Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.33 KB, 9 trang )



1
Về một số khái niệm thường dùng trong đảm bảo chất lượng
giáo dục đại học

Ths. Nguyễn Kim Dung
Trường ĐH Sư Phạm Tp HCM
TS. Phạm Xuân Thanh
Bộ GD và ĐT
Đã đăng ở Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003

Với sự ra đời của các hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) giáo dục đại
học (GDĐH) trên thế giới, việc thống nhất những định nghĩa cho các thuật ngữ
thường dùng trong các hoạt động ĐBCL và trong nghiên cứu chuyên môn là rất
quan tr
ọng. Bài viết này nhằm thảo luận một số định nghĩa của các thuật ngữ
thường dùng trong lĩnh vực ĐBCL GDĐH như chất lượng, chuẩn mực, tiêu chí,
chỉ số thực hiện (CSTH), điểm chuẩn và chuẩn so sánh, đồng thời đề xuất một
số định nghĩa có thể dùng trong hoàn cảnh cụ thể ở Việt nam (VN).

TÌNH HÌNH CHUNG
Khi đọc những ấn phẩm công bố các kết quả nghiên cứu và các văn bản
thường dùng trong GD, nhất là trong các hệ thống ĐBCL GD ĐH ở các nước, có
thể dễ dàng nhận thấy các thuật ngữ đang được dùng phổ biến hiện nay được
hiểu không như nhau (Brennan, 1997). Thậm chí trong cùng một hệ thống GD
như ở Mỹ, một thuật ngữ có thể được giải thích theo những cách khác nhau ở
các tiể
u bang khác nhau. Người ta thường nói đến chất lượng (quality), chuẩn
mực hay tiêu chuẩn (standards), tiêu chí (criteria), chỉ số thực hiện (performance
indicators), và điểm chuẩn (benchmarks) với những quan niệm khác nhau, đôi


khi gây nên những hiểu lầm đáng tiếc giữa các nhà nghiên cứu và các nhà GD,
đặc biệt gây lúng túng cho những người mới làm quen với các hệ thống ĐBCL,
hay thậm chí với những người đã quen với một hệ thống ĐBCL, nay muốn tìm
hiểu mộ
t hệ thống ĐBCL khác.
Sự thiếu thống nhất về quan niệm, về định nghĩa của các thuật ngữ trong


2
một lĩnh vực là điều thường xảy ra trong các hoạt động nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực, nhưng điều đó không có nghĩa là sự thiếu thống nhất sẽ cản trở những
vấn đề đang nghiên cứu. Một việc thường làm là người ta đưa ra các định nghĩa
cho các thuật ngữ sẽ sử dụng trong nghiên cứu của họ với những quan điể
m
riêng.

II. MỘT SỐ THUẬT NGỮ
CHẤT LƯỢNG
Chất lượng là một khái niệm trừu tượng và khó định nghĩa, thậm chí khó
nắm bắt. Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng của Harvey và Green (1993) nhằm
tổng kết những quan niệm chung của các nhà GD, chất lượng được định nghĩa
như tập hợp các thuộc tính khác nhau:
1) Chất lượng là sự xuất sắc (quality as excellence)
2) Chất l
ượng là sự hoàn hảo (quality as perfection)
3) Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (quality as fitness for purpose)
4) Chất lượng là sự đáng giá với đồng tiền [bỏ ra] (quality as value for
money)
5) Chất lượng là sự chuyển đổi về chất (quality as transformation)
Các nhà GD VN cũng đưa ra một số định nghĩa khác nhau, nhưng các

định nghĩa này thường trùng với các định nghĩa của nước ngoài. Nguyễn Đức
Chính (2000), có đưa ra định nghĩa về
chất lượng của GD VN như sau: “Chất
lượng GD ĐH được đánh giá qua mức độ trùng khớp với mục tiêu định sẵn”.
Định nghĩa này tương đồng với quan niệm về chất lượng của hầu hết các tổ chức
ĐBCL trên thế giới.

