Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích nhiệm vụ của Viện kiểm sát Nhân dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.98 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
B. NỘI DUNG................................................................................................1
I. Khái quát chung về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân...............1
II.

Nội dung nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân..............................4

1. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp
luật 4
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân..................................................6
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa........................................................................................................10
4. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân..................................12
5. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo đảm pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất..............................14
III. Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện
nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân.....................................................17
1.

Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
17

2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân..........................................................................18
C. KẾT LUẬN.............................................................................................20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................21



A. MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kiểm sát nhân dân
Việt Nam từ năm 1960 đều ghi nhận tầm quan trọng của ngành Kiểm sát
trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ Nhà nước. Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm
vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất.” Để có thể hiểu rõ hơn về quy định trên, Nhóm
4 lớp K5C chúng em sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về nhiệm vụ của Viện kiểm sát
nhân dân từ đó có cái nhìn cụ thể sâu sắc hơn về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung về nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện rõ qua một số bản
Hiến pháp từ năm 1959 cho đến năm 2013 cụ thể như sau:
Hiến pháp năm 1959 được ban hành đã đánh dấu sự ra đời của một hệ
thống cơ quan mới trong bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Viện
kiểm sát nhân dân. Thực hiện Hiến pháp năm 1959, Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 1960 và các luật lệ hiện hành, kế thừa kinh nghiệm tổ chức
và hoạt động của Viện cơng tố, tồn ngành Kiểm sát nhân dân vừa tiến hành
củng cố, xây dựng lực lượng, tổ chức bộ máy, vừa thực hiện chức năng,
nhiệm vụ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. Khi
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Viện kiểm sát các cấp định hướng công tác
kiểm sát gắn với việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, xây dựng miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
Theo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Viện kiểm sát có
nhiệm vụ: “Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, làm cho pháp luật được chấp
hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được
giữ vững. Mục đích của việc kiểm sát là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật
tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của cơng dân, góp

phần đảm bảo cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự
nghiệp đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà được tiến hành thắng
1


lợi”. Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị, của các đồng chí lãnh đạo cao cấp
của Đảng và Nhà nước, hằng năm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao đều có chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhằm
chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
Hiến pháp năm 1980 được thông qua đối với Viện kiểm sát nhân dân,
cùng với việc tiếp tục xác định chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật,
đã quy định rõ chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân
dân. Cụ thể hóa Hiến pháp năm 1980, để phù hợp với tình hình mới và yêu
cầu của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, kế thừa Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1981
đã làm rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân như sau:
“Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo
pháp luật của các bộ và cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các cơ
quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang nhân dân,
các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo đảm cho
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
Trải qua các bản Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, thiết chế
Viện kiểm sát nhân dân tiếp tục được khẳng định và ngày càng hoàn thiện.
Tổng kết hơn 50 năm tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, nhất
là 10 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001)
đã chứng minh Viện kiểm sát nhân dân là thiết chế hữu hiệu trong đấu tranh
phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm không bỏ lọt tội phạm
và người phạm tội, không làm oan người vô tội, phát hiện kịp thời những vi
phạm trong hoạt động tư pháp. Quy định nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao tại Điều 126: “Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong phạm vi chức năng của mình, có
nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể,
bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của cơng dân” và
Điều 137: “Góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất”. Vậy, xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật
2


của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ cho thấy ngoài
nhiệm vụ như đã quy định trong Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001, thì
Viện kiểm sát nhân dân cịn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Việc triển khai chức năng, nhiệm vụ của
Viện kiểm sát nhân dân trong những năm từ 2001 đến năm 2010 được làm rất
khẩn trương.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Hiến pháp năm 2013,
đây là sự kiện chính trị - pháp lý quan trọng của đất nước. Hiến pháp thể hiện
những nội dung mới quan trọng nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm
2011). Tại Chương VIII quy định về Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân
có những điểm mới so với các quy định của Hiến pháp năm 1992. Về Viện
kiểm sát nhân dân, Hiến pháp năm 2013 kế thừa và khẳng định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát là thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp như Hiến pháp năm 1992. Đồng thời thể chế hóa yêu
cầu về đổi mới hệ thống tổ chức Viện kiểm sát để phù hợp với mơ hình Tịa
án nhân dân theo chủ trương cải cách tư pháp. Đồng thời quy định rõ trách
nhiệm của Viện kiểm sát tại Khoản 3 Điều 107 Hiến pháp năm 2013: “Viện
kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”. Hiến pháp năm 2013
đã quy định một cách đầy đủ các quy định chung về Viện kiểm sát nhân dân
trên cơ sở kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, vừa đảm bảo sự
tinh gọn của hệ thống các cơ quan của tư pháp, đảm bảo tính độc lập trong
hoạt động tư pháp, phát huy vai trò thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp của Viện kiểm sát nhằm bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân vì mục tiêu xây
3


dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân; thể hiện rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
II. Nội dung nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật
Hiến pháp là hình thức văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban
hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định
các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước. Mọi văn bản pháp luật khác trong hệ
thống pháp luật của Việt Nam đều phải phù hợp với Hiến pháp. Pháp luật là
hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích
của giai cấp mình. Vậy, Viện kiểm sát có nhiệm vụ “bảo vệ Hiến pháp và
pháp luật”, đó là bảo đảm sự tơn trọng và thi hành Hiến pháp và pháp luật,
phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Nội dung nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật đó là: trong q trình
thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát phải

kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập trong các quy định của các văn bản
pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản luật trái với Hiến
pháp; văn bản dưới luật trái với luật, nghị quyết của Quốc hội; phát hiện và xử
lý kịp thời mọi tội phạm và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội;
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định, hủy bỏ, không phê chuẩn các
quyết định trái Hiến pháp, pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền trong
hoạt động tư pháp; trực tiếp thực hiện các hành vi, quyết định theo luật định
để bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, kiến nghị, kháng nghị yêu cầu các cơ quan, tổ
chức, cá nhân hủy bỏ, khắc phục, sửa chữa những hành vi, quyết định vi
phạm Hiến pháp và pháp luật.
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 và Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 đã có những quy định rất cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát trong từng giai đoạn tố tụng hình sự. Ví dụ: trong giai đoạn truy
tố, Viện kiểm sát thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể do luật định
4


không chỉ là để kiểm tra lại kết quả của toàn bộ các quyết định tố tụng, hoạt
động tố tụng; bảo đảm cho quyết định của Viện kiểm sát được chính xác,
khách quan, tồn diện; góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người,
đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm...
Theo quy định tại Điều 236 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy
tố là: Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp
cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can; Yêu cầu cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết;
Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi
tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện cịn có hành vi phạm tội, người
phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra; Thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định của Bộ luật này...

Hay tại Điều 237 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố là: Kiểm sát
hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố
tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện
pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn khác để kiểm sát trong giai đoạn truy tố theo quy định của Bộ luật này.
Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Hiến
pháp và pháp luật. Ví dụ: tại đơn thỏa thuận ly hơn 16/9/2018 giữa chị
Nguyễn Thị Hà và anh Trần Văn Nam thường trú tại tổ 1, phường Chiềng Lề,
Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La gửi Tòa án nhân dân thành phố Sơn La, trong
đơn hai bên thỏa thuận thuận tình ly hơn và u cầu Tịa án nhân dân thành
phố Sơn La sớm giải quyết. Như vậy, căn cứ theo Điều 361 Bộ luật tố tụng
dân sự năm 2015 thì tịa án phải thụ lí và giải quyết theo thủ tục giải quyết
việc dân sự. Cụ thể là tòa án ra quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn và
Viện kiểm sát sẽ tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự này. Tuy nhiên,
thông qua kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Sơn La phát hiện Tòa
5


án nhân dân thành phố Sơn La thụ lý dưới hình thức vụ án và ra Quyết định
cơng nhận thuận tình ly hơn và sự thỏa thuận của các bên đương sự là không
đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Báo Bảo vệ pháp luật - đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ
máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn như: Tuyên
truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
tuyên truyền về hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác đấu tranh phòng
chống vi phạm pháp luật và tội phạm; phát hiện, biểu dương nhân tố mới,
điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong xã

