ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
NGUYỄN THỊ THÚY THANH
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC
TINH THẦN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Hà Nội, năm 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
NGUYỄN THỊ THÚY THANH
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC
TINH THẦN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI VIỆT NAM
Chuyên ngành : CNDVBC - CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Hồ Trọng Hoài
2. PGS.TS. Đoàn Thị Minh Oanh
Hà Nội, năm 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Trọng Hoài và PGS.TS. Đoàn Thị
Minh Oanh. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận án là trung thực,
đảm bảo tính khách quan, khoa học. Các tài liệu có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thúy Thanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 32
Chƣơng 1 32
ĐỘNG LỰC TINH THẦN VÀ QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
ĐỘNG LỰC TINH THẦN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 32
1.1. Động lực tinh thần trong sự phát triển xã hội 32
1.1.1. Khái niệm phát triển xã hội 32
1.1.2. Khái niệm động lực trong sự phát triển xã hội 37
1.1.3. Khái niệm động lực tinh thần 44
1.2.Vai trò và cơ chế tác động của động lực tinh thần trong sự phát
triển xã hội 48
1.2.1. Vai trò của động lực tinh thần trong sự phát triển xã hội 48
1.2.2. Cơ chế tác động của động lực tinh thần 55
1.3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về động lực tinh thần trong sự phát
triển xã hội 64
1.3.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về phát triển xã hội 64
1.3.2.Quan niệm của Hồ Chí Minh về động lực và động lực tinh thần trong sự
phát triển xã hội 68
Chƣơng 2 77
MỘT SỐ ĐỘNG LỰC TINH THẦN CHỦ YẾU VÀ PHƢƠNG THỨC PHÁT
HUY ĐỘNG LỰC TINH THẦN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH 77
2. 1. Một số động lực tinh thần chủ yếu trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh 77
2.1.1 Yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội 77
2.1.2. Tư tưởng đại đoàn kết 84
2.1.3. Tư tưởng dân chủ 91
2.1.4. Các giá trị đạo đức của người cách mạng 97
2.1.5. Tư tưởng khoan dung 101
2.2. Phƣơng thức phát huy động lực tinh thần theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh 108
2.2.1. Phát huy động lực tinh thần thông qua hoạt động của các chủ thể cách
mạng. 108
2.2.2. Phát huy động lực tinh thần thông qua việc xây dựng và hoàn thiện
thể chế xã hội 117
2.2.3. Phát huy động lực tinh thần thông qua việc nêu gương người cán bộ
cách mạng và vai trò tiền phong của Đảng 125
2.2.4. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy lòng tự hào, tự
tôn dân tộc, danh dự, tính tích cực của công dân 131
2.2.5. Phát huy động lực tinh thần thông qua phương thức tự phê bình và
phê bình 135
Chƣơng 3 140
PHÁT HUY ĐỘNG LỰC TINH THẦN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 140
3.1. Vấn đề phát huy động lực tinh thần ở Việt Nam hiện nay 140
3.1.1. Về chủ nghĩa yêu nước 140
3.1.2. Về vấn đề đại đoàn kết 145
3.1.3. Về vấn đề dân chủ 150
3.1.4. Về vấn đề đạo đức 156
3.1.5. Về vấn đề khoan dung 161
3.2. Giải pháp cơ bản nhằm phát huy động lực tinh thần theo tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 164
3.2.1.Nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò của động lực tinh thần
trong sự phát triển xã hội 164
3.2.2 .Hoàn thiện thể chế xã hội nhằm phát huy vai trò các động lực tinh
thần 167
3.2.3. Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng trong việc phát huy
động lực tinh thần 180
3.2.4. Nêu gương người tốt, việc tốt 185
3.2.5. Đấu tranh chống âm mưu diễn biến tư tưởng của các thế lực thù
địch 186
KẾT LUẬN 192
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN 195
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 196
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của xã hội luôn được thúc đẩy bởi nhiều hệ động lực. Xét
đến cùng, một xã hội phát triển hay tụt hậu đều do nguyên nhân sâu xa từ hoạt
động của con người. Xuất phát từ con người hiện thực, C.Mác và Ph.Ăngghen
cho rằng, trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa của
những quan hệ xã hội. Chính hoạt động của con người đã tạo nên nguồn lực và
sinh lực cho xã hội. Những hoạt động đó vừa là nguồn lực, vừa là yếu tố thúc
đẩy các hoạt động khác trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên những
chuyển biến liên tục trong suốt lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.
Động lực phát triển xã hội là những yếu tố, những nhân tố có khả năng
kích thích, thúc đẩy sự vận động và phát triển xã hội. Động lực có nhiều loại
khác nhau, trong đó bao gồm hai động lực cơ bản: Động lực vật chất và động
lực tinh thần. Mỗi loại động lực có vai trò khác nhau đối với xã hội. Động lực
vật chất là toàn bộ những điều kiện vật chất cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội, tác động đến quá trình sản xuất vật chất, đem lại lợi ích trực tiếp cho con
người. Động lực tinh thần là những nhân tố, những giá trị tinh thần kích thích
sự hoạt động của các chủ thể xã hội theo hướng tích cực, góp phần thúc đẩy sự
phát triển xã hội.
