Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.18 KB, 2 trang )
Lưu ý khi sử dụng phân chuồng
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Mặc dù không tác dụng một cách nhanh chóng, tức thời như phân hoá học,
nhưng phân chuồng có những tác dụng mà không một loại phân hoá học nào có
được. Tuy nhiên, phân chuồng cũng có nhiều hạn chế cần hết sức lưu ý khi sử
dụng.
Ưu điểm
- Trong phân chuồng luôn chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân,
kali, canxi, magie, natri, silic. Các nguyên tố vi lượng như đồng, kẽm, mangan,
molipden... hàm lượng không cao.
- Phân chuồng cung cấp một lượng mùn lớn làm kết cấu của đất tơi xốp
hơn, bộ rễ cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống chịu của cây trồng với
điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, xói mòn, hạn... Vì vậy người ta gọi phân
chuồng là phân cải tạo hoá - lý tính đất.
- Một ưu điểm nữa của phân chuồng là nông dân có thể tự làm được dựa
trên những sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như thân, lá, rễ cây kết hợp với
chất thải chuồng trại trong chăn nuôi.
Hạn chế
Tuy vậy, sử dụng phân chuồng cũng có những hạn chế như hàm lượng chất
dinh dưỡng dễ tiêu thấp hơn nhiều so với phân hoá học. Hàm lượng đạm nguyên
chất trong phân chuồng nào tốt nhất cũng chỉ đạt 3 - 4% (trong khi đó ở urê là
46%). Vì vậy, khi sử dụng thường phải bón với một lượng lớn và phải kết hợp bón
bổ sung với phân hoá học trong những giai đoạn cây cần.
- Phân chuồng có tác dụng từ từ, vận chuyển cồng kềnh, phụ thuộc vào
chăn nuôi. Nếu không được chế biến kỹ có thể mang một số nấm bệnh hại cây
trồng. Ngoài ra do lên men, phân chuồng có chứa các axit hữu cơ, nên khi bón nếu
không kết hợp với vôi sẽ làm chua đất.
- Với kinh tế hộ gia đình ở nông thôn nước ta như hiện nay, đời sống của
người dân còn gặp nhiều khó khăn, diện tích canh tác ít, chất đốt chủ yếu vẫn là
các sản phẩm cây trồng thu được sau mỗi vụ, nên phần rơm rạ trả lại cho ruộng