LUẬN VĂN:
Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm
2001-2005 tỉnh Yên Bái
Lời nói đầu
Qua 10 năm phát triển, kinh tế Yên Bái đã phát triển và tăng trưởng với nhịp độ
khá cao và ổn định so với các tỉnh thuộc miền núi phía Bắc (tốc độ tăng trưởng
GDP/người từ 1991-2000 đạt 7.81%) cơ cấu kinh tế có sư chuyển dịch tích cực, đời sống
nhân dân tiếp tục được cải thiện.
Bên cạnh những kết quả đạt được Yên Bái là tỉnh miền núi cịn gặp nhiều khó
khăn, điểm xuất phát nền kinh tế thấp, vẫn là tỉnh nghèo, kinh tế hàng hoá chậm phát
triển.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân đáng quan tâm là do
chúng ta chưa xem xét đầy đủ đến một chiến lược phát triển toàn diện mà trong đó kế
hoạch 5 năm đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế xã
hội.
Xuất phát từ luận cứ trên cùng với thời gian thực tập ở Cục Thống Kê Yên Bái,
em đã tìm hiểu về chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh từ 2001-2010 cũng như kế hoạch
5 năm của tỉnh Yên Bái.
Từ đó em lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp là:
“ Những giải pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm 2001-2005 tỉnh Yên Bái ”
Chương I.
Cơ sở lý luận của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội
I. Vị trí của kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống Kế Hoạch
Hoá.
1.
Khái niệm và đặc điểm của Kế Hoạch Hố.
Việt Nam hiện nay đang trong q trình chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung
sang nền kinh tế thị trường. Thưc chất của quá trình này là giảm bớt tính tập chung, tính
mệnh lệnh và đồng thời tăng cường hơn tính thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước có nghĩa
là:
- Trước hết nền kinh tế phải được vận động và phát triển theo cơ chế thị trường .
Thị trường tham gia vào việc giải quyết các vấn đề sản suất cái gì ? sản xuất như thế nào ?
sản xuất cho ai? Nhờ vậy các nguồn lực khan hiếm của xã hội được phân bổ một cách có
hiệu quả.
- Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì thị trường cũng chứa đựng bên trong nó
nhiều khuýêt tật để hạn chế những khuyết tật của thị trường đòi hỏi nhà nước phải can
thiệp vào nền kinh tế . Điều này cũng có nghĩa là Nhà nước phải tham gia vào việc giải
quyết các vấn đề kinh tế
Vì vậy Nhà nước can thiệp vào nền kinh tế là một tất yếu khách quan. Nhà nước
thường sử dụng các công cụ sau để điều tiết thị trường đó là : kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội, luật pháp các chính sách kinh tế các đòn bẩy kinh tế , lực lượng kinh tế của Nhà
nước.
Trong hệ thống các cơng cụ nói trên kế hoạch phát triển Kinh Tế -Xã Hội có
nhiệm vụ xác định mục tiêu phương hướng phát triển toàn bộ nền Kinh Tế Quốc Dân và
đề ra các giải pháp để thực hiện dước các mục tiêu và phương hướng đó.
Dựa vào định hướng phát triển kinh tế xã hội nhà nước sử dụng đồng bộ các
công cụ khác nhau nhằm thực hiện định hướng đã vạch ra với hiệu qủa kinh tế cao.
a .Khái niệm
Kế hoạch hoá là sự thể hiện ý đồ phát triển của chủ thể quản lý đối với 1
đối tượng quản lý và phương thức tác động để đạt được các mục tiêu đặt ra: làm gì? làm
như thế nào? khi nào? ai làm ?
Kế hoạch phát triển Kinh Tế- Xã Hội là một phương thức quản lý nhà nước
bằng mục tiêu. Nó thể hiện ở việc chính phủ xác định về các mục tiêu kinh tế xã hội cần
phải hướng đến trong một thời kỳ nhất định (trong một năm, 5 năm) và cách thức để đạt
được mục tiêu đó thơng qua các chính sách, các biện pháp và định hướng cụ thể .
Kế hoạch phát triển Kinh Tế Xã Hội là một trong những công cụ chính sách
quan trọng nhất của Nhà nước nhằm tác động ,hướng dẫn , kiểm soát (một số) hoạt động
của tư nhân để đảm bảo sự thống nhất của khu vực tư nhân với các mục tiêu phát triển dài
hạn. Nó thể hiện sự cố gắng có ý thức của chính phủ trong việc thiết lập các mối quan hệ
giữa nhu cầu của Xã Hội và các giới hạn nguồn lực để chọn một phương án nhằm đáp
ứng tối đa được nhu cầu của Xã Hội trong điều kiện sử dụng có hiệu quả hiệu quả nhất
các yếu tố nguồn lực hiện có.
Nó bao gồm 2 vấn đề :
-
Lập kế hoạch: là q trình lựa chọn các phương án có thể có để xác định một
phương án tối ưu cho q trình phát triển. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải xây dựng
nhiều phương án rồi từ đó chọn lựa ra một phương án tối ưu nhất .
- Tổ chức thực hiện:
+ Cụ thể hơn bằng các chỉ tiêu (mục tiêu, biện pháp)
+ Hệ thống các chính sách của Chính phủ (được xem như là cam kết của Chinh
phủ).
+ Đưa ra các phương thức thực hiện các mục tiêu đề ra và các chính sách được
áp dụng .
b. Đặc điểm
Khác với kế hoạch hoá trong nền kinh tế tập chung, quan liêu, bao cấp, kế
hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thi trường ở nước ta có những đặc điểm sau:
+ Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch : Kế hoạch được hình
thành từ địi hỏi khách quan của thị trường, xuất phát từ thị trường, thoát ly thị trường, kế
hoạch chứa đựng các yếu tố không khả thi .Một số kế hoạch đúng phải là kế hoạch phản
ánh được lợi ích của các bên tham gia quan hệ thị trường.
Mặt khác thị trường chỉ có thể giải quyết các vấn đề có tính ngắn hạn, lâu dài,
bền vững. Vì vậy sử dụng kế hoạch như một công cụ để Nhà nước hướng dẫn thị trường
và điều chỉnh thi trường nhằm kết hợp giữa lợi ích ngắn hạn với lợi ích dài hạn, giữa sự
phát triển trước mắt với sự phát triển bền vững của đất nước.