Thực tiễn phát triển xã hội Việt Nam những năm trước đổi mới cho thấy,
với kinh nghiệm thành công của kháng chiến, đã có giai đoạn, chúng ta quá đề
cao yếu tố tinh thần mà chưa quan tâm đúng mức đến yếu tố vật chất. Việc kích
thích tính tích cực của người lao động chỉ bằng sự động viên tinh thần, bằng lời
kêu gọi lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Động lực tinh thần luôn giữ vị trí
quan trọng trong sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, động lực tinh thần chỉ phát
huy tác dụng trong điều kiện gắn với vật chất. Nếu tách khỏi đời sống hiện
thực, bản thân tinh thần chưa thể trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
2
Ở Việt Nam những năm trước đổi mới, chúng ta đã tuyệt đối hóa yếu tố tinh
thần mà không đặt trong mối quan hệ với vật chất. Mặt khác, do tư tưởng nóng
vội, chủ quan muốn tiến nhanh đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã vận dụng
chưa đúng những quy luật phát triển xã hội, điều đó làm cho nền kinh tế chậm
phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Khi đời sống người lao động
chưa được đảm bảo, khi người lao động không còn tha thiết với công việc của
mình thì đó là dấu hiệu của sự khủng hoảng. Chính thái độ thiếu hăng hái của
người lao động là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình
trạng trì trệ, sa sút trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam những năm
cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta có những biến đổi sâu sắc về nhiều
mặt. Xã hội đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đang có những bước phát triển
mạnh mẽ. Văn hoá cũng có những tiến bộ đáng kể, đời sống của nhân dân tiếp
tục được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển của
kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế đã gây nên nhiều tác động
tiêu cực đối với đời sống xã hội. Nếu như trước thời kỳ đổi mới chúng ta quá
chú trọng đến các yếu tố tinh thần thì sau đổi mới lại xuất hiện một xu hướng
ngược lại, đó là quá coi trọng những giá trị vật chất, xem nhẹ yếu tố tinh thần.
Những mặt trái của kinh tế thị trường đã làm bùng phát lối sống thực dụng,
chạy theo danh lợi, bất chấp đạo lý. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị,
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng;
một bộ phận người dân, trong đó có bộ phận thế hệ trẻ, phai nhạt niềm tin, lý
tưởng, mất phương hướng phấn đấu, chạy theo lối sống thực dụng, xa rời
truyền thống dân tộc. Các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu
“diễn biến hoà bình” nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất ổn định
chính trị ở Việt Nam. Đó chính là những yếu tố phản giá trị tinh thần. Nếu như
giá trị tinh thần là những nhân tố kích thích, thúc đẩy sự phát triển, thì phản giá
trị tinh thần là những yếu tố cản trở, kìm hãm quá trình phát triển xã hội.
3
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người đã có những
kiến giải sâu sắc về các động lực đối với sự phát triển xã hội Việt Nam mà động
lực tinh thần là một bộ phận. Người xem đó là những động lực quan trọng giúp
chúng ta chiến thắng kẻ thù và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến
bảo vệ Tổ quốc, Người đã tận lực phát huy các động lực tinh thần như chủ
nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn
dân… để chiến thắng kẻ thù. Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người đã xây
dựng và khéo léo phát huy dân chủ, tôn trọng tự do, phẩm giá, quan tâm tới đời
sống tinh thần của người lao động, v.v Nhờ vậy, tuy là một nước nhỏ nhưng
Việt Nam đã chiến thắng được những thế lực ngoại xâm hùng mạnh và phát
triển đất nước ngày càng giàu mạnh.
Hồ Chí Minh không chỉ đề cập đến các nhân tố tinh thần tác động tới sự
phát triển xã hội Việt Nam về phương diện lý luận mà bản thân Người đã hiện
thực hóa các quan niệm đó trong toàn bộ hoạt động của mình và trong quá trình
lãnh đạo đất nước. Việc phát huy động lực tinh thần ở Hồ Chí Minh luôn đặt
trong mối quan hệ với động lực vật chất. Trong kháng chiến, Người đã tận lực
phát huy sức mạnh tinh thần của cả cộng đồng dân tộc như: chủ nghĩa yêu nước,
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân… đồng thời cũng đem lại lợi ích vật
chất như: ruộng đất, cơm áo… cho nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, để xã hội
phát triển cần có sự nhận thức, tính toán, cân đối, bố trí, sử dụng các nguồn lực
vốn có của đất nước, của xã hội, của nhân dân một cách hợp lý nhằm đem lại
hiệu quả cao nhất, nhằm duy trì sự phát triển liên tục và bền vững của xã hội
Việt Nam.
Trong điều kiện phát triển xã hội Việt Nam hiện nay, việc nhận thức đúng
và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực tinh thần trong sự phát triển xã
hội là vấn đề quan trọng và cần thiết. Việc khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức
4
mạnh đại đoàn kết vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nhằm hạn chế những mặt
trái của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế, nhằm chống lại âm
mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng cả về lý luận và thực tiễn cấp thiết. Vì lẽ đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Tư
tuởng Hồ Chí Minh về động lực tinh thần trong sự phát triển xã hội Việt Nam”
làm nội dung nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít về động lực và động lực
tinh thần, luận án làm rõ những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về
động lực tinh thần trong sự phát triển xã hội và đề xuất các giải pháp nhằm phát
huy các động lực đó ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Thứ nhất: Nghiên cứu tổng quan lý luận về động lực tinh thần và vai trò
của nó trong sự phát triển xã hội.
