Báo cáo thực tập tổng hợp - 1 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
I.Giới thiệu chung về Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIC)
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM (BIC) là một đơn vị thành viên của Ngân hàng đầu tư và phát
triển Việt Nam (BIDV), ra đời trên cở sở chiến lược thành lập tập đoàn
tài chính mang thương hiệu BIDV thong qua việc BIDV mua lại phần
vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE (Autralia) trong liên doanh
bảo hiểm Việt-Úc(Liên doanh giữa QBE và BIDV, bắt đầu hoạt động tại
thị trường Việt Nam từ giữa năm 1999).
BIC được thành lập theo Quyết định số 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005
của hội đồng Quản trị ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, có vốn
điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, do ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hạch toán độc lập. BIC đã
chính thức đi vào hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01/01/2006.
Ngày 10/04/2006, Bộ tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động
11GP/KDBH cho BIC với thời gian hoạt động là 89 năm.Do quá trình
phát triển nhanh chóng của BIC, từ thời điểm đó tới nay, Bộ tài chính đã
thêm 4 lần cấp giấy phép điều chỉnh hoạt động cho BIC, bao gồm:
Giấy phép điều chỉnh số 11/BPĐC1/KDBH, ngày 10/05/2006 cho phép
Công ty Bảo hiểm BIDV thành lập các chi nhánh tại Hải Phòng, Nghệ
An, Đà Nẵng.
Giấy phép điều chỉnh số 11/BPĐC2/KDBH, ngày 27/09/2006 cho phép
công ty bảo hiểm BIDV thành lập các chi nhánh tại Bình Định, Tây
Nguyên, Đồng Nai, Vũng tàu, Cần Thơ.
Giấy phép điều chỉnh số 11/GPDDC3/KDBH, ngày 17/10/2006 nâng vốn
điều lệ của công ty bảo hiểm BIDV lên 200 tỷ VNĐ.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 2 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
Giấy phép điều chỉnh số 11/GPDDC4/KDBH, ngày 07/09/2007 nâng vốn
điều lệ của công ty bảo hiểm BIDV lên 500 tỷ VNĐ và thành lập thêm 3
chi nhánh tại Hà Nội, Hải Dương và Quảng Ninh.
Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC5/KDBH, ngày 22/08/2008 cho phép
công ty thành lập thêm 07 chi nhánh: BIC Tây Hà Nội, BIC Tây Bắc,
BIC Đông Bắc, BIC Thái Nguyên, BIC Khánh Hòa, BIC Bắc Tây
Nguyên, BIC Bình Dương.
2.Vài nét về công ty
2.1 TÊN CÔNG TY:
- Tên Việt Nam: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
- Tên Tiếng Anh: BIDV Insurance Company.
- Tên viết tắt: BIC
2.2 BAN GIÁM ĐỐC:
- Giám đốc: Phạm Quang Tùng
- Phó Giám đốc: Nguyễn Thị Thanh Vân
- Phó Giám đốc: Trần Trung Tính
- Phó Giám đốc: Tôn Lâm Tùng
- Phó Giám đốc: Mai Nguyên Đông
2.3 TRỤ SỞ CHÍNH:
- Địa chỉ: Tầng 10, Toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191
Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: (+84-4) 22200282
- Fax: (+84-4) 22200281
- Email:
- Website: www.bic.vn
Báo cáo thực tập tổng hợp - 3 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
2.4 THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG:
- Năm thành lập: 1999
- Tổng số năm hoạt động: 10 năm
- Kinh nghiệm hoạt động: 10 năm.
2.5 VỐN ĐIỀU LỆ:
- Vốn điều lệ hiện nay: 500 tỷ đồng
2.6 MẠNG LƯỚI:
2.6.1. Chi nhánh BIC Thái Nguyên
- Địa chỉ: Tổ 27, Phường Hoàng Văn Thụ, Thành phố Thái Nguyên
- Điện thoại: (+84 - 280) 3.656.858
- Fax: (+84 - 280) 3.656.838
- Giám đốc chi nhánh: Ông Hà Mậu Quý
2.6.2. Chi nhánh BIC Đông Bắc
- Địa chỉ: Số 1, đường Nguyễn Đăng Đạo, Thành phố Bắc Ninh
- Điện thoại: (+84 - 241) 6.250.038
- Fax: (+84- 241) 6.250.039
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Viết Hải
2.6.3. Chi nhánh BIC Tây Bắc
- Địa chỉ: số 8, đường Kim Ngọc, phường Ngô Quyền, Thành phố
Vĩnh Phúc
- Điện thoại: (+84-211) 6.252.526
- Fax: (+84- 211) 6.252.566
- Giám đốc chi nhánh: Ông Trần Sơn Vũ
2.6.4. Chi nhánh BIC Hà Nội
- Địa chỉ: 773 Hồng Hà, Quận Hoàn Kiếm, Hà nội
Báo cáo thực tập tổng hợp - 4 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
- Điện thoại: (+84-4) 3.932 8888
- Fax: (+84-4) 3.932 8077
- Giám đốc chi nhánh: Ông Mai Nguyên Đông
2.6.5. Chi nhánh BIC Tây Hà Nội
- Địa chỉ: số 197, đường Quang Trung, Thành phố Hà Đông
- Điện thoại: (+84-343) 3.550.246
- Fax: (+84- 343) 3.550.226
- Giám đốc chi nhánh: Ông Vũ Minh Hải
2.6.6. Chi nhánh BIC Hải Dương
- Địa chỉ: Tầng 3, 115 Trần Hưng Đạo, Thành phố Hải Dương.