+
Kế hoạch mang tính định hướng,kế hoạch chỉ đưa ra một loạt các phương
hướng sẽ phải đạt được trong tương lai với các chỉ tiêu cụ thể. Điều này có nghĩa là
khơng sử dụng các biện pháp mệnh lệnh hành chính trực tiếp mà chủ yếu sử dụng các
biện pháp gián tiếp để hướng mọi nỗ lực kinh tế quốc dân vào định hướng đó.
+
Kế hoạch có tính linh hoạt, mềm dẻo : kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
không phải là kế hoạch cứng nhắc mà là kế hoạch hết sức mêmf dẻo , linh hoạt. Điều đó
có nghĩa là tuỳ theo tình hình biến đổi của thị trường mà phải có kế hoạch thích ứng cho
phù hợp với yêu cầu của thị trường mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của kế hoạch. Vì vậy
cần đảm bảo yêu cầu:
- Trong xây dựng kế hoạch thì coi việc xây dựng kế hoạch là việc hình
thành nên các kịch bản, từ đó xây dựng nên nhiều phương án ứng với điều kiện cụ thể,
mục đích cụ thể. Qua đó ta có thể đưa ra các giải pháp lựa chọn phương án tối ưu. Mặt
khác chỉ tiêu kế hoạch phải được xây dựng trong một khoảng và phải tạo ra được các
phương án thay thế khác nhau .
- Trong việc triển khai thực hiện kế hoạch áp dụng nguyên tắc thay đổi theo
kiểu (hàng hải ) nghĩa là dựa vào mục tiêu theo dõi mục tiêu và điều khiển theo sự
biến động của bên ngoài.
- Trong việc tổ chức hệ thống quản lý kế hoạch lựa chọn cán bộ kế hoạch
giao quyền cho các đơn vị trực thuộc .Tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới phát huy
hết khả năng của mình.
2. Vị trí của kế hoạch 5 năm phát triển Kinh Tế Xã Hội
Hệ thống Kinh Tế Quốc Dân xét theo thời gian gốm có :
- Chiến lược phát triển
- Kế hoạch 5 năm
- Kế hoạch hàng năm
Giữa chiến lược phát triển kế hoạch 5 năm kế hoạch hàng năm phải có sự ăn
khớp về phương hướng phát triển. Mối quan hệ hưũ cơ giữa chiến lược, kế hoạch 5 năm,
kế hoạch hàng năm được đảm bảo nhờ có mục tiêu chung và những giải pháp chủ yếu
giải quyết các vấn đề Kinh Tế- Xã Hội theo những nguyên tắc và phương pháp luận
thống nhất của Kế hoạch hoá Kinh Tế- Quốc Dân.
Tuy mỗi loại kế hoạch có một đặc điểm nhiệm vụ chức năng riêng. Nhưng kế
hoạch 5 năm là hình thức kế hoạch chủ yếu của hệ thống Kế Hoạch Hoá Quốc Dân, là
loại kế hoạch có vị trí quan trọng. Điều này được thể hiện ở những phân tích sau:
Chiến lược phát triển là tổng hợp sự phân tích, đánh giá và lựa chọn về căn
cứ, các quan điểm, các mục tuêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong một khoảng
thời gian dài trên 10 năm và những chính sách thể chế để thực hiện các nội dung đề ra.
Thời gian xây dựng chiến lược từ 20 năm đến 30 năm cịn gọi là tầm nhìn.
Chiến lược cụ thể hố tầm nhìn là cơ sở để xây dựng chiến lược một cách thuận lợi.
Ngay từ đầu những năm 1990, chúng ta đã xây dựng chiến lược phát triển
Kinh Tế Xã Hội đầu tiên giai đoạn 2001-2020 với mục tiêu ổn định và phát triển. Hiện
nay có thể nói chúng ta đã ổn định được nền kinh tế và bước vào thời kỳ mới tạo tiền đề
đẩy mạnh Cơng Nghiệp Hố -Hiện Đại Hố đất nước. Nên mục tiêu tổng quát của chiến
lược phát triển Kinh Tế – Xã Hội 10 năm tiếp theo giai đoạn 2001-2020 của nước ta là
đẩy mạnh Cơng Nghiệp Hố - Hiện Đại Hoá.
Kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá chiến lược trong lộ trình phát triển dài hạn của
đất nước nhằm xác định các mục tiêu định hướng, các nhiệm vụ và các mục tiêu cụ thể,
các chương trình, các cân đối vĩ mô chủ yếu và các giải pháp chính sách có giá trị hiện
hành trong thời gian 5 năm là kế hoạch trọng tâm là vì :
+ 5 năm là thời gian gắn giữa 2 nhiệm kỳ Đại Hội Đảng tồn quốc (cùng với
một nhiệm kỳ chính trị) .
Mỗi nhiệm kỳ chính trị bầu ra được bộ máy quản lý ở TW. Đó là những người đaị
diện cho nhân dân trong việc xây dựng quản lý bảo vệ đất nước, đặc biệt đại diện cho đất
nước trong quan hệ ngoại giao quốc tế.
Kế hoạch 5 năm được xác định trong thời hạn đó để phù hợp với ý chí Nhà nước,
hạn chế sự biến động lớn trong cách thức tổ chức quản lý đất nước .
+ Trong điều kiện trình độ phát triển khoa học hiện đại thì 5 năm là thời gian
trung bình cần thiết để hình thành các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản trong các ngành
Kinh Tế Quốc Dân, để đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kế hoạch 5 năm
là khoảng thời gian không dài để đảm bảo cho các chỉ tiêu kế hoạch mang tính hiện thực.
Từ đó, chúng ta mới có thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch và xây dựng định
hướng mới cho kế hoach 5 năm tới .
+ 5 năm là khoảng thời gian đảm bảo cho tính chính xác được hồn thiện, đảm
bảo tính định hướng, tính tác nghiệp. 5 năm là khoảng thời gian đủ để một chương trình
và dự án bộc lộ yếu tố mang lại hiệu quả hay không.
Chức năng của kế hoạch 5 năm là cụ thể hoá những phương hướng chủ yếu của xã
hội, xác định các mục tiêu cần tập chung , ưu tiên nhằm biến đổi cơ cấu kinh tế và những
biện pháp nhằn nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội .
Kế hoạch tạo ra những thay đổi lớn trong cơ cấu đồng thời thường xun duy
trì tính cân đối của các yếu tố và các lĩnh vực kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc
dân. Đến nay chúng ta đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 7(2001-2005). Qua những
chặng đường 5 năm kinh tế lại có sự chuyển dịch đáng kể .
Từ những trình bày ở trên cho thấy kế hoạch 5 năm là yếu tố kết dính trong hệ
thống kế hoạch hố và là trọng tâm là cơng cụ quản lí vĩ mơ q trình phát triển trong
thời hạn 5năm. Kế hoạch 5 năm được xây dưng trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã
hội và quy hoạch phát triển. Cho nên có thể nói rằng kế hoạch 5 năm là bước đi cơ bản để
thực hiện chiến lựoc phát triển .
Trong công cuộc đôỉ mới của dất nược chúng ta đã qua hai kỳ kế hoạch đó là
kế hoạch 5 năm lần thứ 5&6, đây được coi là bước đi hết sức quan trọng của quá trình đổi
mới .Hai thời kỳ kế hoạch đó mang lại cho chúng ta nhiều thành tựu to lớn và bên cạnh
đó là những bài học kinh nghiệm để chúng ta tiếp tục đổi mới cơng tác kế hoạch hố ở
những chặng đường tiếp theo.
Đại Hội Đảng lần thứ IX đã định hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước cơng nghiệp. Trong khoảng thời gian đó chúng ta xây dựng chiến lược
2001-2010 từ đó xây dựng kế hoạch lần thứ 7(2001-2005) lần thứ 8 (2006-2010) .
Kế hoạch 5năm 2001-2005 là hết sức quan trọng vỉ nó là bước đi đầu tiên xây
dựng nền móng cho một nước Việt nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Mặt khác nghị quyết đại hội 8 đã đặt ra yêu cầu chuyển dần sang kế hoạch 5 năm
là chính, có phân ra từng năm.
Vậy nhằm nâng cao chất lượng công tác Kế Hoạch Hoá ở nước ta cần coi trọng
Kế Hoạch 5 năm và lấy Kế Hoạch 5 năm là hình thức chủ yếu quản lý nền Kinh Tế Quốc
Dân .
Kế hoạch hàng năm.
Kế hoạch hàng năm là công cụ triển khai cụ thể hoá kế hoạch 5 năm là phân đoạn
5 năm.
Mặt khác kế hoạch hàng năm cịn là cơng cụ hồn thiện kế hoạch 5 năm, có
tính chất bổ xung dựa vào những vấn đề mới chưa có trong kế hoạch 5 năm.
Cũng có thể nói đây là kế hoạch điều hành , bao gồm cả việc thiết lập các cân đối
lớn trên cơ sở nghiên cứu dự báo thị trường và điều chỉnh các kế hoạch tiếp theo.
Trong khung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và dựa trên chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của đất nước , các nghành , các địa phương sẽ xây dựng kế hoạch
phát triển của ngành, của địa phương mình.
II. Nội dung và phương pháp Kế Hoạch Hoá
1. Nội dung Kế Hoạch Hố
1.1. Dự báo phát triển.
Cơng tác kế hoạch hố có bản chất là hướng tới các q trình tương lai. Vì vậy nó
ln gắn với hoạt động dự báo. Với tư cách là một khâu tiền đề kế hoạch, dự báo cần đi
trước để đào tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược xây dựng quy hoạch, xây dựng kế
hoạch , xây dựng chính sách. Vì vậy, nội dung của cơng tác dự báo là:
- Phân tích xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và dự báo sự phát triển
của một số lĩnh vực quan trọng như dân số, lương thực, mức sống dân cư...
- Xác định những nhân tố tác động đến kinh tế, xã hội đất nước, như nguồn
nguyên liệu, những thay đổi về thị trường, giá cả, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sức
mua của nhân dân, tâm lý người tiêu dùng.
- Phân tích ảnh hưởng của kinh tế và thị trường kinh tế thế giới đến kinh tế trong
nước.
1.2. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Việc xác định quan điểm, mục tiêu phát triển việc định hướng cơ cấu kinh tế - xã
hội và các chính sách chủ yếu để huy động mọi nguồn lực, mọi yếu tố cả bên trong và
bên ngoài nhằm tạo ra những động lực phát triển là nội dung cốt lõi của chiến lược phát
triển. Khi đã xác định được một chiến lược phù hợp, công tác quy hoạch, kế hoạch và
hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội sẽ có cơ sở vững chắc, tạo điều kiện để
biến khả năng thành hiện thực.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có nội dung cơ bản sau:
- Xác định các phương án phát triển kinh tế vĩ mơ dài hạn và trung hạn, trong đó
có các chỉ tiêu cơ bản như tốc độ tăng trưởng GDP, định hướng kinh tế đối ngoại, phát
triển xã hội, ...
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phần kinh tế, hợp tác đầu tư... đối
với toàn bộ nền kinh tế cũng như các địa bàn trọng điểm và các ngành quan trọng.
1.3. Xây dựng quy hoạch tổng thể, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các vùng và
các ngành kinh tế là xây dựng khung vĩ mô về xây dựng và tổ chức không gian, nhằm
cung cấp những căn cứ khoa học cho các cấp để chỉ đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các
kế hoạch, các chương trình và dự án đầu tư, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh,
bền vững và có hiệu quả. Các dự án quy hoạch là những đề tài khoa học lớn, phối hợp sự
cộng tác nghiên cứu của các ngành, các bộ và các địa phương, nhằm phân tích đúng thực
trạng kinh tế - xã hội, các lợi thế của các ngành, các vùng: trên cơ sở đó đề ra phương
hướng phát triển các ngành, các vùng: trên cơ sở đó đề ra phương hướng phát triển các
ngành và vùng cho từng giai đoạn nhất định và xác định những điều kiện cần thiết (vốn,
chính sách ...) để thực hiện các quy hoạch này.
Các quy hoạch phát triển được xây dựng dựa trên chiến lược hướng tới xuất khẩu,
tìm ra và phát huy lợi thế từng vùng và liên kết giữa các vùng, nhằm nâng cao hiệu qủa
và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Các giải pháp thực hiện quy hoạch không chỉ quan tâm tới nguồn và hướng đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất mà cịn chú trọng đến nhân tố con ngươì, đến sự phát triển của
khoa học công nghệ và đổi mới quản lý sản xuất.
