Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Luận văn tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.16 KB, 37 trang )

1
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ ÁN

Bước vào thời kỳ phát triển mới, xuất phát điểm phát triển của huyện
Quảng Xương đã thay đổi và đã xuất hiện thêm những nhân tố tác động mới kể
cả bên trong và bên ngoài. Đặc biệt, việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
XIII ban hành Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015
về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương để mở rộng địa
giới hành chính thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Theo đó, điều chỉnh 2.800 ha
diện tích tự nhiên và 50.000 nhân khẩu của huyện Quảng Xương (bao gồm
toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã Quảng Châu, Quảng Thọ,
Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh và Quảng Vinh) về thị xã Sầm Sơn
quản lý. Huyện Quảng Xương cịn lại 17.020 ha diện tích đất tự nhiên, với
dân số 223,1 nghìn người và 30 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 29 xã
và thị trấn Quảng Xương. Do đó, đã làm thay đổi đáng kể quy mơ và cơ cấu
kinh tế của huyện Quảng Xương.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu cần thiết phải xây dựng đề án: "Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
đến năm 2020", từ đó nhằm phát huy hơn nữa tiềm năng lợi thế, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thực hiện có kết quả các chủ trương,
nhiệm vụ phát triển của tỉnh đối với huyện Quảng Xương.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng Quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đề án
đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

Để thực hiện mục tiêu trên, đề án phải giải quyết nhiệm vụ: Phân tích


thực trạng, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh


2
Thanh Hóa; đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; đề xuất và
luận chứng những quan điểm, giải pháp, kế hoạch, phân công trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị trong xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020.
1.4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ ÁN

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu một số vấn đề lý luận, pháp lý về công tác quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa; thực
trạng cơng tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh
Thanh Hóa hiện nay.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề án, tác giả đề tài tập trung nghiên cứu về công tác
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
giai đoạn 2010 - 2015 và quan điểm, giải pháp, kế hoạch xây dựng quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trong giai
đoạn 2016 - 2020.


3
Phần 2. NỘI DUNG
2.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

2.1.1. Căn cứ khoa học, lý luận
Nhận thức rõ vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội, một số nhà khoa học đã nghiên cứu các vấn
đề liên quan đến quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các cơng trình trên đã
tiếp cận quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh
với những luận giải, đánh giá rất khoa học, cung cấp nhiều kiến thức quý báu
về cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn. Những tài liệu trên là nguồn tư liệu
quý giúp tác giả tham khảo, làm cơ sở cho đề án của mình. Tuy nhiên, có thể
nói cho đến nay chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn
diện, đầy đủ và hệ thống về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, qua đó đưa ra được những giải pháp có
giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Dưới góc độ khoa học, tác giả
chọn đề án này với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề lý
luận và thực tiễn đang đặt ra.
2.1.2. Căn cứ chính trị, pháp lý
Căn cứ pháp lý lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
huyện Quảng Xương thời kỳ đến năm 2020, bao gồm:
- Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 ngày 15/5/2015 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội khóa XIII Chính phủ Về việc điều chỉnh địa giới hành
chính huyện Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính Thị xã Sầm Sơn,
tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định số 114/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Thanh Hóa đến năm 2020;


4
- Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 23/5/2013 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Thanh Hóa về phê duyệt đề cương lập quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế-xã hội huyện Quảng Xương đến năm 2025;
- Các quy hoạch phát triển ngành lĩnh vực, qui hoạch xây dựng, qui

hoạch sử dụng đất thời kỳ đến năm 2020 của tỉnh đã được phê duyệt có liên
quan đến huyện Quảng Xương;
- Các qui hoạch, kế hoạch phát triển ngành lĩnh vực, qui hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 của Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương.
2.1.3. Căn cứ thực tiễn
Trong những năm vừa qua, bên cạnh kết quả đạt được, tiến trình quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
vẫn cịn chậm so với u cầu thực tiễn. Chưa theo kịp quá trình đổi mới của
xã hội. Thực hiện nhiệm vụ được giao, trong nhiều năm qua, huyện Quảng
Xương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận
trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa vẫn cịn khơng ít khó khăn, bất cập,
tồn tại. Vì vậy, đề án nghiên cứu về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa là địi hỏi khách quan, là u cầu cấp
thiết, có ý nghĩa to lớn để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cả nước nói chung cũng như
huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN

2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương
giai đoạn 2010 -2015
2.2.1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
* Tăng trưởng và quy mô kinh tế
Thời gian qua, cùng với sự phát triển chung của tỉnh và cả nước, nền
kinh tế - xã hội của Quảng Xương luôn phát triển và đạt nhiều kết quả, đời
sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt từ năm 2010 trở lại đây, thực


5

hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV (nhiệm kỳ 2010-2015),
kinh tế của huyện có bước phát triển mạnh trên cơ sở khai thác tốt các tiềm
năng, lợi thế của địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn
2010-2015 đạt 15,1%/năm, cao hơn mức trung bình của tỉnh (tốc độ trung
bình của tỉnh Thanh Hóa là 9,1%/năm) và đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra là trên 15%/năm, trong đó nơng lâm
nghiệp và thủy sản tăng 6,4 %/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 21,2 %/năm
và dịch vụ tăng 17,6 %/năm. Các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn như,
công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thủy sản... đều đạt tốc độ tăng trưởng cao, tạo
động lực thúc đẩy các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế phát triển. Năm
2015 tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 8.406.870 triệu đồng (giá hàng hóa),
chiếm 4,6% tổng giá trị sản xuất của tỉnh Thanh Hóa; giá trị sản xuất bình
quân đầu người đạt 35,4 triệu đồng, bằng 73,5% mức trung bình của tỉnh.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển kinh tế huyện Quảng Xương
giai đoạn (2010 - 2015)
TT

1

2

3

Chỉ tiêu

TT (%/năm)