hội...
Tóm lại, nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp, pháp luật bảo đảm sự tôn trọng,
nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng của
Viện kiểm sát bởi đây là nội dung của xây dựng nhà nước pháp quyền. Hiến
pháp xác định chế độ chính trị, phản ánh tổ chức chính trị của quốc gia chứa
đựng những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội chủ đạo,
nền tảng và quan trọng nhất của quốc gia. Về phương diện xã hội, Hiến pháp
ghi nhận và thể hiện những giá trị xã hội như: tự do, cơng lý, bình đẳng, dân
chủ, nhân quyền... Đây là những giá trị mà toàn xã hội muốn hướng tới. Bên
cạnh đó, pháp luật khơng chỉ là một cơng cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà
cịn tạo mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành
mạnh hố đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.
2. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân
Theo quy định của Hiến pháp, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan duy
nhất được giao chức năng quan trọng là thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp. Thơng qua thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát
có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Bản Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 có những thay
đổi lớn về chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
được đề cao. Nội dung thay đổi thể hiện nhận thức mới đầy đủ hơn, sâu sắc
6


hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao
nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu
của sự phát triển. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Ở nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền cơng dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,

bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Cụ thể, nhiệm vụ bảo vệ quyền con
người, quyền công dân trong thực tiễn hoạt động của Viện kiểm sát được thể
hiện như sau:
a. Trong tố tụng hình sự
Thơng qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
các vụ án hình sự, Viện kiểm sát bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải
được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm
tội, không làm oan người vô tội, không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm
giam, bị hạn chế quyền con người, quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật. Bảo
đảm nguyên tắc bất cứ hành vi phạm tội nào xâm phạm đến quyền con người,
quyền công dân đều phải được phát hiện, xử lý trước pháp luật, đồng thời, bảo
đảm các hoạt động điều tra, các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người bị
tình nghi, bị can, bị cáo được tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Thông qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự, Viện kiểm sát bảo vệ
quyền con người, quyền công dân thông qua hoạt động truy tố, buộc tội người
phạm tội để Tòa án xét xử, kết tội, quyết định hình phạt. Bằng cách đó góp
phần phịng ngừa tội phạm và khơi phục các quyền và lợi ích của người bị hại,
người có quyền, lợi ích có liên quan bị kẻ phạm tội xâm phạm. Mặt khác, hoạt
động kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát còn bảo đảm hoạt động xét xử của
Tòa án tuân thủ đúng quy định của pháp luật, khắc phục tình trạng xét xử oan
người vơ tội, quyết định hình phạt và các biện pháp xử lý đối với bị cáo nặng
hơn quy định của pháp luật hoặc áp dụng các biện pháp không được áp dụng
đối với bị cáo; mọi hoạt động vi phạm pháp luật đều phải được xử lý kịp thời.

7


Thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc

tạm giữ, tạm giam, quyền con người của người bị bắt, người bị tạm giữ,
người bị tạm giam trong tố tụng hình sự được thể hiện cụ thể trong các quyền
và nghĩa vụ tố tụng của họ được pháp luật tố tụng hình sự ghi nhận và đảm
bảo thực hiện. Hoạt động của Viện kiểm sát thực hiện kiểm sát việc tạm giữ,
tạm giam là một trong những phương thức để Viện kiểm sát bảo vệ quyền của
con người, quyền công dân (của người bị tạm giữ, tạm giam) được quy định
tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. 2.
Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định
hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả
tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Như vậy, qua hoạt động kiểm
sát việc tạm giữ, tạm giam, Viện kiểm sát đảm bảo việc tạm giữ, tạm giam
đúng luật định, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý được chấp hành nghiêm
chỉnh, tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam
và các quyền khác của họ không bị pháp luật tước bỏ được tôn trọng.
b. Trong tố tụng dân sự
Thông qua hoạt động tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ
việc dân sự, việc Viện kiểm sát tham gia phiên toà, phiên họp giải quyết vụ
việc dân sự thể hiện vị trí, vai trị của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự, qua
đó củng cố niềm tin vào pháp luật của đương sự và người tham gia tố tụng
khác, góp phần quan trọng trong bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân
trong tố tụng dân sự khi có sự tham gia của Viện kiểm sát.
Thông qua hoạt động Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát về việc giải quyết vụ việc dân sự tại phiên tịa, phiên họp sơ thẩm sẽ
góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người tham gia
tố tụng khác. Sự tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm
vụ việc dân sự sẽ đảm bảo cho mọi hoạt động trước, trong và sau phiên tòa,
phiên họp được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt đương sự

