Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tieu luan cao học vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở tỉnh quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.07 KB, 25 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm của mỗi con người. Gia đình
đảm nhiệm những chức năng do hồn cảnh lịch sử khách quan quy định.
Trong đó, giáo dục đạo đức trong gia đình là một trong những chức năng quan
trọng, quyết định việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ em, củng cố
và hoàn thiện nhân cách cho người lớn, góp phần xây dựng con người Việt
Nam nói chung qua các thế hệ để làm nên lịch sử và trao truyền văn hóa dân
tộc.
Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó giáo dục đạo đức trong gia đình cũng
đang có những diễn biến phức tạp và chịu tác động nhiều chiều của môi
trường xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đơng Bắc của đất nước, nằm
trong vùng tam giác kinh tế khu vực Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, có nền công nghiệp, du lịch và
thương mại phát triển mạnh trong thời kỳ đổi mới. Quảng Ninh có nhiều điều
kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cùng với những thành
tựu trong phát triển kinh tế, Quảng Ninh đang phải đối mặt với một thực tế
đáng lo ngại. Nhiều giá trị đạo đức truyền thống đang bị sói mịn mạnh mẽ.
Những ngun tắc, chuẩn mực trong gia đình, sự vi phạm cũng như việc chấp
nhận một cách sai lệch những chuẩn mực xã hội trong gia đình đã diễn ra một
cách dễ dàng và khá phổ biến. Hàng loạt những vấn đề xã hội đã nảy sinh, len
lỏi vào từng gia đình và trở thành những nguy cơ lớn làm băng hoại đời sống
vật chất, tinh thần của thế hệ trẻ.
Mặc dù vậy, hiện nay không ít gia đình ở Quảng Ninh vẫn chưa nhận
thức rõ được vị trí, vai trị, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức đối với
thế hệ trẻ. Giáo dục đạo đức trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
Nhiều bậc cha mẹ vì quá bận rộn với chức năng kinh tế, bươn trải kiếm tiền,

1



thời gian dành cho việc dạy dỗ và quản lý con cái ngày càng ít đi. Chức năng
giáo dục đạo đức con cái ở một số gia đình dường như phó mặc cho xã hội,
cho nhà trường đảm nhiệm. Kiến thức, năng lực của khơng ít bậc cha mẹ chưa
đáp ứng được yêu cầu của giáo dục con cái thời hiện đại. Vấn đề giáo dục đạo
đức cho thế hệ trẻ trong gia đình ở Quảng Ninh đang bộc lộ nhiều bất cập,
đứng trước những nguy cơ báo động cần phải vượt qua.
Việc nghiên cứu giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trong gia đình ở
Quảng Ninh hiện nay nhằm làm rõ những hạn chế của công tác này, từ đó góp
phần đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trị của gia
đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một việc làm cần thiết cả về
lý luận và thực tiễn. Do đó tơi chọn đề tài Vai trị của gia đình trong việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay làm tiểu luận
của mình.
2. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề gia đình, giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ, đề tài có mục đích làm sáng tỏ vai trị của gia đình trong việc
giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ; bên cạnh đó đề ra một số biện pháp nhằm
nâng cao vai trị của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, góp
phần nâng cao chất lượng nguồn lực con người ở tỉnh Quảng Ninh đáp ứng
u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
Tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của gia đình trong giáo dục đạo
đức đối với thế hệ trẻ (giới hạn dưới 18 tuổi) ở địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện
nay (thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa).
4. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn cung cấp một số căn cứ lý luận và
thực tiễn để các cấp ủy chính quyền, các tổ chức, các gia đình ở Quảng Ninh
tham khảo, từ đó xây dựng phương hướng để làm tốt hơn công tác giáo dục
đạo đức cho thế hệ trẻ.


2


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH
VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ TRONG GIA ĐÌNH
1.1. QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH

Gia đình là một thiết chế xã hội có tính lịch sử và tồn cầu, là "phạm
trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người" [3, tr. 35]. Con người khi sinh
ra, bản thân đã thuộc về một gia đình và khi trưởng thành, họ lại tự mình lập
nên một gia đình mới. Đó là một nhu cầu tự thân và cũng là một nhu cầu xã
hội vì sự hình thành các gia đình sẽ tạo nên xã hội.
Đề cập đến vấn đề gia đình, đã có rất nhiều quan điểm, quan niệm
khác nhau. Tùy theo cách khai thác, cách tiếp cận, góc độ nghiên cứu khác
nhau, mà người ta đưa ra các định nghĩa khác nhau về gia đình.
Theo C.Mác, trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức" (1845), khi luận
chứng về những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con người, ơng đã nói:
"Hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình con người cịn tạo ra những
người khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con
cái, đó là gia đình" [8, tr. 41]. Với quan niệm này khái niệm gia đình được
hiểu với ba nội dung: Thứ nhất, gia đình ra đời và phát triển cùng với sự ra
đời và phát triển của xã hội loài người, con người cùng với quá trình tái tạo ra
bản thân mình thì đồng thời cũng tạo ra gia đình. Thứ hai, chức năng chính
của gia đình là tái tạo ra con người - chức năng tái sản xuất con người. Thứ
ba, gia đình được cấu thành bởi hai mối quan hệ chủ yếu: quan hệ hôn nhân
(vợ - chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ - con cái).
Hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, tổ chức UNESCO của
Liên hợp quốc đã quyết định lấy năm 1994 là năm Quốc tế về gia đình và

khẳng định: Gia đình là một yếu tố tự nhiên và cơ bản, một đơn vị kinh tế của
xã hội. Gia đình được coi như một giá trị vô cùng quý báu của nhân loại, cần

3


được gìn giữ và phát huy. Trên tinh thần đó, UNESCO đã đưa ra định nghĩa
về gia đình: "Gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng, cùng sống
chung và có ngân sách chung. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau
về trách nhiệm và quyền lợi về mọi mặt, được pháp luật thừa nhận" [4, tr. 10].
Khái niệm về gia đình mang tính pháp lý ở Việt Nam được ghi trong
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 (Điều 8) xác định: "Gia đình
là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi
giữa họ với nhau theo luật định" [6, tr. 288]. Đây là quan niệm chính thống
của Nhà nước ta, vừa mang tính khoa học vừa là cơ sở pháp lý để giải quyết
những vấn đề liên quan đến gia đình.
Như vậy, khơng có một định nghĩa duy nhất về gia đình cho mọi nền
văn hóa [1, tr. 13], song với quan niệm như trên chúng ta có thể thống nhất về
cơ bản: Gia đình là một cộng đồng người được xây dựng trên cơ sở hai mối
quan hệ cơ bản là hôn nhân và huyết thống, được xã hội thừa nhận.
1.2. Giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ trong gia đình
Giáo dục là một trong những chức năng cơ bản của gia đình, sẽ tồn tại
cùng với sự tồn tại của gia đình. Giáo dục gia đình là một nhân tố không thể
thiếu trong hệ thống giáo dục xã hội, tác động một cách tự giác và có mục
đích đến sự phát triển tồn diện của thế hệ trẻ. Trước khi luận giải về nội dung
của giáo dục đạo đức trong gia đình cần thống nhất một số khái niệm:
* Thế hệ trẻ
Con người từ khi lọt lòng mẹ cho đến khi trưởng thành phải trải qua
nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đó là các giai đoạn: Sơ sinh, nhi đồng, thiếu

