Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

182 THỰC HIỆN THỦ tục hải QUAN đối với HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU tại CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và THƯƠNG mại TNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.29 KB, 69 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------

DƯƠNG TÚ LỆ
CQ55/05.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HỐ
XUẤT KHẨU TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG
MẠI TNG

Chuyên ngành

: Hải quan và nghiệp vụ ngoại thương

Mã số

: 05

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Thái Bùi Hải An

Hà Nội - 2021


2
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của em, các số


liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Dương Tú Lệ


3
MỤC LỤC


4
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ


5
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Q trình hội nhập kinh tế giữa các nước trên thế giới hiện nay đang
ngày càng diễn ra một cách sâu rộng, xuất khẩu là nhân tố giữ một vai trò
quan trọng trong q trình hội nhập đó. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho
nhập khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Là một nước đang phát triển Việt Nam càng phải chú trọng đầu tư, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên có vai trị quan
trọng trên con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Khơng chỉ tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế mà xuất khẩu còn góp phần tích cực giải quyết cơng ăn

việc làm, cải thiện đời sống người dân và mở rộng mối quan hệ đối ngoại của
đất nước . Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ
đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm
công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá
xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hố xuất
khẩu, chính vì vậy xuất khẩu là nhân tố thúc đẩy hoạt động hội nhập kinh tế
nhanh chóng hơn thế nữa cịn góp phần thúc đẩy sự tham gia của các hoạt
động như giao nhận vận tải, ngân hàng,…
Nhận thấy hoạt động xuất khẩu đóng một vai trị vơ cùng quan trọng
trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, nên các doanh
nghiệp, công ty hiện nay đang nỗ lực cố gắng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn trong q trình thực hiện thủ
tục hải quan như đường truyền kết nối internet không ổn định, lỗi của hệ
thống hải quan VNACSS/VCIS dẫn đến không lấy được tờ khai thông quan.
Là công ty lớn trong ngành sản xuất may công nghiệp xuất khẩu trên
thị trường Việt Nam, hoạt động xuất khẩu của Công ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG là vô cùng phát triển. Có thể nói đây là hoạt động mang lại


6
lợi nhuận lớn cho công ty và được công ty chú trọng và quan tâm rất nhiều. Vì
vậy, việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ln được
cơng ty xem trọng bởi nó liên quan trực tiếp đến q trình xuất khẩu sản
phẩm của cơng ty ra thị trường thế giới, quyết định thành bại và ảnh hưởng
đến uy tín, chất lượng của sản phẩm của cơng ty.
Xuất phát từ những lí do nêu trên mà em đã quyết định lựa chọn đề tài:
“Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại Công ty
cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG” làm luận văn tốt nghiệp cuối khóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống được các vấn đề lý thuyết cơ bản về thủ tục hải quan và thực hiện

thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
- Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất
khẩu tại Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Phân tích thực trạng
nhằm đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện thủ
tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại Công ty cổ phần Đầu tư và
Thương mại TNG.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải quan đối với
hàng hố xuất khẩu tại Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG trong
thời gian sắp tới .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề ra các đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:
- Đối tượng nghiên cứu đề tài: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
- Phạm vi nghiên cứu: Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại Công ty
cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG từ năm 2018 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng phương pháp luận biện
chứng phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ chương, chính sách pháp luật
của nhà nước trong việc xây dựng và hồn thiện q trình thực hiện thủ tục
hải quan trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hố.
Trong đó có sử dụng kết hợp các phương pháp sau:


7
- Sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa
những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp phân tích dữ liệu, đánh giá, so sánh,
đối chiếu nhằm đánh giá thực trạng
- Sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải, phương pháp quy
nạp để đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả
5. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành ba chương
như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá
xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất
khẩu tại Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG trong thời gian qua.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục hải
quan đối với hàng hoá xuất khẩu tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại
TNG trong thời gian tới.


