Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Tài liệu Chọn giống tôm càng xanh chất lượng cao docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.77 KB, 13 trang )

Chọn giống tôm càng xanh chất lượng cao
1. Chọn tôm đều cỡ
Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen
hoặc vàng xám, >
Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn
tôm giống phải có chiều dài 3-5cm (trong trường hợp chọn từ
tôm post thì tôm post phải được nuôi dưỡng trong môi trường
nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ
1-2 cm).
Trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn
hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng
đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn
hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.
2. Chọn tôm khỏe
Bắt một ít tôm giống (khoảng 80-100 con) cho vào một cái chậu mủ có nước cao 7-10 cm, dùng tay
quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành
và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính
được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa
chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha formol với nồng độ 100 ppm
(pha 1 ml formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm
kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.
Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như:
Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.
Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V.
Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được
biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).
Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước.
3. Chọn tôm không bị bệnh
Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu
đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.


Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu
nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Tôm bệnh thường bơi lội và phản ứng chậm.
1
THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT THỨC ĂN
Thức ăn cho tôm bảo đảm đủ dinh dưỡng và khoáng để tôm phát triển tốt, lột xác dể dàng. Có thể
dùng thức ăn viên, cá vụn, con ruốc hay tép v.v
Thức ăn phải bảo đảm các thành phần dinh dưỡng như sau:
Protein : 30-35 %
Lipid : 3-5%
Canxi : 2-3%
Phospho : 1-1,5%
Cellulose : 3-5%
Khẩu phần ăn tính theo % trọng lượng thân, hay từng khoảng thời gian một thay đổi hệ số 1 lần.
Trong ruộng lúa chỉ cần cho ăn bằng 1/2 lượng thức ăn trong ao, vì tôm có thể ăn thức ăn tự nhiên
trong ruộng lúa. Có thể dựa vào bảng 4 để tính vào lượng thức ăn hàng ngày.
Nếu dùng thức ăn tươi sống tăng lên 4-5 lần.
Cho ăn ngày 2 lần vào 6h và 18h. Thức ăn được rải đều khắp ao để tôm dễ bắt mồi. Trong các ao
để các sàng chứa thức ăn, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu, nếu thiếu phải bổ sung thêm,
nếu thừa thì giảm xuống.
TÔM GIỐNG VÀ THẢ TÔM GIỐNG
++ Con giống:
Tôm giống từ 1-4 tuần tuổi, khoẻ mạnh, không bệnh tật. Có thể sử dụng tôm giống đánh bắt trong
tự nhiên.
++Mật độ thả:
- Đối với ao nuôi mật độ 4 - 6 con/m2
- Đối với ruộng lúa mật độ 6 con/m2 diện tích mương
- Nuôi đánh tỉa thả bù: 16-22 con/m2 từ tháng thứ 7 trở đi, cứ hàng tháng đanh tỉa bớt tôm đạt tiêu
chuẩn thương phẩm (45g) và đến tháng thứ 10 thả bù, số lượng thả bù là 50% số tôm giống ban
đầu, sau đó cứ 6 tháng thả bù 1 lần.
++ Cách vận chuyển giống

Hiện nay, bà con nông dân quen nuôi tôm có kích thước từ 3-4 cm trở lên, chưa quen nuôi giống
nhỏ, cho nên việc vận chuyển giống lớn phải đảm bảo kỹ thuật mới cho tỷ lệ sống cao.
2
Khi vận chuyển giống ở ao ương đi xa vùng nuôi, phải thu hoạch trước 1-2 ngày, cho tôm vào hai
bể, để tôm khỏe rồi mới vận chuyển.
Dùng bao ny lon (60 x 90 cm) có bao ngoài bảo vệ, 1/3 nước và 2/3 bơm oxy, đóng 1.000 - 1.200
con/ bao, loại 3-4cm (0,5-1 g/con), nhiệt độ nước trong bao: 24oC. Thời gian vận chuyển: 8-10h.
