1
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam và kim chỉ nam cho sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng
định: Cách mạng trước hết phải có “Đảng cách mệnh, để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai
cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành cơng, cũng như người
cầm lái có vững thuyền mới chạy”. Khẳng định Đảng cộng sản “như người
cầm lái” cho con thuyền là quan điểm nhất qn của Hồ Chí Minh về vai trị
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt quá trình cách mạng, cả
trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cả trong cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng là một tất yếu, xuất phát từ yêu cầu
phát triển của dân tộc Việt Nam. Và tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam
trở thành đảng cầm quyền từ sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm
1945. Lời nói đầu tiên của bản Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định “Nhà nước
của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân, dựa trên nền tảng liên minh công nông,
do giai cấp công nhân lãnh đạo. Ngay trong quan điểm về nhà nước dân chủ ,
nhà nước do nhân dân là chủ nắm chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
nơng cốt của nhân dân là liên minh cơng – nơng – trí, do giai cấp cơng nhân
mà đội ngũ tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền, về xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mang tính nhất quán, xuyên
suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN
CẦM QUYỀN
1. Khái niệm đảng chính trị, đảng cầm quyền
Dù câu chữ diễn đạt, cách tiếp cận đến nay cịn có những ý kiến khác
nhau, nhưng nhìn chung đến nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, đảng
chính trị là tổ chức chính trị của những người đồng lý tưởng, đồng chí hướng,
đại diện cao nhất cho một giai cấp, hoặc tầng lớp, phấn đấu vì lợi ích của giai
cấp, hoặc tầng lớp mà nó đại diện.
Đảng cầm quyền, hay cịn gọi là đảng chấp chính, là đảng nắm chính
quyền, lãnh đạo hoặc chi phối hoạt động của bộ máy chính quyền.
Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam trở thành đảng cầm quyền từ sau
thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngay từ năm 1930, Đảng đã
được dân tộc lựa chọn là người lãnh đạo và sự lựa chọn đó ngày càng được
khẳng định rõ hơn thông qua những thắng lợi của Cách mạng Việt Nam đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Hồ Chí Minh thường dùng cách diễn đạt: Đảng lãnh đạo chính quyền,
Đảng lãnh đạo cách mạng, Đảng lãnh đạo dân tộc để nói về vai trị của Đảng
khi Đảng trở thành Đảng cầm quyền.
Trong Di chúc dặn lại, Bác đã viết “Đảng ta là một đảng cầm quyền”.
Trong Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng định
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”.
2. Nhiệm vụ của Đảng cộng sản cầm quyền
Quán triệt quan điểm của C.Mác, Ph.Awngghen và V.I.Lênin. sau khi
lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành được độc lập, thành lập chính quyền cách
mạng của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ “Sau khi đã giành được chính quyền
thì nhiệm vụ hàng đầu của giai cấp công nhân là phải tăng cường nền chun
chính vơ sản để hồn thành những nhiệm vụ lịch sử của cách mạng, triệt để
xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến lên chủ nghĩa cộng sản”
3
Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ ra rằng “Đảng ở trong quần chúng ra để
phụng sự quần chúng”, “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng
khơng có lợi ích gì khác”. Người đã khẳng định “Đảng ta không phải là đảng
làm quan mà Đảng phải lo cho đời sống nhân dân, trước mắt là sản xuất”
Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, là đảng cầm quyền, Đảng phải có trách
nhiệm đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trong điều kiện Đảng đã có chính quyền, V.I.Lênin đã cảnh báo các
nguy cơ: sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời quần chúng và kiêu ngạo
cộng sản. Ngay sau khi giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
đã cảnh báo nguy cơ sai lầm về đường lối và suy thoái của cán bộ, đảng viên.
Người yêu cầu cần phải chiến thắng ba thứ giặc nội xâm là tham ơ, lãng phí,
quan liêu; nếu không sẽ làm đổ vỡ cả sự nghiệp của một Đảng cầm quyền.
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra ba nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ
và vai trò lãnh đạo của Đảng là: nguy cơ sai lầm về đường lối; quan liêu, xa
rời thực tiễn cuộc sống, xa rời nhân dân; chủ nghĩa cá nhân – căn bệnh gốc, từ
đó mà sinh ra những thói hư, tật xấu. Suốt cuộc đời, Người luôn chú trọng
nhắc nhở và phòng chống ba nguy cơ này. Người cảnh báo “Một dân tộc, một
Đảng và mỗi con người, ngày hơm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không
nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người u mến và ca ngợi, nếu
lịng dạ khơng trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
3. Phương thức lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền
Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính
quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền. Trước khi có chính
quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng
viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đồn
thể, quần chúng “cốt cán”, thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân
dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân
dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất
cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên.
4
Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng khơng có điều kiện để phát
sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh...
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, với tư duy khoa học, nhạy bén, từ rất
sớm Người đã đề cập về phương thức lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên, Người
thường sử dụng khái niệm “cách lãnh đạo” với nội hàm như khái niệm
“phương thức lãnh đạo”. Theo Người, nội dung phương thức lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền được thể hiện ở những vấn đề như sau:
Thứ nhất, Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, nghị
quyết của Đảng.
