Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Phần 2 - Trường ĐH Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 90 trang )

Chương IV
TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG
(6 tiết lý thuyết, 3 tiết bài tập + thảo luận)
GIỚI THIỆU
Trong chương này, chúng ta sẽ tập hợp tất cả những yếu tố đã nghiên cứu trong các
chương trước của môn học này và trong môn học “Kinh tế học đại cương” vào một khung khổ
thống nhất để đảm bảo sự tương thích và khớp nhau. Khung khổ tổng hợp theo nguyên tắc cân
đối tổng cầu và tổng cung này sẽ cho phép chúng ta nghiên cứu các biến động ngắn hạn và xu
hướng dài hạn của hiện tượng tăng trưởng kinh tế cũng như vai trị, tác động của các chính sách
ngắn hạn.
4.1. BA ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Hoạt động kinh tế biến động từ năm này qua năm khác. Nhìn chung, sản lượng hàng hố
và dịch vụ liên tục tăng lên theo thời gian do có sự gia tăng của lực lượng lao động, tư bản và
tiến bộ công nghệ. Sự tăng trưởng này cho phép mọi người hưởng thụ mức sống cao hơn.
Tuy nhiên, trong một số năm, sự tăng trưởng trung bình, đều đặn thường khơng xảy ra.
Có một số giai đoạn trong đó các doanh nghiệp khơng bán được hết số hàng hố và dịch vụ sản
xuất ra nên phải quyết định cắt giảm mức sản xuất. Nhiều công nhân bị sa thải, tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao và nhiều nhà máy bị bỏ không. Khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá và dịch vụ ít hơn,
GDP thực tế và các đại lượng phản ánh thu nhập khác giảm đi. Những thời kỳ thu nhập giảm
trong khi thất nghiệp tăng cao được gọi là suy thối nếu tình hình khơng nghiêm trọng, và được
gọi là khủng hoảng nếu vấn đề thực sự nghiêm trọng.
Những biến động trong ngắn hạn của các hoạt động kinh tế đã và đang diễn ra ở tất cả
các nước và mọi thời đại trong suốt chiều dài lịch sử. Những biến động đó là gì ? Điều gì đã
gây ra biến động của hoạt động kinh tế trong ngắn hạn? Các chính sách cơng cộng có thể làm
gì để ngăn chặn các thời kỳ thu nhập giảm và thất nghiệp tăng cao? Khi kinh tế suy giảm hoặc
suy thoái xảy ra, các nhà hoạch định chính sách có thể làm gì để giảm bớt độ dài và mức độ
trầm trọng của chúng? Đây là những câu hỏi mà chúng ta sẽ xem xét trong các bài tiếp theo của
môn học này. Tuy nhiên, để có điểm khởi đầu cho việc tìm hiểu những biến động từ năm này
sang năm khác, chúng ta hãy trình bày một vài tính chất quan trọng nhất của chúng.
4.1.1. Đặc điểm thứ nhất: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo
a) Biến động thất thường và không thể dự báo


Biến động của nền KT (đại diện là biến động của GDP thực tế) thường được gọi là chu
kỳ kinh tế hay chu kỳ kinh doanh, tức là gắn liền với những thay đổi trong điều kiện kinh doanh.
Khi GDP tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát đạt. Các doanh nghiệp có nhiều
khách hàng và lợi nhuận ngày càng tăng. Ngược lại, khi GDP thực tế giảm, các doanh nghiệp
gặp nhiều khó khăn. Trong thời kỳ hoạt động kinh tế suy giảm, hầu hết các doanh nghiệp bán
được ít hàng hơn và kiếm được ít lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, thuật ngữ chu kỳ kinh doanh có
thể dẫn tới sự hiểu lầm, vì nó có vẻ hàm ý rằng biến động kinh tế diễn ra theo một quy luật và
51


có thể dự báo được. Trên thực tế, chu kỳ kinh doanh khơng hề có tính chất định kỳ và khơng
thể dự báo với độ chính xác cao. Phần (a) của hình 4.2 biểu thị GDP của Mỹ từ năm 1965. Phần
có mầu tối chỉ ra những thời kỳ suy thối. Như Hình này cho thấy, các đợt suy thối không diễn
ra đều đặn theo thời gian. Đôi khi các đợt suy thoái diễn ra gần nhau như trong năm 1980 và
1982. Song trong nhiều năm khác, nền kinh tế lại khơng trải qua đợt suy thối nào.
Quan sát biến động kinh tế ngắn hạn. Hình này biểu thị GDP thực tế trong phần (a), chi
tiêu cho đầu tư trong phần (b), và tỷ lệ thất nghiệp trong phần (c) của nền kinh tế Mỹ với số
liệu quý từ năm 1965. Các cuộc suy thoái được đánh dấu bởi các vùng màu tối. Hãy chú ý rằng,
GDP thực tế và chi tiêu cho đầu tư giảm trong thời kỳ suy thối, trong khi thất nghiệp tăng.
Hình 4.1. Biến động kinh tế ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ

52


Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ lao động Mỹ.

b) Chu kỳ kinh tế
Thời Các Mác, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy
thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh của GDP thực tế; hoặc là khủng hoảng, tiêu điều,
phục hồi và hưng thịnh.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa nền kinh tế trở nên tiêu
điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… hiếm khi xảy ra do những
biện pháp can thiệp của chính phủ  Rút lại chỉ 3 pha là suy thối-phục hồi-hưng thịnh (bùng
nổ).
Có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính
là suy thối (thu hẹp) và hưng thịnh (hay mở rộng)
Toàn bộ giai đoạn GDP giảm (thu hẹp), được gọi duy nhất là suy thoái.
- Các giai đoạn trong một chu kỳ
• Suy thối là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, khi tốc độ tăng
trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì được gọi là giai đoạn suy thối.
• Phục hồi là pha trong đó GDP thực tế tăng trở lại đúng bằng mức ngay trước suy thoái.
Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế.
• Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền
kinh tế đang ở pha hưng thịnh (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt
đầu pha suy thoái mới.
Điểm ngoặt từ pha hưng thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế.

53


Hình 4.2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh tế

- Nói chu kỳ kinh doanh khơng có nghĩa là các biến động kinh tế tuân theo 1 quy luật có
tính định kỳ và có thể dự báo trước.
Khơng có hai chu kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có cơng thức hay
phương pháp nào dự báo chính xác thời gian, thời điểm của các chu kỳ kinh tế.
Chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thối, sẽ khiến cho cả khu vực cơng cộng lẫn khu vực
tư nhân gặp nhiều khó khăn.
Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các thị trường từ hàng
hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn... thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã

hội.
- Có nhiều loại chu kỳ
Hình nền kinh tế Mỹ: Mầu tối là thời kỳ suy thối, diễn ra khơng đều đặn.
Nhận xét: GDP thực và chi tiêu cho đầu tư giảm trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trong
các thời kỳ suy thoái.