BỆNH ĐỐM NÂU (BỆNH HOẠI TỬ)
Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến
tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do môi trường sống của tôm
không hợp vệ sinh.
Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở
sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.
Tôm bị bệnh này trở nên kém ăn, mất sức, gầy tọp. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.
Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên
và trong ao nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm
có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.
Kinh nghiệm ươm tôm càng xanh
Chuẩn bị ao: Ao nuôi được vét bùn sạch, chiều sâu khoảng 2,5m, chiều rộng và dài tùy theo kích
thước ao. Bón khoảng 20kg vôi bột cho 100m2 ao, có thể bón thêm vôi khi độ pH chưa đạt mức 7 –
7,5. Bón thêm 40kg phân chuồng hoai và 0,5kg NPK cho 100m2 ao. Sau đó cho nước sông vào đạt
độ sâu 1m (nước sông phải qua lưới lọc để tránh cá dữ). Khi mùi nước trong ao ương có mùi đặc
trưng của nước sông là đạt yêu cầu. Phơi nắng ao một tuần cho nước có màu xanh của tảo thì tiến
hành làm vèo trong ao.
Làm vèo trong ao: Chăng 4 cọc tre trong ao bằng kích thước của vèo, sau đó căng theo 8 góc.
Trong trường hợp có kích thước lớn thì có thể đóng thêm cọc tre theo đường viền của vèo. Luồn
dây sắt theo đường viền của vèo rồi căng ra theo các cọc tre. Căng vèo xong tiến hành tháo thêm
nước sông vào cho độ sâu nước trong vèo đạt 1,5m. Xung quanh vèo đặt thêm những bó chà cho
tôm có chỗ trú ẩn khi nắng nóng và cũng là nơi lột xác của tôm. Có thể thả trong ao ít bèo lục bình

cho mát nước và đồng thời làm thêm sàn ăn bằng tre trong vèo.
Thả tôm trong vèo: Khi làm vèo xong thì thả tôm post, mật độ 300 – 500 con/m2 (nếu không có
sục khí, nếu có sục khí thì thả cao gấp đôi). Cần chú ý tùy theo số lượng tôm thả mà treo các bó
chà cho phù hợp.
Chăm sóc tôm: Cho tôm ăn một ngày 4 lần bằng thức ăn công nghiệp dạng viên. Lượng thức ăn
của tôm bằng 1/10 trọng lượng tôm thả và mỗi ngày tăng lên 5 – 7% so với trọng lượng ban đầu.
Cứ 2 ngày thì lấy bàn chải chà quanh vèo một lần, làm tăng độ thoáng khí cho vèo và khoảng 4 – 5
ngày phải vệ sinh sàn ăn và bó chà. Kiểm tra xem trong ao có các loại cá tạp, cá dữ, ếch nhái vào
không, nếu có cần phải có biện pháp diệt ngay. Sau 1 tháng thì tiến hành vớt những con to, có
chiều dài khoảng 4 – 5cm, trọng lượng 1,5 – 2g/con để thả ra ruộng. Những con nhỏ hơn ương
thêm 1 tháng nữa mới thả hết sang ruộng rộng.
Các hình thức nuôi tôm càng xanh
3
Nghề nuôi tôm càng mới được hình thành, nhân dân Nam Bộ có nhiều kinh nghiệm
trong kỹ thuật thả chà, trồng ấu để nhử dụ tôm vào ao. Những năm gần đây, nhiều
nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhân dân đã cải tạo ao mương, ruộng lúa hoặc
đào ao mới để nuôi tôm.
a. Nuôi trong ao, mương vườn.
Chuẩn bị ao: Cải tạo ao là công tác rất quan trọng, ao phải tát cạn, vét bớt lớp bùn
đáy, lấp các hang hốc, làm sạch cỏ, rải vôi bột với liều lượng 10-15 kg/100m2, trong
trường hợp ao không thể tát cạn được thì hạ mức nước xuống còn 10-30cm và dùng
dây thuốc cá với lượng 0,5 kg/100m2. Bón lót phân heo hay phân gà với lượng 10-
15 kg/100m2. Phơi đáy ao 1 tuần và lấy nước vào 2 ngày trước khi thả tôm.