Thứ hai: Nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về một số động lực
tinh thần cơ bản trong sự phát triển xã hội Việt Nam.
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phát huy động lực tinh thần
ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực tinh thần trong
sự phát triển xã hội và các phương thức phát huy động lực tinh thần.
Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và
sâu sắc về các vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó động lực tinh thần là
một bộ phận. Vấn đề động lực tinh thần trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất đa dạng và
phong phú. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu
một số động lực tinh thần cơ bản và phương thức phát huy động lực tinh thần trong tư
tưởng Hồ Chí Minh và việc vận dụng những tư tưởng đó ở Việt Nam hiện nay.
5
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương
pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường
lối của Đảng cũng như kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công
bố về phát triển xã hội và động lực phát triển xã hội.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận mácxít và
các phương pháp cụ thể như: phân tích văn bản, chứng minh, đối chiếu, so
sánh, phương pháp kết hợp giữa lịch sử và logic
Ngoài ra, khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả không chỉ dựa
trên những quan điểm lý luận, các tác phẩm của Người mà còn có sự kết hợp
với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh bởi vì chỉ căn cứ vào các bài
viết, bài nói, tác phẩm của Hồ Chí Minh là chưa đầy đủ, đó mới chỉ là một phần
nội dung tư tưởng của Người. Kết quả hành động thực tiễn cách mạng dưới sự
tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu cũng chính là sự thể hiện và
minh chứng rõ ràng giá trị khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
5. Cái mới của luận án
Luận án đã góp phần khái quát hóa những quan điểm cơ bản của Hồ Chí
Minh về động lực tinh thần và việc phát huy vai trò của động lực tinh thần
trong sự phát triển xã hội Việt Nam; đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát
huy động lực tinh thần ở Việt Nam hiện nay.
6. Đóng góp của luận án
Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ lý luận chung về động lực và
động lực tinh thần; phân tích một cách có hệ thống quan niệm của Hồ Chí Minh
về động lực tinh thần trong sự phát triển xã hội Việt Nam.
Về thực tiễn: Trên cơ sở thực tế phát huy động lực tinh thần trong xây
dựng đất nước thời gian qua, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các động lực
đó ở Việt Nam hiện nay.
6
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý xã hội, giáo
viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu.
7. KÕt cÊu cña luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Động lực tinh thần và quan niệm của Hồ Chí Minh về động
lực tinh thần trong sự phát triển xã hội
Chương 2: Một số động lực tinh thần chủ yếu và phương thức phát huy
động lực tinh thần theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Chương 3: Phát huy động lực tinh thần theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở
Việt Nam hiện nay - vấn đề và giải pháp
7
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
động lực đối với sự phát triển xã hội nói chung cũng như tư tưởng Hồ Chí
Minh về vấn đề động lực nói riêng.
* Nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung vÒ động lực đối với sự phát triển xã
hội có mét sè c«ng tr×nh tiªu biÓu sau ®©y:
Lê Hữu Tầng (chủ biên), Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội,
Nxb Khoa học xã hội, 1997.
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000.
Hồ Bá Thâm, Động lực và tạo động lực phát triển xã hội, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2004.
Lê Thị Kim Chi, Nhu cầu: động lực và định hướng xã hội, Nxb KHXH, 2005.
Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Văn hóa mục tiêu và động lực của sự
phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Đinh Xuân Lý (chủ biên), Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
Hoàng Chí Bảo (chủ biên), Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, 2010.
Trong cuốn sách Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội do GS Lê
Hữu Tầng chủ biên, các tác giả đã nêu lên lý luận về động lực đối với sự phát
triển xã hội cũng như hệ thống các động lực của sự phát triển xã hội. Trong
cuốn sách này, khái niệm về động lực đã được tác giả Lê Hữu Tầng phân tích.
Ông đã phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm nguồn gốc của sự phát triển và
khái niệm động lực của sự phát triển. Theo ông, nguồn gốc là cái gây nên sự
vận động và phát triển, còn động lực là cái thúc đẩy sự vận động và phát triển.
Khái niệm động lực của sự phát triển rộng hơn khái niệm nguồn gốc của sự
8
phát triển. Động lực của sự phát triển bao gồm cả nguồn gốc với tính cách là
hạt nhân lẫn các yếu tố khác mà thông qua đó tác dụng nguồn gốc được tăng
cường thêm. Từ sự phân tích ấy, tác giả đã kết luận và gợi mở cho những ai
muốn tìm hiểu về vấn đề động lực, rằng muốn tìm động lực của sự phát triển
thì phải tìm được cái thúc đẩy sự vận động và phát triển ấy.
