Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM ĐỀ TÀI SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.62 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGỮ VĂN


SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA
TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA
Mã học phần: LITR148401
GVHD: PGS. TS. GVCC. Nguyễn Thành Thi
Nhóm thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: NGỮ VĂN


SỰ VẬN ĐỘNG CỦA TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA
TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
HAI TÁC PHẨM TIỂU THUYẾT VÀ TRƯỜNG CA

Mã học phần: LITR148401
GVHD: PGS.TS.GVCC. Nguyễn Thành Thi
Nhóm thực hiện: Nhóm 6



Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


MỤC LỤC


PHẦN 1: SO SÁNH SỰ VẬN ĐỘNG CỦA HAI TÁC PHẨM TIỂU
THUYẾT “DẤU CHÂN NGƯỜI LÍNH” CỦA NGUYỄN MINH CHÂU
VÀ “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH” CỦA BẢO NINH
1.1. Những vấn đề chung về thể loại tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
Theo Trần Đình Sử trong quyển “Lí luận văn học - tác phẩm và thể loại
văn học” có đề cập: “Tiểu thuyết xuất hiện trong thư tịch Trung Quốc từ rất
sớm, là những đạo lý vụn vặt, những sự việc trong sinh hoạt, đời thường; có
việc mới có truyện, có chuyện mới có người kể chuyện, có chuyện thì mới có
tiểu thuyết”.
Theo Lại Nguyên Ân trong cuốn “150 thuật ngữ văn học” nhận định:
“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự, trong đó trần thuật tập trung vào số phận một
cá nhân trong q trình hình thành và phát triển của nó; sự trần thuật ở đây
được triển khai trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách.”
Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: “Tiểu thuyết là sử
thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần
thuật tập trung vào số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát
triển của nó”.
Tóm lại, Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua
nhân vật, hồn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những
vấn đề của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể
chuyện bằng ngơn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới những
thành tựu rực rỡ: từ những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa như
“Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung, “Thủy hử” của Thi Nại Am, “Tây
4


du ký” của Ngô Thừa Ân, “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần, ... đến
những tác phẩm đồ sộ về tiểu thuyết đề tài về kị sĩ “Don Quixote” của văn sĩ
Miguel de Cervantes Saavedra, … khoảng những năm thế kỷ XV – XVI đánh
dấu cột mốc cho sự phát triển của thể loại này.
So với thế giới, tiểu thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá muộn. Tiếp
nhận nền văn minh từ chế độ đô hộ thực dân, nửa phong kiến. Việt Nam đã
biết biến cái áp đặt văn hóa đó thành nét riêng của mình. Ở nước ta, việc ra
đời chữ quốc ngữ cùng với sự thay đổi của bộ mặt đô thị đã dẫn tới việc tiếp
nhận các tác phẩm tiểu thuyết ban đầu là dịch từ tiếng Pháp. Sau đó là nhà in
ra đời, cùng với những tiền đề của thơ Nôm, sự ảnh hưởng của tiểu thuyết
chương hồi Trung Quốc, đã giúp cho tiểu thuyết Việt Nam bước vào thời kỳ
hoàng kim trong giai đoạn những năm 1930 - 1945 thế kỷ XX, để lại những
tác phẩm in dấu sâu đậm trong văn học trung đại, hiện đại.
Có thể nói, phải đến những năm 30 của thế kỷ XX văn học Việt Nam
mới xuất hiện tiểu thuyết với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại. Không
những thế, tiểu thuyết thời này tập trung phục dựng những sự kiện, biến cố
trọng đại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Cùng với
đó nhiều tác giả đã ngợi ca cơng lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, những
bậc trai tài gái sắc đã cống hiến cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Đồng thời,
đồng hành với phong trào Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930-1945
có những bước tiến vượt bậc và thành tựu lớn với hai khuynh hướng sáng tác:
những cây bút đã góp phần thúc đẩy sự hình thành thể loại nổi tiếng của Tự
Lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam… và những nhà văn

hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn
Công Hoan, Nguyên Hồng…
Trong 2 cuộc chiến tranh vệ Tổ quốc chống Pháp và chống Mỹ cứu
nước, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đơng đảo như:
Nguyễn Huy Tưởng, Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu, Ngun Ngọc... Ít nhiều tiểu thuyết Việt Nam có thành tựu tiệm cận với

5


thể loại tiểu thuyết - sử thi vốn mang đề tài hoành tráng và dung lượng đồ sộ,
mà một trong số đó là “Vỡ bờ” của Nguyễn Đình Thi.
Sau 1986, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới với những sáng
tác của Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, … có nội
dung sâu sắc hơn về thân phận con người và hình thức có dấu hiệu manh nha
hệ hình văn chương hậu hiện đại.
1.1.3. Các tác phẩm tiểu thuyết tiêu biểu qua các giai đoạn văn học Quốc
ngữ Việt Nam
Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, cuốn tiểu thuyết “Thầy Lazaro
Phiền” (1887) của Nguyễn Trọng Quản được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của Việt Nam viết bằng chữ Quốc ngữ. Tiểu thuyết được Giáo sư Trần Hữu Tá
ví như “con chim lạ từ trời Tây, đáp xuống một cánh đồng cịn vắng bóng
đồng loại”, tác phẩm đã trở thành phát súng mở đầu cho thời kỳ bùng nổ của
tiểu thuyết hiện đại.
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX - 1932, tiểu thuyết Quốc ngữ đã xuất hiện
ở một số xu hướng ở Bắc Kỳ có nét rõ hơn: tiểu thuyết lãng mạn “Tố Tâm”
(Hồng Ngọc Phách, 1925) được coi là cuốn tiểu thuyết văn học hiện đại đầu
tiên ở miền Bắc Việt Nam. Câu chuyện kể về tình yêu bi kịch giữa Đạm Thủy
– sinh viên khoa văn trường Cao đẳng Sư phạm và cô nàng giai nhân Tố Tâm.
Do bối cảnh lịch sử thời đại, tiểu thuyết Quốc ngữ ở miền Nam vẫn cịn nhiều

khó khăn trong việc sáng tác và lưu truyền so với ở miền Bắc. Nhưng cũng
khơng phải vì thế mà các loại tiểu thuyết ở miền Nam lại chậm phát triển. Nó
cũng có những dấu hiệu manh nha nhiều hơn, tiêu biểu là các sáng tác của Hồ
Biểu Chánh: “Hoàng Tố Anh hàm oan” (1910); “Ai làm được” (1912); “Chúa
tàu Kim qui” (1913), …
Những năm 1932 – 1945 văn học Việt Nam mới xuất hiện tiểu thuyết
với đầy đủ tính chất của thể loại hiện đại với nhiều tác phẩm như khuynh
hướng lãng mạn được trào lên qua những cây bút nổi tiếng của Tự Lực văn
6