niên, thanh niên. Khi nói đến lớp người này, là nói đến lớp người từ khi mới sinh
ra cho đến 28 - 30 tuổi, người ta thường dùng một thuật ngữ chung: Thế hệ trẻ.
Trong cuốn sách Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo của Viện
Nghiên cứu Thanh niên, xuất bản năm 1992, cho rằng: "Khi nói tới tuổi trẻ, lớp
trẻ, thế hệ trẻ, tức muốn nói tới lớp người từ tuổi lọt lòng đến 28 tuổi" [14, tr. 2].
4


Như vậy, "thế hệ trẻ" là một khái niệm có nội hàm rất rộng, chỉ một
lực lượng xã hội đông đảo với nhiều nhóm xã hội ở nhiều lứa tuổi khác nhau,
trong giới hạn của Luận văn, tác giả chỉ đề cập tới "thế hệ trẻ" ở nhóm "trẻ
em" - "con em" (những người dưới 18 tuổi). Đây là một nhóm xã hội thuộc về
một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là
lớp người ở độ tuổi vị thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như
tâm lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn nhiều hạn chế, cần có sự
giáo dục của gia đình một cách toàn diện, lứa tuổi chưa được pháp luật quy
định trách nhiệm, nghĩa vụ công dân.
Để làm rõ hơn quan niệm về thế hệ trẻ, cần phân tích đặc điểm của thế
hệ trẻ. Theo các nhà nghiên cứu thế hệ trẻ có đặc điểm sau:
Đặc điểm tâm lý của thế hệ trẻ
Tâm lý của mỗi con người là một loại hiện tượng tinh thần được tạo ra
do thực tại khách quan tác động vào não của một người cụ thể bằng hoạt động
của người ấy. Cuộc sống phức tạp đa dạng sinh động chừng nào thì tâm lý con
người phức tạp, đa dạng, sinh động chừng đó.
Tâm lý của thế hệ trẻ được hình thành thơng qua sự tác động của mối
quan hệ giữa các em với ông bà, cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình,
bạn bè, làng xóm, thầy cơ... Bởi, qua đó thế hệ trẻ tiếp thu nếp sống hàng
ngày, thói quen tập tục của gia đình, làng xóm, địa phương biến thành vốn
sống, kỹ năng, kỹ xảo, ý chí, tình cảm, động cơ, thái độ của riêng, hình thành
tâm lý. Thế hệ trẻ là lớp người chưa phát triển đầy đủ, chưa trưởng thành về thể

chất và trí tuệ, sự non nớt của các em về mặt tâm sinh lý, những thiếu hụt và
khiếm khuyết mà bản thân các em không thể tự giải quyết được luôn luôn tồn tại
như những đặc điểm của lứa tuổi. Do đó, địi hỏi người lớn, gia đình phải có
sự quan tâm đúng mức để tạo ra định hướng tích cực cho sự phát triển nhân
cách ở thế hệ trẻ, từ đó chăm sóc, giáo dục cho thế hệ trẻ một cách tốt hơn.
Khi còn nhỏ mối quan hệ xã hội của trẻ em chủ yếu là gia đình, hoạt
động giao tiếp cảm xúc trực tiếp của các em đầu tiên là mẹ. Các em phụ thuộc

5


gần như hồn tồn vào mơi trường bên ngồi, chúng cần có sự đáp ứng về vật
chất và chăm sóc trực tiếp của cha mẹ, qua đó chúng được đáp ứng nhanh
chóng mọi nhu cầu, được chăm sóc, giáo dục. Sự gần gũi và chăm sóc của gia
đình, trực tiếp là người mẹ sẽ tạo nên cảm giác an toàn và tin tưởng ở trẻ. Lúc
này các em có những biểu hiện đòi hỏi khắt khe đối với mẹ và người chăm
sóc chúng, nếu khơng chúng nổi cáu, lăn ra khóc, đạp phá hoặc gào thét. Sự
cáu gắt của trẻ chỉ đơn giản là muốn đạt được ý muốn mà theo nó cảm nhận là
thuộc về mình. Các em tìm hiểu thế giới xung quanh bằng các hoạt động vui
chơi và phát triển nhân cách, vận động của chân, tay gắn liền với các thao tác
tìm hiểu nhất định. Sự phối hợp các thao tác vẫn còn kém, nên thường thấy
hiện tượng "lúng túng", "hậu đậu" ở trẻ.
Lớn lên các em mở rộng mối quan hệ bên ngoài như: bạn bè, thầy cơ, ở
trường, khu phố, lối xóm... Trong giai đoạn này, trẻ rất háo hức và sẵn sàng học
nhiều điều mới, hay bắt chước những người lớn tuổi mà chúng kính phục. Các
em thường xây dựng cho mình những thần tượng hoặc hình mẫu để phấn đấu
theo. Các em sống tình cảm, vơ tư, trong sáng, tin u cha mẹ, người lớn, thầy
cô và trông vào người lớn trong việc dạy chúng, khuyến khích chúng làm thử.
Thế hệ trẻ đang trong q trình vận động từ nhóm nhỏ sang nhóm
lớn. Nhân cách của thế hệ trẻ bị giằng co giữa những xu hướng trái ngược

nhau, khi hăng hái, lúc chán nản, bi quan có thể dẫn đến trầm lặng, điều đó
khơng phải là ngẫu nhiên, vì các em có những biến đổi về chất trong sinh lý.
Sự phát triển cơ thể và sự chín muồi giới tính đã nhanh chóng tạo ra cuộc
cách mạng sinh lý, điều đó gây ra nỗi sợ hãi lo lắng của các em (thể hiện rõ
nhất ở tuổi thiếu niên). Một số nhà tâm lý học ở phương Tây cho rằng, tuổi
thiếu niên có một thời kỳ có những hiện tượng "thơ bạo", "vơ chính phủ",
"nổi loạn" v.v... Đây là độ tuổi mà các nhà tâm lý học tỏ ra lo ngại hơn cả, do
những phản ứng tiêu cực thường xảy ra từ phía các em như: có những hành
động phản đối, ăn cắp, quậy phá, bỏ học, rượu chè, thuốc lá, ma túy, thậm
chí tìm cách tự sát.