8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
1.1. Những vấn đề chung về hàng hoá xuất khẩu.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hố được định nghĩa là sản
phẩm của lao động thông quan trao đổi mua bán. Hàng hố có thể là hữu hình
và hàng hố cũng có thể là vơ hình. Nó mang theo hai thuộc tính là giá trị sử
dụng và giá trị của hàng hoá. Nhưng xã hội ngày một phát triển dẫn đến sự
thay đổi và phát triển về nhận thức đối với đời sống kinh tế nên cách hiểu
hàng hóa không như các nhà kinh tế cổ điển xác định. Phạm trù hàng hóa mất
đi ranh giới của sự hiển hiện vật lý của vật thể và tiến sát đến gần phạm trù
giá trị. Hàng hoá được hiểu rằng:
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào
đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.
“Hàng hóa bao gồm: Động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.” Theo Luật Hải
quan năm 2014.

“Hàng hoá bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình
thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.” theo Luật Thương
mại năm 2005.
Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng hoá xuất
khẩu là hàng hoá được phép rời khỏi lãnh thổ hải quan, nơi xuất phát của
hàng hoá sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan liên quan đến hàng hố đó.


9
Theo Công ước Kyoto khái niệm “Hàng xuất khẩu hẳn” là hàng hố lưu
thơng tự do, rời khỏi lãnh thổ hải quan và dự định ở lại hẳn bên ngoài lãnh thổ
hải quan. Hàng hố lưu thơng tự do ở đây được hiểu là hàng hố khơng bị hạn
chế xuất khẩu.
Theo quy định chung của hải quan các nước trên thế giới, hàng hoá
xuất khẩu thương mại bao gồm:
(1) Hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hoá;
(2) Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất;
(3) Hàng hoá kinh doanh chuyển khẩu;
(4) Hàng hoá xuất khẩu theo loại hình nhập nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất
khẩu;
(5) Hàng hoá xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia cơng với thương nhân nước
ngồi;
(6) Hàng hố xuất khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
(7) Hàng hoá xuất khẩu qua biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về
việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới;
(8) Hàng hố xuất khẩu nhằm mục đích thƣơng mại của tổ chức, cá nhân khơng
phải là thương nhân;
(9) Hàng hố xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất;

(10)
Hàng hoá đưa ra kho bảo thuế;
(11)
Hàng hóa tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái nhập dự hội chợ, triển lãm;
(12)
Thiết bị, máy móc, phương tiện thi cơng, khn, mẫu tạm nhập-tái
xuất, tạm xuất-tái nhập để sản xuất, thi cơng cơng trình, thực hiện dự án, thử
nghiệm, nghiên cứu.
1.1.2. Vai trị của hoạt động xuất khẩu hàng hố.
Đối với nền kinh tế quốc dân:
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và tích luỹ phát triển sản
xuất, phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
- Xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tạo khả


10
năng mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển và ổn
định.
- Xuất khẩu có vai trị tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới
có sự cạnh tranh khốc liệt. Sự tồn tại và phát triển hàng hoá xuất khẩu phụ
thuộc rất lớn vào chất lượng và giá cả; do đó phụ thuộc rất lớn vào công nghệ
sản xuất ra chúng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước
phải luôn luôn đổi mới, ln cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất
lượng sản xuất.
- Xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua sản
xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho người lao động.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của

nước. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại,
phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một loại hoạt động cơ bản, là
hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác
như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… phát triển theo.
Đối với doanh nghiệp:
Cùng với sự bùng nỗi của nền kinh tế tồn cầu thì xu hướng vươn ra thị
trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh
nghiệp . Xuất khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh
nghiệp thực hiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường của mình.
- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh
nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà cịn có mặt ở
thị trường nước ngồi.


