Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu PR có phải là nghề dành cho bạn? pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.45 KB, 4 trang )

PR có phải là nghề dành cho bạn?

Nếu bạn được nghe nói về nghề quan hệ công chúng, bạn có tự nghĩ ngay đến sự hấp dẫn
choáng ngợp hay không? Quả thực nếu đó là ý nghĩ của bạn về thế giới PR (quan hệ công chúng)
thì bạn đừng tốn công, bởi lẽ nghề này không phải dành cho bạn.
PR là gì?
PR là tên viết tắt của Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng. Bản chất của nghề
quan hệ công chúng là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền
thông và lôi kéo sự chú ý của họ. Nhân viên PR phải có khả năng thuyết phục. Và mặc dù hiệu
quả không thể sờ thấy được, việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công
chúng là những kết quả cuối cùng mà bạn phải đạt tới.
Quan hệ công chúng không giống với quảng cáo qua các phương tiện truyền thông, nhiệm
vụ của các công ty PR là tạo cho khách hàng một hình ảnh tốt nhất khi truyền tới công chúng.
Điểm mấu chốt là làm cho mọi người nói về mình. Liệu có cách nào tốt hơn là cách thông qua
phương tiện truyền thông? Bạn nghĩ gì khi Jennifer Lopez mặc chiếc váy ngắn màu xanh tới dự
giải Grammy vào năm ngoái? Bên cạnh việc khoe làn da nâu, cô ấy còn muốn tạo ra sự bàn tán.
Mọi người sẽ còn nói mãi về cái kiểu phô trương của Jennifer.
Bây giờ, bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về PR, bạn thấy mình có hợp với nghề này
không?
Điều cần thiết khi làm bất cứ công việc gì là bạn phải có sự say mê. Quan trọng phải hiểu
được tham dự vào công việc này không phải là một việc dễ dàng, đòi hỏi ở công việc này rất cao.
Tuy nhiên, nếu bạn có thể làm công việc này ở một nơi nào đó thì có nghĩa là bạn hoàn toàn có
khả năng thực hiện nó ở bất cứ đâu.
Bạn phải làm thế nào để bắt đầu và trụ vững với nghề quan hệ công chúng?
Bước vào nghề
Bắt đầu tạo lập nhiều mối quan hệ từ khi còn đi học là cách hay nhất để bạn đặt chân vào
lĩnh vực PR và ghi lại được dấu ấn của mình. Bạn cần phải có động cơ rất lớn, khả năng giao tiếp
tốt, nghĩ nhanh và chịu được áp lực. Nói cách khác, bạn cần phải có nghị lực của Anthony
Robbins, cái miệng của Gilbert Gottfried và đối đầu được với Maytag.
Sáng tạo cũng là điều bạn cần có khi mà nhiều lúc một dự án khẩn cấp có mặt trên bàn
của bạn 5 phút trước khi bạn cần phải lên hình. Nếu bạn là một người nhút nhát, bạn sẽ không thể


trở thành người đại diện cho khách hàng của mình trước công chúng.
Những cái bạn cần
Mặc dù cũng có những bằng cấp trong nghề quan hệ công chúng mà bạn phải đạt được
song không nhất thiết bạn phải tiêu tốn quá nhiều thời gian cho nó bởi nghề này đòi hỏi nhiều kinh
nghiệm thực tiễn hơn.
Có thể bạn muốn học những kiến thức căn bản trong việc phát triển và thực hiện một kế
hoạch, viết thông cáo…nhưng tất cả những kiến thức trên chỉ là phương tiện. Những điều còn lại
bạn phải được thực hành bằng cách học được từ những sai lầm của người khác. Nếu bạn là một
người có tầm hiểu biết rộng, bạn có thể làm được nghề này tuy nhiên cần phải suy xét kĩ trước khi
bắt đầu.
Điểm hấp dẫn ở nghề quan hệ công chúng là bạn không phải làm những việc lặp đi lặp
lại. Từ việc tìm thời điểm tốt nhất để đưa ra một sản phẩm mới tới việc viết các bài diễn văn bạn
hầu như không bao giờ có một ngày lặp lại hay rỗi chân rỗi tay. Ngoài ra bạn còn được giao tiếp
với nhiều người, mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên không phải là nghề này không có những mặt
trái. Sức ép về thời gian là điều dễ nhận thấy nhất ở nghề này. Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy mình
bị vùi đầu vào công việc trong nhiều giờ, cố gắng kết thúc một bản báo cáo cho khách hàng quan
trọng trong khi thời gian làm việc đã hết từ lâu. PR còn đòi hỏi ở bạn sự cống hiến hết mình. Bạn
phải chuyên tâm tới hoạt động của một kẻ khác trong khi không có nhiều thời gian cho mình. Thật
mỉa mai nhưng đó là sự thật.
Bạn sẽ được hưởng những gì?
Vị trí PR thường được các công ty rất quan tâm, vì thế lương trả cho cán bộ quan hệ công
chúng khá cao. Trung bình trên thế giới, mức lương cho một người mới vào nghề có thể từ 20.000
tới 30.000 USD/năm so với mức lương 150.000 USD của một nhà quản trị cao cấp. Khoảng cách
giữa hai vị trí này là khá lớn tuy nhiên bù lại bạn có thể thu thập được nhiều kinh nghiệm trong
thời gian leo lên từng bậc trong nấc thang của một công ty PR.
Bạn đừng mong muốn bắt đầu với những công ty lớn bởi lẽ những công ty này thường đòi
hỏi chuyên môn rất cao. Thay vào đó, hãy thử sức với công ty nhỏ, ở đấy bạn có thể phải làm
nhiều việc khác nhau nhưng bạn lại có cơ hội học được nhiều hơn trong một thời gian ngắn. Bạn
đã có những kĩ năng và động lực cho công việc PR, vậy bạn sẽ phải làm gì?
Mặc dù bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc với giới truyền thông, bạn có thể đã có

kinh nghiệm trong nhiều việc khác như lên kế hoạch tốt nhất cho sự xuất hiện của một nhân vật
chính trị. Bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian cho điện thoại, viết thông cáo, tổ chức nhiều sự kiện
khác nhau như các cuộc họp báo.
Khi bạn đã có thêm kinh nghiệm, bạn sẽ phải viết diễn văn và thậm chí làm quản lý cho
những nhà quản lý cao cấp. Từ một điều phối viên quan hệ với giới truyền thông tới sự tự làm chủ
và chịu trách nhiệm trong phòng PR sẽ là một bước không quá xa mà bạn có thể đạt được. Hình
ảnh của những nhân viên PR thường là biểu tượng cho sự thành công, bạn có thể là một trong số
đó, tại sao không?

×