CHUẨN MỰC VÀ TIÊU CHÍ
Thế nào là chuẩn mực và tiêu chí
Khi nói đến việc đạt được một chuẩn mực, người ta thường ám chỉ
đến
chất lượng mà người ta mong muốn. Vì vậy, chất lượng và chuẩn mực thường đi


3
đôi với nhau. Trong ĐBCL, chuẩn mực thường được sử dụng khá khác nhau.
Trong đánh giá, chuẩn mực được hiểu là nguyên tắc đã được thống nhất giữa
những người trong cùng một lĩnh vực đánh giá để đo lường giá trị hoặc chất
luợng (Joint Committee on Standards for Educational Evaluation, 1981).
Trong kiểm định ở Mỹ, chuẩn mực được hiểu là mức độ yêu cầu nhất
định mà các trường ĐH ho
ặc chương trình đào tạo cần phải đáp ứng để được cơ
quan ĐBCL hoặc kiểm định công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định (CHEA, 2001).
Trong khi đó, tiêu chí lại được định nghĩa thông qua chuẩn mực. Theo CHEA
(2001), tiêu chí là chuẩn mực để kiểm định hoặc xác nhận một trường ĐH hoặc
một chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định. Như vậy, CHEA đ
ã sử dụng
chuẩn mực và tiêu chí như những từ đồng nghĩa. Theo CHEA (2002), trong số
sáu hiệp hội kiểm định các trường ĐH ở sáu vùng của Mỹ thì năm hiệp hội dùng
thuật ngữ 'chuẩn mực' trong khi đó chỉ có một hiệp hội ở vùng Trung-Bắc

(Higher Learning Commission, 2002) là sử dụng thuật ngữ ‘tiêu chí’. Những
hiệp hội kiểm định các trường cao đẳng cộng đồng hoặc các trườ
ng phổ thông
thiên về sử dụng thuật ngữ ‘tiêu chí’ hơn là thuật ngữ ‘chuẩn mực’.
ở các nước châu âu, chuẩn mực thường được dùng gắn kết với mức độ
của đầu ra. Chuẩn mực, theo cách định nghĩa của châu Aõu, được xem như kết
quả mong muốn của một chương trình đào tạo trong GD bao gồm kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần có của người t
ốt nghiệp, kể cả về chuẩn mực của bậc học lẫn
chuẩn mực của ngành được đào tạo (Brennan, 1997).
Chuẩn mực còn được hiểu là mức độ kiến thức cần đạt được trong học tập
của một sinh viên hay một tập hợp sinh viên (một lớp, một trường). Một chức
năng khác của chuẩn mực là mức trung bình trong đo lường các tiêu chí đ
ánh
giá chất lượng (Reynolds, 1990).
Chuẩn mực đối với sinh viên là những đòi hỏi mà sinh viên phải biết và
có khả năng đạt được nhằm hoàn thành một môn học hoặc một bậc học. Những
chuẩn mực như thế thường là những mong muốn, đòi hỏi và rất khó xác định
trước một cách chính xác, tuy nhiên vẫn phải công bố để hướng dẫn sinh viên


4
chuẩn bị để phấn đấu đạt được. Các chuẩn mực đó là những đánh giá có liên
quan đến sinh viên, bao gồm những phẩm chất và mục tiêu cần được đánh giá
với những tiêu chí đánh giá cụ thể (Woodhouse, 2001). Brennan (1997:9) cũng
quan niệm chuẩn mực như những mức độ kết quả mong muốn phải đạt được.
Tiêu chí còn được xem như những điểm kiểm soát và là chuẩn để
đánh
giá chất lượng của đầu vào và quá trình đào tạo (Johnes & Taylor, 1990). Trong
thực tế chưa có sự khác biệt rõ ràng giữa chuẩn mực và tiêu chí, nhưng đôi khi