8


và những người tham gia tố tụng khác được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Đây cũng là thực tế của phiên tòa, phiên họp xét xử sơ thẩm vụ việc dân sự ở
Việt Nam hiện nay, do vậy, vai trò của Viện kiểm sát rất quan trọng, sẽ bảo
đảm tính khách quan, cơng bằng, dân chủ của các bên tham gia trước pháp
luật.
Thông qua hoạt động xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, Bộ luật
tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa án
xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự theo
quy định của Bộ luật này. Quy định này hướng đến mục đích và ý nghĩa trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tố tụng dân sự.
Ngồi ra, Viện kiểm sát có quyền thu thập, xác minh chứng cứ hoặc yêu cầu
người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ. Với những quy định trên sẽ góp phần
quan trọng thể hiện vai trị của Viện kiểm sát trong việc tiến hành thủ tục
kháng nghị, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và người tham
gia tố tụng.
Ngoài ra, một số hoạt động khác của Viện kiểm sát có vai trị đảm bảo
cho hoạt động tố tụng được tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo đảm
quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được kể đến như: Bảo vệ quyền
con người, quyền công dân của Viện kiểm sát thông qua hoạt động kháng
nghị bán án, quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; Bảo vệ quyền con người, quyền công dân
thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát đối
với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tiến hành hoặc tham gia tố tụng giải
quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự; Bảo vệ quyền con người, quyền
công dân thông qua hoạt động kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định dân
sự, hành chính của Tịa án.
Nói tóm lại, thực tiễn hoạt động xét xử vụ việc dân sự, vụ án hình sự cho

thấy, thiết chế Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự, chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp trong các vụ án hình sự là hết sức cần thiết, góp
phần to lớn trong bảo vệ quyền con người, quyền cơng dân. Có thể khẳng
9


định Viện kiểm sát nhân dân chính là “Tấm lá chắn bằng thép vững chắc” bảo
vệ quyền con người, quyền cơng dân trong hoạt động tư pháp nói chung và
trong tố tụng dân sự, tố tụng hình sự nói riêng.
3. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa
Tháng 12/1959, Đảng đoàn Viện Cơng tố Trung ương có tờ trình gửi Ban
Bí thư về Dự thảo Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, sau đó Quốc hội
giao cho Hội đồng Chính phủ chuẩn bị Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân.
Bản dự thảo phân tích rõ: Bảo đảm cho mọi pháp luật, chế độ, thể lệ của Nhà
nước được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất là điều kiện cần thiết để
xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi. Vì nền kinh tế quốc dân của ta chỉ có thể
phát triển mạnh mẽ khi chúng ta bảo đảm có được một sự hoạt động nhịp
nhàng, cân đối giữa các Ngành theo một kế hoạch thống nhất. Bất kỳ một vi
phạm về pháp luật, chế độ hoặc thể lệ nào của Nhà nước đều ít nhiều có hại
đến việc kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân của ta. Có kiểm sát việc tuân theo
pháp luật, Nhà nước ta, nhân dân ta mới đấu tranh một cách có hiệu quả với
mọi tàn dư của xã hội cũ hiện nay còn tồn tại và đang gây ra những tác hại
đến công cuộc kiến thiết như: tham ơ, lãng phí, quan liêu, vơ trách nhiệm... đó
là những trở ngại lớn cho cơng cuộc xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ
nghĩa. Vì các lẽ trên, phải tổ chức ra viện kiểm sát để kiểm sát việc tuân theo
pháp luật nhằm giữ vững pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho pháp chế
được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất. Đó là nhiệm vụ cơ bản
của Viện kiểm sát nhân dân.
Ngày 26/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh cơng bố Luật tổ

chức Viện kiểm sát nhân dân, đánh dấu sự ra đời của một hệ thống cơ quan
Nhà nước với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp
luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân. Sự ra đời của ngành Kiểm sát nhân dân nhằm góp phần
bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng chống các hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đang chủ trương đổi mới
toàn diện đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận
10


hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. Thực hiện chủ trương đó, Đảng ta xác định phải đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sao cho phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh đổi mới của đất nước. Nghị quyết Đại hội XII năm
2015 của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược
cải cách tư pháp, xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,
nghiêm minh, từng bước hiện đại; bảo vệ pháp luật, công lý, quyền con
người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa”. Một trong những
trọng tâm của q trình đổi mới đó là việc cải cách tổ chức và hoạt động của
các cơ quan tư pháp, trong đó có hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Tại Đại hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã xác định
nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kiểm sát nhân dân trong năm 2015 là: “Thực
hiện hiệu quả chủ trương cải cách tư pháp; đẩy mạnh cơng tác xây dựng,
hồn thiện thể chế; tăng cường công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành;
nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư
pháp”.
Cho đến năm 2020, trong công tác đấu tranh bảo vệ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đảm bảo dân chủ và tăng cường kỷ
luật, ngành Kiểm sát đã đi đúng hướng hơn, phục vụ có kết quả tốt các nhiệm

vụ trung tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể đã tiến hành khởi tố và truy tố
được nhiều vụ án hình sự nhằm lật đổ chính quyền, phối hợp với cơ quan điều
tra và tòa án, xử lý nghiêm minh với những đối tượng có tư tưởng bất mãn,
chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khởi tố, điều tra
nhiều vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp và các vụ án tham nhũng xảy ra
trong hoạt động tư pháp với nhiều bị can nguyên là cán bộ cơ quan tư pháp để
xử lý theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo tiến độ giải quyết án, không
để xảy ra oan, sai, vi phạm tố tụng; tỉ lệ thu hồi tài sản bị thiệt hại, chiếm đoạt
trong các vụ án tham nhũng đạt 55,2%, tăng 1,2%; ban hành 121 kiến nghị
yêu cầu cơ quan tư pháp xử lý cán bộ vi phạm và áp dụng biện pháp phịng
ngừa tội phạm, tăng 19,8%. Tồn Ngành đã tập trung thực hiện tốt hơn công
11


tác kiểm sát hoạt động tư pháp; chất lượng hiệu quả các kháng nghị, kiến nghị
được nâng lên, góp phần tăng cường pháp chế trong hoạt động tư pháp và bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân.
Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Từ khi ra đời cho đến nay, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân
đã phát huy được vai trị và thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần đáng
kể vào công cuộc bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích bảo
vệ và xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
4. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì sẽ có càng nhiều hành vi phạm
tội xâm phạm đến nhiều lợi ích khác nhau xảy ra, trong đó thì các hành vi
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân cũng xảy ra ngày càng nhiều. Ngoài ra, các tranh chấp, xung đột lợi ích
cần thiết được xem xét giải quyết bằng thủ tục Tòa án cùng ngày càng gia

tăng. Là một cơ quan được Nhà nước giao cho thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân.
Để có thể hồn thành nhiệm vụ này thì Viện kiểm sát phải kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm mọi tội phạm xâm phạm lợi ích Nhà nước, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tơn trọng và bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi tiến hành
tố tụng giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong hoạt động tư pháp và trong các hoạt động tư pháp khác theo quy
định của pháp luật. Theo đó, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân được cụ
thể hóa như sau:
Khi thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát sẽ nhân danh Nhà nước để
thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện
ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
12


suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; Viện kiểm sát
cịn kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong hoạt động tư pháp. Ngồi ra, Viện kiểm sát nhân dân cịn thực
hiện quyền kháng nghị trong trường hợp hành vi, bản án, quyết định của cơ
quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng, xâm phạm quyền con người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Viện kiểm sát nhân
dân phải kháng nghị; và quyền kiến nghị trong trường hợp hành vi, quyết định
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật ít
nghiêm trọng khơng thuộc trường hợp kháng nghị thì Viện kiểm sát nhân dân
kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân đó khắc phục vi phạm pháp luật và xử lý