Thứ hai, Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức cán bộ, bằng cán bộ,
đảng viên trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị. Hồ Chí Minh từng
nói: Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với
nhân dân. Nhiệm vụ của cán bộ là đem đường lối của Đảng và Nhà nước giải
thích cho nhân dân hiểu để thi hành, thực hiện cho tốt. Là đảng cầm quyền,
Đảng thực hiện quyền lực chính trị của mình thơng qua bộ máy nhà nước và
bộ máy các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị. Trong ý nghĩa
này, bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị là những cơng cụ, phương tiện của Đảng, thơng qua đó Đảng gián tiếp thực
hiện quyền lực chính trị của mình.
Trong điều kiện đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên tham gia vào các
cơ quan nhà nước, các đồn thể, do đó cơng tác cán bộ có ý nghĩa rất quan
trọng. Hồ Chí Minh đã phân tích sâu sắc và chỉ rõ các khâu của công tác cán
bộ, từ lựa chọn cán bộ; huấn luyện cán bộ một cách tồn diện về cả nghề
nghiệp, chính trị, văn hóa, lý luận; phải biết rõ cán bộ; phải khéo dùng cán bộ;
phải giữ gìn cán bộ…Trong đó, huấn luyện cán bộ được xác định là “công
việc gốc của Đảng”.
Thứ ba, Đảng lãnh đạo bằng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt. Kiểm tra,
giám sát vừa là chức năng lãnh đạo, vừa là phương thức lãnh đạo của Đảng.
Hồ Chí minh nhắc nhở “nhiều nơi cán bộ lãnh đạo chỉ lo khai hội và
thảo nghị quyết, đánh điện và gửi chỉ thị, sau đó thì họ khơng biết gì đến
5
những nghị quyết đó đã thực hành đến đâu, có những sự khó khăn trở ngại gì,
dân chúng có ra sức tham gia hay không. Họ quên mất kiểm tra. Đó là một sai
lầm rất to”. Người cho rằng “khi đã có chính sách đúng, thì sự thành cơng
hoặc thất bại của chính sách đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn
cán bộ, và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài, thì chính sách đúng mấy
cũng vơ ích”.
Thứ tư, Đảng lãnh đạo thơng qua vai trò tiên phong, gương mẫu của
cán bộ, đảng viên.
Tính tiên phong, gương mẫu là một trong những yêu cầu, tiêu chuẩn
đảng viên, đồng thời thể hiện tinh thần tự nguyện hy sinh, phấn đấu vì mục
tiêu, lý tưởng của Đảng. Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên
giữ vai trị quan trọng trong q trình giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng; là một yêu cầu không thể thiếu để làm nên sự tồn tại và phát triển
bền vững của tổ chức Đảng.
Tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên phải được thể
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó khơng thể
tự nhiên mà có, mà phải do chính người cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện
hằng ngày, thơng qua q trình phấn đấu khơng ngừng mới có được. Chủ tịch
Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị
cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng... Mà muốn
cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong
làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”. Người yêu cầu, cán bộ,
đảng viên “phải làm gương mẫu trong lao động sản xuất và trong học tập”;
“phải xung phong gương mẫu trong mọi công việc, hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân”; “phải gương mẫu, phải thiết thực, miệng nói tay làm để làm gương
cho nhân dân”. Trong bài nói chuyện tại buổi bế mạc Hội nghị cán bộ của
Đảng lần thứ sáu, Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Trước mặt quần chúng,
không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến... Muốn
hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Người cho rằng, nếu mỗi cán bộ, đảng viên phấn đấu làm tròn nhiệm vụ của
6
mình, tức là làm đầu tàu trong mọi cơng việc, thì cơng việc dù khó mấy làm
cũng làm nên, kế hoạch to mấy cũng hoàn thành tốt.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải tiên phong, gương
mẫu bởi họ là những người nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, vì thế “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”,
dẫn dắt quần chúng, trong phong trào cách mạng. Cán bộ, đảng viên là người
dẫn dắt quần chúng, muốn quần chúng làm theo thì bản thân phải là tấm
gương, phải “cố gắng làm kiểu mẫu cho quần chúng trong mọi việc”.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM CẦM QUYỀN
1. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
Với nhận thức sáng suốt và sâu sắc rằng: Chỉ có sự lãnh đạo của một
Đảng biết vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
cụ thể của nước mình, đưa cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi và
cách mạng xã hội chủ nghĩa đến thành cơng, Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn
đấu để sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và suốt q trình lãnh đạo cách
mạng nước ta, Người ln quan tâm chăm lo xây dựng Đảng lớn mạnh về mọi
mặt. Nội dung mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chăm lo cho công tác
xây dựng Đảng rất phong phú. Về bản chất giai cấp công nhân của Đảng,
được Người nêu lên rõ nét, nhất quán thể hiện sự vận dụng sáng tạo quan
điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về Đảng Cộng sản trong điều kiện Việt Nam.