Thả giống: Mật độ thả thay đổi theo kích cỡ giống. Trọng lượng tôm 3-6g thì thả 4-6
con/m2, còn đối với tôm bột 0,5 g/con thả 10-15 con/m2. Giống chuyển tới ao trong
túi nylon cần ngâm 1-15 phút trong nước để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao,
sau đó nhẹ nhàng thả giống ra. Nên thả giống vào sáng sớm hay chiều tối vì nhiệt độ
lúc này thấp tôm sẽ khỏe hơn. Phải hết sức cẩn thận ở khâu thả giống và vận
chuyển giống vì tỉ lệ hao hụt chủ yếu là sau khi thả giống.
Thức ăn và khẩu phần: Thức ăn của tôm có thể thịt cá tạp băm nhuyễn hay thức ăn

phối hợp dạng viên hay dạng bánh. Nói chung thức ăn cần có lượng đạm 25-30%. L-
ượng thức ăn thay đổi tùy theo kích cỡ tôm. Tôm nhỏ (5g) cho ăn 10% trọng lượng
thân cho 1 ngày trong tháng đầu và giảm xuống 5% ở tháng sau. Riêng đối với tôm
bột nên cho ăn nh sau:
Do tôm có tập tính là thích hoạt động về đêm, nên cho tôm ăn vào buổi sáng sớm
hay chiều tối. Khi cho ăn có thể rải ven bờ ao, cũng có thể rải thành nhiều điểm trong
ao nhưng nên rải cùng một chỗ để tôm quen nơi ăn.
Kích thích tôm lột xác:
Chu kỳ lột xác tôm phụ thuộc vào kích thước của chúng. Để cho tôm lột xác đồng
đều cần thả tôm có kích cỡ như nhau, thức ăn đầy đủ, trước thời điểm nước rong
cần ngưng trao đổi nước 2-3 ngày, sau đó cho tôm ăn tích cực và ngay con nước lớn
cần thay đổi thật nhiều nước nhằm kích thích tôm lột xác đồng loạt. Thức ăn cần
chứa nhiều canxi và phospho để tôm có đủ vật chất cho quá trình tạo vỏ mới sau khi
lột.
Thu hoạch: Có 2 cách thu hoạch là thu toàn bộ và thu tỉa. Thu toàn bộ là tháo cạn
nước thu tôm và chuẩn bị ao cho vụ kế tiếp. Thu tỉa là dùng lới kéo bắt tôm lớn và
thả bù vào tôm nhỏ. Tuy nhiên cũng nên thu toàn bộ sau 1 năm để sên vét cho vụ
khác. Năng suất tôm thịt nuôi trong ao từ con giống tự nhiên cỡ trung bình 5 g/con
đạt năng suất 600-750 kg/ha trong 5 tháng nuôi. Nếu thả ghép với cá mè trắng với
mật độ 1-2 con/m2 không ảnh hưởng đến sản lượng tôm. Năng suất cả cá và tôm là
2.100-3.000 kg/ha/năm.
4
b. Nuôi tôm trên ruộng lúa.
Công trình nuôi: Ruộng lúa được thiết kế có mương bao để tôm trú ẩn khi nhiệt độ
cao hay lúc phun thuốc trừ sâu. Mương bao có kích thớc 2-3m, sâu 1-1,2m hơi dốc
nhẹ về phía cống. Tổng diện tích mương so với diện tích ruộng là 10-20%. Ruộng
nuôi cần có bờ chắc chắn, giữ được nước, ngăn chặn xâm nhập của địch hại.
Cải tạo ruộng nuôi: Việc chuẩn bị ruộng để cấy lúa vẫn tiến hành bình thường nhưng
mương bao cần phải sên vét, bón vôi. Để cho tôm ăn được thức ăn trên ruộng lúa
nên cấy thưa hay làm nhiều rãnh có kích thước 0,2m.