Đơn vị tính

Năm 2010


Năm 2015

Giá trị sản xuất (giá so Triệu đồng
sánh 94)

1.541.042

2.351.290

15,1

Triệu đồng

610.522

712.150

5,3

Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng

429.548

776.220

21,8

Dịch vụ


Triệu đồng

500.972

862.920

19,9

Giá trị sản xuất (giá Triệu đồng
thực tế)

5.473.665

8.406.870

Nông nghiệp

Triệu đồng

2.189.466

2.775.000

Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng

1.488.837

2.648.310

Dịch vụ


1.795.362

2.983.560

Nông nghiệp

Triệu đồng

Cơ cấu giá trị gia tăng

%

100,0

100,0

Nông nghiệp

%

40,0

33,0

Công nghiệp - xây dựng

%

27,2


31,5

Dịch vụ

%

32,8

35,5

2010-2015

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Xương, báo cáo các kỳ đại
hội, xử lý nhóm chuyên gia.


6
* Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế của Quảng Xương cũng đã
và đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ hơn, phù hợp với tiềm năng lợi thế
của địa phương. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong nền
kinh tế ngày càng tăng; tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản giảm dần. Năm
2015, tỷ trọng giữa 3 khu vực nông lâm nghiệp - thủy sản; công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ trong tổng giá trị sản xuất của Quảng Xương là 33,0%31,5%-35,5%
Cơ cấu theo thành phần cũng từng bước chuyển dịch phù hợp dần với
cơ chế thị trường. Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh và ngày
càng chiếm ưu thế trong mọi lĩnh vực, tỏ rõ sự thích nghi với cơ chế thị
trường và có tác động lớn đến nền kinh tế.
* Thu - chi ngân sách

- Thu ngân sách: Giai đoạn 2010-2015, thu ngân sách hàng năm tăng
bình quân 30,5%/năm, thu trên địa bàn tăng bình quân 31,8%/năm, thu nội địa
tăng 36,0%/năm. Năm 2010, tổng thu ngân sách nhà nước 443,472 tỷ đồng
trong đó thu trên địa bàn 166,4 tỷ đồng, thu nội địa đạt 144,45 tỷ đồng. Đến
năm 2015, tổng thu ngân sách huyện đạt 714,4 tỷ đồng, trong đó thu tại địa
bàn theo chỉ tiêu giao 312,7 tỷ đồng, thu nội địa 243,5 tỷ đồng. Thu trên địa
bàn chủ yếu thu từ sử dụng đất, thuế công thương, lệ phí, chưa có nguồn thu
từ các doanh nghiệp lớn nên nguồn thu hạn chế, chưa chủ động được chi ngân
sách trên địa bàn.
- Chi ngân sách: Giai đoạn 2010-2015,chi ngân sách hàng năm tăng
bình qn 22,3%/năm trong đó chi thường xuyên tăng 20,0%/năm, chi đầu tư
xây dựng cơ bản đạt ở mức tăng thấp 0,5%/năm. Theo đó, năm 2010 chi ngân
sách 279,0 tỷ đồng trong đó chi đầu tư phát triển hạ tầng 43,6 tỷ đồng, chi
thường xuyên đạt 233,1 tỷ đồng. Năm 2015, tổng chi ngân sách huyện là
310,4 tỷ đồng tăng 31,4 tỷ đồng, chi thường xuyên đạt 353,9 tỷ đồng tăng
20,7 tỷ đồng so với năm 2010. Chi ngân sách chủ yếu dành chi cho sự nghiệp


7
phát triển xã hội, chi hoạt động bộ máy nhà nước và chi trợ cấp, chi đầu tư
xây cơ bản.
* Thu hút vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động được giai đoạn 20102015 đạt 3.562,427 tỷ đồng, bình quân tăng 31,9%/năm, tốc độ huy động vốn
đầu tư hàng năm tăng bình quân 33%/năm.
Vốn đầu tư phát triển tồn xã hội được huy động tích cực, góp phần
quan trọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội
cấp bách và cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn này, các dự án đầu
tư từ nguồn vốn ngân sách được triển khai tập trung vào các lĩnh vực xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như nâng cấp, xây dựng cơng trình giao
thơng, cơng trình thủy lợi, cơng trình cấp nước sinh hoạt, cơng trình cấp điện,

kiên cố hóa phịng học, nhà ở giáo viên, xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ở
các thôn bản, thực hiện các chương trình mục tiêu về giảm nghèo, an sinh xã
hội, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và thực hiện các
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác ở địa phương.
2.2.1.2. Thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
a) Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thời gian qua phát triển ổn định và
đạt kết quả đáng khích lệ trong việc duy trì sản lượng cây trồng, vật ni
trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, đáp ứng nhu cầu lương
thực, thực phẩm của nhân dân. Năm 2015 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt
515.960 triệu đồng (giá so sánh 1994), tăng 186.535 triệu đồng so với năm
2010; đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 là 5,8%/năm,
trong đó chăn ni tăng bình qn 5,2 %/năm; tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị
sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2010 chiếm tỷ trọng 36,6%đến
năm 2015 giảm xuống chiếm còn 35%. Ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật tư trong sản xuất nông nghiệp.


