PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa kế có ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm mống và xuất hiện
ngay trong thời kỳ sơ khai của xã hội loài người. Trong Bộ luật Dân sự nước ta
cũng như nhiều Bộ luật Dân sự của các nước trên thế giới, các quy định về thừa
kế giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là khi cùng với sự phát triển của nền kinh tế
thị trường, tài sản của thành viên trong xã hội cũng được tăng lên đáng kể cả về
số lượng và cả giá trị của nó. Pháp luật thừa kế bảo hộ quyền thừa kế của công
dân, cho phép công dân được để lại tài sản của mình cho người khác theo di
chúc hoặc theo pháp luật. Chế định thừa kế được quy định tại phần thứ tư của
Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm 4 chương từ Điều 609 đến Điều 662 đã tạo cơ sở
pháp lý vững chắc để nhân dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của
mình đã được Hiến pháp năm 2013 khẳng định tại khoản 2 Điều 32 "Quyền sở
hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ".
Thừa kế và di sản thừa kế là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội
truyền thống nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Có thể nói, di sản
thừa kế là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan
hệ dân sự về thừa kế. Việc xác định khối di sản thừa kế và phân chia di sản thừa
kế là một trong những yếu tố pháp lý hết sức quan trọng. Đích cuối cùng của
tranh chấp thừa kế chính là xác định đúng khối di sản thừa kế và phân chia di
sản thừa kế theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác
định đúng di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc giải quyết các vụ kiện về chia thừa kế. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, việc xác định di sản thừa kế- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc
giải quyết các vụ kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong
thực tiễn áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng của nền kinh tế thị
trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản
thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng, các vụ
kiện về tranh chấp thừa kế ngày càng gia tăng, phức tạp, tình hình kinh tế- xã
hội có nhiều thay đổi, nên việc giải quyết các án kiện thừa kế trong đó việc xác
1
định di sản thừa kế gặp nhiều khó khăn, có nhiều vụ án kéo dài nhiều năm hoặc
qua nhiều cấp xét xử. Vì vậy, vấn đề xác định di sản thừa kế và phân chia di sản
thừa kế cũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Các quy
định pháp luật hiện hành về thừa kế đã được xây dựng và khơng ngừng hồn
thiện. Trước tình hình đó, học viên chọn đề tài: "Xác định và phân chia di sản
thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện nay".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề áp dụng pháp luật nói chung và áp dụng pháp luật trong
trong hoạt động giải quyết các vụ án về phân chia di sản thừa kế đã được giới
khoa học pháp lý và đặc biệt là những người làm cơng tác xét xử của ngành tồ án
quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề trên đây với những khía
cạnh và mức độ khác nhau: Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án
nhân dân ở Việt Nam hiện nay, Lê Xuân Thân, Luận án tiến sĩ luật (2004); Cơ sở
lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự,
Nguyễn Minh Tuấn, Luận án tiến sĩ luật (2006); Tiến trình phát triển pháp luật
thừa kế Việt Nam trong 60 năm qua, Phùng Trung Tập, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, số 2/2006; Một số vấn đề về thừa kế tiền gửi ngân hàng, Nguyễn Thanh, Tạp
chí Ngân hàng, số 17/2006; Cần xác định nội dung cụm từ "những người có
quyền thừa kế di sản của nhau" trong Điều 644 Bộ luật Dân sự, Phạm Văn Tuyết,
Tạp chí Luật học, số 2/2005; Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự một số nước
trên thế giới, Trần Thị Nhuệ, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2006; Quyền
thừa kế trong luật dân sự La Mã cổ đại, Nguyễn Đình Huy, Tạp chí Khoa học
pháp lý, số 4/2001; Những điểm mới của các qui định về thừa kế trong Bộ luật
Dân sự 2005, Lê Minh Hùng, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5/2006…
Các cơng trình khoa học được liệt kê trên đây đã đề cập đến việc áp dụng
pháp luật về lĩnh vực thừa kế. Tuy nhiên, từ thực tế, pháp luật về thừa kế phải
được xây dựng và khơng ngừng được hồn thiện cho phù hợp với quá trình xây
dựng và phát triển toàn diện đất nước. Hiện nay, những quy định về quyền thừa kế
đã chiếm một vị trí quan trọng với số lượng điều luật đáng kể có tính khái quát cao
và quy định tương đối đầy đủ, toàn diện về thừa kế trong Bộ luật Dân sự. Nhưng kể
từ khi Nhà nước ban hành Bộ luật Dân sự đầu tiên năm 1995 và Bộ luật Dân sự
2
năm 2005, thì những quy định của Bộ luật Dân sự về quyền thừa kế khi được Tòa
án các cấp áp dụng để giải quyết những tranh chấp về quyền thừa kế, nhưng vẫn
tồn tại khơng ít khó khăn, lúng túng vì trong Bộ luật Dân sự vẫn cịn có những quy
định trong chế định thừa kế chưa thật sự phù hợp với thực tế của đời sống xã hội,
nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập. Vì vậy, Nhà nước đã ban
hành Bộ luật Dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2017. Kể từ khi Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua ngày 24 tháng 11 năm
2015, chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về xác định và phân chia di sản thừa
kế theo Bộ luật Dân sự năm 2015; vì vậy, đề tài của tiểu luận này mong muốn
nghiên cứu về mặt cơ sở lý luận các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về
việc xác định di sản thừa kế và phân chia di sản thừa kế.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
về Nhà nước và pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,
pháp chế, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta hiện nay, quan điểm
đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp trong thời kỳ mới.
Để làm rõ vấn đề này, tiểu luận đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, logic và
hệ thống... trong toàn bộ nội dung tiểu luận.
Với tư cách là một bài tiểu luận, tác giả nghiên cứu một cách tồn diện
và có hệ thống những vấn đề cơ bản sau:
- Khái niệm di sản, khái niệm di sản thừa kế.
- Xác định di sản thừa kế, ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kế.
- Phân chia di sản thừa kế.
3
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm di sản thừa kế
1.1. Khái niệm về di sản
Trên phương diện Triết học, trong thế giới khơng ở đâu có tận cùng cả bề
rộng lẫn bề sâu, cũng như không ở đâu lại ngừng trệ, khơng biến đổi và khơng
có sự tiếp nối, kế thừa của các quá trình, của các sự vật và hiện tượng, trong đó
có kế thừa tự nhiên và kế thừa chủ động. Sự kế thừa, tiếp nối là biểu hiện của
"cái" có trước và "cái" có sau; cái để lại từ thời trước, của xã hội trước, của
người trước... cho thời sau, cho đời sau và cho người sau đang tồn tại. Để chỉ
những gì mà thời trước hay người trước để lại, người ta thường dùng hai từ "di
sản". Thuật ngữ "di sản" là một từ ghép Hán Việt được tách ra làm hai từ để
hiểu. Trước hết "di" trong Từ điển tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:
- "Di" biểu hiện sự chuyển động ra khỏi vị trí nhất định thơng qua sự tác
động nào đó lên một vật để lại dấu vết nhất định.
