GHÉP CẢNH VÀ TẠO HIỆU ỨNG VỚI COMBUSTION 3.0 (PHẦN 3)
Độ khó 4/10
Việc hiệu chỉnh đường di chuyển và áp dụng hiệu ứng của layer MOTO đã hoàn tất trong
phần 2. Phần 3 hướng dẫn các bạn hiệu chỉnh layer KHAN DAI. Nhìn vào màn hình ta thấy,
bầu trời trong khung hình quá sáng không thích hợp cho việc áp dụng hiệu ứng pháo bông.
Vì thế cần phải hiệu chỉnh lại vùng bầu trời. Như vậy trên layer này chi áp dụng hiệu ứng
một phần nên cần phải chọn vùng.
Nhấp phải vào layer KHAN DAI, một trình đơn hiện ra, nhấp chọn Operator > Selection >
Draw Selection…
Khi ấy, mục Draw Selection sẽ hiện lên trong layer KHAN DAI. Lúc này mục Draw Selection
sẽ là mục hiện hành trong khung Workspace. Nhấp chọn tab Toolbar. Sau đó nhấp chọn
công cụ Polygon/Bezier Selection Tool.
Chọn công cụ xong, đưa vào màn hình quan sát và nhấp chọn vùng trời trong khung hình
của layer KHAN DAI. Việc tạo ra vùng chọn cũng giống việc tạo ra một đường mask. Sau khi
tạo ra một vùng chọn khép kín, vùng chọn sẽ hiện ra với những đoạn thằng đứt quãng.
Lúc này, tab Selection Controls hiện ra, trong tab này nhấp nút Modes. Sau đó nhập thông
số vào mục Feather: 7.
Sau khi đã tạo ra vùng chọn trong khung hình của layer KHAN DAI, bổ sung hiệu ứng cho
vùng chọn này bằng cách nhấp phải vào mục Draw Selection trong khung Workspace, một
trình đơn hiện ra, chọn Add Operator > Color Correction > Brightness/Contrast…
Lúc này, hiệu ứng Brightness/Contrast được bổ sung vào vùng chọn trên khung hình của
layer KHAN DAI. Nhấp chọn hiệu ứng Bright/Contrast, sau đó nhấp vào tab
Brightmess/Contrast và nhập thông số vào các mục như sau: Brightness: -67% và
Contrast: -51%.
Nhập thông số vào mục Brightness và Contrast xong, nhấp đúp vào toán tử Composite để
nó trở thành toán tử hiện hành.
Sau đây là hình ban đầu và hình đã áp dụng hiệu ứng Brightness/Contrast cho vùng
chọn.
Bây giờ bổ sung hiệu ứng pháo bông vào khung hình của layer KHAN DAI. Nhấp phải vào
layer KHAN DAI, một trình đơn xuất hiện, nhấp chọn Operator > Particle. Lúc này, hiệu ứng
Particle được bổ sung vào khung hình của layer KHAN DAI và hiệu ứng Particle trở thành
mục hiện hành.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library. Trong mục Library có một thư
mục hiệu ứng của hiệu ứng hạt. Với thư mục hiệu ứng này chúng ta có thể chọn một hiệu
ứng để áp dụng cho khung hình của clip Video. Bây giờ nhấp chọn hiệu ứng Shooting Star
Trail và nhấp vào nút Enable Preview để xem trước hiệu ứng này trong màn hình kiểm tra
của mục Particle.
Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, nhấp chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn
công cụ Point Emitter Tool.
Sau khi chọn công cụ xong, đưa vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí khán giả ngồi
trên khán đài như hình bên. Chúng ta sẽ thiết đặt cho pháo bông bắn lên bầu trời từ khán
đài như một cảnh thật sự. Lúc này trong layer KHAN DAI ở mục Particle sẽ hiện ra mục hiệu
ứng Shooting Star Trail. Nhấp chọn mục này.
Nhấp chọn tab Timeline, sau đó nhập thông số vào mục Size là 0.00. Nếu không thấy mục
Size chỉ cần nhấp vào nút tam giác trong mục Tint, một danh sách hiệu chỉnh sẽ xổ xuống.