đồn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như “Đôi bạn” (1936 –
1937), “Lạnh lùng” (1935 – 1936) của Nhất Linh; “Hồn bướm mơ tiên”
(1933), “Nửa chừng xuân” (1934) của Khái Hưng, “Nắng trong vườn” (1938)
của Thạch Lam là những câu chuyện tình yêu, sự giao thoa giữa cái cũ và cái
mới trong giai đoạn lúc bấy giờ. Khuynh hướng phê phán hiện thực như tiểu
thuyết “Tắt đèn” (1937) của Ngơ Tất Tố; “Sống mịn” (viết 1944, xuất bản
1956), “Truyện người hàng xóm” (1944) của Nam Cao; “Số đỏ” (1936),
“Giông tố” (1936) của Vũ Trọng Phụng; “Bước đường cùng” (1938) của
Nguyễn Công Hoan.
Giai đoạn 1945 - 1985, trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và
chống Mỹ, đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam đã ngày càng đông đảo với
các sáng tác như: “Sống mãi với thủ đô” (1960) của Nguyễn Huy Tưởng;
“Bên bờ Thiên Mạc” (1967), “Tổ quốc kêu gọi” (1972) của Hà Ân; “Núi rừng
Yên Thế” (1981) của Nguyên Hồng; ... ít nhiều tiểu thuyết thời kì này vốn
mang đề tài hồnh tráng và dung lượng đồ sộ, mà một trong số đó là “Vỡ bờ”
của Nguyễn Đình Thi.
Từ năm 1986 đến nay, lịch sử tiểu thuyết Việt Nam sang trang mới
với những sáng tác của “Người thắng cuộc” (1987) của Nguyễn Trọng Oánh
phản ánh chân thực đời sống cán bộ công chức trong hàng ngũ Đảng trong

những năm đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội; “Mùa lá rụng trong vườn” (xuất
bản 1985) của Ma Văn Kháng; “Nỗi buồn chiến tranh” (1987) của Bảo Ninh;
… Nhìn chung, các tác phẩm sau năm 1986 viết về cuộc sống, phẩm chất của
con người Việt Nam sau thời chiến với những tàn dư và hệ lụy của chiến
tranh.
1.1.4. Các xu hướng vận động của tiểu thuyết trong văn học Quốc ngữ Việt
Nam
Trong nền văn học Quốc ngữ Việt Nam, tiểu thuyết thường biểu hiện một
số xu hướng vận động như sau:
7


1. Xu hướng ổn định về kích cỡ tác phẩm.
2. Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại.
3. Xu hướng gia tăng tính đa dạng về kĩ thuật, phong cách, khuynh hướng
nghệ thuật.
4. Xu hướng phá vỡ đường biên, ranh giới thể loại.
5. Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết.
1.2. Khái quát về tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
1.2.1. Tác phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu
1.2.1.1. Tác giả
Nguyễn Minh Châu (20/10/1930 – 23/01/1989) quê ở xã Huỳnh Hải,
huyện Lưu Ninh, tỉnh Nghệ An. Ông là cây bút trưởng thành trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ và là một trong những nhà văn có tầm ảnh hưởng đối
với nền văn học Việt Nam. Trưởng thành trong những năm bom đạn kháng
chiến đã tạo cho nhà văn một nguồn sống, nguồn cảm thụ sâu sắc đối với nỗi
đau của đất nước bị chia cắt. Ơng ln trăn trở, tìm tịi trong những tác phẩm
của mình để thể hiện một cách đúng đắn và chân thật nhất hơi thở của lịch sử.
Nhà văn luôn đi cùng bước đi của đất nước, mỗi một thời kỳ, ông đều chiêm

nghiệm sâu sắc, viết thật cẩn thận và không bao giờ vội vàng.
Trước Cách mạng tháng Tám, ông học Trường Kỹ nghệ Huế, tốt
nghiệp bậc Thành Chung vào năm 1945 và tiếp tục học chuyên khoa trường
Huỳnh Thúc Kháng (Hà Tĩnh). Năm 1950, ông gia nhập quân đội và học tại
trường Sĩ quan Trần Quốc Tuấn. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban
Tham mưu Tiểu đoàn 772, 706 thuộc Sư đồn 320.Từ năm 1956 đến năm
1958, ơng làm Trợ lý văn hóa Trung đồn 64 thuộc sư đồn 320. Năm 1962,
ơng về cơng tác tại phịng Văn nghệ Quân đội, sau chuyển sang Tạp chí Văn
nghệ Quân đội. Ông được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Sự nghiệp sáng tác: Năm 1960, Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn
đầu tay Sau một buổi tập. Trong sự nghiệp sáng tác kéo dài ba thập kỷ (19608


1989), khép lại với chuyện vừa Phiên chợ Giát viết năm 1989, ông để lại 13
tập văn xuôi và một tiểu luận phê bình. Các tác phẩm chính của ơng là Cửa
sông (tiểu thuyết, 1966), Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970), Dấu
chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa từ
những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành
(truyện ngắn, 1983), Bến quê (truyện ngắn, 1985), Mảnh đất tình yêu (tiểu
thuyết, 1987), Cỏ lau (truyện vừa, 1989), ...
1.2.1.2. Tác phẩm
Cuốn tiểu thuyết được tác giả khởi thảo năm 1969, và ngay sau khi
trích đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 đã có tiếng vang và
được nhiều người khen. Tác phẩm đánh dấu bước tiến mới của Nguyễn Minh
Châu trong tiểu thuyết. Ở đây, cảm xúc của ông đã có thể theo kịp suy nghĩ để
tạo nên một số hình tượng hấp dẫn về tư tưởng nghệ thuật. Tác phẩm bao gồm
17 chương, chia ra thành 3 phần: phần 1 là Hành quân, phần 2 là Chiến dịch
bao vây, phần 3 là Đất giải phóng.
Tiểu thuyết Dấu chân người lính nhằm ghi lại những khoảnh khắc của
cuộc chiến tranh tàn khốc cũng như khắc họa người lính cách mạng với hàng

chục nhân vật thuộc các thế hệ khác nhau, đến với quân đội từ những vùng
miền, những hoàn cảnh xuất thân khác nhau nhưng họ đều mang những phẩm
chất chung là lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm với Tổ quốc, niềm say mê
chiến đấu và tâm hồn trong sáng. Đông đúc và sinh động nhất là thế hệ trẻ, thế
hệ trưởng thành trong chế độ mới ưu việt. Đọc “Dấu chân người lính”, chúng
ta có thể tìm về những giây phút sinh tử trong chiến tranh, tinh thần trách
nhiệm và chiến đấu cao độ và những tình cảm đồng điệu của những trái tim
yêu nước. 1.2.1.3. Bối cảnh lịch sử, xã hội
Bối cảnh lịch sử những năm 1969-1970
Sau thất bại của chiến lược “chiến tranh cục bộ”, năm 1969 Mỹ thực
hiện Việt “Nam hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức
9


chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân
đội tay sai là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn
Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Mỹ rút dần
quân viễn chinh và quân các nước thân Mỹ ra khỏi miền nam Việt Nam. Tăng
cường xây dựng và viện trợ cho quân ngụy, mở rộng chiến tranh phá hoại
miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào, Campuchia, mà lực lượng xung
kích là lực lượng ngụy qn (dùng người Đơng Dương đánh người Đơng
Dương).
Trên mặt trận chính trị Việt Nam, 6/6/1969 Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam ra đời, được nhân dân trong nước và thế
giới ủng hộ. 4/1970 Hội nghị cấp cao ba nước Đơng dương được triệu tập thể
hiện sự đồn kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung. Phong trào
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên ngày càng phát triển
mạnh mẽ đặc biệt ở Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
Trên mặt trận quân sự, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở một
loạt các cuộc tấn công vào các lực lượng Hoa Kỳ vào tết năm 1969. Cuộc tấn

công bắt đầu vào ngày 22 tháng 2 năm 1969, nhằm vào hàng loạt các thành
phố và căn cứ quân sự, nhưng chiến sự chủ yếu diễn ra quanh Sài Gịn. Mặc
dù phải nhanh chóng rút lui sau bị đối phương phản cơng, nhưng Qn Giải
phóng miền Nam Việt Nam đã kịp gây thương vong khá nặng nề đối với phía
Hoa Kỳ. Đã có 1140 lính Mỹ bị thiệt mạng trong đợt tấn cơng này.
Tình hình xã hội Việt Nam những năm 1969-1970
Trong những năm này, miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội,
miền Nam đấu tranh chống chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Giai đoạn
1965-1970, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, miền Bắc vẫn vững vàng vừa
sản xuất vừa chiến đấu, vừa làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với tiền tuyến
lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất đã thu được kết quả.
Sản lượng lương thực năm 1970, toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn
năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Năng suất lúa cả năm đạt 43,11 tạ trên 1 ha ruộng
hai vụ. Tỉnh Thái Bình và thành phố Hà Nội đạt năng suất bình quân trên 5 tấn
10


thóc/ha. 30 huyện, 2.265 hợp tác xã đạt năng suất bình qn 5 tấn thóc/ha.
Thu nhập bình qn đầu người của gia đình xã viên hợp tác xã nơng nghiệp
tăng 20% so với năm 1965.
Cùng với phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân cũng nâng lên. Lấy năm 1957 làm gốc so sánh, Quỹ tiêu dùng của nhân
dân tính bình qn đầu người tăng 82,8%; thu nhập bình qn đầu người của
gia đình cơng nhân viên chức tăng 48,5%; của gia đình xã viên hợp tác xã
nông nghiệp tăng 73,8%.
Hoạt động giáo dục, y tế đạt được những thành tựu to lớn. Số người đi
học năm 1955 là 1.288.000 người thì đến năm 1975 đạt 6.796.900 người, tăng
gấp 5,3 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp là từ 2.800 người lên 83.500
người, tăng gấp 29,8 lần, đại học từ 1.200 và 61.100 người, tăng gấp 50,9 lần.
Tính bình qn cho 1 vạn dân, năm 1955 có 949 người đi học thì đến năm

1975 có 2.769 người, tăng gấp 2,9 lần, trong đó trung học chuyên nghiệp và
đại học là 2,9 người và 59 người, tăng gấp 20,3 lần.
1.2.2. Tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh
1.2.2.1. Tác giả
Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh tại huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ
An, quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Việt Nam.
Ơng là con trai của Giáo sư Hồng Tuệ (1922 - 1999), ngun Viện
trưởng Viện Ngơn ngữ học. Ơng vào bộ đội năm 1969. Thời chiến tranh, ông
chiến đấu ở mặt trận B-3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5, trung đồn 24, sư đồn
10. Năm 1975, ơng giải ngũ. Từ 1976-1981 học đại học ở Hà Nội, sau đó làm
việc ở Viện khoa học Việt Nam. Từ 1984-1986 học khoá 2 Trường viết văn
Nguyễn Du. Làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Là hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam từ 1997.

11


1.2.2.2. Tác phẩm
Năm 1991, tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh (in lần
đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu, được tặng Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam và đã được đón chào nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người
lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến
tranh và về mối tình đầu với cơ bạn học Phương. Khác với những tác phẩm
trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm
tráng chí của người lính chiến đấu vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả
chiến tranh từ một góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu
vào những nỗi niềm cá nhân. Nhà văn Nguyên Ngọc ca ngợi: “Về mặt nghệ
thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới”. Tuy nhiên, trong hơn 10
năm sau đó tác phẩm đã bị cấm, khơng được in lại, có lẽ do q nhạy cảm;

mặc dù vậy, với làn sóng đổi mới ở Việt Nam, cuốn sách vẫn rất được ưa
thích.
Cuốn sách được dịch sang tiếng Anh bởi Frank Palmos và Phan Thanh
Hảo, xuất bản năm 1994 với nhan đề “The Sorrow of War”, được ca tụng rộng
rãi, và một số nhà phê bình đánh giá là một trong những tiểu thuyết cảm động
nhất về chiến tranh. Bản dịch này được photo bán rộng rãi cho du khách nước
ngoài. Đây là một cuốn sách được đọc rộng rãi ở phương Tây, và là một trong
số ít sách nói về chiến tranh từ quan điểm phía Việt Nam được xuất bản ở đây.
Một điều đáng khâm phục là Bảo Ninh đã trình bày quan điểm này mà khơng
hề lên án phía bên kia.
Năm 2005, tác phẩm này được tái bản với nhan đề ban đầu là Thân phận
của tình yêu; năm 2006 tái bản với nhan đề đã trở thành nổi tiếng: Nỗi buồn
chiến tranh.
Tác phẩm tái hiện lại cuộc chiến trong tâm tưởng nhân vật Kiên, sự
mô phỏng chi tiết và sống động chiến tranh trong sự tìm về, trong tâm tưởng.
Là hành trình trôi ngược, đi ngược lại sự sống tự nhiên, cuộc sống mà Kiên
chỉ đang tồn tại. Trình tự thời gian đảo lộn, không gian đổ nát, vỡ vụn, trở
12


thành những mảnh chắp vá, ghép nối theo trí nhớ của Kiên. Từng trận đánh,
từng con người, từng kỷ niệm đẹp đẽ vụt hiện lên rồi vỡ vụn theo chính sự sụp
đổ của nhân vật.
Xuyên suốt “Nỗi buồn chiến tranh” là hành trình tìm lại quá khứ, tìm
lại cuộc sống đã trơi qua, tìm về chính sự ám ảnh với chiến tranh, chết chóc.
Cuốn sách là “Thì q khứ tiếp diễn” nỗi buồn chiến tranh trong thời bình, là
sự ám ảnh dữ dội, đau đớn của nhân vật Kiên những ngày sau giải phóng.
“Nỗi buồn chiến tranh” là tiếng gọi của quá khứ, của những người đã
nằm sâu dưới lớp cát bụi chiến tranh, của những miền đất cằn cỗi mà nhân vật
chính đã trải qua. Những điều đã tắt đi nhưng còn sống mãi và tiếp diễn trong

