Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vi phạm quyền tác giả đối với giáo trình tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội – thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.84 KB, 6 trang )

Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Kỷ yếu khoa học

VI PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Thúy Hạnh*, Bùi Thị Mai Phương, Trần Thị Hải Yến
Trường Đại học Luật Hà Nội
*Tác giả liên lạc:
TĨM TẮT
Vi phạm quyền tác giả đối với giáo trình tại các trường đại học đang trở nên ngày càng phổ
biến và là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu trên cả góc độ lý luận và thực tiễn. Phát hiện
vi phạm và xử lý triệt để các vi phạm trong lĩnh vực này không chỉ dừng lại ở các công cụ
pháp lý mà cần một hệ thống giải pháp toàn diện. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu tham gia
cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học lần này, nhóm tác giả đã làm sáng tỏ các vấn đề tổng
quan về vi phạm quyền tác giả đối với giáo trình, thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn
vi phạm. Để đề tài mang tính khả thi và phù hợp với năng lực nghiên cứu, nhóm tác giả tập
trung vào một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, tiến hành khảo sát và có
những đánh giá bước đầu về thực trạng vi phạm; trên cơ sở kết hợp nghiên cứu so sánh với
thực tiễn xử lý vụ việc tương tự tại một số trường đại học ở những khu vực khác để đề xuất
các giải pháp nhằm ngăn chặn và xử lý hiệu quả các vi phạm về quyền tác giả đối với giáo
trình tại các trường đại học.
Từ khóa: Giáo trình, vi phạm quyền tác giả, các trường đại học, luật sở hữu trí tuệ, sao chép.
COPYRIGHT INFRINGEMENT OF THE TEXTBOOK IN UNIVERSITIES IN
HANOI – REALITY AND SOLUTION
Nguyen Thuy Hanh*, Bui Thi Mai Phuong, Tran Thi Hai Yen
Hanoi Law University
*Corresponding authour:
ABSTRACT
Copyright infringement of textbooks in the university is becoming more popular and turning
into an urgent issue which needs to be studied in both theoretical and practical aspects.


Detection and thorough handling of infringement in this area require not only legal
instruments but also a comprehensive system of solutions. In the context of this research
topic, the authors have conducted research to clarify the issues of copyright infringement of
textbooks, related legal instruments and practice of infringement. To make the topic more
feasible and suitable for the research capacity, the authors focus on the research and analysis
of the situation in some universities in Hanoi. The authors have acquired initial analysis of
the practice of infringement, combined with comparative studies of similar case in several
universities in other regions, to propose solutions to prevent and effectively deal with
copyright infringements of textbooks in the university.
Keywords: Textbook, copyright infringement, university, intellectual property law.
TỔNG QUAN
Cha ơng ta có câu “Hiền tài là ngun khí
quốc gia”, điều này cho thấy người Việt
Nam từ trước đến nay luôn coi trọng yếu tố
con người, đặc biệt là việc phát triển tri thức
và thúc đẩy sáng tạo các thành tựu khoa học.
Giáo trình là cơng cụ hữu hiệu nhất đối với
quá trình học tập trong trường đại học. Xã
hội ngày càng phát triển, nhu cầu học tập và
nghiên cứu cũng được nâng cao để phù hợp
với xã hội, giáo trình vì thế cũng trở nên

ngày càng quan trọng. Tuy nhiên không phải
sinh viên nào cũng sử dụng giáo trình đạt
chuẩn, hiện nay xung quanh các trường đại
học các cửa hàng photocopy, xưởng in giáo
trình lậu mọc lên như nấm sau mưa. Có cầu
ắt có cung, có rất nhiều ngun nhân dẫn đến
tình trạng sử dụng giáo trình “khơng chuẩn”.
Người bán và người mua hồn nhiên vi phạm

quyền tác giả trước con mắt vô cảm của các
nhà chức trách và sự bất lực của chính các
trường đại học.

