Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện lập thạch tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.48 KB, 79 trang )

Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Đất nước ta đang đạt được rất nhiều thành công trong công cuộc
CNH – HĐH trong những năm gần đây, những thành công đó đã nâng dần
vị trí của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thành
công nổi bật nhất được đánh dấu bằng việc nước ta chính thức là thành
viên thứ 150 của WTO vào tháng 12/2007. Tham gia vào WTO là tham
gia vào một sân chơi công bằng và bình đẳng, ở đó hứa hẹn rất nhiều cơ
hội đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn và thách thức cần phải vượt
qua. Để tận dụng được các cơ hội thì cần phải đổi mới nền kinh tế theo xu
hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong
và ngoài nước.
Như chúng ta đã biết nước ta trải qua một thời kỳ dài ảnh hưởng của
chế độ phong kiến, của nền kinh tế qua liêu bao cấp đã thiếu đi tính tự chủ,
độc lập sáng tạo trong mỗi cơ cấu kinh tế. Nếp sống đó vẫn còn tiềm ẩn,
luẩn khuất trong tâm trí của đại đa số suy nghĩ của con người Viêt Nam.
Đó là vật cản ngăn sự phát triển, làm tụt hậu nền kinh tế nước ta với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn giải quyết vấn đề đó thì ngay từ
lúc này chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, thông qua cơ chế,
chính sách thích hợp của nhà nước.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nói riêng đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay của nhiều
nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta.
Đảng và nhà nước ta đã đưa ra những hành động cụ thể, thiết thực để thay
đổi tỷ lệ lượng, chất trong cơ cấu kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế,
bất cập, đồng thời hướng nền kinh tế theo hướng thị trường có sự định
hướng của nhà nước. Trong phát triển nông nghiệp thì chuyển dịch cơ cấu
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
1
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD


là một nội dung không thể thiếu vì nước ta có trên 70% dân số sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đưa ra cơ
cấu kinh tế phù hợp với từng vùng, từng lĩnh vực và từng địa phương là
một vấn đề cấp bách trong chiến lược phát triển nông nghiệp nước ta trong
thời gian tới.
Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội vấn đề đặt ra cho
ngành nông nghiệp huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc là trong những năm
tới là phải nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu
lương thực, thực phẩm cho thị trường. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ
tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của huyện trong thời gian
tới, xuất phát từ yêu cầu đổi mới em mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“ Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc ”
2. Mục tiêu của đề tài
Qua nghiên cứu các số liệu và thực tế của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh
Phúc để đưa ra những giải pháp khắc phục những khó khăn đồng thời dưa ra
những hành động cụ thể nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý hơn. Rút ra
những mặt đã đạt được, những mặt chưa đạt được, những vấn đề đặt ra cần
giải quyết. Trên cơ sở đó, đưa ra những quan điểm, phương hướng, phương
pháp, mục tiêu và các giải pháp quan trọng nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của huyện theo hướng tích cực. Từ đó nâng cao đời sống vật chất
tinh thần của nhân dân toàn huyện.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để có bức tranh toàn cảnh trong cơ cấu kinh tế huyện Lập Thạch
tỉnh Vĩnh Phúc đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như :
Thống kê phân tích, tổng hợp, duy vật biện chứng,…
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
2
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Tập trung nghiên cứu các nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trên 3 nội dung chủ yếu và xu hướng
chuyển dịch của các nội dung này trong quá trình chuyển dich cơ cấu kinh
tế. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành nên cơ cấu kinh tế để làm rõ những
tác động qua lại giữa các yếu tố.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài của em được chia làm 3
chương
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cầu kinh tế nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện
Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp của huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian
tới 2008-2015
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Trần
Quốc Khánh và các cô, các chú trong phòng kinh tế huyện Lập Thạch tỉnh
Vĩnh Phúc đã giúp em làm chuyên đề thực tập này. Do trình độ và thời gian
có hạn chuyên đề thực tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Em kính mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, các cô, chú và các
bạn sinh viên để bài viết của em thêm hoàn thiện.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
3
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
1.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò, nội dung của cơ cấu kinh tế
nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.1.1.1. khái niệm cơ cấu kinh tế
“Cơ cấu kinh tế là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để

chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất
của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng
đó” ( Theo: Từ điển triết học, NXB tiến bộ, Maxcova 1975)
Cơ cấu kinh tế là cấu trúc bên trong, nhân tố bên trong của một quá trình
sản xuất và thông qua các mối quan hệ kinh tế đó là quan hệ về tỷ lệ lượng,
chất có trong cơ cấu kinh tế. Trong quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất thì hai yếu tố này luôn quyết định qua lại lẫn nhau trên cơ sở yếu
tố nọ là nền tảng hỗ trợ yếu tố kia phát triển. Nếu quan hệ sản xuất mà không
phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Mối
quan hệ đó không phải là mối quan hệ riêng lẻ, tách rời của một bộ phận kinh
tế mà là một tổng thể của các mối quan hệ của bộ phận cấu thành nền kinh tế .
1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế luôn vận động và phát triển theo xu hướng khách quan
không phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan. Cơ cấu kinh tế không phải là một
sớm, một chiều mà hình thành ngay được mà phải trải qua một quá trình vận
động lâu dài qua nhiều lần biến đổi. Việc xây dựng cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chính là giải quyết các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
4
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa các yếu tố tự nhiên và con người. Đó
là kết hợp giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan .Các mối quan hệ trong
cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện trình độ phát triển của tổ chức sản xuất,
tổ chức lao động. Các mối quan hệ này phát triển càng phong phú cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu, càng phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản
xuất và phân công lao động trong nông thôn.
Cơ cấu kinh tế là một chỉ tiêu quan trọng trong chiến lược sản phẩm
hàng hoá. Có thể nói quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các
mối quan hệ gắn bó với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt lượng và liên quan
chặt chẽ với mặt chất. Chúng có tác động qua lại với nhau trong điều kiện