tâm tưởng nhân vật chính.
Tiểu thuyết cịn là sự đấu tranh nội tâm, day dứt, dằn vặt, giằng xé
từng ngóc ngách, từng góc cạnh trong tâm hồn chai sạm bởi cái chết, bởi tình
yêu, bởi tiếc nuối, tội lỗi của Kiên. Ẩn chứa phía sau sự chết chóc, hủy diệt,
đau thương của chiến tranh là sự tươi đẹp, sống động, sinh tươi dưới con mắt
trải nghiệm của tác giả, được thể hiện bởi Kiên – chân thực và mờ ảo, xa xăm.
Là sự vẫy gọi đầy đê mê, hấp dẫn vọng lên từ quá khứ mà Kiên không thể
lãng quên. Càng đi sâu vào quá khứ, hiện tại càng phai nhạt, càng gắn bó với
thực tại, càng lùi sâu vào quá khứ, càng thốt ra lại càng mắc kẹt. Cuộc sống
càng trơi đi, ký ức càng hiện về mạnh mẽ và sống động.
1.2.2.3. Bối cảnh lịch sử
“Nỗi buồn chiến tranh” là một tác phẩm được viết theo thể loại tiểu
thuyết. Nhìn chiến tranh bằng “con mắt” nghiệt ngã và chân thực từ một góc
độ khác, như đã nói ở trên, tác giả đã lựa chọn kiểu người kể chuyện trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là kiểu người kể chuyện tự ý thức. Ở đây,
tiếng nói tự ý thức trước hết bộc lộ ở những lời ý thức về chính bản thân mình
và về người khác. Kiểu tiếng nói nàycó vai trị rất quan trọng trong cấu trúc kĩ
thuật của truyện, bộc lộ đặc điểm cá tính, phẩm chất của người kể và là sợi
13


dây liên kết các yếu tố kết cấu văn bản nhằm “nêu bật tính cách nhân vật, làm
nổi bật tư tưởng và chủ đề của tác phẩm”.
Nhìn từ phương diện lịch sử – văn hóa, có thể nói khơng ngoa rằng,
văn học nước nhà kể từ sau 1975 đến nay, xét riêng ở mảng tiểu thuyết, nếu
khơng có Bảo Ninh và “Nỗi buồn chiến tranh” sẽ rất buồn tẻ và nhạt nhẽo.
Cịn trong cái nhìn “vơ thức tập thể”, ở phương diện nào đó “Nỗi buồn chiến
tranh” chính là sự tiếp nối những trăn trở, dằn vặt, đớn đau của các nhà văn
miền Bắc từ thời Nhân văn giai phẩm; là bằng chứng sống động, cho thấy
những mệnh lệnh chính trị xơ cứng khơng bao giờ trói buộc được tư tưởng,

tình cảm của những nhà văn – người nghệ sĩ chân chính.
1.3. Một số xu hướng vận động của tiểu thuyết qua hai tác phẩm “Dấu
chân người lính” (Nguyễn Minh Châu, 1972) và “Nỗi buồn chiến tranh”
(Bảo Ninh, 1987)
1.3.1. Xu hướng tổng hợp yếu tố của nhiều thể loại
Tiểu thuyết là thể loại mà trong nó ln có sự xuất hiện yếu tố của
nhiều thể loại khác như nghị luận, hư cấu, phi hư cấu hay hồi kí, nhật kí, tự
truyện, … Ở mỗi tác phẩm, đặc biệt là mỗi giai đoạn khác nhau các yếu đó
xuất hiện trong tiểu thuyết cũng có sự khác biệt. Qua việc so sánh hai tác
phẩm “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiến
tranh” của Bảo Ninh ta có thấy rõ điều này.
Trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” chủ yếu xuất hiện yếu tố của
thể loại trữ tình, phi hư cấu, nhật kí và thư từ. Đầu tiên ở yếu tố của thể loại
trữ tình, ta thấy trong tiểu thuyết này có xuất hiện nhiều bài thơ. Đó là sáng
tác của nhân vật hay có khi là nhân vật đọc lại một bài thơ mà mình thích của
một tác giả khác. Trong khi giao lưu với với nhà thơ Thái Văn, các chiến sĩ
tiểu đoàn 1, trung đoàn 5 đã gọi chính ủy Kinh là “nhà thơ của chúng ta” sau
đó chính ủy đã đọc vang bài thơ của mình:
“Lớp lớp quân đi reo bốn phương
14


Trường Sơn ca tiếp khúc lên đường
Ve kêu bên võng ran rừng khách
Sư đoàn nối sư đoàn vào chiến trường”
Hay khi nhân vật Đàm hy sinh, Lữ tìm thấy cuốn sổ tay giấy trắng
mỏng trong đó có một vài đoạn thơ “sinh hoạt” do anh làm:
“Hôm qua “môn thục”, hôm nay “tai voi”,
Nấu với ca suối ăn tươi ra trò
Bống chạch câu bắt về kho,

Lá lốt xào ốc tha hồ trơi cơm.
Cịn trời cịn nước cịn non.
Cịn rừng, cịn suối, ta còn chất tươi
Ban ngày đằm nước suối trong
Ban đêm ớn lạnh nằm còng queo run
Đường hành quân dù mưa ngàn thác dữ,
Dốc ngược đèo cao mây phủ Trường Sơn,
Dù nắng gắt mưa tn,
Dù thiếu muối đói cơm,
Ta vẫn bước dưới lá cờ Quyết thắng
Ta nguyện làm mầm non trên cành xuân của Đảng
Làm chiến binh gang thép của đoàn quân…”
Yếu tố của thể loại phi hư cấu cũng thể hiện rất rõ trong tác phẩm
“Dấu chân người lính”. Hiện thực cuộc chiến được ghi lại trong tác phẩm hầu
như nguyên vẹn và trung thành. Nguyễn Minh Châu đã đi với các đơn vị chủ
lực xuống tận đại đôi chiến đấu, nghe chuyện của các chiến sĩ, dự tổng kết
chiến dịch, ... ông đã miêu tả môt cách chân thực những chặng đường hành
quân gian khổ và cả cuộc tổng tấn cơng khép chặt vịng vây ở thung lũng Khe
Sanh.
Tiếp đến là yếu tố của thể loại nhật kí, trong tiểu thuyết “Dấu chân
người lính” Nguyễn Minh Châu đã để nhân vật Lữ trải lịng qua những trang
nhật kí rất xúc động. Nhật kí viết về lí tưởng của bản thân anh, về tình yêu với
gia đình, đất nước viết về cả những người bạn của mình, … Nhật kí của Lữ có
đoạn như sau: “Đứng ở đây nhìn rộng sang cả hai bên bờ Nam và bờ Bắc chỉ
thấy nhức mắt một vùng bãi hố bom đỏ loét trên chỏm đồi, trên sườn đồi, trên
dải đầy những đá và cây sát mép nước. Hình như số phận những con sông đều
gắn chặt với số phận của đất nước và tất cả những con sông đều rất nhạy cảm
15



