Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu 10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới (Phần cuối) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.42 KB, 6 trang )

10 điều chẳng ai nói với nhân viên mới
(Phần cuối)

"Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới" là loạt bài viết tư vấn nghề
nghiệp, hướng dẫn các kĩ năng nâng cao năng lực bản thân và thăng tiến của Ryan
Stephenson, chuyên gia tư vấn kinh doanh, người sáng lập ProFile Career Dynamics,
đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách về kinh doanh, tư vấn nghề nghiệp tại vương
quốc Anh. Theo tác giả, loạt bài này sẽ giúp người đọc, nhất là các nhân viên mới,
khám phá những khía cạnh khác nhau của thế giới công việc, những cạm bẫy, những
tính chất khác biệt, và cả những cơ hội mà phải đến mất nhiều năm, tác giả mới tích
lũy và giải mã được chúng. Những bài viết được tác giả đánh giá là mang tính chất
phóng khoáng, gợi mở và đối thoại cùng độc giả, do đó mỗi người đọc, tùy theo hoàn
cảnh cụ thể của mình mà áp dụng vào thực tế, có thể có những quan điểm khác nhau
hoặc không hoàn toàn tán thành với người viết. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc
phần cuối của loạt bài viết này!

Điều thứ tám: Thông tin là thế mạnh của mỗi người!
Nào, các bạn trẻ! Những nhà quản lí của các bạn đã biết rõ về điều này từ rất
lâu rồi! Quyền lực và sức mạnh tồn tại ở rất nhiều dạng khác nhau, mà trong đó, thì
việc nắm giữ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đó chính là lí do tại
sao công tác quản lí không bao giờ có thể mở rộng một cách thông thoáng được. Mỗi
người lãnh đạo luôn tâm niệm một điều rằng, việc nắm giữ thông tin bao giờ cũng là
trụ cột tối quan trọng trong nền móng quyền lực của mình. Chúng ta đang sống trong
kỉ nguyên của thông tin. Những công ty và cá nhân biết thu thập và khai thác thông tin
một cách nhanh chóng và hiệu quả sẽ là những người nắm trong tay lợi thế cạnh tranh
vượt trội so với đối thủ của họ. Điều đó cũng tương tự với tính riêng tư cá nhân ở
những mức độ khác nhau.
Trong cuộc sống làm việc hàng ngày, không phải lúc nào bạn cũng phải cống
hiến và cung cấp hết tất cả những chi tiết và sáng kiến của bạn cho các sếp, thi thoảng
bạn hãy biết cất giữ nó cho mình để tung ra vào một thời điểm phù hợp hơn. Bạn nên
nhận thức rằng, cứ mỗi lần bạn tiết lộ một thông tin nào đó, xem như bạn đã “công


hữu hoá” nguồn kiền thức “độc quyền” của bạn, và vì thế mà nguồn thông tin ấy đã
mất đi giá trị của mình. Chính những kinh nghiệm mà tôi đang nói với bạn ngày hôm
nay cũng là những điều mà tôi biết giữ kín cho mình trong những năm tháng còn đi
làm, và do đó mà tôi đã biết cách tiến lên phía trước trong “trò chơi” công việc.

