Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Truyền thông quốc tế mối quan hệ hai chiều giữa báo chí mỹ và chính sách đối ngoại mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.48 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, thơng tin có vai trị ngày càng quan
trọng . Nó là yếu tố cầu tiếp nhận thông tin của con người ngày càng tăng, đòi hỏi
sự phát triển tương quyết định trong cách mạng khoa học – công nghệ, là cơ sở tạo
bước tiến nhảy vọt trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy xu hướng hội
nhập của các quốc gia. Do đó, nhu ứng của báo chí – truyền thơng.
Từ khi ra đời, báo chí đã có vai trị to lớn trong đời sống xã hội, thể hiện ở các
chức năng: giáo dục, định hướng giá trị, cổ động, tuyên truyền, tổ chức… nhằm tác
động đến nhận thức của con người, nhờ đó thay đổi hành vi và tư tưởng của họ. Báo
chí và một trong những thiết chế có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực vì vậy bất cứ lực
lượng chính trị xã hội nào cũng sử dụng nó như một cơng cụ để đấu tranh bảo vệ lợi
ích của mình. Điều này rất rõ trong báo chí Mỹ - một nền báo chí lớn. Báo chí Mỹ
có sức mạnh tạo dư luận xã hội sâu rộng tác động mạnh mẽ đến việc hình thành chủ
trương, chính sách của Mỹ, đặc biệt là chính sách đối ngoại và ngược lại, chính sách
đối ngoại cũng có khả năng chi phối báo chí Mỹ. Hai bên cùng cộng sinh, phối hợp
lẫn nhau.
Để hiểu sâu hơn về mối quan hệ này, tác giả xin chọn “Mối quan hệ hai chiều
giữa báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ” là đề tài tiểu luận cho môn học
Truyền thông quốc tế. Tuy nội dung còn nhiều hạn chế, nhưng hy vọng tiểu luận sẽ
góp phần làm đầy đủ thêm cái nhìn về nước Mỹ, đặc biệt mối quan hệ hai chiều
giữa báo chí và chính sách đối ngoại của nước được xem như siêu cường này.

1


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ
NỀN BÁO CHÍ, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ
1.1.

Khái niệm về báo chí và các khái niệm liên quan


Báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thông báo và "chí" - giấy, tiếng anh là
journalism), theo nghĩa rộng là truyền thơng đại chúng, theo nghĩa hẹp là một loại
hình của truyền thơng đại chúng. Đó là cơ quan ngơn luận của các tổ chức Đảng,
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Nó có tính định kỳ,
đáp ứng nhu cầu thơng tin nhanh chóng, đa dạng chính xác của quảng đại quần
chúng. Báo chí có nhiều loại hình như: báo in, báo điện tử, báo hình, báo nói, những
ấn phẩm xuất bản định kỳ như nhật báo hay tạp chí.
Báo chí là một bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm
vị trí trung tâm, vai trị nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh ướng,
chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng. Do đó, trong
nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thơng đại chúng; và ngược lại,
nói đến truyền thơng đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí.
Để hiểu rõ hơn về báo chí, tiểu luận xin phép được đưa ra cách hiểu rộng của
nó – truyền thơng đại chúng. Truyền thơng đại chúng được hiểu là hoạt động
chuyển giao các thơng tin có tính phổ biến trong xã hội một cách rộng rãi và công
khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Với nghĩa rộng này, báo chí đã
bao trùm các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa...).
Báo chí gồm hai yếu tố cấu thành là chủ thể và đối tượng. Chủ thể của báo chí
lại bao gồm chủ thể quản lý và chủ thể thực hiện. chủ thể quản lý là cơ quan nhà
nước, tổ chức đảng hay các tập đoàn kinh tế tư nhân. Các chủ thể này thiết lập cơ
quan quản lý, định hướng hoạt động, tư tưởng, quản lý hành chính. Chủ thể trực tiếp
thực hiện việc phát tin là các cơ quan báo chí, hãng thơng tấn, các đài truyền hình,
các đài phát thanh… với đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà báo, kỹ thuật. Bên
cạnh tính độc lập tương đối, các cơ quan báo chí ln chịu áp lực và sự chi phối của
chủ thể sáng lập ra nó. Đối tượng tác động của báo chí là công chúng, bộ phận dân
cư hay cả cộng đồng xã hội, trong quốc gia và trên toàn thế giới. Đây là đối tượng
chủ yếu mà các chủ thể quyền lực ln có tham vọng chiếm lĩnh và áp đặt ý chí của
2



mình. Đối tượng thứ hai là bản thân các cơ quan nhà nước, các đảng phái, các tổ
chức chính trị - xã hội, kinh tế… Đây là tác động ngược của báo chí và qua đó nó
khẳng định tính độc lập tương đối của mình.
Từ góc độ lãnh đạo quản lý, tiếp cận từ quan điểm hệ thống, có thể thấy báo
chí bao gồm các thành tố và mối quan hê giữa các thành tố ấy khá chằng chịt như
sau:
Kênh phát hành
Quyền lực
chính trị
tối cao

Cơ quan
sáng lập
(Chủ
quản)

Sản phẩm báo
chí

Nhà báo-chủ thế
trực tiếp

Cơng
chúng
xã hội

Tổ chức
kinh tếxã hội

Thực tiễn kinh tế-xã hội


Tính chất của báo chí thể hiện ở: tính khuynh hướng – phản ánh tư tưởng giai
cấp, giai cấp thống trị thường nắm quyền chủ đạo; tính đảng – báo chí là cơ quan
ngôn luận của đảng, thể hiện lập trường chính trị, chiến lược, sách lược, mục tiêu
khẩu hiệu của đảng; tính nhân dân – từ đặc trưng phổ cập, báo chí hướng tới đại
chúng. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tính nhân dân ln mâu thuẫn với tính đảng,
tính giai cấp (thống trị). Ngồi ra, báo chí cịn có các nét đặc trưng là: tính thời sự,
định kỳ, tính phổ cập và tính thống nhất.
Bản chất của hoạt động báo chí: Thứ nhất, là hoạt động thơng tin – giao tiếp
xã hội; thứ hai, là hoạt động liên kết (kết nối) xã hội; thứ ba, là hoạt động can thiệp
xã hội; thứ tư, là hoạt động chính trị - xã hội; thứ năm, là hoạt động kinh tế - dịch
vụ xã hội.