với chiến tranh? Tơi khốc súng đứng bên này nhìn sang bên kia mấy phút
trước khi xắn quần lội qua. Tôi cảm thấy da mặt cứ nổi gay lên, tim như
phồng to chống cả lồng ngực, một nửa người tơi là máu chảy, nửa là lửa
cháy! Hình như tất cả tình yêu trong cuộc đời chỉ đựng đầy trong trái tim
mười chín tuổi của tơi”
Yếu tố của thể loại thư từ cũng xuất hiện trong tác phẩm “Dấu chân
người lính”. Đó là bức thư của vợ chính ủy Kinh gửi cho anh, kể chuyện cậu
con trai đầu được nhà nước cho ra nước ngoài học, dặn anh cố gắng gặp được
cậu con trai thứ hai cũng đang ở ngoài mặt trận. Hay là bức thư Khuê giới
thiệu Lượng cho chị gái mình.
Sang đến tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh, tác phẩm
này nổi bật với các yếu tố của thể loại hồi kí, thư từ và tự truyện.
Đầu tiên là yếu tố của thể loại hồi kí, tác phẩm “Nỗi buồn chiến
tranh” là kí ức, hồi tưởng của nhân vật Kiên về thời chiến, về những tháng
ngày ngột ngạt, gian khổ có phần tuyệt vọng, về tình u cùng những cơ gái
anh từng phải lịng. Tác phẩm khơng đi theo một trình tự thời gian xác định
mà tất cả phụ thuộc vào dòng hồi tưởng của nhân vật Kiên. Chính điều đó đã
làm nên yếu tố của thể loại hồi kí trong tác phẩm này.
Tiếp theo là yếu tố của thể loại thư từ. Nhân vật Kiên nhận được một
bức thư, không phải từ miền Bắc mà từ sư 2 của mặt trận khu 5, tác giả đã đưa
nội dung của bức thư vào tiểu thuyết. Có đoạn như sau: “Cả lũ chúng mình
sững sờ. Hồi ấy tuy đã là cán bộ nhưng bọn mình cịn sữa cả, đã biết ăn nói xử
sự cho phải nhẽ đâu. Hối hận muốn chạy theo nói lại và khun giải nhưng
ơng lại có súng, làm thế nào, chả nhẽ bắn nhau?”
Yếu tố của thể loại tự truyện cũng xuất hiện trong tác phẩm này.
Người đọc hình dung được rằng, dường như tác giả chính là nhân vật Kiên và
chính ơng đang kể về cuộc đời mình. Tác giả để Kiên xưng tơi, để anh kể về
những gì đã và đang diễn ra, kể cả những suy nghĩa và cảm xúc của Kiên nữa.
Qua việc so sánh yếu tố của các thể loại xuất hiện trong “Dấu chân
người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh

có thể thấy được sự vận động của tiểu thuyết qua hai giai đoạn. Chúng ta có
16


thể thấy tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu và “Nỗi
buồn chiến tranh” của Bảo Ninh có nhiều điểm khác trong việc sử dụng yếu tố
của các thể loại. Thơ hay những bài hát được phổ từ thơ xuất hiện rất nhiều
trong “Dấu chân người lính” nhưng ở “Nỗi buồn chiến tranh” thì thể loại này
dường như khơng xuất hiện. Lí do là vì “Dấu chân người lính” được viết trong
thời chiến, một phần mục đích của nó là cổ vũ tinh thần chiến đấu của tồn
dân, toàn quân, thơ ca đã thúc đẩy nâng cao tinh thần đó. Cịn “Nỗi buồn
chiến tranh” thì tập trung phản ánh những nỗi đau đớn, tuyệt vọng và sự mất
mát mà chiến tranh mang lại nên thơ ca trong cuộc sống và chiến đấu của
người lính khơng được tác giả đề cập nhiều. Ở “Nỗi buồn chiến tranh” có yếu
tố của thể loại hồi kí nhưng ở “Dấu chân người lính” thì khơng. Vì “Nỗi buồn
chiến tranh” được viết khi đã hịa bình, đó là những mảng kí ức của người lính
về chiến tranh về những gì anh đã trải qua. Cịn “Dấu chân người lính” như đã
nói tác phẩm được viết ngay trong trong những ngày cuộc chiến tranh đang
diễn ra rất khốc liệt.
1.3.2. Xu hướng nhạt dần kiểu tư duy sử thi và đậm dần tư duy tiểu thuyết
1.3.2.1. Dấu ấn sử thi trong tác phẩm “Dấu chân người lính” – Nguyễn
Minh Châu (1969)
Thể hiện qua các phương diện chính như sau:
Thứ nhất, qua việc tác giả xây dựng hình tượng nhân vật mang đậm
nét sử thi:
Qua ngịi bút của mình Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình ảnh
những nhân vật sử thi to lớn, đẹp đẽ, rất đáng khâm phục như Kinh, Nhẫn,
Lượng, Khuê, già Phang, Hiền, Nết... Có thể thấy ở nhân vật Lượng, Nguyễn
Minh Châu đã viết “Lượng, đại đội trưởng đại đội trinh sát…Năm đó Lượng
mới hăm ba tuổi nhưng vào bộ đội đã lâu. Lượng là một chiến sĩ hết sức tháo

vát vì trong cuộc đời Lượng phải lo tự lập thân từ hồi cịn nhỏ… Lượng hiền
và ít nói, hơi khó tính, cách sống như một người đã đứng tuổi”, khi đã vào
17