nghiêm minh người vi phạm pháp luật; nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong
hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp
dụng các biện pháp phịng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.
Ví dụ: Năm 2018, Tịa án có xét xử vụ án với 5 bị cáo bao gồm: Lưu
Văn Vịnh, Nguyễn Quốc Hồn, Nguyễn Văn Đức Độ, Từ Cơng Nghĩa, Phan
Trung cùng về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". Các bị cáo
đã có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trực tiếp thực hiện các hành vi
thành lập tổ chức phản động mang tên "Liên minh dân tộc Việt Nam" với mục
đích hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Các bị cáo tổ chức nhiều
hoạt động tuyên truyền, lôi kéo người khác tham gia tổ chức, dự định sẽ ra
mắt tổ chức vào ngày 6-11-2016. Tuy nhiên, khi các bị cáo chưa kịp tổ chức
hội nghị thành lập "Liên minh dân tộc Việt Nam" thì bị phát hiện, bắt giữ.
Viện kiểm sát cũng đã đóng vài trị trong việc thực hành quyền cơng tố và
kiểm sát trong suốt quá trình tố tụng của vụ án và qua đó cũng đã thực hiện
được nhiệm vụ của mình là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, khơng để cho hành
vi xâm hại đến Nhà nước được diễn ra.
Suốt những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân luôn tích cực đấu tranh đẩy
lùi các loại tội phạm, đặc biệt là các tội xâm phạm đến lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát
cũng ln phấn đấu để mọi hành vi phạm tội được phát hiện, khởi tố, điều tra,
13


truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội; không
để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con
người, quyền công dân trái luật. Mặt khác, việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án
hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao
động; việc thi hành án; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư

pháp được thực hiện đúng quy định của pháp luật; việc bắt, tạm giữ, tạm
giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục
người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật; quyền con
người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm
giam, người chấp hành án phạt tù không bị luật hạn chế phải được tơn trọng
và bảo vệ; bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật phải được
thi hành nghiêm chỉnh. Qua đó, việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có ý nghĩa quan
trọng trong việc phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm
đến lợi ích của nhà nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân; Bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người
vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
5. Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Đất nước càng phát triển thì kéo theo đó càng có nhiều những hành vi
phạm tội xảy ra. Việc mỗi người ý thức chấp hành pháp luật là một trong
những yếu tố quan trọng giúp làm giảm bớt tội phạm xảy ra cũng như góp
phần xây dựng đất nước tốt hơn. Theo đó, nhiệm vụ của Viện kiểm sát được
cụ thể hoá trong các bộ luật như Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân
sự,… và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể:
Tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Kiểm sát viên
được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tn theo pháp luật
trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ như kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền; kiểm sát việc
14


thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn
chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội
phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra;...

Tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của Kiểm sát viên như sau: “Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công
thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Kiểm sát
viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
...
5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
6. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo
quy định của Bộ luật này.
7. Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án,
quyết định của Tịa án có vi phạm pháp luật.
8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến
nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố
tụng vi phạm pháp luật.”
Tại Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
bằng các công tác sau đây:
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu
nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền”.
Vậy Viện kiểm sát phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để giải
quyết thông tin về tội phạm và thực hiện các hoạt động tố tụng được giao
trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự. Trong
hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp, (tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 2014) Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát tính hợp pháp
của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư
pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố, giải quyết thông tin về tội phạm, khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án hình sự, trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ
việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi

15


hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt
động tư pháp khác, bảo đảm các hoạt động đó được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất; kịp thời kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục, xử lí đối với
hành vi, bản án, quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt
động tư pháp có vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền con người, quyền cơng
dân, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, mục đích của chức năng kiểm sát là nhằm bảo đảm bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh;
mọi vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp phải được phát hiện, xử lý kịp
thời, nghiêm minh.
Ngoài ra, trong tổ chức và hoạt động của mình, Viện kiểm sát nhân dân
không lệ thuộc vào bất cứ một cơ quan nhà nước nào ở địa phương. Nguyên
tắc này có mối quan hệ mật thiết với nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh
đạo trong Ngành nhằm tạo ra điều kiện để ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện
tốt nhiệm vụ của mình là bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách
nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân ln tích cực đấu tranh, phịng ngừa tội phạm,
đồng thời là góp phần giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng
cao ý thức đấu tranh trong phòng ngừa và chống tội phạm. Như vậy, theo các
quy định viện dẫn nêu trên, chúng ta có thể khẳng định Viện kiểm sát đã “góp
phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất”.
III. Thực trạng và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm
vụ của Viện kiểm sát nhân dân
1. Thực trạng việc thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
a. Ưu điểm
Thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ Kiểm sát “Vững về
chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ

cương và trách nhiệm” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, cán bộ, công chức trong ngành Kiểm sát luôn nâng cao
tinh thần trách nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt
nhiệm vụ của người cán bộ, Đảng viên; gương mẫu thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy chế của cơ quan,
16