8
- Về trồng trọt: Trong những năm qua huyện đã chú trọng việc đẩy
mạnh thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu diện tích cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo hướng tăng diện tích, sản
lượng và chất lượng các loại cây trồng có giá trị, gắn với thị trường, mang lại
hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Năm 2015 giá trị sản xuất ngành trồng trọt
đạt 306.33 triệu đồng, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt
5,8%/năm, chiếm 59,4% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
Sản xuất lương thực: Sản xuất lương thực đã đảm bảo được yêu cầu
về an ninh lương thực trên địa bàn huyện. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị
trường trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi. Năm 2015

sản lượng lương thực đạt 109.500 tấn, bình quân lương thực đạt 506,2kg/người.
Các xã có sản lượng lương thực lớn như: Quảng Ngọc, Quảng Yên, Quảng
Bình, Quảng Phong, Quảng Đức….
Cây lương thực trên địa bàn huyện chủ yếu là cây lúa, ngơ, khoai lang:
- Cây lúa: Diện tích lúa trong những năm gần đây bị thu hẹp do việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang lĩnh vực khác, tuy nhiên do việc đẩy
mạnh thâm canh, tăng năng suất, mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao
nên sản lượng và chất lượng, giá trị lúa ngày càng tăng. Năm 2015 tổng diện
tích lúa cả năm đạt 1677,4ha, trong đó diện tích trồng lúa chất lượng cao đạt
520 ha, chiếm 32% diện tích lúa cả huyện.
- Cây ngơ: Là cây trồng chủ lực vụ đơng trên diện tích đất lúa 2 vụ,
được trồng ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện tuy nhiên tập trung chủ yếu ở
các xã có điều kiện thuật lợi như: Quảng Hợp, Quảng n, Quảng Ngọc,
Quảng Hịa, Quảng Long…Tuy nhiên, diện tích phát triển ngơ khơng ổn định,
có xu thế giảm, nhưng đã góp phần ổn định lương thực trong huyện và một
phần cung cấp nguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc. Năm 2015 diện tích
ngơ tồn huyện đạt 1.295,6 ha, sản lượng đạt 5.542 tấn, năng suất đạt 4,3
tấn/ha cao hơn năng suất ngơ trung bình của tồn tỉnh (4,0 tấn/ha).


9
- Cây thực phẩm: chủ yếu là rau đậu các loại, năm 2015 trên địa bàn
huyện có khoảng gần 18ha, sản lượng đạt gần 27 tấn. Cây rau màu trên địa
bàn huyện Quảng Xương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, song hiện
nay do chưa được đầu tư nên diện tích rau màu chưa được mở rộng để phát
triển. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển các sản phẩm này đặc biệt
xây dựng đề án phát triển vùng rau an toàn để cung cấp cho địa bàn huyện và
khu vực lân cận.
- Cây cơng nghiệp: Nhóm cây công nghiệp hàng năm được phát triển
trên địa bàn huyện bao gồm: cói, lạc, đay, vừng, thuốc lào. Tổng diện tích cây

cơng nghiệp ngắn ngày năm 2015 đạt 2.165 ha, giảm 367 ha so với năm 2010
bình quân giai đoạn 2010 - 2015 giảm 52,4ha/năm; trong đó diện tích cây
vừng, đay giảm mạnh (diện tích vừng giảm 138 ha, cây đay giảm 101 ha).
Cói là cây trồng truyền thống cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nghề
sản xuất chiếu và các sản phẩm thủ công phục vụ xuất khẩu của huyện. Tổng
diện tích trồng cói năm 2015 của huyện là 1.093 ha (chiếm 50,4% tổng diện
tích đất trồng cây công nghiệp hàng năm của huyện).
- Về chăn nuôi: Ngành chăn ni cũng có bước phát triển nhưng cịn
chậm. Những năm gần đây một số chương trình, dự án phát triển chăn nuôi
trên địa bàn đã được huyện chỉ đạo triển khai như: chương trình phát triển đàn
lợn hướng nạc, dự án chăn nuôi lợn nái ngoại... đã mang lại kết quả thiết thực
nên chất lượng đàn lợn, đàn súc lớn, gia cầm được nâng cao. Tuy nhiên,trong
thời gian gần đây xuất hiện nhiều dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cấm dẫn
đến quy mô đàn gia súc, gia cầm quy có xu hướng giảm dần (đặc biệt đàn
lợn, gia cầm giảm mạnh), hiệu quả kinh tế trong ngành chăn ni khơng ổn
định. Năm 2015 tồn huyện chỉ có khoảng 579 con trâu, 8.096 bò; 52.316 con
lợn và 1.266 nghìn con gia cầm. giá trị sản xuất chăn ni năm 2015 đạt
180.592 triệu đồng (giá cố định 1994); tăng trưởng bình quân 5,2 %/năm thời
kỳ 2010 -2015 và chiếm 35% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trên địa bàn.
Hiện nay ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện đang tập trung chuyển hướng


10
mạnh từ tập quán chăn nuôi phân tán nhỏ lẻ sang mơ hình trang trại, gia trại
quy mơ lớn. Năm 2015 tồn huyện có 15 trang trại chăn ni tập trung trong
đó có 11 trang trại chăn ni tập trung đạt tiêu chí của tỉnh.
- Ngành thủy sản
Về khai thác: Là một huyện ven biển, gần các ngư trường khai thác
chính ở Vịnh Bắc Bộ, đồng thời có cửa sơng lớn, thuận lợi cho phát triển thủy
sản nên thời gian qua ngành thủy sản ở Quảng Xương có bước phát triển khá,

trở thành ngành kinh tế lớn của huyện. Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh từ
101.278triệu đồng năm 2005 lên 191.740 triệu đồng năm 2013(giá so sánh),
đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8,3 %/năm. Chiếm 27,0% tổng giá trị sản
xuất tồn ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản, đã khẳng định vai trị quan trọng
của mình trong nền kinh tế nói chung và sản xuất nơng lâm ngư nghiệp của
Quảng Xương nói riêng.
Năm 2015 sản lượng hải sản khai thác của Quảng Xương đạt 16.097
tấn, tăng hơn 3.696 tấn so với năm 2010; giá trị sản xuất đạt 85,6tỷ đồng, đạt
tốc độ tăng trưởng bình quân 4,8%/năm thời kỳ 2010 - 2015. Công tác tổ
chức sản xuất và bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn được coi trọng. Việc tổ chức
khai thác theo các tổ đội sản xuất bám biển dài ngày được ngư dân quan tâm
và thực hiện tốt nhằm giảm chi phí xăng dầu, nâng cao hiệu quả khai thác.
Về nuôi trồng: Nuôi trồng thủy sản (cả nuôi nước ngọt và nước lợ)
được chú trọng đầu tư nên có chuyển biến tích cực; diện tích ni trồng ổn
định, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động, góp
phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Việc áp dụng khoa học kỹ
thuật vào nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh, chuyển từ nuôi tôm 1 vụ xuân
hè sang nuôi 2 vụ; từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến và bán thâm
canh với các đối tượng nuôi ngày càng đa dạng. Năm 2015 diện tích ni thủy
sản tồn huyện đạt 1.007 ha (tập trung ở vùng phía Nam của huyện.); sản
lượng nuôi đạt 4.101 tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2010.