1.4. Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm.
Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm là một nhiệm vụ quan trọng của công tác
kế hoạch hoá nhưng với phạm vi, phương pháp và nội dung ở tầm vĩ mô.
* Về phạm vi kế hoạch hố: phạm vi kế hoạch hố khơng chỉ bao quát các doanh
nghiệp thuộc khu vực Nhà nước mà phần nào đã bao quát được các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác.
Kế hoạch hoá theo đường lối đổi mới được khẳng định từ Đại hội Đảng lần thứ
VI, lần thứ VII, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần: quốc doanh, tập thể, cá
thể, tư bản tư nhân, tư bản Nhà nước: đến đại hội IX xác định thêm thành phần kinh tế là
khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là chiến lược quan trọng tạo tiền đề khách
quan cho cơ chế thị trường hoạt động. Theo đó, kế hoạch cũng bao qt tồn bộ nền kinh
tế.
* Về nội dung kế hoạch : do nhận thức rõ vai trị của các lĩnh vực văn hố, xã hội
đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt trong điều kiện xã hội Việt Nam với 80%
dân số ở nông thôn nên trong kế hoạch các năm từ 1991 - 1996 đã chuyển hướng từ kế
hoạch phát triển kinh tế sang kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với các nội dung chủ
yếu:
- Hệ thống các mục tiêu chiến lược: xác định cần đạt được cuối cùng trong khoảng
thời gian kế hoạch, hệ thống mục tiêu này gồm:
+ Mục tiêu kinh Từ.
+ Mục tiêu xã hội.
+ Mục tiêu tổng hợp.
Để thực hiện được các mục tiêu này, cần phải có sự phối hợp, kết hợp thực hiện
bởi các nhà lãnh đạo thông qua hệ thống tham mưu của mình và hệ thống kế hoạch hố
trong cả nước.
- Hệ thống chỉ tiêu kế hoạch :
+ Giảm các chỉ tiêu mang tính pháp lệnh
+ Tăng các chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu xã hội và chỉ tiêu lồng ghép của hai chỉ tiêu
kinh tế và xã hội.
- Hệ thống các chính sách vĩ mơ điều tiết sự phát triển:
Các chính sách phải là khn mẫu cho các đơn vị cấp dưới sử dụng và thực hiện.
Cần đảm bảo tính đầy đủ, đơn giản, cụ thể. Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại chính
sách với nhau và tính ổn định của các loại chính sách.
Kế hoạch kinh tế hàng năm bao hàm các chính sách linh hoạt, phù hợp với những
thay đổi ở trong và ngồi nước mà khơng dự kiến hết trong khi xây dựng kế hoạch 5 năm.
Kế hoạch bổ sung và thúc đẩy cho kế hoạch 5 năm thực hiện thành cơng.
1.5. Xây dựng các chương trình quốc gia và dự án phát triển.
Các chương trình quốc gia được tiến hành đồng thời với việc xây dựng kế hoạch 5
năm và hàng năm.
Chương trình quốc gia là tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về
kinh tế , xã hội, khoa học và công nghệ, môi trường, cơ chế, chính sách để tổ chức thực
hiện một hoặc một số mục tiêu đã được xác định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội chung của đất nước. Khi xây dựng một chương trình quốc gia địi hỏi phải xác định
rõ các mục tiêu của chương trình đối với sự phát triển của đất nước; xác định rõ các giải
pháp cần thiết đảm bảo thực thi chương trình như giải pháp về vốn, phương thức vay và
hồn vốn, nguyên liệu, máy móc,... ; hiệu quả của chương trình thơng qua các chỉ tiêu về
lợi ích kinh tế - xã hội đem lại, đối tuợng được hưởng thụ kết quả của tồn bộ chương
trình ... Các chương trình quốc gia phải được Chính phủ xem xét và được Quốc hội thơng
qua trước khi vào thực hiện.
Trong q trình thực hiện chương trình, nếu cần thay đổi mục tiêu xã hội và điều
kiện cân đối, các cơ quan chức năng sẽ xem xét và điều chỉnh trong thời gian xây dựng
kế hoạch 5 năm và hàng năm. Nếu các vấn đề kinh tế - xã hội cụ thể từng khu vực, từng
vùng thì có thể chuyển sang cho các Bộ, Ngành địa phương để tập trung làm tốt các
chương trình đã được xác định, tránh chồng chéo, bảo đảm hiệu quả và tính thiết thực của
chương trình.
Để thực hiện được các chương trình phát triển kinh tế - xã hội thì cần thiết phải
xây dựng các dự án phát triển. Mỗi chương trình cần được cụ thể hố bằng nhiều dự án
phát triển. Mỗi dự án phát triển hướng tới một mục tiêu nào đó của chương trình. Tuy
nhiên một số dự án có thể xác định từ kế hoạch 5 năm và hướng tới mục tiêu của kế
hoạch 5 năm. Vì vậy dự án có vai trị rất quan trọng trong việc hoạch định phát triển, đó
là:
- Dự án là công cụ đặc biệt để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch 5 năm, chương trình phát triển một cách có hiệu quả nhất.
- Dự án là phương tiện để gắn kết kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi
của kế hoạch , đồng thời đảm bảo khả năng điều tiết thị trường theo định hướng xác định
của kế hoạch .
- Dự án góp phần giải quyết quan hệ cung cầu về vốn trong phát triển kinh tế - xã
hội và giải quyết quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
- Dự án góp phần cải thiện đời sống dân cư và cải tiến bộ mặt kinh tế - xã hội của
từng vùng và của cả nước.
Do các vai trò trên, dự án phát triển rất được coi trọng trong hệ thống kế hoạch
hố ở Việt Nam hiện nay. Nó là công cụ thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch với
hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
2. Nội dung kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội..
* Khái niệm: Kế hoạch 5 năm là một sự cụ thể hoá các mục tiêu và quy hoạch phát
triển trong lộ trình phát triển dài hạn của đất nước. Nó thể hiện bằng việc xác định các
mục tiêu, chỉ tiêu về kinh tế - xã hội. Xác định các chính sách chủ yếu, các giải pháp cơ
bản, các cân đối vĩ mô quan trọng để thực hiện phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả
cho khu vực nhà nước và kích thích sự phát triển cho khu vực tư nhân trong khoảng thời
gian 5 năm.
* Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm bao gồm những nội dung cần tổ chức
triển khai nghiên cứu như sau:
- Đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu và các chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm
trước, trong đó phải nêu lên những việc làm được và những việc chưa làm được, rút ra
những nguyên nhân và những bài học.
Dự báo các tình huống phát triển trong thời kỳ kế hoạch, bao gồm đánh giá các
nguồn lực phát triển (tài nguyên lao động, đất đai, vốn tài chính, vốn cơng nghệ, chất
xám) có thể khai thác đưa vào phát triển trong kỳ kế hoạch: dự báo các tình huống kinh tế
- xã hội trong và ngoài nước, mối tác động của các yếu tố liên quan, những thuận lợi và
khó khăn trong quá trình phát triển của thời kỳ kế hoạch.
- Lựa chọn các phương án phát triển, phân tích từng phương án dựa trên việc dự
báo các tình huống phát triển. Có phương án phát triển dựa vào khả năng vượt những khó
khăn, tồn tại và duy trì, phát triển những yếu tố thuận lợi. Đồng thời cũng xây dựng
những phương án với những dự báo có nhiều khó khăn, để chủ động trong việc điều hành
kế hoạch trong suốt thời gian thực hiện.
- Xây dựng hệ thống các quan điểm phát triển dựa vào chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội cuả đất nước và sự phân kỳ các giai đoạn phát triển. Nội dung này bao gồm
thiết lập hệ thống các tư tưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch xuyên suốt trong thời kỳ kế
hoạch. Một số quan điểm cần phải được nghiên cứu là.
+ Quan điểm về việc kết hợp tăng trưởng ổn định bền vững và tạo điều kiện phát
triển cho giai đoạn sau :
Quan điểm về kết hợp hài hoà kinh tế và xã hội .
Quan điểm về phát triển diện và điểm .
Quan điểm về kết hợp nguồn nội lực và khai thác nguồn nội lực bên
ngoài .
- Xác định mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển của nền kinh tế : ở cấp tổng thể nền
kinh tế, cần xác định hệ thống mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm một số mục tiêu cơ bản :
+ Tăng trưởng kinh tế mà mục tiêu tổng quát là tốc độ gia tăng GDP, theo đó là
tốc độ gia tăng ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ.
+ ổn định tài chính trong tỉnh, tăng khả năng và tiềm lực tài chính, xử lý hài hồ
quan hệ tích luỹ - tiêu dùng, tăng khả năng đầu tư phát triển.
+ Tăng khả năng đối ngoại, xuất - nhập khẩu và thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
+ Bảo đảm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, phát triển dân trí, cải thiện dân
sinh và các mặt xã hội.
- Xây dựng hệ thống các cân đối vĩ mô chủ yếu, bao gồm việc tính tốn và xác
định các cân đối về tích luỹ tiêu dùng, cân đối ngân sách, cân đối về đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội với việc huy động toàn bộ nguồn lực phát triển trong nền kinh tế, cân đối
về xuất - nhập khẩu, cân đối về cán cân thanh toán, cân đối về năng lực sản xuất và nhu
cầu các sản phẩm chủ yếu.
- Xây dựng các chương trình phát triển, nhằm bảo đảm mục tiêu. Bao gồm những
nội dung sau đây:
+ Mục tiêu của chương trình
+ Phạm vi tác động của chương trình đến khả năng hồn thành các mục tiêu vĩ mô
của nền kinh tế, của địa phương của vùng.
+ Các điều kiện cân đối để thực hiện các chương trình, bao gồm cả các giải pháp
và các cơ chế chính sách nhằm huy động mọi nguồn lực trong nước.
+ Cơ chế điều hành chương trình
Xây dựng chương trình đầu tư phát triển toàn xã hội nhằm bảo đảm thực hiện các
mục tiêu kinh tế vĩ mơ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh chương trình đầu tư cơng cộng: bao
gồm danh mục các dự án đầu tư trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa bàn, từng thời
gian khởi cơng và hồn thành, tương ứng với việc huy động 5 nguồn vốn khác nhau để
đưa vào thực hiện:
+ Nguồn vốn thuộc ngân sách Nhà nước, bao gồm một phần vốn ODA.
+ Nguồn vốn thuộc tín dụng Nhà nước, bao gồm một phần vốn ODA cho vay lại.
+ Nguồn vốn thuộc Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư
+ Nguồn vốn thuộc các tầng lớp nhân dân đầu tư.
+ Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Xây dựng hệ thống các giải pháp , các cơ chế chính sách điều hành nền kinh tế,
bảo đảm thực hiện mục tiêu.
* Các giải pháp lớn :
1) Các cân đối vĩ mô cơ bản (cân đối tích luỹ - tiêu dùng, cân đối nguồn vốn đầu
tư xã hội ...)
2) Các cơ chế, thể chế thực hiện chính sách
3) Các giải pháp liên quan đến thực hiện kế hoạch 5 năm.
3. Các Phương pháp Kế Hoạch Hoá.
3.1 Phương pháp theo mơ hình Tăng trưởng tổng qt .
a. Nội dung
Bản chất của phương pháp này là nghiên cứu và mô tả nền kinh tế dưới sự tác
động của một loạt các biến số kinh tế quan trọng có liên quan đến mức và tỷ lệ tăng
trưởng GDP như S(tiết kiệm)I (đầu tư)X(xuất khẩu)M(nhập khẩu)Trợ giúp và đầu tư
nước ngồi
Đây là mơ hình biến dạng khác của mơ hình HARROD DORMAR cải cách
trường phái J.Keynes(1940)
Nền kinh tế luôn luôn cân đối ở mức dưới cân bằng đó là nguyên nhân luôn
luon tồn tại yếu tố du thừa nguồn lực. Vậy muốn tăng GDP thì phải huy động được các
yếu tố dư thừa đó vào q trình sản xuất.
Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa thì phải có các biện pháp để
kích cầu(tăng quy mơ của đầu tư)đầu tư tư nhân và đầu tư xã hội, từ đó tạo điều kiện tăng
tiết kiệm
b.Vận dụng phương pháp
*)
Xây dựng được các chỉ tiêu trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế (gk ,yk
)
- Dự báo một hệ số ICOR cho thời kỳ kế hoạch
+ Căn cứ vào hệ số ICOR kỳ gốc
+ Khả năng dự trữ nguồn lực
+ Sự phát triển trong thời kì kế hoạch của các yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Từ đó chúng ta đưa ra dự báo nhiều phương án về hệ số ICOR
-
Thống kê tổng hợp các số liệu về mức đầu tư kỳ gốc. Tăng đầu tư xã hội kỳ
gốc để mức vốn đầu tư chuyển thành mức vốn sản xuất
-
Xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế kỳ kế hoạch
Gk = s/k
*)
Xây dựng các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển nguồn lực của tăng
trưởng kinh tế.
Chỉ tiêu về nhu cầu đầu tư để đảm bảo một tốc độ tăng trưởng theo kế
hoạch
Nhu cầu đầu tư kỳ gốc
s0 =gk*k
Thống kê số liệu đầu tư xã hội thục tế kỳ gốc
Cân đối nhu cầu và khả năng đầu tư xem có mất cân đối trong đầu tư hay
khơng
+ Sử dụng K hiện có
+ Thay đổi cơ cấu nghành kinh tế
+ Sử dụng nguồn lực bên ngoài
Chỉ tiêu nhu cầu nguồn lực lao động theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế
3.2 Phương pháp Kế Hoạch Hoá theo mơ hình Cân Đối Liên Ngành.
a. Nội dung bảng cân đối liên nghành.
*)
Bản chất của phương án là nghiên cứu và phân tích q trình giao lưu của
sản phẩm. Hay đướng đi của sản phẩm từ khi ra đời đến khi tiêu dùng cuối cùng.
Một sản phẩm A(ngành A)phục vụ sản xuất. Sản phẩm A sẽ đi vào một q trình
tiêu dùng nào đó.
->Tiêu dùng trung gian( đầu vào của một quá trình sản xuất)
->Tiêu dùng cuối cùng: + Đầu vào tiêu dùng cá nhân.
+ Đầu vào tiêu dùng xã hội.
+ Tái đầu tư tích luỹ.
+ Xuất khẩu.
Sản phẩm A phục vụ cho tiêu dùng. Sử dụng các yếu tố đầu vào là sản phẩm
của các ngành khác.
b. Nội dung bản cân đối liên ngành
Nguyên tắc:
-
hàng ngang: Sản xuất(Đầu ra).
-
Hàng dọc : Tiêu dùng(đầu vào)
-
Góc 1/4 bên trái phía trên mơ tả các hoạt động trao đổi và giao dịch mang
tính chất trung gian.
-
Cộng theo hàng ngang, ngành A cung cấp cho các ngành khác và là đầu vào
trung gian.
-
Cột dọc: cơ cấu đầu vào của một ngành nào đó(giá trị thu mua của một
ngành đối với các ngành khác)
Tổng giá trị thu mua bằng tổng giá trị trung gian.
-
Góc 1/4 bên phải phía trên là mơ tả các hoạt động trao đổi và cung cấp
hàng hoá cuối cùng.
-
Cộng theo hàng ngang của góc 1/4 bên trái cộng 1/4 bên phải phía trên ta
được tổng đầu ra.
-
Một phần hai phía dưới mơ tả các hoạt động thanh toán ban đầu và thanh
toán cho tiêu dùng cuối cùng.
+ Góc 1/ 4 bên trái: thanh tốn ban đầu.
+ Góc 1/4 bên phải : thanh tốn cuối cùng.
-
Cộng góc 1/4 bên trái phía trên và dưới theo cột được tổng giá trị (GO đầu
vào) tiêu dùng.
-
Cân đối GO sản xuất và tiêu dùng:
GO = VA + IE
-
Cân đối GO của toàn nền kinh tế ở hai góc độ sản xuất và tiêu dùng.
-
Cân đơi VA = hàng hoá cuối cùng – GDP.
(VA giá trị gia tăng ).
c. Phương pháp bảng cân đối liên ngành.
*) Xây dựng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
-
Tính tốn để hình thành ma trận chi phí thường xun trực tiếp thời kỳ gốc.
-
Xác định các điều chỉnh cần thiết của bảng cân đối liên ngành phù hợp với
kỳ kế hoạch. Thay đổi về mối quan hệ trực tiếp các ngành.
-
Xây dựng từ kế hoạch tăng trưởng kinh tế các chi tiết sản xuất sản phẩm
tiêu dùng cuối cùng.
-
Xác định các chỉ tiêu về mối quan hệ liên ngành giữa các ngành với nhau.
-
Tổng hợp xác định các cân đối vĩ mơ chủ yếu trong thời kỳ kế hoạch.
-
Tính toán các chỉ tiêu cơ cấu ngành.
Giá trị sản lượng của từng ngành so với sản lượng của toàn nền kinh tế hay
GDP của từng ngành so với GDP của toàn nền kinh tế.
*) Xây dựng các cân đối vĩ mơ thời kỳ kế hoạch từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
giải quyết các mất cân đối
-
Cân đối về vốn.
-
Cân đối về cán cân thương mại.
-
Cân đối về Ngân Sách.
3.3 Phương pháp xây dựng Kế Hoạch 5 năm.
Có 2 phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm đó là:
- Kế hoạch 5 năm “ Thời kỳ”
- Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Phương pháp 1: Kế hoạch 5 năm “Thời kỳ”
Xây dựng kế hoạch này trong khoản thời gian là 5 năm, với mốc phân đoạn cố
định (ví dụ: xây dựng kế hoạch 1996 - 2000, kế hoạch 2001 - 2005...).
Cách tính tốn chỉ tiêu xây dựng và tính bình qn trên một năm của cả thời kỳ
hoặc tính chỉ tiêu cho các năm cuối.
+ Ưu điểm:
Phương pháp này dễ tính tốn vì muốn xây dựng kế hoạch cho 5 năm tiếp theo thì
lấy số liệu kế hoạch và thực tế của kỳ trước rồi nhân với hệ số phát triển bình quân của
các giai đoạn trước. Bên cạnh đó, là cũng dễ quản lý, dễ theo dõi đánh giá hơn khi dựa
vào các chỉ số bình quân khi thực hiện kế hoạch.