Trong Sách lược vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo và được Hội
nghị thành lập Đảng (năm 1930) thông qua đã nêu rõ “Đảng là đội tiên phong
của vô sản giai cấp”. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam,
nhất là sau khi Đảng trở thành đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan
điểm mới, theo hướng nhìn nhận biện chứng về mối quan hệ giữa vấn đề dân
tộc và giai cấp. Theo đó, mặc dù Người đánh giá cao vai trò cua giai cấp công
nhân với tư cách là gia cấp lãnh đạo cách mạng, nhưng đồng thời cũng nhận
rõ sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc, mà giai cấp cơng nhân chỉ là
một bộ phận trong đó. Nói chuyện tại Trường Cán bộ Cơng đồn (tháng
7
01/1957), Người cũng chỉ ra rằng “Đảng là đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong của dân tộc”…
Cách tiếp cận về Đảng của Hồ Chí Minh khơng làm mất bản chất giai
cấp cơng nhân của Đảng, mà còn bổ sung vào lý luận của chủ nghĩa MácLênin về bản chất giai cấp của đảng cộng sản, nhất là một đảng cộng sản ra
đời ở một nước thuộc địa, phong kiến, trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển,
giai cấp công nhân ra đời muộn.
2. Tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng cộng sản cầm
quyền trong sạch, vững mạnh
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam từ vai trò là Đảng lãnh đạo trở thành
Đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định vai trị hết sức quan
trọng của cơng tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng “Là một Đảng lãnh đạo, Đảng
ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch, kiểu mẫu”. Đặc biệt, Hồ Chí Minh cho
rằng “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Muốn xứng đáng với danh hiệu cao
quý đó, Đảng phải khơng ngừng được xây dựng, chỉnh đốn để thực sự là
người lãnh đạo cách mạng, là “hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm
của dân tộc”. Đồng thời phải theo nguyên tắc, phương thức xây phải luôn đi
cùng với chống, lấy xây để chống, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, Đảng có vững
mạnh mới phịng chống được một cách hiệu quả những nguy cơ suy thoái
của đảng cầm quyền.
3. Nội dung xây dựng Đảng
Xây dựng Đảng về tư tưởng
Mở đầu tác phẩm Đường cách mệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn
luận điểm nổi tiếng của V. Lê-nin: “Khơng có lý luận cách mệnh thì khơng có
cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách
mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”. Trong tác phẩm Sửa
đổi lối làm việc (năm 1947), Người viết:“Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ
phương hướng cho chúng ta trong cơng tác thực tế. Khơng có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi”. Như vậy, bên cạnh việc khẳng định Cách mạng
Việt Nam “trước hết phải có Đảng cách mệnh”, Người còn muốn nhắc đến
8
một điều đặc biệt quan trọng: dẫn đường cho mọi hoạt động của cách mạng
đều cần thiết phải có một học thuyết, một chủ nghĩa cách mạng. Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mới
đúng đắn, mới phát hiện được tài năng và lực lượng vơ cùng tận của mình”.
Trong các bài giảng huấn luyện cho cán bộ cách mạng từ năm 1925 đến
năm 1927 (sau được in thành tác phẩmĐường cách mệnh) Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng
ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
khơng có trí khơn, tàu khơng có bàn chỉ nam”. Nhưng, Người cũng phát hiện
ra rằng “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
chính, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin”.
Có chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, soi đường, dẫn lối,
Đảng đã đạt được những mục tiêu nhất định, đã lãnh đạo được giai cấp công
nhân thực hiện được xứ mệnh lịch sử của mình, đưa dân tộc ta vượt qua
những khúc quanh của lịch sử, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong
bài Chủ nghĩa Lê-nin và cơng cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức (tháng
4-1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lê-nin đã để lại cho chúng
tôi một kho tàng quý báu vô ngần: học thuyết của Người về cơ sở tư tưởng,
về những nguyên tắc tổ chức, về lý luận và sách lược của đảng cách mạng.
Chủ nghĩa Lê-nin là lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi,
làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần
chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc
chúng tôi”
Xây dựng Đảng về chính trị
Xây dựng Đảng về chính trị trước hết là xây dựng đường lối chính trị
đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu khách quan của thực tiễn cách mạng, phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại. Sau khi có đường lối đúng đắn, phải
làm cho đường lối đó thấm sâu vào mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm
cho mọi người nắm vững đường lối của Đảng, tạo sự nhất trí cao trong Đảng
và đồng thuận trong xã hội.
9
Xây dựng Đảng về tổ chức
Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng là:
Một là, nguyên tắc tập trung dân chủ
Hồ Chí Minh gọi tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, là
nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng Cộng sản thành một tổ chức chiến
đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân, vừa phát huy sức mạnh
của tập thể phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cách mạng đã đề ra.
Hồ Chí Minh cho rằng dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn
bó và thống nhất với nhau trong một quá trình tổ chức và hoạt động của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Dân chủ vừa là bản chất, vừa là động lực, mục tiêu của xã hội mới mà
Đảng ta lãnh đạo nhân dân xây dựng nên. Dân chủ trong Đảng là tất cả đảng
viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề trong sinh hoạt
đảng để góp phần thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo, chỉ
đạo; để xây dựng nghị quyết, đưa được nghị quyết vào cuộc sống. Vì vậy, dân
chủ phải đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung. Phải tránh dân chủ theo kiểu
tùy tiện, phân tán, vơ tổ chức, dân chủ hình thức. Những kiểu dân chủ như thế
là rất nguy hại, làm suy giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mỗi tổ
chức đảng.