3


Báo chí, dựa trên những điều tra, tìm hiểu để làm sáng tỏ đời sống xã hội, văn
hóa. Đây chính là một bộ máy của chính quyền (điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam)
để tìm hiểu thơng tin, phổ biến và phân tích tin tức. Đây là những cơ quan ngôn
luận, cung cấp thông tin và ý kiến về mọi vấn đề. Chính vì thế, ở các nước tư bản
như Hoa Kỳ, bên cạnh ba nhánh quyền lực truyền thống (lập pháp, hành pháp, tư
pháp), báo chí thường được gọi là quyền lực thứ tư. Quyền lực này, nếu được nhân
dân sử dụng đúng, thì sẽ góp phần nói lên sự thật, góp phần nói lên nguyện vọng
của người dân, qua đó cải tiến bộ máy xã hội.
1.2.

Nền báo chí Mỹ

Vào khoảng giữa thế kỷ XVII, tờ báo đầu tiên ở Mỹ ra đời, sau khi được chính
phủ cơng nhận thì sự xuất hiện của báo chí đã tạo ra một sự thay đổi lớn cho xã hội

Mỹ nói chung và đời sống chính trị Mỹ nói riêng. Cho đến nay, cùng với truyền
thơng, báo chí Mỹ đã phát triển rất mạnh mẽ và trở thành một hệ thống đồ sộ, phức
tạp và hùng mạnh nhất thế giới. Công nghiệp báo chí Mỹ chiếm 2% tổng sản phẩm
cơng nghiệp.
Báo và tạp chí: hiện nay Mỹ có khoảng 1.800 đầu báo chính thức với tổng số
khoảng 70 triệu bản in một ngày, ngồi ra cịn có hàng nghìn tuần báo. Trong số đó
có hai tờ nhật báo quy mơ tồn quốc và thế giới là The Wall street Journal (Nhật báo
phố Wall) và USA Today (Nước Mỹ ngày nay) với lượng phát hành trung bình trên
2 triệu bản mỗi ngày trên toàn quốc và 50 nước trên thế giới (2006). Ở Mỹ có rất
nhiều nhật báo địa phương, tiêu biểu là: New York Time (Thời báo New York) là
báo ủng hộ Đảng Dân chủ; Los Angeles Times (Thời báo Los Angeles) là báo ủng
hộ Đảng Cộng Hịa; ngồi ra cịn có các tờ báo lớn như: Chicago Tribune, Newsday,
Long Istand, Baltimo Sun, Boston Globe, Christian Science Monitor… Chỉ riêng
giới quân sự đã quản lý gần 1.900 ấn phẩm báo, tạp chí định kỳ, hơn 300 đài phát
thanh và truyền hình, một số xưởng phim, phát hành và cho thuê hàng năm 1.100 bộ
phim. Ở Mỹ cứ 4 người dân có 3 tờ báo, tỷ lệ là 720 ấn phẩm/1.000 dân, tỷ lệ này ở
Anh là 502, ở Đức là 420 và Nhật Bản và 500. Số lượng tuần báo cũng rất phong
phú. Hiện nay, Mỹ có khoảng 11.000 tạp chí, chiếm 20% tổng số lượng tạp chí thế
giới, phát hành rộng rãi trên tồn quốc, trong đó có 3 tạp chí lớn nhất là American
and World New (Tin tức nước Mỹ và thế giới), Time (Thời báo) và Newsweek
4


(Tuần tin tức). Như vậy có thể nói, nước Mỹ có khối lượng báo và tạp chí khổng lồ,
hơn hẳn Tây Âu và là quốc gia có hệ thống báo chí phát triển nhất thế giới.
Phát thanh – truyền hình và Internet: Mỹ có trên 10.000 đài phát thanh –
truyền hình. Truyền hình ở Mỹ là sự tồn tại đa dạng, đan xen giữa truyền hình cáp
và truyền hình phát sóng; giữa truyền hình nhà nước và truyền hình tư nhân, của
cơng ty hay những tập đồn truyền thơng khác nhau. Các hãng truyền hình nổi tiếng
là CNN, NBC, CBS, ABC, Fox Broadcasting… Với hơn 125 triệu tivi ở Mỹ, truyền

hình đang chi phối thơng tin đại chúng. Hệ thống đài phát thanh quốc gia Mỹ có
310 chi nhánh, cịn đài phát thanh tư nhân có tới 1.300 với nhiều mục đích khác
nhau. Ngồi ra, báo điện tử hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ và đang rất phổ
biến, tiêu biểu là: The Chicago Tribune, The Atlanta Constitution, tạp chí Time,
News… Những tờ báo loại này đang ngày càng khẳng định tính năng ưu việt và
xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường truyền thông.
Các hãng thông tấn: Hiện nay, nước Mỹ đang sở hữu 3/7 hãng thông tấn hàng
đầu thế giới. Hãng Associate Press (AP) là tổ chức hợp tác của các nhà xuất bản,
báo chí, các ơng chủ đài phát thanh và truyền hình, được coi là hãng tin hùng mạnh
nhất, am tường nhất và đáng tin cậy nhất. số lượng thành viên của AP gồm 1.700 tờ
báo với 5.000 đài phát thanh và truyền hình, có gần 8.500 cơ sở đăng ký mua tin ở
121 nước. United Press International (UPI) là hãng tin mang bản chất thương mại
thuần túy, phục vụ cho 1.000 tờ báo, 3.600 đài phát thanh và 550 đài truyền hình ở
Mỹ, trên 800 tờ báo, 300 đài phát thanh ở hơn 100 nước trên thế giới. Hãng CNN
đưa tin chủ yếu bằng truyền hình trực tiếp các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng
một cách nhanh nhất đến phần lớn các nước trên thế giới. Đây là hãng tin đặc biệt,
đáng tin cậy đối với chính giới Mỹ cũng như nhiều nước khác. Nhiều phịng làm
việc của Nhà Trắng có máy nhận thông tin của CNN. Các nguyên thủ quốc gia ở
nhiều nước trên thế giới thường xuyên theo dõi các chương trình thời sự của hãng
này. Số người đăng ký thu kênh truyền hình CNN là 55 triệu người ở Mỹ, hàng trăm
triệu người ở 92 nước (kênh CNN International). Hãng United States Information
Agency (USIA) hợp tác chặt chẽ với Hội đồng An ninh quốc gia.
Những năm gần đây, các cơ quan báo chí và các tập đồn truyền thơng Mỹ có
xu hướng phát triển cả chiều dọc lẫn chiều ngang về quy mô, cơ cấu tổ chức nhằm
5