Mật độ thả: ở ruộng nuôi diện tích mương giới hạn nên mật độ thả thấp 0,5-2 con/m2
(tôm cỡ 3-5 g/con). Cách thả tôm giống như cách thực hiện như ở ao.
Thức ăn: Thức ăn, phương pháp cho ăn giống như nuôi tôm trong ao. Khẩu phần
cho ăn chỉ cần 3% trọng lượng thân.
Thu hoạch: Khi thu hoạch phải hạ bớt nước ở ruộng ta dùng lới để thu hoạch.
Cách phân biệt đực cái giống tôm càng xanh
Tôm đực có sự phân hóa về kích thước rất rõ: một số ít có kích thước to kỷ lục, số khác lại
còi cọc, tỷ lệ sống không cao trong khi nuôi toàn tôm cái thì có kích thước đều hơn, tỷ lệ
sống cao hơn nhưng nhìn chung nuôi toàn tôm đực thì năng suất vẫn thường cao hơn nuôi
tôm cái.
Vì vậy, việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh.
Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cho biết:
Với các con trưởng thành: Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể nặng tới
450g/con, thân trương đối tròn, màu xanh dương đậm, chùy phát triển nhọn; nửa chùy ngoài cong
lên, trên mắt chùy có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12-15 răng. Chiều dài
của chùy tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực trong khi đó chùy tôm đực dài hơn
chiều dài vỏ đầu ngực. Khi chiều dài bình quân đạt 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-12g, tôm
càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Nhưng khi chiều dài vượt quá
14cm thì con đực thường phát triển nhanh hơn con cái. Khi tôm trưởng thành, sự khác biệt giữa
con đực và con cái rõ ràng hơn: tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, nên trong những con cùng tuổi
cùng điều kiện chăm sóc thì bao giờ tôm đực cũng to hơn tôm cái, với tôm bột, sau 7 tháng con
đực có thể đạt tới 110g/con trong khi con cái chỉ đạt 50g.
Với tôm chưa thành thục hoàn toàn: Ta có thể phân biệt đực, cái nhờ vào các biểu hiện bên ngoài
của cơ quan sinh dục của chúng. Với con đực thì lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 trong khi
lỗ sinh dục của con cái lại nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, ngay sau đôi càng. Bằng mắt thường ta có
thể thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có 2 nhánh, còn ở tôm cái vị trí này chỉ có 1 nhánh.
Biện pháp trú đông cho tôm càng xanh và cá rô phi vằn
Tôm càng xanh và cá rô phi vằn sinh trưởng và phát dục thuận lợi ở nhiệt độ
22-32oC, nhưng chúng đều kém chịu lạnh. Khi nhiệt độ nước hạ thấp dới 14oC (đối
5

với tôm càng xanh) và 12oC (đối với rô phi vằn) thì tôm càng xanh và cá rô phi vằn
chết hàng loạt. ở các tỉnh phía Bắc nước ta về mùa đông nhiệt độ nước có thể xuống
tới 14-15oC. Nhiệt độ nước ao vào tháng rét nhất có thể xuống tới 12-13oC và kéo
dài trong nhiều ngày. ở nhiệt độ này, tôm càng xanh và cá rô phi vằn có thể chết rất
nhiều, thậm chí chết hết. Vì vậy, cần có những biện pháp giữa tôm càng xanh và cá
rô phi vằn qua đông.
Một số biện pháp giữ tôm càng xanh và cá rô phi vằn qua đông như sau:
1. Tận dụng các nguồn nước ấm: Có thể là nước khoáng ấm như Kim Bôi (Hòa
Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng) hoặc nước nhà máy công nghiệp thải ra để giữ tôm,
cá qua đông; nhưng với điều kiện là nước thải phải không có chất độc hại. Viện
Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nhiều năm đã giữ tôm càng xanh và cá rô phi vằn
qua đông ở vùng nước khoáng Kim Bôi, Tiên Lãng và Hng Hà thành công. Không
những tôm, cá qua đông đạt tỷ lệ sống 90-95% mà còn bảo đảm tốc độ sinh trưởng
nh nuôi trong ao chính vụ, đặc biệt là tỷ lệ thành thục của tôm và cá cái đạt 60-70%.