11
- Xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ qua đó nâng
cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc , thiết bị ,
nguyên vật liệu ... phục vụ cho quá trình phát triển.
- Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập
khẩu cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và phát triển các mặt
trong khả năng xuất khẩu các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm
nhập.
- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hồn thiện cơng
tác quản trị kinh doanh. Đồng thời giúp các doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của
chu kỳ sống của một sản phẩm .
- Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham
gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc
các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất
khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản

phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các
nguồn lực.
- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động bán
ra thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu
nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm lợi nhuận.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộng quan hệ kinh
doanh với nhiều đối tác nước ngồi dựa trên cơ sở đợi bên cùng có lợi.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trị quan trọng và có tác động tích
cực tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh
tế của một quốc gia.
1.2. Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu.
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm về thủ tục hải quan.
Cho đến nay ở tất cả các nước trên thế giới, khơng phân biệt chế độ
chính trị, nước nào cũng có một đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách


12
thuế quan, cũng quy định thể lệ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và đặt
ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thu thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục này được gọi chung là thủ tục hải quan. Còn cơ quan phụ trách
thi hành thủ tục hải quan thì tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia khác nhau mà nó có
tên gọi khác nhau nhưng nội dung của thủ tục hải quan thì giống nhau.
Theo Cơng ước Kyoto về đơn giản hố và hài hồ hố thủ tục hải quan:
“Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và Hải
quan phải thực hiện nhăm đảm bảo tuân thủ Luật Hải quan.”
Theo Luật hải quan Việt Nam năm 2014, tại khoản 23 điều 4 : “Thủ tục
hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan
phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hoá, phương tiện
vận tải.”

Từ khái niệm trên nhìn chung đều thể hiện thủ tục hải quan là những
công việc phải làm của các đối tượng làm thủ tục hải quan. Nói một cách cụ
thể thì thủ tục hải quan được hiểu là các công việc mà người khai hải quan,
công chức hải quan và các bên có liên quan phảo thực hiện theo quy định của
pháp luật đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, q cảnh.
Ngồi ra, thủ tục hải quan cịn đảm bảo được xây dựng trên nguyên tắc
tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về tờ khai hải quan, chứng từ hải quan và các
nguyên tắc trao đổi dữ liệu điện tử; dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, đánh
giá việc chấp hành pháp luật của chủ hàng, mức độ rủi ro về vi phạm pháp
luật trong quản lý hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
Căn cứ vào phương thức thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hải quan
được phân thành thủ tuc hải quan truyền thống (thủ tục hải quan thủ công) và
thủ tục hải quan hiện đại (thủ tục hải quan điện tử). Ngày nay cùng với sự


13
phát triển của internet và công nghệ trong cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 thì
việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử là bước phát triển tất yếu trong quá
trình cải cách việc thực hiện thủ tục hải quan một cách thuận lợi hơn nữa cho
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong bối cảnh thương mại hoá tồn
cầu và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.2. Tính chất của thủ tục hải quan
Những tính chất cơ bản của thủ tục hải quan:
Tính hành chính bắt buộc: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì
thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực
hải quan và do cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện, mà cụ thể là
cơ quan hải quan. Xét về nguyên tắc ,tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều phải làm thủ tục
hải quan. Nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan không

đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật đều không được chấp nhận
thông quan, và như vậy hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khơng thể
thực hiện được. Tất cả các nội dung công việc của thủ tục hải quan đều được
quy định cụ thể trong luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật
Hải Quan.
Tính trình tự và liên tục: Nói đến thủ tục là phải nói đến tính trình tự
của nó, tức nói đến việc nào, bước nào thực hiện trước, việc nào, bước nào
thực hiện sau. Kết quả của bước thực hiện trước là tiền đề, là căn cứ, là cơ sở
để thực hiện bước tiếp theo. Bước sau phải là kết quả của bước trước và được
thực hiện trên cơ sở kết quả của bước trước và là sự kế tiếp của bước trước để
hạn chế những sai sót trong dây chuyền là thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan
phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan
nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu.