- Điện thoại: (+84-320) 3.837 779
- Fax: (+84-320) 3.837 778
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Văn Lực
2.6.7. Chi nhánh BIC Hải Phòng:
- Địa chỉ: Số 8 Bến Bính, Thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: (+84-31) 3.747 373
- Fax: (+84-31) 3.747 727
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Thành Minh
2.6.8. Chi nhánh BIC Quảng Ninh
- Địa chỉ: Tầng 6, 737 Lê Thánh Tông, Thành phố Hạ Long.
- Điện thoại: (+84-33) 3.518 338
- Fax: (+84-33) 3.518 118
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Việt Hùng
2.6.9. Chi nhánh BIC Nghệ An:
- Địa chỉ: 216 Lê Duẩn, Thành Phố Vinh.
- Điện thoại: (+84-38) 3.592 877
- Fax: (+84-38) 3.592 878
- Giám đốc chi nhánh: Ông Trần Minh Tính
2.6.10. Chi nhánh BIC Đà Nẵng:
Báo cáo thực tập tổng hợp - 5 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
- Địa chỉ: 40-42 Đường Hùng Vương, Quận Hải châu, Thành phố Đà
Nẵng.
- Điện thoại: (+84-511) 3.865 803
- Fax: (+84-511) 3.865 804
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Văn Báu
2.6.11. Chi nhánh BIC Bình Định
- Địa chỉ: 72 Lê Duẩn, Thành phố Quy Nhơn.
- Điện thoại: (+84-56) 3.520 052
- Fax: (+84-56) 3.520 089
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Quang Đông
2.6.12. Chi nhánh BIC Khánh Hòa
- Địa chỉ: Số 35, đường 2/4, Thành Phố Nha Trang
- Điện thoại: (+84-58) 3.516 081
- Fax: (+84-58) 3.516 080
- Giám đốc chi nhánh: Ông Hồ Sỹ Dũng
2.6.13. Chi nhánh BIC Đồng Nai
- Địa chỉ: Lô F khi phố 1, Phường Long Bình Tân, Thành phố Biên
Hoà.
- Điện thoại: (+84-61) 3.836 191
- Fax: (+84-61) 3.836 290
- Giám đốc chi nhánh: Bà Lê Thị Hồng
2.6.14. Chi nhánh BIC Bình Dương
- Địa chỉ: 491 Đại lộ Bình Dương, Thị xã Thủ Dầu Một, Bình
Dương
- Điện thoại: (+84-650) 848.509
- Fax: (+84-650) 848.508
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Ngọc Hà
2.6.15. Chi nhánh BIC Bắc Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tổng hợp - 6 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
- Địa chỉ: số 1 Nguyễn Văn Trỗi, Thành phố Pleiku
- Điện thoại: (+84-59) 3.241041
- Fax: (+84-59) 3.720039
- Giám đốc chi nhánh: Ông Trương Vĩnh Minh
2.6.16. Chi nhánh BIC Tây Nguyên
- Địa chỉ: 41 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột.
- Điện thoại: (+84-500) 3.957351
- Fax: (+84-500) 3.957350
- Giám đốc chi nhánh: Ông Nguyễn Đức Uy
2.6.17. Chi nhánh BIC Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: Lầu 7, Saigon Trade Center, Số 37 Tôn Đức Thắng, Quận
1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: (+84-8) 3.9105 869
- Fax: (+84-8) 3.9105 868
- Giám đốc chi nhánh: Ông Hoàng Văn Sơn
2.6.18. Chi nhánh BIC Vũng Tàu
- Địa chỉ: 72A Trần Hưng Đạo, Thành phố Vũng Tàu
- Điện thoại: (+84-64) 6.253 218
- Fax: (+84-64) 6.253 168
- Giám đốc chi nhánh: Ông Lê Mạnh Hùng
2.6.19. Chi nhánh BIC Cần Thơ
- Địa chỉ: 29-31 Châu Văn Liêm, Thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: (+84-71) 3.816 367
- Fax: (+84-71) 3.916 368
- Giám đốc chi nhánh: Bà Nguyễn Thị Hoàng Hoa
2.6.20. Ngoài các chi nhánh, hiện nay BIC còn có 45 Phòng Kinh doanh
khu vực tại các tỉnh thành trong cả nước. Tất cả các chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại các tỉnh và thành phố trên toàn
quốc là đại lý bảo hiểm của BIC.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 7 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
2.7 Ngành nghề kinh doanh
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển là công ty bảo
hiểm phi nhân thọ, có chức năng kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi
nhân thọ, tái bảo hiểm, và các hoạt động đầu tư cụ thể như sau:
2.7.1.Kinh doanh các sản phẩm phi nhân thọ: Đây là hoạt động
chính của BIC, công ty đã nhanh chóng triển khai được hơn 70 loại hình
bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực cụ thể như sau:
Bảo hiểm kĩ thuật bao gồm:
- Bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng
- Bảo hiểm mọi rủi ro lắp đặt
- Bảo hiểm máy móc và thiết bị xây dựng
- Bảo hiểm đổ vỡ máy móc
- Bảo hiểm nồi hơi
- Bảo hiểm thiết bị điện tử
- Bảo hiểm kho lạnh
- Bảo hiểm tổn thất lợi nhuận do đổ vỡ máy móc
Bảo hiểm tài sản:
- Bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt
- Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh
Bảo hiểm con người:
- Bảo hiểm kết hợp con người
- Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
- Bảo hiểm du lịch
- Bảo hiểm bồi thường cho người lao động
Bảo hiểm xe cơ giới:
- Bảo hiểm vật chất xe
- Bảo hiểm TNDS của chủ xe đối với bên thứ ba
Báo cáo thực tập tổng hợp - 8 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
- Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe
Bảo hiểm trách nhiệm:
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
- Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
Bảo hiểm hàng hóa:
- Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu (đường biển, đường hàng
không).