không gian và thời gian nhất định tạo thành một tổng thể kinh tế nông thôn,
một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hệ thống kinh tế quốc dân.
Như vậy: “ Cơ cấu kinh tế nông thôn là cấu trúc bên trong của kinh tế
nông thôn. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành lên cơ cấu kinh tế nông thôn,
các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhất định về mặt
số lượng, liên quan chặt chẽ về mặt chất lượng, chúng tắc động qua lại lẫn
nhau trong điều kiện thời gian và không gian nhất định tạo thành một hệ
thống kinh tế nông thôn ” (Theo: GT KTPTNT- ĐHKTQD)
Trong giai đoạn hiện nay việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ngày càng được quan tâm vì nó đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân.
Nâng cao đời sống của nông dân thông qua các chính sách chuyển dịch hiệu
quả. Xu thế hiện nay khi nước ta xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp và
thay vào đó là xây dựng cơ chế kinh tế theo thị trường có sự định hướng của
nhà nước. Thì vấn đề đáp ứng nhu cầu của thị trường được đặt lên hàng đầu
khi chuyển dịch có cấu kinh tế nông nghiệp. Việc đáp ứng nhu cầu thị trường
chính là đem lại thu nhập và nâng cao đời sống nông dân đồng thời bảo đảm
được an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước cho giai đoạn tiếp theo.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
5
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
1.1.2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không phải một sáng, một chiều mà hình
thành ngay được mà trải qua một quá trình hình thành dài theo năm tháng. Ở
mỗi giai đoạn khác nhau cơ cấu kinh tế lại có những đặc điểm khác nhau. Các
đặc điểm khác này thể hiện rất rõ khi chúng ta phân tích cấu trúc bên trong
của cơ cấu kinh tế.
Xã hội loài người càng phát triển, phân công lao động càng cao, nhu
cầu của con người về sản phẩm để tiêu dùng ngày càng nhiều cả về số lượng,
chủng loại, mẫu mã và chất lượng tốt hơn. Chính sự phát triển tất yếu đó đòi

hỏi phải xác lập cơ cấu kinh tế phù hợp hơn đáp ứng nhu cầu của khách quan.
Ở mỗi vùng khác nhau có cơ cấu kinh tế mang đặc điểm khác nhau
trong cùng một thời gian nhất định. Sự khác nhau giữa các vùng này nhằm
phát huy tối đa các lợi thế của từng vùng trên cơ sở đáp ứng tối đa nhu cầu
của thị trường. Các khu vực có điều kiện tự nhiên khác nhau rõ rệt thì cơ cấu
kinh tế nông nghiệp cũng khác rõ rệt vì nó cần phải biến đổi để phù hợp với
khu vực đó. Vì vậy, không thể xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp mẫu,
chuẩn mực cho mọi vùng nông thôn.
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan và được hình thành do sự
phát triển của sản xuất.
Yếu tố khách quan trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp thể hiện ở chỗ nó
được hình thành trên các quy luật khách quan mà con người không thể biến
đổi yếu tố khách quan đó được. Nó được hình thành trong mối quan hệ giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ở mỗi giai đoạn phát triển của lực
lượng sản xuất đều được đánh dấu thông qua các đặc điểm bên trong cơ cấu
kinh tế. Cơ cấu kinh tế mang tính khách quan nên con người khi tác động đến
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
6
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
nó không được làm mất đi tính khách quan vốn có của nó. Tuỳ hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà xác lập được một cơ cấu kinh
tế nông nghiệp phù hợp trong từng giai đoạn phát triển nhất định, không nên
đưa ra một cơ cấu kinh tế bất biến cho mọi vùng nông thôn.
1.1.2.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp luôn vận động
Cơ cấu kinh tế không cứng nhắc mà luôn vận động theo xu thế của thời
đại. Cơ cấu kinh tế bao gồm tổng thể các quan hệ kinh tế các quan hệ này
không ngừng vận động biến đổi theo hướng tích cực để đạt hiệu quả như mục
đích người quản lý. Cơ cấu kinh tế là cái phản ánh trực tiếp mối quan hệ của
các yếu tố luôn vận động của lực lượng sản xuất dưới tác động chi phối của
các quy luật tự nhiên và sự vận động xã hội. Trong quản lý kinh tế người ta

