Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Thực hiện trợ giúp xã hội cho người lao động người dân gặp khó khăn do chịu tác động của covid một số vấn đề đặt ra và kiến nghị chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.88 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

BÀI THU HOẠCH MƠN
XÃ HỘI HỌC TRONG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
Đề tài: Thực hiện trợ giúp xã hội cho người lao động,
người dân gặp khó khăn do chịu tác động của Covid tại
thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên: Một số vấn đề đặt ra
và kiến nghị chính sách.

Họ và tên học viên:

Chữ ký:

Lớp, khóa học:
Mơn học:

Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam

Đơn vị công tác:
Chức vụ:

HÀ NỘI, THÁNG 12 NĂM 2021


ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự bùng phát dịch COVID-19 đã mang lại những thách thức chưa từng
có, tác động đáng kể đến sự phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước ta. Dịch
Covid-19 đã và đang tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội,
nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu
hẹp quy mô sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất


việc làm. Có thể thấy đối tượng chịu tác động lớn nhất của đại dịch là các đối
tượng khơng có khả năng lao động, người lao động bị mất việc làm, đặc biệt là
người lao động có thu nhập thấp trong xã hội.
Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ tinh thần chỉ đạo: “Từng bước hồn thiện
đồng bộ và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội”, cụ thể là: “... Đổi mới cơ
chế, huy động phân bổ và đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện chính sách xã
hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp dân cư, nhóm xã hội, bảo đảm
bình đẳng về cơ hội phát triển, nhất là với lao động khu vực phi chính thức.”
Thị xã Mường Lay là đơn vị hành chính nằm ở phía Bắc tỉnh Điện Biên,
có diện tích tự nhiên 11.566,56ha, dân số trên 11.000 người với 3 đơn vị hành
chính cấp xã, thời gian qua đại dịch cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống
của nhân dân trên địa bàn. Thực hiện chỉ đạo của các cấp, thị xã Mường Lay
cũng là địa phương thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ lao động gặp khó khăn do
dịch Covid-19 cho 1.788 đối tượng, với tổng kinh phí thực hiện 2,34 tỷ đồng.
Trong q trình thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do đại dịch covid- 19 nói chung, người lao động mất việc làm, mất thu nhập có
thể thấy vẫn cịn những khó khăn, bất cập trong các quy định: Thủ tục hành
chính đối tượng thụ hưởng trợ cấp cần cung cấp theo quy định phức tạp, khó
thực hiện, khó xác minh gây khó khăn cho đối tượng thụ hưởng. Người lao động
hầu hết là tiểu thương, lao động tự do, công việc, nơi ở khơng ổn định khó khăn
trong vấn đề xác minh; Cịn có những đối tượng mà trong chính sách, các gói hỗ
trợ khơng có quy định dẫn đến thiếu sót, bỏ sót đối tượng.
Đây là những nội dung mà thực tế trên địa bàn đã cho thấy. Từ thực tế tại
địa phương và với công việc hiện tại là Chủ tịch UBND cấp xã tại địa bàn, học
viên chọn vấn đề: “Thực hiện trợ giúp xã hội cho người lao động, người dân
gặp khó khăn do chịu tác động của Covid tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện
Biên: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị chính sách” làm Bài thu hoạch môn
Xã hội học trong lãnh đạo, quản lý trong chương trình Cao cấp lý luận chính trị.
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận

1. Các khái niệm cơ bản
- Chính sách xã hội là một bộ phận cơ bản củạ chính sách cơng, được coi
là tập hợp các quyết định liên quan đến nhau của Nhà nước về việc lựa chọn các
mục tiêu và giải pháp nhằm giải quyết vẩn đề thuộc lợi ích cơng cộng.


- Trợ giúp xã hội được hiểu là giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng xã hội
đối với những người có hồn cảnh khó khăn mà bản thân họ khơng tự khắc phục
được, nhằm mục đích an sinh xã hội. Chế độ trợ giúp xã hội: Bao gồm các quy
định của Nhà nước về chính sách, chế độ đối với những người có hồn cảnh khó
khăn.
- Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa
thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng
lao động. Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi.
- Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả
cho người lao động mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, cơng nghệ hoặc vì lý do
kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Phân loại chính sách xã hội
Chính sách xã hội cổ thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Theo các lĩnh vực xã hội có các chính sách về giáo dục, y tế, dân số, lao động việc làm v.v... Theo cơ cấu xã hội, có các chính sách xã hội chung và chính sách
cho các nhóm xã hội lớn, nhỏ khác nhau. Các chính sách xã hội có thể được
hoạch định cho tồn thể xã hội như chính sách việc làm, chính sách giáo dục - đào
tạo, chính sảch bảo hiểm xã hội, chính sảch chăm sóc sức khỏe nhân dân, chính
sách dân số...
3. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến vấn đề
nghiên cứu
3.1. Quan điểm của Đảng về chính sách xã hội
Hệ thống các chính sách xã hội mang tính bao trùm tới tất cả các nhóm xã
hội. Ngay từ đầu thời kỳ đổi mới năm 1986, Đảng ta đã chú trọng tầm quan
trọng của chính sách xã hội song hành với chính sách kinh tế. Chính tại thời