Một nội dung quan trọng có liên quan trực tiếp đến luận án đã được thể
hiện trong cuốn sách này, đó là các tác giả đã xác định được những động lực
tinh thần rất quan trọng như: công bằng xã hội; dân chủ; môi trường tâm lý xã
hội; niềm tin; văn hóa. Giáo sư Lê Hữu Tầng đã phân tích sự khác nhau giữa
khái niệm công bằng xã hội và khái niệm bình đẳng xã hội. Theo ông công
bằng xã hội là một dạng, một biểu hiện cụ thể của bình đẳng xã hội; thực hiện
công bằng xã hội chính là thực hiện một phần của bình đẳng xã hội. Thực hiện
công bằng xã hội nhằm tạo ra không khí hòa thuận, tin yêu lẫn nhau và làm cho
xã hội ổn định. Giáo sư Lê Hữu Tầng cũng phân biệt sự khác nhau giữa công
bằng và cào bằng. Về động lực dân chủ, Giáo sư Nguyễn Trọng Chuẩn phân
tích: Dân chủ là điều kiện trực tiếp mang lại sự tự do cho con người. Sự phát
triển tự do của mỗi cá nhân thực sự sẽ phát huy được khả năng chủ động và
sáng tạo của con người. Sự tự do cá nhân được dân chủ mang lại là cội nguồn
sản sinh ra những sáng kiến, những sáng tạo, cũng có nghĩa là sản sinh ra sự
giàu có, làm tăng thêm gấp bội của cải cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội đi
lên. Thực hiện dân chủ cũng góp phần tạo ra môi trường tâm lý thuận lợi để
khơi dậy tính tích cực của con người. Môi trường tâm lý – xã hội cũng chính là
một động lực cần được quan tâm. Về động lực này, tác giả Phạm Thị ngọc
Trầm cho rằng: Môi trường tâm lý – xã hội có vai trò quan trọng trong việc
kích thích tính tích cực của người lao động, nó không thua kém bao nhiêu so
với các biện pháp kích thích vật chất. Theo tác giả, môi trường tâm lý – xã hội
tác động đến tính tích cực của con người diễn ra ở hai mức độ: Thứ nhất, môi
9
trường tâm lý – xã hội là môi trường (tác động gián tiếp) tạo ra động lực hoạt
động của con người. Ở mức độ thứ hai, môi trường tâm lý – xã hội có thể trở
thành động lực trực tiếp thúc đẩy hoạt động của con người. Để tạo lập và duy
trì môi trường tâm lý – xã hội lành mạnh, tích cực cho hoạt động của con
người, cần tác động vào những điều kiện kinh tế - xã hội mà quan trọng là phải
đưa ra những chính sách kinh tế xã hội đúng đắn. Bên cạnh đó cần phải biết tác
động tích cực và có hiệu quả lên các yếu tố tâm lý – xã hôi như tâm trạng xã
hội, tâm thế xã hội, tình cảm xã hôi, dư luận xã hội Trong các yếu tố tạo nên
môi trường tâm lý – xã hội thì niềm tin là một động lực quan trọng, nó làm cho
hoạt động của con người trở nên năng động hơn, phấn chấn hơn, kiên quyết
hơn. Với niềm tin sâu sắc, nhận thức của con người sẽ có định hướng rõ rệt
hơn, ý chí sẽ kiên định hơn, thế giới quan, lý tưởng sẽ được khẳng định mạnh
mẽ hơn. Lúc ấy, niềm tin sẽ trở thành một động lực mạnh mẽ, có tác dụng tích
cực hóa hoạt động của con người, thúc đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.
Có thể nói, cuốn sách này đã phân tích được những vấn đề lý luận cơ bản
về động lực như: khái niệm động lực; nêu lên hệ thống động lực cơ bản, bao
gồm cả động lực vật chất và động lực tinh thần. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi
sâu phân tích khái niệm động lực tinh thần; vai trò của động lực tinh thần trong
sự phát triển xã hội; cơ chế hoạt động của động lực tinh thần. Đó cũng chính là
những nội dung mà luận án cần làm rõ.
Cuốn sách Động lực và tạo động lực phát triển xã hội của TS. Hồ Bá
Thâm đã nêu lên những quan niệm chung về động lực cũng như một số động
lực trên một số lĩnh vực cơ bản: Dân chủ hoá tạo môi trường và động lực phát
triển con nguời và xã hội; động lực và tạo động lực phát triển kinh tế; động lực
và tạo động lực phát triển văn hoá và việc đổi mới hệ thống chính trị để tạo
động lực phát triển. Đây là những nội dung có liên quan trực tiếp đến đề tài, là
nguồn tài liệu quan trọng đã gợi mở cho tác giả về một số động lực phát triển
10
xã hội. Tuy nhiên, cuốn sách này chưa đi sâu vào động lực tinh thần trong tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Trong cuốn sách, tác giả đã làm rõ khái niệm động lực và động lực của
sự phát triển xã hội. Động lực là cái thúc đẩy sự vận động và phát triển nhưng
theo các tác giả, động lực còn phải có khả năng duy trì sự vận động sau khi đã
chuyển sự vận động cho các sự vật khác. Đồng thời sự thúc đẩy không phải
một chiều mà là tác động qua lại mang tính nhân quả. Động lực phát triển xã
hội có đặc điểm là kích thích tính tích cực hoạt động, tính năng động, tạo ra
khuynh hướng phát triển, thúc đẩy tiến bộ của những cộng đồng người, sự thay
đổi các hình thái kinh tế - xã hội. Các tác giả đã phân tích các động lực tinh
thần của xã hội Việt Nam hiện nay đó là động lực đại đoàn kết, động lực dân
chủ. Đoàn kết chính là phương thức cơ bản tạo ra lực lượng hùng mạnh và cũng
là phương thức tạo ra động lực to lớn và chủ yếu để mọi người, mọi thành phần
kinh tế, mọi giai tầng xã hội khai thác tiềm năng, phát huy các nguồn lực nhằm
phát triển đất nước. Với ý nghĩa đó, đại đoàn kết là động lực mạnh mẽ đảm bảo
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước.