301


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Vấn đề càng trở lên nóng hơn hết khi Trường
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh quyết
định đình chỉ học đối với một sinh viên nữ do
có hành vi mang 08 (tám) cuốn giáo trình
photocopy vào trường. Tuy nhiên, sau đó,
trường đã áp dụng mức kỉ luật cảnh cáo đối
với sinh viên này, dù thực tế nhà trường cũng
đã nhiều lần xử phạt những sinh viên có hành
vi vi phạm với những mức phạt nặng hơn
như đình chỉ học. Đây là một thực trạng đáng
lo lắng và trở thành một hiện tượng phổ biến
trong các trường đại học khi sinh viên khơng
sử dụng giáo trình “chuẩn” được phát hành
bởi các cơ sở uy tín điều đó cho thấy sự bàng
quan, thiếu tơn trọng từ chính những “tương
lai đất nước” đối với những sản phẩm trí tuệ
mà tác giả những cuốn giáo trình trong các
trường đại học. Vấn đề vi phạm quyền tác giả
ở Việt Nam đã được đề cập, nghiên cứu và
bàn luận từ rất lâu nhưng chưa có đề tài nào
thực hiện nghiên cứu chuyên sâu, trực diện

vào vấn đề vi phạm và sự bảo hộ của quyền
tác giả đối với giáo trình.
Đứng trước thực trạng xâm phạm quyền tác
giả ngày càng gia tăng, nhóm sinh viên
nghiên cứu khoa học đến từ trường Đại học
Luật Hà Nội đã thực hiện đề tài với mong
muốn phản ánh khách quan nhất thực trạng
vi phạm quyền tác giả đối với giáo trình tại
các trường đại học ở Hà Nội từ đó tìm ra
ngun nhân và đề xuất những giải pháp khả
thi, có tính ứng dụng cao trong thực tiễn để
hạn chế tối đa sự vi phạm quyền tác giả đối
với giáo trình và có khả năng giải quyết xung
đột về quan điểm và lợi ích giữa ba đối
tượng: nhà trường - xã hội - sinh viên.
CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH – PHÁP
LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP
Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ
sung 2009 quy định có tới 16 hành vi vi
phạm quyền tác giả. Ta có thể nhận thấy các
hành vi vi phạm quy định tại khoản 6, khoản
7 và khoản 8 của điều luật này có khả năng
xảy ra với giáo trình: (1) Sao chép tác phẩm
mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại
Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi
bổ sung 2009; (2) Làm tác phẩm phái sinh
mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để


Kỷ yếu khoa học

làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp được
quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật
Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009;
(3) Sử dụng tác phẩm mà không được phép
của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác
theo quy định của luật, trừ trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí
tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.
Trong thực tế, ngồi các hành vi trên cịn có
03 hành vi có thể được xem là xâm phạm
quyền tác giả đối với giáo trình nhưng chưa
được quy định rõ ràng trong luật: Một là,
hành vi sản xuất giáo trình lậu, tức là “sử
dụng tác phẩm mà khơng được phép của chủ
sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận
bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy
định của luật” việc sử dụng ở đây có thể bao
gồm cả việc sao chép, làm tác phẩm phái
sinh và các hành vi khác. Tuy nhiên hiện nay,
hành vi sản xuất giáo trình lậu rất phổ biến
và cơng khai. Những người sản xuất giáo
trình lậu khơng có sự cho phép của tác giả và
càng khơng trả những chi phí như tiền nhuận
bút, thiết kế bìa, in ấn, vận chuyển và nhiều
các loại phí khác như các nhà xuất bản giáo
trình chính thống. Đây là một hành vi rất

đáng lên án, có tính chất lén lút, gần như
hành vi “trộm cắp tri thức” cần phải bị xử
phạt bằng biện pháp hình sự và pháp luật
phải có quy định rõ ràng. Hai là, hành vi
trích dẫn kiến thức trong giáo trình khơng
ghi rõ nguồn vào bài tập, bài nghiên cứu, bài
giảng của nhiều sinh viên, giảng viên, nghiên
cứu sinh. Trên thực tế, đây là hành vi vi
phạm phổ biến thứ hai chỉ đứng sau hành vi
sao chép giáo trình mà khơng được sự cho
phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Ba là, hành vi sáng tác tác phẩm mới hoàn
toàn bằng việc cắt xén, chắp ghép từ nhiều
tác phẩm khác nhau bao gồm giáo trình dù
đã trích dẫn nguồn cũng cần được xem như
là một hành vi vi phạm quyền tác giả đối với
các tác phẩm nói chung và đối với giáo trình
nói riêng. Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ (TRIPS) và Công ước Berne về bảo hộ
các tác phẩm văn học và nghệ thuật đều
khơng quy định cụ thể về tính sáng tạo mà
dành quyền tự quyết cho các quốc gia trong
xác định mức độ sáng tạo cần thiết để sản
phẩm trí tuệ được bảo hộ quyền tác giả (Điều