11
b) Công nghiệp-xây dựng
Ngành công nghiệp - xây dựng của Quảng Xương giai đoạn vừa qua
có những bước phát triển liên tục với tốc độ khá cao. Giai đoạn 2010-2015
tăng trưởng 21,2%/năm.
c) Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Huyện đã tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả đề án phát triển

tiểu thủ cơng nghiệp. Do đó, các nghề tiểu thủ cơng nghiệp tiếp tục có bước
phát triển tốt. Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn đạt 565,0 tỷ đồng (giá hiện hành)đến năm 2015 đạt 682,9 tỷ đồng
tăng 117,9 tỷ đồng. Các ngành nghề sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp ngày càng mở rộng, thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Đặc biệt việc phát triển các doanh nghiệp và kinh tế hợp tác trên địa
bàn được các cấp ủy và chính quyền quan tâm nên phát triển nhanh. Đến nay
tồn huyện có 201 doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau, tăng 29
doanh nghiệp so với năm 2012; Các doanh nghiệp cùng với cơ sở sản xuất,
kinh doanh khác đã tạo điều kiện thu hút gần 13.191 lao động (chưa kể số lao
động hợp đồng theo thời vụ) góp phần quan trọng trong việc giải quyết công
ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu
vực phi nông nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hàng
năm đóng góp trên 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; các doanh nghiệp
đã và đang từng bước khẳng định vai trị của mình trong việc thúc đẩy phát
triển cơng nghiệp nói riêng và tồn bộ nền kinh tế của Quảng Xương nói chung.
d) Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ trong giai đoạn vừa qua đạt tốc độ tăng trưởng khá,
phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa
bàn huyện. Năm 2015, giá trị sản xuất (theo giá so sánh) đạt 862.920 triệu
đồng (gấp 3,6 lần với năm 2010). Tăng trưởng bình quân đạt 17,6%/năm
trong giai đoạn 2010-2015, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 35,5% toàn ngành
kinh tế.


12
- Ngành thương mại, dịch vụ: Ngành thương mại có nhiều chuyển biến
tích cực, mạng lưới thương mại được mở rộng, văn minh thương mại có
chuyển biến rõ rệt… đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu các loại vật tư phục
vụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho nhân dân. Năm

2015 tồn huyện có 9.785 cơ sở kinh doanh thương mại, thu hút hơn 13.673
lao động; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn năm
2015 đạt 1.506,4 tỷ đồng. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm,
sắt thép, xăng dầu, vật liệu xây dựng, hàng may mặc, giầy dép, đồ dùng gia
đình... được lưu thơng thuận tiện theo cơ chế thị trường.
Mạng lưới thương mại trên địa bàn ngày càng mở rộng, hệ thống chợ
được sắp xếp lại, cơ sở vật chất dần được cải thiện... đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay tồn huyện có 30
chợ gồm: 01chợ lớn tại khu trung tâm và các chợ nhỏ khu vực nông thôn,
cung ứng kịp thời các loại vật tư phục vụ sản xuất và hàng hóa tiêu dùng cho
nhân dân. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và chất lượng hoạt động của các chợ
trung tâm có những chuyển biến tích cực. Bộ mặt các chợ khang trang hơn,
lượng hàng hóa lưu chuyển tại các chợ tăng nhanh.
- Về xuất nhập khẩu: Xuất khẩu được xác định là một trong những
nhiệm vụ trọng tâm của huyện nên được các cấp, các ngành quan tâm và chỉ
đạo tập trung phát triển sản xuất hàng xuất khẩu như thủy sản, hàng thủ công
mỹ nghệ và dịch vụ du lịch. Công tác tổ chức sản xuất và xúc tiến thương mại
có nhiều chuyển biến, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế tham gia nên giá trị xuất khẩu ngày càng tăng, thị trường cũng được
mở rộng. Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 10,5 triệu USD,
tăng 1,3 lần so với năm 2010. Các sản phẩm xuất khẩu của Quảng Xương
hiện nay gồm: thủy sản chế biến; hàng thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch,
trong đó chủ yếu là hàng hải sản đơng lạnh, nhất là tơm đơng lạnh (chiếm
80%),các sản phẩm cói,…; dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ. Những năm
gần đây các sản phẩm xuất khẩu tăng đều qua các năm, trong đó một số mặt


