.
10
Tạ Đức Khánh (2009), Giáo trình Kinh tế Lao động, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.107.
7
8

8


Do đó, MLTT vùng phải thõa mãn các yêu cầu như sau:

1. Bảo đảm đời sống tối thiểu cho NLĐ ở trình độ lao động phổ thơng,
phù hợp với khả năng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định, phải đảm bảo
mức sống tối thiểu thực tế cho NLĐ;
2. Được tính đúng, tính đủ để trở thành lưới an tồn chung cho những
NLĐ trong tồn xã hội, khơng phân biệt thành phần kinh tế và khu vực kinh tế;
3. Là yếu tố tác động đến mức tiền công trên thị trường lao động, tạo
điều kiện cho các DN tính đủ chi phí đầu vào và đầu tư hợp lý giữa các vùng,
ngành, mở rộng môi trường đầu tư và hội nhập;
4. Là công cụ điều tiết của Nhà nước nhằm bảo đảm xã hội đối với NLĐ
làm việc trong ngành nghề, khu vực có quan hệ lao động, thiết lập những ràng buộc
kinh tế trong lĩnh vực sử dụng lao động, tăng cường trách nhiệm của các bên trong
quan hệ lao động.
Tóm lại, MLTT vùng được hiểu là mức lương thấp nhất áp dụng tại các vùng
lãnh thổ nhất định, dựa trên mức lương cở sở và phụ thuộc vào các yếu tố đặc thù
mỗi vùng như: kế hoạch phát triển của vùng, điều kiện kinh tế, mức thu nhập bình
quân đạt được của từng vùng, nhu cầu tối thiểu của bản thân và gia đình NLĐ trong
vùng; mức sống chung đạt được và sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân
cư. Từ định nghĩa trên, cho thấy MLTT vùng có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, MLTT vùng được xây dựng dựa trên các điều kiện kinh tế, chính
trị - xã hội khác nhau và các yếu tố đặc thù của mỗi vùng.
Do vị trí địa lý đặc thù của đất nước đã tạo ra các địa thế khác nhau, có nơi
địa thế hiểm trở kinh tế chậm phát triển, khí hậu khắc nghiệt, có nơi hội tụ nhiều
thuận lợi lẫn khí hậu tốt nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, dẫn đến sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng. Đồng thời, việc xây dựng MLTT vùng còn dựa trên
yếu tố đặc thù như: kế hoạch phát triển của vùng, mức thu nhập bình quân đạt được
của từng vùng, mức sống chung đạt được và sự chênh lệch mức sống giữa các tầng
lớp dân cư, có thể hiểu là mỗi vùng sẽ có những chiến lược phát triển kinh tế khác
nhau để được điều chỉnh sang những vùng mới với mức sống cao hơn nhằm nâng
cao đời sống cho NLĐ, có tính đến sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp trong
xã hội vì phần lớp dân cư ở nước ta sống ở nơng thơn, từ đó giúp cho vùng nhanh

chóng bắt kịp các khu vực phát triển, tạo sự phát triển đồng đều, điều đó cịn phụ
thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của của các DN trong vùng, sản
xuất càng phát triển và có hiệu quả thì mức sống càng cao.

9


Điều này hoàn toàn khác với mức lương cơ sở11 điều chỉnh đối với cơ quan
Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, cơ quan, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ
quan, chiến sỹ, công nhân trong các đơn vị, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (sau
đây gọi là chung là cơ quan, đơn vị). Các đối tượng này được hưởng lương từ nguồn
ngân sách Nhà nước và MLTT chung được dùng đảm bảo cho các nguồn trợ cấp,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng trên phạm vi tồn lãnh thổ,
khơng phân biệt vùng, ngành kinh tế cũng như quan hệ lao động, các cơ quan được
bố trí từ trung ương đến địa phương đảm bảo cho NLĐ dù làm việc ở đâu cũng
được đáp ứng được mức sống tối thiểu, tái sản xuất giản đơn và có tính đến phần
tích lũy của NLĐ.
Thơng thường, mức lương cơ sở là cơ sở để xây dựng MLTT vùng và trong
hầu hết các trường hợp MLTT vùng không được thấp hơn MLTT chung, được biểu
diễn bởi công thức: MLTT vùng = MLTT chung + x (trong đó: x là biến số thay đổi
theo từng vùng).
Thứ hai, MLTT vùng được trả tương ứng với trình độ lao động giản đơn
nhất.
MLTT vùng của NLĐ sẽ được xác định dựa trên trình độ lao động giản đơn
nhất, lao động chân tay, khơng có sự địi hỏi về trình độ chun mơn nghiệp vụ,
NLĐ không cần thông qua sự đào tạo trường lớp, về tính chất kỹ thuật phức tạp và
khơng phụ thuộc vào khả năng lao động thực tế của NLĐ đó. Đối với NLĐ có trình
độ chun mơn nghiệp vụ thông qua sự đào tạo như Cao đẳng, Đại học, Cao
học…hoặc có đào tạo tay nghề thì MLTT vùng được dùng làm cơ sở thỏa thuận
trong Hợp đồng lao động.