không thể cứng nhắc rập khuân các cơ chế quản lý cũ khi mà xu thế thay đổi
thì phương thức quản lý cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với từng giai
đoạn nhất định. Không có một cơ cấu nào là bất di, bất dịch mà nó luôn vận
động theo xu hướng khách quan. Chúng ta cần phải tìm hiểu rõ cấu trúc bên
trong và các tác động qua lại giữa các nhân tố để xây dựng cách thức quản lý
sao cho hiệu quả.
1.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tê nông nghiệp là một quá trình
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cơ
cấu kinh tế cũng không ngừng phát triển theo xu thế hợp lý hơn, hoàn thiện
hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
cũ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu
tố trong đó có cả nhân tố chủ quan lẫn khách quan.
Con người luôn mong muốn có một có cấu kinh tế hoàn thiện nhưng
mức độ hoàn thiện sẽ khó có thể đạt được ở mức độ hoàn mỹ vì ngoài yếu tố
chủ quan cơ cấu kinh tế còn chịu tác động khách qua. Con người chỉ có thể
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
7
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
nhận thức và nắm bắt được các quy luật vận động khách quan để xây dựng
một biện pháp đúng đắn tác động để làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế diễn ra đúng mục tiêu và định hướng đã vạch ra
1.1.3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.3.1. Cơ cấu ngành và nội bộ ngành
Cần xây dựng cơ cấu ngành hợp lý, thích ứng với từng giai đoạn phát
triển sẽ đem lại hiệu quả cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế. Nếu chúng ta biết kết hợp hài hoà các yếu tố trong một nền kinh tế sẽ phát
huy tối đa các lợi thế sẵn có. Để giải quyết vấn đề đó cần phải thực hiện phân
công lao động giữa các ngành cho phù hợp với yêu cầu khách quan.
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành và nội bộ ngành trong cơ cấu kinh tế
nông thôn là hướng tới một cơ cấu kinh tế hợp lý, hoàn thiện. Trong đó, cần

quan tâm đến các ngành chủ lực có lợi thế để đáp ứng nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Qua đó cần phân biệt sự khác nhau giữa nội bộ ngành nông nghiệp
và phân biệt theo đặc trưng kỹ thuật, kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống
phân công lao động phù hợp với tiểu ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
1.1.3.2. Cơ cấu vùng lãnh thổ
Nước ta có địa hình phức tạp với chiều dài dọc đất nước từ bắc vào nam
hơn 2000 km. Điều đó đem lại cho đất nước ta có những đặc trưng khác hẳn
so với các nước khác ở điều kiện tự nhiên giữa các vùng là không giống nhau.
Xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc đi vào chuyên môn hoá
và tập trung hoá hình thành những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung có
hiệu quả cao mở với các vùng chuyên môn hoá khác, gắn cơ cấu của từng
vùng, từng khu vực với kinh tế cả nước
Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần phải xây dựng các
ngành trên vùng lãnh thổ hợp lý để khai thác đầy đủ tiềm năng của mỗi vùng.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
8
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hoá dựa trên những lợi thế so sánh
của vùng, đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, có đường giao
thông và công trình đô thị…
1.1.3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
Muốn giải phóng sức lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng
cao đời sống và tăng trưởng kinh tế thì cần phải xây dựng cơ cấu kinh tế dựa
vào các thành phần kinh tế. Hiện nay, đất nước ta có các thành phần kinh tế
như : kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, kinh tế quốc doanh.
Các thành phần kinh tế này đang tồn tại đan xen lẫn nhau, hỗ trợ, thúc đẩy
nhau phát triển. Trong đó kinh tế hộ gia đình và kinh tế tập thể là lực lượng
chủ yếu trực tiếp tạo ra các nông sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân. Kinh tế
hộ tự chủ đang trong xu hướng chuyển dịch từ kinh tế hộ tự cung tự cấp sang
kinh tế sản xuất hàng hoá và từng bước chuyển dịch theo hướng phát triển hộ

chuyên ngành địa phương, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ chế biến nông sản.
Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu sản xuất là việc hoàn thiện cả ba loại cơ
cấu nói trên theo xu hướng chuyên môn hoá, sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá
sản phẩm, xây dựng và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
1.1.4. Ý nghĩa cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý sẽ thúc đẩy nền kinh tế có khả năng
kinh doanh phù hợp với quy luật khách quan có khả năng khai thác các nguồn
lực và tiềm năng kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với xu thế chính trị,
kinh tế - xã hội của khu vực và trên thế giới. Cơ cấu kinh tế hợp lý là biểu
hiện của nội dung chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện
nay. Các thành phần kinh tế luôn đan xen hỗ trợ hoặc triệt tiêu nhau. Do vây,
khi hoạch định các chính sách các nhà quản lý cần phải xem xét trên nhiều
khía cạnh để có thể xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý phát huy được thế mạnh
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
9
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
của vùng. Vì vậy, một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ đáp ứng được những yêu cầu
sau đây:
Một là: Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan bao gồm các
quy luật tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế và xã hội nhất là quy luật kinh tế như :
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất… Quy luật của thị trường như : Quy luật cung cầu, quy luật
giá trị,…
Hai là : Cơ cấu kinh tế hợp lý tạo điều kiện cho phát triển một nền sản
xuất hàng hoá đa dạng, sức cạnh tranh cao phát huy được lợi thế so sánh,
đồng thời áp dụng khoa học tiến bộ vào sản xuất tạo ra được sản phẩm có chất
lượng cao, tạo công ăn việc làm, ổn định kinh tế xã hội,…
Việc xây dựng được một có cấu kinh tế hợp lý chính là góp phần tăng
trưởng và phát triển kinh tế của từng địa phương. Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo
điều kiện tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Trong xây dựng cơ cấu kinh tế