Cùng với đoàn kết, dân chủ hóa vừa là môi trường vừa là động lực của sự phát
triển. Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế là cơ sở của đoàn kết, không dân chủ
không thể đoàn kết được. Có dân chủ mới phát huy được mọi tiềm năng, thế
mạnh của đất nước. Đặc biệt trong cuốn sách này tác giả đã đề cập đến động
lực con người, coi đây là động lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Con người
là nhân tố trung tâm, nhân tố chủ động của sự phát triển. Con người là chủ thể của
sự phát triển và là động lực thực sự của sự phát triển. Nhu cầu và lợi ích của con
người, hoạt động thực tiễn của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích đó thực
sự đã trở thành động lực của sự phát triển của chính con người và của cả xã hội.
Bên cạnh việc phân tích sự khác nhau giữa khái niệm động lực và động
lực phát triển xã hội; nêu lên những động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội
hiện nay, tác giả Hồ Bá Thâm còn chỉ ra những lực cản đối với sự phát triển xã
11
hội Việt Nam hiện nay như: Lực cản từ sự chống đối của các thế lực thù địch
trong và ngoài nước; lực cản từ nền tiểu sản xuất, phân tán, khép kín đi lên, tư
tưởng cục bộ quan liêu, cá nhân chủ nghĩa; lực cản từ trình độ nhận thức, dân
trí chưa cao; lực cản từ sự lạc hậu về tâm lý; từ sự sai lệch cấu trúc, thiếu tính
đồng bộ trong từng tổ chức, từng bộ phận và cả hệ thống hoặc giữa các hệ
thống kinh tế - xã hội với nhau trong cải cách, đổi mới, xây dựng và phát triển.
Cuốn sách Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lê Du
Phong chủ biên là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp nhà nước mã số
KX.01.08. Cuốn sách này bao gồm ba phần chính: Phần một: Những vấn đề lý
luận và thực tiễn về nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị
trường. Phần hai: Thực trạng sử dụng các nguồn lực và phát huy các động lực
phát triển trong nền kinh tế Việt Nam từ đổi mới đến nay. Phần ba: Chính sách
và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các nguồn lực, sử dụng hợp lý các
nguồn lực, phát huy đầy đủ các động lực phát triển trong nền kinh tế tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trong phần 1, các tác giả làm rõ lý luận về nguồn lực, động lực và các
quan điểm phân bổ, sử dụng và phát huy chúng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Khái niệm và vai trò của động lực
phát triển kinh tế được phân tích như sau: Động lực phát triển kinh tế là tổng
thể các yếu tố vật chất và tinh thần tạo ra sức mạnh, giúp con người khai thác
một cách tốt nhất mọi nguồn lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ
cao, phát triển bền vững và hiệu quả. Như vậy, động lực phát triển kinh tế cũng
có hai loại: động lực vật chất và động lực tinh thần. Cả hai loại đó đều có vai
trò to lớn đối với phát triển kinh tế. Cuốn sách này đã đề cập đến khái niệm
động lực tinh thần. Khái niệm động lực tinh thần được xác định là những sự tác
động của những nhân tố tinh thần tới quá trình khai thác mọi nguồn lực hiện
thực và tiềm năng cho sự phát triển kinh tế. Các tác giả đã đề cập đến một số
12
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường, đó là: Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường; phát triển kinh tế nhiều thành
phần; kích thích các lợi ích kinh tế và tạo lập cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
Có thể nói, cuốn sách này bao gồm nhiều nội dung phong phú, có liên
quan trực tiếp đến nội dung luận án. Mặc dù cuốn sách mới chỉ bàn đến những
nguồn lực và động lực trong phát triển kinh tế, chưa phải là sự phát triển xã hội
nói chung, nhưng đây vẫn là một tài liệu quan trọng giúp tác giả luận án tham
khảo và vận dụng khi nghiên cứu luận án.
Trong cuốn sách Nhu cầu: động lực và định hướng xã hội, tác giả Lê Thị
Kim Chi đã bàn cụ thể đến vị trí, vai trò của động lực nhu cầu trong hệ thống
động lực phát triển xã hội; việc sử dụng vai trò của động lực nhu cầu trong định
hướng hoạt động của con người cũng như chỉ ra một số nhu cầu cấp bách cần
tập trung giải quyết và những giải pháp có tính định hướng nhằm phát huy vai
trò của động lực nhu cầu ở nước ta.