tiêu chí được sử dụng như những yêu cầu cụ thể hơn so với chuẩn mực. Vì vậy,
nhiều người vẫn quan niệm rằng tiêu chí nằm trong chuẩn mực hay mỗi chuẩn
mực có một hay nhiều tiêu chí.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ standard th
ường được dùng là chuẩn mực,
nhưng trong từ điển Anh – Việt thì standard là 1. Tiêu chuẩn, chuẩn, mẫu; 2.
Mức độ phẩm chất đòi hỏi, mức độ phẩm chất mong đợi, mức độ phẩm chất
được chấp nhận; 3. Trình độ, mức; 4. Mức độ trung bình; 5. Mức cụ thể của
chuyên môn… Trong các văn bản qui phạm pháp luật, thuật ngữ “tiêu chuẩn”
được dùng thay cho các thuật ngữ “chuẩn m
ực”. Vì vậy, tác giả cho rằng, chúng
ta có thể dùng thuật ngữ “chuẩn mực” nhưng trong các văn bản qui phạm pháp
luật nên dùng thuật ngữ “tiêu chuẩn”.
Tại sao lại cần chuẩn mực
Chuẩn mực cầt thiết cho bất cứ nền GD nào, đặc biệt ở giai đoạn chuyển
từ GD ĐH tinh hoa sang GD ĐH đại chúng. Hiện nay, không chỉ ở VN mà còn ở
các nước có nền GD tiên tiến, chất lượ
ng và chuẩn mực nhiều lúc có xu hướng
suy giảm. Một số ý kiến cho rằng chất lượng GD ĐH có nguy cơ xuống dốc khi
chất lượng đầu vào (SV, cơ sở vật chất) bị suy giảm, khi các yêu cầu của khoá
học ở nhiều trường ĐH không đòi hỏi SV phải làm việc cật lực để đạt được
những kết quả tốt hơn, khi tiêu chuẩn tốt nghiệp ch
ưa đủ cao để thử thách SV
phải vượt qua. Để đáp ứng nhu cầu học tập đang có xu hướng gia tăng, nhiều
trường ĐH đã không ngần ngại hạ điểm chuẩn để tuyển được nhiều sinh viên và
hạ yêu cầu để có nhiều sinh viên tốt nghiệp. Vì vậy, việc đặt ra các chuẩn mực


5
và duy trì các chuẩn mực đó là hết sức cần thiết và quan trọng để ĐBCL đào tạo

của từng trường ĐH và cả hệ thống GD ĐH.
CHỈ SỐ THỰC HIỆN
Chỉ số thực hiện là các biểu hiện (thường bằng số) của tình trạng, hoặc kết
quả đầu ra của một tổ chức GD (ví dụ: trường ĐH, trường phổ thông), c
ủa
chương trình đào tạo hoặc quá trình hoạt động (CHEA, 2001). Đôi khi CSTH
còn được gọi là ‘chỉ số quản lý’. CSTH là một tập hợp các thông tin cụ thể và
đáng tin cậy, được đo đếm chính xác, được thiết kế nhằm phục vụ cho mục đích
giải trình với các cơ quan bên ngoài về tình trạng của nhà trường và những kết
quả đã đạt được. Các CSTH thường bao gồm các dữ liệu về
việc nhập học và tốt
nghiệp của sinh viên, các công trình nghiên cứu khoa học, tình trạng việc làm
của người mới tốt nghiệp, tiền học phí, tỷ lệ SV/GV, khối lượng công việc của
GV, các công việc có liên quan đến SV, số lượng SV trong lớp học, phòng thí
nghiệm và các trang thiết bị, thư viện, công nghệ thông tin, các nguồn lực hiện
có liên quan đến việc học tập của SV.
Mỗi chuẩn mực hay tiêu chí thường có m
ột hoặc một số CSTH để cụ thể
hoá các chuẩn mực hoặc tiêu chí đó.

ĐIỂM CHUẨN, CHUẨN SO SÁNH VÀ BENCHMARKING
Ngày nay, benchmark và benchmarking được sử dụng nhiều trong GD,
tuy nhiên các thuật ngữ này đã làm cho nhiều người lúng túng. Trong từ điển
Anh-Việt, benchmark được giải nghĩa: 1. dấu làm chuẩn; 2. điểm chuẩn. Trong
khảo sát trắc địa, benchmark là một điểm mốc mà dựa vào đó người ta có thể
đo
đạc vị trí của các vật thể khác. Theo một nghĩa khác thì benchmark là một điểm
tham khảo hay tiêu chí dựa vào đó người ta đo lường một đối tượng khác. ở đây,
khái niệm đo lường được dùng với nghĩa rộng hơn trong khảo sát trắc địa.
Benchmark còn dùng để chỉ mức độ xuất sắc hoặc điểm ưu tú trong một sản

phẩm hoặc dịch vụ
(Jackson, 2000).
Trong nhiều trường hợp, benchmark trở thành cái mốc để so sánh một vật