cần nghiên cứu kết hợp các nhân tố tích cực, tiêu cực để từ đó xây dựng cơ
cấu hoàn chỉnh, điều chỉnh hợp lý các mâu thuẫn đồng thời phát huy thế mạnh
của từng vùng, từng địa phương.
1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.1.5.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng không
phải là bất biến mà sẽ luôn vận động phát triển và chuyển hoá cơ cấu kinh tế
cũ sang cơ cấu kinh tế mới ưu việt hơn. Mục đích của chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp là tạo ra một hệ thống các tiểu ngành mới trong ngành
nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vũng.
Quá trình chuyển dịch từ cơ cấu kinh tế cữ sang cơ cấu kinh tế mới nhanh hay
chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tác động của con người. Sự
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
10
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
chuyển dịch này phải trải qua một thời gian và các bước nhất định. Cơ cấu
kinh tế nông nghiệp luôn vận động và thích ứng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động trong từng thời kỳ.
Như vậy : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình làm
thay đổi cấu trúc và mối quan hệ của hệ thống nông nghiệp theo một chủ định
và định hướng nhất định nghiã là đưa hệ thống kinh tế nông nghiệp đến trạng
thái phát triển tối ưu đạt hiệu quả như mong muốn, thông qua tác động điều
khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng
đúng các quy luật khách quan”( Theo:GT KTPTNN – ĐHKTQD- NXBTHỐNG KÊ )
1.1.5.2. Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong nếp sống của người dân vẫn còn tồn tại cách làm việc theo cơ chế
bao cấp từ xưa việc thay đổi cách nghĩ, cách làm không thể hoàn thành ngay
được mà phải dần dần từng bước thống qua các chính sách cụ thể. Cơ cấu
kinh tế cũng còn mang nặng tính tự cung tự cấp sản xuất hàng hóa còn ít và
thiếu nhậy bén với thị trường. Muốn đưa đất nước ta sánh ngang với các

cường quốc năm châu thì cần xây dựng và chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế
nông nghiệp. Vì nước ta với đại đa số người lao động là ở khu vực nông thôn,
chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh
tế ngày càng cao cho các hộ nông dân là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với nhu cấu ngày càng cao của người tiêu dùng
về nông sản hàng hoá, thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát
triển kinh tế cải thiện đời sống nhân và ổn định về kinh tế xã hội
Chính vì vậy, cần coi trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
là một vấn đề sống còn của đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nhất là thời
kỳ đổi mới khi đất nước ta bước vào sân chơi của WTO. Tham gia vao sân
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
11
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
chơi bình đẳng này thì cần phải đỏi mới cơ cấu kinh tế nông nghiệp để phát
huy được lợi thế cạnh tranh, muốn cạnh tranh được ta phải có chính sách
đồng bộ, hiệu quả. Từ đó khuyến khích được người dân bỏ vốn ra đầu tư sản
xuất trên mỗi đơn vị diện tích của mình. Cần đầu tư về cơ sở hạ tầng như :
Điện, đường, để tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư với nguồn vốn đầu tư
trong và ngoài nước.
1.1.5.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Với thực tế là cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện vẫn còn lạc hậu về
nhiều mặt, cả về đất đai, kỹ thuất canh tác, trình độ của người lao động, Hơn
nữa cơ sở hạ tầng, vốn và thị trường cũng còn là những cản trở rất lớn vì vậy
trong những năm tới mục tiêu của huyện là đưa sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp
lên sản xuất hàng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tích
cực. Do đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải lấy thị trường làm
gốc để điều tiết quá trình sản xuất của mình. Quá trình sản xuất càng đáp ứng
tốt nhu cầu của thị trường bao nhiêu thì càng có nhiều cơ hội để các mặt hàng
nông sản của mình tiêu thụ được nhiều bấy nhiêu. Bên cạnh đó vấn đề đáp

ứng được nhu cầu của thị trường chính là tạo điều kiện để nâng cao giá trị
kinh tế lên bấy nhiêu. Ngày nay thay vì tập trung vào lợi nhuận thì người sản
xuất phải tập trung làm sao thoả mãn nhu cầu của thị trường trên cơ sở sản
xuất nhiều hàng hoá. Càng thoả mãn được nhu cầu của thị trường thì càng
đem lại lợi nhuận lên bấy nhiêu đó là vấn đề xuyên suốt trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp của huyện sao cho phù hợp
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
12
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
1.2.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất
và chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt bao gồm: Vị trí địa lý của các
vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai của vùng, điều kiện khí hậu như: thời tiết,
nhiệt độ,…nguồn tài nguyên của vùng lãnh thổ như : nguồn nước, rừng,
khoáng sản,…Vì đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến cơ
cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Do đó các nhân tố tự
nhiên tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động biến đổi của cơ cấu kinh
tế nông nghiệp. Tuy nhiên sự tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
tới nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp là không giống nhau.
Ở các vùng khác nhau, cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự khác nhau do
tính đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên và sự phát triển không đồng
đều của các nguồn lực khác. Vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ hướng
phát triển để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của vùng mình. Từ đó hình thành
nên các vùng kinh tế trong đó có vùng kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế trong
nông nghiệp cho đến thời điểm hiện nay đề xuất phát từ sự khác biệt về điều
kiện tự nhiên đó. Bởi vậy phải khai thác những mặt tích cực trong tự nhiên,
khắc phục những mặt hạn chế có như thế mới hình thành một cơ cấu kinh tế
nông nghiệp hợp lý trong các vùng, các quốc gia trên thế giới.