Về tập trung, Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong Đảng phải thống nhất về
tư tưởng, tổ chức và hành động. Biểu hiện của tập trung là thiểu số phục tùng
đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên… Tập trung trên cơ sở phát huy dân chủ
chứ không phải tập trung quan liêu, độc đoán, chuyên quyền.
Hiểu và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ làm cho
Đảng ta ngày càng vững mạnh, thống nhất trong tư tưởng và hành động
“Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người”.
Tập trung dân chủ phải được quán triệt và thực hiện trong từng đảng
viên, trong các tổ chức đảng để Đảng ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử của một
Đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
10
Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, cùng với nguyên tắc
tập trung dân chủ, Người còn đề cập tới nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân
phụ trách. Đây là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trên phương
diện lãnh đạo, quản lý.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ
trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập
trung”. Theo Hồ Chí Minh thì một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể
nào thấy hết mọi mặt của một vấn đề, càng không thể thấy hết được mọi việc,
hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, để lãnh đạo được sát, đúng cần phải có sự
tham gia ý kiến của nhiều người. Nhiều người thì nhiều kiến thức, người thấy
mặt này, người thấy mặt kia, do đó hiểu được tồn diện, mọi vấn đề. Khi tập
thể đã bàn bạc kĩ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì giao cho một người phụ
trách chính. Làm như vậy thì kế hoạch mới được thực hiện đầy đủ, tránh dựa
dẫm, chồng chéo nhau, công việc mới đạt kết quả cao. Khi đánh giá cơng việc
mới có cơ sở để biểu dương những người làm giỏi, phê bình những người làm
kém, mới xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân. “Lãnh đạo mà khơng tập
thể thì sẽ đi đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc.
Phụ trách khơng có cá nhân thì sẽ đi đến tệ bừa bãi, lộn xộn, vơ chính phủ.
Kết quả cũng là hỏng việc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải
luôn luôn đi đôi với nhau”.
Hai là, nguyên tác tự phê bình và phê bình
Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng.
Để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh, trước
hết, mỗi tổ chức đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thấm nhuần
sâu sắc lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc thiêng liêng:
“Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng”.
11
Người nhấn mạnh: “Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hồn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế
là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. Theo đó, Đảng tiếp
tục làm trịn sứ mệnh tiên phong của mình, nhất định mỗi tổ chức đảng cũng
như mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên thực hiện tốt nguyên tắc tự phê
bình và phê bình, coi đó như là việc “rửa mặt hằng ngày”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, “các cơ
quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm
điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự
sửa chữa, và giúp đồng chí mình sửa chữa”. Việc tự phê bình và phê bình tại
mỗi tổ chức cơ sở đảng phải tránh tình trạng “dĩ hịa vi quý”; đồng thời, tránh
tâm lý sợ “phê bình cấp trên sẽ bị trù dập, phê bình đồng nghiệp sẽ bị mất
lịng, phê bình cấp dưới sẽ bị mất phiếu” - đó là kiểu phê bình chiếu lệ, một
chiều, mang tính hình thức, thực chất là nói cho qua chuyện hoặc nói để lấy
lịng nhau. Tự phê bình và phê bình là rất cần thiết, quan trọng, phải được tiến
hành thường xuyên, lâu dài, nhưng phải “đúng lúc, đúng cách” và “phải biết
tôn trọng lẫn nhau”. Người chỉ rõ: Tự phê bình là “nêu ưu điểm và vạch
khuyết điểm của mình”, là sẵn sàng thừa nhận trước mọi người những khuyết
điểm, hạn chế của mình để bản thân cũng như mọi người tìm cách sửa chữa,
khắc phục. Mục đích của tự phê bình và phê bình là để phát huy ưu điểm,
khắc phục khuyết điểm, củng cố và tăng cường đồn kết nội bộ. Đó cũng
chính là cách mỗi người tự đánh giá để vừa thấy được “cái hay”, “cái dở” của
mình, vừa tạo điều kiện cho những người xung quanh đóng góp ý kiến, giúp
bản thân sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Cịn phê bình là “nêu ưu
điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình”; là tham gia góp ý kiến và nêu
cách thức để sửa chữa khuyết điểm cho đồng chí mình. Từ đó, cổ vũ đồng chí
mình phát huy những ưu điểm, những cách làm hay, những việc làm tốt, đồng
thời giúp nhau tìm ra biện pháp khắc phục khuyết điểm, hạn chế, sai lầm để
cùng nhau ngày càng tiến bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tự phê bình và
12
phê bình chỉ phát huy được tác dụng khi được thực hiện nghiêm túc, với tinh
thần “phê bình mình cũng như phê bình người phải ráo riết, triệt để, thật thà,
không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm.
Đồng thời, chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, đâm thọc. Phê bình việc
làm, chứ khơng phải phê bình người”.