Đối với mức lương cơ bản tại DN có thể hiểu là số tiền mà NSDLĐ đặt ra
trả cho NLĐ giản đơn nhất theo yêu cầu của DN trên cơ sở thỏa thuận trong hợp
đồng lao động gồm: mức lương cơ bản, thưởng, phụ cấp chức vụ, phụ cấp cơm trưa,
xăng xe hoặc thu nhập theo chỉ số doanh thu…và có thể thay đổi được dựa vào ý
chí của một bên hoặc hai bên. Số tiền lương thực lãnh của họ là nhiều hay ít phụ
thuộc trực tiếp vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, năng suất lao động,
hiệu quả làm việc…trong quá trình lao động
Thứ ba, MLTT vùng xác định tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng
nhất diễn ra trong môi trường và điều kiện lao động bình thường.
Năng suất lao động, sức khỏe của NLĐ và cường độ làm việc của NLĐ có
mối quan hệ mật thiết với nhau. Cường độ lao động ảnh hưởng trực tiếp tới năng
Xem Khoản 2 Điều 3 Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
viên chức và lực lượng vũ trang.
11

10


suất lao động và sức khỏe của họ. Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào định nghĩa
về cường độ lao động khi xác định MLTT nói chung và MLTT vùng nói riêng. Việc
hiểu vấn đề này cịn rất chung chung và trừu tượng. Vì vậy, ta có thể hiểu cơ bản
rằng, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất diễn ra trong mơi trường điều kiện lao
động bình thường là NLĐ làm việc trong một môi trường với mức tiêu hao năng
lượng thấp và điều kiện lao động không có yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của
NLĐ. Nếu NLĐ làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại hoặc vùng xa xơi, hẻo
lánh, khí hậu khắc nghiệt thì NSDLĐ phải trả lương cao hơn MLTT vùng và ngoài
ra còn phải trả thêm những khoản phụ cấp lương nếu có những yếu tố khơng xác
định được hết trong tiền lương tối thiểu như phụ cấp độc hại, nguy hiểm…
Mặt khác, MLTT ngành cũng được thiết lập dựa trên cường độ lao động nhẹ
nhàng nhất diễn ra trong môi trường và điều kiện lao động bình thường nhưng có

tính đến yếu tố lao động đặc thù của từng ngành nghề như chất lượng và điều kiện
lao động theo yêu cầu của ngành, quan hệ cung - cầu, các yếu tố vị trí, vai trị, mức
độ hấp dẫn của ngành…vì vậy, việc xây dựng MLTT ngành ít nhất cũng phải bằng
hoặc cao hơn MLTT vùng dựa trên TLTT của một ngành hoặc một nhóm ngành
nhất định, có sự tham gia giữa đại diện NLĐ là Cơng đồn và đại điện NSDLĐ, căn
cứ trên cơ sở MLTT vùng nhằm đảm bảo tốt hơn khả năng tái sản xuất lao động
giản đơn cho NLĐ và gia đình họ với yêu cầu mức độ phức tạp và trình độ tay nghề
thấp nhất trong một ngành mà các yếu tố này chưa được thể hiện ở MLTT vùng;
điều tiết cung - cầu lao động và loại trừ cạnh tranh không lành mạnh giữa các
ngành.
MLTT vùng là nền tảng, cơ sở để thương lượng xây dựng MLTT ngành và
trong hầu hết các trường hợp MLTT ngành không thấp hơn MLTT vùng, được biểu
diễn bởi công thức: MLTT ngành = MLTT chung + y (trong đó: y là biến số thay
đổi theo tùy thuộc vào thương lượng của từng ngành).
Thứ tư, MLTT vùng phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của NLĐ và gia
đình họ nhằm đảm bảo bù đắp sức lao động và một phần giúp tái sản xuất sức lao
động sao cho phù hợp điều kiện ở mỗi vùng khác nhau.
Sau khi bỏ sức lao động ra làm việc, NLĐ mong muốn nhận một mức lương
phù hợp và xứng đáng để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho họ và gia đình,
bù đắp những hao tổn sức khỏe và một phần để dành phòng khi ốm đau, bệnh tật,
những bất trắc không lường trước được….Tuy nhiên, mỗi thời kỳ, mỗi vùng khác
nhau thì nhu cầu tối thiểu nhằm tái tạo sức lao động lại thay đổi theo điều kiện xã
hội với xu hướng ngày càng tăng, chủ yếu phụ thuộc vào hai yếu tố: sự khác nhau
về giá hàng hóa, dịch vụ và thói quen tiêu dùng của NLĐ.
11