6


Chính vì vậy mà họ cho rằng, đó là lứa tuổi "khủng hoảng". Thực ra,
mâu thuẫn cơ bản ở tuổi này là các em có xu hướng muốn khẳng định mình là
người lớn, cịn người lớn lại chưa muốn khẳng định điều này.
Đặc điểm về sự phát triển của thế hệ trẻ
Sự phát triển của thế hệ trẻ "được hiểu là một q trình biến đổi tổng
thể, cải biến tồn vẹn sức mạnh thể chất, tinh thần và xã hội, cũng như các
năng lực của trẻ em có tính đến các lứa tuổi" [9, tr. 46]. Sự phát triển về thể
chất biểu hiện sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện
các giác quan, sự phối hợp các vận động, sự phát triển về tâm lý biểu hiện ở
những biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, cảm xúc, ý chí, ở sự hình
thành các thuộc tính tâm lý mới của nhân cách. Sự phát triển về mặt xã hội
biểu hiện ở những biến đổi trong cách cư xử với những người xung quanh,
trong việc tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Với ý nghĩa như vậy, nói
đến sự phát triển của thế hệ trẻ cũng là nói đến sự phát triển tồn diện, hài hòa
nhân cách của trẻ em.
Sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ diễn ra theo thời gian, mang tính

quy luật, tính chu kỳ nhất định trong sự luân phiên các hình thái phản ánh các
hoạt động chủ đạo. Nhân cách của thế hệ trẻ chỉ có thể hình thành và phát
triển trong hoạt động và giao lưu. Hoạt động cơ bản của thế hệ trẻ là vui chơi
và học tập, thông qua học tập và vui chơi thế hệ trẻ lĩnh hội được những giá
trị văn hóa của lồi người để biến thành những thuộc tính, nhân cách của bản
thân, nắm được các tri thức, kỹ năng, hình thành thái độ và phát triển được
những năng lực cần thiết để tham gia các loại lao động xã hội, đặc biệt là lao
động sản xuất. Vì vậy, sự phát triển của trẻ theo chiều hướng nào (tốt hay xấu)
phụ thuộc rất nhiều vào sự giáo dục của gia đình.
* Giáo dục đạo đức trong gia đình
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống
quan điểm, quan niệm, những quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến
đổi từ nhu cầu xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình

7


cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ của xã hội trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội [7, tr. 12].
Đạo đức, trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều giữ một vị trí quan trọng.
Thiếu đạo đức, con người dễ mất phương hướng của hành động, dễ dàng vi
phạm những chuẩn mực của xã hội. Đạo đức được ví như chiếc gậy thăng
bằng của diễn viên xiếc đi trên dây, thiếu vật điều chỉnh thăng bằng, người
diễn viên xiếc sẽ bị rơi khỏi dây. Cũng như vậy, một con người thiếu đạo đức
sẽ tự loại bỏ mình ra khỏi cộng đồng xã hội [2, tr. 80].
Trong gia đình, giáo dục đạo đức là cơng việc hết sức quan trọng nhằm
tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội.
Giáo dục đạo đức trong gia đình được hiểu là sự tác động có mục đích, có hệ
thống tồn bộ nếp sống của những người lớn tuổi trong gia đình vào ý thức, hành
vi của thế hệ trẻ, để hình thành cho thế hệ trẻ ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình

cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức và để mỗi thành viên trong gia
đình được sống trong mơi trường chan chứa tình thương, đậm tính nhân văn.
Trong gia đình, cần giáo dục để các em thấy được:
- Giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa của gia đình. Giáo dục cho
các em xây dựng lịng u thương, sự biết ơn đối với ông bà, cha mẹ.
- Giáo dục cho các em về tình đồn kết, tinh thần tương thân tương ái,
yêu thương đùm bọc lẫn nhau.
- Giáo dục cho các em ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm
trong công việc học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày.
- Giáo dục cho các em những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như "học
ăn, học nói, học gói, học mở" để các em trở thành những người tài - đức vẹn toàn.
- Giáo dục cho các em xây dựng một lối sống đạo đức lành mạnh,
kính yêu, vâng lời và lễ phép với thầy cô giáo. Trung thực, thật thà trong quan
hệ bạn bè. Xây dựng và giữ gìn tình bạn, tình yêu trong sáng.
Giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển
nhân cách với những phẩm chất sau: lịng u Tổ quốc, u gia đình, hiếu thảo

8


với ơng bà, cha mẹ, kính trên, nhường dưới, có thái độ đúng đắn với lao động và
nghề nghiệp, có lịng u thương con người, tính trung thực, khiêm tốn, lịng
tự trọng, lịng dũng cảm… Có thể nói, giáo dục đạo đức con người là hình
thành những chuẩn mực đạo đức có tác dụng điều chỉnh hành vi của cá nhân,
buộc các cá nhân phải tuân theo những yêu cầu, chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường đang làm xáo trộn các chuẩn mực đạo
đức truyền thống. Nó gây ra sự khủng hoảng trong các giá trị truyền thống nói
chung và các giá trị đạo đức trong gia đình nói riêng. Thực tế, hiện nay đang tồn
tại nhiều loại giá trị chuẩn mực khác nhau cùng đan xen trong xã hội, mẫu hình
con người hiện đại có thể có nhiều điểm khác biệt so với mẫu hình con người trong

xã hội truyền thống. Tuy nhiên, trong bất kỳ xã hội nào, đạo đức vẫn là phẩm chất
cơ bản của một con người, giáo dục đạo đức vẫn là một nội dung giáo dục quan
trọng trong gia đình. Một cá nhân có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu
của xã hội hiện đại song quan trọng hơn cả đó phải là một con người có nhân
cách, có phẩm chất đạo đức cao đẹp ngay từ trong chính gia đình của mình.
Một nền giáo dục được đánh giá là tồn diện chỉ khi nó cung cấp được
cho xã hội những con người "vừa hồng vừa chun", vừa có kiến thức chun
mơn vững vàng, vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Để có được điều đó, vai trị
của gia đình hết sức quan trọng. Có thể nói, chưa bao giờ sự nghiệp giáo dục
của nước ta lại phải chịu nhiều tác động bởi cơ chế thị trường và q trình
tồn cầu hóa như hiện nay. Cho nên, tăng cường giáo dục đạo đức cho mọi
tầng lớp, đặc biệt là thế hệ trẻ là một nhiệm vụ hết sức cấp bách trong giai
đoạn hiện nay, mà trách nhiệm trước hết thuộc về mỗi gia đình. Gia đình cùng
với nhà trường và xã hội sẽ tiếp tục quá trình giáo dục, hình thành, phát triển
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho mỗi con người.
1.3. VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
THẾ HỆ TRẺ

Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói như thế
để thấy được vai trị của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn

9


đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh
hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con cái. Ngay từ khi lọt lịng, trẻ đã được chăm
sóc, ni dạy cùng với những người thân yêu trong gia đình. Số thời gian trẻ
sống ở gia đình cũng nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ ơng bà, cha
mẹ, anh chị em có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi
vị thành niên, các em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan

tâm, mối tương quan giữa các thành viên trong gia đình… Chính điều này sẽ
xây dựng nên tình cảm của các em với các thành viên trong gia đình.
Khi trẻ được sống trong một gia đình nề nếp, có những giá trị đạo đức
của xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em lựa chọn, điều này sẽ tác động
trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến các em. Do vậy các em dễ
dàng tiếp nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Thế hệ trẻ là những người
đang phát triển rất mạnh mẽ về óc phê phán và nhận xét, do vậy, dưới sự định
hướng của gia đình, kết hợp với truyền thống đạo đức của gia đình, sẽ tác
động rất tích cực tới đời sống và các hành vi đạo đức của các em. Còn khi gia
đình khơng hịa thuận, ơng bà, cha mẹ khơng sống đúng với vai trị của mình,
cha mẹ khơng quan tâm đến con cái, chỉ biết làm giàu, coi việc giáo dục là
của nhà trường, khơng biết con cái cần gì, suy nghĩ gì, ai cũng sống ích kỷ…
thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đạo đức của trẻ.
Gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp đạo đức, lối sống
cho con cái. Sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, ân cần chỉ bảo của cha mẹ tác
động rất nhiều đến con trẻ. Ví dụ như trước khi con cái đi học, cha mẹ đều
dạy dỗ, dặn dị kỹ lưỡng con em ln ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, vào
lớp học khơng được nói chuyện, cười giỡn… thì nhất định các em sẽ trở thành
những con ngoan, trị giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhận thức được vấn
đề này, mới thầy tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của gia đình với việc hình
thành nên đạo đức lối sống cho các em.
Từ thuở thơ ấu, bài học đầu đời dành cho con trẻ chính là việc chào
hỏi ơng bà, cha mẹ, anh chị, bà con cô bác khi tiếp xúc gặp gỡ. Bản thân tác
giả cũng lớn lên từ một vùng quê và chịu sự ảnh hưởng, tác động rất lớn từ

10


truyền thống đạo đức của gia đình, làng xã. Khi có khách đến nhà, cha mẹ
thương nhắc nhở con cái "Vịng tay chào ơng, bà, bác, chú đi con". Sự coi

trọng trong việc giáo dục lễ phép cho con cái đã dần hình thành nên nhân cách
tốt nơi các em. Ở các vùng quê, hầu hết các em đều được thu nhận bài học
này. Ra đường, đi học về, gặp người lớn là vòng tay chào hỏi. Tuy nhiên ngày
nay, nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình thành phố lại khơng coi trọng
chuyện này và cho đó là bài học… khơng cần thiết. Vơ hình dung, cha mẹ đã
dạy con cái lối sống không coi trọng lễ phép, thiếu sự tôn trọng người lớn và
không quan tâm đến những người xung quanh…
"Dạy con từ thuở còn thơ" - đó là điều mà các bậc cha mẹ ln phải
tâm niệm. Nhiều bậc phụ huynh không ý thức được vấn đề này, cứ để con cái
sống tự do. Đến khi nhận thấy con hư, con khó bảo, khơng vâng lời, có muốn
uốn nắn, muốn giáo dục thì cũng đã muộn vì "nhỏ khơng ươm, lớn gãy cành".
Vậy nên, ngay khi còn uốn nắn được, các bậc cha mẹ nên dạy con những bài
học tuy sơ đẳng nhưng lại tối quan trọng như chào hỏi, đi thưa về gửi, ăn nói
văn minh lịch sự, khơng nói dối, khơng nói tục chửi thề… Với lứa tuổi vị
thành niên - tuổi gần bạn xa mẹ - nếu cha mẹ cứ để con cái tự do, không giáo
dục, cứ để con cái đi đâu thì đi, chơi với ai cũng khơng cần quan tâm… thì
thật dễ xảy ra những rủi ro, những hậu quả đáng tiếc.
Qua một vài phân tích trên đây có thể nhận thấy, vài trị của gia đình là
rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho con cái. Khi gia đình coi trọng
việc dạy dỗ đạo đức cho con cái, bắt đầu bằng những bài học rất đơn sơ như
chào hỏi, thưa gửi… sẽ giúp trẻ ý thức được mỗi lời nói cũng như từng hành
vi cử chỉ của mình. Thế hệ trẻ là người dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi những
lời nhận xét, đánh giá, những lối sống, trào lưu sống bên ngoài, do vậy, giáo
dục cho các em có một lối sống đạo đức vững vàng là cần thiết để các em có
thể đứng vững và trưởng thành, trở thành một người con ngoan hiền, giúp ích
cho bản thân, gia đình và xã hội.

11



Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
TRONG GIA ĐÌNH Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
2.1. KHÁI QT TỈNH QUẢNG NINH

Quảng Ninh là tỉnh phía Đơng Bắc Tổ Quốc, "có vị trí rất quan trọng về
kinh tế, chính trị và quốc phịng" [10, tr. 7]. Diện tích tự nhiên là 6.110 km2,
chiều dài 250 km, chiều rộng là 102 km. Phía Bắc của tỉnh giáp nước Cộng
hịa nhân dân Trung Hoa; phía Tây và phía Tây Bắc giáp các tỉnh Hải Dương,
Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và Nam giáp với Vịnh Bắc Bộ và thành phố
Hải Phịng. Về vị trí địa lý, Quảng Ninh được coi là mặt tiền, là cửa ngõ giao
lưu với thế giới rất thuận tiện ở khu vực Bắc Bộ.
Quảng Ninh có địa hình núi non trùng điệp, dãy núi cánh cung cao
600 - 1000m, án ngữ phía Bắc và Tây Bắc. Phía biển, các dãy đảo đất, đảo đá
vơi tầng tầng lớp lớp vây quanh, vững như lũy như thành. Vị trí hiểm yếu, nơi
đây là địa đầu bảo vệ biên cương phía Đơng Bắc Việt Nam ngàn năm văn hiến.
Quảng Ninh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt. Mùa khô
được phân định từ tháng 10 đến tháng 4 với nhiệt độ trung bình từ 150C đến 180C.
Vùng núi có xuất hiện sương giá, hướng gió chủ yếu là Bắc và Đơng Bắc. Mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, nhiệt độ trung
bình từ 260C đến 270C (cao nhất 410C) hướng gió chủ yếu là Tây - Nam.
Quảng Ninh là vùng đất Phật tích của Thiền phái Trúc Lâm, có nhiều
di tích gắn với lịch sử dựng nước, giữ nước và chiến thắng ngoại xâm của dân
tộc; nhân dân lao động cần cù, có truyền thống cách mạng; là một trong những
cái "nôi" của giai cấp công nhân Việt Nam, với đội ngũ đơng đảo, có truyền
thống kỷ luật và đồng tâm, cần cù, sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp, giác ngộ
chính trị cao, được tơi luyện qua các giai đoạn cách mạng của đất nước.
Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn như than,
đá vôi, sét, cát thủy tinh... gắn liền với vị trí đầu mối giao thơng, cảng biển, là