- "Di" cịn được hiểu là dời đi nơi khác, thốt khởi vị trí ban đầu, biểu
hiện của sự chuyển động từ nơi này đến nơi khác, từ điểm này đến điểm khác trong
không gian và thời gian (không gian là điều kiện căn bản của sự tồn tại của vật
chất, còn thời gian là điều kiện căn bản của sự biến đổi trạng thái của vật chất).
- "Di" với nghĩa khác là sự truyền lại, lưu lại, để lại cho đời sau, thế hệ
sau, người "đi" sau, như: "di bản", "di cảo". "Di" với nghĩa để lại lời dạy, lời căn
dặn của một người trước khi chết, như "di huấn", "di chúc". Với các nghĩa trên
đây, "di" có thể hiểu một cách chung nhất là sự dịch chuyển sự vật, hiện tượng
làm thay đổi vị trí của chúng trong khơng gian và thời gian. Sự thay đổi vị trí
của chúng bao giờ cũng thể hiện yếu tố "trước" và "sau". Nó có thể diễn ra trong
một thời gian ngắn hoặc trong một thời gian dài.
Từ "sản" trong tiếng Việt được hiểu ở các khía cạnh sau:
- Sinh ra, làm ra, tạo ra sản phẩm để sinh sống;
- Cái do con người tạo ra là kết quả tự nhiên của quá trình lao động, sản xuất;
- Là từ dùng để chỉ gia tài, sản nghiệp mang tính tổng thể của những tài
sản trong một khối.
4
Với các nghĩa trên đây, "sản" được hiểu một cách chung nhất là tài sản
hoặc khối tài sản nằm trong sự chiếm hữu và sử dụng để mang lại lợi ích cho
con người.
Từ "di" được ghép với từ "sản" thành "di sản" nhằm để chỉ của cải, gia
tài, sản nghiệp, cái mà thời trước để lại cho đời sau. Trong từ điển tiếng Việt thì
"di sản" được hiểu với nghĩa là:
- Tài sản của người chết để lại.
- Cái của thời trước để lại. Ví dụ như di tích lịch sử, di vật lịch sử...
Hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa thông thường thì "di sản" là tài sản của
người chết để lại hoặc những cái mà thời trước để lại cho đời sau, bao gồm:
- Các giá trị vật chất là các tài sản đáp ứng nhu cầu nào đó của con người.
- Các giá trị tinh thần thuộc về đời sống nội tâm, những tư duy, ý tưởng,
ý nghĩa định hướng cho hoạt động của con người. Thuật ngữ "di sản" được dùng
trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Chúng được dùng phổ biến
nhất là trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khảo cổ học... và đặc biệt là pháp luật.
Theo Điều 612, Bộ luật Dân sự 2015, "Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác".
Ta thấy phần khái niệm di sản có đề cập về tài sản, vậy tài sản là gì?
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản được quy định là:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".
Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về di sản, nhưng tựu chung
lại, ta có thể khẳng định, di sản là:
- Phần tài sản riêng của người chết.
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Trong đó, tài sản ở đây bao gồm cả các quyền tài sản của người chết để lại.
1.2. Khái niệm về di sản thừa kế
Từ trước đến nay trong khoa học pháp lý của nước ta chưa có một khái niệm
thống nhất, cụ thể về di sản thừa kế. Xuất phát từ tầm quan trọng của di sản thừa kế
là yếu tố đầu tiên trong quan hệ thừa kế đã rút ra được khái niệm thừa kế trên
phương diện pháp lý: "Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp
5
pháp của người chết khi còn sống để lại, là đối tượng của quan hệ dịch chuyển tài
sản đó cho những người thừa kế được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện".
Tuy nhiên về di sản thừa kế có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí ngay
trong pháp luật qua mỗi thời kì cũng quy định khác nhau. Cùng với sự phát triển
của nền kinh tế- xã hội của Việt Nam. Với những chính sách đổi mới đất nước,
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần... đến nay thành phần, khối lượng giá trị
tài sản thuộc sở hữu tư nhân- nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong
phú, nhiều hơn và lớn hơn. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của
người để lại di sản khi còn sống. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự
2015, tài sản được quy định là:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".
Trong đó, về tài sản theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005,
"Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản".
Như vậy, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thành phần di sản bao gồm
các loại tài sản khác nhau và không hạn chế về số lượng.
Qua đó cho thấy, di sản thừa kế là tồn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản người đó. Quyền sở hữu tài sản là
một trong những quyền cơ bản của cơng dân được nhà nước bảo hộ. "1. Mọi
người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ
chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật
bảo hộ..." (Điều 32 Hiến pháp năm 2013).
Ý nghĩa của những quy định trong pháp luật dân sự về di sản thừa kế:
Xuất phát từ tầm quan trọng là đối tượng được dịch chuyển trong quan
hệ thừa kế, di sản thừa kế là yếu tố đầu tiên cần được xác định để xem xét các
yếu tố tiếp sau trong quan hệ để lại và nhận di sản thừa kế. Pháp luật quy định di
sản thừa kế và việc dịch chuyển nó từ người chết sang cho những người cịn
sống khác là mang tính khách quan, đáp ứng được quyền lợi chính đáng của các
chủ thể trong quan hệ thừa kế, qua đó, thực hiện được các chức năng điều chỉnh
của pháp luật, tạo điều kiện để các chủ thể xử sự theo yêu cầu của pháp luật và
6
phù hợp với đạo đức xã hội. Đặc biệt, nó tạo cơ sở pháp lý về các tiêu chí khi
xác định di sản thừa kế. Theo từng trường hợp cụ thể, quy định của pháp luật về
di sản thừa kế cho phép xác định nguyên tắc, căn cứ để giải quyết các tranh chấp
về di sản thừa kế. Quy định của pháp luật về di sản thừa kế được sử dụng ý
nghĩa là cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp về di sản thừa kế, nhằm để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế. Những quy định của
pháp luật về di sản thừa kế góp phần điều tiết, ổn định các quan hệ tài sản trong
giao lưu dân sự. Những quy định của pháp luật về di sản thừa kế là cơ sở quan
trọng cho việc xác định các loại tài sản nào được để lại thừa kế, phạm vi được
định đoạt trong tài sản chung, quyền phân định di sản của người có di sản, quyền
của người được hưởng di sản thừa kế. Đó cũng là cơ sở pháp lý được áp dụng
khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc thừa kế.
1.3. Đặc điểm di sản thừa kế
Ta có thể thấy, di sản thừa kế có nhiều đặc điểm khác so với các loại tài
sản khác. Qua phần khái niệm di sản đã nêu ở trên, ta có thể khái quát đặc điểm
di sản thừa kế như sau:
- Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết để lại
mà chỉ bao gồm tài sản, các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp
mà người chết để lại cho những người hưởng thừa kế. Nhưng nói vậy, khơng có
nghĩa người hưởng thừa kế khơng chịu trách nhiệm gì về nghĩa vụ tài sản mà
người chết để lại mà người hưởng thừa kế thực tế sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản
đó chỉ trong phạm vi tài sản thừa kế người chết để lại mà thôi.
