Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.8 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: PHÂN TÍCH CƠ CẤU GDP CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 –
2017
I.Khái niệm
II. Cơ cấu, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến 2017
1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2010
2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2011
3. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2012
4. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2013
5. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2014
6. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2015
7. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2016
8. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2017
PHẦN II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm tiết kiệm và đầu tư
2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư (tiết kiệm giúp định hình đầu tư
trên thị trường vốn vay)
3. Tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam
3.1 Sơ đồ dòng tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam
3.2 Thực trạng và hạn chế của tiết kiệm, đầu tư ở Việt Nam
4. Giải pháp cải thiện mối quan hệ tiết kiệm, đầu tư
KẾT LUẬN

1


LỜI CẢM ƠN


Nhóm 1 lớp học phần 1910MAEC0111 xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như trong thời gian làm báo cáo thảo luận.
Do nhóm cịn nhiều hạn chế về kiến thức và thời gian nghiên cứu nên trình bày
khơng tránh khỏi thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy giáo
và các bạn!

2


LỜI CAM ĐOAN

Trong thời gian thầy giáo truyền đạt kiến thức và thực hiện đề tài thảo luận.
Nhóm 1 đã tham khảo một số giáo trình, tài liệu có phạm vi nội dung liên quan
đến Kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nhóm xin cam đoan bài báo cáo của nhóm không
trùng lặp với bất kỳ báo cáo nghiên cứu nào thực hiện trước đó mà nhóm được
biết.

3


LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều
quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi dành được độc lập năm
1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986 khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới,
Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định
hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để
đạt được mục tiêu trên thì tiết kiệm và đầu tư là một yếu tố cực kì quan trọng vì
chúng khơng những làm gia tăng tài sản của cá nhân, mà còn trực tiếp gia tăng
tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng

trưởng kinh tế tương đối cao, đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt
mức cao nhất trong lịch sử: 8,5%. Những năm 2008, 2009 mặc dù chịu sức ảnh
hưởng chung của suy thoái kinh tế, song tăng trưởng kinh tế vẫn ổn định ở mức
6,15% và 5,32%. Một vấn đề cấp thiết được đặt ra là làm thế nào để duy trì tốc
độ tăng trưởng và phát triển kinh tế ấy trong một thời gian dài.
Từ thực trạng kinh tế Việt Nam trong những năm qua, cần có một cái
nhìn tổng quan và đánh giá đúng đắn về mối quan hệ qua lại giữa đầu tư, tăng
trưởng và phát triển, nhằm mục đích làm rõ vấn đề lý luận – thực tiễn về tác
động của tiết kiệm – đầu tư đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và ngược lại.
Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy tối đa mối quan hệ này để
phục vụ cho sự phát triển đất nước.

4


PHẦN I: PHÂN TÍCH CƠ CẤU GDP CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2010 2017
I. Khái niệm
GDP: Đo lường tổng giá trị (tính theo giá thị trường) của tất cả hàng
hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia trong một thời kì nhất định (thường là một năm).
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước qua các năm 2010 - 2017
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước (%)

2010

2011

2012

2013


2014

2015

2016

2017

Nông, lâm
nghiệp và thủy
sản
Công nghiệp và
xây dựng
Dịch vụ

2,78

4,01

2,72

2,63

3,44

2,41

1,36


2,9

7,7

5,53

4,52

5,08

6,42

9,64

7,57

8,0

7,52

6,99

6,42

6,72

6,16

6,33


6,98

7,44

Thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản
phẩm
Tổng số

?

?

?

6,42

7,93

5,54

6,38

6,34

6,78

5,89

5,03


5,42

5,98

6,68

6,21

6,81

II. Cơ cấu, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2010 đến 2017
1. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2010
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng
kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và
tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng
7,18% và quý IV tăng 7,34% Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ
tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong
khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng
trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu
5


vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm;
cơng nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng
7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP bình quân đầu
người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD.
Sản xuất cơng nghiệp tiếp tục khẳng định vai trị trụ cột khi tiếp tục duy
trì mức tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Riêng tháng 12, đạt tốc độ
ngang với mức trước khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới

(16,2%). Cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 794.200 tỉ đồng, tăng
14% và vượt kế hoạch năm (12%).
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm
phát, bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng
phương tiện thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng
27,2%; tín dụng tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng
ngoại tệ tăng 49,3%.
Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ
được cải thiện đáng kể (đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên
ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng
5,53%). Giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới,
chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với
năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng
như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó,
nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%;
nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%;
nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ
4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất
khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt
trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính.
Thủy sản, da giày đã vượt dầu thơ “sốn ngơi” top 3 mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu cao nhất.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm
trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu,
tăng 225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ
6



liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh
kiện tăng 30,7%; vải tùng 27,2%…
Nhờ kiểm sốt chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu
hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp
hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm
trước.
2. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2011
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 có sự giảm tốc rõ rệt so
với năm 2010. Tính trong 3 quý đầu năm 2011, GDP chỉ tăng 5,76%, giảm
mạnh so với mức tăng 6,54% ở cùng kỳ năm 2010. Sự giảm sút trong tăng
trưởng GDP là kết quả tất yếu của khủng hoảng tài chính tồn cầu và những giải
pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên,
một điểm sáng trong tăng trưởng là GDP đang có sự cải thiện dần theo quý với
mức tăng lần lượt 5,4%, 5,7%, 6,1% trong 3 quý đầu năm và dự kiến sẽ đạt đỉnh
khoảng 6,4% vào quý 4/2011. Như vậy, GDP dự báo cả năm 2011 sẽ tăng
trưởng khoảng 6,0%.
Tốc độ tăng trưởng GDP của các nhóm ngành đều chỉ ra sự chậm lại so
với cùng kỳ năm 2010. Tính theo mức giá cố định trong 9 tháng đầu năm 2011,
khu vực nông - lâm thủy sản tăng trưởng 2,39%, khu vực công nghiệp - xây
dựng tăng trưởng 6,62% và khu vực dịch vụ tăng trưởng 6,24%, giảm lần lượt
0,65%, 0,66% và 1,01% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, ngành xây dựng
sụt giảm mạnh nhất từ mức 10,3% của 2010 xuống cịn 4,9% trong năm 2011 do
sự đóng băng của thị trường bất động sản. Tăng trưởng tín dụng giảm, hoạt
động đầu tư thu hẹp do chi phí vốn tăng cao là nguyên nhân làm cho tăng
trưởng của cả 3 khu vực giảm tốc.
Sức cầu nội địa yếu đi được phản ánh qua tổng mức bán lẻ 11 tháng đầu
năm nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ tăng 4,1%, giảm mạnh so với mức tăng
14,7% cùng kỳ năm 2010. Từ đó, mức tồn kho của cả nước cũng đã tăng lên
mức cao nhất từ trước đến nay. Đây cũng là nhân tố quan trọng làm cho tốc độ
tăng trưởng GDP của các quý năm nay đều do Chính sách tài khóa và tiền tệ

thắt chặt, lạm phát và lãi suất cao khiến hoạt động sản xuất gặp khó khăn.
Doanh thu bán lẻ kỳ vọng tăng trở lại khi lạm phát được đẩy lùi, thấp hơn tốc độ
tăng tương ứng của cùng kỳ năm trước. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế năm
2011 thấp hơn năm 2010, thế nhưng đây là sự đánh đổi cần thiết giữa mục tiêu
7


tăng trưởng để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu lại nền kinh tế theo
hướng hiệu quả hơn.
3. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2012
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước
tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng
4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm nay tuy
thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới
gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải
thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện
pháp và giải pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.
Giá trị sản xuất nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2012 theo giá so sánh
1994 ước tính đạt 255,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011, bao gồm:
nơng nghiệp đạt 183,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8%; lâm nghiệp đạt 8,3 nghìn tỷ
đồng, tăng 6,4%; thuỷ sản đạt 63,3 nghìn tỷ đồng, tăng 4,5%.
Chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp tháng 12/2012 ước tính tăng 5%
so với tháng trước và tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm
2012, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% so với năm 2011, trong đó cơng
nghiệp khai khống tăng 3,5%, đóng góp 0,7 điểm phần trăm vào mức tăng

chung của toàn ngành.
4. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2013
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5.42% so với
năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00; quý III tăng 5.54%; quý
IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề
ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 vì có tín hiệu phục hồi. Trong
bối cảnh kinh tế thế giới của những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong
nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt
các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

8


nên đây là mức tăng thụ hợp lí, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của
các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,67% xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần
trăm; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75%
của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao
hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Như vậy mức tăng trưởng năm 2013 chủ yếu do đóng góp của khu vực
dịch vụ, trong đó có một số ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá
là: bán bn và bán lẻ tăng 6,53%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt
động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công
nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá
nhanh ở mức 7,44% (năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP
chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỉ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng
5,83% cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực
trong tăng trưởng kinh tế năm nay.

Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỉ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38.3%
và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (năm 2012 các tỉ trọng tương ứng là: 19,7%;
38,6%; và 41,7%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm này, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so
với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài
sản tăng 5,45%; đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
5. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2014
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với
năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5.34%; quý III tăng 6.07%;
quý IV tăng 6.965. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh
tế. Trong mức tăng 5.98% của tồn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm
phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%
9


cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm,
khu vực dịch vụ tăng 5,96% đóng góp 2,62 điểm phần trăm.
Trong khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức
tăng cao nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỉ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở
mức 2,60% nhưng do quy mô trong khu vực lớn nhất (khoảng 74%) nên đóng
góp 0,35 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần
trăm.
Trong khu vực cơng nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15%
so với năm trước, trong đó cơng ngiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích
cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm

trước (năm 2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc
độ tăng trưởng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng
chung. Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất
trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy; sản xuất
sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị); sản phẩm điện tử máy tính;
sản xuất xe có động cơ là những ngành có đóng góp to lớn vào tăng trưởng với
chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 10%. Ngành khai khống tăng 2,40%,
có đóng góp của dầu thơ và khí đốt tự nhiên. Ngành xây dựng đã có dấu hiệu
phục hồi với mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm 2013, chủ
yếu do đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với gúa
trị sản xuất xây dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn và
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất,
đạt mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức
tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%;
hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,85%, cao
hơn mức tăng 2,17% của năm trước với nhiều tín hiệu tốt trong hỗ trợ thị trường
bất động sản nói chung và phân khúc nhà chung cư giá trung bình nói riêng,
trong đó giá trị tăng thêm của khấu hao nhà ở dân cư tăng 2,93%.
Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục tăng theo hướng tích cực. Khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và
xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (cơ cấu tương ứng của
năm 2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).
10


Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20%
so với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (tiêu dùng
cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm trước); tích
lũy tài sản tăng 8,90%; đóng góp 2,90% điểm phần trăm.

6. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2015
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với
năm 2014, trong đó q I tăng 6,87%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%;
quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra và
cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014 [1], cho thấy nền kinh tế phục hồi
rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,415 thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm
phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%,
cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm;
khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có chức
năng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05
điểm phần trăm vào mức tăng chung ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở
mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực
lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành thủy
sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất
của ngành này trong 5 năm qua [2] do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết,
dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành cơng nghiệp tăng 9,39%
so với năm trước, trong đó cơng nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao hơn
nhiều mức tăng của một số năm trước [3], đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng của
khu vực II và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng chung. Ngành khai
khoáng tăng 6,50%. Ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm trước,
đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010 [4].
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỉ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: bán buôn và bán lẻ chiếm tỉ trọng lớn nhất, đạt
mức tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào mức tăng
chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%, đóng góp 0,41
điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức


11


tăng 2,96%, cao hơn mức tăng 2,80% của năm trước và chủ yếu tập trung vào
mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế năm 2015 theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỉ
đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương
đương 2109 USD, tăng 57USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm nay
tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 33,255; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%, 33,21%; 39,04%
(thuế là 10,05%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12%
so với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy
tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64% điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng
chung.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có những diễn biến phức tạp, sản xuất
kinh doanh trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách nhưng kinh
tế nước ta năm 2015 tiếp tục có những chuyển biến tích cực và phục hồi rõ nét ở
nhiều lĩnh vực, đạt kết quả tăng trưởng khác cao so với mục tiêu đề ra và so với
mức tăng của những năm trước trong giai đoạn 2011-2015.
7. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2016
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với
năm 2015, trong đó q I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng 6,56%;
quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68%
của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối
cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại tồn cầu giảm, trong
nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, mơi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt

được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp
thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo
quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây [1], đóng góp 0,22
điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
12