12


điều kiện thuận lợi cho Quảng Ninh sớm phát triển và trở thành trung tâm
khai thác than, sản xuất điện chạy than, xi măng, cơ khí đóng tàu, lắp ráp, chế
tạo ô tô, thiết bị nâng hạ, xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất. Với tiềm
năng đất lâm nghiệp lớn, trong những năm tới có thể khai thác để trồng rừng,
hình thành vùng nguyên liệu và các cây đặc sản có quy mơ lớn cấp gỗ trụ mỏ,
ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến lâm sản và góp phần nâng tỷ lệ độ che
phủ rừng.
Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển rộng 6.000 km2,
trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh, là tiềm
năng rất lớn cho phát triển ngành ni trồng, đánh bắt thủy hải sản. Quảng
Ninh có Vịnh Hạ Long - Di sản thiên nhiên thế giới, là điều kiện thuận lợi cho
phát triển các trung tâm du lịch ngang tầm các nước trong khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh cịn có Vịnh Bái Tử Long cùng các hải đảo và
nhiều bãi biển đẹp nổi tiếng như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... cùng
hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật
độ cao vào loại nhất của cả nước.
Với đường biên giới đất liền dài 132,8 km giáp với nước Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, trên tuyến có cửa khẩu quốc tế Móng Cái và hai cửa
khẩu quốc gia tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn Nam Trung Quốc, Quảng
Ninh là một trong năm tỉnh của Việt Nam trong khu vực hợp tác "hai hành
lang, một vành đai" kinh tế Việt - Trung. Là một bộ phận, nhịp cầu quan trọng
của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và hợp tác khu vực liền
vùng Vịnh Bắc Bộ, Quảng Ninh có thế mạnh và tiềm năng to lớn để phát triển
các ngành kinh tế biển, có nhiều vị trí phát triển hệ thống cảng biển nước sâu
tiếp nhận được những tàu có trọng tải lớn, có các cảng thủy nội địa, hệ thống
đường bộ, đường sắt thuận lợi đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các
tỉnh trong vùng; có điều kiện thuận lợi thiết lập mối quan hệ hàng hải với

Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới, là cơ
hội tạo nên trung tâm vận tải quốc tế mang tính khu vực của Vịnh Bắc Bộ.

13


Do có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh của cả nước, Quảng Ninh đã được Chính phủ xác định: "Xây
dựng Quảng Ninh trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ
giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở
thành một tỉnh theo hướng công nghiệp hiện đại vào năm 2015" [5, tr. 40].
Quảng Ninh là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều tiềm năng
trong phát triển kinh tế, giống như người xưa có nói: Quảng Ninh là một vùng
có những đặc điểm riêng về kinh tế xã hội, là một vùng đất "Ngu diêm như
thổ dân xu tiện, hịa đạo vơ điền phú bạc chinh" (Lê Thánh Tông). Đào Duy
Anh dịch là "Đất nhiều cá, muối, dân no đủ. Ruộng thiếu hoa màu, thuế nhẹ
nhàng", còn Phan Huy Chú viết rằng: "Đất trong phủ (Hải Đông) núi biển
nhiều mà ruộng nương ít, dân bn bán kiếm lợi, làm ruộng trồng rau ít. Việc
đánh thuế khơng giống như các trấn" [11, tr. 89]. Năm 1957, nhân dịp về thăm
và làm việc ở Quảng Ninh, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: Quảng
Ninh là "đất nước Việt Nam thu nhỏ" [10, tr. 5].
Dân số Quảng Ninh tính đến 31/12/2009 có 1.144.381 người; mật độ
dân số trung bình 183 người/km2. Quảng Ninh có 6 dân tộc: Kinh chiếm
89,23%; Dao chiếm 4,45%; Tày chiếm 2,84%; Sán Dìu chiếm 1,8%; Sán
Chay chiếm 1,11%; Hoa chiếm 0,43%. Hiện nay Quảng Ninh có 14 đơn vị
hành chính cấp huyện, trong đó bao gồm 2 thành phố, thành phố Hạ Long và
một thành phố biên giới Việt - Trung là Móng Cái, 2 thị xã, 10 huyện (trong
đó có 2 huyện đảo, 3 huyện biên giới), tồn tỉnh có 186 xã, phường, thị trấn.
Những yếu tố địa lý tự nhiên, dân số là điều kiện thuận lợi cho
Quảng Ninh phát triển kinh tế. Thế hệ trẻ Quảng Ninh sinh ra và lớn lên trên

một địa bàn có nhiều tiềm năng như vậy, là điều kiện để các em được giáo dục
và phát triển toàn diện. Nhưng cũng chính từ thế mạnh đó mà nhiều năm qua
một số khơng ít gia đình ở Quảng Ninh tập trung cho phát triển kinh tế, sao
nhãng việc giáo dục con cái. Trẻ em hư ở Quảng Ninh tăng nhanh trong thời
gian qua.

14


2.2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TRẺ TRONG
GIA ĐÌNH Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY

Việc giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ ở Quảng Ninh
đã được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, song cịn nhiều khó khăn trở ngại.
Gia đình là môi trường quan trọng trong việc dạy các giá trị đạo đức
truyền thống cho các thế hệ, có ý nghĩa trong việc xây dựng cái gốc của nhân
cách con người. Hiện nay, một bộ phận các gia đình ở Quảng Ninh luôn coi
việc dạy đạo đức cho con em mình là cần thiết, thường xuyên. Những giá trị
này được thể hiện đậm nét trong lối sống gia đình và truyền thống dòng họ.
Theo thống kê ở Quảng Ninh năm 2010 cho thấy, có tới 82,1% các gia đình
được hỏi ủng hộ việc cần phải giáo dục thế hệ trẻ tính lễ phép, 60% gia đình
cho rằng cần phải giáo dục thế hệ trẻ tinh thần đồn kết.
Lịng hiếu thảo cũng là một trong những nội dung được quan tâm giáo
dục nhiều nhất trong các gia đình hiện nay. Theo điều tra xã hội học có tới
87,3% ý kiến người được hỏi cho rằng cần phải dạy dỗ lòng hiếu thảo cho thế
hệ trẻ trong gia đình). Và họ cho rằng, chủ yếu họ được thừa hưởng lòng hiếu
thảo trong gia đình qua ơng bà, cha mẹ. Đặc biệt, nhu cầu phải truyền dạy sự
hiếu thảo cho các gia đình giàu có cao hơn các gia đình có thu nhập thấp.
Ý thức trách nhiệm cũng là một trong những nội dung được các gia
đình thường xuyên giáo dục con cái. Có tới 74,7% số người cho rằng phải

thường xuyên giáo dục thế hệ trẻ đức tính này
Như vậy, ở Quảng Ninh hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
đã được các gia đình quan tâm, song với nhịp sống của cơ chế thị trường hết
sức sôi động đòi hỏi các bậc cha mẹ phải quan tâm đến con cái mình hơn nữa.
Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình quan tâm, chú ý đến việc giáo dục
đạo đức cho con cái, vẫn có những gia đình chưa coi trọng vấn đề này. Có
17,9% các gia đình được hỏi trả lời khơng giáo dục thế hệ trẻ tính lễ phép,
40% gia đình trả lời khơng giáo dục thế hệ trẻ tinh thần đồn kết. 12,7% cho
rằng khơng dạy dỗ lòng hiếu thảo cho thế hệ trẻ. 25,3% trả lời không dạy thế

15


hệ trẻ tinh thần đoàn kết. Ở Quảng Ninh hiện nay số trẻ em hư hỏng, mắc các
tội phạm xã hội, nghiện ngập ma túy... tương đối lớn, là gánh nặng của gia
đình và xã hội.
Một là, trẻ em mắc tội phạm xã hội.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, trong những
năm qua, Quảng Ninh có số người chưa thành niên bị khởi tố hình sự chiếm
tỷ lệ đáng kể (đứng thứ 5 sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nghệ An, Hải
Phịng) [12, tr. 3].
Bảng 2.1: Số người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh từ năm 2003 - 2008
Năm
2003

Năm
2004

Năm

2005

Năm
2006

Số đối tượng vị thành
niên bị khởi tố

88

121

136

187

Số vụ/số đối tượng trẻ
em vi phạm pháp luật

33/51

34/51

124 đối 134 đối
tượng
tượng

Năm
2007


Năm
2008

168 vụ/ 264 200 v/ 340
i tng
i tng
38/67

54/81

Nguồn: Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện Chơng trình
hành động vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 của y
ban nhõn dõn tỉnh Quảng Ninh.
Nhìn vào biểu thống kê cho thấy ngời cha thành niên vi
phạm pháp luật và bị khởi tố trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có
sự gia tăng một cách đột biến, nếu năm 2003 chỉ có 88 đối
tợng thì năm 2008 trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 200 vụ
phạm pháp hình sự do 340 đối tợng là ngời cha thành niên
gây ra, so với năm 2007 tăng 32 vụ = 19,05% (200/168 vụ) và
75 đối tợng = 28,78% (340/264 đối tợng).
Số bị cáo là ngời cha thành niên bị xét xử tại Toà án
nhân dân tỉnh Quảng Ninh từ năm 2003 - 2006: Năm 2003:
44 đối tợng; năm 2004: 72 đối tợng; năm 2005: 34 đối tợng;
năm 2006: 32 ®èi tỵng [12, tr. 6].

16


Các hành vi tội phạm mà các em thờng thực hiƯn nhiỊu
nhÊt tËp trung ë mét sè nhãm téi lµ: các tội xâm phạm sở

hữu (trộm cắp tài sản, cớp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt
tài sản...) chiếm gần 70%, các tội xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phốm con ngời chiếm 18,5%, ngoài ra
các đối tợng còn thực hiện một số hành vi phạm tội khác nh
gây rối trật tự công cộng, sử dụng trái phép chất ma túy. Từ
năm 2002 đến tháng 7/2008 công an đà lập 290 hồ sơ đề
nghị đa trẻ em h đi trờng giáo dỡng, đà duyệt 286 hồ sơ
(98%), thi hành quyết định 279 trờng hợp, có 7 trờng hợp
không thi hành, trong đó trốn 2, miễn thi hành 1, chuyển
truy tố 3, đa vào cơ sở chữa bệnh 1. Riêng năm 2008 đà đa
vào giáo dục xÃ, phờng, thị trấn 47 trờng hợp, lập hồ sơ đi
giáo dỡng 43 trờng hợp, giao cho gia đình quản lý 64 trờng
hợp [12, tr. 6].
Hai là, trẻ em mắc vào tệ nạn ma tuý.
Đây là một trong những hiểm họa không chỉ đối với
mỗi ngời, mỗi gia đình mà còn đối với toàn xà hội và nhân
loại. Nghị quyết 06/CP của Chính phủ về tăng cờng chỉ đạo
công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ngày 29/01/1993
đà chỉ rõ: "Tệ nạn ma túy trái với đạo đức truyền thống của
dân tộc, ảnh hởng rất xấu đến phát triển kinh tế, gây hại
lớn cho sức khỏe một bộ phận nhân dân, ảnh hởng xấu đến
nòi giống dân tộc, để lại hậu quả nghiêm trọng cho các thế
hệ mai sau" [3, tr. 3].
Thực tế, ma túy là con đờng nhanh nhất dẫn thế hệ trẻ
đến với tội phạm. Có thể lúc đầu các em đến với ma túy là
do vô thức. Do bạn bè rủ rê, bị kích động và lôi kéo, thích
học đòi làm ngời lớn hoặc tò mò, bắt chớc, sẽ dÉn c¸c em