54


Hình 4.3. Sản lượng ngắn hạn dao động quanh sản lượng dài hạn
Trường hợp nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1871-2009

Hình 4.4. Tỷ lệ thất nghiệp năm dao động quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Trường hợp nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1890-2009

Bất lợi của hiện tượng chu kỳ
Chu kỳ kinh tế (không ổn định của nền kinh tế) khiến cho kế hoạch kinh doanh vi mô
của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế vĩ mô của nhà nước gặp khó khăn.
55


Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những tổn
thất, chi phí khổng lồ.
Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được tất cả các nhà nước đặt ra.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khác nhau giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô nên biện pháp chống chu
kỳ mà họ đề xuất cũng khác nhau.
• Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường khơng hồn hảo,
khiến cho tổng cầu biến động gây ra.



Biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng cầu.



Cụ thể:


Khi nền kinh tế thu hẹp, Chính phủ sử dụng các chính sách tài khóa và chính
sách tiền tệ nới lỏng.


Khi nền kinh tế bùng nổ, Chính phủ dùng các chính sách thắt chặt.

Minh họa một sự suy thối do tổng cầu giảm:
Hình 4.5 minh họa trường hợp một sự suy thoái do tổng cầu giảm. Tổng cầu dịch chuyển
từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến P' (thiểu
phát).
Hình 4.5. Một sự suy thối do tổng cầu giảm

• Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự
can thiệp (sai lầm) của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngồi dự tính.
Vì thế, để khơng xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng tự điều chỉnh sau các
cú sốc cung, chính phủ khơng nên can thiệp gì cả.
Minh họa một trường hợp suy thoái do tổng cung giảm.
56


Hình 4.6 mơ tả trường hợp suy thối do tổng cung giảm vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu
vào tăng đột biến). Khi đó tổng cung giảm từ AS xuống AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q

xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng).
Hình 4.6. Một sự suy thối do tổng cung giảm

c) Suy thoái kinh tế
Suy thoái kinh tế (recession / economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ
mô là sự suy giảm của GDP thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp (nói cách khác,
tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này từ nửa thế kỷ
gần đây đã khơng cịn được chấp nhận rộng rãi.
Định nghĩa khác: Suy thoái bắt đầu xảy ra khi nền kinh tế hoạt động dưới tiềm năng trong
2 quý liên tiếp.
Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái
kinh tế còn mập mờ hơn "là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng".
Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn
bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thối có
thể đi liền với giảm giá cả, hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả trong thời kì trì trệ - lạm phát.
Một sự suy thoái trầm trọng và kéo dài được gọi là khủng hoảng. Sự tan vỡ tàn phá nền
kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
Các nền kinh tế theo định hướng thị trường có đặc điểm là tăng giảm theo chu kỳ kinh
tế,
nhưng sự suy giảm thực tế (suy giảm các hoạt động kinh tế, tăng trưởng âm) thường
không xảy ra trong thời đại ngày nay.
 Khó nói là suy thoái kinh tế.

57


Suy thoái gây hậu quả kinh tế rất lớn, ở Mỹ trung bình tổn thất tới 6% GDP do giảm sản
lượng và do mất việc.
Sau các đợt suy thoái, nền kinh tế thường quay lại giai đoạn tăng trưởng nhanh, thậm chí
bùng nổ, nhưng phải mất nhiều năm mới bù lại được tổn thất do suy thối. Chính vì vậy mà các

nước đều muốn phát triển theo đúng tiềm năng, tránh khủng hoảng, suy thối.
Những ngun nhân đích thực của suy thoái kinh tế: Sự kết hợp của các yếu tố bên
trong (nội sinh) theo chu kỳ và các cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).
- Các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy
thoái kinh tế nhất thời, hoặc ngược lại.
- Nguyên nhân bên trong rất đa dạng (chính sách sai lầm là ví dụ điển hình)
Trường phái kinh tế học Áo cho rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây ra suy thoái kinh tế
ngày nay và các thời kỳ suy thối đó là động lực tích cực theo nghĩa chúng là cơ chế tự nhiên
của thị trường điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn "tăng
trưởng" hoặc lạm phát.  Suy thoái là cần thiết.
Thuyết trọng tiền tin rằng những thay đổi triệt để về cơ cấu kinh tế không phải là nguyên
nhân chủ yếu; nguyên nhân của các thời kỳ suy thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
Các kiểu suy thối kinh tế: Mơ tả kiểu suy thối kinh tế theo hình dáng của Hình tăng
trưởng theo q.
Suy thối hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái
lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đổi chiều giữa hai pha
này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. Ví dụ trường hợp suy thối hình chữ V ở Hoa
Kỳ vào năm 1953-1954.
Hình 4.7: Suy thối kinh tế hình chữ V

Suy thối hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền
kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong
58


thời kỳ thốt khỏi suy thối, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ
nhau. Suy thối hình chữ U ở Hoa Kỳ trong các năm 1973-1975 trong hình 4.8.
Hình 4.8: Suy thối kinh tế hình chữ U

Suy thối hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy

thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thối. Suy thối hình chữ W ở Hoa
Kỳ đầu thập niên 1980.
Hình 4.9: Suy thối kinh tế hình chữ W

59


Suy thối hình chữ L: Nền kinh tế rơi vào suy thối nghiêm trọng rồi suốt một thời gian
dài khơng thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thối khơng lối thốt này
là khủng hoảng kinh tế. Hình 4.10 minh họa suy thối kinh tế hình chữ L ở Nhật Bản những
năm 1990, được gọi là Thập kỷ mất mát của người Nhật.
Hình 4.10: Suy thối kinh tế hình chữ L

4.1.2. Hầu hết các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau
GDP thực tế là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất để theo dõi những thay đổi trong ngắn
hạn của nền kinh tế vì nó là chỉ tiêu phản ánh tồn diện nhất các hoạt động của cả nền kinh tế.
GDP không chỉ phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn phản ánh cả tổng thu nhập (đã
loại trừ lạm phát) của mọi chủ thể trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, trên thực tế khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn, việc sử dụng chỉ tiêu
nào để phản ánh hoạt động kinh tế thường khơng quan trọng vì phần lớn các biến số kinh tế vĩ
mô đo lường thu nhập, chi tiêu hay mức sản xuất, cùng biến động cùng nhau. Các chỉ tiêu này
có xu hướng cùng tăng hay cùng giảm, hoặc có xu hướng biến động ngược chiều nhau.
Khi GDP giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi nhuận cơng ty, tiêu dùng,
đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ, quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm
xuống. Do suy thoái là một hiện tượng xảy ra trong tồn nền kinh tế, nên nó biểu thị trong nhiều
nguồn số liệu vĩ mô khác nhau. Mặc dù các biến số kinh tế vĩ mô cùng biến động, song chúng
thường biến động với quy mô, độ lớn khác nhau. Cụ thể, như trong phần (b) của Hình… cho
thấy, đầu tư biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Mặc dù đầu tư chỉ bằng khoảng một
phần bảy GDP, nhưng sự suy giảm trong đầu tư đóng góp vào hai phần ba mức suy giảm GDP
trong thời kỳ suy thối. Nói cách khác, khi các điều kiện kinh tế xấu đi, phần lớn mức suy giảm