tập trung mọi tiềm lực về nhân lực, tài chính, khoa học và công nghệ, sức mạnh
kinh doanh. Một số tập đồn muốn độc quyền kinh doanh thơng tin khơng chỉ trong
nước Mỹ mà còn vươn ra cả các châu lục khác. Họ muốn thơng tin chỉ cịn là những

cuộc “độc thoại của quyền lực” và các khách hàng bị tác động mạnh bởi những giá
trị - tin tức mà các tập đồn Mỹ cung cấp. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận thuần
túy mà nhiều ấn phẩm báo chí đã đi ngược lại những giá trị chung về thuần phong
mỹ tục, văn hóa Mỹ. Trước đây các hãng kinh doanh tin tức thường là các hãng
trong nước nhưng hiện nay thì khơng cịn như vậy. Việc truyền tin tức thông qua hệ
thống vệ tinh của hãng CNN 24/24 giờ trong ngày và việc xuất bản tạp chí Wall
Street trong cùng ngày tại châu Á và châu Âu thể hiện rõ nét tầm vóc tồn cầu của
báo chí Mỹ.
Nhiều cơ quan báo chí Mỹ thuộc sở hữu tư nhân, thuộc các tập đồn truyền
thơng, xuất phát từ lợi ích của mình, nó vừa có mục đích kinh doanh, vừa có mục
đích chính trị. Hoạt động của nó phục vụ cho lợi quyền nhà tư sản và chính quyền
tư bản chủ nghĩa. Đó là một ngành kỹ thuật đa phương tiện (mass media) với quy
mô, tác động xã hội lớn nhất thế giới. Hệ thống truyền thông đại chúng Mỹ đã và
đang khẳng định vai trị to lớn của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh
doanh, giải trí… Trong lĩnh vực chính trị, cùng với truyền thơng, báo chí đã chứng
tỏ sức mạnh cũng như quyền lực của mình trong quá trình tham gia tác động vào hệ
thống tổ chức quyền lực chính trị, đặc biệt là trong việc hình thành triển khai chính
sách đối ngoại của Mỹ với các nước.
1.3.

Khái niệm chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại là chính sách gồm các mục tiêu, biện pháp mà một quốc
gia theo đuổi thực hiện trong quan hệ với quốc gia hoặc chủ thể khác trong cộng
đồng quốc tế, nhằm mục đích thực hiện những lợi ích quốc gia được xác định trong
từng thời kỳ lịch sử.
Hoạt động đối ngoại là sự thực hiện các chính sách đối ngoại, là q trình để
đưa chính sách đối ngoại vào thực tiễn, nói cách khác chính sách đối ngoại chỉ được
thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại.


6


Nhìn chung, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều nhằm ba mục tiêu cơ
bản là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Ba mục
tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu tiên của mỗi mục tiêu trong
hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia phụ thuộc vào điều kiện lịch
sử cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Chẳng hạn trong thời kỳ chiến tranh thì rõ
ràng mục tiêu về an ninh quốc gia phải được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên vẫn phải
chú trọng đúng mức phát triển và phát huy ảnh hưởng vì tiềm lực kinh tế mạnh là cơ
sở xây dựng lực lượng quốc phịng mạnh.
1.4.

Chính sách đối ngoại Mỹ

Về cơ bản, như các nước, chính sách đối ngoại của Mỹ cũng theo đuổi ba mục
tiêu an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới, đặc biệt
thơng qua “quyền lực mềm”, văn hóa và ngoại giao nhân dân. Ngoài ra, một mục
tiêu quan trọng hàng đầu mà gần như Tổng thống nào của Hoa Kỳ (dù là người của
Đảng Dân chủ hay Cộng hịa) khi lên nắm quyền đều theo đuổi, đó là thực hiện
tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ. Do vậy các chính sách đối ngoại của Mỹ
liên quan chặt chẽ đến "giấc mộng vàng" này, chính sách an ninh quốc gia, bảo vệ
và mở rộng lợi ích của Hoa Kỳ trên tồn thế giới.
Nhóm các biện pháp mà Hoa Kỳ thường áp dụng để thực thi chính sách đối
ngoại thông thường là thuyết phục ngoại giao, các biện pháp trừng phạt phi kinh tế,
trừng phạt kinh tế và hành động quân sự. Cụ thể có thể kể đến: tập hợp lực lượng
chống khủng bố, vũ khí hạt nhân, vũ khí sinh học nhằm thiết lập một trật tự thế giới
mới do Hoa Kỳ lãnh đạo; đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế tồn cầu thơng qua thị
trường tự do và thương mại tự do ở bên ngoài biên giới Hoa Kỳ; thúc đẩy các giá trị
dân chủ, nhân quyền; phổ biến, áp đặt các giá trị kiểu Mỹ cho các nước trên tồn thế

giới; xây dựng chương trình nghị sự cho hoạt động hợp tác với các trung tâm quyền
lực thế giới chính; ngoại giao cơng chúng (các chương trình thơng tin quốc tế, qua
các bài nói chuyện của các diễn giả hoặc chuyên gia, các chuyên gia lưu trú, các
chương trình hội nghị trực tuyến, các ấn phẩm báo chí điện tử, các trung tâm báo
chí nước ngồi, các trung tâm thơng tin tư liệu, các chương trình phát thanh và
truyền hình quốc tế (CNN, VOA), các chương trình trao đổi giáo dục (Fulbright),
chương trình dạy tiếng anh, các chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, các
7


