Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 45 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.62 KB, 19 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là t ương lai c ủa c ả dân t ộc,
việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ khơng phải chỉ là trách nhiệm c ủa m ọi
người và của toàn xă hội và của cả nhân loại . Trẻ em phải được chăm sóc
trong điều kiện tốt nhất. Một đứa trẻ khỏe mạnh, tức là trẻ phát tri ển
toàn diện cả về tinh thần và thể chất. Trẻ có thể điều khiển được mọi
hoạt động của bản thân và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Độ tuổi mầm non là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, th ời
điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, b ắt đ ầu
nghe, nhìn và vận động bằng đội chân, đơi tay của mình.... t ất c ả nh ững c ử
chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu. Chăm sóc giáo dục tr ẻ
em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là m ột việc làm h ết
sức cần thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào
tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất
nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đ ường
đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc. Trẻ em hôm nay
là thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo v ệ,
được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì th ế giáo dục
con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quy ền lợi, vừa là nghĩa v ụ c ủa m ỗi
con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non trong đó có giáo dục th ể ch ất cho
trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với các giáo viên mầm non.
Các hoạt động tập luyện ngoài việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng v ận
động

còn

giúp trẻ có sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hịa. Các hoạt động
thể chất khơng chỉ giúp trẻ phát triển thể lực sức khỏe tốt mà còn giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận th ức. Qua các hình th ức vận đ ộng


trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế gi ới xung quanh, nh ờ v ậy mà
1


vốn kiến thức của trẻ tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của
vận động cũng giúp trẻ rèn kĩ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì và
cẩn thận. Trong quá trình tham gia các hoạt động th ể chất trẻ còn đ ược
phát triển thêm về mặt tình cảm- xã hội và thẩm mĩ. Trẻ đ ược thỏa mãn
nhu cầu vận động, giúp trẻ có thể lực, sức khỏe tốt, tạo cho tr ẻ tinh th ần
sảng khối, vui vẻ, giúp trẻ có mối quan hệ tốt với cô giáo, bạn bè. Nh ững
bài tập vận động có kết hợp âm nhạc giúp trẻ cảm nhận đ ược nh ịp điệu,
thể hiện được tốt hơn các động tác, nhất là các hoạt động phát triển các c ử
động bàn tay, ngón tay thơng qua hoạt động nghệ thuật, tạo hình.
Là một giáo viên mầm non, tơi đã có nhận thức sâu sắc về tầm quan
trọng của việc giáo dục phát triển vận động đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ. Năm học 2019-2020, được phân công chủ nhiệm lớp mẫu
giáo 4-5 tuổi, qua đánh giá sơ bộ về tính tích cực vận động của trẻ tơi th ấy
khá nhiều trẻ cịn chưa đạt được những yêu cầu cơ bản trong việc vận
động. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao
tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu thực trạng tính tích cực v ận động của trẻ m ẫu
giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Minh Hợp, huy ện Quỳ H ợp, tỉnh Ngh ệ
an.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận cho trẻ m ẫu
giáo 4-5 tuổi và đưa vào áp dụng thực tế.
- Đánh giá kết quả thực hiện và hiệu quả của các biện pháp.
+ Mục tiêu của đề tài là chỉ ra một số biện pháp giúp trẻ tích cực v ận
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tập trung nghiên cứu một số biện pháp

giúp

trẻ

nâng cao tính tích cực vận động.

2


- Phạm vi nghiên cứu: Là học sinh mẫu giáo 4-5 tuổi tại tr ường mầm
non Minh Hợp.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài tôi sử dụng các phương pháp nghiên c ứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nhóm phương pháp trực quan.
- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp thống kê.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý luận
Điều 22 – Luật giáo dục, 2005 đã nêu rõ “Nh ững năm đầu đ ời là giai
đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người, đặc biệt là giai đo ạn não
bộ phát triển và hồn thiện. Chính vì vậy , mục tiêu giáo dục mầm non là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thánh
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào l ớp m ột”,
trong các yêu cầu trẻ mẫu giáo phải đạt được thì một nội dung l ớn có đ ề
xuất tới phát triển thể chất của trẻ:
– Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân n ặng và chiều cao
nằm trong kênh A.
– Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư

thế.
– Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; v ận đ ộng nh ịp
nhàng, biết định hướng trong không gian.
– Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.
– Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn s ức khỏe, vệ sinh cá
nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.
Như vậy, vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ
thể đang phát triển như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ th ể trẻ
3