1.2.2. Nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - xã hội
Có nhiều yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng lớn tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trong đó phải kể đến nhân tố cơ bản sau: Thị trường, hệ thống chính
sách, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động
Hệ thống chính sách : Nếu chỉ dưới tác động của thị trường thì cơ cấu
kinh tế nông nghiệp hình thành và vận động một cách tự phát, không tránh
khỏi những rủi ro lãng phí của các nguồn lực. Với chức năng của mình nhà
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
13
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
nước phải ban hành các chính sách kinh tế đồng bộ cùng với các công cụ quản
lý khác để thúc đẩy việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
theo hướng có lợi nhất phù hợp với mục tiêu và phương hướng đã định ra.
Chức năng chủ yếu của kinh tế vĩ mô là tạo động lực kinh tế mà cốt lõi
là lợi ích kinh tế cá nhân từ đó tiến hành hoạt động kinh tế phù hợp với định
hướng của nhà nước vào nền kinh tế thị trường trên cơ sở bản đảm các yếu tố
thị trường phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực nhằm mục đích tạo
điều kiện cho nền kinh tế thị trường tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định.
Cơ sở hạ tầng : Là nhân tố quan trọng trong sự hình thành cơ cấu kinh
tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Khu vực nào có
cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì sự chuyển dịch diễn ra nhanh chóng, hệ thống
đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng thuận lợi cho công việc sản
xuất, vận chuyển tiêu thụ sản phẩm, hệ thống tưới tiêu được chủ động không
gây ảnh hưởng đến sản xuất, hệ thống thông tin liên lạc kịp thời, thường
xuyên sẽ giúp nông dân nắm bắt các yêu cầu của thị trường.
Nguồn lao động: Mọi quá trình sản xuất chung quy lại bao gồm ba thành
phần cơ bản: Đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động của con người
trong đó con người bằng hoạt động của mình sáng chế và sử dụng tư liệu lao
động tác động đối tượng lao động nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tiêu dùng cho

mình và cho xã hội.
Lao động và trình độ của người lao động, người quản lý cũng là nhân tố
ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Với những vùng có
mật độ dân số đông, lao động dư thừa, song lại có trình độ khác nhau thì mục
tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiêp phải gắn liền với giải quyết
công ăn việc làm, sử dụng hợp lý nguồn lao động thông qua việc khuyến
khích người dân vay vốn để mở rộng sản xuất, khôi phục các ngành nghề
truyển thống có giá trị kinh tế cao.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
14
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
Thị trường: Là lĩnh vực trao đổi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ theo một
giá cả nhất định và tại thời điểm nhất định thực hiện giá trị của sản phẩm.
Thông qua thị trường, người sản xuất sẽ trả lời câu hỏi: Sản xuất cái gì? sản
xuất cho ai? Và sản xuất như thề nào? Nghĩa là chỉ sản xuất những gì thị
trường cần. Thị trường điều tiết sản xuất, người sản xuất nói chung và sản
xuất nông nghiệp nói riêng phải lựa chọn bố trí những cây trồng, vật nuôi sao
cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2.3. Nhóm nhân tố về tổ chức sản xuất và kỹ thuật
Nhóm nhân tố tổ chức kỹ thuật bao gồm : Các hình thức tổ chức sản
xuất, sự phát triển khoa học công nghệ và việc áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất…
Sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông thôn được giải quyết
định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ kinh thể kinh tế trong nông thôn
là cơ sở của sự hình thành và phát triển của ngành kinh tế, các vùng kinh tế
tồn tại và hoạt động thông qua các hình thức tổ chức sản xuất trong nông thôn
với các quy mô tương ứng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
tới sự hình thành và biến đổi kinh tế. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão
của khoa học công nghệ, thì việc ứng dụng các thành tựu của nó vào đời sống
và sản xuất ngày càng nhiều và hiệu quả, nhất là công nghệ sinh học đưa

giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Thay thế dần lao
động thủ công bằng lao động máy móc, giải phóng sức lao động, tăng năng
suất lao động và hiệu quả kinh tế. Tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng
của nó vào sản xuất một mặt xuất hiện nhiều nhu cầu mới, tác động đến thay
đổi về số lượng, tăng mức nhu cầu của ngành này hay ngành khác. Làm thay
đổi tốc độ phát triển và thay đổi mối tương quan tốc độ phát triển giữa các
ngành. Mặt khác, nó tạo khả năng mở rộng ngành nghề và tăng trưởng các
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
15
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
ngành sản xuất chuyên môn hoá cao và phát triển các ngành đòi hỏi có trình
độ công nghệ cao.
1.3. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở trong và ngoài
nước và kinh nghiệm đối với huyện Lập Thạch
1.3.1. Tình hình trong nước
+ Với huyện Từ Liêm – Hà Nội
Từ Liêm là một huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội với tổng diện
tích đất tự nhiên của huyện là 7.515 ha. Trong đó có 4.127 ha đất nông
nghiệp, chất lượng tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng. Thời tiết khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nhiều mưa. Cơ cấu giá trị ngành chuyển dịch theo
hướng tích cực, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 76,5% ( năm 1990) xuống
còn 72,25% ( năm 2000), ngành chăn nuôi và thuỷ sản có xu hướng tăng lên.
Những năm qua nông nghiệp đã từng bước áp dụng khoa học công nghệ tiến
tiến, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, xuất hiện nhiều mô hình sản
xuất trang trại. Giái trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất nông nghiệp ngày
càng cao từ 48,5 triệu đồng ( năm 1990) lên 53,6 triệu đồng (năm 2000).
Ngành trồng trọt phát triển theo hướng xây dựng vành đai các loại cây thực
phẩm, cây cảnh trở thành một lĩnh vực sản xuất quan trọng của huyện. Tỷ
trọng giá trị nhóm cây hoa tăng rất mạnh, năm 1990 tỷ trọng chiếm 33%, năm
2000 đã là 44,2% đạt 26.875 triệu đồng chiếm 48,43 giá trị hoa toàn thành