chiến trận nhân vật này hiện lên là hình ảnh một người lính oai phong lẫm liệt
“Lượng kề súng vào vai xiết cò lia trọn một băng hạ ngay chiếc trực thăng đầu
tiên…Lượng cùng một chiến sĩ và đoàn trưởng Kinh, ba người chiếm một cái
gò đất giữa bãi tranh. Những cây mù u mọc chung quanh gò bị đẵn từ khi nào
khơng biết chỉ cịn trơ những cái gốc. Lượng cởi chiếc áo bị cháy trải xuống
bên một gốc mù u. Anh trịnh trọng bày lên một hàng lựu đạn Mỹ vừa cướp
được, lẫn với những quả lựu đạn chi dài của ta”. Cịn ở chính ủy Kinh lại
được tác giả miêu tả vừa oại nghiêm lại vừa mang khí chất của một nhà lãnh
đạo thực thụ, thể hiện qua cách ông chiến đấu và cư xử với đồng đội ở chiến
trận “Kinh bật lên một tiếng chửi, một nửa khuôn mặt Kinh tự nhiên tê dại đi.
Lượng bồi thêm một chùm đạn vào đám quân Mỹ đang nằm bẹp sau các xác
chết rồi chạy vội về phía Kinh. Anh thấy hố mắt trái của Kinh như tụt sâu
xuống. Một dòng máu từ bên trong cái hố mắt rỏ thành giọt lăn qua vành má
lấm đầy bụi tro xuống cằm. Khoảng túi áo ngực và cả báng súng Kinh đang
cầm tay cũng đọng những vết máu lẫn với tàn tro. Kinh ngồi bệt giữa đất cho
Lượng quấn vòng băng cá nhân trùm kín đầu. Kinh dặn Lượng cách vừa đánh
vừa rút. Kinh đã bị chống nhưng vẫn cịn khỏe lắm. Ơng cúi xuống xốc đồng
chí bị thương lên lưng, bước từng bước chắc chắn và chậm chạp về phía sau,
thỉnh thoảng dừng lại kẹp súng vào nách bắn yểm hộ cho Lượng”. Những
người lính được miêu tả với những nét chấm phá tinh nghịch “Một anh nhanh
nhẹn trong khi mọi người vẫn cịn tíu tít cả chân tay thì anh ta đã bng mình
nằm thăng cẳng trong chiếc võng và bất ngờ thét lên một tiếng: “Trường Sơn
ơi” làm rung chuyển cả khu rừng. Dăm ba anh chưa kịp sửa soạn chỗ ăn chỗ
nằm đã nhảy bổ xuống suối thò lút cánh tay vào các hốc đá moi lên từng vốc
cá. Một anh ngồi ngay giữa vệ cỏ hí hoáy ghi chép lên cuốn sổ tay. Một anh

khác vác dao vạc ngay một mảng vỏ trên một thân cây rất lớn bên đường,
dùng méc - quya vẽ đè lên thớ gỗ trắng vẫn còn chảy nhựa một chiếc mũi tên
to sù như đi một con dím và ba chữ: “Đồn Thu Bồn”. Ở các nhân vật đó ta
thấy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng họ đều có chung lý tưởng
18


đó là đấu tranh giải phóng dân tộc. Nguyễn Minh Châu đã mang cảm hứng sử
thi lan tỏa khắp tác phẩm từ việc xây dựng tầm vóc các nhân vật như những
người anh hùng, sự kết tụ sức mạnh và mỗi nhân vật đều mang ý chí, phẩm
chất chung của cộng đồng, của đất nước.
Con người sử thi thời đó sống vì cái chung hơn vì cái riêng. Cái tơi
càng như nhỏ bé đi trước cái ta cộng đồng. Con người sử thi là con người
trong vắt, con người của lý tưởng, của niềm tin, rất khó tìm thấy ở họ có chút
gì riêng tư cho cá nhân mình.
Thứ hai, xu hướng sử thi còn bộc lộ mạnh mẽ qua cách tác giả xây
dựng và giải quyết các mối quan hệ trong tiểu thuyết:
Tình u trai gái hịa lẫn vào tình yêu đất nước, tình yêu nhỏ nằm
trong tình yêu lớn. Minh chứng trong bức thư vợ chính ủy Kinh gửi cho
chồng, trong bức thư của người vợ, dù đã có tuổi (vợ chính ủy Kinh) gửi cho
chồng cũng có thể tìm thấy ở bất kỳ lá thư nào của những người vợ trẻ: “...ở
nhà mọi người đều bình yên và đang tích cực sản xuất để góp phần cùng tiền
tuyến chống Mỹ, cứu nước”. Những người vợ ấy đã xác định rõ khơng chỉ gửi
thư cho chồng mà cịn cho cả đồng chí của chồng. Hay trong cách tác giả thể
hiện tình yêu trai gái trong tác phẩm, minh chứng tiêu biểu nhất như tình yêu
của nhân vật Lữ và Hiền.
Tình cảm mà tác giả lựa chọn để làm nổi bật chính là tình đồng đội, đó
là mối quan hệ tất yếu phải lựa chọn. Tất cả mọi tình cảm như tình cha con,
anh em thậm chí là tình u đơi lứa cũng đều được quy định bởi tình đồng đội,
bởi ý thức cách mạng của những người lính. Tình cảm gia đình là thứ tình cảm

thiêng liêng, quý giá của mỗi con người, nhưng trong cuộc chiến của tồn dân
tộc, nó cũng trở nên bé nhỏ so với vận mệnh của quốc gia. Nhân vật Khuê
(Dấu chân người lính) khi biết tin “nhà bị bom, chết một đứa em lên năm, bà
mẹ bị thương nặng, nhà bay mất khơng cịn một mảnh ván” cũng coi như
khơng có chuyện gì xảy ra, vì nếu nói sẽ ảnh hưởng đến tinh thần anh em
trong đại đội
Cách tác giả giải quyết các mâu thuẫn trong các mối quan hệ:
19


Trong mối quan hệ rối ren giữa ba nhân vật Lượng – Xiêm – Kiếm.
Tình cảm của Lượng đối với Xiêm ngày một lớn dần nhưng có một điều quan
trọng rằng Xiêm đã có chồng là Kiếm, Kiếm lại là kẻ thù của Lượng. Nguyễn
Minh Châu đã xử lý mối quan hệ tình cảm trơng có vẻ rất “tiểu thuyết” này
theo cách sử thi. Lượng vẫn đặt lợi ích của cách mạng lên trên lợi ích cá nhân,
anh khơng muốn người ta đồn rằng “Một cán bộ giải phóng đã cướp vợ của
một tên lính Ngụy”. Trong một lần đánh đồn giặc thì Lượng cịn có chủ ý đi
tìm kẻ thù về cho Xiêm – người mình yêu.
Trong cuộc xung đột chính trị trong gia đình già Phang và thằng Kiếm
được Nguyễn Minh Châu giải quyết theo khuynh hướng sử thi. Tác giả đã cho
Kiếm quay về cuộc sống làm ăn lương thiện, kết thúc mâu thuẫn cha con, mâu
thuẫn vợ chồng. Tác phẩm kết thúc trong sự thắng lợi của cách mạng, cả một
vùng rộng lớn được giải phóng, lòng người nao nức trước thắng lợi, bởi vậy
tác phẩm vẫn mang âm hưởng của hùng ca như một tác phẩm sử thi.
Thứ ba, xu hướng sử thi còn thể hiện qua không gian của tác phẩm:
Không gian chiến trường hoành tráng, giới thiệu đầy đủ những tri
thức về chiến tranh như các loại binh chủng, tổ chức quân đội, kinh nghiệm
chiến trường, khung cảnh chiến trường, tinh thần chiến đấu: “Súng trường,
tiểu liên báng gập, tiểu liên cực nhanh của Mỹ, lựu đạn, thuốc nổ, các thứ
được bày biện thứ tự trên những tấm ván nằm”. Khung cảnh chiến trường