13
hàng đã phát triển tốt và ổn định như hải sản đông lạnh, tôm đông lạnh. Xuất
khẩu của Quảng Xương hiện nay chủ yếu thực hiện dưới hai hình thức là xuất

khẩu tiểu ngạch và xuất khẩu ủy thác nên giá trị khơng cao. Trong đó, hầu hết
hàng thủy sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc qua cửa khẩu
Lạng Sơn và Quảng Ninh và một phần xuất trực tiếp cho tầu nước ngoài tại ngư
trường. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên
liệu phục vụ sản xuất và một số hàng tiêu dùng cao cấp như ôtô, thiết bị điện
gia đình..., về cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
- Dịch vụ vận tải: Mạng lưới giao thông của huyện tương đối đa dạng
gồm đường bộ, đường thủy được kết nối với nhau tạo thành mạng lưới giao
thông tương đối đa dạng, đây là lợi thế so sánh đáng kể của địa phương trong
quá trình phát triển kinh tế.
Trong các năm gần đây, số lượng phương tiện tham gia các hoạt động
vận tải và khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách đều có sự gia tăng
đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2015 số đầu phương tiện là 618, tăng
23 đầu phương tiện so với năm 2010 đây là mức tăng thấp do chính sách loại
bỏ phương tiện cơng nơng tham gia giao thông, các phương tiện đã vận
chuyển được635.768 tấn hàng hóa và 182.631 lượt hành khách. Hiện nay,
mạng lưới giao thông của địa phương đang được nâng cấp, cải tạo đảm bảo
cho việc đi lại, giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa, hành khách diễn ra
thuận lợi, thơng suốt.3.2. Du lịch Quảng Xương có nhiều tiềm năng về du lịch
biển và du lịch văn hóa, tâm linh…Du lịch biển với 14km bờ biển phẳng lặng,
dải cát dài, mịn đẹp, hoang sơ, đây là điều kiện để cho Quảng Xương hình
thành các khu nghỉ dưỡng từ cao cấp đến bình dân. Du lịch văn hịa tâm linh
với 48 di tích được xếp hạng, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, hệ thống di
tích phong phú về thể loại như: di tích lịch sử văn hóa (Bia Chùa Kênh, Chùa
Mậu Xương…), di tích lịch sử cách mạng (Nghè Đệ Tứ, Cây đa làng Si…), di
tích danh thắng kiến trúc nghệ thuật gỗ, đá (núi Voi..). Ngồi ra cịn có hệ
thống văn hóa phi vật thể phong phú bao gồm: Lễ hội, văn nghệ truyền thống,


14

làng nghề. Phần lớn lễ hội ở Quảng Xương là lễ hội dân gian (lễ hội Cầu ngư,
bơi chèo chãi, Cầu phúc…). Với tiềm năng như vậy rất thuận lợi cho việc
thiết kế các tuor du lịch, tuyến du lịch thu hút khách.
Để thu hút đầu tư khai thác tiềm năng du lịch, huyện Quảng Xương đã
chỉ đạo quy hoạch hệ thống du lịch trên địa bàn huyện. Đến nay huyện đã quy
hoạch 02 khu du lịch.
Khu đô thị du lịch sinh thái biển Tiên Trang Quảng Lợi huyện Quảng
Xương: Tổng diện tích quy hoạch 100 ha chủ yếu là địa phận Quảng Lợi, có một
phần đất của Quảng Thái và Quảng Thạch (khoảng 12,3 ha) theo Quyết định
số 274/ QĐ-CT ngày 30/01/2004 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá;
khu du lịch sinh thái biển Tiên trang được tổ chức thành các phân khu chức
năng bao gồm: Khu trung tâm dịch vụ thương mại; Khu nhà ở kiểu biệt thự;
Khu du lịch sinh thái; Khu dân cư tái định cư; Khu dân hiện có- nâng cấp cải
tạo; Khuôn viên cây xanh; Khu Thể dục thể thao; Bãi tắm và cảnh quan ven
biển.
Thời điểm triển khai dự án năm 2010 đến nay vẫn đang tiếp tục giải
phóng mặt bằng, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên phần đầu tư để
triển khai cịn rất hạn chế, Cơng ty Sôtô đang đầu tư xây dựng nhà hàng ăn
uống để phục vụ khách.
Khu du lịch Làng Mom- Lạch Ghép và đầu Cầu Ghép: Quy hoạch dự
án 41 ha trong quy hoạch chung Bắc Cầu Ghép. Hiện nay, Ủy ban nhân dân
huyện Quảng Xương đang lập quy hoạch chi tiết khu Làng Mom Quảng
Nham và trình duyệt quy hoạch phân khu 1/2000 khu Bắc Cầu Ghép tại xã
Quảng Trung.
Tóm lại, các dự án du lịch trên địa bàn huyện Quảng Xương hầu hết
vẫn còn trong giai đoạn đầu tư. Nhiều dự án với quy mô lớn nhưng chậm tiến
độ, thậm chí nhiều dự án đã dừng lại. Di tích, danh thắng có quy mơ nhỏ lại
khơng được quảng bá, cơ sở hạ tầng còn yếu kém: đường nhỏ, hẹp, dịch vụ
kèm theo chưa đượctổ chức phù hợp. Hệ thống cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống



15
chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.
e) Hiện trạng kết cấu hạ tầng
- Giao thông đường bộ: Đến hết năm 2015, tổng chiều dài mạng lưới
đường giao thông (quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện và đường xã) trên địa
bàn huyện có 1.004,7km, trong đó có 29,8 km đường quốc lộ; 24,5 km đường
tỉnh;.110,9 km đường huyện; còn lại là hệ thống đường xã, trong khu đô thị,
cụm công nghiệp và đường thơn, xóm. Mật độ đường giao thơng (các loại
đường từ quốc lộ đến đường xã) bình quân mới đạt 4,62km/km2 tăng 11,8%
so với năm 2010 và khoảng 3,3km/1000 dân.
- Giao thơng đường thủy: Quảng Xương có hệ thống sơng Mã với
cảng biển Lễ Mơn ở phía Bắc dài 8km, phía Nam huyện có sơng n và cửa
Lạch Ghép dài 28km, sơng Nhà Lê dài 16km, sơng Hồng dài 7km, sông Lý
dài 18km, sông Thống Nhất dài 9km thuận lợi cho việc phát triển giao thông
đường thủy. Trên địa bàn huyện đã hình thành tuyến vận tải liên huyện Quảng
Xương-Nông Cống-Đông Sơn-Triệu Sơn.
- Hệ thống cảng sông, biển: Với bờ biển trải dài 14km, với 01 cửa
lạch lớn là cửa Lạch Ghép.
- Hệ thống cấp điện: Hệ thống lưới điện được đầu tư nâng cấp thường
xuyên. Đến nay tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều có điện, 100%
hộ dân được sử dụng điện. Điện năng sử dụng trên địa bàn huyện hàng năm
ngày càng tăng, từ 15-16%.
- Lưới điện: Mạng lưới điện được đầu tư đồng bộ gồm 20km đường
dây 220 KVA, 25 km đường dây 110 KVA và hơn 50 km đường dây từ 6-35
KVA với 138 trạm biến áp.
- Bưu chính, viễn thơng:
+ Hạ tầng Bưu chính, Viễn thơng: phát triển nhanh, hiện trên địa bàn
có 36 điểm phục vụ bưu chính viễn thơng (01 Bưu cục cấp II tại thị trấn Lưu
Vệ, 01 bưu cục cấp III Văn Trinh và 35 điểm Bưu điện-Văn hóa xã). Trong