Điều thứ chín: Đó chỉ là một ván bài!
Khi bạn gọi công việc của bạn là một ván bài, điều đó có nghĩa là bạn đã nắm
bắt thông thạo được hết những tính chất chuyên môn của công việc mà bạn phải làm.
Đồng thời, bạn nhận ra rằng, chẳng có gì là sai khi chúng ta có một chút lừa lọc, gian
dối và đánh tráo một vài lá cờ trong những ván bài ấy cả! Nếu như có một vài lỗ hổng
trong cả một hệ thống tạo cơ hội cho bạn làm trò “ảo thuật”, hãy tận dụng cơ hội ấy!
Nếu như có một số cách thức nào đó để bạn có thể làm cho công việc của bạn có kết
quả “có vẻ tốt” mà không phải tốn quá nhiều công sức, hãy sử dụng những cách thức
ấy! Hãy để tôi đưa ra một vài ví dụ cho bạn xem!
-
Tôi đã từng chứng kiến việc nhiều vị giám sát ra tay…sửa lại một
chút biên bản kết quả kiểm nghiệm của họ, có thể là vì họ muốn chứng tỏ lòng
bao dung của mỗi người. Điều này không quan trọng vì những sai sót nhỏ có
thể phải được khắc phục trong lần kiểm định về sau. Bạn nghĩ xem, những vị
giám sát ấy đã tiết kiệm đi bao nhiêu căng thẳng, lo toan, thời gian và nỗ lực
cho người khác-những người sẽ chịu tổn thất nặng nề do một bản kiểm nghiệm
quá khắt khe. Mọi người biết điều này nhưng nó sẽ không bao giờ được kể ra
đâu!
-
Đã bao giờ bạn biết được rằng, những dữ liệu về sản phẩm mà bạn
đang dùng, nhiều khi đã được…phù phép cho hợp lí hơn? Sự gian lận này có
thể được phát hiện dễ dàng, vì bản chất tự nhiên của nguyên liệu sản xuất vốn
đã không tốt sẵn rồi (bởi vậy mà không nên đưa nó đến tay người tiêu dùng).
Nếu được phát hiện ra, người ta cũng khó có thể truy nguyên đến tận hệ thống
quản lí sản phẩm ấy cả. Đơn giản có nhiều lỗ hổng khác đã để lọt những dữ liệu

này.
-
Tôi cũng đã từng thấy, vì nhiều lí do, một số người đã phải thuê
người khác làm dùm công việc của mình. Nếu công ty bạn gặp sự cố rắc rối và
bản thân bạn không thể giải quyết một cách nội bộ được, bạn sẽ làm gì, liệu bạn
có thuê một vài chuyên gia tư vấn không?
-
Hàng năm, tôi khá bất ngờ khi nhận được một bản đánh giá cá nhân
mà theo tôi nhớ là cuộc họp đánh giá vẫn…chưa được tổ chức. Bởi vì những
nhà quản lí đáng kính đã tự làm công việc đó dùm tôi rồi!
Bạn đã rút ra được những gì qua các ví dụ trên chưa? Từ đầu đến cuối, từ trên
xuống dưới, mọi người đều đang nói khoác lẫn nhau và ai cũng có thể nhận ra được
những điều đó, nhưng không ai nói ra. Nhiều khi bạn lẻn thời cơ không ai phát hiện để
rồi bước nhanh lên bãi cỏ đã rõ mồn một tấm biển cảnh cáo “Không dẫm chân lên
thảm cỏ!”, nhằm đi nhanh chóng đến một nơi bạn muốn. Hãy lợi dụng bất kì lúc nào
bạn thấy có thể lợi dụng được. Một số quy tắc chỉ đơn thuần là những gì giữ bạn đúng
trật tự mà nó muốn. Nếu bạn răm rắp tuân theo những quy tắc ấy, người ta sẽ lợi dụng
lại chính bản thân bạn đấy!
Điều thứ mười: Đừng tin vào một ai!
Thậm chí, bạn có thể không cần tin vào những gì tôi đã nói với bạn trong cả

Mười điều chẳng ai nói với nhân viên mới”. Vì bạn có thể cho rằng đó chỉ là những
điều ngớ ngẩn mà thôi! Mọi thứ, có thể đúng hoặc có thể sai, hoàn toàn tuỳ thuộc vào
quyết định của bạn! Hãy để tôi được giải thích cho bạn!
Mỗi con người chúng ta, ai cũng có một thế giới phong phú và bí ẩn, với những
sở thích riêng tư nằm sâu trong trái tim mình. Đó là một lẽ tự nhiên, là những gì mà
tạo hoá đã ban cho cho chúng ta trong cuộc sống này. Kể cả khi bạn kết hôn rồi, có ai
dám chắc rằng một nửa yêu thương của bạn sẽ dám làm hết mình để chiều theo ý thích
của bạn hay không? Bởi vậy mà mỗi người đều nhìn nhận mọi thứ theo những phương
diện khác nhau, chẳng hạn như dựa trên những đặc thù và trải nghiệm riêng của bản