đại sứ văn hóa…để quảng bá hình ảnh đẹp của nước Mỹ),… Bốn nhóm biện pháp
trên thường được Mỹ áp dụng đơn phương hoặc có sự phối hợp với các nước khác
thông qua Liện Hiệp Quốc hoặc các tổ chức quốc tế khác. Các biện pháp trên đều
nhằm giúp Hoa Kỳ duy trì, củng cố, mở rộng vị thế của mình như một siêu cường.
Chính sách đối ngoại Mỹ hiện nay và đường hướng trong tương lai
Tổng thống Barack Obama, ứng cử viên của đảng Dân chủ đã đánh bại đối thủ
của đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc Mitt Romney, tiếp tục là ông chủ của Nhà Trắng
thêm một nhiệm kỳ 4 năm (2012- 2016).
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Obama đã thực hiện được một số lời hứa với cử
tri, đã hồn tất rút qn khỏi Iraq; cơng bố lộ trình chấm dứt cuộc chiến hao người
tốn của tại Afghanistan; đã tiêu diệt được trùm khủng bố quốc tế Osamar bin Laden
và một số thủ lĩnh của nhóm Al-Qaeda,...
Trên cơ sở những thành công trong đối ngoại này, ông Obama đã quyết định
chuyển trọng điểm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, xác
định đây là khu vực gắn liền với tương lai và sự thịnh vượng của nước Mỹ trong thế
kỷ 21.
Trong thời gian tái vận động tranh cử, ông Obama một lần nữa xác định nước
Mỹ là số 1 nhưng khơng thể tự mình giải quyết được mọi thách thức của thời đại
mới, do vậy cần phải thông qua sự hợp tác với các đồng minh truyền thống, các đối
tác và các tổ chức quốc tế, tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển quan hệ hợp tác với các

trung tâm quyền lực mới.
Ông Obama xác định ưu tiên đối ngoại trong thời gian tới của Mỹ tiếp tục là
chống khủng bố, ngăn chặn phổ biến hạt nhân, vũ khí sinh học, an ninh mạng và sự
thay đổi khí hậu.
Về bn bán, ơng Obama đã nhiều lần xác định đây là một bộ phận không thể
thiếu cho sự thịnh vượng của Mỹ, cam kết tiếp tục thúc đẩy mở cửa các thị trường
nước ngoài, ưu tiên cùng các nước sớm kết thúc đàm phán về Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP); xác định khu vực sân sau Mỹ Latinh là thị trường
rộng lớn cho hàng xuất khẩu của Mỹ.
8


Trung Đông vẫn được xác định là một ưu tiên trong chính sách của chính
quyền Obama nhiệm kỳ hai.
Quan điểm của ông Obama là bảo vệ đồng minh Israel, ủng hộ việc đàm phán
ký kết hiệp định hịa bình lâu dài tiến tới thiết lập hai nhà nước Israel và Palestine
độc lập sống hịa bình bên cạnh nhau; tiếp tục cùng các đối tác Arập và thế giới giải
quyết cuộc khủng hoảng tại Syria; tiếp tục ưu tiên cho các giải pháp ngoại giao và
trừng phạt kinh tế, nhưng cũng không loại trừ phương án sử dụng vũ lực nếu Iran
vượt qua "ranh giới đỏ" chế tạo vũ khí hạt nhân.
Châu Âu vẫn là khu vực được ông Obama xác định là một trong những hịn đá
tảng cho chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có việc tiếp tục tăng cường sức
mạnh của khối đồng minh quân sự NATO và triển khai các hệ thống đánh chặn tên
lửa ở Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Romania.
Với Mỹ Latinh và châu Phi, ông Obama cam kết tiếp tục tăng cường mối quan
hệ hợp tác chống khủng bố kết hợp thúc đẩy mở rộng cơ hội buôn bán và đầu tư;
tiếp tục các chương trình chống HIV/AIDS.
Với các nước lớn, ơng Obama cam kết tiếp tục mối quan hệ hợp tác, xây dựng,
nhưng sẽ thẳng thắn hơn trong những vấn đề bất đồng với Trung Quốc.
Ơng thừa nhận vai trị của Nga, cam kết tiếp tục hợp tác trong các vấn đề quốc

tế; tiếp tục đàm phán cắt giảm kho vũ khí hạt nhân; thuyết phục Quốc hội Mỹ bãi bỏ
điều luật bổ sung Jackson-Vanik theo đó thiết lập quan hệ bn bán bình thường
vĩnh viễn (PNTR) giữa hai nước.
Đẩy mạnh các nỗ lực chung chống hải tặc, chống khủng bố, cứu trợ cứu nạn,
bảo đảm an ninh hàng hải của khu vực châu Á, trong đó có Biển Đơng; cam kết đầu
tư nhiều hơn vào mối quan hệ chiến lược lâu dài với Ấn Độ, giúp nước này trở
thành trụ cột trong việc bảo đảm an ninh của khu vực Ấn Độ Dương là những vấn
đề đã được chính quyền Obama nhiệm kỳ vừa qua coi trọng và nhiệm kỳ hai dự báo
cũng sẽ được đẩy nhanh hơn.
Cử tri đã một lần nữa tin tưởng và đặt kỳ vọng. Bản thân ông Obama đã và
cũng muốn làm nhiều việc hơn cho người dân Mỹ.
9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU
GIỮA BÁO CHÍ MỸ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ
Báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ có mối quan hệ qua lại, khăng khít
với nhau. Chính sách đối ngoại Mỹ gây ảnh hưởng, chi phối báo chí Mỹ và ngược
lại báo chí Mỹ cũng tham gia vào việc thảo luận, mổ xẻ, phân tích chính sách đối
ngoại và cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách để có chính sách
đúng đắn, phù hợp nhất với lợi ích của Mỹ.
2.1. Cơ sở thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa báo chí Mỹ và chính sách đối
ngoại Mỹ
Mối quan hệ hai chiều giữa báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ dựa trên
các cơ sở sau:
Thứ nhất, đó là lý thuyết khả năng xây dựng chương trình nghị sự của truyền
thơng. Trước hết, thơng qua việc đưa tin về các sự kiện đang diễn, báo chí hướng sự
quan tâm của người dân vào những vấn đề họ cho là quan trọng. Thông qua việc
liên tục cập nhật về sự kiện đó, những diễn biến, truyền phát những thông tin nhất
định, bỏ qua những thông tin khác, báo chí gợi ý cho cơng chúng thấy cái gì là quan