- Di sản do người chết để lại bao gồm cả nghĩa vụ mà người đó khi chết
đi chưa thực hiện thì chỉ được thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế của người
đó để lại
(1)
, vì đó là nghĩa vụ của bản thân người chết, khơng phải của người
hưởng thừa kế từ di sản đó. Trong trường hợp nghĩa vụ tài sản phải thực hiện lớn
(
1) Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để
lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực
hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương
ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ
tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
7
hơn hoặc bằng khối di sản người chết để lại, nói cách khác, sau khi sử dụng hết
tài sản để thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết, ta coi như người chết không
để lại di sản thừa kế (khơng có di sản thừa kế).
- Những người hưởng thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản của
người chết để lại
(1)
qua đó sẽ khơng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người
của người chết để lại, trừ trường hợp người nhận thừa kế tự nguyện.
- Quan hệ thừa kế chỉ phát sinh khi người để lại di sản bị chết. Nói cách
khác, di sản xuất hiện khi người chủ sở hữu di sản của nó chết. Cái chết ở đây
không chỉ là cái chết về mặt sinh học mà cịn có thể là cái chết về mặt pháp lý
được quy định theo pháp luật (2).
- Người hưởng thừa kế có quyền thừa kế tài sản do người chết để lại,
theo di chúc hoặc theo pháp luật. Mối liên hệ phụ thuộc giữa sở hữu và thừa kế,
trong đó tài sản được coi là di sản thừa kế khi nó thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng hợp pháp của người để lại di sản.
- Được pháp luật quy định về thời điểm mở thừa kế và địa điểm mở thừa
kế. Từ đây nhằm xác định đâu là di sản thừa kế để tiến hành phân chia di sản.
Điểm này chứng tỏ sự khác biệt với các loại tài sản thông thường trong quan hệ
giao dịch dân sự.
1.4. Đặc trưng của di sản thừa kế
Di sản thừa kế là một loại tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ thừa
kế, thể hiện quyền định đoạt của người chết và quyền hưởng di sản của những
người thừa kế. Tuy nhiên, khơng phải tài sản nào cũng có thể trở thành di sản
thừa kế. Và ngược lại, không phải di sản nào cũng là tài sản. Vì vậy, những đặc
trưng của nó sẽ giúp ta phân biệt được sự khác nhau giữa di sản thừa kế và
những loại tài sản khác.
(
1) Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015: Từ chối nhận di sản.
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa
vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế
khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
(
2) Điều 71, Bộ luật Dân sự 2015: Tuyên bố chết.
Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Dân sự 2015: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã
chết. "Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về
thừa kế".
8
Đầu tiên, di sản thừa kế phải là tài sản của người chết, do người đó tích
lũy và có được một cách hợp pháp (theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015).
Thứ hai, di sản đó phải cịn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, nếu khơng
thì sẽ coi như người chết không để lại di sản.
Thứ ba, tài sản đó phải là tài sản được phép lưu thơng dân sự. Hay nói
cách khác, những tài sản đó phải là tài sản hợp pháp.
2. Xác định di sản thừa kế và ý nghĩa của việc xác
định di sản thừa kế
2.1. Xác định di sản thừa kế
Như đã trình bày ở phần trên, theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự
2015: "Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác", thì di sản thừa kế được định nghĩa bao gồm:
- Tài sản riêng của người chết.
- Phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
- Các quyền về tài sản do người chết để lại.
2.1.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết
Tài sản riêng của người chết được hiểu là phần tài sản về phương diện
pháp lý không bị chối từ hay chịu một rằng buộc nào với chủ thể khác, được xác
định khi người đó cịn sống là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp
(tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng
xổ số...) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng (quần áo, xe
máy, ô tô,...), nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
- Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc
được dùng làm của cải để dành.
- Nhà ở, diện tích mà người đó có nhà bị cải tạo xã hội chủ nghĩa, được
nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà
do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.
- Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể
hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.
- Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm cơng tác nghiên cứu.
9
- Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng hoa lợi trên
đất đó.
Đó là những tài sản mà khi người đó cịn sống có quyền sở hữu tài sản
của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
theo ý chí của riêng mình mà khơng bị phụ thuộc vào ý chí của người khác và
chỉ tuân theo pháp luật.
Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định
căn cứ vào các quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình (Điều 43, Điều 44
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014).
Tài sản riêng của vợ hoặc chồng được xác định là tài sản có trước thời
kỳ hơn nhân hoặc có trong thời kỳ hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng,
được thừa kế riêng mà người có tài sản riêng đó khơng định đoạt ý chí nhập
vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu
riêng của vợ hoặc của chồng. Tài sản riêng của người vợ hoặc của người
chồng còn xác định được, trường hợp vợ, chồng thỏa thuận bằng văn bản tài
sản chung hoặc u cầu tịa án chia khi có lý do chính đáng thì phần tài sản
của vợ hoặc chồng được chia là tài sản riêng của mỗi người. Những tài sản
chung của vợ chồng khơng chia thì vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
Những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp là tài
sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên khi xác định tài sản chung và tài sản riêng
của người vợ hoặc của người chồng, cần thiết phải phân biệt những trường
hợp cụ thể sau đây.
Thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung theo các căn cứ hợp pháp thì
phần tài sản được chia của mỗi người là tài sản riêng, việc khai thác tài sản đó
thuộc sở hữu của riêng chủ sở hữu là vợ hoặc chồng, theo đó các khoản thu được
từ tài sản riêng đó là tài sản riêng.
Thứ hai: Trước thời kỳ hôn nhân, vợ hoặc chồng có tài sản riêng là tư
liệu sản xuất, sau khi kết hơn, tài sản đó khơng được nhập vào tài sản chung của
vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ có tài sản
đó. Nhưng tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ được khai thác và
10
thu được những lợi ích nhất định thì các khoản lợi có được từ việc khai thác tài
sản riêng đó là của chung vợ chồng.
2.1.2. Di sản thừa kế là phần tài sản của người chết trong khối tài sản
chung với người khác
Phần tài sản này có thể là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng hoặc là sở
hữu chung theo phần của nhiều người dựa vào cách thức và căn cứ xác lập nên
các hình thức sở hữu chung đó.
- Tài sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng:
Trong xã hội hiện đại, nam nữ kết hơn trên cơ sở tình chân chính, bình đẳng, tự
nguyện. Cuộc sống chung dẫn đến việc vợ chồng phải cùng chung sức, chung ý
chí tạo dựng nên khối tài sản phục vụ cuộc sống gia đình. Bởi vậy, việc hình
thành khối tài sản chung là một tất yếu của thực tế đời sống vợ chồng. Tài sản
chung của vợ chồng bao gồm: "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ,
chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi
tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng
có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc
chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao
dịch bằng tài sản riêng". (Điều 33 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014).