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa (đường bộ, đường
sắt, nội thuỷ)
Bảo hiểm tàu:
- Bảo hiểm thân tàu
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu hoạt
động trong vùng nội thuỷ và lãnh hải Việt Nam
Bảo hiểm khác:
- Bảo hiểm tiền
- Bảo hiểm trộm cắp
- Bảo hiểm tính trung thực
- Bảo hiểm cho các tổ chức tín dụng
Ngoài những nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống trên, BIC đã triển
khai một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: Bancainsurancare (Bic Bảo An,
Bic Bảo Phú…), bảo hiểm tài chính…
Trong số các nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của
BIC phải kể đến bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro
đặc biệt, bảo hiểm xe cơ giới.
2.7.2.Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: (bao gồm nhận tái và
nhượng tái bảo hiểm).
Đối với các công trình, dự án lớn tại Việt Nam, các công ty bảo
hiểm Việt Nam chỉ giữ lại một phần tỷ lệ trách nhiệm, còn phần lớn là tái
Báo cáo thực tập tổng hợp - 9 - Sinh viên: Nguyễn Thành Trung
bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Vì vậy khi đánh giá năng
lực của một nhà bảo hiểm để lựa chọn nhà đầu tư, ngoài việc xem xét uy
tín, khả năng tài chính thì đánh giá về năng lực tái là quan trọng nhất.
Một chương trình tái bảo hiểm tốt nhất, phải là một chương trình được
các nhà tái lớn, có uy tín trên thị trường tham gia.
Các nhà tái và môi giới bảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuấn và
tin tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các
lĩnh vực Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro
tài sản…
BIC đã xây dựng mối quan hệ kinh doanh với các nhà tái lớn trên
thế giới như: Swiss Re, AIG, QBE, Best Re, Labuan Re, Malaysia Re
Tái bảo hiểm là một trong những công cụ quản lý rủi ro đảm bảo
khả năng tài chính cho các hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn và tăng
doanh thu từ phí nhận tái và hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.
2.7.3.Đầu tư tài chính: Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển sẽ thực hiện đầu tư theo hướng chuyên nghiệp hoá nhằm nâng
cao năng lực tài chính của công ty, hỗ trợ các hoạt động khai thác. Ngoài
ra, hoạt động đầu tư tài chính là kênh chính tạo ra lợi nhuận, thu nhập
chính của công ty. Đặc biệt trong giai đoạn đầu mới đi vào hoạt động,
công ty đang thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường nên việc lỗ
nghiệp vụ là không thể tránh khỏi, vì vậy nguồn lôựi nhuận của công ty
chủ yếu là tạo ra từ hoạt dộng đầu tư tài chính.
2.7.4.Dịch vụ giám định: Bên cạnh các lĩnh vực chính như trên,
BIC còn cung cấp các dịch vụ đại lý khác liên quan như: Đại lý giám
định, điều tra,tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý xét giải quyết bồi thường
và đòi người thứ ba…
2.8. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được chia thành 3 cấp:
Báo cáo thực tập tổng hợp - 10 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
- Cấp trụ sở chính có vai trò định hướng, điều hành, quản lý,
hỗ trợ kinh doanh, trực tiểp kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh.
- Cấp chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh theo định
hướng của Công ty, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng, phát triển
thị trường và xử lý sau bán hàng.
- Cấp Phòng kinh doanh khu vực trực thuộc các Chi nhánh
thực hiện các hoạt động kinh doanh, cung cấp các dịch vụ cho khách
hàng tại khu vực được giao phụ trách và xử lý sau bán hàng theo phân
cấp của chi nhánh.
Hiện nay, BIC có 19 chi nhánh và 45 phòng kinh doanh khu vực
đặt tại các tỉnh, thành phố cùng hơn 1200 đại lý, cộng tác viên trong cả
nước. Và tất cả các chi nhánh BIDV tại các tỉnh và thành phố trên toàn
quốc là đại lý bảo hiểm của BIC
Phòng Phát triển kinh
doanh
Phòng Đầu tư
Phòng Dự án
Phòng Tái bảo hiểm
Chi nhánh Quảng Ninh
Chi nhánh Hải Phòng
Chi nhánh Hải Dương
Chi nhánh Đà Nẵng
Chi nhánh Nghệ An
Chi nhánh Bình Định
Báo cáo thực tập tổng hợp - 11 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty bảo hiểm BIC
TRỤ
SỞ
CHÍNH
Phòng Hàng hải
Phòng Phi Hàng hải
Phòng Tổ chức hành
chính
Phòng Giám định bồi
thường
Phòng Tài chính kế toán
Phòng Công nghệ thông
tin
Phòng Kiểm tra nội bộ
Chi nhánh Đông Bắc
Chi nhánh Tây Bắc
Chi nhánh Tây Hà Nội
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Thái Nguyên
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Chi nhánh Bắc Tây
Nguyên
Chi nhánh Tây Nguyên
Chi nhánh Bình Dương
Chi nhánh Đồng Nai
Chi nhánh Khánh Hoà
Chi nhánh Vũng Tầu
Chi nhánh Cần Thơ
Phòng Tài sản kỹ thuật
Báo cáo thực tập tổng hợp - 12 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
3. Vài nét về phòng hàng hải
3.1. Chức năng
• Tham mưu cho Ban giám đốc và thực hiện quản lý toàn diện hoạt
động kinh doanh bảo hiểm nhóm nghiệp vụ hàng hải trong toàn công ty
• Đầu mối tiếp nhận, thẩm định, duyệt/trình duyệt chấp nhận rủi ro
các đơn/hợp đồng bảo hiểm vượt thẩm quyền của các chi nhánh và đơn vị
kinh doanh trực thuộc Công ty đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.
• Hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động khai thác
nhóm nghiệp vụ hàng hải trong toàn công ty
3.2. Nhiệm vụ
3.2.1. Công tác quản lý, ban hành sản phẩm bảo hiểm:
• Quản lý, phát triển danh mục sản phẩm thuộc nhóm nghiệp vụ giao
phụ trách từ: quy tắc, biểu phí, các sửa đổi bổ sung, mẫu hợp đồng/giấy
chứng nhận bảo hiểm, nội dung ấn chỉ, biểu mẫu liên quan… đảm bảo
khả năng cạnh tranh, phù hợp với nhu cầu thị trường.
• Xây dựng và trình ban hành các hướng dẫn, kỷ luật khai thác, các
quy định, quy trình khai thác các sản phẩm nghiệp vụ để thực hiện thống
nhất trong toàn Công ty.
• Nghiên cứu, thiết kế các sản phẩm mới liên quan đến nhóm nghiệp
vụ phụ trách theo nhu cầu và định hướng khai thác của Công ty.
3.2.2. Công tác xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh nghiệp vụ
• Tham mưu, đề xuất cho Ban Giám đốc Công ty về chiến lược phát
triển, định hướng khai thác bảo hiểm nhóm nghiệp vụ phụ trách và lập kế
hoạch, tổ chức triển khai thực hiện.
• Đề xuất việc phân cấp thẩm quyền khai thác đối với Ban Giám đốc
điều chỉnh cho phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh
(phân theo từng sản phẩm/nhóm sản phẩm và địa bàn).
Báo cáo thực tập tổng hợp - 13 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
• Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường nhằm đề xuất các
chính sách về kinh doanh, chính sách khách hàng phù hợp, nâng cao khả
năng cạnh tranh trong lĩnh vực hàng hải.
3.2.3. Công tác quản lý rủi ro, hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ
• Đầu mối tiếp nhận, xem xét/đánh giá, duyệt/trình duyệt chấp nhận
rủi ro các dịch vụ bảo hiểm vượt thẩm quyền các chi nhánh và đơn vị
kinh doanh trực thuộc Công ty đối với nhóm nghiệp vụ hàng hải.
• Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, kết
quả kinh doanh (doanh thu, tỷ lệ bồi thường…) đối với nhóm nghiệp vụ
hàng hải trong toàn Công ty.
• Chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn việc triển khai nhóm
nghiệp vụ phụ trách trong toàn Công ty.
• Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính tham mưu cho Ban Giám
đốc trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ liên
quan đến nghiệp vụ hàng hải.
3.2.4. Công tác thống kê, kiểm tra liên quan đến nghiệp vụ
• Quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến chức năng nhiệm vụ
của phòng và các hồ sơ tác nghiệp đã thực hiện.
• Phối hợp với Phong Kiển tra nội bộ thực hiện việc kiểm tra về
nghiệp vụ, việc thực hiện phân cấp thẩm quyền đối với các đơn vị trực
tiếp khai thác trong toàn Công ty.
• Chịu trách nhiệm cung cấp các số liệu thống kê liên quan đến
nghiệp vụ hàng hải.
• Chịu trách nhiệm rà soát toàn bộ các đơn/hợp đồng bảo hiểm trong
toàn hệ thống liên quan đến nghiệp vụ hàng hải trước khi chuyển cho
Phòng Tài bảo hiểm xác nhận cơ cấu tái và/hoặc cập nhật chính thức vào
hệ thống phần mềm quản lý theo quy định của Công ty để đảm bảo an
toàn hoạt động.
3.2.5. Các công việc khác
• Đầu mối quản lý chương trình bảo hiểm nội ngành của hệ thống
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ khâu tư vấn, cấp đơn/hợp
đồng bảo hiểm, theo dõi việc xử lý bồi thường, thanh toán phí bảo hiểm,
tái tục…
• Phối hợp với Phòng Phát triển kinh doanh thực hiện công tác tuyên
truyền, xây dựng các chương trình hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp
trong và ngoài nước, quảng bá các sản phẩm bảo hiểm liên quan đến
nghiệp vụ hàng hải.
• Phối hợp với Phòng Giám định bồi thường tham mưu cho Ban
Giám đốc trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến
nghiệp vụ hàng hải.
• Phối hợp với Phòng Tái bảo hiểm trong việc xây dựng phương án
tái bảo hiểm hàng năm liên quan đến khối nghiệp vụ hàng hải.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 14 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
• Xử lý các vấn đề vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động
nghiệp vụ của phòng.
• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.
II.Đánh giá tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua và
các phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
1.Tình hình hoạt động
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 06 năm của liên
doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm qua
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIC tiếp tục thực hiện
chiến lược cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống và
tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói từ Ngân
hàng – Chứng khoán - Bảo hiểm để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng.