đều bắt nguồn từ sự giảm sút chi tiêu để xây dựng nhà máy, nhà ở và bổ sung thêm hàng tồn
kho mới.
- Các hiện tượng kinh tế ngắn hạn khác với các hiện tượng kinh tế dài hạn
Dài hạn: Các chỉ tiêu chuyển động cùng hướng
60


Ngắn hạn: Chưa chắc đã đồng chuyển động: Trễ, J, U, W…
Hình 4.11. Quan hệ đồng biến GDP, tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp

Một ví dụ khác là hiện tượng Đồng chuyển động của các chỉ tiêu trong thành phần tính
GDP ở Mỹ. Theo các số liệu trong bảng …, tiêu dùng (C) chiếm tỷ trọng trong GDP là 55,8%;
đầu tư (I) trong GDP là 24,4%.

61


Tuy nhiên trong giai đoạn suy thoái, khoảng 20% giảm sút của GDP là do tiêu dùng, trong
khi 91% giảm sút là do đầu tư.
Cả hai biến trên đều “theo chu kỳ”, tức là biến động cùng hướng với GDP, nhưng đầu tư
có tính chu kỳ mạnh hơn nhiều (chiếm tới 91%) so với tiêu dùng.
Bảng 4.1. Đồng chuyển động của các chỉ tiêu tính GDP ở Mỹ
Các thành phần của
GDP

Tỷ trọng trung bình dài
hạn trong GDP (%)

Tỷ trọng biến động trung bình
trong ∆GDP giai đoạn suy thối (%)


Tiêu dùng

55,8

20,6

Hàng hóa ngắn hạn

20,6

9,7

Dịch vụ

35,2

10,9

Đầu tư

24,4

90,9

Hàng hóa dài hạn

8,9

14,6


Nhà ở

4,7

10,5

TSCĐ khơng nhà ở

10,2

21

Thay đổi hàng tồn kho

0,6

44,8

Xuất khẩu ròng (NX)

-1

-12,7

20,2

1,3

Chi tiêu Chính phủ


Ngược lại, xuất khẩu rịng có tính “phản chu kỳ” (countercyclical), tức là nó chuyển động
theo hướng ngược với GDP:
Xuất tăng nhanh (do giá trong nước giảm), Nhập tăng chậm hoặc giảm.
Chi tiêu chính phủ trung tính (acyclical), tức là nó khơng bám theo chu kỳ của GDP cũng
như không phản chu kỳ với GDP.
Như vậy, tiêu dùng và đầu tư có những ảnh hưởng rất khác nhau tới chu kỳ kinh doanh
- Thuận lợi khi nghiên cứu nhân quả, dự báo định lượng do các đại lượng kinh tế vĩ mô
biến động cùng nhau
4.1.3. Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
a) Quan hệ lý thuyết giữa sản lượng và thất nghiệp
Đặc điểm này cho rằng những thay đổi trong sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh
tế gắn chặt với những thay đổi trong việc sử dụng lực lượng lao động của nền kinh tế. Nói cách
khác, khi GDP thực tế giảm thì tỷ lệ thất nghiệp tăng.

62


Điều này khơng có gì đáng ngạc nhiên vì sản xuất luôn luôn gắn liền với sử dụng lao
động. Khi cầu giảm, các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hố và dịch vụ hơn, họ phải sa thải bớt
công nhân và số người thất nghiệp tăng. Phần (c) trong hình 1 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của
nền kinh tế Mỹ từ năm 1965. Một lần nữa, các thời kỳ suy thoái được đánh dấu bằng các vùng
màu tối. Biểu đồ cho thấy tác động rõ rệt của suy thoái lên thất nghiệp. Trong mỗi đợt suy thoái,
tỷ lệ thất nghiệp tăng lên rất cao. Khi suy thoái kết thúc và sản lượng bắt đầu tăng, tỷ lệ thất
nghiệp giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà thường biến
động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng khoảng 5 phần trăm.
b) Luật OKUN
Luật Okun (đặt theo tên của nhà kinh tế Arthur Melvin Okun, người đề xuất định luật
này vào năm 1962) cho biết mối quan hệ thống kê âm giữa tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế, được đúc kết từ quan sát thực nghiệm. "Phiên bản gap" cho biết với mỗi

1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp, GDP sẽ giảm tương đương 2% so với GDP tiềm năng. "Phiên
bản sai phân" mô tả mối quan hệ âm giữa mức thay đổi của tỷ lệ thất nghiệp so với GDP thực
trên cơ sở dữ liệu quý.
Hình 4.12: Luật OKUN về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp

Trên thực tế, luật OKUN đối với nền kinh tế Mỹ cho biết nếu tốc độ tăng trưởng của nền
kinh tế tăng thêm 2% thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm 1%, và ngược lại.
Thông qua so sánh giữa dữ liệu thực tế và dự báo lý thuyết, Định luật Okun được xem là
một công cụ đáng giá trong dự báo xu hướng giữa tỷ lệ thất nghiệp và sản lượng GDP thực.
Tuy nhiên, luật Okun nói chung là chấp nhận được với các nhà dự báo kinh tế như là một
cơng cụ phân tích xu hướng ngắn hạn hơn là cho các phân tích dài hạn hay các tính tốn địi hỏi
sự chính xác vì trong dài hạn các điều kiện thị trường không lường trước có thể ảnh hưởng lên
63


các tham số của Okun. Mặt khác, bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp cịn có nhiều nhân tố khác tác động
tới tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, theo đà tăng lên của quy mô sản xuất, dường như tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế có xu hướng giảm dần theo thời gian.
4.2. GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN: MƠ HÌNH TỔNG CUNG
– TỔNG CẦU (AD-AS)
4.2.1. Ba tiền đề của mơ hình ngắn hạn
Mơ hình ngắn hạn được xây dựng dựa trên ba tiền đề:
(i) Nền kinh tế thường bị tác động bởi các sốc kinh tế như thay đổi giá dầu hoặc giá đầu
vào, đầu ra quan trọng, thiên tai, dịch bệnh và địch họa… Nếu khơng có sốc thì khơng có hiện
tượng biến động ngắn hạn.
(ii) Các chính sách tài khóa, tiền tệ có tác động tới kết quả sản xuất. Điều này khác với
tiền đề của kinh tế học cổ điển, theo đó các chính sách tài khóa, tiền tệ khơng tác động tới kết
quả sản xuất mà chỉ tác động tới các chỉ tiêu trong khu vực tài chính, gồm tiền tệ, thu chi ngân
sách, giá cả, lạm phát, lãi suất…, qua đó tác động tới các biến danh nghĩa. Điều này cũng có
nghĩa là về ngun tắc các nhà hoạch định chính sách có thể can thiệp làm trung hòa các sốc

kinh tế. Trung hòa tức là tạo ra các đối trọng tương xứng để xóa bỏ các tác động của các sốc.
(iii) Có sự đánh đổi động ngắn hạn giữa tăng trưởng sản xuất và tỷ lệ lạm phát vì khi sản
xuất vượt quá tiềm năng, sẽ làm tăng tỷ lệ lạm phát và ngược lại. Sự đánh đổi này được thể hiện
qua đường cong Phillips nổi tiếng. Tiền đề này cũng là một trong 10 nguyên lý xuất phát điểm
của khoa học kinh tế học.
Hình 4.13: Đường cong Philips về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế

64


4.2.2. Mơ hình tổng cung (AS) – tổng cầu (AD)
a) Bác bỏ nguyên lý phân đôi cổ điển và sự trung lập của tiền tệ ở tầm ngắn hạn của
lý thuyết cổ điển
Mơ hình tổng cung – tổng cầu được xây dựng theo quan điểm của lý thuyết Keynes để
giải thích các biến động kinh tế ngắn hạn, tập trung vào hành vi của hai biến số. Biến thứ nhất
là sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế tính bằng GDP thực tế. Biến thứ hai là mức
giá chung tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh GDP (Deflator of GDP).
Rõ ràng sản lượng là biến thực tế trong khi mức giá là biến danh nghĩa, nên khi nghiên cứu mối
quan hệ ngắn hạn giữa Sản lượng và Mặt bằng giá, chúng ta đã thừa nhận khơng có sự phân đơi
cổ điển và sự trung lập của tiền tệ ở tầm ngắn hạn. Đây là cơ sở khoa học của lý thuyết Keynes.
Hình 4.15. Tổng cầu và tổng cung

Các nhà kinh tế sử dụng mơ hình tổng cầu và tổng cung để phân tích các biến động của
cả nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Mơ hình tổng cầu và tổng cung được minh họa trong
hình 2. Trên trục tung là mức giá chung trong nền kinh tế. Trên trục hồnh là tổng sản lượng
hàng hố và dịch vụ được nền kinh tế sản xuất ra. Đường tổng cầu cho biết lượng hàng hoá và
dịch vụ mà các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ muốn mua tại mỗi mức giá. Đường tổng
cung cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn bán ra tại mỗi mức giá.
Theo mơ hình này, mức giá và sản lượng điều chỉnh để cân bằng tổng cầu và tổng cung.

b) Khác nhau giữa Mơ hình tổng cầu – tổng cung và Mơ hình cân bằng cầu – cung
trong kinh tế vi mơ:
Chúng ta có thể muốn coi mơ hình này là hình ảnh phóng to của mơ hình cung và cầu
đối với từng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đã được đề cập trong kinh tế học vi mơ. Tuy
nhiên trên thực tế, mơ hình này khác hẳn. Khi chúng ta xem xét cung và cầu trên một thị trường
cụ thể, chẳng hạn thị trường kem, hành vi của người mua và bán phụ thuộc vào khả năng di
chuyển nguồn lực từ thị trường này qua thị trường khác. Khi giá kem tăng lên, lượng cầu giảm
đi vì người tiêu dùng chuyển sang mua sản phẩm khác. Tương tự như vậy, khi giá kem tăng,
lượng cung tăng do các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng bằng cách thuê thêm lao động từ các
bộ phận khác của nền kinh tế.
65


Như vậy, trong mơ hình cung - cầu vi mơ cân bằng trên 1 thị trường cụ thể, hành vi của
người bán và người mua thể hiện bằng việc di chuyển nguồn lực từ thị trường này sang thị
trường khác, từ sản phẩm có nhu cầu thấp (giá giảm) sang sản phẩm có nhu cầu cao (giá tăng),
chỉ tạo ra hiện tượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chứ không làm thay đổi tổng thể nền kinh tế
vì tất cả các thị trường này đều nằm trong tổng thể kinh tế vĩ mơ.
Sự thay thế mang tính kinh tế vi mô từ thị trường này sang thị trường kia không có ý
nghĩa khi chúng ta phân tích cho cả nền kinh tế vĩ mô. Xét cho cùng, lượng hàng mà mơ hình
của chúng ta tìm cách lý giải - GDP thực tế - phản ánh tổng lượng hàng hoá sản xuất trên tất cả
các thị trường. Cũng như kinh tế vi mơ, có luật cung, luật cầu trong kinh tế vĩ mô: Đường tổng
cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên.
Để hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống và đường tổng cung dốc lên, chúng ta cần có
lý giải của lý thuyết kinh tế vĩ mô làm cơ sở khoa học. Nhiệm vụ tiếp theo của chúng ta là xây
dựng một lý thuyết như vậy.
4.2.3. Đường tổng cầu dốc xuống và sự chuyển dịch của đường tổng cầu
a) Đường tổng cầu dốc xuống
Đường tổng cầu cho biết tổng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế tại mỗi
mức giá bất kỳ cho trước. Hình 4.16 cho thấy đường tổng cầu dốc xuống. Điều này có nghĩa là

nếu
những nhân tố khác ảnh hưởng tới tổng cầu khơng thay đổi, chỉ có giá thay đổi; khi đó sự giảm
sút mức giá chung của nền kinh tế, ví dụ từ P1 xuống P2, có xu hướng làm cho lượng cầu về
hàng hoá và dịch vụ tăng lên, chẳng hạn từ Y1 lên Y2. Vậy tại sao đường tổng cầu dốc xuống ?
Hình 4.16: Đường tổng cầu dốc xuống

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhớ lại rằng GDP thực tế (Y) bằng tổng của tiêu
dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX):
66