Giá cả hàng hóa, dịch vụ tại các vùng: Trong nền kinh tế thị trường, giá cả
hàng hóa dịch vụ tuân theo quy luật cung cầu của vùng, địa phương đó. Tại cùng
một thời điểm, ở các địa phương khác nhau ln có một mức giá khác nhau. Đặc

biệt là giữa nông thôn, thành thị, giữa các thành phố lớn với các tỉnh khác. Vì vậy,
một trong những mục tiêu của việc quy định MLTT theo vùng là đảm bảo sức mua
của MLTT trong điều kiện các mức giá khác nhau cho cùng một loại hàng hóa này.
Thói quen tiêu dùng của NLĐ ở các vùng: do các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội như khoảng cách xa trung tâm, năng lực giao thông, truyền thông hay các
yếu tố kém lợi thế về lịch sử phát triển, văn hóa, dân tộc của từng vùng có thể dẫn
tới số lượng hàng hóa dịch vụ để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của mỗi vùng là khác
nhau. Đối với các địa phương có khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nhu cầu
thiết yếu có xu hướng tập trung vào các mặt hàng lương thực thực phẩm, nhu cầu
phi lương thực thực phẩm thường ít được quan tâm hơn, chủ yếu là các nhu cầu cơ
bản như: điện, nước, đi lại, nhà ở… Trong khi đó, đối với những địa phương có
điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi hơn hay kinh tế xã hội phát triển hơn, nhu cầu
thiết yếu của NLĐ có xu hướng cân bằng hơn giữa lương thực, thực phẩm và phi
lương thực thực phẩm. Ngoài ra, nhu cầu về phi lương thực thực phẩm có thể tăng ở
một số khoản mục như giáo dục, y tế…
1.1.2. Vai trò của mức lương tối thiểu vùng
Vai trò của MLTT sớm được khẳng định trong công ước số 26 ngày
30/5/1928 của ILO có giá trị như một văn bản pháp quy đầu tiên về việc luật pháp
hóa các quy chế xây dựng MLTT của các nước thành viên. Hội nghị Quốc tế của
ILO họp ở Thái Lan tháng 12 năm 1990 đã khẳng định vai trò cần thiết của việc
thiết lập chế độ tiền lương tối thiểu trong cả nước, nhất là đối với các nước đang
phát triển.
Do đó, MLTT nói chung và MLTT vùng nói riêng có vai trò rất quan trọng
trong việc xây dựng và phát triển mỗi vùng. Xác định được tầm quan trọng của vấn
đề trong những năm qua Nhà nước ta đã không ngừng cải cách MLTT vùng để phù
hợp với nhu cầu cuộc sống, nhất là đối với NLĐ làm công ăn lương.
Thứ nhất, đối với NLĐ làm công ăn lương, xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ
NLĐ khi tham gia quan hệ lao động, Nhà nước quy định MLTT vùng như là một sự
đảm bảo về mặt pháp lý đối với NLĐ trong mỗi vùng lãnh thổ nhất định có tồn tại
quan hệ lao động, đảm bảo đời sống tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền

kinh tế - xã hội, cụ thể:

12


a) MLTT vùng có sự ảnh hưởng đặc biệt hàng ngày đối với NLĐ
Tiền lương là nguồn thu nhập chính mua sắm các tư liệu sinh hoạt thiết yếu
của cuộc sống để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của bản thân NLĐ
và gia đình họ nhằm tái tạo sức lao động và một phần tái sản xuất mở rộng. Ở mỗi
thời kỳ khác nhau, chỉ số giá tư liệu sinh hoạt thay đổi dẫn đến nhu cầu ngày một
tăng lên cùng với sự phát triễn của xã hội, có nơi chi phí rất cao, có nơi thì thấp. Vì
vậy, MLTT vùng được xây dựng và điều chỉnh định kỳ đóng vai trị quan trọng,
phần nào đã bắt kịp và đáp ứng được đời sống tối thiểu của NLĐ.
b) Sự phân phối công bằng, hợp lý hay không sẽ quyết định đến sự tận
tâm, tận lực của NLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Trong quá trình quản lý lao động, NSDLĐ đã dùng MLTT vùng như là một
trong những công cụ kinh tế quan trọng để tạo tinh thần làm việc và làm cho NLĐ
quan tâm đến công việc của mình nhiều hơn, từ đó làm cho năng suất lao động tăng
lên. Hay nói cách khác, với MLTT vùng phù hợp sẽ là tác động tích cực đến NLĐ,
giúp họ yên tâm và tập trung tinh thần tốt nhất vào công việc dẫn đến năng suất tăng
lên đáng kể. Tuy nhiên, nếu quy định MLTT vùng quá cao sẽ tạo ra mối quan hệ
không hợp lý giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độc tăng MLTT vùng, làm
cho hiệu quả không tốt ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Mặc khác, nếu MLTT vùng phân phối không hợp lý, quá thấp so với mức
tiền cơng trung bình, khơng đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của NLĐ, thì MLTT
vùng khơng cịn là thu nhập chính của NLĐ và mất tác dụng kích thích họ làm việc,
tăng năng suất lao động. Bởi vì, MLTT vùng đã không đáp ứng được một cách đầy
đủ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày thì NLĐ phải tìm kiếm những thu nhập khác
ngoài lương mà họ nhận được để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.
Trong thực tế, NLĐ cịn tìm kiếm được cho mình những công việc mang lại nhu

nhập cao hơn rất nhiều lần so với tiền lương mà họ nhận được từ NSDLĐ chi trả.
Đây chính là ngun nhân làm cho NLĐ khơng tồn tâm, tồn lực cống hiến hết
mình để hồn thành tốt cơng việc. Đồng thời, với những NLĐ có những suy nghĩ
tiêu cực, khi mà tiền lương không đủ sống họ sẽ cải thiện cuộc sống của mình bằng
những nguồn thu nhập bất chính tạo nên tệ nạn của xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến
tình hình kinh tế, chính trị và xã hội.
Ngoài ra, việc trả đúng, trả đủ tiền lương cho cũng có tác động đến tâm lý
của NLĐ. Giúp cho họ cảm thấy được sự công bằng giữa những NLĐ, giữa công
sức bỏ ra và cái mà họ nhận được. Từ đó tạo ra sự phấn khởi trong lao động, đây
chính là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế.

13


c) Hạn chế được sự bóc lột có thể xảy ra đối với NLĐ khi mà sức ép của
nền kinh tế thị trường hiện tại cung lao động lớn hơn cầu lao động
Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, các DN thu hẹp quy mô kinh
doanh, tinh giảm biên chế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng, mà có
sử dụng NLĐ thì cũng chèn ép họ với một mức lương thấp. Đây chính là điều kiện
để NSDLĐ không gây ra sức ép cho NLĐ, trả cho họ một mức lương không thấp
hơn mức lương họ đáng đươc hưởng, tạo “lưới an tồn” cho NLĐ. Vì vậy, ở một
mức độ nào đó MLTT vùng là sự điều hịa trong các nhóm NLĐ, đảm bảo cho sự
trả lương tương đương cho những công việc tương đương ở tại các DN trong vùng.
Do đó, việc quy định MLTT vùng giới hạn rõ hành vi của NSDLĐ trong việc trả
lương, đảm bảo sự cân bằng và bảo vệ NLĐ khỏi sự bóc lột trước sức ép của thị
trường.
Thứ hai, đối với NSDLĐ đây là cơ sở pháp lý để xây dựng thang lương, bảng
lương cho NLĐ12
Một là, DN căn cứ vào quy định của pháp luật tự xây dựng thang lương,
bảng lương, phụ cấp lương sao cho mức lương trả cho NLĐ làm việc trong điều

kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng
và hồn thành định mức lao động hoặc cơng việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
 Không thấp hơn MLTT vùng đối với NLĐ chưa qua đào tạo làm cơng
việc giản đơn nhất;
 Cao hơn ít nhất 7% so với MLTT vùng đối với NLĐ đã qua học nghề.
Hai là, căn cứ vào MLTT vùng được quy định và các nội dung thỏa thuận
trong HĐLĐ với NLĐ, TƯLĐTT hoặc quy chế của DN, DN phối hợp với Ban chấp
hành cơng đồn cơ sở và NLĐ để thỏa thuận, xác định mức điều chỉnh các mức
lương trong thang lương, bảng lương, mức lương ghi trong hợp đồng lao động và
mức lương trả cho NLĐ khi tình hình thay đổi do chỉ số giá cả tăng nhanh và năng
suất lao động được tăng cường, cùng với sự điều chỉnh MLTT vùng chính thức từ
Nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ làm việc có nhiều thâm niên và NLĐ mới
ký hợp đồng.
Ba là, DN khơng được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ
làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc,
độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh và các chế độ khác
theo quy định của pháp luật lao động khi MLTT vùng điều chỉnh tăng.
Điều 5 Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng
đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các
cơ quan, tổ chức có th mướn lao động theo hợp đồng lao động.
12

14


Bốn là, DN dựa trên cơ sở MLTT vùng để xây dựng các chế độ đãi ngộ tốt
hơn để thu hút nhân tài, tạo nguồn động lực cho NLĐ tập trung, phấn đấu hồn
thành tốt cơng việc từ đó tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
Thứ ba, đối với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, MLTT vùng cịn là

cơng cụ hỗ trợ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước trên phạm vi một vùng lãnh thổ
nhất định đặc trưng bởi các yếu tố địa lý, yếu tố kinh tế và xã hội và trong từng cơ
sở kinh tế13
Đối với các quốc gia đang phát triển, song song với việc xác định các ngành
kinh tế trọng điểm và các ngành kinh tế mũi nhọn, việc quy hoạch vùng kinh tế
trọng điểm, các thành phố vệ tinh là một mục tiêu đặc biệt quan trọng, có tính chất
quyết định trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, khi xác định
MLTT vùng, Nhà nước đã căn cứ vào yếu tố địa lý, trình độ phát triển kinh tế cùng
với những thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động sao cho phù hợp với tình
hình của mỗi vùng để ln đảm bảo cho NLĐ có cuộc sống phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội ở từng vùng trong từng thời kỳ. Từ đó, nền kinh tế ngày càng phát
triển, tạo nên sự cân bằng và giúp cho các vùng thu hẹp khoảng cách phát triển quá
lớn như hiện nay, việc xây dựng các MLTT vùng phù hợp với điều kiện của từng
vùng tạo ra những tác động nhất định đối với thị trường lao động của vùng như sau:
Nâng cao chất lượng thị trường lao động với các địa phương phát triển:
Việc quy định MLTT cao hơn đối với những vùng phát triển hơn dẫn tới tính
cạnh tranh việc làm, thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật để nâng cao
năng suất lao động. MLTT vùng tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường lao động giữa
các vùng khi mà hàng hóa sức lao động dư thừa. Cạnh tranh là quy luật chung của
thị trường trong điều kiện cung lao động lớn hơn so với cầu lao động và việc dẫn
đến sự cạnh tranh giữa các vùng là tất yếu. Vì vậy, Nhà nước quy định MLTT vùng
là khung pháp lý quan trọng, đảm bảo cho sự cạnh tranh này luôn ở trong khuôn
khổ pháp luật.
Tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy tăng trưởng với các địa phương kém
phát triển:
MLTT vùng còn góp phần điều tiết cung - cầu lao động, nâng cao hiệu quả
sử dụng lao động, tạo ra dòng di chuyển lao động và dân cư hợp lý giữa các vùng,
khơng tạo ra tình trạng tập trung ồ ạt tại những vùng phát triển dẫn đến thừa lao
động gây nên sự phức tạp đến tình hình xã hội, cịn những vùng khác đang cần lao
Trần Ngọc Trường (2007), “Phương pháp xác định mức lương tối thiểu vùng tại Việt Nam”, Hoạt động

nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học Lao động và Xã hội , số 12 tháng 06/2007, tr.31.
13