Qua trình phát triển, BIC ngày càng khẳng định vị thế của mình trên
thị trường bảo hiểm Việt Nam. BIC đã nhanh chóng triển khai hơn 70
loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, hỏa
hoạn, tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, hàng hóa, con người, bảo hiểm xe cơ
giới, trách nhiệm dân sự tới các đối tượng khách hàng trong nước và
nước ngoài. Công ty đã tham gia bảo hiểm cho nhiều công trình/dự án
trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư lớn của các Tập đoàn, Tổng công
ty trong các lĩnh vực: thuỷ điện, xi măng, đường bộ,…Trong số các
nghiệp vụ bảo hiểm có tốc độ tăng trưởng cao của BIC phải kể đến bảo
hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm cháy và xe cơ giới. Ngoài những
nghiệp vụ bảo hiểm truyền thống, trong thời gian qua BIC đã triển khai
một số nghiệp vụ bảo hiểm mới như: bảo hiểm tài chính, bảo hiểm trách
nhiệm giám đốc và nhà điều hành…Một số dự án BIC đã và đang thu xếp
bảo hiểm có giá trị lớn như Nhà máy Thủy điện Dăkmi 4, Nhà máy Thủy
điện Nậm Chiến 1, Nhà máy Xi măng Hạ Long, Nhà máy Thủy điện
Đồng Nai 2, Nhà máy xi măng Bình Phước, Tháp 68 tầng Financial
Tower của Bitexco, Crown Plaza, Đường Quốc lộ 5 mới…
Để ngày càng đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ
cũng như nâng cao năng lực nhận bảo hiểm cho các dự án đầu tư lớn, BIC
đã tăng cường hợp tác với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới như
Swiss Re, ACR, QBE, AIG, B.E.S.T RE, Malaysian Re, Munich Re…
Các nhà tái và môi giới bảo hiểm quốc tế đã tích cực hậu thuẫn và tin
tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh
vực Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm tàu, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
…
Báo cáo thực tập tổng hợp - 15 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng khi xảy ra tổn thất và tiến
hành bồi thường nhanh chóng và thỏa đáng, BIC có quan hệ mật thiết với
các Công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp như: Cunningham Lindsey,
Crawford, Mc Larens và đã nhận được sự cộng tác hiệu quả của các
Công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại.
BIC luôn coi nhiệm vụ bồi thường là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong
hoạt động kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng chính là
đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Với tôn chỉ hoạt động lấy sự chính trực là kim chỉ nam xuyên suốt
mọi hoạt động, coi trọng sự sáng tạo, tài năng cá nhân và xác định đây là
giá trị cốt lõi của sự thành công và trường tồn của công ty, BIC đã xây
dựng được đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn
cao và yêu nghề. Hàng năm BIC đã dành kinh phí lớn cho hoạt động đào
tạo chuyên môn, đào tạo các kỹ năng để đảm bảo chất lượng nguồn nhân
lực. Hơn 300 cán bộ hiện nay chính là tài sản quý báu nhất của BIC.
Đáp lại với sự tin tưởng của khách hàng, Công ty đã đặt ra mục tiêu
đạt tăng trưởng hơn nữa trong năm 2009 về chỉ tiêu doanh thu, thị phần
và lợi nhuận. Với khẩu hiệu “Khẳng định”, trong năm 2008 doanh thu
của công ty đã tăng vượt bậc đạt trên 290 tỷ đồng, bằng 177% doanh thu
năm 2007. Khả năng tài chính thể hiện qua việc tăng vốn điều lệ lên 200
tỷ đồng vào cuối năm 2006 và đã tăng lên 500 tỷ đồng vào tháng 9 năm
2007 và dự kiến tiếp tục tăng lên 1.000 tỷ đồng trong năm 2009, trích lập
các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản của BIC đến hết năm 2008 tăng
gấp 1.5 lần so với cuối năm 2007. Về vốn, BIC đang là một trong 5 công
ty bảo hiểm có vốn lớn nhất Việt Nam và có thị phần nằm trong số 6 công
ty bảo hiểm lớn nhất trên tổng số 28 công ty Bảo hiểm phi nhân thọ tại
Việt nam. Trong năm 2009, BIC muốn “Khẳng định” với mục tiêu 540 tỷ
đồng doanh thu và đứng thứ 5 trong thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Với những thành tích đã đạt được, trong năm 2008, BIC vinh dự
được nhận cờ thi đua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì
thành tích xuất sắc. Cùng với việc chuẩn bị chuyển đổi mô hình tổ chức
BIDV trở thành Tập đoàn Tài chính, hoạt động bảo hiểm đã được xác
định là một trong hai trụ cột chính của Tập đoàn. Đây sẽ là cơ hội rất lớn
của BIC để phát triển và vươn lên trở thành một trong những công ty bảo
hiểm phi nhân thọ có uy tín trên thị trường tài chính trong tương lai.
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty:
Bảng 1: Tổng tài sản và Nguồn vốn chủ sở hữu 03 năm 2005,
2006, 2007
Báo cáo thực tập tổng hợp - 16 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Đơn vị: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1.Tổng tài sản
2.Tổng tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn.