17



đến với hút, hít, tiêm chích... Lúc đầu có cảm giác khó chịu,
song khi cảm giác đó đi qua, ma lực của ma túy lại nổi lên,
hút hít hoặc tiêm chích vài lần, trở thành một con nghiện.
Theo báo cáo thống kê của Cục phòng chống tệ nạn xà hội,
đến năm 2007 có 2,13% đối tợng nghiện ma túy dới 18 tuổi
[13, tr. 6]. Tuy nhiên con số này so với thực tế hiện nay còn
thấp hơn nhiều. Tỷ lệ nghiện ma túy có khác nhau ở mỗi
vùng, ở Quảng Ninh tệ nạn này xuất hiện rải rác trên khắp các
huyện, xà trong tỉnh nhng đặc biệt tập trung ở bốn địa
bàn trọng điểm là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái làm
nhức nhối d luận xà hội.
Hầu hết các em mắc vào ma túy sinh ra và lớn lên trong
điều kiện thiếu sự nuôi dạy chu đáo của gia đình. Những
nội dung giáo dục về đạo đức cho các em ít đợc cha mẹ
nhắc tới. Cha mẹ không có quan điểm đúng đắn, thờng có
xung đột giữa phơng pháp giáo dục của cha mẹ với tâm lý
tình cảm của con cái hoặc trái ngợc hẳn với biện pháp giáo
dục của nhà trờng và của xà hội. Mặt khác, sự thống nhất
giữa những thành viên trong gia đình cha cao. Bố thì quá
nghiêm khắc, mẹ và ông bà lại quá nuông chiều. Bên cạnh
đó, một số gia đình mắc sai lầm khi thờng xuyên giáo dục
con bằng roi vọt, hành hạ thể xác. Qua phỏng vấn các em vi
phạm pháp luật bị cha mẹ thờng xuyên đánh đập kết quả
cho thấy, hầu hết các em tỏ ra coi thờng, không sợ đòn roi,
trở nên lì lợm, thô bạo và thờng bỏ nhà đi lang thang rồi sa
vào con đờng phạm pháp.
Một số gia đình có kết cấu không hoàn hảo, cha mẹ
ly hôn, ly thân, hay các thành viên trong gia đình không
thực sự gơng mẫu, vi phạm pháp lt, sèng tr¸i víi chn mùc


18


xà hội... cũng tác động không tốt đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ.
2.3. NHNG NGUYấN NHN CỦA HẠN CHẾ

Một là, nhiều gia đình, cha mẹ chưa thống nhất, chưa có định hướng
rõ ràng trong giáo dục; giáo dục thiếu tầm chiến lược, có phần sai lệch trong
nhận thức; đồng thời cũng chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục đạo đức
trong gia đình.
Hai là, chưa có nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp.
Ba là, kế thừa các giá trị truyền thống trong giáo dục gia đình chưa
được quan tâm đúng mức.
Bốn là, sự thiếu gương mẫu của một bộ phận cha mẹ đối với con cái.

Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM
NÂNG CAO VAI TRÒ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ
TRONG GIA ĐÌNH Ở TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY
Qua việc nghiên cứu lý luận về vấn đề giáo dục đạo đức, kết hợp với
thực trạng đáng báo động về vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái trong gia
đình cũng như trường học; và qua tổng hợp kinh nghiệm về vấn đề giáo dục
đạo đức, tác giả đề ra một số biện pháp giáo dục đạo đức cho con cái trong gia
đình như sau:
Cha mẹ cần coi trọng việc xây dựng nền nếp, truyền thống đạo đức
của gia đình. Mơi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của các
em. Một gia đình có nền nếp gia phong, cha mẹ yêu thương, quan tâm, lắng


19


nghe và tôn trọng con cái, các thành viên trong gia đình yêu thương đùm bọc
lẫn nhau… sẽ giúp các em có được nền tảng đạo đức vững chắc. Cha mẹ cũng
nên chú ý để hình thành nên phong cách sinh hoạt trong gia đình, biểu hiện cụ
thể như nề nếp, vệ sinh, gọn gàng, ăn nói hịa nhã, văn minh, lịch sự… "Ở bầu
thì trịn, ở ống thì dài", lẽ dĩ nhiên, một gia đình văn hóa, đạo đức, các em sẽ
có mơi trường tốt để ươm mầm nhân cách tốt của mình. Vì thế hệ trẻ có nhiều
thay đổi trong đời sống tâm sinh lý, do vậy, cha mẹ cần nắm bắt và hiểu được
những thay đổi này nơi con cái. Cha mẹ cần hiểu được những nguyên nhân,
biểu hiện khủng hoảng ở lứa tuổi này. Sự thiếu quan tâm, không hiểu về sự
phát triển của con cái sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch
trong việc tiếp cận và giáo dục con cái. Để việc giáo dục đạo đức cho con cái
có hiệu quả, cha mẹ cũng cần thực hiện một số nguyên tắc sau trong giáo dục:
- Cha mẹ phải luôn luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của con cái. Lắng
nghe sẽ giúp con có thói quen bộc bạch mọi chuyện, qua đó cha mẹ sẽ hiểu về
con cái hơn.
- Đừng kết án, kết luận, đánh giá hay phê bình con cái một cách vội
vàng. Điều này sẽ hình thành nên thái độ "tự vệ" cho con khi con muốn trình
bày hay lắng nghe ý kiến của bố mẹ.
- Không nên ngắt ngang khi trẻ đang trải lòng. Cho trẻ được nói lên ý
kiến của mình là một trong những việc làm cần thiết để phát huy tính độc lập,
tự chủ nơi các em.
- Khi con có lỗi, đừng tỏ ra xúc động và tỏ thái độ bức xúc với con
cái. Nên đặt những câu hỏi gợi mở để con có thể bộc lộ lịng mình một cách
rõ ràng, chính xác và minh bạch. Bức xúc và nóng giận sẽ tạo áp lực nên con
cái, dễ dẫn đến việc các em sẽ nói dối cha mẹ.
- Gia đình nên có những bữa cơm tối cùng nhau. Những bữa cơm tối
có thể tránh được những nguy cơ như con cái tụ tập nhậu nhẹt, hút xách, xì ke

ma túy…

20


- Nên có những cơng việc cho con cùng tham gia. Qua đây, giáo dục
con ý thức về lao động, về tinh thần trách nhiệm trong công việc.
Cha mẹ nên tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân tình với con cái. Cha
mẹ nên là một người bạn, một nhà tham vấn cho con. Ở tuổi các em, giao lưu
bạn bè là hoạt động chủ đạo. Các em dễ tiếp nhận ý kiến từ bạn bè hơn là cha
mẹ. Do vậy, để việc giáo dục đạt hiệu quả, cha mẹ cần trở nên như một người
bạn của con, để con tin tưởng chia sẻ và bày tỏ mọi vấn đề trong cuộc sống.
Cha mẹ cũng nên biết những mối quan hệ bạn bè của con, khơng phải để kiểm
sốt mà để định hướng, giúp con biết "chọn bạn mà chơi". Bạn bè có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến các em trong giai đoạn này, nên cha mẹ cũng có thể giáo
dục con cái thơng qua nhóm bạn.
Để con cái phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nên tạo điều kiện
giúp con cái học tập những kỹ năng trong cuộc sống (cho con cái học những
lớp kỹ năng sống). Điều này sẽ giúp con cái tập lối sống có trách nhiệm với
bản thân và cộng đồng, phòng ngữa những hành vi có hại cho bản thân và biết
cách xử lý để đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
Gia đình nên kết hợp mật thiết với nhà trường trong cơng tác giáo dục
đạo đức cho con. Vì gia đình là nơi hình thành nền tàng đạo đức cơ bản, cịn
nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người cơng dân có tri thức.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ vì lo làm ăn nên thiếu quan tâm đến con cái, coi
việc giáo dục, dạy dỗ là của thầy cơ, là của trường học… Tuy nhiên, một
mình nỗ lực của giáo viên chắc chắn sẽ không làm được gì trong vấn đề này.
Gia đình cần nhận biết rằng: giáo dục đạo đức cho con cần bắt đầu từ chính
gia đình và phải từ gia đình, rồi mới đến nhà trường và cộng đồng. Do vậy,
cha mẹ nên kết hợp mật thiết với nhà trường, đặc biệt là với thầy/cơ chủ