đơn vị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều đồng chí cán bộ đã tự
nguyện, tự giác làm thêm giờ với ý thức và tinh thần trách nhiệm cao. Trong
bối cảnh thiếu biên chế và khối lượng công việc tăng lên, chất lượng cơng
việc chun mơn địi hỏi ngày một cao hơn nhưng mỗi cán bộ, Kiểm sát viên
ln khắc phục khó khăn, vất vả để hồn thành cơng việc được giao. Hàng
năm, nhiều đồng chí cán bộ, cơng chức được khen thưởng vì hồn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao.
b. Hạn chế
Ngày nay có rất nhiều ngành nghề xuất hiện hành vi tham ô, tham
nhũng, nhận hối lộ,… và không loại trừ ngành Kiểm sát nhân dân. Ví dụ: ơng
Phan Quang Huy - ngun Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân thành
phố Sông Công, đã bị tạm giam về tội “Nhận hối lộ”. Kết quả điều tra ban đầu
xác định: Trong quá trình được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra, kiểm sát xét xử vụ án "Đánh bạc", Phan Quang Huy đã đòi và
nhận số tiền 30 triệu đồng của 01 bị can trong vụ án để cho hưởng án treo.
Hay như vụ án oan sai ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Đặng Thế Vinh (nguyên
Kiểm sát viên tỉnh Bắc Giang) đã bị quy kết tội “Cố ý làm sai lệch hồ sơ”. Có
thể thấy hành vi nhầm lẫn nghiêm trọng của Kiểm sát viên khi khơng hồn
thành đúng nhiệm vụ, trọng trách được giao sẽ để lại hậu quả vô cùng to lớn
cho người bị hại.
Trong lĩnh vực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, sự
vi phạm quyền công dân được thể hiện dưới nhiều hình thức, nội dung, mức

độ khác nhau. Hầu hết các vi phạm về quyền công dân trong lĩnh vực này đều
có nguyên nhân từ việc thiếu hiểu biết pháp luật, người tiến hành tố tụng đã
không tạo điều kiện để người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền của
họ theo quy định pháp luật, từ đó đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng,
làm xấu đi tình trạng của bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác,
tước đi quyền mà đáng ra họ được hưởng.
2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của Viện
kiểm sát nhân dân
Thông qua thực trạng thực hiện nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân,
Kiểm sát viên cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
17


a. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật
Để nâng cao chất lượng đội ngũ Kiểm sát viên, việc quán triệt thực hiện
tốt các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chỉ thị của Ngành về công tác tư
pháp, đặc biệt là nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền
cơng tố, phịng chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm là rất cần thiết. Trên cơ sở đó,
định hướng cho Kiểm sát viên đề cao tinh thần trách nhiệm; tự học tập, tự rèn
luyện, đúc kết kinh nghiệm để nâng cao bản lĩnh chính trị, kỹ năng nghiệp vụ.
Đồng thời, thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,
kiểm sát xét xử từng vụ án, lãnh đạo từng đơn vị phải có những đánh giá thực
chất về kết quả thực thi nhiệm vụ của từng Kiểm sát viên, kịp thời khen
thưởng, biểu dương những thành tích tốt trong cơng tác; nhắc nhở, kiểm điểm,
tổ chức rút kinh nghiệm chung những trường hợp để xảy ra vi phạm, thiếu sót
trong q trình giải quyết án. Kiểm sát viên phải thường xuyên tự mình đánh
giá lại kết quả hoạt động sau mỗi giai đoạn tố tụng, nghiêm túc rút kinh
nghiệm những thiếu sót, tiếp thu ý kiến góp ý của đồng nghiệp với thái độ cầu
thị để khơng ngừng hồn thiện kỹ năng nghiệp vụ, hồn thành tốt chức trách,
nhiệm vụ được giao.