phố.
** Kinh nghiệm mà huyện rút ra được từ tình hình thực tế của huyện
Từ Liên – Hà Nội
Huyện Từ Liêm đã chủ động đầu tư để hướng sản xuất mang tính hàng
hoá cao, tích cực khuyến khích để hình thành nhiều trang trại lớn, vừa và nhỏ.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
16
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
Mục đích của việc hình thành trang trại này là khuyến khích người dân tập
trung đầu tư sản xuất để nâng cao tỷ suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị
trường thông qua các cơ chế chính sách để hỗ trợ người dân về vốn, khoa học,
các giống cây con mới, Bên cạnh đó huyện đã khuyến khích nhiều cách
thức sản xuất mới có giá trị kinh tế cao như việc chuyển đổi diện tích trồng
hoa màu sang trồng hoa với giá trị kinh tế cao hơn. Đó là những hướng đi
đúng và bước đầu đã thu được nhiều kết quả đáng khen ngợi
1.3.2. Tình hình nước ngoài
+ Với Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn có nhiều điểm tương đồng với nước ta,
đang dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan
điểm thông suốt của Trung Quốc là coi trọng nông nghiệp trền cơ sở khai thác
các lợi thế so sánh, coi sản xuất lương thực là cơ sở của nông nghiệp. Hướng
nền sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trung Quốc luôn đặt lương thực
lên vị trí hàng đầu và tập trung bảo đảm mọi mặt cho sản xuất nông nghiệp
phát triển như: thuỷ lợi, giống, cơ sở hạ tầng nông thôn… Đây là điểm cơ bản
trong chính sách đối với sản xuất nông nghiệp mà Trung Quốc đã thực hiện
trong thời gian qua.
+ Với Thái Lan
Thái Lan là một nước đất đai rộng màu mỡ, khí hậu nhiệt đới thích hợp
với sự phát triển các loại cây trồng. Thái Lan còn có cả đồng bằng châu thổ

rộng lớn thích hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản và cả cao nguyên,
vùng núi phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả. Trước năm 1970 hệ canh tác
hai vụ một năm ( 1 vụ lúa nước, 1 vụ màu hoặc lúa cạn) là phổ biến. Đến năm
1971 vấn đề tăng vụ được nông dân áp dụng một cách mạnh mẽ, tỷ lệ diện
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
17
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
tích trồng 3 vụ trong năm tăng nhanh, chiếm tới 68% và đến năm 1973 là
85%. Phát huy thế mạnh sẵn có, Thái Lan phát triển mạnh sản xuất trồng trọt
và xuất khẩu thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, giảm bớt rủi ro trên
thị trường. Hiện nay Thái Lan đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đứng
đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su, tôm sú, đứng thứ 3 về xuất khẩu đường.
** Kinh nghiệm mà huyện rút ra được từ tình hình thực tế của
Trung Quốc và Thái Lan
Từ những thành công mà Trung Quốc và Thái Lan đạt được cho thấy
Trung Quốc và Thái Lan luôn coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm vừa giảm bớt rủi ro vừa tạo
ra nhiều mặt hàng nông sản cung cấp trên thị trường. Để quá trình sản xuất
hàng hoá theo nhu cầu của thị trường thì cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ suất hàng hoá, hình thành nhiều vùng
chuyên môn và chuyên canh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng,
từng khu vực. Cùng với nó là đầu tư về cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ,
tích cực áp dụng và chuyển giao công nghệ mới, giống mới có năng suất cao,
… để tăng nhanh sản lượng nông nghiệp từ đó nâng cao giá trị sản xuất nông
nghiệp trên mỗi đơn vị diện tích. Hướng đi đó đã thu được rất nhiều kết quả
và là bài học lớn cho các nước như Việt Nam nói chung và huyện Lập Thạch
nói riêng
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
18
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD

Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện có
ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý của huyện
Lập thạch là huyện miền núi nằm ở phái tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc trung
tâm huyện lỵ là thị trấn Lập Thạch cách thị xã Vĩnh Yên 20 km về phí tây
bắc. Huyện có 36 xã và một thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là
32.307,17 ha.
Huyện Lập Thạch nằm trong toạ độ địa lý 105
0
30’- 105
0
45’ kinh độ
đông và 21
0
10’ – 21
0
30’ vĩ độ bắc. Địa giới hành chính của huyện bao gồm:
- Phía đông giáp với huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương
- Phía tây giáp với tỉnh Phú Thọ
- Phía nam giáp với huyện Vĩnh Tường
- Phía bắc giáp với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang
Với vị trí đó Lập Thạch có thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp là:
** Thuận lợi:
- Có vị trí địa lý nằm ở phía bắc của tỉnh, tiếp giáp với 2 tỉnh là Tuyên
Quang và Phú Thọ rất phát triển có nhiều lợi thế trong việc trao đổi hàng hóa
nông sản, thực phẩm của huyện sang 2 tỉnh đó.