Theo quy định này, ta thấy có hai căn cứ để xác định khối tài sản chung
của vợ chồng:
- Căn cứ pháp lý: Căn cứ pháp lý để xác định khối tài sản chung của vợ
chồng là sự ra đời và tồn tại của quan hệ vợ chồng.
Luật Hơn nhân và gia đình quy định: Những tài sản do vợ hoặc chồng
tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong "thời kỳ hôn nhân"
được coi là tài sản chung của vợ chồng.
- Căn cứ vào nguồn gốc tài sản: Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 thì tài sản chung của vợ chồng gồm: "Tài sản chung của vợ chồng
gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh
11
doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong
thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho
chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng
đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hơn là tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có
được thơng qua giao dịch bằng tài sản riêng". Thời kỳ hôn nhân là thời gian
quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Như vậy, tất cả các thu nhập mà vợ
chồng có được trong thời kỳ hơn nhân cùng với các tài sản mà vợ hoặc chồng đó
có được trước đây nhưng đã nhập chung vào khối tài sản đó đều là khối tài sản
chung hợp nhất của vợ chồng. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài
sản chung bằng cơng sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014, tại
Điều 66 quy định về việc "Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một
bên chết hoặc bị Tịa án tun bố là đã chết.
...
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được
chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản
của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định
của pháp luật về thừa kế.
..."
Vì vậy, khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, một
nửa khối tài sản chung đó là tài sản của người chết và được chuyển cho người
thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. Ngoài ra, theo
khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Vợ, chồng có
quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không
nhập tài sản riêng vào tài sản chung". Như vậy, tài sản của riêng mình thì vợ
hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt nó. Do đó, nếu một bên vợ
hoặc chồng chết trước thì di sản của người chết là một nửa tài sản chung cộng
với tài sản riêng của người ấy.
Ngoài trường hợp tài sản là sở hữu chung hợp nhất của hai vợ chồng,
trong trường hợp người con dâu, con rể tham gia lao động chung trong gia đình
12
của bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ góp phần xây dựng khối tài sản bằng sức lao
động của họ trong gia đình mà họ làm dâu hay ở rể, thì khi xác định di sản của
bố mẹ chồng, hay bố mẹ vợ còn phải coi khối tài sản của gia đình là tài sản
thuộc sở hữu chung và người con dâu hay con rể là đồng chủ sở hữu đối với
khối tài sản chung đó. Ngồi việc được hưởng cơng sức đóng góp trong việc duy
trì cho sự tồn tại và làm tăng tài sản thì người con dâu hay con rể đó được hưởng
phần tài sản của mình trong khối tài sản chung hiện có với tư cách là một đồng
chủ sở hữu. Bởi vậy, nếu người con dâu hay con rể mà cũng ở chung với bố mẹ
chồng hay bố mẹ vợ thì khi người con dâu hay con rể chết, khối tài sản trong gia
đình bố mẹ chồng hay bố mẹ vợ được coi là sở hữu chung theo phần xác định tài
sản của họ được bao nhiêu trong khối tài sản của gia đình thì đó chính là di sản
của người chết.
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung theo phần: Nếu tài
sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất, trong
khối tài sản đó khơng thể phân định được phần của mỗi người trong khối tài sản
đó là bao nhiêu hay bao gồm những tài sản gì thì "sở hữu chung theo phần là sở
hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định
đối với tài sản chung" (Khoản 1 Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015).
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn
để cùng sản xuất kinh doanh, nên có khối tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều
người (đồng chủ sở hữu với một khối tài sản nhất định). Vấn đề đặt ra là phải
xác định được giới hạn của quyền sở hữu đó do người chết để lại đến đâu để xác
định phạm vi di sản của người đó làm căn cứ xác định di sản thừa kế của họ.
Dựa vào căn cứ xác lập quyền sở hữu chung theo phần, nếu xác định được một
cách rạch rịi cơng sức đóng góp hay tiền của bỏ ra để tạo nên khối tài sản chung
thì quyền sở hữu của một người đối với khối tài sản sẽ tương đương với phần
công sức hay phần giá trị mà họ đã bỏ ra. Và phần tài sản thuộc sở hữu của
người đó là di sản thừa kế khi họ chết.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn B, anh Nguyễn Quang H và chị Bùi Thị C cùng
mua chung một căn nhà có trị giá 1.800.000.000 đồng, mỗi người góp
13
600.000.000 đồng để mua. Sau đó anh Nguyễn Văn B khơng may bị tai nạn chết
thì 1/3 giá trị ngơi nhà đó là di sản thừa kế của anh Nguyễn Văn B.
2.1.3. Di sản thừa kế là quyền tài sản do người chết để lại
* Các quyền tài sản do người chết để lại
Đối với các quyền tài sản do người chết để lại, Bộ luật Dân sự quy định
những người thừa kế có các quyền tài sản do người chết để lại kể từ thời điểm
mở thừa kế.
Khi còn sống người để lại di sản thừa kế tham gia vào các giao dịch dân
sự như mua bán, cho vay nhưng người mua chưa trả hết tiền hoặc người vay
chưa trả hết nợ; người gây thiệt hại theo hợp đồng, ngoài hợp đồng chưa bồi
thường được; người đi thuê, mượn tài sản chưa trả lại tài sản; những tài sản
trong hợp đồng cầm cố, thế chấp chưa chuộc lại... Những người thừa kế có
quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản. Có nghĩa là những người
thừa kế có quyền hưởng những quyền về tài sản do người chết để lại. Các quyền
tài sản này được gọi là tài sản theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong quan
hệ dân sự như quyền địi những món nợ do người để lại di sản chưa kịp nhận của
người mang nghĩa vụ trong quan hệ hợp đồng mua bán, cho vay; quyền đòi lại
tài sản cho thuê, cho mượn, chuộc lại tài sản cầm cố, thế chấp, quyền bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng...
- Quyền được nhận tiền bảo hiểm: Khi còn sống, người để lại di sản thừa
kế có ký kết những hợp đồng bảo hiểm thì những người thừa kế của họ có quyền
u cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết
và tất nhiên là không vượt quá mức thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
- Quyền nhận tiền công lao động, tiền nhuận bút, tiền hưu trí, tiền trợ
cấp, tiền đoạt giải các cuộc thi, tiền chi phí cho việc thực hiện khơng có ủy
quyền… mà người chết chưa kịp nhận.