14
Tính thống nhất: Tính thống nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải
thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải
nộp, phải xuất trình, phải thống nhất trong cách xử lý, thống nhất trong các
chi cục, các cục, trong toán quốc, thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây
chuyền làm thủ tục hải quan, Thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải
quan.
Tính cơng khai, minh bạch và quốc tế hố: Để đảm bảo tính thống nhất
của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được cơng khai hóa và
minh bạch hóa, bởi đây là thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong các văn
bản pháp luật và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng cụ
thể phải được đăng tải tại cơng báo của chính phủ, được niêm yết tại các địa
điểm làm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là công việc mà người khai hải quan và công chức hải
quan phải thực hiện đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận

tải xuất cảnh, nhập cảnh, q cảnh. Chính vì vậy việc thực hiện thủ tục hải
quan ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu thương mại quốc tế. Từ đó muốn phát
triển kinh tế và hội nhập quốc tế hài hồ hố thủ tục hải quan và thủ tục hải
quan phải phù hợp, tương thích với các điều ước quốc tế cũng như là đối với
thông lệ quốc tế về hải quan.
1.2.3. Vai trị của thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất khẩu.
Vai trị của thủ tục hải quan vơ cùng quan trọng, nó khơng chỉ giới hạn
bởi việc quản lý xuất khẩu hàng hố mà cịn là một trong những cơng cụ bảo
vệ lợi ích chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia mà Nhà nước vẫn đang tiến
hành áp dụng. Bảo vệ, phát triển sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích của người
tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước. Việt Nam với sự phát triển
kinh tế trong những năm gần đây, thủ tục hải quan đóng vai trị rất quan trọng
trong hệ thống quản lý kinh tế của đất nước.


15
- Thủ tục hải quan được Nhà nước sử dụng làm cơng cụ quản lý hành chinh đối
với hàng hố xuất khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh .Làm thủ tục
hải quan là việc thực hiện quyền hành pháp trong khu vực hải quan và được
thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nước.
- Thủ tục hải quan được Nhà nước sử dụng như một công cụ để ngăn ngừa
buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá, ngoại hối và
tiền Việt Nam qua biên giới để bảo vệ và quảng bá sản phẩm.
- Nhà nước có thủ tục hải quan để thu thuế xuất khẩu và các loại thuế khác liên
quan đến hàng hoá xuất khẩu vào ngân sách nhà nước. Bao gồm thuế xuất
khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
- Thủ tục hải quan được sử dụng làm cơng cụ thống kê về hàng hố xuất
khẩu.Thống kê hàng hoá xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập và thực hiện
thông qua việc thực hiện các thủ tục hải quan để giúp Nhà nước thực hiện
công việc quản lý kinh tế vĩ mơ, xây dựng chính sách thuế, thương mại quốc

gia, giám sát thị trường và đánh giá việc thực hiện các thỏa thuận thương mại
song phương và đa phương.
- Thủ tục hải quan đóng một vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình
hợp tác, hội nhập nhập của Việt Nam với khu vực và trên thế giới .
1.2.4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
Khi thực hiện thủ tục hải quan cả người khai hải quan và công chức hải
quan phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải đều phải làm thủ tục hải quan. Điều
này có nghĩa là khơng phân biệt hàng hóa, phương tiện vận tải đó của ai,
mang quốc tịch ở đâu, thuộc loại hình xuất khẩu nào, khi tham gia vào các
quan hệ thương mại quốc tế hoặc có sự di chuyển từ khu vực pháp lý này sang
khu vực pháp lý khác đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám
sát hải quan.


16
- Áp dụng chuyên tắc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan. Quản lý rủi ro là
việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm
giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có
hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro.
- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc thực hiện thủ tục hải
quan phải hướng tới hai mục tiêu cơ bản, một là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ
và có hiệu quả của nhà nước trong lĩnh vực hải quan, hai là tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay nói cách khác cho
hoạt động thương mại quốc tế.
- Hàng hóa được thơng quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thơng quan là việc hồn
thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt
dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác.