b. Quan tâm hơn về quyền cơng dân
Trong q trình thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,
việc bảo hộ tính mạng, sức khỏe của cá nhân khác là vơ cùng quan trọng.
Kiểm sát viên cần có sự chuẩn bị kĩ càng về độ an tồn, lực lượng phịng vệ
để tránh xảy ra các tình huống đáng tiếc cho cơng dân.
c. Nâng cao vai trò của Viện kiểm sát
Cần nâng cao vai trò giám sát của Viện kiểm sát khi thực hiện việc kiểm
sát hoạt động giam giữ. Viện kiểm sát có thể định kỳ và đột xuất trực tiếp
kiểm sát tại cơ sở giam giữ; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết
khiếu nại, tố cáo đối với giam, giữ. Viện kiểm sát cũng có thể đề nghị và kiểm
sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; trả tự do cho người bị
tạm giữ tạm giam; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ quyết
định tạm giữ. Ngoài việc yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, Viện
kiểm sát cịn có thể đề nghị xử lý người vi phạm pháp luật trong hoạt động
18


giam giữ, khởi tố hình sự khi có dấu hiệu tội phạm. Ngồi ra, cần nghiêm cấm
người có thẩm quyền trong quản lý giam, giữ nhận hối lộ, môi giới hối lộ,
sách nhiễu trong công tác quản lý giam, giữ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị
tạm giữ, tạm giam.
d. Nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên
Tập trung chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị tham gia xét xử như nghiên
cứu kỹ hồ sơ vụ án, chuẩn bị đề cương tham gia xét hỏi, dự kiến tình huống
tranh tụng, dự thảo luận tội trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững nội dung của vụ
án, hệ thống chứng cứ buộc tội, gỡ tội và các nội dung khác có liên quan đến
việc giải quyết vụ án. Thực hiện tốt việc nghe báo cáo án, chỉ đạo về đường
lối giải quyết vụ án, chỉ đạo cụ thể các vấn đề nghiệp vụ mà Kiểm sát viên
cần lưu ý khi tham gia phiên toà. Thường xuyên rút kinh nghiệm, bồi dưỡng

về chuyên môn nghiệp vụ cho Kiểm sát viên. Trong quá trình thực hành
quyền cơng tố tại phiên tồ, các Kiểm sát viên phải tập trung theo dõi mọi
diễn biến của phiên toà, nhất là những ý kiến phản bác lại nội dung luận tội
của Kiểm sát viên để chủ động tranh luận.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là những ý kiến, quan điểm của Nhóm 4 lớp K5C về nhiệm vụ
của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. Trong phạm vi chức năng của mình,
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ
tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do,
danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều
phải được xử lý theo pháp luật.
Bài làm của nhóm cịn nhiều thiếu sót, nhóm chúng em mong nhận được
lời góp ý của thầy cơ để kiến thức và kĩ năng ngày một hồn thiện hơn. Chúng
em xin chân thành cảm ơn!

19


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013.
2. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
3. Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
4. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
5. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về Viện Kiểm
sát và công tác Kiểm sát, Nxb. Tư Pháp.
6. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự.
7. Trần Hồng Nhung, Luận văn “Nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền

công dân của Viện kiểm sát nhân dân – qua thực tiễn tại Viện kiểm sát nhân
dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”, Hà Nội, 2015.
8. Phùng Thanh Hà, Luận văn “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân
dân trong tố tụng dân sự Việt Nam”, Hà Nội, 2014.
9. Ths. Lê Ngọc Duy – Khoa NN&PL, “Một số điểm mới về chế định Viện
kiểm sát nhân dân theo Hiến pháp năm 2013”.
10. />%E1%BB%87n-ch%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%8Bnh-vi%E1%BB
%87n-ki%E1%BB%83m-s%C3%A1t-nh%C3%A2n-d%C3%A2n-trong-hi
%E1%BA%BFn-ph%C3%A1p.html?
fbclid=IwAR21muM_vXkLSsGGLqyWXKZXITLeZYAdumdb3aqwx10qM5Y9Hnq99Dxziw.
11. />fbclid=IwAR2wC2MbpGtaLtTGkGcNEafw8UHkaUWbNvVpg_pDzNvaS8Q9OeuTWS8YjY.
12. />fbclid=IwAR1MGp4hy8DmdTO_lLkkqtSm_nEyitkTqvHiO7QB6eYmkNFc0
Dyl5xmAOlA.
13. />fbclid=IwAR0JKtIYHYZUxRISzXDYw7npZlSxPeq9bWyozblRZJd3bBzZopUjMDTvmU.
14. />20


15. />ItemId=152&fbclid=IwAR2TahL0HLgaxjicOdG7sMTbISsSdq7LmXv1OspAO-gNyctxdSCGpfWkbw.
16. />17. />
21



×