trọng. Đây là cách báo chí xác lập chương trình nghị sự. Quy trình để lập nên
chương trình nghị sự đó là tạo ra một vấn đề, công bố cho công chúng biết, làm nổi
bật vấn đề đó và biến chúng thành “cuộc khủng hoảng”. Việc báo chí đưa nhiều về
một vấn đề nào đó khơng chỉ khiến nhân dân quan tâm mà còn khiến các nhà hoạch
định chính sách phải suy nghĩ. Bởi sự tập trung của truyền thơng đại chúng vào một
vấn đề nào đó buộc các quan chức phải chú ý và khi sức ép của cơng chúng q lớn
thì vấn đề đó phải được xem xét giải quyết. Trước bầu cử tổng thống Mỹ (2008),
báo chí Mỹ liên tục đưa tin về vấn đề Iraq, do vậy cơng chúng rất quan tâm, vì thế 2
ứng cử viên tranh cử là Barack Obama và John McCain đã phải đưa ra những chính
sách đối ngoại của mình về vấn đề Iraq. Ơng Obama có xu hướng rút quân từng
bước ở Iraq, vì vậy đã tranh thủ được sự ủng hộ của những người chuộng hòa bình,
người thân của những binh lính ở Iraq. Cịn ơng McCain có xu hướng tiếp tục cuộc
chiến tranh thì nhận được sự ủng hộ của những nhà tài phiệt bán vũ khí, một số sỹ
quan, những người ủng hộ chiến tranh, cho rằng cuộc chiến đó là cần thiết. Như
10


vậy, báo chí đóng góp một phần vào sự phát triển của các vấn đề chính trị, chính
sách đối ngoại.
Thứ hai, đó là “Hiệu ứng CNN”. Như đã đề cập ở trên, đây là hãng tin đặc
biệt, đáng tin cậy đối với chính giới Mỹ cũng như nhiều nước khác. Nhiều phịng
làm việc của Nhà Trắng có máy nhận thơng tin của CNN cho thấy độ tin cậy của
CNN trong mắt chính khách cao đến mức nào giữa hàng ngàn cơ quan báo chí,
thơng tấn của Mỹ. Hiệu ứng CNN bắt đầu từ một sự việc xảy ra trong chiến tranh
Iraq, khi Cơ quan tình báo trung ương CIA và chính quyền Hoa Kỳ khơng nắm
được thơng tin về tình hình chiến sự tại Iraq (bởi các đường truyền liên lạc hầu như
bị bom đạn cắt đứt) thì phóng viên CNN đã truyền hình ảnh thơng tin ở Iraq về Mỹ
qua đường dây điện thoại. Và một câu cửa miệng mà các nghị sỹ Mỹ thường hỏi
nhau trước khi họp đó là: “Anh xem CNN chưa?”. Qua đây có thể thấy CNN có
khả năng bao quát các sự kiện quốc tế và chính khách Mỹ xem đây như một kênh

quan trọng để cập nhật thơng tin.
Thứ ba, thuyết “Báo chí là quyền lực thứ tư”. Trong nhà nước tư bản, tồn tại
ba nhánh quyền lực mang tính độc lập tương đối, đó là lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Và về bản chất, báo chí với khả năng phản ánh xã hội, thể hiện quyền tự do
ngôn luận của mọi công dân để đem lại dân chủ, công bằng xã hội, mới xứng đáng
là quyền lực thứ tư; nhưng ở các nước tư bản phát triển, báo chí được gọi là quyền
lực thứ tư vì phần nhiều nó có khả năng dẫn dắt, chi phối, định hướng dư luận xã
hội. Khi báo chí truyền thơng phát triển thành các tổ hợp truyền thơng quốc tế, có
tác động khơng chỉ đến chính sách trong một quốc gia mà cịn vươn ra tồn thế giới
(ví dụ: các hãng thơng tấn AP, UPI, CNN ở Mỹ; Reuters ở Anh; AFP ở Pháp), nó sẽ
chi phối hoạt động văn hóa đại chúng, truyền thơng, thơng tin đại chúng vốn tự lập
từ trước. Quyền hạn lớn lao của chúng nằm trong hai yếu tố: 1) tập hợp các phương
tiện truyền đạt văn tự, hình ảnh âm thanh trong một hình thái duy nhất; 2) phổ cập
ảnh hưởng khắp tồn cầu. Nó có thể chi phối gây áp lực lên các chính quyền, tập
đồn kinh tế, điều khiển tư tưởng con người, định hướng công luận theo mục tiêu
nào đó. Như vậy, khi báo chí có trong tay cả tiềm lực về tài chính cũng như cơ chế
tự do ngôn luận trong khuôn khổ dân chủ tư sản, nó đã hình thành nên quyền lực
thứu tư ở các nước tư bản phát triển.
11


Đây là ba cơ sở quan trọng thiết lập nên mối quan hệ báo chí Mỹ và chính
sách đối ngoại Mỹ.
2.2. Thực trạng mối quan hệ hai chiều giữa báo chí Mỹ và chính sách đối
ngoại Mỹ
Trước hết, báo chí muốn tác động vào việc hình thành và triển khai chính sách
đối ngoại thì cần phải gây ảnh hưởng tới cơ quan, nhà hoạch định chính sách, người
tham gia thảo luận đề án chính sách, thảo chính sách, người thi hành, cụ thể hóa
chính sách đó thành hoạt động đối ngoại và ngược lại. Như vậy ở đây, báo chí cần
hướng tới Tổng thống, Quốc hội (đặc biệt là Thượng Viện), các nghị sỹ, Chính phủ,