3.Tổng nợ phải trả
4.Tổng nợ ngắn hạn
5.Tổng nợ dài hạn
6.Lợi nhuận trước thuế
7.Lợi nhuận sau thuế
8.Nguồn vốn chủ sở hữu
114.528.742
90.431.653
43.176.078
9.083.797
0
(3.461.864)
(3.461.864)
71.352.664
316.980.467
261.160.501
106.630.276
67.005.487
0
13.042.157
9.809.681
210.350.191
720.020.081
502.687.880
199.665.520
106.210.092
0
18.701.384
14.075.586
502.354.561
Bảng 2: Doanh thu, dự phòng nghiệp vụ và tăng trưởng từ 2006 đến
2008
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1. Doanh thu 49.215
163.36
8
290.127
Tăng trưởng so với năm trước 5,8% 232% 177%
2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ 39.625 93.294 140.834
Tăng trưởng so với năm trước 16,2% 135% 150%
Microsoft Excel Chart
Biểu đồ:
49.215
163.368
290.127
0
50
100
150
200
250
300
T
r
i
ệ
u
đ
ồ
n
g
2006 2007 2008
Năm
Doanh thu qua các năm 2006, 2007, 2008
Báo cáo thực tập tổng hợp - 17 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Bảng3:Chi phí bồi thường nghiệp vụ qua 3 năm 2005,
2006, 2007
Đơn vị :Nghìn đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc
4.841.85
6
5.517.171 15.376.652
Chi phí bồi thường nhận tái bảo
hiểm
583.066 489.202 608.626
Thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm
1.062.27
3
2.045.936 7.739.733
Ngoài ra kết quả hoạt động tài chính chi tiết của BIC được trình
bày trong hai bản báo cáo tài chính năm 2006 và 2007 được đính kèm
cuối báo cáo này.
Đặc biệt năm 2008 là năm mà nhiều chỉ tiêu có tốc độ tăng trưởng
cao vì trong năm này là năm tăng tốc hoạt động của toàn BIC, cùng với
sự đầu tư của công ty mẹ là Ngân hàng BIDV về vốn và nguồn nhân lực.
39.625
93.294
140.834
0
50
100
150
Triệu đồng
2006 2007 2008
Năm
Quỹ dự phòng nghiệp vụ các năm 2006, 2007, 2008
Báo cáo thực tập tổng hợp - 18 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Đến cuối năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh đạt được
290,127 tỷ đồng, tăng 177%, chiếm 2.05% thị phần của thị trường bảo
hiểm phi nhân thọ.
Với lợi nhuận trước thuế đạt 24,336 tỷ đồng, tăng 72.9% so với
năm 2007
Quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm năm 2008 đạt 140.834, tăng
50% so với năm 2007
Về vấn đề mạng lưới đại lý
Năm 2006: Mạng lưới đại lý của BIC là khoảng 200 đại lý và 10
chi nhánh hoạt động ở các địa bàn trọng điểm trong cả nước.
Năm 2007: Công ty có gần 1000 đại lý trên cả nước với 12 chi
nhánh ở các thành phố lớn và hoạt động hiểu quả hơn.
Năm 2008: Công ty đã có hơn 1200 đại lý với 19 chi nhánh và 45
phòng kinh doanh khu vực trên toàn quốc.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên
Năm 2006: Toàn công ty có 115 cán bộ hoạt động, trong đó có một
số được điều động từ BIDV sang để nắm giữ các chức vụ chủ chốt.
Năm 2007: Toàn công ty có khoảng 250 cán bộ hoạt động ở tất cả
các chi nhánh có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản.
Năm 2008: Toàn công ty có hơn 300 cán bộ. Đội ngũ cán bộ công
nhân viên tại BIC được thi tuyển một cách bài bản, có tiêu chuẩn nên các
cán bộ đều có trình độ và chuyên nghiệp.
2.Đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với BIC
2.1.Thuận lợi
- BIC là công ty bảo hiểm non trẻ mới ra nhập thị trường, tiền
thân là từ công ty bảo hiểm QBE (công ty bảo hiểm liên doanh Việt – Úc
giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty bảo hiểm phi
nhân thọ của Úc). Tuy mới chính thức gia nhập thị trường với thương
hiệu BIC vào 1/1/2006 nhưng thực chất đã hoạt động được một thờí gian
Báo cáo thực tập tổng hợp - 19 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
khá dài trước đó đối với thương hiệu QBE. Và hiệ nay BIC là một công
ty trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phât triển Việt Nam cung cấp các cơ
sở vật chất ban đầu như máy vi tính, trang thiết bị văn phòng… Đồng thời
họ còn được cử các lãnh đạo chủ chốt có khả năng lãnh đạo từ lĩnh vực
Ngân hàng sang làm việc, hướng dẫn và chỉ đạo tại BIC.
- Trong một môi trường diễn biến sôi động ngày càng khốc
liệt thì một công ty bảo hiểm mới, quy mô nhỏ cũng có lợi thế riêng như
dễ dàng thay đổi cơ chế, chính sách, số lượng nhân viên để có thể điều
chỉnh theo diễn biến của thị trường. Hay nói cách khác, nó là mô hình
linh hoạt dễ thay đổi, thích nghi với thị trường hơn (một đặc tính không
thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường).