nhiệm để nắm bắt tình hình của con, đồng thời cũng có những phản hồi kịp
thời để cơng tác kết hợp giáo dục thực sự đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cập nhật những thơng tin về lứa tuổi
của trẻ vị thành niên (tuổi teen) trong thời đại ngày nay. Cha mẹ nên nắm bắt

21


được những nhu cầu, nguyện vọng của teen, nên nhìn nhận sự khác biệt mang
tính chất "thời đại" và "thế hệ" trong lối sống và cách suy nghĩ của các em so
với thế hệ của mình, để từ đó, cha mẹ dễ đồng cảm với các em trong quá trình
giáo dục.

22


KẾT LUẬN
Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, là nơi con người sinh ra và bắt
đầu cuộc sống. Trong suốt cuộc đời, gia đình ln ln là điểm tựa, là cội
nguồn của tình cảm, là cái nơi của sự n bình, là yếu tố vơ cùng cần thiết cho
cuộc sống của con người và cho xã hội. Gia đình có vị trí, vai trị quan trọng
trong tiến trình phát triển của xã hội. Mặc dù xã hội ngày càng phát triển, các
hình thức gia đình có thay đổi, nhưng vị trí và tầm quan trọng của gia đình đối
với xã hội tiếp tục tăng cường, khẳng định.
Gia đình là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ
dựa trên nền tảng huyết thống, tình thương, trách nhiệm. Giáo dục thế hệ trẻ
trong gia đình bao gồm những nội dung toàn diện: giáo dục đạo đức, giáo dục
văn hoá, giáo dục lao động - nghề nghiệp, giáo dục tính tự lập, giáo dục giới
tính. Phương pháp giáo dục thế hệ trẻ phải có sự kế thừa và phát huy những
giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống với việc tiếp thu chọn lọc những tinh

hoa văn hoá giáo dục của nhân loại.
Quảng Ninh là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi có nhiều tiềm năng
trong phát triển kinh tế, do đó đời sống vật chất của người dân nơi đây tương
đối cao. Đây là một điều kiện điều kiện thuận lợi cho các gia đình trong việc
giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với sự phát triển kinh tế như vậy, công tác giáo
dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ trẻ chịu nhiều tác động khách quan
và chủ quan đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Đó là một bộ phận
gia đình thiếu sự quan tâm, dạy dỗ con cái. Họ thường bận rộn với nhiều công
việc, thời gian dành cho con và quản lý chúng ít. Đối với một số gia đình, sự
quan tâm đến con cái đơn thuần chỉ là việc cung cấp đầy đủ vật chất, còn việc
giáo dục con cái ỷ lại cho nhà trường, xã hội. Trong gia đình, có sự lệch lạc
trong việc thực hiện chức năng kinh tế và chức năng giáo dục. Mặt khác, ở
một số gia đình trình độ kiến thức của cha mẹ không theo kịp sự phát triển
của con cái; cha mẹ lúng túng cả về nội dung và phương pháp giáo dục con

23


cái; thêm vào đó, một số gia đình kinh tế khó khăn, cha mẹ phải lo ni nhiều
hơn dạy v.v... dẫn tới một bộ phận trẻ em hư hỏng, những giá trị đạo đức,
nhân cách, lối sống của khơng ít trẻ em bị đảo lộn; xu hướng "kinh tế phi
chính trị", "kinh tế phi đạo đức", " kinh tế phi tình cảm"... cũng diễn ra khơng
ít; quan niệm về giá trị Tình u - Hơn nhân - Gia đình của một bộ phận trẻ bị
lệch lạc.
Để nâng cao vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình đối với thế hệ
trẻ ở Quảng Ninh hiện nay, công tác giáo dục gia đình trong thời gian tới phải
thực hiện một số biện pháp như đã nêu.
Sẽ là qúa muộn, nếu chúng ta không bắt tay ngay vào việc thực hiện
tốt các biện pháp đó. Kết quả sẽ tốt khi ta nhận thức đúng và thực hiện đồng
bộ các biện pháp, bởi nó là một chỉnh thể, khi thực hiện khơng được coi trọng

hay xem nhẹ giải pháp nào. Đương nhiên, kết quả ấy còn tốt hơn khi chúng ta
biết tuỳ thuộc vào hồn cảnh của từng gia đình và mơi trường xã hội mà vận
dụng cho phù hợp.
Thực hiện các giải pháp này đòi hỏi sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước,
toàn tỉnh, mọi ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội đặc biệt là trách nhiệm của
gia đình, nhằm xây dựng thế hệ trẻ hôm nay trở thành những công dân Việt
Nam cường tráng về thể chất phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức,
đạt tầm cao mới về trí tuệ.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Xuân Bình (1990), Gia đình nơng thơn đồng bằng Bắc Bộ với việc
thực hiện chức năng giáo dục trong công cuộc đổi mới, Luận văn
thạc sĩ Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008), Các kiến thức chung về gia đình,
Cơng ty Cổ phần Nhà in Khoa học và cơng nghệ, Hà Nội.
3. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 06/NQ-HĐ ngày 21/01/1993 về tăng cường
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phịng, chống và kiểm sốt ma t, Hà Nội.
4. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (Đồng chủ biên) (1997), Xã hội học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
5. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu tỉnh Quảng
Ninh lần thứ XIII, Quảng Ninh.
6. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình Dân số và
phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Trần Hậu Kiên (Chủ biên) (1997), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.

9. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, Tập 1, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
10. Tập thể tác giả (1991), Quảng Ninh tiềm năng, triển vọng, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
11. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2002), Dư địa chí Quảng
Ninh, tập 2, Nxb Thế giới, Hà Nội.
12. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2011), Báo cáo kết quả 10 năm thực
hiện Chương trình hành động vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 20012010, Quảng Ninh.
13. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2007), Báo cáo tình hình, kết quả
cơng tác phịng, chống ma t năm 2007, Quảng Ninh
14. Viện Nghiên cứu Thanh niên (1992), Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự
báo, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

25


×