- Khi tác giả của các tác phẩm văn học, nghệ thuật cơng trình khoa học,
các đối tượng sở hữu cơng nghiệp chết thì những người thừa kế của tác giả đó có
quyền được hưởng các quyền tài sản liên quan đến các tác phẩm cơng trình khoa
học, đối tượng sở hữu cơng nghiệp. Khi chủ sở hữu tác phẩm, đối tượng sở hữu
14
công nghiệp, mà sử dụng vào sản xuất kinh doanh thì phải trả cho những người
thừa kế của tác giả một số tiền nhất định theo quy định của pháp luật. Số tiền
này là di sản thừa kế mà người chết để lại. Còn các tác phẩm, đối tượng sở hữu
công nghiệp này là di sản thừa kế được chuyển cho người thừa kế. Người thừa
kế có quyền sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng cho người khác hoặc định đoạt
quyền sở hữu của mình. Người thừa kế tài sản của chủ sở hữu có quyền thừa kế
theo quy định của pháp luật trừ các quyền nhân thân thuộc quyền của tác giả.
* Các quyền tài sản không là di sản thừa kế
Tuy nhiên, những quyền tài sản trong tương lai nhưng lại gắn liền với
nhân thân của người chết thì khơng phải là di sản. Đó là: Tiền lương hưu, tiền
trợ cấp thương tật, tiền tử tuất, tiền cấp dưỡng. Những quyền tài sản này không
phải là di sản thừa kế.
- Tiền lương hưu là tiền bảo hiểm xã hội được Nhà nước trả cho những
người làm việc trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức mà người đó hưởng
lương từ ngân sách của Nhà nước, hoặc những người đó làm việc trong các
doanh nghiệp đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người đó theo đúng thời gian và
số tiền quy định. Khi người lao động không làm việc nữa (hết tuổi lao động)
được Nhà nước trả tiền bảo hiểm xã hội bằng lương hưu cho chính họ, có vậy
mới bảo đảm thu nhập ổn định về lâu dài cho cuộc sống của họ đến khi họ
chết. Khi người được Nhà nước cho hưởng lương hưu chết, thì Nhà nước chấm
dứt nghĩa vụ đối với người đó mà không thể chia phần lương này cho những
người thừa kế.
- Tiền cấp dưỡng: Trong trường hợp vợ chồng ly hôn, người vợ hoặc
người chồng phải cấp dưỡng cho nhau hoặc phải cấp dưỡng nuôi con hàng
tháng. Số tiền này chỉ những người này mới được hưởng. Bởi vậy khi người
được cấp dưỡng chết thì số tiền cấp dưỡng đó là không thể chuyển dịch cho
người khác như di sản thừa kế.
- Tiền được trợ cấp: Người bị thương phục vụ trong chiến tranh, người bị
thương tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh từ quá trình làm việc
ở một nghề nào đó, thì hàng tháng Nhà nước trợ cấp cho họ số tiền nhất định để
hỗ trợ thêm người đó trong việc chữa bệnh và khắc phục khó khăn về suy giảm
15
sức lao động nói riêng và sức khỏe nói chung thì khi người được hưởng trợ cấp
đó chết thì khơng thể chuyển dịch tiền trợ cấp cho người được thừa kế.
- Tiền tử tuất: Là tiền trợ cấp cho nhân thân gia đình liệt sĩ, người lao
động đang tham gia quan hệ lao động cũng như những người lao động đó chấm
dứt quan hệ lao động nhưng đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội mà bị chết.
Tùy theo nguyên nhân họ bị chết mà họ hưởng chế độ hàng tháng hay chế độ
tuất một lần cho nên tiền tử tuất không phải là di sản thừa kế.
- Trong cuộc sống xã hội có nhiều lĩnh vực mà con người tham gia hoạt
động. Cho dù là lĩnh vực nào khi một người có những đóng góp, cống hiến, có
những thành tích đáng kể cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước đều được Nhà
nước ghi nhận và tặng thưởng Hn chương, Huy chương, Bằng khen. Đó là
hình thức biển hiện quyền nhân thân gắn liền với người được tặng thưởng, khi
người đó chết cũng khơng phải là di sản thừa kế.
* Di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.
Theo Điều 612, Bộ luật Dân sự 2015, "Di sản bao gồm tài sản riêng của
người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác".
Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản được quy định là:
"1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản
có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai".
Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản đặc biệt. Theo Điều 53 Hiến pháp
2013 quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng
biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,
quản lý là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý". Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao cho tổ chức, cá
nhân sử dụng lâu dài, tổ chức, cá nhân có quyền chuyển quyền sử dụng đất được
Nhà nước giao theo quy định của pháp luật. Như vậy, bản thân đất đai không trở
thành di sản thừa kế, vì cá nhân khơng có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng.
Khi khơng có nhu cầu sử dụng cá nhân được phép chuyển nhượng quyền sử dụng
đó. Quyền sử dụng này là một quyền tài sản đặc biệt của cá nhân, do vậy, cá nhân
có thể để lại cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật quy định. Nhưng vì
16
đây là một loại tài sản đặc biệt nên theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm
2013 thì người sử dụng đất chỉ được thực hiện quyền thừa kế khi có những điều
kiện như: có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất khơng có tranh chấp,
quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo cho thi hành án và trong thời
hạn sử dụng đất. Bộ luật Dân sự chỉ quy định về di sản thừa kế nói chung cịn di
sản là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong Luật đất đai năm 2013.
2.2. Ý nghĩa của việc xác định di sản thừa kế
2.2.1. Bảo đảm quyền lợi của người được thừa kế
Có thể nói quyền thừa kế là quyền năng cụ thể của công dân trong việc
để lại di sản và nhận di sản thừa kế. Nó là kết quả tất yếu của những quyền năng
trong quyền sở hữu. Vì thơng qua việc thừa kế di sản những người thừa kế trở
thành chủ sở hữu đối với tài sản. Điều 234 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo quy định
tại Phần thứ tư của Bộ luật này" (tức Bộ luật Dân sự). Song, vấn đề cần quan
tâm là người thừa kế có được sở hữu tồn vẹn phần di sản mà người chết để lại
hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định di sản thừa kế một
cách đầy đủ và chính xác. Khi đó xác định được di sản của người để lại di sản là
đảm bảo quyền lợi, thành quả lao động và những tài sản thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của họ; đảm bảo và tôn trọng được quyền định đoạt di sản của người chết
cũng như ý nguyện cuối cùng của họ là tài sản đó được chuyển sang cho những
người thừa kế mà họ mong muốn. Đồng thời đáp ứng ngay được nhu cầu chia di
sản thừa kế của những người thừa kế. Và nếu như di sản thừa kế chưa xác định
được do bị tranh chấp, do ở nhiều nơi chưa xác định được toàn bộ khối di sản, bị
người khác chiếm hữu bất hợp pháp… thì vấn đề chia di sản chưa thể đặt ra
trong khi những người thừa kế có nhu cầu rất khẩn thiết chẳng hạn như để chữa
bệnh cho con, để khắc phục rủi ro do bị tai nạn, thiên tai, lũ lụt… Nhưng điều
quan trọng hơn của việc xác định di sản thừa kế là bảo đảm khả năng tốt nhất
cho những người thừa kế được hưởng đúng phần di sản của người quá cố theo
sự định đoạt trong di chúc của người này hoặc theo quy định của pháp luật. Vì
khi nói đến việc xác định di sản là hàm chứa yếu tố "đầy đủ" và "chính xác".