302


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017


10 (2) Hiệp định TRIPS và Điều 2 (5) Công
ước Paris. Hai văn bản quốc tế quan trọng
này địi hỏi tính sáng tạo trí tuệ (intellectual creation) và được các quốc gia thành viên
quy định là tính sáng tạo (creativity) hoặc
tính nguyên gốc (originally). Ở một số nước
châu Âu, chẳng hạn như ở Đức, “tính mới”
được quy định rất rõ ràng, Luật về quyền tác
giả đòi hỏi một tác phẩm phải tạo thành “một
sáng tạo trí tuệ mang dấu ấn cá nhân”. Việt
Nam không quy định cụ thể về điều kiện
sáng tạo để một sản phẩm trí tuệ được công
nhận là tác phẩm, nhưng dựa trên cơ sở quy
định hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp thì
các tác phẩm phải được tạo ra lần đầu tiên
bởi tác giả và không sao chép từ các tác
phẩm của người khác.
Tóm lại, trên thực tế có tới 06 hành vi được
xem là vi phạm quyền tác giả đối với giáo
trình, đó là: (1) sao chép giáo trình nhằm
mục đích thương mại hoặc mục đích khác
khơng phải để học tập và nghiên cứu; (2)
chuyển giáo trình bản giấy sang giáo trình
bản điện tử khơng được sự cho phép của tác
giả; (3) làm tác phẩm phái sinh không được

Kỷ yếu khoa học

sự cho phép của tác giả hoặc không ghi rõ
nguồn;(4) sản xuất giáo trình lậu;(5) trích dẫn

giáo trình khơng ghi rõ nguồn và (6) sáng tác
tác phẩm hoàn toàn bằng việc cắt xén, chắp
ghép từ nhiều loại giáo trình khác nhau mặc
dù đã ghi rõ nguồn. Pháp luật Việt Nam hiện
nay mới chỉ quy định được hành vi (1), (2) và
(3) được xem là rõ ràng, hành vi (4), (5) quy
định còn chưa rõ ràng và hành vi (6) chưa
được quy định.
THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thơng qua một bài khảo sát mang tính khách
quan và cơng phu do nhóm nghiên cứu thực
hiện, chúng tơi đánh giá được ý thức sử dụng
giáo trình của các bạn sinh viên tại một số
trường đại học ở Hà Nội là khá cao. Đa phần
các bạn đi học đều sử dụng giáo trình - một
loại tài liệu khơng thể nào thiếu đối với sinh
viên đại học. Kết quả được thể hiện qua biểu
đồ sau:

12%

Khơng

88%

Biểu đồ 1. Sử dụng giáo trình
Tỷ lệ thuận với ý thức sử dụng tài liệu học, cho câu hỏi: “Ơng/Bà có được biết các quy

nhận thức của không chỉ sinh viên mà cả các định của Luật SHTT về bảo hộ quyền tác giả
giảng viên trong các trường đại học về không?” được thể hiện ở bảng 1 như sau:
Quyền tác giả cũng rất cao. Kết quả khảo sát
Bảng 1. Số người biết về các quy định của Luật SHTT về bảo hộ quyền tác giả
Mức độ hiểu biết

Số người

Phần trăm (%)

Biết rõ

45

15.6

Biết một chút

226

78.2

Hoàn toàn không biết

28

6.2

Tổng


289

100

303


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Đây là dấu hiệu khá khả quan cho thấy các
đối tượng có liên quan này đã có nhận thức
được phần nào tầm quan trọng của việc bảo
hộ quyền tác giả trong hoạt động học tập,
giảng dạy và nghiên cứu của mình.
Thơng qua khảo sát, chúng tơi cũng đánh giá
được một số vấn đề khác. Ngược lại với ý
thức sử dụng giáo trình trong học tập, giảng
dạy và sự hiểu biết về các quy định về bảo hộ
quyền tác giả, các hành vi vi phạm quyền tác
giả nói chung đang xảy ra hết sức phổ biến
và ở mức độ cao. Để làm rõ vấn đề này,
chúng tôi đã chia đối tượng khảo sát thành
2.5