Tác giả Lê Thị Kim Chi đã làm rõ vị trí, vai trò của động lực nhu cầu
trong hệ thống động lực phát triển xã hội. Trước khi làm rõ vai trò của động lực
nhu cầu đối với hoạt động của con người và lịch sử, tác giả đã phân tích khái
niệm nhu cầu với những đặc trưng chung của nó trong quan hệ với khái niệm
lợi ích với tư cách là khái niệm triết học – xã hội. Tác giả đã nêu ra hàng loạt
những quan niệm khác nhau về nhu cầu. Trên cơ sở ấy, tác giả nêu lên quan
điểm của mình về nhu cầu như sau: Nhu cầu là những trạng thái thiếu hụt và
những đòi hỏi cần được đáp ứng của chủ thể (con người và xã hội) để tồn tại và
phát triển. Những đặc trưng cơ bản của khái niệm nhu cầu là: Nhu cầu nảy sinh
và tồn tại một cách khách quan, biểu hiện mối quan hệ của một hệ thống mở
giữa con người, xã hội với hoàn cảnh; nhu cầu tồn tại như là một thuộc tính,
một cơ cấu, một chức năng của cơ thể sống, những thuộc tính ấy như là một
trạng thái căng thẳng bên trong cần được đáp ứng để tồn tại và phát triển; nhu
cầu là những đòi hỏi thiết yếu của chủ thể đối với những điều kiện bên ngoài
13
được con người nhận thức, có khả năng tự điều chỉnh, kích thích hoạt động của
chủ thể một cách tích cực như là động lực nội sinh của sự phát triển; nhu cầu
còn thể hiện các quan hệ xã hội tương ứng với trình độ phát triển kinh tế của
một xã hội nhất định. Như vậy, bản chất của nhu cầu và sự nảy sinh nhu cầu
trước hết là do tác động của hoàn cảnh và đối tượng bên ngoài, trong đó quan
trọng nhất là do tác động của sản xuất vật chất. Nhu cầu được coi như một động
lực quan trọng của sự phát triển xã hội. Khi con người nhận thức được nhu cầu
của mình, con người trở nên ham muốn, có động cơ để hành động. Con người
hoạt động và thực hiện nhu cầu tức là thực hiện lợi ích. Từ đó chúng tạo thành
động lực thúc đẩy con người hành động. Đó cũng chính là chuyển hóa từ nhu
cầu thành lợi ích, lợi ích thành động cơ, động cơ biến thành hành động và
ngược lại.
Sau khi phân tích khái niệm nhu cầu cũng như vai trò của động lực nhu
cầu, tác giả Lê Thị Kim Chi đã nêu lên việc cần phải chủ động định hướng hoạt
động của con người trên cơ sở nhận thức các nhu cầu. Nhận thức các nhu cầu là
cơ sở định hướng động cơ con người trong hành động, đồng thời cũng có nghĩa
là định hướng động lực cho sự phát triển. Tác giả cũng nêu lên một số công cụ
xã hội để chủ động định hướng hoạt động của con người, đó là: Định hướng
bằng đường lối chính sách; định hướng bằng pháp luật, pháp chế; định hướng
bằng công tác giáo dục thông tin, tuyên truyền; định hướng bằng đạo đức và dư
luận xã hội.
Bên cạnh những vấn đề lý luận nêu trên, trong cuốn sách này tác giả đã
liên hệ cụ thể tới Việt Nam. Đó là việc nêu ra những nhu cầu cấp bách ở nước
ta cần tập trung giải quyết nhằm tạo động lực cho sự phát triển, đó là: Nhu cầu
có việc làm để thoát khỏi đói nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc
sống; nhu cầu nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn lực có chất lượng, đáp ứng
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nhu cầu được chăm sóc sức
khỏe, được sống trong môi trường trong lành; nhu cầu thực hiện công bằng và
14
dân chủ. Tác giả còn nêu những giải pháp định hướng nhằm đáp ứng nhu cầu
cấp bách ở nước ta và tạo động lực trực tiếp cho sự phát triển, đó là: Quán triệt
phương châm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội và
tạo môi trường sống đảm bảo sự phát triển bền vững; lựa chọn chiến lược, xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và nguồn nhân lực đúng đắn, có trọng
điểm; đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển
khả năng sáng tạo và phát huy cao độ nội lực của toàn dân trong việc giải quyết
các nhu cầu cấp bách; các cấp, các ngành cần tập trung chỉ đạo để giải quyết
kịp thời các nhu cầu cấp bách.
Tập thể tác giả trong cuốn sách Văn hóa mục tiêu và động lực của sự
phát triển xã hội do GS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên đã phân tích một cách rất
sâu sắc bản chất của văn hóa đề chứng minh văn hóa vừa là mục tiêu phấn đấu
vươn lên của nhân loại, vừa là động lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy quá trình
phát triển xã hội. Các tác giả của cuốn sách cũng đã nêu lên những nội dung cụ
thể về khái niệm động lực; động lực xã hội; động lực của văn hóa đối với sự
phát triển xã hội. Đây là cuốn sách mà các tác giả đi sâu phân tích về động lực
văn hóa đối với sự phát triển xã hội.