Nhập thông số xong, nhấp chọn mục Size và nhấp vào nút Add Key để thiết đặt keyframe
cho mục này tại thời điểm 0 giây.
Nhấp vào nút Animate để bắt đầu thiết đặt keyframe cho hiệu ứng Shooting Star Trail.
Tiếp theo đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 2.
Vào thời điểm này, kéo rê điểm hiệu ứng này đến một vị trí trên bầu trời. Khi ấy giữa điểm
đầu và điểm vừa di chuyển đến sẽ được nối bởi một đường thẳng. Ngoài ra, có thể nhập
thông số cho vị trí của điểm hiệu ứng trong các mục hiệu chỉnh của Transform ở tab
Timeline. Nhập thông số vào mục X Position: 58.00, Y Position: 34.00 và mục Size là
100.00.
Tiếp theo, đưa tiếp thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 3.
Lúc này, nhập thông số vào mục Size là: 0.00. Thời điểm giây thứ 3 này cũng là thời điểm
đặt keyframe cuối của hiệu ứng Shooting Star Trail. Ở đây, chúng ta sẽ tạo một hiệu ứng
pháo bông, nhưng có sự kết hợp của hai hiệu ứng. Một hiệu ứng bắn lên và một hiệu ứng
bung ra.
Đưa thời gian hiện hành về thời điểm giây thứ 2.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library trong mục Library. Tiếp theo,
nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra
của mục Particle.
Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, nhấp chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn
công cụ Point Emitter Tool.
Vào thời điểm này, đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí cuối của hiệu
ứng Shooting Star Trail để đặt hiệu ứng Flash Gordon. Tức là khi hiệu ứng Shooting Star
Trail vừa bắn lên thì hiệu ứng Flash Gordon bung ra như pháo bông.
Lúc này trong layer KHAN DAI ở mục Particle sẽ hiện ra mục hiệu ứng Flash Gordon. Nhấp
chọn mục này. Bây giờ nhấp chọn tab Timeline, sau đó nhập thông số vào mục Zoom là
15.00. Nếu không thấy mục Size chỉ cần nhấp vào nút tam giác trong mục Tint, một danh
sách hiệu chỉnh sẽ xổ xuống trong đó có mục Zoom.
Tiếp theo, chúng ta sẽ thiết đặt cho một loạt pháo bông bắn lên nền trời, nhưng không cần
thiết đặt keyframe cho hiệu ứng Shooting Star Trail mà chỉ dùng lệnh Duplicate. Nhấp phải
vào hiệu ứng Particle, một trình đơn xuất hiện, nhấp chọn mục Duplicate. Thực hiện lệnh
này 4 lần để trong layer KHAN DAI tạo ra thêm 4 mục Particle nữa.
Bây giờ, nhấp đúp vào mục Particle(5) để mục này trở thành mục hiện hành trong màn hình
quan sát.
Tiếp theo, nhấp chọn tab Timeline. Trong tab này sẽ có 2 mục hiệu ứng, nhấp chọn hiệu
ứng Flash Gordon, sau đó nhấn phím Delete để xóa hiệu ứng này. Chúng ta sẽ giữ hiệu ứng
Shooting Star Trails lại và di chuyển các keyframes tới một thời điểm khác.
Sau khi xóa hiệu ứng Flash Gordon xong, nhấp vào nút tam giác trong mục Shooting Star
Trail, một danh sách hiệu chỉnh hiện ra. Lúc này các keyframes cũng xuất hiện trong tab
này. Các keyframes này đã được thiết đặt từ trước. Khi dùng lệnh Duplicate thì hiệu ứng
Particle sẽ được nhân bản và những gì thiết đặt ở Particle này sẽ có trong Particle nhân bản.
Dùng chuột kéo một vùng chọn bao quanh tất cả các keyframes trong tab Timeline.