2.2642

2

Kỷ yếu khoa học


hai nhóm là nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên
cứu và nhóm sinh viên.
Với nhóm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu và
thư viện, tác giả ra câu hỏi “Nếu có sự vi
phạm quyền tác giả thì theo ơng/bà tình trạng
này biểu hiện ở mức độ như thế nào?” và đưa
ra danh sách các hành vi được coi là vi phạm
quyền tác giả để các đối tượng lựa chọn trả
lời, có 3 mức: 1 là rất phổ biến, 2 là phổ biến
và 3 là không phổ biến. Hành vi vi phạm phổ
biến nhất là hành vi có số cao nhất cịn hành
vi ít phổ biến nhất là hành vi có số thấp nhất.
Kết quả được thể hiện ở biểu đồ sau:

2.3774

1.7547

1.5283

1.5283

1.5

1.2075

1
0.5
0
Trích dẫn TP


Sử dụng Sao chép TP Công bố TP
phần mềm vi trái phép
trái phép
tính lậu

Mạo danh Làm TP phái
sinh trái
tác giả
phép

Biểu đồ 2. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
Từ biểu đồ này ta nhận thấy hành vi thứ 3 là quyền là thực trạng phổ biến ở nước ta hiện
hành vi “cán bộ giảng dạy sao chép nhiều nay, hành vi sao chép tác phẩm không được
bản tác phẩm (sách, tạp chí…) khơng được phép của tác giả, hành vi này cũng ở mức
phép của tác giả, không trả tiền” là hành vi phổ biến.
được thực hiện ở mức phổ biến nhất đạt mức Với đối tượng là sinh viên chính quy và sinh
2.3774, tiếp đó là hành vi “Sử dụng phần viên văn bằng 2, tại chức, câu hỏi là “Xin
mềm máy tính sao chép lậu (khơng có bản anh/chị cho biết, anh/chị đã từng biết đến
quyền)” đạt mức 2.2642. Hành vi được đánh những hành vi nào sau đây xảy ra trên thực
giá là xảy ra ở mức độ ít phổ biến nhất là tế? Mức độ phổ biến như thế nào?” và cũng
hành vi “mạo danh tác giả” chỉ ở mức đưa ra danh sách các hành vi được coi là vi
1.2075. Như đã phân tích ở trên, việc sử phạm quyền tác giả.
dụng các phầm mềm vi tính khơng có bản
2.5

2.06

2.15


2.315
2.025
1.77

2
1.5

1.78

1.385

1.605

1
0.5
0
Trích dẫn Sử dụng Nhân bản Phân phối Mạo danh Làm TP Sửa chữa Xuất bản
phái sinh TP trái
TP
phần mềm TP trái
TP trái
TG
TP trái
trái phép
vi tính lậu
phép
phép
phép
phép


Biểu đồ 3. Các hành vi xâm phạm quyền tác giả
304


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Số liệu chứng minh cho chúng ta thấy có rất
nhiều hành vi xâm phạm được thực hiện ở
mức độ rất phổ biên. Cũng giống như biểu đồ
2, hành vi “Nhân bản, làm bản sao tác phẩm
(nhiều bản) mà không xin phép, không trả
tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả” là hành vi
được xem là được thực hiện ở mức phổ biến
nhất, sau đó là hàng loạt các hành vi được
thực hiện ở mức độ rất phổ biến bao gồm:
“sử dụng phần mềm vi tính lậu”, “trích dẫn
tác phẩm của người khác để sử dụng (làm đề
tài, viết sách, luận văn…) mà khơng ghi
nguồn trích dẫn”. Hành vi được coi là ít phổ
biến nhất là hành vi “mạo danh tác giả”.
Cũng giống như biểu đồ 2, một số hành vi
được coi là phổ biến tại tất cả các cơ sở
nghiên cứu, đào tạo, được thực hiện bởi tất
cả các đối tượng liên quan, học tập và làm
việc tại các cơ sở đó, từ đó ta thấy việc nhận
thức và ý thức của các đối tượng này về việc
bảo hộ quyền tác giả là rất kém.
CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Một là, hoàn thiện một số quy định của
pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với