6
thể trong ba trạng thái: hơn, bằng, kém hay là một cái mốc để xác định vị trí của
vật thể khác trong không gian hay trong quan niệm của mọi người. Với quan
niệm đó thì điểm chuẩn trong từ điển Anh-Việt chỉ là cái mốc dùng trong GD
mà dưới cái mốc đó thì chưa đạt yêu cầu hay không được tuyển chọn. Ví dụ: kết
quả bài kiểm tra dưới 5 điểm thì gọi là chưa đạt yêu cầ
u; hay trong tuyển sinh
vào ĐH, ví dụ 13 điểm của 3 môn thi là điểm chuẩn để trúng tuyển ĐH. Vì vậy,
điểm chuẩn của môn học hay trong tuyển sinh trở thành chuẩn mực tối thiểu mà
sinh viên phải đạt được. Do đó, benchmark trong đánh giá môn học hay tuyển
sinh nên gọi là điểm chuẩn.
Trong ĐBCL, nhiều nước thiết lập một hệ thống benchmark đã đạt được
như nhữ
ng cái mốc chung để các cá nhân và đơn vị chưa đạt được sẽ phải có kế
hoạch phấn đấu để đạt được trong thời gian ngắn. Khi đó, benchmark được hiểu
như là chuẩn so sánh, sẽ có ý nghĩa tổng quát hơn và có nhiều ứng dụng trong
GD ĐH. Trên phương diện này, chuẩn so sánh sẽ khác với chuẩn mực.
Benchmark được gọi là điểm mốc, điểm chuẩn hay chuẩn so sánh nhưng
benchmarking lại là một khoa học mà chủ thể phải nghiên cứu, phân tích đơn vị
mình và các đơn vị đồng nghiệp rất kỹ, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược thực
hiện và triển khai thực hiện nhằm đạt được các chuẩn đã được xác định.
Benchmarking được dùng lần đầu tiên trong nghiên cứu của Melton khi
giải nghĩa chuẩn mực như là cái mốc để sinh viên so sánh với năng lực và k
ết
quả mà họ đạt được " (student physician, 1957, cited in the New Oxford English

Dictionary).
Xerox (1998, trích trong Jackson, 2000) miêu tả việc sử dụng
benchmarking như “một quá trình tự đánh giá và tự hoàn thiện thông qua việc so
sánh một cách hệ thống và kết hợp giữa thực tiễn và việc thực hiện với các đối
thủ cạnh tranh để xác định các điểm mạnh và điểm yếu, và học hỏi cách thích
nghi và cải tiến khi có sự thay đổi về
điều kiện”.
Trên cơ sở những dẫn chứng và phân tích ở trên có thể định nghĩa
benchmarking như một khoa học so sánh để vươn lên các chuẩn mực cao hơn.


7
Nhưng tác giả cho rằng nên sử dụng thuật ngữ benchmarking hơn là dịch nó
sang tiếng Việt để khỏi phải làm mất đi ý nghĩa của nó. Điều này cũng tương tự
như sử dụng thuật ngữ marketing trong kinh doanh.
Các quá trình của benchmarking nhằm đạt được các chuẩn mực trong học
tập: có thể bao gồm các bước xác định những vấn đề dưới đây:
• Những mụ
c tiêu mà người học mong muốn sẽ đạt được trong quá
trình học tập (Cái gì mà người học mong muốn sẽ học được và có thể làm
được?); đồng thời đóự cũng là yêu cầu về học thuật mà nhà trường đòi hỏi
người học phải đạt được.
• Các phương tiện mà thông qua đó người học có thể đạt được những
kết quả mong muốn (chương trình học, ph
ương pháp dạy và học, các hệ
thống trợ giúp và hướng dẫn, việc giảng dạy của giáo viên);
• Các phương tiện mà thông qua đó người học sẽ thể hiện được
những kết quả cụ thể của họ và những chuẩn mực thực sự mà họ đạt đươcù,
ví dụ: các phương thức đánh giá.
Nguyên tắc cơ bản của một đánh giá là sự

đúng mực, tính thiết thực, tính
khả thi và sự chính xác.
Một định nghĩa khác khá quan trọng về benchmarking là của Robert
Camp (1989) và Price (1994). Camp kết hợp quá trình tìm kiếm và áp dụng vào
thực tế những sáng kiến tốt nhất với việc đưa ra những lý do áp dụng chúng để
cải tiến quá trình làm việc nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Price thêm
vào định nghĩa của Capm bằng một quá trình ‘cởi mở và kết hợp đánh giá các
dịch v
ụ và các quá trình’ với mục tiêu ‘cạnh tranh hoặc cải tiến những những
biện pháp tốt nhất đang thực hiện’.
Ngoài ra, benchmarking còn được trình bày khá chi tiết trong cuốn sách
“Benchmarking trong GD ĐH” do Jackson và Lund (2000) biên soạn.