+ Nhược điểm:
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này được cho là duy ý trí, cứng nhắc,
mất đi tính linh hoạt và mềm dẻo của kế hoạch. Vì là chỉ tiêu bình quân và được xác định
trong khoảng thời gian dài (5 năm) nên có nhiều tác động bên ngồi vào thực hiện kế
hoạch (như khủng hoảng, lạm phát, sự thay đổi của chính sách ...) mà ta khó có thể dự
đốn trước được nên các chỉ tiêu đưa ra bị gò bó, khó điều chỉnh thay thế cho phù hợp
với thay đổi ngoại cảnh.
Phương pháp 2 : Kế hoạch 5 năm “Cuốn chiếu”.
Khoảng thời gian cố định là 5 năm nhưng thời gian cụ thể thì thay đổi (luân
chuyển sau mỗi một năm của thời kỳ 5 năm).
Cách tính tốn chỉ tiêu - Xây dựng cụ thể các chỉ tiêu kế hoạch cho một năm đầu.
Dự tính, tính tốn một số chỉ tiêu năm sau và dự báo một số chỉ tiêu cho những năm còn
lại.
- Kế hoạch 5 năm điều chỉnh khi hoàn thành kế hoạch một năm đầu, sau đó,
chuyển mốc thời gian mới bằng cách thêm một năm.
Ví dụ: Xây dựng kế hoạch 2001 - 2005, khi thực hiện xong kế hoạch năm 2001 thì
xây dựng tiếp kế hoạch 2002 - 2006. Sau khi đã điều chỉnh (nếu có) một số thay đổi bên
ngồi ở năm 2001.
+ Ưu điểm :
Kế hoạch được xây dựng theo phương pháp này khắc phục được hạn chế của kế
hoạch 5 năm “Thời kỳ” đó là nó đã là kế hoạch mang tính linh hoạt, mềm dẻo. Các thơng
tin mang tính cập nhập, ứng biến xử lý kịp thời các tác động chưa lường trước được vào
kế hoạch, vừa bảo đảm tính định hướng của kế hoạch, vừa bảo đảm kế hoạch tác nghiệp.
+ Nhược điểm:
Khó trong xây dựng, quản lý vì phải thay số liệu mới liên tục, dẫn đến luôn
phải điều chỉnh kế hoạch. Điều đó gây sự tốn kém trong xây dựng và khó thực hiện các
kế hoạch vì bị thay đổi nhiều lần nếu kế hoạch điều chỉnh không chuẩn
ChươngII.
Đánh giá tình hình thực hiện Kế HOạCH 5 năm 1996 - 2000.
I. Tóm tắt tình hình đặc điểm và mục tiêu tổng quát của Kế Hoạch 5 năm 19962000 tỉnh n Bái.
1>. Tóm tắt tình hình đặc điểm tỉnh Yên Bái.
Tổng diện tích tự nhiên là : 6.882,92km2, chiếm 2,08% diện tích cả nước xếp
thứ 15 so với 61 tỉnh thành và số dân là:691.000 người.
Yên Bái gồm 9 đơn vị hành chính (2 thị xã và 7 huyện ) với tổng số 180 xã,
phường, thị trấn. Trong đố đã được nhà nước công nhận 70 xã vùng cao bằng 38% tổng
số xã và chiếm 67% diện tích tự nhiên. Trong đó có 61 xã (30%) đặc biệt khó khăn.
Là tỉnh có thuận lợi về giao thơng vận tải, là giao thông đường bộ 368km. Quốc lộ
379:93km, quốc lộ 32:175km, quốc lộ 32:75,5km) và 288km đường tỉnh lộ. Tuyến đường
sắt chạy suốt tỉnh dài 84km nối Hải Phòng - Hà nội - Lào Cai, - Côn Ninh (Trung Quốc ).
Hệ thống đường thuỷ thuận lợi (Hải Phòng - Hà nội - Lào Cai ). Sân bay Yên Bái được
xây dựng vào năm 1995, trong tương lai có thể xây dựng tuyến đường bay đi các tỉnh và
quốc tế. Do điều kiện giao thơng vận tải n Bái có lợi thế trong việc giao lưu với các
tỉnh bạn, các thị trường lớn trong nước và quốc tế. Yên Bái là tỉnh có vị trí quốc phịng
quan trọng, có hậu cứ chiến lược nối liền Việt Bắc và Tây Bắc.
Yên bái thuộc vùng khí hậu nhiệt đới giáo nùa có nhiệt độ trung bình hàng
năm 22-230c. Lượng mưa lớn trung bình 1500-2000mm/năm, độ ẩm trung bình 83-87%
rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
n Bái có 3 hệ thống sơng suối lớn: Sông Hồng, sông chảy và suối Nậm kim
(1nhánh của sông Đà ) với tổng chiều dài 320km. Hệ thống chi lưu của nó được phân bố
đều trên tồn lãnh thổ ngồi hệ thống sơng suối n Bái cịn có 20.100ha diện tích mặt
nước hồ ao ( trong đó hề Thác Bà có diện tích mặt nước là 19.000ha) lợi thế này được
khai thác nhà máy thuỷ điện thác bà được xây dựngtừ năm 1960- 1995 với sản lượng
điện phát ra 0,5 tỷ kw là cơ sở để xây dựng hệ thống nước sạch, xây dựng thuỷ lợi phục
vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng cơ sở du lịch trước mắt và lâu dài.
Về tài nguyên khoáng sản phong phú đa dạng ( than, đá vôi, cát, sỏi đá q, sát,
vàng, nước khống khơng là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp . về tài nguyên
đất và rừng là tỉnh có diện tích đất tự nhiên 6.882,92 km2, trong đó đất nơng nghiệp
66,92km2 chiếm 9,69%, đất có rừng 2,587km2 chiếm 37,6%, diện tích đất chưa sử dụng
3,307km2 chiến 485. Đặc biệt đất có thế mạnh trong sản xuất hàng hoá và xuất khẩu, là
cơ sở để xây dựng trang trại tư nhân trong thập kỷ tới.
Tóm lại với vị trí địa lý thuận lợi, với tại nguyên phong phú và do cơ chế mở cửa
với sự quan tâm của trung ương, của các tổ chức quốc tế. Yên Bái có thể xây dựng một
tỉnh có cơ cấu kinh tế hợp ký (công nông nghiệp, dịch vụ ) đảm bảo mức tăng trưởng
kinh tế với nhịp độ nhanh, tránh được nguy cơ tụt hậu kính tế. Tuy nhiên muốn đạt được
các mục tiêu chiến lược có tính khả thi.