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xác định di sản thiếu chính
17
xác. Có thể xác định khơng hết khối di sản, xác định thiếu cơ sở pháp lý, nhiều
khi còn xác định sang cả tài sản thuộc sở hữu của người khác xảy ra tranh chấp
gây khơng ít khó khăn phức tạp cho những bước tiếp theo sau việc xác định di
sản… Dù cho là xuất phát từ nguyên nhân nào cũng ảnh hưởng đến quyền lợi
của người thừa kế. Việc xác định di sản thừa kế khơng đúng có thể cũng làm ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích tinh thần của những người thừa kế dẫn đến sự tranh
chấp gây bất hòa cho những quan hệ nằm trong một chuỗi thế hệ liên tiếp nhau
của gia đình. Thơng qua các quan hệ đó gia đình được mơ tả như một thực thể
biểu hiện được diện mạo của gia đình về lối sống, ln lý đạo đức. Nếu trong gia
đình khơng giữ được hịa thuận về thứ bậc "kính trên, nhường dưới", khơng có
tình u thương đùm bọc, ln mâu thuẫn, đố kỵ, hằn học và có khi chỉ vì một
chút vật chất mà họ xử sự với nhau như những kẻ bất lương… Thiết nghĩ đó
cũng là một trong những nguyên nhân làm tổn hại đến truyền thống đạo đức của
gia đình người Việt Nam đã có từ ngàn xưa; và cũng là sự tổn hại đến cả nền văn
hóa Việt Nam mà gia đình khơng bao giờ bị tách biệt khỏi một nền văn hóa đã
có từ lâu đời của dân tộc. Trong quan hệ giữa các thành viên của gia đình lối ứng
xử theo đạo hiếu, theo tâm, theo nghĩa vẫn được giữ vững và phát huy giữa
những người ruột thịt với nhau. Tinh thần này lại cần được giữ vững khi có một
người trong gia đình nằm xuống và vấn đề thừa kế được đặt ra.
2.2.2. Bảo đảm quyền lợi của những người khác
Việc xác định đúng di sản thừa kế khơng chỉ có ý nghĩa đảm bảo quyền
lợi cho những người thừa kế, mà cũng bảo đảm quyền lợi cho những người
khác. Trong thực tế chúng ta thấy rằng, di sản thừa kế của một người trong nhiều
trường hợp cũng có liên quan đến tài sản của người khác. Vì vậy, việc xác định
di sản thừa kế khơng chính xác hoặc khơng đầy đủ có thể sẽ xâm phạm đến
quyền sở hữu hợp pháp của người khác. Ngồi ra việc xác định di sản thừa kế
khơng chính xác hoặc khơng đầy đủ, thì những người thừa kế bị thiệt thịi,
khơng những khơng được hưởng mà cũng khơng có điều kiện để thực hiện nghĩa
vụ mà người để lại di sản thừa kế phải thực hiện với chủ nợ của người đó.
2.2.3. Tăng cường tinh thần trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan
hệ thừa kế
18
Nhìn chung, pháp luật tác động đến hầu hết các quan hệ xã hội để xác
định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia. Để các chủ thể tham gia vào
quan hệ thừa kế thực hiện tốt hơn về quyền và nghĩa vụ của mình qua các khâu
trong một quá trình (trình tự) nhất định thì việc làm đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu
thuận lợi, và là những cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc thực hiện các bước
tiếp theo là phải xác định di sản thừa kế.
Kể từ thời điểm di sản thừa kế được xác định, mỗi người thừa kế phải có
trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ dân sự phát sinh trong quan hệ thừa kế.
Việc xác định di sản thừa kế cũng tạo nên tính hợp pháp về quyền đối với di sản
của những người cùng được hưởng di sản. Nó được xem như một sự cơng nhận
có tính pháp lý bắt buộc của Nhà nước giành cho các chủ thể trong quan hệ thừa
kế. Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cử người quản lý di sản
(nếu trong di chúc không chỉ định người quản lý di sản); cử người phân chia di
sản, cách thức phân chia di sản… Việc quản lý di sản không chỉ đơn thuần việc
quản lý, trông coi di sản mà người quản lý di sản phải có nghĩa vụ sửa chữa, nếu
di sản bị hư hỏng mà do họ gây ra và phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại nếu thiệt hại do chính tài sản đó gây ra như cành cây gãy, tường nhà bị đổ
gây thiệt hại cho người khác… xuất phát từ những nghĩa vụ bắt buộc này mà
những người thừa kế ý thức được trách nhiệm của mình đối với những người
cùng hưởng di sản, đối với người đã khuất, đối với khối di sản mà họ được
hưởng; và có ý thức tốt hơn trong việc chấp hành luật dân sự nói riêng và những
quy định của pháp luật nói chung.
2.2.4. Bảo đảm cho việc phân chia di sản thừa kế được công bằng và
đúng pháp luật
Trong hoạt động thực tế của cơ quan xét xử hiện nay, các tranh chấp về
di sản thừa kế chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong các vụ án dân sự. Vì vậy, việc
xác định di sản thừa kế là việc làm quan trọng và cần thiết, là căn cứ pháp lý để
Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Chính từ việc xác
định các căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản của một chủ thể để từ đó xác định
di sản thừa kế khi một người đã chết, mà Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế
một cách công bằng, hiệu quả, đúng pháp luật. Nếu như di sản thừa kế được xác
19
định đúng và người được hưởng di sản đó cụ thể, thì Tịa án dễ dàng có khả
năng giải quyết đúng nguyện vọng của các đương sự. Đó cũng là cơ sở quan
trọng để các cấp Tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế một cách thống nhất.
Mục đích cuối cùng của các đương sự trong tranh chấp dân sự về thừa kế là
nhằm được hưởng phần di sản do người chết phân định trong di chúc hoặc được
hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật. Khi quyền lợi đó được pháp luật
đảm bảo một cách thỏa đáng sẽ tạo ra một tâm lý yên tâm, tin tưởng vào đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng có tác động tích cực tới sự
phát triển kinh tế xã hội… giữ gìn và phát huy tính cộng đồng và tinh thần đồn
kết trong nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu của cơng cuộc đổi mới là xây
dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
3. Phân chia di sản thừa kế
Phân chia di sản là khâu cuối cùng trong quan hệ pháp luật về thừa kế và
bản thân nó cũng địi hỏi những u cầu riêng biệt. Tùy vào từng hồn cảnh cụ
thể như: người chết có để lại di chúc hay không để lại di chúc, di chúc có hiệu
lực hay vơ hiệu và nếu vơ hiệu thì một phần hay tồn bộ... mà việc phân chia di
sản khác nhau.
3.1. Phân chia di sản theo di chúc
3.1.1. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc
khơng có nghĩa vụ về tài sản
Pháp luật ln tơn trọng ý chí của người lập di sản nếu họ để lại di chúc
hợp pháp. Phần di sản mà mỗi người thừa kế theo di chúc được hưởng phải được
phân chia theo đúng ý nguyện của người đã để lại di sản xác định trong di chúc.