thân mỗi người, về dòng dõi, quá trình được nuôi nấng và trưởng thành, về nhận thức
và giáo dục, về tính cách và xúc cảm…Đó chính là những nhân tố đầy thuyết phục để
khiến ai cũng tin rằng, nhận thức và quan điểm của mỗi chúng ta là hoàn toàn khác
nhau. Và điều đó cũng có nghĩa rằng bạn sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được tính chất
của sự việc theo bề mặt ngoài của nó được. Chìa khoá của vấn đề nằm ở việc bạn lĩnh
hội, đánh giá và quyết định vấn đề một cách như thế nào mà thôi!
Đã bao giờ bạn thấy một ai đó sẵn sàng làm việc để đáp ứng nhu cầu và sở thích
của bạn chưa? Liệu một người môi giới bảo hiểm sẽ từ chối bán cho bạn hợp đồng vì
anh ta tin rằng những điều khoản trong đó hoàn toàn không phù hợp với bạn một chút
nào? Điều đó rất khó xảy ra đấy! Bởi vậy, không ai rõ bạn muốn gì ngoài chính bạn và
trái tim bạn mách bảo. Hãy cảm nhận và sàng lọc những gì từ bên ngoài thế giới ngay
trước khi chúng ập đến với bạn.
Thời gian tới đây, mỗi lần sếp gọi bạn đến và nói với bạn những điều mà bạn
cảm thấy thật quan trọng, bạn hãy tự hỏi mình là ông ấy nói cho bạn nghe vì bản thân
bạn hay vì ai? Liệu bạn có thể hoàn thành thật nhanh và thật xuất sắc mọi công việc
mà vẫn luôn làm hài lòng sếp hay không? Khi mà công việc được giao quả là quá cấp
bách cho bạn, hoàn cảnh buộc phải như vậy hay là “họ” còn có ý nào khác? Liệu có
phải họ muốn bạn tập phản xạ nhanh với mọi thứ hay gây áp lực cho bạn? Là do lỗi
của bộ máy tổ chức và kế hoạch hoạt động không phù hợp, hay do một sự cố nhỏ nào
đó? Bạn sẽ được lợi gì khi thực hiện công việc này? Và còn có nhiều, thật nhiều những
yêu cầu và thắc mắc khác nữa trong suốt cả quá trình bạn làm việc. Hãy cảm nhận và
quyết định mọi thứ theo cách của bạn! Bạn có thể cho rằng những điều này quả là
mang tính nhạo báng thái quá. Và những kẻ hay nhạo báng thường bị cho là tai hại lắm
thay! Tuy nhiên, những điều nhạo báng này lại đến từ những người đang và sẽ lợi
dụng bạn!
Lời kết của tác giả Ryan Stephenson
Việc mưu sinh, trong tất cả mọi thời đại, đều khó khăn như nhau. Thế giới công
việc cũng trở nên hay thay đổi và khó mà dự đoán được hết tất cả những đổi thay ấy sẽ
đến với chúng ta như thế nào. Tuy nhiên, bạn đừng nên xem đó là những bất lợi lớn
đến mức không thể vượt qua được. Những gì tôi đã nói với bạn ở trên, là kết quả của

nhiều năm tích luỹ kinh nghiệm, có thử nghiệm và sai sót, có thành công và thất bại.
Như tôi đã nói với bạn trong
Điều thứ chín, tất cả chỉ là một ván bài! Biết đâu bạn sẽ
có lợi hơn khi được ai đó…mách nước với bạn những bước đi trong trò chơi ấy! Bản
thân tôi nghĩ rằng, tôi nên chính là “một ai đó” để giúp bạn điều ấy, với việc nói ra
những kĩ xảo và thủ thuật cho trò chơi của bạn! Cuộc sống nhiều khi quá ngắn ngủi để
chúng ta có thể hàn gắn lại những vết xe đổ của chính mình, và bởi vậy mà tôi thật
hạnh phúc khi được đóng góp những kinh nghiệm của tôi vào con đường sự nghiệp
của bạn.

×