- Huyện có địa giới hành chính rộng, diện tích đất nông nghiệp lớn là
điều kiện để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
19
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
** Khó khăn :
- Là một huyện miền núi, có diện tích đất lớn nhưng trình độ thâm canh
còn thấp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn sẽ gặp nhiều khó
khăn vì người dân canh tác vẫn theo thói quen là chính, chưa có ý thức được
tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa
- Giao thông liên lạc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của
huyện, việc vận chuyển hàng hóa sang các tỉnh, huyện khác chi phí vẫn còn
cao.
2.1.1.2. Địa hình và đất đai thổ nhưỡng
+ Địa Hình : Địa hình huyện Lập Thạch thấp dần từ tây bắc xuống đông
nam, phía bắc có hai dãy núi án ngữ là dãy núi Tam Đảo và dãy núi Sáng
Sơn. ba phía Tây, Nam và Đông có 2 con sông bao bọc là Sông Lô và Sông
Phó Đáy. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 85 m, nơi cao nhất là
958,6 m, thấp nhất là 9,2 m. Có nhiều Đồi Núi nhấp nhô tạo thành sự chia cắt
phức tạp, hình thành nhiều khe suối.
Chia làm 3 vùng chính :
- Vùng đồi núi phía bắc gồm 12 xã miền núi ( Vân Trục, Lãng Công,
Quang Yên, Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hải lựu, Hợp Lý, Bắc Bình, Bạch Lưu,
Xuân Hoà, Đồng Quế, Nhân Đạo ) có diện tích là 14594,48 ha, chiếm 45,17%
diện tích đất tự nhiên của huyện. Địa hình phức tạp, núi cao dốc( Núi Sáng
Sơn, núi Ngang và sường phía nam của dãy núi Tam Đảo)
- Vùng trũng giữa huyện gồm 9 xã ( Yên Thạch, Đồng Tĩnh, Tử Du,
Xuân Lôi, Tiên Lữ, Văn Quán, Nhạo Sơn, Tân Lập và thị trấn Lậo Thạch ) có
diện tích 6396,15 ha chiếm 19,79 % diện tích tự nhiên của huyện. Đây là
vùng đồi xen kẽ ruộng bậc thang và những cánh đồng nhỏ hẹp, địa hình nhấp

nhô gợi sóng.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
20
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
- Vùng đồng bằng ven sông Phó Đáy và ven sông Lô bao gồm 15 xã
( Triệu Đề, Đình Chu, Đồng Ích, Bàn Giản, Liên Hoà, Thái Hoà, Liễn Sơn,
Tam Sơn, Đôn Nhân, Phương Khoan, Như Thụy, Yên Tử, Đức Bác, Cao
Phong, Sơn Đông ) có tổng diện tích tự nhiên là 11316,54 ha chiếm 35,04 %
+ Đất đai thổ nhưỡng: Đất đai chủ yếu là đất rừng và đất đồi có thành
phần cơ giới, kết cấu tốt, tầng đất dày trung bình 60-80 km. Vùng đất phía tây
do bị rửa trôi, xoá mòn theo thời gian nay đã bắt đầu kết vón và đá ong hoá.
Đồng ruộng có địa hình phức tạp và manh mún, nhìn chung thích hợp với
trồng lúa, các xã ở đất giữa có độ phì tốt hơn các xã khác.
BIỂU 1 : TÌNH HÌNH PHÂN BỔ ĐẤT ĐẠI CỦA HUYỆN LẬP THẠCH NĂM 2006
Lọai đất ĐVT Diện tích Cơ cấu (%)
Tổng DT đất tự nhiên ha 32307,17 100,00
1. Đất nông nghiệp
- Đất SX NN
- Đất LN
- Đất TS
ha 23370,54
13848,30
8362,54
1159,70
72,34
42,86
25,88
3,60
2. Đất phi nông nghiệp
- Đất chuyên dùng

- Đất ở
- Đất khác
ha 5008,57
3919,50
869,04
220,03
15,49
12,13
2,68
0,68
3. Đất chưa sử dụng ha 3928,06 12,17
Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch
Như ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên là 32307,17 ha trong đó đất nông
nghiệp là 23370,54 ha chiếm 72,34 % diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp
là 5008,57 ha chiếm 15,49 %. Đất chưa sử dụng là 3928,06 ha chiếm 12,17 %
diện tích đất tự nhiên.
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
21
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
- Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 23370,54 ha chiếm 72,34%,
trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 13848,30 ha chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu đất nông nghiệp là 42,86 %. Diện tích đất lâm nghiệp là 8362,54
ha chiếm 25,88%. Đất thủy sản chỉ có 1159,7 ha chiếm 3,60% đất tự nhiên
- Đất phi nông nghiệp là 5008,57 ha chiếm 15,49% diện tích đất tự
nhiên, trong đó đất chuyên dùng là 3919,50 ha chiếm 13,13%. Đất ở là 869,04
ha chiếm 2,68% diện tích đất tự nhiên, đất chưa sử dụng vào mục đích khác là
220,03 ha chiếm 0,68% đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng là 3920,06 ha chiếm 12,17% diện tích đất tự nhiên.
Với địa hình và đất đai thổ nhưỡng như vậy huyện Lập Thạch có những
thuận lợi và khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là:

** Thuận lợi:
- Do có 2 con sông bao bọc nên thuận lợi cho việc cung cấp nước cho sản
xuất nông nghiệp, thủy sản, …
- Địa hình gồm 3 vùng rõ rệt là vùng đồi núi, vùng trũng, vùng đồng bằng là
điều kiện thuận lợi cho quá trình tập trung sản xuất hàng hóa theo từng vùng,
từng loại cây trồng khác nhau.
- Đất có thành phần cơ giới và kết cấu tốt là nhân tố quyết định đến đa dạng
hóa cây trồng, tạo điều kiện tăng năng suất cây trồng
** Khó khăn
- Ruộng đất bậc thang dễ bị rửa trôi, khô hạn vào mùa đông, ngập úng vào
mùa mưa ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng
- Ruộng đất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ khả năng áp dụng khoa học công nghệ
vào sản xuất là khó khăn
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
22
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
- Người dân vẫn còn chậm trong việc dồn điền đổi thửa, thiếu tính quy hoạch
nên việc sản xuất không theo định hướng dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu
sản phẩm cung cấp trên thị trường
2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Lập Thạch nằm ở vùng tiếp giáp đông bắc và tây nam nên có khí hậu
nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều mưa vào mùa hè và khô hanh vào mùa
đông. Một năm có 4 mùa rõ rệt là Xuân - Hạ -Thu- Đông.
BIỂU 2 : NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM VÀ LƯỢNG MƯA CỦA HUYỆN LẬP THẠCH
Tháng
Chỉ tiêu
Đ
V
T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt Độ
o
c
11
–19
15
-23
18
-26
20
-28
22
-30
26
-36
32
-40
33
-41
24
-32
19
-27
09
-17
05
-13
Độ Ẩm
%
80 79 82 87 86 86 85 84 83 82 82 80

Lượng
Mưa
m
m
13 120 170 1190 1578 3250 3420 3540 3409 2505 243 8,4
Nguồn : Phòng KT huyện Lập Thạch
Theo biểu ta thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23
o
c – 24
o
c. Nhiệt độ cao nhất vào
tháng 6, 7, 8 và lạnh nhất vào tháng 11, 12. Nhiệt độ cao nhất là 41
o
c và thấp
nhất là 5
o
c
- Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 83% cao nhất vào tháng 4
với( 87% ) thấp nhất vào tháng 2 với (79%)
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
23
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
- Lượng mưa giao động hàng năm là 1500 -1800 mm, thường phân bố
không đều giữa các tháng. Thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8 tháng cao
nhất là 3540 mm ( tháng 8), thấp nhất vào tháng 12 là ( 8,4 mm ).
- Có 2 hướng gió chính thổi vào địa bàn huyện là Đông Nam thổi từ
tháng 4 đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau. Thường kéo theo không khi là ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và đời sống của nhân dân trong huyện.

Thời tiết khí hậu của huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc thích hợp với một số
loại cây trồng, vật nuôi cho phép phát triển nông nghiệp bề vững đa dạng các
loại cây trồng. Tuy nhiên vào mùa mưa lũ tập trung thường gây ra úng ngập ở
các vùng trũng, vào mùa khô thì không có nước ở các vùng đồi cao. Những
năm gần đây thời tiết thường diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu tới
nông nghiệp và đời sống nhân dân.
Với khí hậu và thời tiết như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là :
** Thuận Lợi :
- Có lượng mưa nhiều là điều kiện để cây trồng có thể sinh trưởng và phát
triển tốt, nhất là vào tháng 6,7,8 trong năm
- Có 4 mùa rõ rệt trong năm là điều kiện để người dân sản xuất các loại rau
phục vụ vào mùa đông, tạo điều kiện để sản xuất rau sạch cung cấp cho địa
bàn trong và ngoài huyện
- Nhiệt độ trung bình từ 23- 24
o
c là điều kiện để bản đảm cho việc chuyển
dịch cơ cấu cây trồng đạt kết quả cao vì ở nhiệt độ đó thì cây trồng có điều
kiện sinh trưởng và phát triển tốt.
** Khó khăn :
- Do lưu lượng nước lớn nên vào mùa mưa thường dễ xảy ra ngập úng cục bộ
gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
24
Chuyên đề thực tập Trường Đại Học KTQD
- Trên địa bàn luôn luôn có 2 hướng gió thôi vào nên dễ tàn phá hoa màu của
nông nghiệp
2.1.1.4. Nguồn nước
Nguồn nước của huyện chịu ảnh hưởng chủ yếu của 2 con sông là :
Sông phó đáy và Sông Lô. Đây là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sản xuất

toàn huyện nhưng hiện nay lưu lượng của hai con sông này có xu hướng giảm
xuống do thời tiết thay đổi theo chiều hướng xấu.
- Sông Phó Đáy : Nằm ở phía đông của huyện chảy từ Quang Yên phía
bắc của huyện gặp Sông Lô ở Sơn Đông tổng chiều dài là 42.5 km, Có lưu
lượng nước la 23.63 m
3
/s, là nguồn nước tưới tiều cho các xã phái nam của
huyện. Vào mùa mưa nước sông dâng cao gây ngập úng cho các xã có con
sông chảy qua. Mùa khô sông không đủ nước cung cấp cho nông nghiệp và
sinh hoạt của dân cư.
- Sông Lô : Chảy từ phía Bắc xuống phía Nam là danh giới tự nhiên với
tỉnh Phú Thọ, chảy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài là 28,5 km với lượng
nước bình quân vào khoảng 1767 m
3
/s. Lưu lượng lớn nhất vào mùa mưa lên
tới 6720m
3
/s. Mực nước cao nhất là 21,28m, mực nước thấp nhất là 11,45m,
mực nước trung bình hàng năm là 13,45m so với mực nước biển. Sông Lô là
nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
- Một số hồ nhỏ khác như : Hồ Vân Trục, Hồ Bò Lạc, Hồ Suối Sải và
nhiều hồ khác ở ven núi. Các hồ này do diện tích hồ không lớn và lượng nước
không nhiều nên chỉ cung cấp cho một số xã hoặc một khu vực nhất định và
thường không có đủ lượng nước vì lượng mưa trong những năm gần đây
không nhiều.
Với nguồn nước như vậy huyện có những thuận lợi và khó khăn trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là:
Hà Vương Dũng Khoa : KTNN&PTNT – 46 A
25

×