giáo trình
Các kiến nghị của đề tài tập trung vào việc
sửa đổi một số quy định của Luật Sở hữu trí
tuệ theo hướng rõ ràng và cụ thể hơn.
Thứ nhất, thay đổi từ “sử dụng” thành cụm từ
“sản xuất, in ấn” như vậy, các tác phẩm được
“Sản xuất, in ấn mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền
nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác
theo quy định của luật” sẽ được hiểu là các
tác phẩm lậu hay giáo trình lậu. Từ đó, việc
điều tra, bắt giữ các cơ sở in ấn giáo trình lậu
sẽ dễ dàng hơn do có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Thứ hai, điểm b khoản 1 Điều 25 Luật SHTT
2005 sửa thành “Trích dẫn hợp lý tác phẩm
và ghi rõ nguồn trích dẫn mà khơng làm sai ý
tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác
phẩm của mình”. Song, bên cạnh việc trích
dẫn phải ghi rõ nguồn thì khái niệm “trích
dẫn hợp lý” cũng là một vấn đề cần quan
tâm. Câu hỏi đặt ra là: Trích dẫn như thế nào
là hợp lý? Khái niệm “trích dẫn hợp lý” cần
được Nghị định chính phủ giải thích một
cách rõ ràng hơn về mức độ trích dẫn được
xem là khơng gây phương hại đến quyền tác
giả.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam nên học hỏi

Kỷ yếu khoa học


pháp luật một số nước Châu Âu ví dụ như
Đức quy định về “tính mới” của tác phẩm tức
là mỗi tác phẩm, bài viết, bài nghiên cứu, bài
giảng của sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng
viên và những đối tượng tương tự chỉ được
công nhận tác phẩm khi trong nó chứa đựng
tính sáng tạo và dấu ấn cá nhân của riêng tác
giả.
Thứ tư, Luật Sở hữu trí tuệ cần quy định mức
sao chép (photocopy) hợp lý đối với giáo
trình nói riêng và các tài liệu học tập nói
chung. Pháp luật nước ngoài cho phép sao
chép một phần của tác phẩm ví dụ tại
Singapore, Úc, là khơng q 10% tác phẩm,
tại Anh là 20% tác phẩm. Đại học Luật Hà
Nội quy định mức sao chép đối với các loại
tài liệu kể cả giáo trình là khơng q 20 trang
cho mỗi loại tài liệu.
Hai là, xây dựng mơ hình trạm trung
chuyển giáo trình
Trạm trung chuyển được xây dựng dưới mơ
hình một trang web – nơi mà sinh viên và
những người muốn mua sách có thể chọn
trao đổi/mua bán sách cũ và mới, ngoài ra,
đây cũng là nơi cung cấp cho người dùng
những kiến thức liên quan đến quyền tác giả
để hiểu và có nhận thức đúng đắn tầm quan
trọng trong việc bảo vệ quyền tác giả. Trạm
trung chuyển cũng có sự giao lưu, kết hợp
chặt chẽ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền

tác giả, nhà xuất bản với người mua- bán
sách ở các nhà sách, phòng phát hành sách và
các trường Đại học, sách của trạm có sự kiểm
định đóng dấu sẽ là một sự tin tưởng để
chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể
kiểm sốt, bảo vệ quyền của mình và bản
thân những sinh viên , những người sử dụng
sách có ý thức bảo vệ chất xám và trân trọng
công sức của người làm ra giáo trình. Mơ
hình trạm trung chuyển dự kiến bao gồm 02
(hai) trạm chính là “trạm mới” và “trạm cũ”.
Trạm mới do một đội ngũ quản trị viên quản
lý việc đăng ký mua sách mới, sách gốc
chuẩn lấy từ các nhà xuất bản và vận chuyển
đến tay các bạn sinh viên. Trạm cũ là nơi các
bạn sinh viên có thể “ký gửi” giáo trình cũ để
mua, bán hoặc cho mượn để giúp đỡ các bạn
sinh viên khác khơng có cơ hội mua giáo
trình gốc có thể sử dụng giáo trình, đồng
thời đây cũng là cách để hạn chế việc bán
giáo trình lậu của sinh viên.