7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp 2,59 điểm phần
trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2016, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
chiếm tỷ trọng 16,32%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 32,72%; khu
vực dịch vụ chiếm 40,92%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm
10,04% (cơ cấu tương ứng của năm 2015 là: 17,00%; 33,25%; 39,73%;
10,02%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,32%
so với năm 2015, đóng góp 5,29 điểm phần trăm vào mức tăng chung (trong đó
tiêu dùng cuối cùng của hộ dân cư đóng góp 4,81 điểm phần trăm); tích lũy tài
sản tăng 9,71%, đóng góp 3,08 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu
hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 2,16 điểm phần trăm của
mức tăng trưởng chung.
Năm 2016 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh
tế - xã hội nước ta đã chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng. Kinh
tế vĩ mô ổn định; lạm phát được kiểm soát; thị trường tiền tệ và hoạt động ngân
hàng diễn biến tích cực; mặt bằng lãi suất, tỷ giá ổn định. Môi trường kinh
doanh được cải thiện rõ rệt; số doanh nghiệp mới thành lập và quay trở lại hoạt
động tăng cao; thu hút khách du lịch quốc tế đạt mốc 10 triệu. Các lĩnh vực lao
động, việc làm, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt kết quả nhất
định. Tuy nhiên, bên cạnh các mặt tích cực, nền kinh tế nước ta cịn nhiều khó

khăn, thách thức: Tốc độ tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, xuất nhập khẩu
chưa có cải thiện nhiều, tình trạng cháy rừng xảy ra cịn lớn; đời sống nhân
dân ở các vùng bị thiên tai, vùng bị ơ nhiễm mơi trường cịn gặp nhiều khó
khăn.
8. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2017
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2017 ước tính tăng 6,81% so với
năm 2016, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II tăng 6,28%; quý III tăng 7,46%;
quý IV tăng 7,65%. Mức tăng trưởng năm nay vượt mục tiêu đề ra 6,7% và cao
hơn mức tăng của các năm từ 2011-2016, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả
của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các
ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng 6,81% của tồn
nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đã có sự phục hồi đáng kể
với mức tăng 2,90% (cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016), đóng góp 0,44
13


điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
8,00%, đóng góp 2,77 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 7,44%, đóng góp
2,87 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành đạt 5.007,9 nghìn tỷ
đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương
2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Về cơ cấu nền kinh tế năm nay,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 15,34%; khu vực công
nghiệp và xây dựng chiếm 33,34%; khu vực dịch vụ chiếm 41,32%; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,00% (cơ cấu tương ứng của năm 2016 là:
16,32%; 32,72%; 40,92%; 10,04%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2017, tiêu dùng cuối cùng tăng 7,35%
so với năm 2016, đóng góp 5,52 điểm phần trăm (trong đó tiêu dùng cuối cùng
của hộ dân cư đóng góp 5,04 điểm phần trăm); tích lũy tài sản tăng 9,8%, đóng
góp 3,30 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ở

tình trạng nhập siêu làm giảm 2,01 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
Cùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cộng đồng doanh nghiệp, sự
chỉ đạo, điều hành hiệu quả, kịp thời của Chính phủ, kinh tế - xã hội nước ta
năm 2017 tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ
mơ ổn định; lạm phát được kiểm sốt dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra; tăng
trưởng vượt mục tiêu đề ra với chất lượng nâng lên. Công nghiệp chế biến, chế
tạo tăng cao; các ngành dịch vụ đạt khá. Kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ
lục mới. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Thu hút khách
quốc tế, đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh. Tỷ lệ thất
nghiệp và thiếu việc làm thấp hơn năm trước. An sinh xã hội được quan tâm
thực hiện và đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta vẫn còn
những tồn tại, thách thức: Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế chậm; năng lực cạnh
tranh còn hạn chế; giải ngân vốn đầu tư công chậm. Thiên tai, bão lũ gây thiệt
hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân. Ơ
nhiễm mơi trường, an tồn, vệ sinh thực phẩm cịn diễn biến phức tạp.
PHẦN II: MỐI QUAN HỆ GIỮA TIẾT KIỆM VÀ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm tiết kiệm và đầu tư
Tiết kiệm là phương pháp sinh lời ngắn hạn và có rủi ro tài chính thấp.

14


Đầu tư được hiểu là hình thức kiếm tiền trong trung và dài hạn với rủi ro
cao hơn so với tiết kiệm, nhưng đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn, đầu tư có
nghĩa là để tiền làm việc cho bạn trong tương lai.
Tiết kiệm và đầu tư ln có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tiết kiệm là
hoạt động luôn luôn phải thực hiện trước, nếu như bạn muốn có các khoản vốn
để duy trì việc đầu tư. Nếu khơng tiết kiệm, bạn sẽ khơng có vốn để đầu tư. Tuy
nhiên hai hình thức này lại có những điểm tương đồng và khác biệt, nhận thức
được hai mặt của vấn đề này sẽ giúp bạn lựa chọn được một hoặc cân đối cả hai

hình thức, làm gia tăng giá trị tài sản hay số tiền bỏ ra.
2. Mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư (tiết kiệm giúp định hình đầu tư
trên thị trường vốn vay)
Vì lãi suất là chi phí đi vay và lợi tức cho vay trên thị trường tài chính,
chúng ta có thể hiểu rõ vai trò của lãi suất khi nghiên cứu thị trường tài chính.
Ta đã có đồng nhất thức của tài khoản quốc gia: Y = C + G +I
=> Y – C – G = I