đã được các nhà khoa học khẳng định ngay từ thế k ỉ XVIII: “C ơ th ể không
vận động giống như nước trong ao tù”, “ Nguyên nhân chậm phát tri ển của
cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa học đã ch ứng minh
được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp và
chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần
hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng
lượng cơ thể tăng nhanh.
Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với s ự phát tri ển c ủa c ơ
thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Trẻ 45 tuổi, cơ thể trẻ lớn lên khỏe mạnh hơn, hệ thần kinh trung ương phát
triển, quá trình hưng phấn và ức chế cân bằng hơn, mơi trường sống m ở
rộng hơn, có nhiều thử thách mới giúp trẻ phát triển tốt kĩ năng v ận đ ộng.
Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục th ể chất cho tr ẻ c ần
được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng
hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất.
Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục th ể ch ất cho
trẻ em đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi cần được tiến hành một cách mạnh mẽ,
toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã h ội, tạo đi ều ki ện cho
trẻ phát triển tốt nhất.
1.2. Cơ sở thực tiễn

Trường mầm non Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ an đ ược
thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2006, sau h ơn 13 phát tri ển tồn
trường có 3 nhóm trẻ và 9 lớp mẫu giáo. Trong đó, Tr ường có 2 đi ểm 12
nhóm, lớp đặt tại xóm Minh Hồng và xóm Minh Cầu. Từ khi đi vào hoạt
động cho tới nay Nhà trường đã đạt nhiều thành tích xuất sắc chất lượng
giáo dục không ngừng được nâng cao. Trong các n ội dung giáo d ục thì giáo
dục thể chất là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo d ục m ầm
non và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nên đ ược các
trường quan tâm, lưu ý.
4


Lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Minh Hợp năm học 20192020 có tổng số học sinh , trong đó:
- Học sinh nữ:
+ Học sinh nam:
+ Học sinh đi học từ lớp nhà trẻ:
+ Học sinh phát triển bình thường về thể chất:
+ Học sinh bị suy dinh dưỡng – thấp cịi:
Từ tình hình trên cho thấy, để đạt được những yêu cầu về phát triển
thể chất cho trẻ thì bản thân giáo viên dạy trẻ cần giúp trẻ phát huy tính
tích cực vận động khi tham gia học tập.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều
kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong l ớp đ ể d ạy tr ẻ
tốt hơn.
- Được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu về lịch trình và kế hoạch tổ
chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,….
- Phịng học rộng rãi, có nhiều phịng hợp lý nên vi ệc t ổ ch ức gi ảng
dạy và tổ chức các hoat động cho trẻ cũng dễ dàng.

- Lớp có 2 giáo viên đạt trình độ chuẩn, trong đó bản thân tơi là m ột
giáo
viên có trình độ trên chuẩn, được đào tạo bài bản. Bản thân tơi ln có tâm
huyết với nghề, ln có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, u ngh ề m ến
trẻ, luôn quan sát nắm bắt đặc điểm phát triển thể chất, đặc điểm tâm
sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp.
- Sĩ số học sinh trong lớp đủ theo quy định.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo d ục
trẻ.và tổ chức các hoạt động.
- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoat động của lớp.
2.2 Khó khăn

5


Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân tơi cũng đã g ặp khơng ít
những
khó khăn khi thực hiện đề tài đó là:
- Cơ sở vật chất nhà trường mới chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong
chăm sóc và giáo dục trẻ
- 100% phụ huynh học sinh làm nghề nơng và cơng nhân, trình đ ộ
học vấn thấp, kinh tế cịn nhiều khó khăn nên khơng có đi ều kiện quan
tâm chăm sóc con cái, trong lớp có nhiều trẻ bị suy dinh d ưỡng, th ấp còi.
- Đầu năm học, qua khảo sát về tính tích cực v ận động cho tr ẻ t ại
lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
St
t
1
2
3

4
5

(Tổng số trẻ trong lớp 30 trẻ) đ ược kết quả sau:

Nội dung khảo sát
Trẻ mạnh dạn tự tin
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt

Số trẻ đạt
17

Tỷ

lệ Ghi chú

(%)
56.7

19
63.3
động giáo dục thể chất
Trẻ hiểu được nội dung bài học
22
73.3
Kỹ năng vận động thô tốt
23
76.6
Kỹ năng vận động tinh tốt
14

46.7
Như vậy, có thể đánh giá khả năng vận động và tính tích cực tham gia

vận động của trẻ cịn nhiều hạn chế. Từ thực tế trên cho th ấy giáo viên
cần phải có những biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tích cực tham gia
vận động.
3. Một số biện pháp nâng cao tính tích cực cho trẻ m ẫu giáo 4-5
tuổi ở trường mầm non
3.1 Biện pháp 1: Giáo viên hiểu được sự phát triển thể chất và
khả năng vận động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Mỗi một lứa tuổi trẻ có sự phát triển riêng biệt, khơng chỉ về trí tuệ,
cảm xúc, ngơn ngữ, kỹ năng xã hội mà m ột m ặt r ất quan tr ọng đó là th ể
chất. Bản thân là một giáo viên mầm non, cần ph ải nắm đ ược s ự phát
triển thể chất của trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi.
6


Khi xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục cho trẻ, ở lĩnh vực phát
triển thể chất, giáo viên hiểu được sự phát triển tâm sinh lý c ủa trẻ, căn c ứ
vào các mục tiêu chung được để ra, dựa vào tình hình th ực tế của tr ẻ t ại
địa phương mới có thể xây dựng được nội dung phù h ợp nh ất đối v ới trẻ.
Thực tế, trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi có thể thực hiện các kỹ năng vận động
thô và vận động tinh như sau:
- Phát triển vận động thô:
+ Đứng vững trên một chân ít nhất 10 giây
+ Có thể chạy nhảy và nhào lộn
+ Cịn có thể leo trèo
+ Có khả năng nhảy thành thạo
- Phát triển kỹ năng vận động tinh:
+ Vẽ được các hình tam giác và các loại hình học khác

+ Vẽ con người với nhiều chi tiết bộ phận nhỏ
+ Viết được vài chữ cái
+ Mặc và cởi quần áo mà không cần bố mẹ giúp đỡ
+ Sử dụng thành thạo thìa, nĩa và (thỉnh thoảng) cịn dùng đ ược dao
không quá bén
+ Thường xuyên nhận thức được nhu cầu đi vệ sinh của bản thân
Tuy nhiên, như đã nói ở trên mỗi đứa trẻ có sự phát triển riêng bi ệt
và mỗi vùng miền có những đặc thù nên bản thân giáo viên khi tham gia
xây dựng và áp dụng các hình thức cho trẻ vận động ph ải l ựa ch ọn n ội
dung phù hợp.
3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch cho tổ chức cho trẻ vận
động và thực hiện đúng giờ các hoạt động
Để tổ chức các hoạt động giúp trẻ tích cực vận động thì giáo viên
phải xây dựng kế hoạch có nội dung phù hợp với lứa tuổi c ủa trẻ, th ể ch ất
của trẻ và phải căn cứ vào mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch xây d ựng ph ải
tương ứng với chủ đề thực hiện trong năm học, các nội dung đ ưa ra cũng
7


phải nêu rõ, trong quá trình thực hiện vận động trẻ c ần đ ạt đ ược nh ững
yêu cầu gì, khuyến khích trẻ có thể nâng cao các vận động nào.
Cụ thể, dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn
cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào th ời gian/
thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học;
Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế
hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác đ ịnh độ khó của t ừng
bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù h ợp đi
từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển nh ững vận đ ộng trẻ đã bi ết,
đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao h ơn. Nội dung trong
chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo m ức độ

tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù
hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ ch ức
rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
Ví dụ: Kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất “Chủ đề
nghề nghiệp” lớp mẫu giáo 4-5 tuổi:
St
t
1

Mục tiêu

Nội dung

Hoạt

MT1: Thực hiện đúng,

- Hơ hấp: Hít vào, thở ra

động
- Thể dục

đầy đủ, nhịp nhàng các

- Tay:

sáng

động tác trong bài thể


+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước,

dục theo hiệu lệnh.

sang 2 bên
+ Co và duỗi tay, vỗ 2 tay vào nhau
- Lưng, bụng, lườn:
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra
sau.
+ Quay sang trái, sang phải.
+ Nghiêng người sang trái, sang
phải.
8


- Chân:
+ Nhún chân
+ Ngồi xổm, đứng lên, bật tại chỗ.
+ Đứng, lần lượt từng chân co cao
đầu gối.
+ Đi, chạy thay đổi tốc độ theo

2

MT4: Thể hiện nhanh

hiệu lệnh

,mạnh khéo trong các bài


+ Chạy theo đường dích dắc.