Sau khi chọn tất cả các keyframes xong, nhấp vào một keyframe ở đầu đoạn keyframe. Sau
đó, di chuyển sang phải sao cho keyframe đầu tiên đến vị trí giây thứ 2.
Đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 4.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library trong mục Library. Tiếp theo,
nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra
của mục Particle.
Sau khi chọn hiệu ứng xong, nhấp chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn công cụ
Point Emitter Tool.
Vào thời điểm giây thứ này, đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí cuối
của hiệu ứng Shooting Star Trail để đặt hiệu ứng Flash Gordon.
Khi đặt hiệu ứng Flash Gordon xong thì hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong Particle(5) ở layer
KHAN DAI. Nhấp chọn mục Flash Gordon.
Sau đó nhấp chọn tab Timeline, trong tab này sẽ xuất hiện các mục hiệu chỉnh của hiệu ứng
Flash Gordon. Bây giờ, nhập thông số vào mục Zoom trong phần Tint của hiệu ứng Flash
Gordon là 15.00. Việc nhập thông số vào mục Zoom sẽ làm cho hiệu ứng pháo bông bung ra
có giới hạn. Tùy theo, ngữ cảnh mà điều chỉnh mục Zoom cho hợp với khung hình. Khi ấy,
ngữ cảnh sẽ trở nên hấp dẫn hơn. Các bạn có thể hiệu ch
ỉnh được độ rộng của hiệu ứng
này.
Bây giờ, nhấp đúp vào mục Particle(4) để mục này trở thành mục hiện hành trong màn hình
quan sát.
Sau khi chọn mục Particle(4) thì các hiệu chỉnh của mục này hiện ra trong tab Timeline.
Trong tab này sẽ có 2 hiệu ứng, nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó nhấn phím Delete
để xóa hiệu ứng này. Chúng ta sẽ giữ hiệu ứng Shooting Star Trails lại và di chuyển các
keyframe tới một thời điểm khác.
Sau khi xóa hiệu ứng Flash Gordon xong, nhấp vào nút tam giác trong mục Shooting Star
Trail, một danh sách hiệu chỉnh hiện ra. Lúc này các keyframes cũng xuất hiện trong tab
này. Các keyframes này đã được thiết đặt từ trước. Dùng chuột kéo một vùng chọn bao
quanh tất cả các keyframes trong tab Timeline.
Sau khi chọn tất cả các keyframes xong, nhấp vào một keyframe ở đầu đoạn keyframe. Sau
đó, di chuyển sang phải sao cho keyframe đầu tiên đến vị trí giây thứ 4.
Đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 6.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library trong mục Library. Tiếp theo,
nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra
của mục Particle.
Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, nhấp chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn
công cụ Point Emitter Tool.
Vào thời điểm giây thứ này, đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí cuối của
hiệu ứng Shooting Star Trail để đặt hiệu ứng Flash Gordon.
Khi đặt hiệu ứng Flash Gordon xong thì hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong Particle(4) ở layer
KHAN DAI. Nhấp chọn mục Flash Gordon.
Sau đó nhấp chọn tab Timeline, trong tab này sẽ xuất hiện các mục hiệu chỉnh của hiệu ứng
Flash Gordon. Bây giờ, nhập thông số vào mục Zoom trong phần Tint của hiệu ứng Flash
Gordon là 15.00.
Bây giờ, nhấp đúp vào Particle(3) để mục này trở thành hiện hành trong màn hình quan sát.
Sau khi chọn Particle(3) thì các hiệu chỉnh của mục này hiện ra trong tab Timeline. Trong
tab này sẽ có 2 hiệu ứng, nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó nhấn phím Delete để
xóa hiệu ứng này. Chúng ta sẽ giữ hiệu ứng Shooting Star Trails lại và di chuyển các
keyframes tới một thời điểm khác.
Sau khi xóa hiệu ứng Flash Gordon xong, nhấp vào nút tam giác trong mục Shooting Star
Trail, một danh sách hiệu chỉnh hiện ra. Lúc này các keyframes cũng xuất hiện trong tab
này. Các keyframes này đã được thiết đặt từ trước. Dùng chuột kéo một vùng chọn bao
quanh tất cả các keyframes trong tab Timeline.