- Thủ tục hải quan được thực hiện cơng khai, nhanh chóng, thuận tiện theo
đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ các tính chất cơ
bản của thủ tục hải quan, xuất phát từ các đặc trưng của hoạt động thương mại
quốc tế cũng như yêu cầu của quản lý nhà nước về hải quan.
- Thủ tục hải quan đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nguyên
tắc này được thể hiện ở việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng
yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc bố trí phải phù hợp với quy
định của pháp luật hải quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại
quốc tế.
1.3. Nội dung của thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu.
1.3.1. Cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan
Việc thực hiện thủ tục hải quan dựa trên cở sở pháp lý quốc gia và cơ
sở pháp lý quốc tế về hải quan.
Cơ sở pháp lý quốc gia


17
Cơ sở pháp lý quốc gia hay còn gọi là luật pháp quốc gia là những văn
bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
theo trình tự thủ tục do luật định.
Cơ sở pháp lý quốc gia về thủ tục hải quan gồm các văn bản quy phạm
pháp luật về hải quan và các văn bản pháp luật liên quan đến hải quan.
Cơ sở pháp lý cơ bản nhất trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa nhập khẩu là Luật Hải quan 2014 số 54/2014/QH13 được ban hành ngày
23/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015. Luật Hải quan 2014 được xây
dựng dựa trên cơ sở tổng kết và đánh giá kết quả 14 năm thực hiện Luật Hải
quan năm 2001 và Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. Ngoài Luật Hải quan
2014 cịn có các văn bản pháp luật liên quan khác như:
- Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
- Luật hải quan 2014 số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014.

- Nghị định số 08/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hải quan.
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06 tháng 4
năm 2016.
- Nghị định số 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về
điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan,
tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
- Luật quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12/06/2017.
- Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ
quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
- Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật quản lí ngoại thương.
Cơ sở pháp lý quốc tế


18
Cơ sở pháp lý quốc tế là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận xây
dựng và thường được gọi là các Điều ước quốc tế, gồm các điều ước quốc tế
về hải quan và các điều ước quốc tế liên quan đến Hải quan.
Các Điều ước quốc tế về hải quan bao gồm : Công ước quốc tế về Đơn
giản hóa và hài hịa hóa thủ tục hải quan (Cơng ước Kyoto, Cơng ước Kyoto
sửa đổi). Có hiệu lực vào ngày 03/02/2006, Công ước Kyoto sửa đổi như là
một công cụ pháp lý của WCO được nhiều nước phê chuẩn để thúc đẩy
thương mại và kiểm soát hiệu quả. Cộng đồng Hải quan thế giới coi Công ước
như một kế hoạch chi tiết cho hải quan hiện đại trong thế kỷ 21, trong đó
khuyến khích các nước nỗ lực phê chuẩn và thực hiện các Hiệp định WTO về
tạo thuận lợi thương mại; Hiệp định xác định trị giá Hải quan (WTOVA);

Hiệp định về Hải quan ASEAN; Công ước về hệ thống mơ tả hài hịa và mã
hóa hàng hóa ( cơng ước HS); Hiệp định về trị giá GATT, Hiệp định thoả
thuận về thực thi quyền sử hữu trí tuệ tại biên giới ( Hiệp định TRIPS);…
1.3.2. Nội dung của thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu
Thực hiện thủ tục hải quan là thụ tục hành chính được tiến hành bởi hai
bên đó là người khai hải quan và công chức hải quan. Theo đó thì mỗi bên sẽ
có những cơng việc riêng cụ thể như sau:
Đối với người khai hải quan:
-

Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc

-

hồ sơ hải quan theo quy định.
Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định

-

để kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải.
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định
của pháp luật.

Đối với công chức hải quan :
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;


19
-


Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương

-

tiện vận tải;
Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp

-

luật
Quyết định việc thơng quan, giảng phóng hàng hố, phương tiện
vận tải.

Căn cứ vào đối tượng thủ tục hải quan, thủ tục hải quan gồm: Thủ tục
hải quan đối với hàng hoá và thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải.
Căn cứ vào phương thức thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hải quan
được phân thành: Thủ tục hải quan truyền thống (thủ tục hải quan thủ công)
và thủ tục hải quan hiện đại (thủ tục hải quan điện tử)
Ngày nay, thủ tục hải quan điện tử được áp dụng cho hầu hết các mặt
hàng và loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Đây là cách thức giúp tối ưu công
sức, thời gian cho các công chức hải quan và người khai hải quan. Người khai
hải quan có thể đăng ký hồ sơ làm thủ tục hải quan bằng cách tạo và gửi
thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan Hải quan và nhận thông tin cũng
dưới dạng điện tử phản hồi từ phía hải quan thơng quan hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử. Công chức hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ được gửi đến và thông
báo kết quả xử lý hồ sơ thông quan hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Dưới đây là sơ đồ thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu mà người khai hải quan và cơng chứ hải quan phải thực hiện:
Sơ đồ 2.1: Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa
xuất khẩu