2>. Mục tiêu ( tổng quát ) của KH 5 năm 1996-2000.
a) Quan điểm.
Khai thác mọi tiền năng thế mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong,
tranh thủ khai thác nguồn lực từ bên ngoài để phất triển đạt tốc độ cao, kết hợp hài hoà
giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu về tiến bộ xã hội, bảo vệ sự bền vững
của mơi trường sinh thái, giữ vững ổn định chính trị quốc phịng an ninh xây dựng Đảng
chính quyền và hệ thống chính trị vững mạnh. Tăng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế để đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Phấn đấu năm 2000 đưa tỉnh Yên Bái ra khỏi tỉnh
nghèo, trở thành tỉnh phát triển của khu vực miền núi.
-
Các chỉ tiêu.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 11% so với năm 1990 tăng 2,5 lần khoảng
300 USD trở lên.
Cơ cấu kính tế trong GDP đến năm 2000: Tỷ trọng Nông Lâm Nghiệp 45%,
Công nghiệp - Xây dựng 25%: Thương mại -Dịch vụ 30% .
b) Căn cứ.
-
Về kinh tế. Dựa vào những kết quả đạt được và chưa đạt được của kế hoạch 5
năm 1991-1996 để từ đó đưa ra những mục tiêu cho KH 5 năm 1996-2000.
+
Thời kỳ 1991-1995 . Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%/ năm. Trong đó sinh
trưởng kinh tế quốc doanh đạt 9,7%/năm, kinh tế ngoài quốc doanh dạt 5,9%.
Ngành Nông lâm nghiệp : 5,25%.
Ngành Công nghiệp- Xây dựng: 8,67%.
Ngành Thương mại- Dịch vụ:9,35%
+
Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng nghành Công nghiệp
-Xây dựng, Thương mại -Dịch vụ, giảm cơ cấu Nông lâm nghiệp. Tổng số vốn đầu tư
xây dựng thời kỳ 1991-1995 đạt tốc độ tăng là:34,8%
+
Đầu tư phát triển.tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 1991-1995 là
750 tỷ, Hiệu quả đầu tư vào lĩnh vưc xây dựng hạ tầng cơ sở, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp xây dựng giao thông, phúc lợi cơng cộng nhằm mục đích thúc đẩy nên sản xuất
phát triển, chuyển dịch cơ cấu đúng hướng để nâng cao đời sống vật chất tinh thân cho
nhân dân.
-
Về xã hội.
Với số dân hơn 60 vạn người, Yên Bái có 29,2 vạn người trong độ tuổi lao động,
trong đó số lao động được giải quyết việc làm chỉ có 1,3 vạn người. Số lao động có trình
độ Đại học và Cao đẳng chiến 8,9%. Trung học chuyên nghiệp 8,9%, cơng nhân kỹ thuật
7,21%.
Cơng tác kế hoạch hố gia đình được thực hiện tốt, chăm sóc Ytế cũng được phát
triển.
Đưa GDP bình quân đầu người vào năm 2000 tăng 2,5 lần so với năm 1990
khoảng 300USD trở lên, đạt nhịp độ tăng trưởng bình qn hàng năm 11%, có cơ cấu
nông nghiệp 4,5%, công nghiệp - Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ 55% ( công nghiệp
25% dịch vụ thương mại 30%) xố đói giáp hạt rút ngắn khoảng cách giàu và nghèo, tăng
số hộ khá giàu lên 30%, giảm số hộ nghèo xuống 50% so với hiện nay”
II. Thực trạng
1>. Đánh giá tổng quát tình hình phát triển Kinh Tế - Xã Hội tỉnh Yên Bái thời kỳ
1996- 2000.
Thực hiện kế hoạch phát triển Kinh Tế- Xã Hội 5 năm 1996 - 2000 trong điều
kiện nền kinh tế nước ta đang trên đà từng bước phát triển, trên cơ sở thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chuyển mạnh sang sản xuất
hàng hoá. Trong những năm qua tỉnh chỉ đạo tập trung đầu tư vào các ngành sản xuất,
dịch vụ, đạt tổng giá trị tăng thêm từ 895116 triệu đồng năm 1995 lên 1323.965 triệu
đồng/ năm 2000, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1996 - 2000 lên 8,14%/năm,
vướt so với thời kỳ 1991 - 1995: 0,64%, những thấp hơn mục tiêu 2,86%.
Đối với các nghành kinh tế chủ yếu thời kỳ 1996 - 2000 vẫn giữ được tốc độ
tăng trưởng khá : Nghành Nông lâm nghiệp tăng bình quân 5,34%, cao hơn thời kỳ 1991
- 1995 :0,09%, thấp hơn mục tiêu 1,96%. Nghành Công nghiệp - Xây dựng tốc độ tăng
bình quân 8,4%, gần tương đương với thời kỳ 1991 - 1995 (8,67%) thấp hơn mục tiêu
12,05%, Nghành Thương mại -Dịch vụ tốc độ tăng bình quân 13,56%, cao hơn thời kỳ
1991 - 1995:4,21% cao hơn mục tiêu đề ra 2,06%.
Nguyên nhân các mục tiêu chưa đạt có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên
nhân do cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực đã ảnh hưởng đến dự phát triển kinh tế cả
nước cũng như các địa phương. Vì vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần
năm1996 tăng:10,73%so năm 1995, năm 1997 tăng 10,2% so với năn 1996, đến
năm1998 nền kinh tế giảm xuống chỉ còn tăng 6,37% so với năm 1997, năm 1999 xu thế
kính tế khu vực có phần được cải thiện nên tốc độ tăng trưởng nhích 6,5% /năm so với
năm 1998 và năm 2000 đạt 7% so với năm 1999.
Về thu nhập bình quân đầu người ( theo giá thực tế) năm 1996 đạt 1,678 triều
đồng tăng lên 2,181 triệu đồng năm 1999 và dự kiến 2,398 triệu đồng năm 2000. So với
mục tiêu kế hoạch 300USD (tương đương 4 triệu đồng )theo mặt bằng giá 1995 giảm
27,3%.
Về chuyển dich cơ cấu kinh tế: Do được đầu tư đúng hướng nên cơ cấu các
ngành kính tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: Nơng lâm nghiệp từ 55,14% năm