Trong q trình tiến hành tự phê bình và phê bình, cần phải khách
quan, trung thực, công tâm và công khai, “không đặt điều”, “không thêm
bớt”. Khi góp ý, phải thẳng thắn, chân thành, có tình, có lý, làm cho người
được góp ý “tâm phục, khẩu phục”. Người làm nhiệm vụ phê bình phải lựa
chọn phương pháp thích hợp, tế nhị trong lời nói, tránh động cơ vụ lợi, ích kỷ,
hẹp hịi, hoặc vì thành kiến cá nhân, khơng thừa nhận thành tích của nhau nên
lợi dụng phê bình để đả kích, cường điệu hóa khuyết điểm, nhằm hạ uy tín,
“hạ bệ” lẫn nhau, gây mất đồn kết nội bộ. Đặc biệt, khơng được lợi dụng tự
phê bình và phê bình để mỉa mai, khích bác, “đâm thọc”, gây khó chịu, khó
tiếp thu, gây ra tự ái hoặc hiểu nhầm cho người bị phê bình; nhất là tránh tình
trạng: “Ai hợp với mình thì người xấu cũng cho là tốt, việc dở cũng cho là
hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người
tốt cũng cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu,
tìm cách dìm người đó xuống. Bệnh này rất tai hại cho Đảng. Nó làm hại đến
sự thống nhất”. Người được phê bình cần phải có thái độ thành khẩn, cầu thị,
vui lịng sửa đổi; khơng vì được góp ý về khuyết điểm của mình mà nản chí
hoặc ốn ghét người phê bình mình, rồi im lặng mà khơng sửa đổi với thái độ
không thật thà, không đúng mực. Thái độ khi tiếp thu phê bình là phải biết
lắng nghe, thể hiện sự tiếp thu một cách thiện chí và nêu quyết tâm sửa chữa,
tránh tình trạng nhận khuyết điểm một cách qua loa, thiếu ý thức và không
quyết tâm sửa chữa. Trong trường hợp có ý kiến góp ý với mình chưa đúng,
thì phải bình tĩnh, mềm dẻo và khiêm tốn để trình bày, giải thích.
Ba là, kỷ luật nghiêm minh, tự giác
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh
thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ đảng viên”.
13
Người cho rằng, nếu kỷ luật của Đảng lỏng lẻo thì những kẻ cơ hội, những
phần tử phản động dễ dàng chui vào hàng ngũ để phá hoại Đảng. Kỷ luật
Đảng rõ ràng, chặt chẽ, nghiêm minh là điều kiện quan trọng bảo đảm cho
Đảng thật sự là một khối đồn kết, thống nhất trên tất cả các mặt chính trị, tư
tưởng và tổ chức; bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng được chấp
hành nghiêm chỉnh, thực hiện thắng lợi.
Kỷ luật của Đảng là kỷ luật dựa trên tình đồng chí, kỷ luật của những
người cùng chung một lý tưởng, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng, sẵn
sàng hy sinh vì lợi ích của giai cấp cơng nhân, của dân tộc. Mọi đảng viên và
tổ chức đảng liên kết với nhau theo một kỷ luật chung dựa trên nguyên tắc tập
trung dân chủ, sự thống nhất chặt chẽ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, được
thể hiện tập trung trong các điều khoản của Điều lệ Đảng.
Kỷ luật đó xuất phát từ ý chí của tồn Đảng nhằm bảo đảm cho sự
thống nhất, tập trung cao trong Đảng, đồng thời để phát huy dân chủ, phát huy
tính tích cực và sáng tạo của tồn thể đảng viên và các tổ chức đảng. Vì vậy,
Hồ Chí Minh ln khẳng định: Kỷ luật của Đảng là “kỷ luật sắt, nghĩa là
nghiêm túc và tự giác”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh địi hỏi mọi cán bộ, đảng viên càng có cơng thì
càng phải khiêm tốn, khơng được “tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự cho phép
mình đứng ngồi kỷ luật”. Người yêu cầu đảng viên chẳng những phải giữ gìn
kỷ luật của Đảng mà cịn “phải giữ gìn kỷ luật của chính quyền, của cơ quan,
đồn thể cách mạng, của nhân dân”; họ “tưởng là đảng viên thì muốn làm trời
làm đất thì làm”. Các đảng viên, cán bộ đó “khơng biết kỷ luật của chính
quyền, của đồn thể, nhân dân và Đảng cũng là một”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đối với mọi đảng viên cộng sản, khi nào
và ở đâu cũng phải chịu sự phân công, quản lý của tổ chức đảng, phải hành
động theo phạm vi kỷ luật của tổ chức, phải báo cáo, phải chấp hành nghị
quyết, chỉ thị một cách nghiêm túc, đúng đắn, sáng tạo. Đó là tính Đảng,
khơng có ngoại lệ. Đây là điều cực kỳ quan trọng trong những bước ngoặt của
14
cách mạng, khi những biến cố chính trị đang làm thay đổi tình hình một cách
mau lẹ, khơn lường.
Người u cầu những đảng viên giữ vị trí càng cao, trách nhiệm càng
lớn, càng phải gương mẫu và nếu mắc sai phạm càng phải chịu kỷ luật
nghiêm khắc, không được châm chước, bao che cho nhau. Trong bất kỳ
trường hợp nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng địi hỏi mọi đảng viên đều bình
đẳng trước kỷ luật của Đảng và bình đẳng về mặt công dân trước pháp luật.
Bốn là, nguyên tác đoàn kết thống nhất trong Đảng – một nguyên tác
bảo đảm sức mạnh của Đảng và làm hạt nhân để thực hiện đoàn kết dân tộc,
đoàn kết quốc tế.
Trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
rõ “Đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đồn kết nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Từ khi mới ra đời, Đảng đã gắn bó với dân tộc, hịa mình cùng dân tộc,
sinh tồn trong dân tộc. Tập hợp trong hàng ngũ của Đảng là những người xuất
thân từ nhiều giai cấp và tầng lớp khác nhau, chủ yếu là công nhân và nông
dân, nhưng đều chung lý tưởng, mục tiêu và lợi ích. Lý tưởng đó là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Mục tiêu đó là
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh. Lợi ích đó là phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ
quốc, ngồi ra Đảng khơng có lợi ích riêng tư nào khác. Chính lý tưởng
chung, mục tiêu chung và lợi ích chung là cơ sở của sự đoàn kết, thống nhất
trong Đảng. Đoàn kết, thống nhất thực sự là động lực chủ yếu của sự phát
triển của Đảng. Thống nhất là cơ bản, các hình thức đấu tranh nội bộ mang
tính chất xây dựng, góp phần quan trọng củng cố và tăng cường đoàn kết,
thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng. Đoàn kết, thống nhất là một yêu cầu cơ bản, một nguyên tắc tổ chức và
hoạt động quan trọng hàng đầu của Đảng, quyết định sức mạnh của Đảng,
nhằm bảo đảm giành được những thắng lợi to lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
15
khẳng định sức mạnh to lớn của đoàn kết qua thực tiễn cách mạng nước ta:
“Đoàn kết là một lực lượng vơ địch. Lực lượng đồn kết đã giúp Cách mạng
Tháng Tám thành cơng. Lực lượng đồn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi.
Lực lượng đoàn kết sẽ động viên nhân dân từ Bắc đến Nam đấu tranh để thực
hiện hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước”. Trong các tác
phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tới hàng trăm bài nói và bài viết về
đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Người là: “Đoàn kết làm ra sức
mạnh”; “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết là thắng lợi của chúng
ta”; “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành cơng”. Phân tích tồn diện,
sâu sắc tầm quan trọng của sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh: “Đồn kết là sức mạnh của chúng ta. Đồn kết chặt
chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi
thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Tồn Đảng,
tồn dân đồng sức đồng lịng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được”.
Đồn kết, thống nhất trong Đảng khơng phải là “đồn kết một chiều”, “bằng
mặt mà khơng bằng lịng”,... mà đồn kết, thống nhất trong Đảng phải là một
chiến lược lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam,
đoàn kết phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có lý, có tình, bằng tình
cảm cách mạng trong sáng, tình thương u đồng chí, đồng bào.
Đồn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu
thực hiện nói đi đơi với làm, “đồn kết khơng phải ngồi miệng mà phải đồn
kết trong cơng tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ”. Chủ tịch
Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh chỉ như
một người” và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công” - Ta thành cơng
chính vì ta đồn kết, quyết tâm, tin tưởng”.
Xây dựng Đảng về đạo đức
Về mặt nhận thức, Hồ Chí Minh không chỉ quan niệm xây dựng Đảng
về đạo đức là xây dựng các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên, Người
còn quan tâm đến các chuẩn mực đạo đức của tổ chức đảng. Hay nói cách
khác, xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức
16
của người đảng viên cộng sản và của tổ chức đảng chân chính cách mạng trên
quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy những giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa đạo đức nhân loại. Đạo đức
cách mạng là một nền đạo đức mang tính nhân văn và tiến bộ. Do đó, nếu xây
dựng Đảng mà chỉ quan tâm đến đạo đức của cá nhân cán bộ, đảng viên, bỏ
qua đạo đức của tổ chức đảng sẽ là chưa toàn diện.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra mối quan hệ giữa đạo đức của tổ chức đảng và
đảng viên. Người nêu câu hỏi: “Đảng là ai” và Người trả lời: “Đảng là mỗi
chúng ta", “Lãnh đạo là làm đầy tớ nhân dân và phải làm cho tốt”. Cán bộ,
đảng viên cấu thành nên tổ chức đảng, mỗi đảng viên đều phải tham gia sinh
hoạt chính trị trong tổ chức đảng. Do đó vai trị lãnh đạo và sức chiến đấu của
tổ chức đảng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đội ngũ đảng viên. Đạo đức
của Đảng thể hiện trực tiếp và sinh động thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên
của Đảng. Nhân dân cũng hồn tồn có lý khi đánh giá đạo đức của Đảng
thông qua đạo đức của những cá nhân đảng viên cụ thể, nhất là những đảng
viên mà họ biết đến hay tiếp xúc nhiều nhất.