15


động nhưng do mức lương thấp nên lại thiếu lao động, từ đó góp phần điều chỉnh tỷ
lệ thất nghiệp giữa các vùng. Với MLTT vùng thấp hơn, các địa phương này có cơ
hội thu hút vốn đầu tư, tạo ra nhiều việc làm hơn, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu ngành, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Thứ tư, đối với chế độ tiền lương, MLTT vùng có vị trí và vai trị đặc biệt
quan trọng, nó có cơ sở để xác định các nội dung khác trong chế độ tiền lương
Vai trò đặc biệt quan trọng của MLTT vùng được thể hiện qua một số sau:
MLTT vùng là cơ sở, nền tảng để NSDLĐ xác định các mức lương tiếp theo trong
thang, bảng lương. Vì thế, ở những công việc tương đương NLĐ sẽ được trả mức
lương tương đương; MLTT vùng là cơ sở để xem xét tính tốn các khoản phụ cấp
và thưởng trả, thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp mất sức lao động,
trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho NLĐ.
Có thể nói rằng, MLTT vùng mang một vai trị vơ cùng to lớn, nó vừa là yếu
tố phân phối, vừa là yếu tố sản xuất. Vì thế, chính sách tiền lương tối thiểu có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, việc xây dựng và thực hiện một chính sách MLTT vùng
hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ đem lại không chỉ hiệu quả trước mắt, mà cịn có hiệu
quả tác động lâu dài.
1.2. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về mức lương tối thiểu
vùng
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986
Vào những ngày đầu mới thành lập đất nước, chưa có DN nhà nước chỉ có
một số DN được trưng thu của chế độ cũ để lại. Đồng thời, Nhà nước ta là Nhà
nước của dân, do dân và vì dân nên việc bảo vệ người dân, đặc biệt là NLĐ càng trở
nên cấp thiết và trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của đất nước. Nhận thức được

tầm quan trọng đó, ngày 12/03/1947 Hồ Chủ tịch đã ký công bố Sắc lệnh số 29-SL
quy định chế độ lao động trong toàn cõi Việt Nam. Tại tiết thứ năm của Sắc lệnh
này đã định nghĩa về tiền công tối thiểu như sau: “Tiền công tối thiểu là số tiền
cơng cho Chính phủ ấn định theo giá sinh hoạt để có một cơng nhân khơng chun
nghiệp sinh sống một mình trong một ngày ở một khu vực nhất định”. Sắc lệnh cũng
chỉ rõ căn cứ để xác định tiền công tối thiểu là theo giá sinh hoạt để đảm bảo cuộc
sống cho một công nhân và xác định trách nhiệm các bên trong lĩnh vực trả công lao
động. Đồng thời, Sắc lệnh còn quy định thẩm quyền của các cơ quan trong việc ấn
định, công bố MLTT.
Các năm 1949 và 1950 là những năm cực kỳ khó khăn của cuộc kháng chiến
chống Pháp, nên Chính phủ đã tìm nhiều biện pháp để bảo đảm mức sống tối thiểu
của công nhân, viên chức. Nhưng giá cả tăng nhanh, mỗi biện pháp chỉ được áp
16


dụng một thời gian ngắn, có khi chỉ được 2 tháng, nên đời sống của công nhân, viên
chức gặp nhiều khó khăn.
Năm 1960, tiếp thu được lý luận về tiền lương của các nước Xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, chế độ tiền lương đã được thiết kế khoa học hơn, trong
đó MLTT đã được thiết kế trên cơ sở nhu cầu tối thiểu, mức sống tối thiểu và quan
hệ với thu nhập của nông dân. Cụ thể bằng việc, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra
Nghị quyết 115-NQTW về cải cách chế độ tiền lương và tăng lương năm 1960. Đại
hội đã định hình nền kinh tế nước ta phát triển hoàn toàn theo hướng kế hoạch hóa,
mọi vấn đề lao động đều theo kế hoạch trực tiếp của Nhà nước và được triển khai
thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính. Nhà nước xác định MLTT bằng cách quy
định cụ thể các mức lương trong các ngành, tùy thuộc vào tính chất của từng loại
cơng việc. Trong mỗi ngành, đều có mức lương thấp nhất, đó chính là mức lương
khởi điểm của ngành được trả cho NLĐ ứng với cơng việc địi hỏi trình độ lao động
thấp nhất và công việc lao động nhẹ nhàng nhất.
Như vậy, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương tối thiểu