những năm gần đây hạ tầng viễn thông được đầu tư nâng cấp, trên địa bàn


16
huyện có 04 mạng di động, 123 trạm BTS, phủ sóng di động 100% các xã,
phường, thị trấn, 01 mạng internet tốc độ cao ADSL, số thuê bao 0,85 thuê
bao/100 dân.
+ Hệ thống Phát thanh và Truyền hình: Tại trung tâm huyện có 01
trạm phát lại phát thanh và truyền hình. 100% số xã có đài truyền thanh cơ sở,
đáp ứng các nhu cầu truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước đến toàn thể nhân dân trên địa bàn.
f) Thực trạng tổ chức lãnh thổ
- Thực trạng phát triển đô thị: Trên địa bàn huyện có 01 đơ thị loại VThị trấn Lưu Vệ, đây là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa,
thương mại của huyện, là đầu mối giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận,
nằm trên quốc 1A với tổng diện tích khoảng hơn 116ha. Trong khu vực đô thị
mật độ xây dựng tương đối cao, các công trình cơ quan, nhà ở, cơng trình
cơng cộng được xây dựng khá kiên cố.Các cơng trình hành chính và cơng
cộng cơ bản đã đầy đủ về hạng mục. Tuy nhiên, quy mơ đơ thị cịn nhỏ,
khơng gian, kiến trúc cịn chắp vá, thiếu đồng bộ và chưa được quản lý chặt
chẽ theo quy hoạch. Ngồi đơ thị trên, theo quy hoạch, tồn huyện cịn phát
triển một số khu đơ thị mới như: Bắc Ghép, Tiên Trang....song đến nay các
khu đô thị này phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Năm 2015, dân số đô thị khoảng khoảng gần 3.000 người, tỷ lệ đơ thị
hóa đạt 1,3%, đây là tỷ lệ quá thấp.
- Thực trạng phát triển các khu dân cư: Các khu dân cư trên địa bàn
huyện tập trung chủ yếu tại các thơn, bình qn mỗi xã có từ 6-7 điểm dân cư,
phân bố gắn liền với nơi sản xuất tập trung. Thực hiện chương trình nơng thơn
mới, việc sử dụng đất tại các khu dân cư đã có nhiều tiến bộ. Nhiều nơi trong
huyện đã hình thành phát triển các khu trung tâm, cụm dân cư theo quy
hoạch, bộ mặt nông thôn mới đã được thay đổi diện mạo.

Môi trường trong các khu dân cư cịn nhiều hạn chế, chất thải (chất
thải chăn ni gia súc, gia cầm, chất thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt..)


17
chưa được xử lý theo tiêu chuẩn.
g) Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh
Cơng tác quốc phịng, qn sự địa phương thường xuyên được chăm
lo, xây dựng vững mạnh về mọi mặt, không ngừng nâng cao khả năng sẵn
sàng chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hoàn thành nhiệm vụ
tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm, chương trình huấn luyện cho
lực lượng thường trực, dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên, bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành;
hoàn thành kế hoạch diễn tập khu vực phòng thủ, chống lụt bão cấp huyện.
Lực lượng vũ trang tham gia thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng chống lụt
bão, tham mưu xử lý các tình huống xảy ra ở cơ sở, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an tồn xã hội, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.
An ninh chính trị được giữ vững ổn định, quan tâm giải quyết các
điểm phức tạp về an ninh nông thôn, tạo môi trường ổn định thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội. Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm tiếp tục
được thực hiện hiệu quả, phòng ngừa và kiềm chế tai nạn giao thơng trên địa
bàn. Phong trào tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được phát động với nhiều
mơ hình hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực trong phòng ngừa và ngăn
chặn tội phạm ngay từ cơ sở. Quan tâm củng cố lực lượng công an, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Cơng tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân
được coi trọng và có nhiều đổi mới, đảm bảo đúng luật định, các cấp giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết dứt
điểm. Công tác thanh tra tập trung vào các lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai,
môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước,

các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.2. Nội dung cụ thể công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội huyện Quảng Xương đến năm 2020
Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện


18
Quảng Xương là đầu tư xây dựng, mở rộng phát triển theo hướng đa dạng hóa
sản xuất nơng nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống,
các dịch vụ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn.
Nội dung quy hoạch như sau:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ: Xác định
nhu cầu sử dụng đất cho bố trí vùng sản xuất và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu
phục vụ sản xuất hàng hóa nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ; bố trí hệ thống thủy lợi, thủy lợi kết hợp giao thông...
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân
cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường theo chuẩn
mới, bao gồm: bố trí mạng lưới giao thơng, điện, trường học các cấp, trạm xá,
trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa và khu thể thao thơn, bưu điện và
hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước
sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái...
* Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ
thống giao thông trên địa bàn xã. Mục tiêu, đến năm 2020 có 70% số xã đạt
chuẩn (các trục đường thơn, xóm cơ bản cứng hóa), có nghĩa là mặt đường được
trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng.
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ
sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã (hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối,

trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp). Hệ
thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện được hiểu là đáp ứng các
nội dung của Quy định kỹ thuật điện nông thôn năm 2006, cả về lưới điện
phân phối, trạm biến áp phân phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ
áp, khoảng cách an toàn, hành lang bảo vệ, chất lượng điện áp. Mục tiêu năm
2020 là 95% số xã đạt chuẩn.
- Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động