(1)

Trong đó : Y – C – G là tiết kiệm quốc gia ( S)
Tách tiết kiệm quốc gia thành 2 phần ta được:
(Y – T – C) + (T – G) = I

(2)

Tiết kiệm tư nhân + Tiết kiệm chính phủ = I
-> SP + SG = S = I
(đối với nền kinh tế nói chung, tiết kiệm nhất định phải bằng đầu tư)
Thị trường tài chính là cơ chế nằm sau đồng nhất thức trên, phối hợp
những người quyết định cần tiết kiệm bao nhiêu với những người quyết định
nên đầu tư bao nhiêu
+ Các yếu tố trên thị trường tài chính: Để đơn giản hóa, giả định nền kinh
tế chỉ có một loại thị trường tài chính gọi là thị trường vốn vay.
- Cung về vốn vay (Sv) bắt nguồn từ tiết kiệm gồm tiết kiệm tư nhân và
tiết kiệm chính phủ.
15


- Cầu về vốn vay (Dv) bắt nguồn từ hộ gia đình và doanh nghiệp muốn

vay tiền để đầu tư. Đầu tư là nguồn gốc phát sinh nhu cầu về vốn vay.
Thay hàm tiêu dùng C= C(Y – T) và hàm đầu tư I = I(i) vào (1) ta được:
Y – C(Y – T) – G =I

(3)

Cho G và T cố định bởi chính sách tài chính của chính phủ, T = f(K,L) =
Y cố định bởi các nhân tố sản xuất và hàm sản xuất. Ta có:
Y – C(Y – T) – G = I(i)

(4)

=> S = I(i)
Vế trái của (4) cho thấy tiết kiệm quốc gia phụ thuộc thu nhập Y và các
biến chính sách tài khóa G và T. Khi Y, G và T cố định thì tiết kiệm quốc gia S
cũng cố định. Vế phải cho thấy đầu tư phụ thuộc vào lãi suất.

Đường biểu diễn hàm tiết kiệm là một đường thẳng đứng, vì trong mơ
hình này tiết kiệm khơng phụ thuộc vào lãi suất. Hàm đầu tư dốc xuống. giao
điểm của hai đường này cho biết mức lãi suất cân bằng tại điểm tiết kiệm bằng
đầu tư (hình 1).

16


Trên thị trường tài chính, lãi suất r đóng vai trò điều chỉnh cho đến khi
đầu tư bằng tiết kiệm.
Nếu lãi suất quá thấp, các nhà đầu tư muốn mua nhiều sản lượng của nền
kinh tế hơn mức mọi người muốn tiết kiệm vì cầu về vốn vay lớn hơn cung =>
lãi suất tăng.

Ngược lại, nếu lãi suất quá cao, tiết kiệm cao hơn đầu tư vì cung về vốn
vay cao hơn cầu => lãi suất giảm.
Tại lãi suất cân bằng, tiết kiệm bằng đầu tư và cung vốn vay bằng cầu
vốn vay
3. Tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam
3.1 Sơ đồ dòng tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam
(sơ đồ)

theo sơ đồ trên và ta thấy các nguồn để hình thành vốn đầu tư bao gồm: tiết
kiệm trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài. Hệ thống tài chính làm trung gian
trong tổng đầu tư quốc gia, vì các cơng ty và hộ gia đình tài trợ phần lớn các
khoản đầu tư của họ trực tiếp từ khoản tiết kiệm của bản thân. Hệ thống tài
17