-

tập tổng hợp

+ Ném xa bằng 1 tay, 2 tay.

động học

Hoạt

+ Ném trúng đích thẳng , nằm

3

MT5: Phối hợp tay mắt
trong các vận động.

ngang
+ Chuyền bắt bóng qua đầu, qua chân.
+ Nhận biết dạng chế biến đơn

Hoạt

động học

giản của một số thực phẩm, món
ăn, rau có thể luộc, nấu canh;
4


MT8: Nói được tên một

thịt có thể luộc, rán, kho; gạo nấu

số món ăn hàng ngày và

cơm, nấu cháo...

dạng chế biến đơn giản

- Ăn trưa

+ Các món ăn quen thuộc ở
trường mầm non
+ Các món ăn trong ngày ở gia

5

MT9: Thực hiện được

đình
+ Rèn luyện thao tác rửa tay bằng

một số việc khi được

xà phòng.

nhắc nhở


+ Tập đánh răng, lau mặt.

- Ăn trưa

+ Biết thay quần áo gọn gàng
+ Biết bưng bát, cầm thìa xúc ăn
gọn gàng, khơng rơi vãi, đổ thức
ăn
+ Biết mời cô, mời người lớn, mời
9


bạn trước khi ăn; ăn từ tốn, nhai

MT18: Không đi theo,
6

nhận quà của người lạ
khi chưa được người lớn
cho phép

kĩ.
+ Không đi theo người lạ ra khỏi
nhà, trường, lớp khi chưa được
cô giáo, người lớn cho phép.
+ Biết và không nhận quà của

-

Hoạt


động mọi
lúc

mọi

nơi
người lạ cho.
Sau khi xây dựng kế hoạch vận động cho trẻ và được Ban Giám hiệu

phê duyệt tôi tiến hành cho trẻ thực hiện các hoạt động đúng theo th ời
gian đã xây dựng hàng ngày như: Thể dục buổi sáng, hoạt động h ọc, ho ạt
động góc, các giờ ăn và các hoạt động khác.
Hàng ngày, đúng 8h00 sáng, tôi tổ chức cho trẻ thể dục buổi sáng.
Thể dục buổi sáng có hai hình thức, tham gia th ể dục chung toàn tr ường
vào các ngày thứ 2 và thứ 4, thể dục tại lớp. Tôi tổ ch ức cho trẻ th ực hi ện
thể dục buổi sáng thường xuyên bởi ai cũng biết tác dụng của thể dục
buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và s ức
khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Buổi sáng ngay sau
khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả
ngày. Thời gian tập khoảng 10 – 15 phút. Để tăng s ự h ứng thú cho tr ẻ tôi
thường cho trẻ tập thể dục kết hợp với các dụng cụ nh ư: Gậy, n ơ, vòng…
khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đ ầu, vai, mông và
đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai th ả đ ều, không lên
gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả
khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập
phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ th ể lực c ủa tr ẻ.
Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn ch ỉ nên lặp l ại 2- 3 l ần, còn
động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên t ừ 4- 6 l ần. Ch ọn đ ộng
tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy đ ịnh. Tr ước h ết đ ộng

tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác đ ộng hoàn
10


thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư th ế đúng, gây
sự hoạt động tích cực của các cơ quan hơ hấp, tuần hồn, các nhóm c ơ…
Hình ảnh 1: Trẻ tập thể dục buổi sáng
Trong hoạt động học (Hoạt động giáo dục thể ch ất) trước khi tiến
hành tôi xây dựng kế hoạch cụ thể tương ứng với nội dung cụ th ể nh ư:
+ Nội dung đề tài là gì?
+ Mục đích u cầu của đề tài.
+ Với đề tài này cần phải chuẩn bị những gì?
+ Sử dụng phương pháp, biện pháp nào phù hợp để tiến hành.
+ Khi tổ chức cho trẻ luyện tập cần lựa chọn vị trí phù h ợp để bao
quát trẻ được tốt trong quá trình luyện tập.
+ Với những bài tập cần làm mẫu thì phải làm mẫu thật chính xác và
đúng động tác…
Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ vận động giáo viên cần chú ý đ ến
sức khỏe của trẻ, không để trẻ phải vận động quá sức, cần l ựa ch ọn bài
tập phù hợp, vừa sức theo từng độ tuổi. Phải nắm vững đặc đi ểm từng
trẻ, chú ý đặc điểm cá biệt của trẻ. Cần hướng dẫn trẻ luy ện tập m ột cách
có khoa học, lợi dụng các điều kiện thiên nhiên sẵn có ở đ ịa ph ương đ ể
luyện tập cho trẻ, phòng tránh chấn thương cho trẻ.
3.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường giúp trẻ tích cực vận
động
Chúng ta đều biết xây dựng mơi trường giúp trẻ tích cực vận động là
việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ luyện tập có thể tạo ra các tình hu ống,
phương án, phức tạp hóa điều kiện thực hiện các bài tập th ể d ục khác
nhau, giúp trẻ có sự nhận thức rõ ràng về vận động, về phương pháp th ực
hiện với các đồ dùng, dụng cụ luyện tập. Các d ụng c ụ luy ện t ập th ể d ục

giúp nâng cao hứng thú thực hiện các nhiệm vụ vận động trong nh ững
điều kiện khác nhau, giúp thỏa mãn nhu cầu vận động, ảnh h ưởng tốt đến
sức khỏe, thể chất và tâm thần của trẻ, hình thành cho trẻ thói quen rèn
11


luyện thân thể thường xuyên. Các dụng cụ luyện tập thể dục kích thích sự
lĩnh hội kĩ năng vận động nhanh, chính xác. Mơi trường vận đ ộng s ắp xếp
hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa, các trang thiết bị, dụng c ụ luy ện
tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ.
Khi xây dựng mơi trường giúp trẻ tích cực vận động tơi chú tr ọng vào
xây dựng cả môi trường vật chất và môi trường xã hội.
* Đối với môi trường vật chất, tôi đã hướng vào xây dựng môi trường
trong lớp học và xây dựng góc vận động.
Trong lớp học tơi tiến hành trang trí nhằm thu hút s ự chú ý của tr ẻ.
Đồng thời đảm bảo theo danh mục đồ dùng- đồ chơi- thiết bị tối thi ểu và
theo nội dung giáo dục phát triển vận động trong Ch ương trình giáo d ục
mầm non. Khi tiến hành sắp xếp tôi đã xem xét về không gian c ủa l ớp h ọc
tạo cơ hội cho trẻ được vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động
trong thời gian trẻ ở trường mầm non.
Hình ảnh 1: Trang trí lớp thu hút sự chú ý của trẻ
Đồ dùng, trang thiết bị dạy học phục vụ cho phát triển vận động
của trẻ, ngoài những đồ dùng được cấp phát, bản thân tơi cịn t ự tay làm
một số đồ dùng, đồ chơi cho trẻ bằng những nguyên liệu sẵn có ở địa
phương như khâu túi cát từ vải thừa, làm ghế đi thăng bằng cho tr ẻ t ừ g ỗ
cây, dùng ống nước bằng nhựa dẻo làm vòng lắc, dùng h ộp s ữa chua k ết
hợp với giấy đề can làm đường đi zích zắc…
Đặc biệt tơi thiết kế góc vận động trong lớp có đầy đủ thiết bị, đồ
dùng đủ số lượng trẻ trong lớp. Những dụng cụ luyện tập như bóng có
kích thước khác nhau, bộ bóng ném nên được lưu giữ trong các h ộp lớn,

khơng đậy, đặt dọc theo tường phịng học. Các đ ồ v ận động nh ư vòng, g ậy
thể dục…. được treo cố định trên tường vừa đảm bảo an tồn vừa chắc
chắn trẻ có thể lấy được. Đặc biệt, trong góc vận động có đủ các loại thiết
bị, dụng cụ phục vụ cho trẻ tập thể dục buổi sáng, thực hiện giáo dục th ể
chất trong hoạt động học, đồ dùng cho trẻ khi ngủ trưa dậy…
12