19
văn hóa thể thao trên địa bàn xã.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Tăng cường cơng tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Cơ giới hóa nơng nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp.
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi
làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương.
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công
nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn.
* Giảm nghèo và an sinh xã hội
Nội dung giảm nghèo và an sinh xã hội bao gồm:
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững
cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
- Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
(thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện

sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà
ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản).
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
* Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nơng thơn
Nội dung đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu
quả ở nông thôn:
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại


20
hình kinh tế ở nơng thơn.
* Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nơng thơn
Nội dung tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong
lĩnh vực Y tế (Chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy
hiểm. Phát hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra.
Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp
phần thực hiện cơng bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung
ương đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng
u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Xây dựng đời sống văn hóa, thơng tin và truyền thơng nơng thơn
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nơng thơn mới về
văn hóa, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Thực hiện
thông tin và truyền thơng nơng thơn, đáp ứng u cầu Bộ tiêu chí quốc gia
nơng thơn mới. Mục tiêu đến năm 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã,
thơn; 45% số xã có bưu điện, điểm internet đạt chuẩn. Đến năm 2020 có 75%
số xã có nhà văn hóa xã, thơn; 70% có điểm bưu điện, điểm internet đạt chuẩn.

* Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, nhằm cải thiện điều kiện cung cấp nước sạch,
vệ sinh, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi vệ sinh. giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, góp phần nâng cao sức khỏe, chất lượng sống cho người dân nông thôn.
- Xây dựng các cơng trình bảo vệ mơi trường nơng thơn trên địa bàn
xã, thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thốt
nước trong thơn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã;
chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong
khu dân cư, phát triển cây xanh ở các cơng trình cơng cộng… Mục tiêu đảm
bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch, hợp vệ sinh cho dân cư, trường học,
trạm y tế, công sở, các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo


21
vệ, cải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã.
* Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh phát triển
giáo dục, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề cho người lao
động nhất là lực lượng lao động nông nghiệp chuyển đổi sang phi nông
nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện trong tình hình mới và cung cấp
nhân lực lao động cho các khu vực lân cận; hình thành đội ngũ doanh nhân,
cán bộ kỹ thuật có trình độ chun mơn cao trong các ngành nông, lâm
nghiệp, thủy sản, du lịch, dịch vụ.
- Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo đảm quốc phòng an ninh,
giữ vững ổn định chính trị và trật tự an tồn xã hội trong khu vực.
2.2.3. Các giải pháp, biện pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội huyện Quảng Xương đến năm 2020
2.2.3.1. Giải pháp về đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư

Để phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo định hướng, mục tiêu đã
xác định trong phương án chọn. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho cả giai đoạn
2016-2020 khoảng 9.797 tỷ đồng.
Bảng 2.2: Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2016 - 2020
Chỉ tiêu
Tổng số
I. Theo khu vực kinh tế
1. Khu vực kinh tế nhà nước
% so với tổng số
2. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước
% so với tổng số
3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
% so với tổng số
II.Phân theo ngành kinh tế
1. Nông, lâm thủy sản
% so với tổng số
2. Công nghiệp - Xây dựng
% so với tổng số

Đơn vị tính

Tổng số

Tỷ đồng

9.797

Tỷ đồng
%
Tỷ đồng

%
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
Tỷ đồng
%

1.959,3
20
6.857,6
70
979,7
10
9.797
3.037
31,0
3.135
32,0


22
3. Dịch vụ
% so với tổng số

Tỷ đồng
%

3.625

37,0

Giải pháp huy động vốn
Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có hệ thống các
biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu,
huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngồi quốc
doanh, xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao...
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: trong đó cả từ ngân sách
Trung ương và ngân sách tỉnh, huyện dành chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ
tầng kinh tế và xã hội. Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước
cần tăng tỷ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế huyện, tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển.
Kêu gọi tỉnh đầu tư vào các cơng trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng
lưới giao thông, thủy lợi, y tế, văn hóa, cơ sở đào tạo... trên địa bàn huyện.
Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thơng qua các chương trình dự án
phân cho tỉnh.
Tiếp tục tranh thủ các nguồn tài trợ, tập trung vào lĩnh vực xây dựng
kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các khu vực có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, các cơng trình bảo vệ môi trường, giảm nghèo,...
Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng
15,9% nhu cầu vốn đầu tư.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dân cư:
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp hết sức quan trọng, trực tiếp đầu tư
để phát triển sản xuất kinh doanh, có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn
trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 84,4%. Đây là nguồn vốn đầu tư
dựa trên khả năng xúc tiến kêu gọi đầu tư và cơ chế chính sách thu hút đầu tư
của huyện, chủ yếu lệ thuộc vào xu hướng, tiềm lực các nhà đầu tư hướng tới
một số ngành nghề, lĩnh vực có lợi thế của huyện. Để tăng cường khả năng
thu hút nguồn vốn này cần phải thực thi một số giải pháp chủ yếu sau đây:



23
+ Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, xây dựng quan hệ đối tác
với các nhà đầu tư tiềm năng, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài tỉnh có
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện lợi thế của huyện. Phối
hợp với các Sở ngành của tỉnh vận động, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong
và ngoài khu vực nhà nước, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển (trong nước, quốc
tế, …) cho xây dựng hạ tầng, giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ
mơi trường, bảo tồn di tích văn hóa lịch sử.
+ Khẩn trương đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cụm công nghiệp,
khu du lịch, làng nghề truyền thống theo quy hoạch được duyệt. Tăng cường
đầu tư cơ sở hạ tầng các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, tạo mơi
trường thuận lợi cho các nhà đầu tư.
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn
huyện, như chuẩn bị địa điểm, phối hợp thực hiện công tác đền bù giải phóng
mặt bằng, tái định cư...
+ Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tun truyền phổ
biến rộng rãi các thông tin: Dự báo phát triển kinh tế - xã hội, chính sách ưu
đãi khuyến khích đầu tư, thị trường, giá cả để các chủ đầu tư có quyết sách lựa
chọn, bỏ vốn đầu tư thực hiện các mục tiêu kinh tế theo quy hoạch đã đề ra.
+ Xây dựng danh mục và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh
doanh có nguồn thu lớn và các sản phẩm hàng hóa chủ lực phục vụ xuất khẩu.
+ Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn mà các doanh nghiệp đang phải
đối mặt liên quan đến các nhân tố đầu vào và sản phẩm đầu ra.
Có chương trình và phát động phong trào khuyến khích, cổ vũ, động
viên, đào tạo và tôn vinh tinh thần kinh doanh, sáng kiến kinh doanh; phổ
biến các trường hợp điển hình về tinh thần và sáng kiến kinh doanh.
+ Sử dụng hiệu quả đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác:
thông qua việc công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất, quỹ đất. Kiên

quyết thu hồi các diện tích mặt đất, mặt nước để khơng hoặc sử dụng không
hiệu quả đã giao cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước đây để cho các
nhà đầu tư khác thuê.


24
+ Tạo vốn vay phát triển. Hiện tại đại bộ phận nhân dân đều thiếu vốn
sản xuất, cần huy động các nguồn vốn: vốn tín dụng, vốn vay cho xóa đói
giảm nghèo, có chính sách cho vay đủ đáp ứng yêu cầu của các chủ hộ vay,
tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển sản xuất và sử dụng vốn có hiệu quả.
+ Xây dựng mạng lưới tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện để huy
động linh hoạt mọi nguồn vốn nhàn rỗi tham gia phát triển, khuyến khích các
doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia
các dự án đầu tư để huy động cao nhất các nguồn vốn cho phát triển.
2.2.3.2. Giải pháp về phát triển khoa học công nghệ
Ưu tiên hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học- công
nghệ vào sản xuất và các ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị. Tăng đầu tư cho
lĩnh vực triển khai ứng dụng khoa học- công nghệ chiếm 5-7% tổng chi ngân
sách của huyện từ nay đến 2025.
Tăng đầu tư cho các dự án, đề tài khoa học- công nghệ nghiên cứu,
thử nghiệm và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, các qui trình kỹ thuật
sản xuất mới làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư ứng dụng thành tựu mới về khoa học và công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm
có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Đổi mới cơ chế quản lý và hoạt động khoa học - công nghệ theo hướng
xã hội hóa, coi sản phẩm khoa học - cơng nghệ như sản phẩm hàng hóa, vận
hành theo cơ chế thị trường; các cơ sở hoạt động khoa học - cơng nghệ tự
trang trải kinh phí thơng qua bán sản phẩm khoa học - cơng nghệ của mình,
hoạt động mang tính thực tiễn để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2.2.3.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Đến năm 2025, theo dự báo nguồn nhân lực huyện có khoảng….lao
động. Phát triển nguồn nhân lực của huyện không chỉ đáp ứng cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của huyện mà cịn tính đến đáp ứng cho các vùng
phụ cận như: TP. Thanh Hóa, TX. Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn…Để đáp


25
ứng được các yếu cầu trên cần thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao nhận thức các cấp, ngành về phát triển nhân lực: +Các cấp,
các ngành, tổ chức, cá nhân cần nhận thức sâu rộng về phát triển nhân lực cho
tương lai để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn
hiện nay. Từng cấp, ngành cần có kế hoạch, chương trình cụ thể để có giải
pháp cụ thể, tích cực phát triển nhân lực của ngành, cấp mình.
+ Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật
liên quan đến vấn đề phát triển nhân lực, trong đó làm tốt công tác tuyên truyền
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nhất là học sinh Trung học phổ thông.
Thông qua các phương tiện thơng tin đại chúng, các chương trình hành
động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về giáo dục, đào tạo và pháp luật về phát triển nhân lực thường xuyên,
liên tục nhằm đem lại hiệu quả thiết thực và nâng cao chất lượng công tác
tuyên truyền. Chú trọng tuyên truyền, thông báo, tập huấn kịp thời cho doanh
nghiệp, người sử dụng lao động về chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước
liên quan đến lao động, việc làm để họ có định hướng, kế hoạch thực hiện.
- Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực
+ Đa dạng hóa các loại hình đào tạo dậy nghề, mở rộng qui mơ và
hình thức đào tạo trong đó tập trung vào các ngành nghề như: du lịch, dịch vụ,
chế biến nông thủy sản, đóng sửa chữa tầu thuyền, thủ cơng mỹ nghệ... phù
hợp với nhu cầu của địa phương.
+ Củng cố các trung tâm giáo dục và đào tạo, các cơ sở dịch vụ việc

làm trên địa bàn theo hướng trang bị tốt về phương tiện và cơ sở vật chất,
củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy, nâng cao khả năng đào tạo. Khuyến khích
các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động của huyện.
+ Tiếp tục đẩy mạnh liên kết giữa trung tâm giáo dục và đào tạo của
huyện với các trung tâm đào tạo, dạy nghề của tỉnh để mở rộng quy mơ và các
hình thức đào tạo cho lực lượng lao động của huyện. Tổ chức tốt các hình
thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho lực lượng lao động của huyện,


×