được miêu tả vừa khái quát, vừa cụ thể và sống động “Khe Sanh là một thung
lũng ngang dọc, mỗi bề khoảng chừng mười cây số. Với tầm quan trọng như
thế, bộ chỉ huy viễn chinh Mỹ đã thiết lập một hệ thống phòng ngự vững chắc
gồm cứ điểm Tà Cơn chi khu quân sự Hướng Hóa và cứ điểm làng Vây…”.
Qua cách miêu tả không gian của tiểu thuyết người đọc vẫn thấy được hơi
hướng sử thi hào hùng, bi tráng xun suốt tồn bộ tác phẩm.
Khơng gian thiên nhiên là núi non, sơng ngịi, cây cỏ, chim chóc, thú
vật, sản vật. Không gian xã hội là bản làng, sinh hoạt lao động sản xuất và
chiến đấu: “Một dải rừng núi âm u rậm rạp, thỉnh thoảng mới thấy sáng bừng
lên vài bông hoa chuối rừng đỏ nở trên những thân cây gầy khẳng. Tiếp giáp
20


với bìa rừng là bãi lau hoang vu rồi lại một cánh rừng khác, một bãi lau khác
ăn thẳng ra con đường số 9 rải sỏi dẫn tới một thị trấn và ngoại vi khu đồn
địch”
Không gian hậu phương của cuộc chiến cũng được Nguyễn Minh
Châu tái hiện lại như một hiện thực mang đậm chất sử thi thời đại. Hậu
phương luôn hướng về tiền tuyến với tất cả tinh thần và vật chất. Trong tác
phẩm đó là hình ảnh nông thôn với ruộng đồng, bờ bãi và trường học như ngôi
trường nơi Lữ cắp sách đến trường, những nơi tiền tuyến xa xôi của vợ Kinh,
mẹ Khuê… Không gian chiến trường và không gian hậu phương kết nối nhau
tạo nên một khơng gian rộng lớn, có tầm vóc núi sông, những con người ở
những miền đất xa xôi dù cách xa nhau nhưng ln có một dây liên lạc vững
bền và sâu sắc.
Thứ tư, trình tự thời gian của tác phẩm – thời gian tuyến tính:
Khoảng thời gian trong tác phẩm đi cùng với từng khoảng thời gian
của cuộc cách mạng dân tộc, chất chứa những sự kiện trọng đại, nhiều biến cố,
chuyển động cùng với nhịp vận động của dân tộc. Thời gian trong tác phẩm là
một dòng chảy tiếp nối quá khứ để hiện tại đến tương lai. Hiện tại, quá khứ

đều được đặt chung một điểm nhìn, điểm nhìn này khiền chúng ta có cảm giác
mọi việc như đang diễn ra trước mặt.
Thứ năm, khuynh hướng sử thi thể hiện qua âm hưởng và giọng điệu
của tác phẩm:
Tác phẩm mang âm hưởng hùng tráng, lay động và khích lệ mạnh mẽ
tình cảm người đọc. Tinh thần thể hiện trong tác phẩm là tinh thần lạc quan,
tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước, vào thắng lợi vẻ vang của dân
tộc. Khi xây dựng những hình tượng, nhân vật, thường là cảm hứng khẳng
định, ngợi ca, tự hào.
Tóm lại, các nhân vật trong tiểu thuyết “Dấu chân người lính” của
Nguyễn Minh Châu ln mang một sợi dây liên kết vơ hình vơ cùng mạnh mẽ
đó chính là lý tưởng cách mạng, họ được miêu tả trong một không gian cộng
đồng, mọi thời điểmđều liên hệ với viễn cảnh lịch sử. Các hình tượng cá thể
lại được biểu hiện lớn lao như là bộ phận của quần chúng. Vì vậy tác phẩm để
21


lại những hình tượng khơng phai mờ về một thời đại oanh liệt, kỷ niệm sự hồi
sinh của nhân dân trong sức mạnh tập thể.
1.3.2.2. Tư duy tiểu thuyết trong “Nỗi buồn chiến tranh” – Bảo Ninh (1987)
Thứ nhất, tính tiểu thuyết thể hiện qua cách tác giả xây dựng hình
tượng nhân vật
Những người lính trong trang viết của Bảo Ninh được nhìn dưới góc
độ cá nhân chứ khơng phải là những con người anh hùng mang tiếng nói cho
cả dân tộc. Do vậy nhân vật trở nên sống động, gần gũi như những con người
đời thường. Tác giả chú ý vào bi kịch tinh tinh thần của Kiên và bao nhiêu
người lính giống như Kiên hậu chiến tranh. Chiến tranh khơng cịn được ngợi
ca và thay vào đó nó là một nỗi ám ảnh, một tấn bi kịch cho cuộc đời của con
người khi nghĩ về những gì mình trãi qua “Chỉ cần nhắm mắt lại là lập tức ký
ức tự nó xoay mình lui về theo lối cũ, gạt tồn bộ đời thực ra rìa cỏ. Biết bao

kỷ niệm bi thảm, bao nhiêu nỗi đau mà từ lâu lòng đã nhủ lòng là phải gắng
cho qua đi, rốt cuộc đều dễ dàng bị lay thức”. Không giống như “Dấu chân
người lính” hình tượng con người gắn với lí tưởng anh hùng thời chiến có
được nhắc đến nhưng đó khơng phải là chủ thể chính của tác phẩm mà là một
khía cạnh trong tư duy của nhà văn mà thôi. Hơn tất cả nỗi buồn chiến tranh
muốn khác họa hình tượng của một con người là nạn nhân của chiến tranh, sự
biến dạng méo mó của tâm hồn hậu chiến tranh. Con người sau chiến tranh bị
tước đoạt đi cái phần nhân tính, xem giết chóc như một nhu cầu thường nhật.
Đối với Kiên chiến tranh khơng cịn là một bức tranh hào hùng nữa, hịa bình
là sự đổi lấy của rất nhiều sinh mạng “Hừ, hịa bình, mẹ kiếp, hịa bình chẳng
qua là một thứ cây mọc lên từ máu thịt bao nhiêu anh em mình, để chừa lại
chút xương... nền hịa bình này, tơi thấy hình như các mặt nạ người ta đeo
trong những năm trước rơi hết... Mặt thật bày ra gớm chết”. Với Kiên: “Tương
lai đã nằm lại ở phía xa rồi... Kiên có cảm giác khơng phải mình đang sống mà
22