không được quan tâm đúng mức. Trên thực tế, người ta quan niệm và coi bậc lương
một của ngành là MLTT và chưa có một định hình nào cho MLTT vùng như hiện
nay. Trong giai đoạn này, cách hiểu về MLTT vùng là chia thành các ngành nghề cụ
thể, tương ứng với mỗi ngành là một MLTT riêng.Tuy nhiên, dù có cách hiểu có
khác nhau giữa những thời kỳ nhưng MLTT vẫn đảm bảo mức sống tối thiểu cho
NLĐ với công việc lao động đơn giản nhất và trình độ lao động thấp nhất. Bên cạnh
đó, các quy định điều chỉnh MLTT trong thời điểm này còn rất sơ sài, chủ yếu do
Chính phủ ấn định mà khơng có sự tham gia của đại diện NSDLĐ và đại diện NLĐ,
không theo định kỳ, chỉ điều chỉnh khi có sự biến động giá cả.
Để lý giải cho điều này, ta phải đặt trong hoàn cảnh đất nước vừa mới thành
lập và học tập một cách triệt để theo mơ hình Xã hội chủ nghĩa, tập trung bao cấp
nên khơng có sự phân định thành các vùng kinh tế khác nhau, tất cả đều “cào bằng”
do Nhà nước hoàn toàn quản lý chia thành các ngành nghề nhất định.
1.2.2. Giai đoạn 1986 đến nay
 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1992
Với chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tự do
kinh doanh đã trở thành nguyên tắc hiến định trong đường lối quản lý kinh tế của
Nhà nước. Trước tình hình đó, u cầu đặt ra là phải tạo ra một khuôn khổ pháp lý
để giới hạn hành vi của các cá nhân, tổ chức khi tham gia quan hệ pháp luật ở mọi
lĩnh vực trong đó có vấn đề trả lương cho NLĐ. Trong giai đoạn này, tiền lương tối
17


thiểu đã được quan tâm đúng mức và thể hiện đầy đủ ý nghĩa của nó, cụ thể năm
1985, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 235/HĐBT
ngày 18/9/1985 về cải cách chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực
lượng vũ trang. Theo đó, MLTT là 220 đồng/tháng. Với mức lương này cuộc sống
của NLĐ đã được cải thiện đáng kể. Đây thật sự là bước chuyển mình của chính
sách tiền lương, chế độ bao cấp tiền lương mới thật sự được xóa bỏ.

Sau khi xóa bỏ nền kinh tế tập trung bao cấp, quan điểm về nền kinh tế ở
nước ta có nhiều thay đổi. Bắt đầu từ việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1987. Từ đó xuất hiện một thành phần kinh tế mới đó là kinh tế có vốn
đầu tư nước ngồi. Lao động làm việc trong khu vực này đòi hỏi phải chịu áp lực
cao hơn, địi hỏi trình độ chun môn, nghiệp vụ và cường độ lao động cao hơn so
với lao động trong các DN trong nước. Cho nên, để đánh giá đúng sức lao động mà
NLĐ bỏ ra và đảm bảo sự cơng bằng địi hỏi phải có quy định riêng về MLTT cho
lao động làm việc trong khu vực FDI. Theo quy định của pháp luật thì MLTT của
NLĐ trong khu vực FDI là 50 USD/tháng14.
Nhìn chung, trong giai đoạn này đã có những tiến bộ vượt bậc trong q
trình cải cách về chính sách tiền lương tối thiểu. MLTT đã kịp thời có những thay
đổi hợp lý, đảm bảo được cuộc sống của NLĐ. Đồng thời cũng đã có sự phân định
rõ ràng về MLTT đối với các DN trong nước và các DN FDI đảm bảo sự công bằng
trong việc trả công cho NLĐ. Từ đây có thể rút ra kết luận: MLTT được Nhà nước
nhận thức chia thành các MLTT theo loại hình DN đầu tư như: Khu vực DN nhà
nước, khu vực DN FDI, khu vực dân doanh, giai đoạn này cũng chưa hề xuất hiện
khái niệm MLTT vùng.
 Giai đoạn từ năm 1993 đến cuối năm 2007
Từ khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, việc thay đổi quan điểm về tiền lương
cũng là tất yếu của sự phát triển khách quan các quy luật kinh tế. Hiến pháp 1992 ra
đời đã cho thấy chính sách tiền lương được Nhà nước ngày càng quan tâm. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 Quốc hội khóa IX đã đề ra nhiệm vụ cải cách chính sách
tiền lương mới, phải làm cho tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động và
thực hiện cuộc cải cách tiền lương vào ngày 01/04/1993. Đặc biệt là MLTT phải
thật sự là lưới an toàn cho NLĐ, đảm bảo cho họ duy trì được mức sống tối thiểu
cần thiết và tái sản xuất sức lao động.
Ngày 23/6/1994 Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 đã thơng qua Bộ luật Lao
động, đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Điều 1 Quyết định số 365-LĐTBXH/QĐ ngày 29/8/1990 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy
định về mức lương tối thiểu của lao động trong xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