điểm này, Đảng ta đã xác định mối quan hệ chặt chẽ giữa chính sách xã hộị với
chính sách kinh tế: “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện
chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt
động kinh tế”. Đồng thời, chính sách xã hội được xác định là cơng cụ chính yếu
của Nhà nước để tác động đến việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người dân cũng như tác động tích cực đến các quan hệ xã hội. Đặc điểm này của
chính sách xã hội ở nước ta đã được nêu rõ: “Chính sách xã hội bao trùm mọi
mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn
hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc...”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã xác định việc xây dựng và thực thi chính sách
xã hội đúng đắn, cơng bằng vì con người là một trong những định hướng lớn,
chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ nay đến giữa thế kỷ XXI.
Mục tiêu cơ bản của chính sách xã hội trong giai đoạn này là bảo đảm ổn định
xã hội, thực hiện công bằng xã hội và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Chính sách xã hội
hướng tới việc chăm lo cho tất cả thành viên trong xã hội; tạo môi trường và
điều kiện cho mọi thành viên có thể phát triển các năng lực của cá nhân không


phân biệt các giai cấp, các tầng lớp dân cư; xây dựng một cộng đồng xã hội văn
minh. Quan điểm của Đảng ta về chính sách xã hội được thể hiện một cách tồn
diện trong Cương lĩnh (năm 2011): “Chính sách xã hội đúng đắn, cơng bằng vì
con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cơng bằng, bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với
phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh
thần, không ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội...”. Trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu các nhóm xã hội, các quan hệ xã
hội và các giá trị, chuẩn mực xã hội biến đổi nhanh theo hướng ngày càng đa

dạng, phức tạp. Không chỉ các nhóm xã hội liên tục biến đổi cả về quy mơ và
cấu trúc, mà cịn ln hình thành các nhóm xã hội mới. Nhu cầu của xã hội nói
chung và nhu cầu của các nhóm xã hội cũng ln biến đổi trong q trình phát
triển.
Những biến đổi lớn và liên tục về cơ cấu xã hội trong giai đoạn phát triển
hiện nay của đất nứớc đặt ra yêu cầu phải thường xuyên đổi mới chính sách xã
hội nhằm mục tiêu không chỉ thực hiện ổn định, công bằng xã hội mà còn thúc
đẩy phát triển xã hội. Trong Văn kiện Đại hội XIII đã xác định rõ nhiệm vụ:
“Trên cơ sở dự báo đúng xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta trong những
năm tới, xây dựng các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp,
giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp
thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an tồn xã
hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”.
3.2. Chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về chính sách xã hội
trợ giúp người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
- Ngày 09/04/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP về
các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Nội dung hỗ
trợ người lao động của Nghị quyết này nêu: “Người lao động bị chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất
nghiệp; người lao động khơng có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm
được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực
tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ
tháng 4 đến tháng 6 năm 2020”.
- Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 của Chính phủ về các biện pháp
hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ ngày 01/07/2021 về một số
chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do
đại dịch Covid-19. Nghị quyết nêu rõ: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của
đại dịch Covid-19 đã và đang tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất,

kinh doanh và đời sống nhân dân, Chính phủ quyết nghị thực hiện một số chính
sách hỗ trợ người lao động... gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Mục tiêu của


Nghị quyết 68/NQ-CP nhằm hỗ trợ cho người lao động... gặp khó khăn do ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm
thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất, kinh doanh, đảm
bảo đời sống và an toàn cho người lao động.
- Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19.
- Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/09/2021 của Chính phủ về chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
- Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn
do đại dịch Covid-19.
- Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
- Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg ngày 06/11/2021 của Thủ tướng Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày
07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19.
- Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử
dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
II. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