Khi người chết để lại di chúc đã xác định cụ thể người hưởng di sản là
những ai thì dù khơng nói rõ ràng phần được hưởng của từng người thừa kế thì
ta cần lưu ý: Nếu trong di chúc chỉ định một người được hưởng thừa kế thì tồn
bộ di sản sẽ thuộc về người đó hoặc sau khi trích phần di sản theo luật được xác
định theo Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 (nếu có). Người này cũng có quyền từ
chối nhận di sản, khi đó di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. Còn trong
trường hợp di chúc chỉ định nhiều người thừa kế cùng được hưởng thì di sản sẽ
chia đều cho những người đó nếu khơng có thỏa thuận khác, do trong trường
20
hợp này người lập di chúc không phân định rõ từng phần di sản cho từng người
thừa kế nên những người thừa kế có thể thỏa thuận với nhau về cách phân chia.
Ví dụ: Cụ A có ba người con đã thành niên là B, C, D. Cụ A trước khi
chết đã để lại di chúc nói rõ người hưởng di sản là D và khối di sản là 600 triệu
đồng. Nhưng D lại từ chối nhận khối di sản này. Vì vậy, khối di sản sẽ được chia
đều cho B và C theo pháp luật, mỗi người được 300 triệu đồng.
Tuy nhiên, người lập di chúc cũng có quyền phân chia một cách cụ thể
cho người thừa kế nào được hưởng số lượng hoặc phần tài sản là bao nhiêu tỉ lệ
so với tổng giá trị tài sản (như: 1/2, 1/3, 1/4...). Di sản được phân chia cho
những người thừa kế theo đúng tỉ lệ đó sau khi định giá từng tài sản để xác định
tổng giá trị của khối di sản thừa kế hiện còn ở thời điểm phân chia di sản. Song,
cần lưu ý là, nếu có phần di sản khơng cịn vào thời điểm phân chia do có người
thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn tính vào tổng giá trị khối tài
sản. Người thừa kế nào đã sử dụng, định đoạt phần tài sản đó sẽ bị khấu trừ khi
nhận di sản.
Ví dụ: Ơng A có khối di sản là một căn hộ trị giá 600 triệu đồng và số
tiền mặt là 200 triệu đồng. Khi chết ông A lập di chúc cho B hưởng 1/2 trên tổng
giá trị khối di sản, cho C hưởng 1/4 trên tổng giá trị khối di sản và D hưởng 1/4
trên tổng giá trị khối di sản. Tại thời điểm phân chia thì giá trị của căn hộ là 600
triệu đồng nhưng số tiền mặt chỉ còn 100 triệu đồng do B đã sử dụng 100 triệu
để chi dùng cho bản thân. Như vậy khi phân chia di sản ta vẫn tính 100 triệu mà
B đã sử dụng ngồi ý muốn của ơng A để chia: B = 1/2 x (600 + 200) = 400 triệu
đồng nhưng trừ đi 100 triệu B sử dụng. Nên số di sản mà B được hưởng là 400 100 = 300 triệu đồng. C và D mỗi người được hưởng số di sản là: 1/4 x (600 +
200) = 200 triệu đồng.
Theo luật định người lập di chúc còn có quyền xác định rõ trong di chúc
người thừa kế nào được hưởng hiện vật gì thì họ sẽ nhận được hiện vật đó kèm
theo hoa lợi, lợi tức từ di vật đó. Mặt khác, phải chấp nhận chịu thiệt nếu di vật
đó bị tiêu hủy hoặc giảm sút giá trị có thể là do lâu ngày nên vật bị hao mòn, hư
hỏng tự nhiên hoặc do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng cao... Nếu vật
bị tiêu hủy do lỗi của người khác như do người quản lý và bảo quản di sản làm
21
vỡ, làm hư hỏng, làm cháy...thì có quyền u cầu địi bồi thường thiệt hại từ
người đó.
3.1.2. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người để lại di chúc có
nghĩa vụ về tài sản
Dù là phân chia thừa kế theo pháp luật hay phân chia thừa kế theo di chúc
trước khi chia thừa kế ta cần phải xác định khối di sản người chết để lại sẽ thanh
toán cho những chi phí hợp lý và các nghĩa vụ tài sản theo Điều 658 Bộ luật Dân sự
2015. Những nghĩa vụ tài sản này như đã nói ở phần trước không phải là những di
sản thừa kế dành cho người thừa kế được hưởng. Theo sự chỉ định trong di chúc,
những người thừa kế thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại, đó có thể
là một nghĩa vụ phát sinh từ các loại hợp đồng như: hợp đồng vay tài sản,.. hay
nghĩa vụ tài sản đối với Nhà nước như tiền thuế... hoặc thậm chí là từ các hành vi vi
phạm pháp luật. Việc thanh toán nghĩa vụ được thực hiện theo hai cách:
Thanh toán xong các nghĩa vụ và các khoản chi phí khác do pháp luật
quy định, phần còn lại chia thừa kế hoặc chia di sản trước cho những người thừa
kế, mỗi người phải thực hiện nghĩa vụ tương ứng với phần di sản được hưởng.
Việc phân định nghĩa vụ trong di chúc được hiểu như sau:
- Người chết để lại một nghĩa vụ về tài sản nhưng trong di chúc khơng
nói rõ người thừa kế nào phải thực hiện nghĩa vụ thì ai hưởng thừa kế người đó
phải thực hiện trong phạm vi di sản thừa kế. Nếu chỉ định cụ thể một người thừa
kế phải thực hiện nghĩa vụ này thì người đó chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm
vi di sản mình được hưởng. Người này có quyền lấy từ khối di sản để thực hiện
nghĩa vụ trong trường hợp với danh nghĩa là đại diện của những người thừa kế.
- Trường hợp người chết để lại di chúc xác định rõ tỉ lệ nghĩa vụ mà từng
người thừa kế phải thực hiện thì mỗi người phải thực hiện phần đó trong phạm
vi di sản mình được hưởng. Nếu phần nghĩa vụ vượt quá số di sản mà họ được
nhận thì phần vượt quá sẽ được chia đều cho những người thừa kế khác thực
hiện. Ví dụ: Ơng A lập di chúc để lại khối di sản là 100 triệu đồng. Ông cho B
hưởng 50 triệu đồng, C hưởng 40 triệu đồng và D hưởng 10 triệu đồng. Khi
ông A chết vẫn còn nợ là 60 triệu đồng, khoản tiền phát sinh từ hợp đồng vay
tiền giữa ông A và bà E. Trong di chúc ông A chỉ định người có nghĩa vụ trả nợ
22
là B. Như vậy, số tiền 50 triệu A được hưởng thừa kế đã phải dùng hết để trả nợ
cho ông A. Số tiền nợ còn lại là 10 triệu đồng sẽ do C và D cùng nhau thanh
toán trong phạm vi di sản họ được hưởng. Cụ thể: C = 4/5 x 10 = 8 triệu đồng, D
= 1/5 x 10 = 2 triệu đồng.
