Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU FDI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.22 KB, 11 trang )

V. NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI
PHÁP CHỦ YẾU
V.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu
vực ĐTNN.
V.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu:
- Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những
cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được
nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng
tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành.
- Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm
bảo, được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện
đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại,
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà
đầu tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu
tư quốc tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước
của trên 80 triệu dân.
- Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và
chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp
dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục
thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó
khăn cho việc triển khai dự án).
- Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến
hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức
đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp cao của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận
động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch. Chính vì vậy, mà hiệu quả đã
được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã
vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn, mở
đầu cho làn sóng đầu tư mới lần 2 vào Việt Nam, kể từ năm 1987 đến nay.

V.1.2. Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.


- Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị
trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về ĐTNN đều
thống nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi
ĐTNN là một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến
khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy
nhiên, thực tế xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương
vẫn còn phân biệt rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa
thực sự coi ĐTNN là thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện
ngay từ khâu quy hoạch sản phẩm, phân bổ các nguồn lực phát triển kinh
tế (lao động, đất đai, vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia.
Việc xử lý tranh chấp kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi
cho phía Việt Nam. Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn
ĐTNN nhưng khi điều kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích
ĐTNN mà để trong nước tự làm; những biểu hiện này có tác động làm
nản lòng nhà ĐTNN.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ
sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm
ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.
- Môi trường đầu tư-kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng
tiến bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi
cạnh tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.
- Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh
vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa
các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị
gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng, dệt
may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư
tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu
nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam.
- Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch
ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời

điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.
-Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế
nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp
bổ trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi
phí sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt
nguồn lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn
nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa
phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng,
chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các
cấp.
- Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán
bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn,
ngoại ngữ, không loại trừ một số yếu kém về phẩm chất, đạo đức, gây
phiền hà cho doanh nghiệp, làm ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư-
kinh doanh.

V.2. Bài học kinh nghiệm:
Từ thực tiễn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như
kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học
sau:
Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh
tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn,
thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ
trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các
vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt
thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa
kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực
hiện để đảm bảo thành công.

Hai là, các chủ trương, phương hướng lớn phải được nhanh chóng
thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ
hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về
ĐTNN phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế có chú ý tới
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cơ chế, chính sách phải đồng
bộ thể hiện tính khuyến khích và canh tranh cao so với các nước trong khu
vực, có tính tới quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút
đầu tư phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người
thực hiện.
Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có
nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy
đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng
về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Mọi thủ tục hành chính phục vụ
cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí,
không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư.
Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội
ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp
vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo
đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại.
Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu
tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá
việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước
về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu
tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong
quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước.
V.3. Các giải pháp chủ yếu:

Để triển khai thực hiện việc thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN
trong giai đoạn 2006- 2010 và một số năm về sau, Chính phủ sẽ chỉ đạo
thực hiện các giải pháp sau :
Nhóm giải pháp về quy hoạch:
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu;
rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
Quán triệt và thực hiện thống nhất các quy định mới của Luật Đầu tư
trong công tác quy hoạch, đảm bảo việc xây dựng các quy hoạch ngành,
lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với các cam kết quốc tế.
Hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo
điều kiện để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.

Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách:
Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách để sửa đổi hoặc loại bỏ các
điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam
với WTO và có giải pháp đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư liên quan.
Xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương và doanh nghiệp về lộ
trình cam kết mở cửa đầu tư nước ngoài làm cơ sở xem xét cấp giấy chứng
nhận đầu tư.
Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp
để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Khẩn trương ban
hành các văn bản hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc
hội thông qua trong năm 2006 có liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng
các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao)
cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, khu kinh tế, đảm bảo sự tương thích với các luật pháp hiện
hành.
Nghiên cứu, đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các

tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn
và mỗi nước thành viên EU, Hoa Kỳ.
Chấn chỉnh tình trạng ban hành và áp dụng các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
trái với quy định của pháp luật. Tăng cường tập huấn, phổ biến nội dung
và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư:
- Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục rà soát, cập
nhật bổ sung danh mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư phát
triển và quy hoạch phát triển ngành, địa phương.
- Triển khai nhanh việc thành lập bộ phận XTĐT tại một số địa bàn
trọng điểm. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan xúc tiến
đầu tư, xúc tiến thương mại và xúc tiến du lịch các cấp, bao gồm cả trong
nước lẫn đại diện ở nước ngoài nhằm tạo sự đồng bộ và phối hợp nâng cao
hiệu quả giữa các hoạt động này. Đồng thời, thực hiện tốt Chương trình
xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007-2010 để đảm bảo kinh phí cho vận
động thu hút vốn ĐTNN nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá hình ảnh
Việt Nam, kết hợp chặt chẽ các chuyến công tác của lãnh đạo cấp cao
Đảng và Nhà nước với các hoạt động xúc tiến đầu tư-thương mại-du lịch.
- Tổ chức hiệu quả các cuộc hội thảo ở trong nước và nước ngoài.
Nâng cấp trang thông tin điện tử về ĐTNN cập nhật và chất lượng tài liệu
xúc tiến đầu tư bằng một số ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu của số đông nhà
đầu tư (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nga)
- Tăng cường các đoàn vận động đầu tư theo phương thức làm việc
trực tiếp với các tập đoàn lớn, tại các địa bàn trọng điểm (Nhật Bản, Mỹ và
EU) để kêu gọi đầu tư vào các dự án lớn, quan trọng. Chủ động tiếp cận và
hỗ trợ các nhà đầu tư tiềm năng có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam.

Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng:
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy

hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng. Tăng cường công tác quy hoạch, thực thi các quy
hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các công trình giao thông, năng lượng.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh
vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước
thải.v.v.); hệ thống đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc-Nam, hai
hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ
đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai hành
lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn,
các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong
mọi trường hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản
xuất. Tăng cường nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến
khích sản xuất và sử dụng điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió,
thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
- Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành
phần kinh tế ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ
tầng trong đó có các công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện
độc lập.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép
đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường
năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư
các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị
Vải, Lạch Huyện.v.v.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu
chính-viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và
phát triển hạ tầng mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu

chính-viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO.
Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết
đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu,

Nhóm giải pháp về lao động, tiền lương:
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng
tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc
nâng cấp đầu tư hệ thống các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tầm
khu vực và thế giới, sẽ phát triển thêm các trường đào tạo nghề và trung
tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng
đình công bất hợp pháp, lành mạnh hóa quan hệ lao động theo tinh thần
của Bộ luật Lao động, bao gồm:
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương
phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc
chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm
đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động.
- Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến,
tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao
động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính
sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm
túc.
Nhóm giải pháp về cải cách hành chính:
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc
biệt trong việc phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự
án ĐTNN, gắn với việc tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công
tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư.

- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo
thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân
cấp quản lý đầu tư nước ngoài.
- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu
tư nước ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục
đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương,
đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể.
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp
phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung
ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
Một số giải pháp khác:

- Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền
cho các định hướng ưu tiên, đặc thù phù hợp thực tế để dần thu hẹp
khoảng cách giữa các vùng, miền trong thu hút ĐTNN phục vụ phát triển
kinh tế-xã hội trên địa bàn nói riêng và cả nước nói chung.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình
trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá
nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ
quan quản lý nhà nước.

×