Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Suy tim xung huyết (Phần 1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.45 KB, 5 trang )

Suy tim xung huyết
(Phần 1)

Suy tim xung huyết là gì ?
Tìm được cấu tạo từ những tế bào cơ hoạt động như là một cái bơm tự động để
đưa máu đi khắp cơ thể. Suy tim xung huyết là tình trạng mà chức năng bơm máu của
tim không đủ để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể. Tình trạng kém cung cấp máu do
suy tim xung huyết có thể dẫn đến suy những hệ thống cơ quan khác của cơ thể. Khi
hoạt động bơm máu của tim không hiệu quả do tình trạng suy tim xung huyết, máu sẽ
ứ lại ở phía sau tim. Tình trạng xung huyết này có thể dẫn đến sự ứ dịch ở phổi và ở
mô của cơ thể. Suy tim xung huyết có thể được xem như là triệu chứng của suy giảm
chức năng bơm của tim gây ra bởi một bệnh tiềm tàng nào đó.
Suy tim xung huyết có thể được chia rộng hơn trong một bảng phân loại tuỳ
thuộc vào sự hiện diện của nguyên nhân nền tảng gây suy tim xung huyết. Sự co bóp
của tim có thể bị suy giảm do rất nhiều bệnh gây nên suy yếu cơ tim hoặc khả năng
của tim trong việc dãn và đổ đầy bị suy giảm. Thêm vào đó, trong một vài trường hợp,
mặc dù hoạt động bơm máu của tim vẫn còn nguyên vẹn nhưng do những yếu tố khác
gây ra bởi nhu cầu tăng cao một cách bất thường của mô cơ thể làm cho tim khó khăn
trong việc trong việc cung cấp đủ máu ra ngoại biên ( được gọi là suy tim cung lượng
cao ).
Suy tim xung huyết thường bao hàm sự kết hợp của hai tình trạng ở trên. Trong
bài này sẽ tập trung chủ yếu vào nguyên nhân làm suy yếu cơ tim.
Suy tim xung huyết có thể ảnh hưởng lên nhiều cơ quan của cơ thể không kể
đến nguyên nhân khởi đầu của suy tim xung huyết, sự suy yếu cơ tim sẽ làm tim mất
khả năng trong việc tống máu ra hệ thống tuần hoàn cơ thể. Khi tim suy, các cơ quan
khác đều bị ảnh hưởng. Quan trọng là thận bắt đầu giảm khả năng bài tiết muối và
nước bình thường. Hậu quả là thận có thể bắt đầu bị suy, phổi có thể trở nên xung
huyết và khả năng gắng sức bị suy giảm.
Tương tự như vậy, dịch có thể ứ ở gan, vì vậy làm suy giảm khả năng trừ khử
chất độc trong cơ thể và làm giảm khả năng tạo ra những protein cần thiết. Ruột cũng
trở nên mất khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và thuốc. Theo thời gian, suy tim xung