Y = C + I + G + NX
Các thành tố này đều đóng góp vào tổng cầu về hàng hoá và dịch vụ. Tiếp theo, chúng
ta giả định hợp lý rằng, chi tiêu của chính phủ được cố định bởi chính sách, tức là theo quyết
định tùy ý của chính phủ. Khi đó, ba thành tố cịn lại của tổng cầu gồm tiêu dùng, đầu tư và
xuất khẩu ròng đều phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, cụ thể là mức giá chung. Bởi vậy, để
hiểu tại sao đường tổng cầu dốc xuống, chúng ta phải xem mức giá ảnh hưởng đến lượng cầu
về hàng hoá và dịch vụ cho tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu ròng như thế nào.
(i) Quan hệ giữa mức giá và tiêu dùng hay là Hiệu ứng của cải
Người tiêu dùng luôn luôn sở hữu tiền. Giá trị danh nghĩa của những khoản tiền này cố
định song giá trị thực hay sức mua của chúng thì khơng. Khi mức giá giảm, những số tiền này
có giá hơn vì chúng có thể mua được nhiều hàng hoá hơn. Như vậy, sự giảm sút mức giá làm
cho người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều của cải hơn và điều này khuyến khích họ mua sắm
hay tiêu dùng nhiều hơn. Chi cho tiêu dùng tăng lên có nghĩa là lượng cầu về hàng hố và dịch
vụ lớn hơn.
Như vậy, giá giảm làm tăng tiêu dùng, thành phần thứ nhất của tổng cầu, qua đó làm
tổng cầu và sản xuất tăng lên. Quan hệ giữa mức giá và tiêu dùng trong trường hợp này được
gọi là Hiệu ứng của cải.
(ii) Quan hệ giữa mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất.
Theo lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes (xem trong bài tiền tệ), mức giá là một

trong những yếu tố quyết định của lượng cầu về tiền. Khi mức giá thấp hơn, người dân sẽ cần
ít tiền hơn cho việc mua hàng hố và dịch vụ. Như vậy khi mức giá giảm, các hộ gia đình sẽ
giảm lượng tiền nắm giữ bằng. Số tiền dư thừa sẽ được người dân đem cho vay dưới nhiều hình
thức khác nhau. Ví dụ, một hộ gia đình nào đó có thể dùng số tiền dơi ra của mình để mua trái
phiếu có lãi. Hoặc họ có thể gửi vào tài khoản tiết kiệm và ngân hàng lại dùng khoản tiền này
để cho vay. Trong những trường hợp như thế này, do các hộ gia đình chuyển một phần số tiền
nắm giữ thành các tài sản sinh lãi, họ sẽ làm cho lãi suất giảm xuống. Lãi suất giảm đến lượt
nó lại kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới hoặc các hộ gia đình
mua nhà ở mới. Do vậy, mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi tiêu mua hàng
đầu tư và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ.
Như vậy, giá giảm làm lãi suất giảm xuống và đầu tư (thành phần thứ hai của tổng cầu)
tăng lên, qua đó làm tổng cầu và sản xuất tăng lên. Quan hệ giữa mức giá và đầu tư trong
trường hợp này được gọi là Hiệu ứng lãi suất.
(iii) Quan hệ giữa mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng TGHĐ.
Như chúng ta đã học về thị trường tài chính quốc tế trong bài tỷ giá, đối với các nền kinh
tế mở có tự do lưu chuyển vốn quốc tế, lãi suất của những khoản đầu tư có độ rủi ro như nhau
thì phải bằng nhau. Nếu có chênh lệch lãi suất, lập tức sẽ có hiện tượng di chuyển vốn từ nơi
có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao.

67


Giả sử VN là nền kinh tế có tự do lưu chuyển vốn quốc tế. Nếu mức giá ở VN thấp hơn
ở Mỹ, theo theo quy tắc Fischer (i = r + π), lãi suất ở VN sẽ phải thấp hơn lãi suất ở Mỹ. Điều
này làm cho một số nhà đầu tư VN muốn chuyển vốn đầu tư ra nước ngồi để có lãi suất cao
hơn. Ví dụ, khi lãi suất trái phiếu chính phủ VN giảm (do giá giảm), một quỹ hỗ tương bán trái
phiếu chính phủ VN để mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Khi quỹ hỗ tương chuyển tài sản ra nước
ngồi, nó làm tăng cung về tiền Việt và tăng cầu về đô la trên thị trường ngoại tệ. Sự tăng cung
về tiền Việt sẽ làm cho VN đồng giảm giá so với các đồng tiền khác. Vì một đồng tiền Việt giờ
đây mua được ít đơn vị ngoại tệ hơn, hàng hố nước ngồi trở nên đắt hơn hàng hoá và dịch vụ

ở VN. Sự thay đổi này trong TGHĐ thực tế (giá tương đối của hàng nội so với hàng ngoại) làm
tăng xuất khẩu và làm giảm nhập khẩu. Xuất khẩu ròng (bằng xuất khẩu trừ nhập khẩu) sẽ tăng
lên. Tỷ giá thực tế giảm, dẫn đến xuất khẩu ròng tăng và qua đó làm tăng lượng cầu về hàng
hố và dịch vụ.
Như vậy, giá giảm làm nội tệ mất giá so với ngoại, qua đó làm tăng xuất khẩu và làm
giảm nhập khẩu, từ đó làm xuất khẩu rịng (thành phần thứ ba của tổng cầu) tăng lên; kết quả
là tổng cầu và sản xuất tăng lên. Quan hệ giữa mức giá và xuất khẩu ròng trong trường hợp này
được gọi là Hiệu ứng TGHĐ.
Tóm lại, có ba lý do lý giải tại sao khi mức giá giảm, lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ
tăng: (1) Người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tài sản hơn nên tăng cầu về hàng tiêu dùng.
(2) Lãi suất giảm và điều này kích thích cầu về hàng hố đầu tư. (3) TGHĐ thực tế giảm, kích
thích nhu cầu về xuất khẩu rịng. Vì cả ba lý do này mà đường tổng cầu dốc xuống. Điều quan
trọng là cần nhớ rằng, đường tổng cầu cũng giống như các đường cầu khác được xác định khi
giữ cho “các yếu tố khác không đổi”. Đặc biệt, cả ba cách lý giải của chúng ta về đường tổng
cầu dốc xuống đều giả định rằng cung ứng tiền tệ không thay đổi. Nghĩa là chúng ta đang xét
xem sự thay đổi của mức giá ảnh hưởng như thế nào đến nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ trong
khi giữ cho lượng tiền trong nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta sẽ thấy, sự thay đổi trong
lượng tiền sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu. Hiện tại hãy nhớ rằng đường tổng cầu được vẽ
cho một lượng tiền nhất định.
Lưu ý các giả thiết: Khi xây dựng đường cầu nói trên, chúng ta chỉ quan tâm tới quan
hệ giữa tổng cầu và mức giá, trong khi trên thực tế, ngồi mức giá, tổng cầu cịn phụ thuộc vào
nhiều nhân tố khác. Do đó, để quan hệ trên tồn tại và ổn định, cần phải có những giả thiết nhất
định. Hai giả thiết thường được nói tới đầu tiên là
- Các nhân tố khác ảnh hưởng tới tổng cầu không đổi.
- Tổng cung tiền tệ không đổi.
Nếu hai điều kiện trên khơng được đảm bảo, sẽ có hiện tượng dịch chuyển đường cầu.
Lưu ý các kết luận:
- Không nên coi 3 hiệu ứng trên là các lý thuyết kinh tế khác nhau
- Chúng xuất hiện đồng thời mỗi khi giá biến động để làm tăng tổng cầu khi mức giá
giảm và ngược lại.