14

18


Nam đã nâng tầm quan trọng của MLTT lên đúng vị trí và đã chính thức được luật
hóa như sau15:
Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt, đảm bảo
cho người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao
động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy
tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính
các mức lương cho các loại lao động khác. Chính phủ quyết định và
cơng bố mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng, mức
lương tối thiểu ngành cho từng thời kỳ sau khi lấy ý kiến Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động. Khi
chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lương thực tế của người lao
động bị giảm sút, thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu để
đảm bảo tiền lương thực tế.
Để cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành các quy định về MLTT, ngày
31/12/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 197-CP quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
Sau một thời gian thực hiện chính sách cải cách tiền lương mới năm
1993, MLTT so với nhu cầu của NLĐ và mục tiêu đề ra là quá thấp, không đáp ứng
được các nhu cầu thiết yếu của NLĐ. Do đó, ngày 27/3/2000 Chính phủ ra Nghị
định 10/2000/NĐ-CP quy định MLTT trong các DN trong nước trên toàn lãnh thổ
với MLTT chung là 180.000VNĐ/tháng và những văn bản pháp luật sau đó chủ yếu
để điều chỉnh MLTT cho các DN FDI, còn MLTT vùng cho các DN trong nước
được xác định bằng cách lấy MLTT chung Nhà nước quy định nhân với hệ số K (hệ
số chênh lệch giữa MLTT của vùng đó với MLTT chung) hoặc có thể tính riêng cho
từng vùng nếu khơng tính phụ cấp riêng cho từng vùng.

 Giai đoạn từ năm 2008 đến tháng 5/2011
Nghị định 167/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu
vùng đối với NLĐ làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang
trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động
có hiệu lực 01/01/2008 đã đánh dấu mốc lần đầu tiên MLTT vùng được chính thức
quy định cụ thể để áp dụng từng vùng bên cạnh việc quy định quy định MLTT vùng
đối với NLĐ làm việc cho DN FDI, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và
cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam và từ sau Nghị định này, mỗi năm Chính

Điều 56 Bộ luật Lao động năm 1995 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX,
kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.
15

19


phủ đều xem xét điều chỉnh MLTT vùng cho DN trong nước và DN FDI được thể
hiện thông qua bảng sau:
MLTT vùng trong các DN
trong nước

Vùng

MLTT vùng trong các
DN FDI

2007

2008


2009

2010

2007

2008

2009

2.010

I

620

800

980

1.350

1.000 1.200

1.340

1.550

II


580

740

880

1.200

900 1.080

1.190

1.350

III

540

690

810

1.050

800

950

1.040


1.170

650

730

830

920

1.000

1.100

IV

Bảng 1: Bảng đồ thể hiện MLTT vùng các doanh nghiệp giai đoạn 20082011. Đơn vị tính 1.000đồng/ tháng.
 Giai đoạn từ 5/2011 đến nay
Đây là mốc thời gian quan trọng đánh đấu bước phát triển vượt trội của quy
định về MLTT vùng ở hai khu vực DN trong nước và DN FDI đã được thống nhất
thành một mức để áp dụng chung nhằm thể chế hóa các cam kết WTO mà Việt Nam
đã ký kết trước đó nhằm xóa bỏ sự phân biệt, tạo sự cơng bằng trong việc trả công
cho NLĐ trong các DN bằng Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định
mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở công ty, doanh nghiệp hợp tác xã,
tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê
mướn lao động có hiệu lực ngày 05/10/2011. Hiện nay, hàng năm Chính phủ đều có
sự điều chỉnh thay đổi MLTT vùng như sau:

Vùng


MLTT vùng thống nhất áp dụng trong cả nước
(1.000đồng/tháng)
2012

2013

2014

2015

I

2.000

2.350

2.700

3.100

II

1.780

2.100

2.400

2.750


III

1.550

1.800

2.100

2.400

IV

1.400

1.650

1.900

2.150

Bảng 2: Biểu đồ thể hiện MLTT vùng giai đoạn 2012-2015
20


×