MƯỜNG LAY, VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

TẠI THỊ XÃ

1. Khái quát chung
Thị xã Mường Lay nằm ở là đơn vị hành chính phía Bắc tỉnh Điện Biên,
Phía Bắc giáp huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, phía Nam huyện Mường Chà,
phía Tây giáp huyện Mường Chà, phía Đơng giáp huyện Mường Chà, tỉnh Điện
Biên. Với diện tích tự nhiên 11.266,56 ha, dân số trên 11.000 người, với ba đơn
vị hành chính cấp xã. Thị xã được tái thiết theo Nghị định số 25/2005/NĐ-CP
của Chính phủ, trải qua q trình tái thiết cùng với cơng tác di dân tái định cư dự
án thủy điện Sơn La, cơ sở hạ tầng thị xã được đầu tư đồng bộ, kinh tế xã hội
phát triển tăng trưởng tốt với mũi nhọn là kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản và
định hướng phát triển thương mại, du lịch văn hóa.
2. Thực trạng công tác trợ giúp xã hội cho người lao động, người dân
gặp khó khăn do chịu ảnh hưởng của dịch Covid trên địa bàn thị xã
Với tính chất đặc thù là một thị xã vùng cao, địa bàn nhỏ hẹp, dân số ít.
Là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc Thái trắng, Mông… lực


lượng lao động chủ yếu của thị xã hiện tại là thuộc lĩnh vực nông nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại du lịch.
Trải qua đại dịch Covid- 19 trong thời gian vừa qua, kinh tế trên địa bàn
thị xã cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Do
tính chất chủ đạo là kinh tế nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật
liệu xây dựng, thương mại nên các đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất của đại
dịch trên địa bàn thị xã là các đối tượng người dân thuộc đối tượng bảo trợ xã
hội, hộ nghèo, hộ cận nghèo, các tiểu thương kinh doanh tại các chợ trung tâm
thị xã và các xã, phường, các lao động tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà
hàng, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao
động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ- CP, Nghị
quyêt số 68/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyết
định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 03/12/2021, thị
xã Mường Lay đã giải quyết các chính sách hỗ trợ cho 1.788 đối tượng, với tổng
kinh phí thực hiện 2,34 tỷ đồng.
Đối với chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị
ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết
số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐTTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, thị xã Mường Lay đã
giải quyết chính sách cho 236 đối tượng với tổng kinh phí 619.600.000 đồng.
Trong đó, đã hồn thành xong việc giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng đối với 183 người đã được nhận tiền
hỗ trợ, tổng kinh phí thực hiện 96 triệu đồng.
Đối với các đối tượng là người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ- CP của Chính phủ và Quyết định số
15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến nay thị xã đã thực hiện hộ trợ
cho 1.669 người với kinh phí hỗ trợ 1,55 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cho các đối
tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo là 1,35 tỷ, hỗ trợ cho đối tượng
là hộ kinh doanh, lao động khơng có giao kết hợp đồng, trợ cấp thất nghiệp là
trên 200 triệu đồng.
Hỗ trợ cho các đối tượng hoàn thành cách ly tập trung theo Nghị quyết
68/NQ-CP của Chính phủ với tổng số 117 đối tượng, tổng kinh phí hỗ trợ trên
128 triệu đồng.
Q trình thực hiện có sự phối hợp, giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức đoàn thể cấp huyện, cấp xã về việc triển khai thực hiện các
chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19..
Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp được ban hành nhằm thể hiện sự quan

tâm, chia sẻ của Đảng, Nhà nước; góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục


khó khăn, ổn định cuộc sống, hỗ trợ người sử dụng lao động thích ứng với trạng
thái bình thường mới, duy trì sản xuất, kinh doanh… Đây là chính sách có quy
mơ đối tượng hưởng thụ và có nguồn kinh phí hỗ trợ lớn nhất trên tồn quốc từ
trước đến nay với tổng kinh phí thực hiện lên đến 38.000 tỷ đồng.
3. Một số bất cập và nguyên nhân trong việc thực hiện trợ giúp xã hội
cho người lao động chịu tác động của Covid
Thứ nhất, số lượng văn bản quy định về chính sách hỗ trợ ban hành mang
tính chất nhất thời, thay đổi liên tục, chưa có tính tổng quát, định hướng lâu dài,
thủ tục thực hiện còn chưa sát với đối tượng…dẫn đến việc thực hiện ở cơ sở
gặp nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến tới nhân dân, chồng chéo
trong thực hiện. Nguyên nhân do chất lượng cơng tác tham mưu ban hành chính
sách còn yếu, chưa sát với thực tiễn cơ sở. Cơ chế ứng phó với đại dịch thay đổi
dẫn đến các văn bản thực hiện chính sách phải thay đổi, điều chỉnh.
Thứ hai, đối với việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ: Hỗ
trợ nhóm khó khăn, lao động khu vực khơng chính thức như lao động tự do,
khơng có cơng việc ổn định… khơng có tiêu chí xác định cụ thể, nơi cứ trú thay
đổi lớn lên khó khăn trong việc thực hiện chính sách.
Thứ ba, thiếu cơ chế hướng dẫn phương pháp, cách giải quyết vấn đề trợ
giúp, trợ cấp xã hội cho các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ từ phía Nhà
nước. Nguyên nhân là chưa có chỉ đạo về cơ chế thơng suốt từ Trung ương đến
địa phương, bất cập về thực hiện chính sách.
Thứ tư, nguồn ngân sách hỗ trợ người lao động hạn chế, các địa phương
có nguồn thu thấp, phụ thuộc vào ngân sách cấp trên không thể chủ động đáp
ứng được việc hỗ trợ kịp thời.
Thứ năm, thủ tục hồ sơ yêu cầu đối với người thụ hưởng chính sách cịn
rườm rà, khó khăn trong cơng tác xác minh. Ngun nhân việc cải cách hành
chính cịn chưa đạt hiệu quả cao, vẫn dùng các phương pháp truyền thống. Việc