Sau khi chọn tất cả các keyframes xong, nhấp vào một keyframe ở đầu đoạn keyframe. Sau
đó, di chuyển sang phải sao cho keyframe đầu tiên đến vị trí giây thứ 6.
Đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 8.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library trong mục Library. Tiếp theo,
nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra của mục
Particle.
Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, nhấp chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp chọn
công cụ Point Emitter Tool.
Vào thời điểm giây thứ này, đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí cuối của
hiệu ứng Shooting Star Trail để đặt hiệu ứng Flash Gordon.
Khi đặt hiệu ứng Flash Gordon xong thì hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong Particle(4) ở layer
KHAN DAI. Nhấp chọn mục Flash Gordon.
Sau đó nhấp chọn tab Timeline, trong tab này sẽ xuất hiện các mục hiệu chỉnh của hiệu ứng
Flash Gordon. Bây giờ, nhập thông số vào mục Zoom trong phần Tint của hiệu ứng Flash
Gordon là 15.00.
Bây giờ, nhấp đúp vào mục Particle(2) để mục này trở thành mục hiện hành trong màn hình
quan sát.
Sau khi mục Particle(2) thì các mục hiệu chỉnh của mục này hiện ra trong tab Timeline.
Trong tab này sẽ có 2 mục hiệu ứng, nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó nhấn phím
Delete để xóa hiệu ứng này. Chúng ta sẽ giữ hiệu ứng Shooting Star Trails lại và di chuyển
các keyframes tới một thời điểm khác.
Sau khi xóa hiệu ứng Flash Gordon xong, nhấp nút tam giác trong mục Shooting Star Trail,
một danh sách hiệu chỉnh hiện ra. Lúc này các keyframes cũng xuất hiện trong tab này. Các
keyframes này đã được thiết đặt từ trước. Dùng chuột kéo một vùng chọn bao quanh tất cả
các keyframes trong tab Timeline.
Sau khi chọn tất cả các keyframes xong, nhấp vào một keyframe ở đầu đoạn keyframe. Sau
đó, di chuyển sang phải sao cho keyframe đầu tiên đến vị trí giây thứ 8.
Đưa thời gian hiện hành lên thời điểm giây thứ 10.
Nhấp chọn tab Particle Controls và nhấp tiếp vào nút Library trong mục Library. Tiếp theo,
nhấp chọn hiệu ứng Flash Gordon, sau đó hiệu ứng này hiện lên trong màn hình kiểm tra
của mục Particle.
Sau khi nhấp chọn hiệu ứng xong, chọn tab Toolbar. Trong tab Toolbar nhấp công cụ Point
Emitter Tool.
Vào thời điểm giây thứ này, đưa trỏ chuột vào màn hình quan sát và nhấp vào vị trí cuối của
hiệu ứng Shooting Star Trail để đặt hiệu ứng Flash Gordon.
Khi đặt hiệu ứng Flash Gordon xong thì hiệu ứng này sẽ xuất hiện trong Particle(2) ở layer
KHAN DAI. Nhấp chọn mục Flash Gordon.
Sau đó nhấp chọn tab Timeline, trong tab này sẽ xuất hiện các mục hiệu chỉnh của hiệu ứng
Flash Gordon. Bây giờ, nhập thông số vào mục Zoom trong phần Tint của hiệu ứng Flash
Gordon là 15.00.
Với phần bổ sung hiệu ứng Particle sẽ tạo ra một hiệu ứng pháo bông. Việc thiết đặt 5 đợt
pháo bông bắn liên tục, nếu không dùng lệnh Duplicate thì mất rất nhiều thời gian. Chúng
ta chỉ cần thiết đặt lại phần hiệu ứng Flash Gordon theo thời gian của hiệu ứng Shooting
Star Trail. Việc thiết đặt các mục hiệu ứng Particle cũng giúp cho chúng ta hiểu thêm về việc
di chuyển các keyframes trong một clip.