huyết không được điều trị sẽ ảnh hưởng hầu như đến mọi cơ quan trong cơ thể.
Nguyên nhân gây suy tim xung huyết là gì ?
Khả năng bơm máu của tim bị suy giảm bởi suy tim xung huyết có thể do nhiều
bệnh tạo ra. Những nguyên nhân thường gặp nhất của suy tim xung huyết là bệnh
mạch vành, tăng huyết áp, nghiện rượu kéo dài và rối loạn của van tim. Nguyên nhân
ít gặp hơn gồm viêm cơ tim do siêu vi, rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn nhịp tim
và nhiều nguyên nhân khác nữa .
Chúng ta cũng cần chú ý đến những bệnh nhân có bệnh tim tiềm ẩn, sau khi
uống một vài loại thuốc có thể dẫn đến tiến triển hoặc nặng hơn tình trạng suy tim
xung huyết. Những loại thuốc đặc biệt này có thể gây giữ muối hoặc ảnh hưởng lên
khả năng bơm máu của tim. Ví dụ như những thuốc thường dùng là kháng viêm
nonsteroid ( NSAIDS ) bao gồm ibuprofen ( Motrin và loại khác ) và Naproxen (
Aleve và loại khác).
Triệu chứng của suy tim xung huyết là gì ?
Những triệu chứng của suy tim xung huyết tuỳ thuộc vào từng cơ quan riêng
biệt bị ảnh hưởng và còn lệ thuộc vào phần còn lại của cơ thể đã “ bù trừ “ cho sự suy
yếu của cơ tim. Triệu chứng thường gặp của suy tim xung huyết là mệt. Mệt là dấu
hiệu chỉ điểm rất nhạy cảm của suy tim xung huyết, nhưng rõ ràng nó không phải là
triệu chứng đặc hiệu mà còn có thể gặp nhiều tình huống khác. Khả năng gắng sức
cũng bị giảm đi. Bệnh nhân có thể không cảm giác được mức độ giảm này và họ có thể
hạn chế đi lại, hoạt động vốn có của mình để thích nghi với giới hạn này.
Khi cơ thể trở nên quá tải bởi sự tích tụ dịch, phù ở hai mắt cá chân và chân có
thể được ghi nhận. Thêm vào đó, dịch có thể tích tụ ở phổi, do đó gây nên khó thở đặc
biệt trong lúc gắng sức và khi nằm đầu thấp. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân
không ngủ được lúc ban đêm mà phải há hốc mồm để thở. Một vài trường hợp khác
không thể ngủ được khi nằm trừ khi ngồi để ngủ. Sự tích tụ nhiều dịch trong cơ thể
gây tiểu nhiều đặc biệt là lúc ban đêm.
Ứ dịch ở gan, ruột có thể gây buồn nôn và chán ăn.
Suy tim xung huyết được chấn đoán bằng cách nào ?
Chẩn đoán suy tim xung huyết dựa vào lâm sàng, dựa vào tiền sử của bệnh,

thăm khám kỹ và làm những xét nghiệm có chọn lọc.
Việc hỏi bệnh sử kỹ có thể phát hiện được một hay nhiều triệu chứng của suy
tim như đã mô tả ở trên. Thêm vào đó, cần quan tâm đến tiền sử bệnh mạch vành, nhồi
máu cơ tim trước đây, tăng huyết áp, tiểu đường, hay nghiện rượu cũng là dấu hiệu cần
lưu ý .
Thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng, tập trung phát hiện sự quá tải dịch trong cơ thể
( âm phế bào, phù chân, hoặc tĩnh mạch cổ nổi to ) kể cả những biểu hiện của tim (
mạch, kích thước tim, tiếng tim, và âm thổi).
Các xét nghiệm để chẩn đoán bao gồm đo điện tim ( ECG ), chụp X-quang
ngực để khảo sát tình trạng nhồi máu cơ tim trước đây, loạn nhịp tim, tim to, ứ dịch ở
trong và quanh phổi. Một xét nghiệm khác hữu dụng nhất để chẩn đoán là siêu âm tim.
Siêu âm tim giúp biết được tình trạng của cơ tim, cấu trúc của van tim, và kiểu của
dòng máu chảy. Siêu âm tim rất hữu ích trong chẩn đoán suy tim. Siêu âm có thể gợi ý
lên nguyên nhân của suy tim, ví dụ như nhồi máu cơ tim trước đây, bất thường van
tim. Hầu hết tất cả bệnh nhân nghi ngờ suy tim xung huyết nên làm siêu âm tim vào
một thời điểm nào đó.
Những nghiên cứu về y học hạt nhân giúp đánh giá toàn bộ khả năng tống máu
của tim và có thể xác định được sự suy yếu chức năng này. Thông tim có thể giúp
quan sát được hình ảnh của động mạch và chụp động mạch( dùng một chất cản quang
bơm vào mạch máu rồi chụp, có thể thấy được qua phương pháp chụp X-quang ).
Trong khi đó thông tim có thể đo được áp lực ở trong và quanh tim, đánh giá được
chức năng của tim. Trong một số hiếm các trường hợp, sinh thiết mô cơ tim có thể cần
đến để chẩn đoán một số bệnh đặc biệt của tim. Sinh thiết nhờ vào một dụng cụ
chuyên biệt xuyên qua tĩnh mạch đưa vào tim để lấy mô cơ tim.
Việc chọn lựa xét nghiệm tuỳ thuộc vào mỗi bệnh nhân, và những nghi ngờ về
chẩn đoán.

×