Trên cơ sở khái niệm về động lực, các tác giả cuốn sách đã tập trung
phân tích một động lực cụ thể, đó là động lực văn hóa với tư cách vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến
nội dung của luận án. Trước khi phân tích động lực văn hóa, các tác giả cũng
đã nêu lên các khái niệm về động lực, động lực xã hội, động lực của văn hóa
đối với phát triển xã hội. Theo các tác giả, động lực, theo nghĩa chung nhất là
năng lượng làm cho sự vật vận động, trong đó có sự biến đổi bản thân sự vật,
có sự chuyển đổi và thúc đẩy sự vật khác vận động. Động lực phát triển xã hội
là cái có khả năng kích thích, thúc đẩy, tăng cường sự vận động của quá trình
xã hội. Về nguyên tắc, có thể nói, tất cả những gì có vai trò nhất định đối với sự
15
vận động xã hội theo xu hướng tiến bộ cũng đều được xem là động lực của sự
phát triển xã hội. Văn hóa được coi là động lực của sự phát triển xã hội. Văn
hóa là một chỉnh thể toàn vẹn bao gồm cả tinh thần và sức sống, trình độ và sức
mạnh, năng lực và bản lĩnh của cả một cộng đồng, một xã hội. Văn hóa chính là
linh hồn, là sức sống, sức mạnh của một xã hội, nó không chỉ thấm sâu, xuyên
suốt trong cơ thể xã hội, mà quan trọng hơn, nó là bản thân sự sống, bản thân
sức mạnh hoạt động của xã hội đó. Do vậy, văn hóa thực sự là một động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Trên đây là một số công trình có nội dung bàn về vấn đề động lực. Còn
ba công trình sau đây lại bàn cụ thể đến khái niệm và nội dung của phát triển xã
hội. Đây cũng là nội dung có liên quan đến luận án, là cơ sở giúp tác giả luận
án hiểu và phân tích sâu hơn về phát triển xã hội.
Cuốn sách Triết lý phát triển C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh
do GS. Nguyễn Văn Huyên chủ biên là nhánh đề tài trong hệ thống 7 đề tài
thuộc chương trình nghiên cứu khoa học: “Triết lý về sự phát triển ở Việt
Nam”, các tác giả đã phân tích triết lý phát triển của C. Mác, Ph. Ăngghen và
V.I. Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển.
Trong phần 1, các tác giả đã phân tích triết lý phát triển của C. Mác, Ph.
Ăngghen,V.I. Lênin từ tầng lý luận chung và tầng thực tiễn thông qua thực tế
phát triển của một số nước tư bản và thuộc địa. Trên cơ sở triết học duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, công trình làm rõ lý thuyết phát triển của chủ
nghĩa Mác – Lênin: phát triển là quy luật vốn có của tự nhiên trong đó có xã
hội loài người; con đường đi lên tất yếu của xã hội; các chuẩn mực, các yếu tố,
các điều kiện (động lực, nguồn lực, tương tác ) của sự phát triển nói chung và
sự phát triển của xã hội nói riêng. Phần này các tác giả đi sâu phân tích 4 nội
dung cơ bản: một là, phép biện chứng mácxit – nguyên lý về sự phát triển; hai
là, quan niệm vê phát triển trong xã hội loài người; ba là, sự phát triển qua phân
16
tích thực tế của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin ở một số nước châu Âu,
nước Nga và châu Á; bốn là, các tiêu chuẩn, các yếu tố và điều kiện của sự phát
triển. Phần hai của cuốn sách làm rõ triết lý cốt lõi của Hồ Chí Minh về một đất
nước phát triển, giải pháp có tính nguyên tắc đối với việc thực hiện sự phát
triển đất nước.
Trong công trình Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội thời kỳ đổi mới do PGS. TS. Đinh Xuân Lý chủ biên tập trung nghiên cứu
những vấn đề sau: Luận cứ của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo
của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong
tiến trình đổi mới; các yếu tố có tác động đến năng lực và hiệu quả lãnh đạo
của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội; thực trạng năng
lực lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời
kỳ đổi mới - những vấn đề đặt ra; hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội trên một số lĩnh vực.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã nêu lên quan niệm của Mác – Lênin
về phát triển xã hội; quan điểm của Hồ Chí Minh về quản lý phát triển xã hội
cũng như sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội ở Việt Nam. Các tác giả đã nêu lên nhiều quan niệm khác nhau về phát
triển xã hội. Có quan điểm cho rằng, phát triển xã hội đồng nghĩa với tăng
trưởng kinh tế và sự phát triển khoa học, công nghệ; có quan điểm cho rằng,
phát triển xã hội là sự phát triển của cá nhân và tổ chức xã hội mà cá nhân đó
đang sống; có quan điểm lại cho rằng, phát triển xã hội là sự phát triển đời sống
vật chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng. Quan điểm về phát triển xã hội
của chủ nghĩa Mác – Lênin được các tác giả phân tích trên những khía cạnh:
quan điểm về phát triển xã hội theo cấu trúc và theo quá trình vận động của xã
hội; đối tượng quản lý phát triển xã hội là “xã hội chính trị” hay “xã hội dân
17
chủ” và “xã hội công dân”; phương thức quản lý phát triển xã hội là nắm bắt và
điều tiết các quan hệ xã hội và phải nắm vững khoa học và nghệ thuật quản lý.
Trong nội dung phân tích về sự lãnh đạo của Đảng ta đối với phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội, các tác giả đã phân tích các yếu tố tác động đến
năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng như: điều kiện địa lý - tự nhiên, hình
thái lãnh thổ và lịch sử - văn hóa Việt Nam; của nhân tố kinh tế; nhân tố xã hội;
nhân tố quốc tế. Các tác giả cũng đã nêu ra thực trạng năng lực và hiệu quả
lãnh đạo của Đảng đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
Còn công trình Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới do GS,TS. Hoàng Chí Bảo chủ biên tập
trung vào bốn vấn đề chủ yếu sau: Một là, những vấn đề phương pháp luận và
cơ sở lý luận của phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong
tiến trình đổi mới; hai là, lý thuyết và mô hình phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội của một số nước trên thế giới - Những tham khảo cho Việt Nam
trong quá trình đổi mới; ba là, biến đổi xã hội và quản lý phát triển xã hội trên
một số lĩnh vực chủ yếu của nước ta hiện nay - Thực trạng và vấn đề đặt ra;
bốn là, những nhân tố tác động, quan điểm định hướng và hệ giải pháp phát
triển xã hội ở nước ta đến năm 2020.