Tuy nhiên, Đảng là một tổ chức, một khối đoàn kết và thống nhất để
lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân. Một tổ chức đảng chân chính cách
mạng là mơi trường thuận lợi cho những cái tốt, cái đẹp, cái đạo đức sinh sôi,
nảy nở và lan tỏa trong mỗi người cũng như trong cộng đồng. Đó cũng là nơi
tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục rèn luyện đạo đức cách mạng, là nơi kiểm
điểm, phê bình, góp ý đảng viên, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về đạo
đức. Cơng tác xây dựng Đảng về đạo đức vì thế có vai trị khơng thể thiếu của
tổ chức đảng và cấp ủy các cấp. Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi chi bộ, mỗi cấp ủy
đảng phải luôn tăng cường công tác tư tưởng của Đảng, nâng cao đạo đức
cách mạng, bảo đảm chặt chẽ kỷ luật và tổ chức của Đảng. Tổ chức đảng và
cấp ủy phải chịu trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục đạo đức của cán bộ, đảng
viên. Người khẳng định: “Các cấp ủy phải quan tâm hơn nữa đến việc giáo
dục đảng viên. Từ nay trở đi công tác giáo dục đảng viên phải là một điều
quan trọng trong chương trình cơng tác của cấp ủy”. Tổ chức đảng các cấp
17
cũng phải chịu trách nhiệm về việc suy thoái, vi phạm đạo đức của cán bộ,
đảng viên trong tổ chức của mình. Nếu trong tổ chức đảng có đảng viên vi
phạm thì trách nhiệm trước hết thuộc về cấp ủy của tổ chức. Khi nói với tội
tham ơ, lãng phí của cán bộ, đảng viên trong tổ chức đảng, Hồ Chí Minh
khẳng định: “Các cấp ủy cùng với cán bộ cần tìm cho ra gốc rễ tham ơ, lãng
phí và xử trí đúng mức”.
Rõ ràng, xây dựng đạo đức của tổ chức đảng và đạo đức của đảng viên có
mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, khơng thể bỏ qua mặt nào.
Hồ Chí Minh khơng những đã chỉ ra những quy tắc, chuẩn mực đạo
đức để cán bộ, đảng viên của Đảng phải tu dưỡng, rèn luyện mà Người còn
chỉ ra những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của tổ chức đảng cần phải xây dựng
với cách tiếp cận về tiêu chí của “một đảng chân chính cách mạng”, gồm 12
điều trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947).
III. LIÊN HỆ THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG TẠI
ĐẢNG BỘ XÃ PHẠM VĂN CỘI
Năng lực lãnh đạo của Đảng là vấn đề luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam. Theo Người, năng lực lãnh đạo của Đảng trước hết thể hiện ở khả năng
hoạch định cương lĩnh, chiến lược, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng. Thứ hai, phải đề ra được những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đáp ứng
yêu cầu thực tiễn cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.
Thứ ba, phải định hướng sự hoạt động của Nhà nước và các tổ chức trong hệ
thống chính trị, mọi giai tầng trong xã hội hiện thực hóa đường lối, nghị quyết
trong thực tiễn cuộc sống. Năng lực lãnh đạo của Đảng phải được thể hiện
qua năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Từ đó, Người cho rằng, việc nâng cao năng lực lãnh đạo là vấn đề thuộc về
bản chất và là cơ sở tạo nên sức sống cho Đảng.
Vận dụng tư tưởng của Bác, Đảng ủy xã Phạm Văn Cội luôn quan tâm
việc đổi mới phương thức lãnh đạo, lựa chọn những vấn đề có trọng tâm,
18
trọng điểm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, góp phần nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, đó là:
Một là, bám sát thực tiễn, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập trung vào
những vấn đề trọng tâm để lãnh đạo, tổ chức thực hiện. Trước hết là lựa chọn
vấn đề cấp bách để ban hành nghị quyết, tập trung chỉ đạo thực hiện như: việc
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, nâng cao chất lượng chi bộ; đổi mới học
tập, quán triệt, thực hiện nghị quyết; nhất là tập trung đề cao vai trò tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; ngăn chặn đẩy lùi suy thoái, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Thơng qua việc triển khai thực hiện các chủ
trương cơng tác góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, vai trò tiên
phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên được phát huy, chất lượng
sinh hoạt chi bộ, cấp ủy, chi bộ được nâng lên. Từ đó, nâng cao được vai trị,
vị trí và năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng.
Qua tổng kết thực tiễn thuộc các ngành, các lĩnh vực tại địa phương,
tổng kết công tác năm, Đảng ủy xã Phạm Văn Cội luôn nhìn nhận một cách
khách quan những mặt làm được, những mặt hạn chế và căn cứ vào thực tiễn
địa phương đề ra phương hướng phù hợp. Như trong thời gian qua, trước sự
bùng phát của đợt dịch lần thứ tư, trước diễn biến tình hình dịch bệnh hết sức
phức tạp, một trong những công tác cần quan tâm nhất thời điểm đó là vấn đề
an sinh xã hội của nhân dân sau một thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội
để phịng chống dịch. Để có có sở thực tiễn, sát với tình hình thực tế của nhân
dân địa phương, Đảng ủy đã thống nhất chỉ đạo các đảng ủy viên phối hợp
cùng bí thư chi bộ ấp và các thành viên khác đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng
người theo phương châm đã chỉ đạo của Thành phố nhằm nắm bắt lại hoàn
cảnh cụ thể và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trên địa bàn xã.
Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo và vai trò của tổ chức Đảng. Đảng
ủy xã đã triển khai toàn diện, đồng bộ và từng bước đi vào chiều sâu về các
mặt của công tác xây dựng Đảng, luôn xác định đây là nhiệm vụ then chốt.
Đảng ủy xã từng bước xây dựng hệ thống tổ chức tinh gọn, hiệu lực và hiệu
quả, hoạt động dần đi vào nền nếp. Phương thức lãnh đạo có nhiều đổi mới,
19
tập trung vào những vấn đề đang vướng mắc, mới nảy sinh từ thực tiễn. Công
tác cán bộ được quan tâm, kiện tồn, củng cố. Cơng tác chính trị tư tưởng
được tăng cường, kịp thời nắm tình hình tư tưởng và cơ bản giải quyết những
vấn đề tư tưởng phát sinh trong cán bộ, đảng viên và quần chúng...