Hình ảnh 2: Góc vận động
* Đối với mơi trường xã hội: Bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi
hiểu được tạo được môi trường sống giúp trẻ nhanh chóng làm quen v ới
lớp học, tạo được sự gắn kết giữa cơ và trị có vai trị đ ặc biệt quan tr ọng
trong chăm sóc và giáo dục trẻ.
Khi xây dựng mơi trường cho trẻ chăm sóc, giáo dục trong tr ường
mầm non và trong lớp học tôi luôn đảm bảo an tồn về mặt tâm lí, tạo
thuận lợi giáo dục các kĩ năng xã hội cho trẻ. Hành vi, c ử ch ỉ, l ời nói, thái đ ộ
của giáo viên đối với trẻ, với phụ huynh, đồng nghiệp và khách luôn m ẫu
mực để trẻ noi theo.
Cụ thể, khi trẻ tới lớp tơi ln đón trẻ bằng một nụ cười tươi và câu
hỏi thăm quan tâm tới trẻ. Trong quá trình thực hiện các hoạt đ ộng, n ếu
trẻ chưa đạt được yêu cầu tôi đã hướng dẫn trẻ lại từ từ, động viên trẻ đ ể
hoàn thành nội dung hoạt động. Tuyệt đối không dùng các hình ph ạt hay
những câu nói trách mắng khiến trẻ sợ hãi.
3.4 Biện pháp 4: Tham mưu với Ban Giám hiệu tạo mơi trường
cho trẻ ngồi trời và xây dựng phòng giáo dục th ể chất cho tr ẻ
Trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ, nhất là giáo dục th ể ch ất
cho trẻ cần có khơng gian ngồi trời và phịng giáo dục thể chất riêng bi ệt.
Trường mầm non Minh Hợp hiện tại chưa có phịng giáo d ục th ể ch ất. Vì
vậy, song song với việc tham mưu với Ban Giám hiệu tạo môi tr ường cho
trẻ hoạt động ngồi trời tơi đã tham mưu để xây dựng phòng giáo dục th ể

chất cho trẻ.
Đối với mơi trường cho trẻ ngồi trời, tơi đã đ ề nghị Ban Giám hi ệu
bổ sung, sắp xếp sân chơi, thiết bị đồ chơi ngoài trời được phù hợp với độ
tuổi mầm non. Trong quá trình sắp xếp tôi đã đề nghị sắp xếp các thi ết bị
đồ chơi cho trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo bé ở một khu vực, và đồ chơi thiết
bị cho mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn ở bên cạnh. Việc làm này nh ằm đ ảm
bảo trong quá trình hoạt động nếu có hai khối lớp khác biệt ở đ ộ tu ổi sẽ
13


không xảy ra tranh giành giữa trẻ, hơn nữa độ tuổi mẫu giáo nh ỡ, m ẫu
giáo lớn về thể lực vượt trội hơn hẳn nên so về kích th ước thiết bị sẽ có s ự
chênh lệch.
Diện tích sân vườn được quy hoạch, thiết kế phù h ợp, đ ảm bảo v ệ
sinh sạch sẽ, an tồn, tạo mơi trường xanh, thoáng đãng để trẻ ch ơi, luy ện
tập phát triển vận động. Đảm bảo số lượng và chủng loại thiết bị, đ ồ ch ơi
đáp ứng yêu cầu cho trẻ vận động ngoài trời theo các độ tuổi.
Thiết bị, đồ chơi ngoài trời đa dạng, giúp trẻ luyện tập các kỹ năng
vận động cơ bản và phát triển tố chất trong vận động: các kiểu đi, đ ứng,
chạy, nhảy; bò, trườn, trèo; tung, ném, lăn, bắt; th ổi, v ươn, …. Nhà tr ường
có các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị cho trẻ vận động bằng các nguyên li ệu s ẵn
có như xích đu làm từ lốp ô tô, cà kheo bằng cây tre……
Hình ảnh 3: Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị ngoài trời
3.5 Biện pháp 5: Tổ chức các trò chơi
Tuổi mầm non, trẻ học mà chơi – chơi mà học nghĩa là tr ẻ tham gia
học tập thơng qua các trị chơi. Vì vậy, tơi thường tổ ch ức các trò ch ơi cho
nhằm giúp trẻ tích cực vận động.
Khi tiến hành xây dựng và tổ chức các trị chơi tơi ln sắp xếp các
trị chơi phù hợp với chủ đề. Đa số trò chơi tơi lựa chọn là trị ch ơi dân
gian, vì các trò chơi này một số trẻ đã được tiếp cận và khi ch ơi th ường có