đảng phái ( đặc biệt là 2 đảng lớn), các nhóm lợi ích, dư luận…và ngược lại.
2.2.1. Báo chí Mỹ gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại Mỹ
Để gây được ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại, báo chí Mỹ cần tác động lên
được các đối tượng: các nhà hoạch định chính sách, cơng chúng, những chuyên gia
dẫn dắt dư luận xã hội.
Thứ nhất, báo chí tác động tới nhà hoạch định chính sách thơng qua việc cung
cấp thơng tin (Thơng tin gì? Thời điểm nào? Lượng thơng tin? Khía cạnh gì của vấn
đề?...) thì đều tác động tới việc hoạch định chính sách. Điều này tương ứng với lý
thuyết thứ nhất (xây dựng chương trình nghị sự). Hoặc bằng cách tham gia vào việc
thảo luận, mổ xẻ, phân tích, thậm chí ủng hộ hay phản biện chính sách.
Với chức năng của mình, các nhà báo tiến hành quan sát trên mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, thơng qua đó trình bày với công luận tổng thể các đề tài, các vấn
đề, cách suy xét, nghĩa là tạo ra bức tranh thông tin tồn diện về những gì nổi bật,
có ý nghĩa nóng bỏng trên thực tế. Báo chí là cửa sổ nhìn ra thế giới mà qua đó
cơng chúng biết được những nhận định, những sự kiện quan trọng. Với các phương
tiện hiện đại, báo chí cịn có khả năng đem đến cho cơng chúng thơng tin một cách
nhanh chóng chính xác, cập nhật từng ngày từng giờ, thậm chí truyền hình trực tiếp.
Do vậy, với vai trị là nguồn thơng tin để ra các quyết định chính trị, truyền thơng
đại chúng được xác định có bốn vai trị với các nhà hoạch định chính sách đối
ngoại: 1) Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại khai thác báo chí để có những
thơng tin hữu ích ngay lập tức. 2) Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại nhờ báo
12


chí đưa ra những quyết định ngay ở giai đoạn đầu của vấn đề. 3) Báo chí là nguồn
thơng tin chính xác duy nhất trong tình trạng khủng hoảng. 4) Thơng tin qua báo chí
đơi khi được coi là quan trọng hơn cả dữ liệu chính thức (báo cáo của các quan chức
địa phương và chính phủ khơng phải bao giờ cũng hồn tồn chính xác). Trong thực
tiễn hoạt động nghị trường, nhiều nhà hoạch định chính sách đã bị thuyết phục bởi
báo chí khi đưa ra các quyết định của mình. Vì vậy, đối với các Thượng nghị sỹ nhà hoạch định chính sách đối ngoại – gần như mỗi ngày nhận được vơ số báo chí

và thư điện tử. Đặc biệt trong các giai đoạn khủng hoảng, họ thường dựa một phần
quan trọng vào những thông tin do báo chí cung cấp. Họ tiếp nhận thơng tin, phân
tích của các nhà báo như một nguồn thông tin bổ sung và độc lập cho các nguồn tin
mà họ có được thơng qua các nguồn chính thức từ các cơ quan tình báo của chính
phủ. Tuy nhiên, để lấy được lịng tin của các nhà hoạch định chính sách đối ngoại,
cơ quan báo chí phải có uy tín, cung cấp thơng tin chính xác kịp thời, khơng bóp
méo sự thật và nhà yêu cầu của nhà hoạch định chính sách cũng cần một bộ não tỉnh
táo để phân tích chuẩn logic của vấn đề, thông tin đúng hay sai,…
Bằng cách tham gia vào việc thảo luận, phân tích, chứng minh, thậm chí ủng
hộ hay phản biện chính sách, báo chí là cơng cụ đắc lực để tác động thậm chí thay
đổi chính sách đối ngoại. Một ví dụ điển hình, sự tác động của báo chí đến chính
sách đối ngoại là khi những hình ảnh về một số binh lính Mỹ tham gia vào các hoạt
động của liên Hiệp Quốc ở Ruanda bị qn du kích ở đó giết chết vè kéo lê trên
đường phố đã tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cơng chúng. Điều này buộc
chính phủ Mỹ phải quyết định ngay lập tức rút quân khỏi nước này.
Thứ hai, báo chí là diễn đàn để nhân dân bày tỏ nguyện vọng quan điểm của
mình, thơng qua đó cơng chúng tạo sức ép, áp lực, tác động trực tiếp vào quan điểm
lập trường của các nhà hoạch định chính sách và từ đó góp phần vào q trình
hoạch định chính sách của nhà nước theo hướng có lợi cho mình. Bởi nhà hoạch
định chính sách khơng thể đi ngược lại dư luận xã hội nếu không họ sẽ mất đi lịng
tin, lá phiếu của người dân.
Thơng qua việc đưa tin, hàng ngày, báo chí tạo dư luận về các dự luật, các
chính sách đối ngoại, qua đó định hướng tư tưởng cơng chúng. Nếu báo chí muốn
người đọc người xem chú ý đến một vấn đề nào đó, họ sẽ đẩy các sự kiện này lên
13


hàng đầu trong các chương trình của mình. Hơn nữa những sự kiện vấn đề này
không được nhấn mạnh một cách khách quan mà có chủ ý, theo chiều hướng tích
cực hay tiêu cực. Thực tế các nhà chính trị trong Thượng viện khơng thể kiểm sốt