đang mắc kẹt ở trên cõi đời nay”. Nhân vật của Bảo Ninh được đặt trong dịng
chảy cá nhân hóa, con người tự nhận thức, khám phá từng ngóc nghách trong
trong tâm hồn mình. Quan sát ở nhiều góc độ khác nhau ta mới thấy được Bảo
Ninh đã có một cái nhìn đổi mới, khơng cịn đơn giản xi chiều mà đa diện
và phức tạp.
Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy rằng giữa cuộc chiến hào hùng
luôn tồn tại cái chết và sự đau đớn. Chẳng hạn như nhân vật Can đã quá tuyệt
vọng với cuộc sống và cũng vì thương mẹ già khơng ai săn sóc anh khơng thể
lựa chọn cái chết mà quyết định đào ngũ để rồi cuối cùng anh ta không sống
nổi, đến khi người ta tìm thấy anh thì đấy cũng chỉ là một cái xác với hốc mắt
sâu hoắm.
Bảo Ninh chú ý soi sét vào từng ngóc ngách trong tâm hồn của nhân
vật, đó là sự giày xé day dẳn giữa hiện tại và quá khứ, nhân vật luôn bị ám ảnh

với những nỗi đau của chiến tranh, bước ra khỏi cuộc chiến thì người lính thật
sự đã chết từ rất lâu rồi, những cái chết trong tâm hồn của nhân vật, nhân vật
muốn sống một cuộc đời thực tại nhưng không thể xóa nhịa những chấn
thương tâm lý đã qua. Nhân vật được miêu tả mang đậm tính tiểu thuyết với
những dịng suy nghĩ, những giày xé trong tâm hồn. Tác giả chú ý vào sự va
chạm giữa nhân vật và quá khứ để mang đến một cái nhìn mới mẻ về chiến
tranh, chiến tranh lúc bấy giờ không chỉ hào hùng, lý tưởng như “Dấu chân
người lính” mà lại chất chứa nhiều nỗi đau, những mất mát không thể nào
thay thế được.
Thứ hai, về phương diện kết cấu trần thuật:
Thời gian phi tuyến tính và đồng hiện: Cuốn tiểu thuyết là những hồi
tưởng của Kiên. Những hồi tưởng ấy thường xuyên bị đứt đoạn, hết nhảy đến
câu chuyện này, nhân vật này lại đến câu chuyện khác, nhân vật khác. Điều
này đã chính xác lột tả được trạng thái tâm lý của Kiên, một người hồi tưởng.
Những suy nghĩ của anh rối loạn, điên khùng và nhảy múa như là chính những
đoạn văn vậy. Toàn bộ câu chuyện là mảnh ghép rời rạc trong kí ức của Kiên,
khơng có những tình huống cao trào, thắt nút, mở nút hay đỉnh điểm nhưng
23


thơng qua dịng kí ức của nhân vật người đọc vẫn tìm thấy sợi dây liên kết vơ
hình giữa những mảnh ghép hồi ức với nhau. Ở những chương đầu tiên,
chuyện tình giữa Kiên và Phương chỉ được nhắc đến khá qua loa và đại khái,
dường như tạo nên một không gian mở trong suy nghĩ của người đọc rằng, có
lẽ hai người sẽ đến được với nhau. Tuy nhiên, khi câu chuyện dần được phát
triển, cuộc tình ấy dường như trở nên ngày càng bế tắc hơn. Và rồi ở chương
cuối cùng, mọi thứ được tiết lộ, ta hiểu rõ được lí do đằng sau những sự thay
đổi của Phương hay sự xa cách giữa hai người, và rồi người đọc chỉ có thể lắc
đầu tiếc cho một cuộc tình có lẽ sẽ chẳng bao giờ thành như họ đã từng mong.
Xuyên suốt câu chuyện là sự đóng lại dần dần của tình yêu giữa Kiên và

Phương cũng như là của chính cuộc đời của Kiên
Kết cấu theo thời gian và không gian tâm lý: Bảo Ninh đã lấy hoạt
động tâm lí của nhân vật Kiên làm sợi dây kết cấu xuyên suốt tác phẩm, đảo
lộn trật tự không gian, thời gian tự nhiên, quá khứ, hiện tại, tương lai. Thơng
qua dịng tâm tưởng của nhân vật Kiên – nạn nhân của lịch sử, chúng ta thấy
được số phận của họ. Chính lịch sử đã để lại những đường cày, những vết
thương khơng bao giờ cứu chữa được. Chính kết cấu trần thuật này đã đánh
dấu sự thay đổi trong phương thức mô tả và phản ánh lịch sử của Bảo Ninh.
Bảo Ninh đã tiếp cận lịch sử qua từng thân phận cá nhân và phản ánh lịch sử
từ “tấm gương” ý thức cá nhân. Lịch sử tan vỡ thành mảnh vụn của ý thức cá
nhân và Bảo Ninh trở thành người gom nhặt những mảnh vụn ý thức đó từ
bóng tối của những thân phận. Bảo Ninh đã phân tích tâm lý nhân vật thơng
qua độc thoại nội tâm. Tác phẩm dìu người đọc vào sâu bên trong thế giới tâm
hồn của nhân vật Kiên để từ đó khám phá những bí mật mà từ lâu anh muốn
che giấu, thậm chí là phủ nhận. Kiên từng hững hờ với mẹ, coi thường cha,
thậm chí có lúc nghi ngờ tình u với Phương, ghen tng và thù hận cơ, anh
cũng có những hoang tưởng nhục dục với thây người chết, đôi khi hèn nhát
trong chiến trận. Bảo Ninh đã sử dụng độc thoại nội tâm để nhân vật có thể tự
nói lên những dằn vặt ẩn sâu bên trong tâm hồn mình “Nhưng mà tâm hồn tơi
24


thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi
như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi
quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy
tiếng chân tôi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ơi năm
tháng của tơi, thời đại của tơi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm
gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi”. Quên đi chiến
tranh là một việc hết sức khó khăn đối với Kiên. Kiên ý thức được điều này
nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng theo ý muốn của con người.

Ở đây ta thấy tiểu thuyết không chỉ là tiếng nói của ý thức mà cịn là
tiếng nói của tiềm thức, của giấc mơ, của cả hiện tại đang vận động.
Thứ ba, tính tiểu thuyết của tác phẩm cịn được biểu hiện qua ngơn
ngữ trần thuật:
Ngơn ngữ tự sự hay ngôn ngữ trần thuật được biểu hiện tập trung ở
ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật chính “Nhưng mà tâm
hồn tơi thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tài nào mà đổi
đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy
quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe
thấy tiếng chân tôi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ơi
năm tháng của tơi, thời đại của tơi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt
đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi”. Bảo Ninh đã
xây dựng thành công sự dằn vặt nội tâm nhân vật bằng những ngôn từ, cách kể
chuyện đơn giản, đời thường, không hoa mỹ. Việc sử dụng độc thoại nội tâm
của Bảo Ninh giúp người đọc thấu hiểu sự phi lý của chiến tranh, chất tàn bạo
của lịch sử. Để cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ của mình, tự xưng tơi
để kể lại những gì đã qua trong cuộc chiến là cách mà Bảo Ninh thuyết phục
người đọc. Bởi chúng ta đều hiểu rằng chính Kiên là người đã quan sát lịch sử
và trải qua lịch sử. Chính điều này giúp Nỗi buồn chiến tranh thuyết phục hơn.
Lời bộc bạch của Kiên là một độc thoại dài, là một dòng tâm sự đau thương
của chính nhân vật muốn.

25


×