305


Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017

Ba là, thiết kế một ứng dụng trên điện
thoại và máy tính cung cấp giáo trình điện
tử - Vetext

Vetext là một ứng dụng dùng trên điện thoại
giúp người dùng có thể mua và sử dụng giáo
trình trực tiếp (online) hoặc tải về để sử dụng
(offline). “Vetext” liên kết với các nhà xuất
bản và phát hành giáo trình dưới dạng Ebook
(Electronic Book). Các bạn sinh viên chỉ cần
tải (download) ứng dụng trên store tương
thích với thiết bị điện tử của mình. Việc này
sẽ tối ưu và đơn giản hóa việc thay vì mỗi
người phải đem hàng tá giáo trình, chúng ta
chỉ cần mang theo một thiết bị điện tử nhỏ
gọn chứa hàng chục thậm chí hàng trăm cuốn
giáo trình, chỉ cần thiết bị đó có chứa ứng
dụng “Vetext”. Và quan trọng nhất, giáo
trình điện tử khơng thể bị sao chép hay chia
sẻ cho bất kì ứng dụng nào khác, không thể
bị đăng tải lên các phương tiện thông tin đại
chúng. Việc này nhằm hạn chế tối đa việc vi
phạm bản quyền tác giả.
Với cách thức hoạt động đơn giản, phương
thức thanh tốn tiện lợi và ln được hỗ trợ
về giá cho sinh viên cùng một chế độ bảo
mật tuyệt vời, chúng tôi tin tưởng ứng dụng
điện thoại này sẽ mở ra một tương lai tương
sáng hơn cho việc bảo hộ quyền tác giả ở
Việt Nam cũng như tháo gỡ được những nút
thắt trong xung đột lợi ích giữa các đối tượng
có liên quan.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu về vấn đề bảo hộ quyền tác

giả là một đề tài không mới, tuy nhiên đối
tượng được nghiên cứu của đề tài lại rất mới,
đó là giáo trình. Kết quả của bài nghiên cứu
được thực hiện dựa trên những quy định pháp
luật hiện hành và những điều tra thực tế, tập
trung đi sâu vào giải quyết những vấn đề còn
tồn đọng, vướng mắc trong quy định pháp
luật về bảo hộ quyền tác giả, có thể tóm tắt
như sau: (1) Đề tài trực tiếp bổ sung, phát
triển và làm phong phú thêm lý luận về vấn

Kỷ yếu khoa học

đề bảo hộ quyền tác giả đối với giáo trình
trong các trường Đại học. Kết quả nghiên
cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài
liệu tham khảo đối với những tổ chức, cá
nhân nghiên cứu về quyền tác giả; (2) Xuất
phát từ kết quả mà nhóm nghiên cứu thu
được thơng qua phương pháp điều tra xã hội
học tại các trường đại học trên địa bàn Thành
phố Hà Nội đã cho thấy thực trạng đáng lo
ngại trước sự vi phạm quyền tác giả ngày
càng trở nên phổ biến;(3) Từ sự nghiên cứu
về thực trạng vi phạm kết quả nghiên cứu đã
đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
cùng với hai giải pháp mang tính khả thi cao
và ứng dụng được trong thực tế, phù hợp với
sự phát triển khoa học công nghệ hiện đại
hiện nay là Trạm trung chuyển và Ứng dụng

giáo trình điện tử Vetext. Do hạn chế về
phạm vi có thể nghiên cứu thực tiễn, nhóm
tác giả định hướng nghiên cứu mở rộng tiếp
theo sẽ hồn thành phân tích thực trạng vi
phạm quyền tác giả đối với giáo trình tại các
trường đại học trên cả nước để đưa ra cái
nhìn khách quan, toàn diện nhất về sự vi
phạm đối với loại quyền đặc biệt này ở Việt
Nam.
Lời cảm ơn
Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn
đặc biệt đến TS. Nguyễn Thị Thu Hiền đã
ln nhiệt tình, hỗ trợ và đồng hành cùng
nhóm trong suốt q trình nghiên cứu đề tài.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn cô Lê Thanh Mai
đã cho phép chúng tôi sử dụng kết quả khảo
sát do cô thực hiện để làm số liệu minh họa
cho đề tài. Nhóm nghiên cứu xin chân thành
cảm ơn các cán bộ, giảng viên trường Đại
học Luật Hà Nội, đặc biệt là phịng quản lý
khoa học và trị sự tạp chí đã giúp đỡ và ln
tạo mọi điều kiện cho nhóm thực hiện cơng
trình nghiên cứu khoa học này. Kính chúc
các thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, hạnh
phúc và thành công trên con đường sự
nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, Giáo trình Luật SHTT, NXB.
Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2012.

TS. NGUYỄN THÁI MAI , TS. VŨ THỊ PHƯƠNG LAN, Giáo trình Pháp luật quốc tế về
SHTT, NXB. Chính trị - Hành chính Hà Nội, 2013.
TS. VŨ THỊ HẢI YẾN, 2010. Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam trước yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.
306



×