được dư luận xã hội, và cũng không thể thuyết phục người dân ủng hộ tất cả những
gì mà họ muốn. Ngược lại cơng chúng cũng khơng thể kiểm sốt hay áp đặt ý kiến
của mình đối với các nghị sỹ; thay vào đó, hai bên chỉ có thể gây ảnh hưởng lẫn
nhau thơng qua báo chí.
Như vậy, báo chí chính là phương tiện cầu nối giữa hai chủ thể đó. Cơ chế tác
động của báo chí là q trình tác động theo hai chiều: vừa tác động lên đối tượng
của quyền lực nhà nước (công chúng), vừa tác động lên chủ thể của quyền lực nhà
nước (giai cấp cầm quyền). Chính điều này quy định tính độc lập tương đối của báo
chí cũng như sức mạnh to lớn của nó.
Thứ ba, báo chí mời những chuyên gia, nhà báo uy tín, giáo sư đại học, nhà
lịch sử,… lên mặt báo hay truyền hình để làm người dẫn dắt dư luận xã hội. Những
người này có ảnh hưởng đến xã hội, vì vậy dễ được công chúng tin tưởng hơn vào
thông tin mà báo chí đưa ra, rồi sau đó lại tạo dư luận trong cơng chúng và tiếp đó
là tác động đến nhà hoạch định chính sách. Bên cạnh đó, báo chí cịn kiểm tra giám
sát hoạt động đối ngoại của chính phủ, hiệu quả của nó.
2.2.2. Chính sách đối ngoại Mỹ tác động tới báo chí Mỹ
Các nhà hoạch định chính sách sử dụng, thao túng báo chí, các phương tiện
truyền thơng đại chúng để tác động đến dư luận xã hội. Bằng các chiến thuật truyền
thông và quan hệ công chúng, nhà cầm quyền hướng các phương tiện truyền thông
đại chúng tới một số vấn đề nhất định, đưa vấn đề đó vào chương trình nghị sự của
các phương tiện truyền thơng, từ đó giành sự ủng hộ của dư luận hoặc tạo ra dư luận
xã hội theo hướng có lợi cho mình1.
Trước đây, giới lãnh đạo chính trị quyết định chính sách và người dân có thể
trình bày suy nghĩ của mình tới các nhà hoạch định chính sách thơng qua các đảng
1

Giáo trình mơn: “Truyền thơng quốc tế”, ThS. Vũ Thanh Vân - Trưởng
phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

14



phái chính trị - cầu nối giữa giới cầm quyền và cử tri của họ. Hiện nay, quyền năng
rộng lớn của báo chí là cơ chế kết nối giữa người dân và nhà hoạch định chính sách.
Kể từ J. Carter, mọi tổng thống Mỹ đều có trong tay một chuyên gia thăm dò ý kiến,
người thường xuyên thu thập tài liệu liên quan đến mọi nhịp thở của công chúng.
Chỉ trong một năm (1993), chính quyền B.Clinton đã chi gần 2 tỷ đôla để theo dõi
công luận tiến hành khoảng 3 – 4 nhóm trọng điểm mỗi tháng. Ngay cả khi khơng
có ý định ngả theo cơng chúng, các nhà lãnh đạo cũng cần phải biết người dân đang
nghĩ gì để thuyết phục họ theo mình. Các nỗ lực nhằm định hình, định hướng cơng
luận đã gia tăng nhanh chóng. Các nhà lãnh đạo hiểu rằng khi chịu trách nhiệm “trị
vì đất nước” thì cần sử dụng báo chí và truyền thơng để thuyết phục cơng chúng
thúc đẩy chương trình kế hoạch của mình, để xây dựng cơ sở ủng hộ cho định
hướng mà mình dẫn dắt. Như vậy, các nhà chính tri và nhà báo hợp tác dựa trên sự
phụ thuộc lẫn nhau. Báo chí truyền tới cơng chúng quan điểm của nhà lãnh đạo một
cách mềm mỏng nhưng rất mạnh mẽ, đồng thời phản ánh ý kiến của công luận đến
giới lãnh đạo đất nước.
Chức năng của báo chí đối với chính trị như dịng máu trong cơ thể con người,
có tác dụng duy trì q trình hoạch định chính sách. Trình tự chính sách được hình
thành từ ảnh hưởng của báo chí tới thứ tự ưu tiên quan tâm của cơng chúng, sau đó
mới dẫn tới hành động của chính phủ và cuối cùng hình thành chính sách. Báo chí
tác động lên cơng chúng nhằm truyền dẫn những thơng điệp (chỉ thị, chính sách,
quan điểm về một vấn đề nào đó) của chính quyền đến tồn bộ xã hội, qua đó định
hướng tư tưởng và áp đặt ý chí của giai cấp cầm quyền lên cơng chúng.
Một ví dụ đắng lịng là năm 1999 những gì mà báo chí Mỹ đăng tải về cái gọi
là khủng hoảng “nhân đạo” tại Kosovo xảy ra đối với người Kosovo gốc Anbani.
Tất cả những gì mà người dân Mỹ biết về cuộc khủng hoảng này là cảnh hàng đoàn
người chạy tị nạn và những nỗi thống khổ mà họ phải chịu đựng, trong khi lại có rất
ít sự mơ tả về cảnh hàng loạt máy bay tối tân của Mỹ và NATO rải thảm bom xuống
thủ đô Nam Tư, nhằm vào những mục tiêu dân sự. như vậy, việc phản ánh “thiên

lệch” của truyền hình đã làm cho những người dân Mỹ trở nên quan tâm hơn, đồng
thời ủng hộ sự lãnh đạo và tham gia của Mỹ vào cuộc chiến này. Ở đây, báo chí Mỹ
đã bưng bít việc làm của chính phủ mình, che lấp đi phần sự thật mà dân chúng Mỹ
15