68


b) Sự chuyển dịch của đường tổng cầu
Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển ? Sự dốc xuống của đường tổng cầu cho biết
rằng sự suy giảm mức giá làm tăng lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ và ngược lại. Tuy nhiên,
cịn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ tại một mức giá cho
trước. Khi một trong những yếu tố này thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển. Chúng ta hãy
xem xét một vài ví dụ về những biến cố làm dịch chuyển đường tổng cầu. Chúng ta có thể phân
loại chúng theo thành tố chi tiêu trực tiếp bị ảnh hưởng nhiều nhất.
(i) Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng.
Giả sử người Việt đột nhiên trở nên quan tâm nhiều hơn đến tiết kiệm cho khi nghỉ hưu,
và kết quả là họ giảm mức chi tiêu hiện tại. Do lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức
giá thấp hơn, nên đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, hãy tưởng tượng rằng sự
bùng nổ của thị trường chứng khoán làm cho người ta trở nên giàu có và ít quan tâm đến tiết
kiệm hơn. Việc chi tiêu cho tiêu dùng tăng lên phát sinh từ đó có nghĩa là lượng cầu lớn hơn tại
mỗi mức giá, do vậy đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Vì vậy, bất cứ sự kiện nào làm
thay đổi tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu.
Một biến chính sách có ảnh hưởng như vậy là mức thuế. Khi chính phủ cắt giảm thuế thì
điều đó đã khuyến khích mọi người tiêu dùng nhiều hơn, do đó đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải. Khi chính phủ tăng thuế, mọi người tiêu dùng ít hơn, và đường tổng cầu dịch chuyển
sang bên trái.
(ii) Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư.
Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư của cácdoanh nghiệp tại một mức giá nhất định
cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu. Ví dụ, ngành sản xuất máy tính cho ra mắt một dịng
máy có tốc độ cao hơn và nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào các hệ thống máy tính mới này.
Do lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tại mỗi mức giá cao hơn, đường tổng cầu dịch chuyển
sang phải. Ngược lại, nếu các hãng bi quan về điều kiện kinh doanh trong tương lai thì họ có
thể cắt giảm chi tiêu đầu tư và điều này làm đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Chính sách thuế cũng có thể ảnh hưởng tới tổng cầu thông qua đầu tư. Như chúng ta đã

thấy
trong bài 3, chính sách giảm thuế đầu tư (tức là chính phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chi
tiêu cho đầu tư) làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại bất kỳ mức giá
nào. Bởi vậy, nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải. Việc huỷ bỏ chính sách giảm thuế
đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái.
Một biến chính sách khác có thể ảnh hưởng đến đầu tư và tổng cầu là cung ứng tiền tệ.
Như chúng ta sẽ thảo luận đầy đủ hơn trong chương sau, sự gia tăng cung ứng tiền tệ làm cho
lãi suất giảm trong ngắn hạn. Điều này làm cho khoản vay trở nên ít tốn kém hơn, nó kích thích
chi đầu tư và do đó đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải. Trái lại, khi cung ứng tiền tệ
giảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng cầu dịch chuyển
sang trái. Nhiều nhà kinh tế tin rằng trong suốt lịch sử nước Mỹ, thay đổi trong chính sách tiền
tệ là một nguyên nhân quan trọng gây ra sự dịch chuyển trong tổng cầu.
69


(iii) Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu của chính phủ.
Một trong những cách trực tiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển
đường tổng cầu là thơng qua chi tiêu chính phủ. Ví dụ như quốc hội quyết định giảm mua sắm
các hệ thống vũ khí mới. Do lượng cầu về hàng hố và dịch vụ thấp hơn tại mọi mức giá, nên
đường tổng cầu dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại, nếu các chính quyền bang khởi cơng xây
dựng nhiều đường cao tốc hơn, kết quả là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ cao hơn tại mọi
mức giá và đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải.
(iv) Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng.
Bất cứ biến cố nào làm thay đổi xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho
đường tổng cầu dịch chuyển. Ví dụ khi châu Âu bước vào thời kỳ suy thối, nó mua ít hàng hố
hơn từ Việt Nam. Điều này làm giảm xuất khẩu ròng của Việt Nam và dịch chuyển đường tổng
cầu của nền kinh tế Việt Nam sang bên trái. Khi nền kinh tế châu Âu hồi phục và lại mua hàng
hố của Việt Nam, nó sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang bên phải.
Xuất khẩu ròng nhiều khi cũng thay đổi do những biến động trong TGHĐ. Giả sử các
nhà đầu cơ quốc tế đẩy giá trị đồng đô la lên trên thị trường ngoại tệ. Sự lên giá này của đồng

đơ la làm cho hàng hố của Việt Nam đắt đỏ hơn so với hàng ngoại. Điều đó kìm hãm xuất
khẩu, khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. Ngược lại, sự mất giá của đồng tiền Việt sẽ
thúc đẩy xuất khẩu ròng và dịch chuyển đường tổng cầu về bên phải.
4.2.4. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và sự chuyển dịch của đường tổng cung dài
hạn
Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất
ra và muốn bán tại mỗi mức giá cho trước bất kỳ. Không giống như đường tổng cầu lúc nào
cũng dốc xuống, đường tổng cung phụ thuộc vào khoảng thời gian nghiên cứu. Trong dài hạn,
đường tổng cung thẳng đứng, tức là tổng cung dài hạn độc lập với mức giá. Trái lại, trong
ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên, tức là tổng cung ngắn hạn có quan hệ đồng biến với mức
giá. Để giải thích tại sao có những biến động kinh tế ngắn hạn và nền kinh tế trong ngắn hạn
thường chệch ra khỏi vị trí dài hạn, chúng ta cần nghiên cứu cả hai trường hợp đường tổng cung
dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn.
a) Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn
(i) Lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dựa trên giả định cho rằng các biến thực tế không phụ
thuộc vào các biến danh nghĩa. Cụ thể, theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển, sản lượng
hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế (GDP thực tế của nó) phụ thuộc vào 3 nhân tố chính
gồm nguồn cung về lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên dùng để chuyển các yếu tố sản suất
này thành các hàng hoá và dịch vụ. Đường tổng cung thẳng đứng phù hợp với tư tưởng này, vì
nó hàm ý rằng sản lượng (biến thực tế) không phụ thuộc vào mức giá (biến danh nghĩa). Theo
quan điểm cổ điển thì đường tổng cung thẳng đứng đúng cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn
Trong thập niên 1950, lý thuyết tân cổ điển với mơ hình Solow đã bổ sung thêm nhân tố
có tính chất quyết định tạo ra tăng trưởng dài hạn là tiến bộ công nghệ. Tiếp theo trong những
thập kỷ 1970-1980 của thế kỷ trước, các nhà kinh tế tân cổ điển lại bổ sung nhân tố trình độ
70