- Kênh khai thác chủ yếu của BIC hiện nay là khai thác qua
các chi nhánh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV). Vì là công ty
con trực thuộc BIDV nên mọi chi nhánh của BIC được mở rộng tương
ứng với các chi nhánh mà BIDV đã mở. Khi có một khách hàng gửi tiền
tại BIDV có tiềm năng tài chính, có nhu cầu bảo hiểm thì cán bộ ngân
hàng sẽ thông báo cho BIC, thông qua đó BIC sẽ cử người đến tư vấn cho
khách hàng và ký Hợp đồng bảo hiểm tiếp. Đây là một điểm rất thuận lợi
của BIC mà các công ty bảo hiểm khác không có được bởi mô hình
chung BIC đã có được một kênh khai thác ổn định, và đem lại nguồn
doanh thu đáng kể.
- Vì BIDV là một trong những ngân hàng nhà nước hoạt động
hiệu quả nhất hiện nay nên BIC có thể sử dụng thương hiệu của BIDV
trong những bước đi khởi đầu của mình tạo đà cho việc xây dựng và phát
triển thương hiệu của BIC sau này.
- Việt Nam đã là thành viên của WTO nên nền kinh tế Việt
Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, Tổng kim
ngạch xuất khẩu ngày một tăng lên, thị trường tiêu thụ ngày càng được
Báo cáo thực tập tổng hợp - 20 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
mở rộng sẽ kéo theo nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhâpạ khẩu phát
triển bởi đây là quan hệ tấy yếu. Nếu BIC vận dụng được cơ hội mới thì
nó sẽ là nhân tố giúp BIC trở thành một trong những công ty bảo hiểm
hàng đầu Việt Nam.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên của BIC đều là những cán bộ có
năng lực được giữ lại từ QBE, ngững cán bộ có kinh nghiệmtừ BIDV
chuyển sang và những cán bộ mới đều là những cán bộ trẻ năng động,
nhiệt tình tốt nghiệp loại xuất sắc của các trường đại học nổi tiếng.
2.2.Khó khăn
- BIC là công ty con của BIDV nên quan hệ giữa BIDV và
BIC là quan hệ mẹ con, BIDV cấp gì thì BIC được hưởng đó, và hoạt
động phải theo sự chỉ đạo của BIDV. Đặc biệt vì BIC là một công ty
thuộc sở hữu của nhà nước nên không thể tránh khỏi tình trạng quan liêu.
Đây là vấn đề cần phải giải quyết hiện nay, bởi bảo hiểm là một ngành
đòi hỏi phải có uy tín cao, hoạt động nhanh nhạy, độc lập.
- Việc chuyển từ QBE sang BIC đã có sự thay đổi nhân sự rất
lớn. Sau khi BIC được thành lập thì có nhiều cán bộ chủ chốt của QBE
rời bỏ công ty gây ra sự xáo trộn, hoang mang cho những nhân viên còn
lại. Vì có sự khác biệt về cơ chế hoạt động từ Liên doanh sang DNNN
nên đến cuối tháng 4/2006 BIC mới ký được hợp đồng lao động với nhân
viên, đến 5/2006 mới ban hành được cơ chế và thực hiện trả lương chinh
thức cho nhân viên. Điều này đã tạo sự không ổn định và gần như 6 tháng
đầu năm 2006, hoạt động của BIC chỉ là cầm chừng. Đồng thới có tới 2/3
khách hàng bỏ không tiếp tục tham gia bảo hiểm tại BIC nữa bởi đây là
dặc thù của ngành bảo hiểm.
- BIC là một công ty trẻ trên thị trường bảo hiểm, một thị
trường mà rào cản gia nhập thị trường là rất cao, mức độ cạnh tranh rất
Báo cáo thực tập tổng hợp - 21 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
khốc liệt nếu không có những bước đi ban đầu đúng đắn thì sẽ rất dễ bị
loại khỏi thị trường. Hiện nay BIC đang đứng ở vị trí thứ… với thị phần
2.05%, uy tún trên thị trường mới tạo dựng được trong một thời gian
ngắn trong khi đó ngành bảo hiểm là ngành kinh doanh lời hứa, khách
hàng chỉ có thể mua bảo hiểm khi họ đã đặt niềm tin vào uy tín của nhà
bảo hiểm thông qua thời gian hoạt động lâu dài có thể lên tới hàng thế kỷ
và tái tục tại các công ty mà họ quen biết.
- Trong một số nghiệp vụ BIC chưa xây dựng được biểu phí
cho riêng mình bởi quá trình xây dựng biểu phí rất phức tạp, phải căn cứ
vào xác suất rủi ro, qua quá trình tổng kết lâu dài dựa vào con số thống
kê và quy luật số lớn. Với một số năm hoạt động chưa nhiều do vậy BIC
phải tham khảo biểu phí của Bảo Việt, Bảo Minh…
- Hoạt động khai thác chủ yếu là dựa vào khai thác trực tiếp,
mạng lưới đại lý chuyên nghiệp còn rất mỏng chưa được đào tạo bài bản.
một số cán bộ ngân hàng chưa hiểu rõ hết được đặc thù của ngành bảo
hiểm nên đôi khi đánh mất cơ hội tìm kiếm, duy trì mối quan hệ vơíi
khách hàng của BIC. Do vậy, khó khăn trước mắt của BIC hiện nay là
phải cần có một khoản chi phí để đào tạo, hướng dẫn nâng cao nghiệp vụ
cho các đại lý, và các cán bộ của BIDV. Đồng thời phải xây dựng được
chế độ đãi ngộ hợp lý để giữ chân họ làm việc lâu dài.