phối kết hợp thực hiện tại một số địa phương một số cơ quan cịn chưa tốt.
Thứ sáu, cơng tác tun truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về
thực hiện việc hỗ trợ người dân, người lao động gặp khó khăn trong đại dịch
covid còn chư được chú trọng, thực hiện tốt, công tác quản lý, sử dụng thông tin
truyền thông truyền thống chưa phát huy hiệu quả, trong khi nguồn thơng tin từ
các mạng xã hội có ảnh hưởng trái chiều gây hoang mang trong dư luận, nhân
dân, khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách.
5. Giải pháp
Thứ nhất, các cấp, các ngành cần tổng hợp rút kinh nghiệm, đề xuất với
cơ quan có thẩm quyền xây dựng, điều chỉnh các văn bản quy định chính sách
cho phù hợp và có hướng dẫn cụ thể để cấp cơ sở triển khai, rút gọn thủ tục, điều
kiện hồ sơ yêu cầu đối với các đối tượng là người lao động được thụ hưởng chế
độ trợ cấp.


Thứ hai, cần xem xét đến hoàn cảnh, gia cảnh và năng lực kinh tế của
từng đối tượng để nếu có thể thì hỗ trợ thêm cho họ vượt qua khó khăn của đại
dịch Covid.
Thứ ba, cần kết hợp các nguồn kinh phí, tăng cường ngân sách và xã hội
hóa kinh phí hỗ trợ cho các địa phương khó khăn về kinh tế để đảm bảo chính
sách của nhà nước thực hiện công bằng ở các địa phương.
Thứ tư, đẩy mạnh cơng tác cải cách hành chính ở chính quyền các cấp,
đẩy mạnh chất lượng dịch vụ công để việc thực hiện chính sách được nhanh gọn,
chính sách đến với người dân kịp thời hỗ trợ trong lúc khó khăn.
Thứ năm, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp đối với công
tác truyền thông, đảm bảo hiệu quả cơng tác tun truyền chính sách của Nhà
nước đến với người dân. Quản lý hiệu quả xử lý nghiêm các nguồn thông tin xấu
gây dư luận trái chiều với chủ trương chính sách của Nhà nước.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, cùng với cả nước, chính quyền các cấp thị xã Mường

Lay đã xây dựng, ban hành các kế hoạch, giải pháp để ứng phó với đại dịch
covid -19 trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của đại dịch đến với nhân
dân trên địa bàn. Các giải pháp phòng chống dịch như thực hiện tiêm vacxin cho
tất cả các đối tượng theo quy định, hướng dẫn của Bộ y tế, các giải pháp linh
hoạt trong thích ứng với đại dịch để đảm bảo hai nhiệm vụ vừa chống dịch vừa
phát triển kinh tế. Song hành với quá trình này là đảm bảo các chính sách an
sinh xã hội, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng yếu thế
trong xã hội, người lao động mất việc làm bị ảnh hưởng lớn từ dịch covid -19.
Với đề tài “Thực hiện trợ giúp xã hội cho người lao động, người dân
gặp khó khăn do chịu tác động của Covid tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện
Biên: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị chính sách” nội dung bài thu hoạch
đã thực hiện nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thực tế tại địa bàn, đánh giá thực
trạng q trình thực hiện chính sách, các vấn đề cịn bất cập trong thực hiện
chính sách và đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách trên địa bàn cũng như các địa phương khác.



×