20

EDA
EDC Đăng ký sửa thông tin EDA01Sửa tờ
Đăng ký thông tin khai báoĐăng ký tờ khai
 
EDB
EDD
Gọi ra thông tin đã khai EDA, thơng tin hố đơn Gọi ra màn hình thơng tin EDA01

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Dưới đây là trình tự các bước thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện:
Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu (EDA)
Người khai hải quan khai các thông tin xuất khẩu bằng nghiệp vụ EDA
trước khi đăng ký tờ khai xuất khẩu. Để khai báo đầy đủ và chính xác các
thơng tin này, người khai cần phải đọc kỹ hướng dẫn của từng mục, kết hợp
với các thông tin trên hợp đồng (sales contract), hoá đơn (Commercial or noncommercial invoice), phiếu đóng gói (Packing list), booking note và có thể có
một số chứng từ khác nữa. Đặc biệt lưu ý thơng tin hàng hố ( HS code, xuất
xứ, biểu thuế) vì đó là những thơng tin ảnh hưởng trực tiếp tới trị giá tính thuế
và thường được hải quan kiểm tra kĩ.


21
Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình EDA (109 chỉ tiêu),
người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự động cấp số,
tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các mã
nhập vào tự động tính tốn các chỉ tiêu liên quan đến trị giá, thuế… và phản

hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai – EDC. Khi hệ
thống cấp số thì bản khai thơng tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ thống
VNACCS.
Bước 2: Đăng ký tời khai xuất khẩu( EDC)
Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (EDC) do hệ thống phản hồi,
người khai hải quan kiểm tra các thông tin đã khai báo, các thông tin do hệ
thống tự động xuất ra, tính tốn. Nếu người khai hải quan khẳng định các
thơng tin là chính xác thì gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai. Trường hợp
sau khi kiểm tra, người khai hải quan phát hiện có những thơng tin khai báo
khơng chính xác, cần sửa đổi thì phải sử dụng nghiệp vụ EDB gọi lại màn
hình khai thơng tin xuất khẩu (EDA) để sửa các thông tin cần thiết và thực
hiện các công việc như đã hướng dẫn ở trên.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh
sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ
quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản…).
Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên thì khơng được đăng ký tờ khai
và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3
luồng xanh, vàng, đỏ
Đối với tờ khai luồng xanh: Xảy ra 2 trường hợp là số thuế phải nộp
bằng 0 và số thuế phải nộp khác 0:


22
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0 : Hệ thống tự động cấp phép thông
quan (trong thời gian dự kiến 03 giây) và xuất ra cho người khai “Quyết định
thơng quan hàng hóa”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:

- Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo lãnh Hệ
thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức, bảo lãnh,
nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải nộp, hệ
thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và “Quyết
định thơng quan hàng hóa”. Ngược lại thì hệ thống sẽ báo lỗi.
- Trường hợp khai báo nộp thuế ngay: Hệ thống xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp
thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí,
lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thơng quan hàng hóa”.
Cuối ngày hệ thống tập hợp tồn bộ tờ khai luồng xanh chuyển sang VCIS.
Đối với tờ khai luồng vàng luồng đỏ
Người khai hải quan:
- Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng, địa điểm, hình thức, mức
độ kiểm tra thực tế hàng hố
- Nộp hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; chuẩn bị các điều
kiện để kiểm thực tế hàng hoá;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí (nếu có).
Hệ thống:
- Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan”
- Xuất ra Thơng báo u cầu kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa được
phân vào luồng
- Ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEE hệ thống tự
động thực hiện các công việc sau:


23
Trường hợp số thuế phải nộp bằng 0:Hệ thống tự động cấp phép thông
quan và xuất ra cho người khai “Quyết định thơng quan hàng hóa”.
Trường hợp số thuế phải nộp khác 0:
Trường hợp đã khai báo nộp thuế bằng hạn mức hoặc thực hiện bảo

lãnh Hệ thống tự động kiểm tra các chỉ tiêu khai báo liên quan đến hạn mức,
bảo lãnh, nếu số tiền hạn mức hoặc bảo lãnh lớn hơn hoặc bằng số thuế phải
nộp, hệ thống sẽ xuất ra cho người khai “chứng từ ghi số thuế phải thu” và
“Quyết định thơng quan hàng hóa”. Ngược lại thì hệ thống sẽ báo lỗi.
Trường hợp khai báo nộp thuế ngay: Hệ thống xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu. Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp
thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí,
lệ phí thì hệ thống xuất ra “Quyết định thơng quan hàng hóa”.
Bước 5: Khai sửa đổi, bổ sung, thơng quan
Việc khai sửa đổi, bổ sung trong thông quan được thực hiện từ sau khi
đăng ký tờ khai đến trước khi thơng quan hàng hố.
Để thực hiện khai bổ sung trong thông quan, người khai hải quan sử
dụng nghiệp vụ EDD gọi lại thông tin tờ khai xuất khẩu (EDA) trong trường
hợp khai sửa đổi, bổ sung lần đầu, hoặc thông tin khai xuất khẩu đã được sửa
đổi (EDA01) trong trường hợp khai sửa đổi, bổ sung từ lần thứ 2 trở đi.
Khi đã khai báo xong tại nghiệp vụ EDA01, người khai hải quan gửi
đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ cấp số tờ khai sửa đổi và phản hồi lại các
thông tin sửa đổi tờ khai tại màn hình EDE, người khai hải quan ấn nút “gửi”
tại màn hình này, khi đó hồn tất việc đăng ký tờ khai sửa đổi, bổ sung.
Số của tờ khai sửa đổi là kí tự cuối cùng của ơ số tờ khai. Số lần khai
báo sửa đổi, bổ sung trong thông quan tối đa là 9 lần tương ứng với ký tự cuối
cùng của số tờ khai từ 1 đến 9;


24
Trường hợp khơng khai bổ sung trong thơng quan thì ký tự cuối cùng
của số tờ khai là 0.Các chỉ tiêu trên màn hình khai sửa đổi, bổ sung (EDA01)
giống các chỉ tiêu trên màn hình khai thơng tin xuất khẩu (EDA). Khác nhau
là một số chỉ tiêu (sẽ nêu cụ thể tại phần hướng dẫn nghiệp vụ EDA01) không
nhập được tại EDA01 do không được sửa đổi hoặc không thuộc đối tượng sửa

đổi.
Cách thức thực hiện :Việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải
quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải
quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử hải quan.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu.
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
của công ty luôn phải nỗ lực, học hỏi trau dồi cả kỹ năng chuyên môn nghiệp
vụ cũng như kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, để luôn bắt kịp với thời đại ngày
nay.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ cơ quan hải quan cũng phải liên tục cập nhật
các khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc khai báo thực hiện thủ tục hải quan
để áp dụng cho doanh nghiệp cũng như chính cơ quan hải quan tiết kiệm được
cơng sức, chi phí và thời gian làm việc.
Thứ ba, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hải quan cũng là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu của cả cán bộ cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong lĩnh vực
xuất khẩu.
Thứ tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến của cả cán bộ
công chức hải quan và doanh nghiệp xuất khẩu là một trong những nhân tố
quyết định đến hiệu quả làm việc.


25
Từ đó cho chúng ta thấy rõ việc thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu phải chịu nhiều tác động từ các nhân tố khác nhau. Chính vì
vậy từ những nhân tố đó chungs ta phải biến hố chúng trở nên có lợi hơn để
giúp khơng chỉ cơ quan hải uan thực hiện được hiệu quả hơn trong cơng việc
mà cịn giúp các cơng ty, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian, cơng

sức cho chính các cơng ty, doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xuất
khẩu.


×