lời đồng dao khích lệ trẻ tham gia.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “Gia đình” tơi tổ chức cho trẻ chơi trị
chơi “Tập tầm vơng”. Khi chơi trị chơi tơi cùng trẻ hát bài hát:
“Tập tầm vơng
Tay khơng, tay có
Tập tầm vó
Tay có, tay khơng
Mời các bạn
Đốn sao cho đúng
14


Tập tầm vó
Tay nào có,
Tay nào khơng”
Khi thực hiện chủ đề “Động vật” tôi thường tổ chức cho trẻ chơi trò
chơi như: Cắp cua bỏ giỏ, kéo cưa lừa xẻ. Hay khi thực hiện chủ đề “Nước
và các hiện tượng tự nhiên tôi thường cho trẻ chơi “Lộn cầu vồng”, “Nh ảy
lị cị”, “Trời mưa, trời nắng”….;
Hình ảnh 4: Trẻ chơi trò chơi dân gian
3.6 Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh
Để trẻ phát triển một cách toàn diện thì sự phối kết hợp giữa gia
đình và nhà trường là điều không thể thiếu. Cha mẹ là người th ầy đầu tiên
và tốt nhất với con, gia đình là môi trường tốt nhất cho m ỗi đ ứa trẻ. Tuy
nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện nay th ời gian tr ẻ ở tr ường m ầm
non nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp
trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi, có sức khỏe tốt, t ự tin, m ạnh d ạn
để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng và s ở tr ường của mình.
Để giáo dục trẻ đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ có hiệu quả cao
nhất cần có sự phối kết hợp và thống nhất trong cách chăm sóc, giáo d ục

trẻ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh. Nhận thức được vai trò của giáo viên
trong việc giúp trẻ phát triển về thể chất, vận động tôi đã th ực hiện ph ối
kết hợp với phụ huynh như sau:
- Thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về tình hình của trẻ ở
lớp.
- Thơng báo công khai kết quả cân đo, khám sức kh ỏe của tr ẻ ở
trường,
- Tuyên truyền tới phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển
thể lực đối với trẻ. Giải thích để phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên
nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thơng qua các trị
chơi vận động.
15


- Chia sẻ với các bậc phụ huynh một số trò ch ơi giúp trẻ phát tri ển
vận động tốt nhất,
- Làm các bài tuyên truyền dán ở bảng tuyên truyền của lớp và bảng
tin của Nhà trường.
Hình ảnh 5: Giáo viên trao đổi với phụ huynh giúp trẻ
nâng cao tính tích cực vận động.
4. Tính mới, tính sáng tạo, tính sư phạm, tính khoa h ọc
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo
4-5 tuổi ở trường mầm non” tôi vừa thực hiện, ngoài việc giải pháp đã sử
dụng và được nâng cao hơn, đồng thời kết hợp sử dụng một số gi ải pháp
mới để giúp trẻ tham gia vào hoạt động vận động một cách chủ đ ộng, tích
cực và có nhiều đổi mới như sau:
- Để thực hiện tốt nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ thì g iáo
viên hiểu được sự phát triển thể chất và khả năng vận động của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi;
- Các hoạt động khuyến khích trẻ tích cực vận động đ ược xây d ựng

kế hoạch cụ thể và thực hiện đúng theo trình tự từng ngày.
- Hướng tới việc xây dựng môi trường cho trẻ vận động chú tr ọng vào
xây dựng môi trường vật chất và môi trường tinh thần.
- Giáo viên vừa tự thực hiện áp dụng các biện pháp giúp tr ẻ tích c ực
vận động, đồng thời tiến hành công tác tham mưu về xây d ựng c ơ s ở v ật
chất.
5. Kết quả thực hiện các biện pháp
Qua việc áp dụng thử nghiệm các biện pháp nâng cao tính tích c ực
vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Minh Hợp, sau
một thời gian thực hiện tôi đã tiến hành đánh giá hiệu quả nh ư sau:
St
t
1
2