quản lý để kết hợp với tiến bộ công nghệ, khẳng định ở đâu có những nhà quản trị, quản lý tốt,
thì ở đó tăng trưởng kinh tế nhanh. Đặc biệt, từ giữa thập niên 1990, với sự hình thành Tổ chức
thương mại thế giới (WTO), vai trò của hợp tác và phân công lao động quốc tế nổi lên như là

nhân tố tăng trưởng thứ 5 tạo ra sự giàu có của các quốc gia.
(ii) Do mức giá khơng ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định GDP thực tế trong dài hạn,
nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng như trong hình 4. Nói cách khác, trong dài hạn, các
nguồn lực như lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ cơng nghệ và trình độ quản lý,
và tham gia hợp tác và phân công lao động quốc tế quyết định tổng lượng cung về hàng hoá và
dịch vụ, trong khi giá cả khơng có bất kỳ ảnh hưởng gì tới tổng cung dài hạn, tức là tổng cung
dài hạn vẫn sẽ giữ nguyên bất kể mức giá thay đổi ra sao. Về thực chất, tổng cung thẳng đứng
là thể hiện của nguyên tắc phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền.
Hình 4.16: Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng

Tuy nhiên những phát triển lý thuyết từ sau khi học thuyết kinh tế của Keynes ra đời năm
1936 càng ngày càng cho thấy nguyên lý phân đơi cổ điển và tính trung lập của tiền chỉ đúng
khi nghiên cứu nền kinh tế trong thời kỳ dài nhiều năm và nó khơng cịn đúng nếu nghiên cứu
sự thay đổi từ năm này qua năm khác. Do vậy, ngày nay các nhà kinh tế đều đồng ý đường tổng
cung chỉ thẳng đứng trong dài hạn.
Đến đây lại xuất hiện câu hỏi tại sao đường cung về các mặt hàng cụ thể có thể dốc lên
nếu đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Lý do là cung về hàng hoá và dịch vụ phụ thuộc vào
giá tương đối - tức giá của hàng hố và dịch vụ đó so với các giá khác trong nền kinh tế. Ví dụ
khi giá kem tăng lên, các nhà sản xuất kem sẽ tăng sản lượng và lấy đi lao động, sữa, sô cô la
và các đầu vào khác từ sản xuất các sản phẩm khác, chẳng hạn sữa chua. Trái lại, tổng sản lượng
của cả nền kinh tế bị giới hạn bởi lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và cơng nghệ. Do đó,
nếu giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế cùng tăng lên thì tổng lượng cung
về hàng hóa và dịch vụ sẽ không thay đổi .

71


(iii) Câu hỏi tiếp theo là tại sao đường tổng cung dài hạn có thể dịch chuyển và những
nhân tố nào có thể làm nó dịch chuyển ? Vị trí của đường tổng cung dài hạn cho biết lượng
hàng hoá và dịch vụ được lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển dự báo. Mức sản lượng này thường

được gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng toàn dụng. Nói chính xác hơn, ta gọi đó là mức
sản lượng tự nhiên vì nó cho biết nền kinh tế sản xuất ra bao nhiêu khi thất nghiệp ở mức tự
nhiên hay bình thường. Mức sản lượng tự nhiên là mức sản lượng mà nền kinh tế hướng tới
trong dài hạn.
Bất kỳ một thay đổi nào trong nền kinh tế mà làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũng
làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn. Do sản lượng trong mơ hình cổ điển phụ thuộc vào
lao động, tư bản, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ, nên chúng ta có thể phân loại những dịch
chuyển của đường tổng cung dài hạn theo các nguồn gốc này. Những thay đổi phát sinh từ lao
động. Hãy tưởng tượng ra rằng nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngồi. Do
có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên. Kết quả là, đường tổng
cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải. Ngược lại, nếu nhiều công nhân rời bỏ nền kinh tế để
ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái.
Vị trí của đường tổng cung dài hạn cịn phụ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nên bất
kỳ sự thay đổi nào trong tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên này cũng dịch chuyển đường tổng cung dài
hạn. Ví dụ nếu Quốc hội cần phải tăng đáng kể mức lương tối thiểu lên, tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên sẽ tăng và nền kinh tế sẽ sản xuất ra một lượng hàng hoá và dịch vụ nhỏ hơn. Kết quả là
đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang bên trái. Ngược lại, nếu cải cách trong hệ thống
bảo hiểm thất nghiệp khuyến khích người thất nghiệp nỗ lực tìm việc làm hơn, tỷ lệ thất nghiệp
tự nhiên sẽ giảm, và đường tổng cung dài hạn sẽ dịch chuyển sang phải. Những thay đổi phát
sinh từ tư bản. Sự gia tăng khối lượng tư bản trong nền kinh tế làm tăng năng suất, và do đó
làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ. Kết quả là đường tổng cung dài hạn dịch chuyển
sang phải. Ngược lại, sự suy giảm trong khối lượng tư bản làm giảm năng suất, giảm lượng
cung về hàng hoá và dịch vụ, làm cho đường tổng cung dài hạn dịch sang trái.
Cần chú ý rằng lơ gích trên áp dụng cho cả trường hợp tư bản hiện vật và vốn nhân lực.
Sự gia tăng khối lượng máy móc hay số người tốt nghiệp đại học đều nâng cao năng lực sản
xuất hàng hoá và dịch vụ. Do vậy, chúng đều làm cho đường tổng cung dài hạn dịch sang phải.
Những thay đổi phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên. Nền sản xuất của một quốc gia phụ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên của nó bao gồm đất đai, khống sản và thời tiết. Việc khám phá ra
một mỏ khống sản có thể làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn sang bên phải. Sự thay
đổi thời tiết có thể làm cho hoạt động canh tác khó khăn hơn và đường tổng cung dài hạn dịch

chuyển sang trái.
(iv) Ở nhiều nước, những tài nguyên thiên nhiên quan trọng được nhập từ các nước khác.
Sự thay đổi trong nguồn tài nguyên thiên nhiên này cũng làm dịch chuyển đường tổng cung.
Như chúng ta sẽ thảo luận ở phần sau của chương này, các biến cố trên thị trường dầu khí thế
giới là một tác nhân quan trọng làm dịch chuyển đường tổng cung. Những thay đổi phát sinh từ
tri thức cơng nghệ. Có lẽ lý do quan trọng nhất để hiện nay chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá
72