- Không giống như thừa kế theo pháp luật, người được hưởng di sản phải
là người gần gũi, có quan hệ hơn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để
lại di sản; người hưởng di sản theo thừa kế di chúc có thể là bất kì ai, tùy thuộc
vào ý chí của người lập di chúc. Đó có khi là cơ quan, các tổ chức kinh tế - xã
hội hoặc Nhà nước, trong trường hợp này họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài
sản trong phạm vi di sản được hưởng.
3.1.3. Phân chia theo di chúc trong trường hợp có di tặng
Di tặng là vấn đề vừa mang tính kinh tế lại vừa mang tính truyền thống,
tính chất này thể hiện trong quan điểm của các nhà lập pháp, tại khoản 1 Điều 646
Bộ luật Dân sự 2015 qui định" Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần
di sản để tặng cho người khác...". Như vậy, di tặng là một phần tài sản trong
khối di sản thừa kế được trích ra để dành cho người được di tặng theo ý nguyện
của người lập di chúc. Người được di tặng có thể là bất cứ ai cá nhân, tổ chức.
Di tặng không nặng nề về vật chất mà nó chủ yếu mang yếu tố tinh thần là chủ
đạo với ý nghĩa là một kỷ niệm. Điều này cho thấy quan hệ thân thiết nhất định
giữa người lập di chúc và người được hưởng di tặng. Theo quy định của pháp
luật, di tặng phải được ghi rõ trong di chúc nếu không sẽ được hiểu là di sản
thừa kế theo di chúc. Nhưng cần hiểu rằng người được di tặng cũng có quyền
được hưởng di sản từ thời điểm mở thừa kế, họ cũng có quyền từ chối hoặc nhận
hưởng phần di tặng.
Bản chất của di tặng giống như hợp đồng tặng cho ở tính chất khơng
đền bù, mặc dù chỉ thể hiện ý chí đơn phương của người di tặng nên khi nhận di
tặng người được hưởng di tặng sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do
người chết để lại. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết khơng đủ
để thanh tốn nghĩa vụ tài sản thì phần di tặng sẽ được dùng để thanh tốn nốt
phần nghĩa vụ còn lại.
23
Trong trường hợp người lập di chúc để lại cho người hưởng di tặng tồn
bộ di sản thì cần xem xét có hay khơng những người thừa kế khơng phụ thuộc
vào nội dung của di chúc (Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015). Nếu có thì di sản là
phần di tặng sẽ là phần còn lại sau khi đã trừ tổng số kỷ phần bắt buộc dành cho
những người thừa kế đặc biệt đó.
3.1.4. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết để lại di sản
thờ cúng
Khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Trường hợp người
lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó
khơng được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc
quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện
đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những
người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác
quản lý để thờ cúng".
Như vậy có thể thấy di sản thờ cúng xuất hiện khi trong di chúc có nêu
rõ phần nào trong di sản được sử dụng để thờ cúng. Song trên thực tế vẫn có khi
những người thừa kế thỏa thuận với nhau trích một phần trong khối di sản người
chết để lại để thực hiện việc thờ cúng. Pháp luật chỉ nói người lập di chúc được
quyền "để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng" mà không quy định cụ
thể tỷ lệ là bao nhiêu trong tổng số khối di sản mà người chết để lại. Vì thế, ta có
thể hiểu rằng "một phần" này là không quá 1/2 khối di sản người chết để lại, bởi
chia theo pháp luật là các phần bằng nhau. Di sản thờ cúng là một phần của di
sản thừa kế sau khi thanh toán xong các khoản nợ liên quan đến di sản nhưng
phần di sản này không được chia thừa kế và không thuộc về người thừa kế nào.
Di sản dùng vào việc thờ cúng thông thường được giao cho người nối dõi của
người đã chết để sử dụng thu hoa lợi dùng vào việc thờ cúng cho người để lại
hương hỏa và những người theo quan hệ huyết tộc (tổ tiên).
Theo khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015: "Trường hợp toàn bộ di
sản của người chết khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ tài sản của người đó thì
khơng được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng". Tức là, nghĩa vụ về
tài sản mà người chết để lại nếu lớn hơn tổng giá trị tài sản để chia thừa kế thì
24
phần còn thiếu sẽ được lấy từ di sản dùng vào việc thờ cúng. Di sản thờ cúng là
phần còn lại sau khi đã trừ đi phần cịn thiếu đó. Trong trường hợp toàn bộ di
sản của người chết để lại khơng đủ để thanh tốn nghĩa vụ thì phần di sản dùng
vào việc thờ cúng cũng khơng cịn nữa. Quy định này đã hạn chế quyền dành di
sản vào việc thờ cúng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba liên quan đến di
sản của người chết.
Ví dụ: Ông A lập di chúc định đoạt tài sản của ông gồm một căn hộ và
một ngôi nhà trị giá 2,5 tỷ đồng. Ông giao cho B căn hộ giá 1tỷ đồng, C hưởng
ngôi nhà trị giá 1,5 tỷ đồng để quản lý thờ cúng. Di sản của ông A còn lại sau
khi đã trừ phần di sản thờ cúng là: 2,5 tỷ - 1,5 tỷ = 1 tỷ đồng. Nhưng ông A lại
vay bà E 2 tỷ đồng và nợ tiền thuế nhà nước 500 triệu đồng nên phải lấy cả phần
di sản thờ cúng để thanh toán nợ.
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về thừa kế theo "kỷ phần
bắt buộc" để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho những người này. Do vậy, di sản
thờ cúng lúc này cũng có thể bị giảm bớt bởi sự có mặt của những người thừa kế
khơng phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ được đảm bảo hưởng ít nhất 2/3
suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
3.1.5. Phân chia theo di chúc trong trường hợp người chết vừa để lại di
sản thờ cúng và di tặng
Di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc và nó phụ thuộc vào
tâm lý, ý chí của người lập di chúc. Mà mỗi người lại có những suy nghĩ, tình
cảm riêng nên di sản phân chia theo di chúc thường rất đa dạng và phong phú.
Trên thực tế có nhiều trường hợp người lập di chúc vừa để lại di sản dành cho
thờ cúng vừa để lại di sản để di tặng. Vấn đề đặt ra ở đây là khi phân chia di sản
người để lại di sản có nghĩa vụ cần phải thanh tốn mà vượt q số di sản cịn
lại, thì phải làm thế nào? Dùng di sản thờ cúng hay di sản di tặng để thực hiện
nốt phần nghĩa vụ đó? Ta xem xét hai trường hợp sau:
Thứ nhất, thanh toán trước các nghĩa vụ của người chết để lại, còn lại
bao nhiêu sẽ chia di sản thừa kế trong trường hợp người lập di chúc đã định đoạt
sẵn một tỷ lệ cụ thể cho các di sản.
25