III. CÁC KIẾN NGHỊ
Nhằm tạo điều kiện cho việc thống nhất các định nghĩa và khái niệm dùng


8
trong ĐBCL GD ĐH và trong nghiên cứu khoa học GD tại VN, chúng tôi xin đề
xuất một số định nghĩa sau đây:
Chất lượng: là sự đáp ứng của sản phẩm đào tạo đối với các chuẩn mực
và tiêu chí đã được xác định.
Chuẩn mực: là khái niệm dùng để biểu thị những đặc tính, phẩm chất của
chất lượng mà chúng ta muốn đạt được. Trong GD, chuẩn mự
c là những đòi hỏi
mà một nền GD hay một trường học mong muốn người học phải đạt được khi
tốt nghiệp. Trong các văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn được dùng thay
cho chuẩn mực.
Tiêu chí: là sự cụ thể hóa của chuẩm mực, chỉ ra những căn cứ để đánh
giá chất lượng. Tiêu chí có thể đo được thông qua các CSTH.

Chỉ số thực hiệ
n: là những con số hoặc những ký hiệu định lượng dùng
để đo lường các tiêu chí chất lượng.
Điểm chuẩn: điểm tối thiểu để công nhận người học đạt được yêu cầu tối
thiểu của một kỳ thi.
Chuẩn so sánh: một điểm mốc về một phương diện cụ thể để các cơ sở
GD tự đánh giá, t
ự hoàn thiện thông qua việc so sánh giữa cơ sở của mình với
các cơ sở khác.
Benchmarking: là một khoa học về tự đánh giá và so sánh giữa các các
hệ thống chuẩn khác nhau để phấn đấu đạt được các chuẩn mực cao hơn trong
giáo dục.
Đ
ịA CHỉ LIÊN Hệ:
Nguyễn Kim Dung: Trung tâm Giáo dục Đại học
Trường ĐH Melbourne
Parkville, 3010 Australia
E-mail:
Phạm Xuân Thanh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
49 Đại Cồ Việt, Hà nội
E-mail:

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Brennan, J. (1997). Introduction. In Brennan, J.; de Vries, P.; and Williams, R.


9
(Eds.) Standards and Quality in Higher Education. London: Jessica
Kingsley.
Camp, R. (1989). Benchmaking: the Search for Industry Best Practices that

Lead to Superior Performance. Milwaukee: American Society for
Quality Control.
CHEA (2001). Glossary of key terms in quality assurance and accreditation.
International Quality Review. . Retrieved October 28, 2002 from the
World Wide Web:
CHEA (2002). Directories. Retrieved October 28, 2002 from the World Wide
Web: (please see each regional accrediting organisation)
Harvey, L. and Green, D. (1993). Defining quality. Assessment and Evaluation
in Higher Education 18 (1), 9-34.
Higher Learning Commission. (2002). Addendum to the Handbook of
Accreditation Second Edition. . Retrieved October 28, 2002 from the
World Wide Web:
/>March2002.pdf
Jackson, N. and Lund, H. (2000). Benchmaking for Higher Education.
Philadelphia: Open University.
Johnes, J. and Taylor, J. (1990). Performance Indicators in Higher Education.
Buckingham: The Society for Research into Higher Education.
Joint Committee on Standards for Educational Evaluation (1981). The Personnel
evaluation Standards. Newbury Park, CA:Sage.
Price, I. (1994). A plain person’s guide to benchmarking. Special Report of the
Unit for Facilities Management Research. Sheffield: Sheffield Hallam
University.
Nguyễn, Đức Chính. (2000). Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất
lượng đào tạo dùng cho các trường ĐH Việt nam. Paper presented in
the Conference of Quality Assurance in Training in Vietnam on April
4
th
in Da lat, Vietnam.
Reynolds, P. (1990). Is an external examiner system an adequate guarantee of
academic standards. In Loder, C. (Ed.) Quality assurance and

accountability in Higher Education, 22-31. London: Kogan Page.
Woodhouse, D. (2001). Australian Universities Quality Audit. Audit Manual.
Draft Edition. Melbourne: AUQA.

×