chính có vai trị chuyển khoản tiết kiệm từ những đơn vị kinh tế dư thừa sang
những đơn vị thâm hụt.
3.2 Thực trạng và hạn chế của tiết kiệm, đầu tư ở Việt Nam
Tiết kiệm là kết quả của đầu tư, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và chi
tiêu tiết kiệm, tức là phần thu được phải lớn hơn phần vốn đã bỏ ra; phần còn lại
(lợi nhuận) cũng không thể đem chi tiêu hết, mà phải tiết kiệm. Nói cách khác,
đầu tư có hiệu quả là tiền đề của tiết kiệm và tiết kiệm là kết quả của đầu tư có
hiệu quả.
Nhìn chung các nước đang phát triển tăng trưởng nhanh có tỉ lệ tiết kiệm
cao hơn các nước tăng trưởng chậm. có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tiết kiệm:
tốc độ tăng trưởng thu nhập, cơ cấu độ tuổi của dân số, quan điểm đối với tiết
kiệm…Các dịch vụ mà chính phủ cung cấp như trợ cấp xã hội có thể ảnh hưởng
đến tiết kiệm cũng như thuế và thâm hụt ngân sách.
Ở Việt Nam trước năm 2015, các nhà kinh tế nói đến tình trạng tăng
trưởng tín dụng rất thấp do nhu cầu vay mượn của các doanh nghiệp giảm sút

trong khi lượng tiền gửi huy động lại tăng trưởng tốt hơn.
Năm
Tiết kiệm
(% GDP)
Đầu tư
(% GDP)

2012
30,7

2013
28,8

2014
31,1

2015
24,6

27,2

26,7

26,8

27,1

Điều này cho thấy rằng nền kinh tế, cụ thể là khu vực sản xuất đã gặp khó
khăn và ngay cả bản thân các ngân hàng cũng không tránh khỏi các trục trặc của
nó. Trong khi sức cầu của nền kinh tế đang suy yếu, niềm tin người tiêu dùng

sụt giảm, tâm lí về mơi trường kinh doanh của giới doanh nghiệp lại hết sức bi
quan thì nhu cầu vay vốn kinh doanh và phát triển đầu tư sẽ bị ảnh hưởng,
người dân cảm thấy rủi ro và không lạc quan để đem đầu tư vào các nguồn vốn
nhàn rỗi của họ. Rõ ràng để tăng trưởng nền kinh tế thì cần phải có hoạt động
đầu tư kinh doanh và để có nguồn đầu tư thì cần phải tiết kiệm.
Các chỉ số thống kê qua một số năm gần đây cho thấy, tỷ lệ vốn đầu
tư/GDP của Việt Nam thuộc loại khá cao, chỉ thấp hơn so với một số nước,
trong đó có Trung Quốc (nhưng Trung Quốc lại có tốc độ tăng GDP cao hơn của
18


Việt Nam). Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn (loại hình kinh tế) tuy có sự chuyển
dịch theo hướng tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm xuống, của khu
vực ngồi Nhà nước và của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Tuy
nhiên, tỷ trọng của khu vực Nhà nước vẫn còn cao, trong khi cân đối ngân sách
cịn khó khăn, hiệu quả đầu tư của khu vực này thấp nhất; lượng vốn tồn đọng
trong dân cịn lớn, hiện đang bị chơn vào vàng, ngoại tệ, bất động sản với quy
mô lớn; lượng vốn đầu tư nước ngồi tăng, nhưng tính lan tỏa cịn ít, việc kiểm
soát xả thải chưa tốt. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành còn bất hợp lý, nhất là tỷ
trọng đầu tư vào nông, lâm nghiệp - thủy sản, vào cơng nghiệp phụ trợ, cơng
nghệ cao... cịn nhỏ.
Từ năm 2015 đến nay, về quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, liên tục có
tình trạng tỷ lệ tiết kiệm/GDP thấp hơn tỷ lệ vốn đầu tư/GDP.
Do vậy, Việt Nam phải đi vay để đầu tư, làm cho tỷ lệ nợ cơng, nợ Chính
phủ, nợ nước ngồi/GDP tăng lên, có loại đã vượt trần phải nới trần (nợ
công/GDP đã tăng từ 50% năm 2011 lên 62,2% năm 2015; nợ Chính phủ/GDP
tăng tương ứng từ 39,3% lên 50,3%; nợ nước ngoài tăng tương ứng từ 37,9%
lên 43,1%). Cân đối ngân sách mấy năm nay gặp khó khăn, ngồi một số yếu tố
khác, còn do tỷ lệ trả nợ lãi và trả nợ gốc chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng thu
ngân sách; vay mới có một phần quan trọng để bù đắp bội chi ngân sách, để trả

nợ gốc...
Từ trạng thái tiết kiệm và đầu tư như trên đặt ra vấn đề cần quan tâm xử
lý để cải thiện, vì đây là mối quan hệ quan trọng trong các cân đối kinh tế vĩ mô.
4. Giải pháp cải thiện mối quan hệ tiết kiệm, đầu tư
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nước và nước ngoài.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động.
- Đổi mới và hồn thành chính sách đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh.
- Chuyển dịch cơ cấu hợp lý.

19


20



×