và dịch vụ hơn thế hệ trước là sự tiến bộ trong tri thức công nghệ. Việc phát minh ra máy tính
đã giúp chúng ta sản xuất ra nhiều hàng hoá và dịchvụ hơn với lượng lao động, tư bản và tài
nguyên thiên nhiên như cũ. Kết quả là đường tổng cung dịch chuyển sang phải.
Tuy nhiên, cịn có nhiều những biến cố khác có ảnh hưởng giống như thay đổi cơng nghệ
tổng cung sang phải. Ngược lại, nếu chính phủ thông qua một số quy định hạn chế doanh nghiệp
sử dụng một phương pháp sản xuất nào đó, có thể vì chúng q nguy hiểm đối với cơng nhân,
thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái.
Tóm lại, đường tổng cung dài hạn phản ánh mơ hình cổ điển về nền kinh tế đã phát triển
trong các bài trước. Cụ thể, là nguyên lý phân đôi cổ điển và sự trung lập của tiền tệ. Cả hai đều
có nghĩa là về dài hạn, tổng cung chỉ phụ thuộc vào các biến thực, không phụ thuộc vào các
biến danh nghĩa như giá cả, tiền tệ, lãi suất danh nghĩa…
Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm tăng GDP thực tế trong các bài trước, thì giờ đây
đều có thể coi là làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ và đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển sang phải. Bất cứ chính sách hay biến cố nào làm giảm GDP thực tế được đề cập trong
các bài trước đều có thể được coi là làm giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ và làm cho
đường tổng cung về hàng hoá và dịch vụ dịch chuyển sang trái.
(v) Một cách mới để mô tả tăng trưởng dài hạn và lạm phát
Sau khi đã giới thiệu đường tổng cầu và tổng cung dài hạn của nền kinh tế, bây giờ chúng
ta có một cách mới để mơ tả xu thế dài hạn của nền kinh tế. Hình 5 mô tả những thay đổi đối
với nền kinh tế qua các những năm. Cần chú ý rằng cả hai đường đều dịch chuyển. Mặc dù có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế trong dài hạn, và về nguyên tắc có thể đã gây ra những

sự dịch chuyển đó, nhưng hai yếu tố quan trọng nhất trong thực tế vẫn là cơng nghệ và chính
sách tiền tệ. Tiến bộ cơng nghệ nâng cao khả năng sản xuất hàng hố và dịch vụ của nền kinh
tế và điều này làm cho đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Cùng lúc đó do Quỹ
dự trữ Liên bang Mỹ liên tục tăng cung ứng tiền tệ, nên đường tổng cầu cũng dịch sang phải.
Như hình này cho thấy, kết quả là sự tăng trưởng theo xu thế của sản lượng (biểu thị bằng sự
gia tăng của Y) và lạm phát liên tục (biểu thị bằng sự gia tăng của P). Đây là một cách khác để
biểu thị sự phân tích cổ điển về tăng trưởng và lạm phát.

73


Hình 4.17: Quan hệ giữa tổng cung dài hạn và lạm phát

Tuy nhiên, mục tiêu phát triển đường tổng cầu và tổng cung khơng phải là để khốc chiếc
áo mới cho những kết luận dài hạn. Thay vào đó, nó cung cấp cho chúng ta một khn
khổ để phân tích ngắn hạn như sẽ thấy ngay sau đây. Khi xây dựng mơ hình ngắn hạn,
chúng ta giữ cho phân tích đơn giản bằng cách không xem xét sự tăng trưởng và lạm phát
liên tục trong hình 5. Tuy nhiên ln nhớ rằng, các xu thế dài hạn tạo ra nền tảng cho các
biến động ngắn hạn. Biến động ngắn hạn trong sản lượng và mức giá nên được coi là những sai
lệch so với xu thế dài hạn diễn ra liên tục
4.2.5. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn
a) Quan hệ dương giữa giá cả và sản lượng
Bây giờ chúng ta sẽ phân tích hành vi của tổng cung ngắn hạn. Đây là điểm khác nhau
then chốt giữa nền kinh tế trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong mục trên đây, chúng ta đã
biết đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Trong mục này, chúng ta sẽ chỉ ra trong ngắn hạn,
đường tổng cung là đường dốc lên như trong hình 6. Nghĩa là, trong vịng một hay hai năm, sự
gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong
nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hố và dịch vụ.
Yếu tố nào gây ra mối quan hệ thuận này giữa mức giá và sản lượng trong ngắn hạn ?
Các nhà kinh tế vĩ mô đã đưa ra ba lý thuyết để giải thích cho sự dốc lên của đường tổng cung

ngắn hạn. Trong mỗi lý thuyết đó, một sự khơng hồn hảo của thị trường làm cho mặt cung của
nền kinh tế trong ngắn hạn có biểu hiện khác với trong dài hạn. Mặc dù các lý thuyết này khác
nhau về chi tiết, nhưng chúng có một kết luận chung: lượng cung về sản lượng chệch khỏi mức
74


dài hạn hay tự nhiên khi mức giá chệch khỏi mức giá đã được người dân dự kiến. Cụ thể khi
mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và nền kinh tế được gọi là
đang tăng trưởng nóng. Ngược lại, khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống
dưới mức tự nhiên của nó; khi đó nền kinh tế đang tăng trưởng lạnh.
Hình 4.18: Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên

Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P1 xuống P2 làm giảm tổng cung từ Y1 xuống Y2.
Mối quan hệ thuận này có thể do ba nguyên nhân Nhận thức sai lầm hay ảo tưởng (ảo giác) tiền
tệ, Tiền lương cứng nhắc và Giá cứng nhắc. Tuy nhiện, nhận thức sai lầm hay các nhân tố tiền
lương và giá cả cứng nhắc chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và
giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.
b) Ba lý thuyết giải thích đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn
(i) Lý thuyết nhận thức sai lầm. Một cách tiếp cận đối với đường tổng cung ngắn hạn là
lý thuyết nhận thức sai lầm. Theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm
thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra trên các thị trường cá biệt,
được họ bán sản phẩm của mình ở đó. Do nhận thức sai lầm trong ngắn hạn, các nhà cung cấp
phản ứng lại những thay đổi trong mức giá và phản ứng này dẫn đến đường tổng cungdốc lên
trong ngắn hạn.
Để hiểu quá trình này diễn ra như thế nào, chúng ta hãy giả sử mức giá chung giảm xuống
dưới mức mà mọi người dự kiến. Khi các nhà cung cấp thấy giá sản phẩm của mình giảm, họ
có thể lầm tưởng rằng giá tương đối đã giảm. Ví dụ, người nơng dân trồng lúa mì có thể nhận
thấy giá lúa mì giảm trước khi biết rằng giá của nhiều hàng tiêu dùng mà họ mua giảm. Từ kết
quả quan sát này, họ có thể suy luận rằng giá lúa mỳ là thấp tạm thời và họ có thể phản ứng lại
bằng cách cắt giảm lượng lúa mỳ mà họ cung ứng. Tương tự như vậy, công nhân có thể nhận

thấy tiền lương danh nghĩa của họ giảm trước khi nhận ra rằng giá hàng hoá mà họ mua giảm.
75


×