đáng được biết, chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mỹ đã kéo được báo chí về
phía mình. Trong hầu hết các cuộc gây chiến của mình, Hoa Kỳ hầu hết đều sử dụng
chiêu bài truyền thông trước, trong và sau cuộc chiến, ví dụ cuộc chiến ở Iraq,
Afghanistan. Trước cuộc chiến, báo chí truyền thơng Mỹ thường tung tin đất nước
này đất nước kia thiếu tự do, dân chủ, nhân quyền hay có chứa vũ khí hạt nhân, vũ
khí hóa học có thể gây hại đến thế giới, và Mỹ là một vị cứu tinh tới để mag hịa
bình hạnh phúc đến cho người dân nơi đó. Báo chí Mỹ đã dọn đường dư luận cho
quân đội Mỹ đường hồng vào đất nước khác xâm chiếm tài ngun, khống sản…
cướp đi của cải mạng sống của những người dân thường vô tội. Trong chiến tranh,
Mỹ loan tin người cầm đầu ở đó bị bắt để đối phương hoang mang. Và sau chiến
tranh, Mỹ lại tung hô: đã mang lại được hịa bình, tự do, nhân quyền cho người dân
ở nơi đó. Chính sách đối ngoại hiếu chiến kết hợp chặt chẽ với báo chí truyền thơng
Mỹ đã mị dân, thiếu chính xác, ngụy trang tình hình thực tế.
Ngồi ra, các nghị sỹ quốc hội còn khai thác vị thế của báo chí để nâng cao vị
thế, tiếng nói của mình trong việc hoạch định chính sách. Các nghị sỹ quốc hội tin
rằng báo chí là cơng cụ hữu hiệu để gây ảnh hưởng đến cử tri. Họ tin những bài
phát biểu ngắn trên truyền hình được phát sóng sẽ giúp họ tái đắc cử hoặc chính
sách của họ sẽ được thơng qua. Mặc dù đơi khi có căng thẳng giữa các nghị sỹ quốc
hội và báo chí nhưng họ vẫn giữ mối quan hệ cộng sinh, phụ thuộc lẫn nhau. Các
nghị sỹ cần cơng bố các chính sách, các sáng kiến để khuếch trương bản thân,
truyền đi các thông điệp để tên tuổi và sự nổi tiếng của họ được cơng nhận. Cịn các
nhà báo cần sự hợp tác của các nhân vật chính trị để có tư liệu viết các vấn đề. Vì
vậy, các nghị sỹ rất chú ý đầu tư mối quan hệ với giới báo chí.


16


CHƯƠNG 3: NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG MỐI
TƯƠNG QUAN GIỮA BÁO CHÍ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Khác với Mỹ, Việt Nam lại là một đất nước đang phát triển, đi lên theo con
đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất của Đảng cầm quyền
là Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy, vai trị và tác động của báo chí đến việc hoạch
định chính sách đối ngoại giữa 2 quốc gia cũng có sự khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay, báo chí là phương tiện để Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội thực hiện các mục tiêu chính trị nhằm bảo vệ quyền lợi của
đại đa số nhân dân lao động. Mặt khác đây cũng là diễn đàn quan trọng giúp nhân
dân đóng góp ý kiến nhằm thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với mọi hoạt
động của hệ thống quyền lực chính trị. Cần khẳng định ở Việt Nam khơng có báo
chí tư nhân. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển nền báo chí cách
mạng, ta cần kế thừa những thành tựu, giá trị mang tính phổ biến của hệ thống báo
chí – truyền thông hiện đại ở các nước tư bản phát triển, phòng ngừa đấu tranh với
những biểu hiện tiêu cực của nó. Báo chí Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phải
“nắm vững và tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách pháp uật của Nhà nước, nám sát nhiệm vụ cơng tác tư tưởng,
tích cực tun truyền cổ vũ thành công của công cuộc đổi mới” như Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa X chỉ rõ.

17


KẾT LUẬN
Tóm lại với vai trị và sức mạnh phi thường của mình, báo chí đã tham gia một
cách tích cực vào đời sống chính trị Mỹ, đặc biệt là chính sách đối ngoại. Nó được
giới chính khách chi phối và sử dụng để thống trị xã hội điều khiển dư luận xã hội

nhằm đạt được những mục đích chính trị của mình. Nói cách khác đó là vấn đề
giành và giữ vững chính quyền. Như vậy, báo chí về cơ bản là phục vụ cho giới tư
bản mại bản. Tuy nhiên xét về một mặt nào đó, nó cũng góp phần nhất định trong
mục tiêu dân chủ hóa đời sống chính trị - xã hội, con đường để đi đến xã hội cơng
dân. Mặt khác chính sách đối ngoại của Mỹ cũng đã chi phối, cộng sinh với ‘quyền
lực thứ tư” một cách ăn ý, thống nhất phục vụ mục tiêu lớn của Mỹ - trở thành bá
chủ thế giới. Mối quan hệ chặt chẽ giữa báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ góp
phần làm sinh động thêm đời sống chính trị Mỹ và là điểm đáng lưu ý cho các quốc
gia khác trên thế giới nếu mn tác động vào chính sách đối ngoại của Mỹ thay đổi
cái nhìn của Mỹ với nước mình.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình mơn: “Truyền thơng quốc tế”, ThS. Vũ Thanh Vân - Trưởng
phòng Hợp tác quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

2. “Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ sau chiến tranh lạnh” (U.S Foreign
Policy after the Cold War), Randall B. Ripley và James M. Lindsay, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2002.
3. “Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”, Nguyễn
Thái Yên Hương, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2003.
4. “Mass media, social control, and social change”, David Demers và K. Vis
wanath, Nxb. Trường đại học Khoa học và Cơng nghệ Iowa.
5. Truyền thơng đại chúng trong chính trị, Giáo trình mơn Quyền lực chính trị
và cầm quyền, Khoa chính trị học – Học viện báo chí và tuyên truyền, 2008.
6. “Đưa tin thời tồn cầu hóa”, Anya Schiffrin và Amer Bisat, Nxb. Văn hóa

thơng tin, 2004.
7. Tạp chí nghiên cứu Châu Mỹ.
8. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông.
9. />10. />11. Website đại sứ quán Hoa Kỳ tại
Việt Nam.

19


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ NỀN
BÁO CHÍ, CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ............................................................2
1.1.

Khái niệm về báo chí và các khái niệm liên quan............................................2

1.2.

Nền báo chí Mỹ...............................................................................................4

1.3.

Khái niệm chính sách đối ngoại.......................................................................6

1.4.

Chính sách đối ngoại Mỹ.................................................................................7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VÀ THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA
BÁO CHÍ MỸ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI MỸ.............................................11
2.1. Cơ sở thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại
Mỹ........................................................................................................................... 11
2.2. Thực trạng mối quan hệ hai chiều giữa báo chí Mỹ và chính sách đối ngoại Mỹ
................................................................................................................................. 13
2.2.1. Báo chí Mỹ gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại Mỹ.............................13
2.2.2. Chính sách đối ngoại Mỹ tác động tới báo chí Mỹ........................................15
CHƯƠNG 3: NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG MỐI TƯƠNG
QUAN GIỮA BÁO CHÍ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI....................................18
KẾT LUẬN.............................................................................................................19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................20



×