Trong phần 1: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận của phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội, các tác giả đã nêu lên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm của Đảng ta về
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Theo Giáo sư Hoàng Chí Bảo,
xuất phát từ quan niệm xã hội theo nghĩa hẹp là mặt xã hội của phát triển, một
quan niệm về phát triển xã hội cần phải thể hiện được các khía cạnh: Chủ thể
của phát triển: phát triển cá nhân và cộng đồng; nội dung của phát triển: giải
quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong phát triển; các nguồn lực, các điều kiện
phát triển xét trên cả hai mặt số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu tổ chức
18
đời sống xã hội của dân cư, của cá nhân và cộng đồng. Dựa trên hướng tiếp cận
đó, Giáo sư Hoàng Chí Bảo đã nêu ra định nghĩa về phát triển xã hội với tư cách
một khái niệm công cụ để nghiên cứu:
- Thứ nhất, phát triển xã hội là phát triển của cá nhân và cộng đồng về mặt
xã hội, về mức sống và chất lượng sống, nhờ giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội
phát sinh trong quá trình xây dựng kinh tế, văn hoá và chính trị, nhờ đó thúc đẩy
phát triển và tiến bộ xã hội vì con người.
- Thứ hai, phát triển xã hội là sự giải quyết kịp thời, đúng đắn, hợp lý các
vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống của cộng đồng dân cư, đảm bảo cho con
người có cuộc sống ổn định và chất lượng cuộc sống được nâng cao, góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế và văn hoá, ổn định chính trị, xây dựng môi trường xã
hội lành mạnh theo mục tiêu công bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh.
- Thứ ba, phát triển xã hội là phát triển về số lượng và chất lượng các
nguồn lực, các điều kiện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng một cách
hợp lý các nhu cầu tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng trong đời sống
hiện thực, góp phần vào sự ổn định, phát triển và tiến bộ của xã hội theo mục
tiêu đã vạch ra.
Trong phần hai, các tác giả đã nêu lên lý thuyết và mô hình phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội của một số nước trên thế giới như kinh nghiệm
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của Liên bang Xôviết, của Cộng
hòa liên bang Đức, của Nhật Bản, của Thụy Điển và của Ngân hàng thế giới. Đó
thực sự là những bài học quý báu cho Việt Nam. Phần ba của cuốn sách, các tác
giả nêu lên nội dung biến đổi xã hội và quản lý phát triển xã hội trên một số lĩnh
vực chủ yếu ở nước ta hiện nay. Phần thứ tư, các tác giả nêu lên những nhân tố
tác động, quan điểm định hướng và hệ giải pháp phát triển xã hội ở nước ta đến
năm 2020. Giáo sư Phạm Xuân Nam đã nêu lên hệ giải pháp chủ yếu như sau:
Thứ nhất, phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao chất lượng, bảo
19
đảm hài hòa lợi ích của các bộ phận hợp thành cơ cấu xã hội tổng thể, trước hết
là cơ cấu xã hôi – giai tầng. Thứ hai, tạo cơ hội công bằng cho các tầng lớp nhân
dân, nhất là các nhóm yếu thế, được tiếp cận các dịch vụ cơ bản có chất lượng
ngày càng cao. Thứ ba, nâng cao bản lĩnh và năng lực của chủ thể quản lý phát
triển xa hội là Nhà nước, đồng thời thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của
nhân dân vào việc thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển xã hội.
Trên đây là những cuốn sách đã đề cập một cách có hệ thống các vấn đề
về động lực nói chung và động lực phát triển kinh tế - xã hội nói riêng; các vấn
đề về phát triển xã hội. Các tác giả đã phân tích khái niệm về động lực cũng
như phân tích một số động lực chủ yếu, đặc biệt là các động lực tinh thần như
động lực văn hóa, động lực dân chủ, niềm tin Đó là những vấn đề có liên
quan trực tiếp đến nội dung của luận án, có ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp
luận giúp tác giả vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận án.
* Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề động lực của sự phát triển xã hội
Chủ đề này đã được đề cập đến trong một số công trình sau đây:
Trước hết phải kể đến Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng
Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2003. Trong chương II của cuốn
sách - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân
tộc, các tác giả đã phân tích luận điểm: “Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân
tộc là một động lực lớn của đất nước”. Các tác giả đã đề cập đến động lực tinh
thần trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa yêu nước là
một động lực lớn của đất nước”. Sau khi trích dẫn luận điểm đó của Hồ Chí
Minh, các tác giả khẳng định: Chủ nghĩa yêu nước bản xứ mà Nguyễn Ái Quốc
nói ở đây là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của nhân dân
Việt Nam đã được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vốn là động lực tinh
thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.