III.Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
1.Nhiệm vụ chung của toàn công ty qua một số mục tiêu cụ thể
1.1Mục tiêu:
- Hướng hoạt động kinh doanh của BIC với mục tiêu lợi
nhuận, hiệu quả, an toàn, phát triển kinh doanh đa sản phẩm, đa lĩnh vực,
dẫn đầu thị trường với với chất lượng hàng đầu về sản phẩm, dịch vụ, gắn
liền với dịch vụ tín dụng – ngân hàng.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 22 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
- Tạo sự đột phá, đồng bộ trong hoạt động kinh doanh, tăng
nhanh thị phần.
- Đối mới công tác quản trị điều hành theo hướng chuyên
nghiệp, hiện đại, tạo tác phong công nghiệp cho các nhân viên, đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu đặt ra, kiểm soát được các hoạt động trong công
ty.
- Kiện toàn công tác tổ chức cán bộ, xây dựng mạng lưới,
quan hệ hợp tác tốt với các công ty… xây dựng mạng lưới đại lý rộng
khắp, hoạt động đảm bảo thắng lựoi ở các địa bàn trọng điểm, địa bàn có
tiềm năng phát triển. Đồng thời phối hợp tốt với các chi nhánh để tổ chức
khai thác tối đa lợi thế từ BIDV
- Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho các
hoạt động của công ty. Đào tạo phát triển cán bộ, đặc biệt là đào tạo các
bộ hướng dẫn chi nhánh của BIDV để tối đa hóa khả năng khai thác. Rà
soát lại tài sản đảm bảo hoạt động tín dụng, hợp đồng bảo hiểm tiền vay,
cán bộ tín dụng kiểm tra nếu tài sản chưa mua bảo hiểm thì khuyến khích
mua bảo hiểm tại BIC cho tài sản đó, phải nói rõ BIC sẵn sàng đáp ứng
các điều kiện về phí, hoa hồng như hợp đồng bảo hiểm trước đó…
1.2.Một số chỉ tiêu cụ thể của BIC:
- Đến cuối năm 2009, có thể tăng được vốn điều lệ lên 1000 tỷ
đồng, mở rộng phát triển kinh doanh tất cả các nghiệp vụ, tăng trưởng đạt
khoảng 50 - 60%, để phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2010, công ty đạt
thị phần khoảng 6% thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam với tổng
doanh thu phí bảo hiểm gốc từ 600 đến 800 tỷ.
- ROE đạt tối thiểu 15.2% vào năm 2009 trong đó tỷ suất lợi
nhuận sinh lời từ hoạt động đầu tư đạt tối thiểu là 9%/năm…
Bảng 4: Kế hoạch kinh doanh năm 2009 cho các
Báo cáo thực tập tổng hợp - 23 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
chi nhánh của Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch năm
2009
1 Tổng doanh thu phí Tỷ VNĐ 540
2 Doanh thu phí thuần Tỷ VNĐ 390
3 Doanh thu từ hoạt động đầu tư Tỷ VNĐ 50
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 103
5 ROE % 15.2
6 Lợi nhuận sau thuế bình quân đầu người Tỷ VNĐ 4.9
2.Phương hướng cho các hoạt động của công ty
2.1Phương hướng cho hoạt động kinh doanh Bảo hiểm
Tập trung nâng cao chất lượng bảo hiểm, triển khai các sản phẩm
bảo hiểm mới tại các quầy bán hàng của BIDV, không ngừng mở rộng
việc đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ đại lý và cán bộ
công nhân viên trong công ty. Theo đó là mở rộng các loại hình nghiệp
vụ bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm mới sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
khách hàng.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, phục vụ khách hàng, không ngừng
quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Tập trung khai thác tất cả các khách
hàng có quan hệ với BIDV, nhất là việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu và
khách hàng tiềm năng.
Kiểm soát việc chi tiêu, tiết kiệm chi phí hoạt động. Xây dựng và
nhanh chóng triển khai việc khai thác sản phẩm bảo hiểm mới.
Tăng cường công tác tư vấn, phân tích, đánh giá, và quản lý rủi
ro, cải thiện công tác giám định. Việc xem xét giải quyết bồi thường phải
nhanh chóng, chính xác, tránh để tình trạng khách hàng phàn nàn về dịch
vụ của BIC. Đây là nhiệm vụ hàng đầu đòi hỏi phải triển khai, thực hiện
nhanh chóng.
2.2Phương hướng cho hoạt động đầu tư.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 24 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung
Đẩy mạnh hoạt động đầu tư tài chính, xây dựng danh mục đầu tư
đa dang, linh hoạt, hiểu quả, tối đa hoá lợi nhuận với mức rủi ro có thể
chấp nhận được. Đây kà một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất
vì đầu tư là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp bảo hiểm, nó là
hoạt động đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu của toàn công ty.
Kết hợp hài hoà giữa hoạt động đầu tư và hoạt động khai thác
bảo hiểm.
Đa dạng hoá các hình thức đầu tư trực tiếp, tuy nhiên cần đặc biệt
chú ý việc trao đổi thông tin 2 chiều và phối hợp giữa BIC và Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
2.3Phương hướng chỉ đạo với các chi nhánh
Phát huy lợi thế của ngân hàng trong khai thác bảo hiểm, ngay từ
khâu kiểm tra hồ sơ, nếu thấy khách hàng của mình có tài sản hay những
hoạt động có khả năng có nhu cầu mua bảo hiểm thì giới thiệu cho BIC.
Trong quá trình đó phải kết hợp xem xét hồ sơ để quá trình xét duyệt
được nhanh chóng hơn.
Báo cáo thực tập tổng hợp - 25 - Sinh viên: Nguyễn Thành
Trung