Nội dung khảo sát
Trẻ mạnh dạn tự tin
Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt

Số trẻ đạt
29
30

Tỷ

lệ Ghi chú

(%)
96.7
100

16


3
4
5

động giáo dục thể chất
Trẻ hiểu được nội dung bài học
29
96.7
Kỹ năng vận động thô tốt
30
100
Kỹ năng vận động tinh tốt
26
86.7
Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi thực hiện 06 biện pháp nâng cao

tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, trẻ đã có nh ững ti ến b ộ
vượt bậc. Trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia vào hoạt động giáo d ục
thể chất, hứng thú vào các vận động cùng các bạn. Kỹ năng v ận đ ộng c ủa
trẻ cũng được nâng cao.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá, khảo sát tình hình th ực
tế khả năng tích cực vận động của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại tr ường m ầm
non Minh Hợp cho việc giúp trẻ có động lực để vận động và tích c ực v ận
động có vai trò rất lớn trong việc phát triển th ể ch ất của tr ẻ. Sau khi
nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các biện pháp nâng cao tính tích c ực

vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tôi nhận thấy:
- Trẻ tích cực vận động thì sức khỏe được nâng cao, c ơ th ể phát
triển cân đối, hài hòa. Trẻ ngày càng tự tin, mạnh d ạn.
- Sau khi thực hiện các biện pháp cho thấy trẻ được trải nghiêm
nhiều hơn, hứng thú với mọi thứ xung quanh.
- Nhờ có sự tích cực vận động, giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh
có sự gắn kết, chia sẻ.
Bản thân tôi nhận thấy, các biện pháp được th ử nghiệm ở trên có
thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non cơng lập và ngồi cơng lập và có
tính khả thi cao.
2. Ý nghĩa của đề tài
Việc áp dụng những biện pháp nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ
mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường mầm non Minh Hợp đã giúp nhà trường, Ban Giám
hiệu, giáo viên đạt được nhiều hiệu quả mong đợi:
17


- Trẻ có sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động. Trẻ hứng thú
với các vận động đặc biệt là hoạt động giáo dục th ể ch ất. Thông qua vi ệc
phát triển thể chất tốt trẻ có khả năng phát triển tồn diện về trí, thể, mỹ,
lao....
- Thông qua việc tạo môi trường giúp trẻ vận động bằng việc làm
các đồ dùng, thiết bị từ nguyên liệu có sẵn đã giúp Nhà tr ường ti ết ki ệm
được chi phí mua sắm đồ dùng dạy học.
- Việc thực hiện các biện pháp nêu trên giúp cho chính giáo viên có
cơ hội hiểu được tâm sinh lý của trẻ, biết cách xây dựng kế hoạch giáo dục
phù hợp với độ tuổi 4-5 và phù hợp với bối cảnh hiện tại của đ ịa ph ương.
3. Kiến nghị
- Đối với Ban Giám hiệu nhà trường:
+ Tổ chức cho giáo viên được tham gia nhiều hơn nữa các lớp tập

huấn về chuyên môn, tập huấn về chuyên đề “Vận động”.
+ Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm tại các
đơn vị bạn tại địa phương.
+ Tạo điều kiện cho việc làm đồ dùng, đồ ch ơi, thiết bị dạy h ọc ph ục
vụ hoạt động giáo dục trong đó có giáo dục thể ch ất.
- Đối với giáo viên: Rất mong các giáo viên có th ể áp d ụng các bi ện
pháp trên, tùy theo lứa tuổi điều chỉnh cho phù h ợp đ ể nâng cao tính tích
cực vận động cho trẻ trong nhà trường.
Vì thời gian có hạn, q trình áp dụng các biện pháp cịn nhi ều h ạn
chế nên khơng thể tránh được những thiếu sót. Tơi rất mong nh ận đ ược
sự đóng góp ý kiến của phịng Giáo dục và Đào tạo huy ện Quỳ H ợp, Ban
Giám hiệu trường mầm non Minh Hợp và các bạn đồng nghiệp để sáng
kiến của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Minh Hợp, ngày

tháng 03 năm

2020
18


NGƯỜI LÀM ĐƠN

Hoàng Thị Lộc

19




×