Xác định chi bộ là nền tảng của Đảng, trong các năm qua, Đảng ủy xã
đã ban hành nghị quyết chuyên đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và
nghị quyết về nâng cao chất lượng chi bộ, trong đó trước mắt tập trung nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, khắc phục bệnh coi nhẹ sinh hoạt đảng, coi
nhẹ công tác đảng, bệnh lười học nghị quyết của một bộ phận cán bộ, đảng
viên. Tập trung thực hiện 4 vấn đề trọng tâm: Duy trì nghiêm kỷ cương,
nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng và đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt
chi bộ. Đến nay, hầu hết các chi bộ đã tổ chức đầy đủ sinh hoạt định kỳ theo
quy định và bám sát vào Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của
Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ; tổ chức sinh hoạt chuyên đề phong phú, thiết thực, tập trung chủ yếu
vào việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và cơng tác xây
dựng Đảng,..Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình gắn với giải quyết những vấn
đề nổi cộm, bức xúc từ chi bộ; làm tốt công tác tư tưởng và đấu tranh phịng,
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường kiểm tra, giám sát đảng
viên trong thực thi nhiệm vụ, kịp thời phát hiện những dấu hiệu vi phạm, biểu
hiện tiêu cực, lệch lạc để uốn nắn, xử lý và giải quyết. Chú trọng và tăng
cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết trong cấp ủy; nâng cao về chất lượng đội ngũ
cấp ủy. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy chế, quy định, quy
trình để tổ chức thực hiện thống nhất, hiệu quả.
Từ những việc làm đó, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức
đảng, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, đảng viên và vai trò, vị thế
của tổ chức đảng từng bước được nâng lên.
Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Đảng ủy xã luôn
xác định việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị
quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực
20
hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) và Chỉ thị 05-CT/TW của
Bộ Chính trị (khóa XII) là việc làm quan trọng, thường xuyên. Các tổ chức
đảng xây dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tăng cường thơng tin và đối thoại,
định hướng tư tưởng; đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thối, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhiều hoạt động thiết thực được thực hiện tại
các chi bộ trực thuộc và các ngành, đoàn thể. Trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, đảng viên, nhất là bí thư chi bộ và cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã đã được
xác định rõ hơn. Việc xây dựng và thực hành đạo đức cơng vụ theo tư tưởng
Hồ Chí Minh được triển khai rộng trong toàn Đảng bộ, nhất là trong thực hiện
chức trách, nhiệm vụ tham mưu, xây dựng chủ trương, chính sách hợp lịng
dân. Qua triển khai thực hiện, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến,
những cách làm hay, sáng tạo, nhất là tại các chi bộ ấp.
Thông qua đó, các chi bộ và cán bộ, đảng viên, quần chúng đã tích cực,
tự giác học tập và làm theo Bác từ những việc làm bình dị, đề cao sự mẫn cán,
tận tâm, tận lực với công việc; tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được nâng
lên; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt nhiều kết quả rõ rệt.
Với những phương thức chỉ đạo quyết liệt, cách làm sáng tạo, nghiêm
túc, phù hợp với thực tiễn, hoạt động của Đảng ủy xã đã mang lại những kết
quả tích cực; nhiều khuyết điểm, hạn chế của tập thể và cá nhân được chỉ ra
trong đợt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình đã cơ bản được sửa chữa, khắc
phục, có chuyển biến rõ rệt.
21
PHẦN III: KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp tất yếu
giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam. Lịch sử hơn 87 năm từ khi thành lập và liên tục hơn 70 năm cầm
quyền và duy nhất cầm quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là
“nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam".
Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã luôn
giành được quyền lãnh đạo cách mạng, Đảng trở thành nhân tố quyết định
mọi sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong suốt hơn 70 năm cầm
quyền; hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bên cạnh những thành tựu to
lớn đã đạt được đã một lần nữa khẳng định vị trí, địa vị cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Đảng duy nhất cầm quyền. Tuy vậy, hiện nay cũng đã,
đang xuất hiện những hạn chế đang làm xói mịn vai trị và địa vị cầm quyền
của Đảng, uy tín của Đảng do vậy cần phải có một hệ thống giải pháp đồng
bộ, hữu hiệu. Đứng trước những khó khăn, thách thức khơng nhỏ cả trong và
ngồi nước. Đảng Cộng sản Việt Nam ln chủ động lãnh đạo, chỉ đạo nghiên
cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhất là giá trị mang
tính nền tảng của Đảng tức hệ tư tưởng, giá trị khoa học, cách mạng của lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc xây dựng và hoạch định
đường lối chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội; chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần cho nhân dân được coi trọng. Công tác tổ chức cán bộ được
triển khai đồng bộ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan Đảng, Nhà
nước được củng cố sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả. Đội ngũ cán bộ của Đảng được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ. Chúng ta tin rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, với nền tảng tư tưởng là Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đất nước ta sẽ xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội mà trước mắt sẽ
đạt được những mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội đại biểu lần thứ XIII
của Đảng đã đề ra trong thời gian tới./.