2. Đào ao sâu để trú đông cho tôm càng xanh và cá rô phi vằn: ao phải đào ở
nơi khuất gió bắc, tận dụng được ánh sáng chiếu vào. Diện tích ao tùy thuộc vào
lượng tôm, cá trú đông, ở gia đình chỉ cần diện tích từ 80-200m2, độ sâu mức nước
từ 2-2,5m. Ao trú đông chỉ nên dùng cho tôm, cá bố mẹ, vì thế số lượng tôm và cá trú
đông không cần nhiều. Căn cứ vào nhu cầu giống cho năm sau mà tính ra số lượng
tôm, cá bố mẹ cần đa đi trú đông. Tỷ lệ đực/cái của tôm và cá đa đi trú đông là 1/2.
Mật độ tôm từ 5-6 con/m2, cá từ 3-5 con/m2. Nếu nuôi chung trong cùng một ao thì
mật độ: 3 tôm + 3 cám/m2.
3. Chuẩn bị ao và tôm, cá trước khi đa đi trú đông: Ao phải được tát cạn, vét
bùn, tẩy vôi, phơi nắng để diệt trừ mầm bệnh, lọc và kiểm tra chất lượng nước khi đa
vào ao. Chọn tôm, cá khỏe mạnh, bơi lội hoạt bát, không mang bệnh ký sinh. Trước
khi thả tôm, cá xuống ao trú đông nên tắm cho tôm, cá qua nước muối ăn với nồng
độ 3% (300g muối ăn pha trong 10 lít nước) trong 15-20 phút.
4. Chăm sóc, quản lý tôm, cá trong thời gian trú đông: Thường xuyên theo dõi
chất lượng nước, tránh gây ô nhiễm nước ao nuôi tôm, cá trú đông. Luôn bổ sung
nước mới để giữ mức nước ổn định nhất. Hàng ngày phải theo dõi nhiệt độ nước

trong ao trú đông. Cho tôm, cá ăn thức ăn giàu đạm bao gồm cám gạo, bột ngô, bột
đậu tương, bột cá nhạt. Lượng thức ăn cho tôm, cá tùy theo nhiệt độ nước trong
từng loại ao: Ao có nước khoáng ấm, nhiệt độ nước ổn định từ 26-30oC lượng thức
ăn cho tôm, cá bằng 2-3% khối lượng tôm, cá trong ao/ngày. Ao sâu khuất gió (không
có nước khoáng ấm) nhiệt độ nước ao phụ thuộc vào thời tiết (không ổn định) nên
chỉ cho tôm, cá ăn khi nhiệt độ nước trong ao từ 18oC trở lên với lượng thức ăn
bằng 0,5-1% khối lượng tôm, cá có trong ao/ngày).
Một số nơi ở miền Bắc nước ta đã thử nghiệm một phương pháp trú đông mới
có kết quả, đó là việc đa cá rô phi vằn vào các giai cắm trong ao nước sâu (đáy giai
cách đáy ao 0,50m). Việc trú đông cho cá rô phi bố mẹ, thậm chí cho cả cá hơng
trong những tháng mùa đông ở các giai cắm trong ao sâu, không những chỉ tỷ lệ
sống cao mà còn có hiệu quả kinh tế tốt.
6
Nuôi tôm càng xanh trong đăng quần
Chọn nơi để nuôi: Cần dựa vào đặc điểm sống của tôm càng xanh là sống sạch nên chọn vùng
nước thích hợp để nuôi tôm. Nước không gần công xưởng nhà máy có chất thải, nước rơm rạ,
cỏ, thuốc sâu trừ SXNN. Nước chảy liên tục đủ cung suốt thời gian nuôi tôm, đủ dưỡng khí
cho tôm ở mật độ cao khỏi phải sục khí, tự thay nước. Nuôi tôm càng xanh bằng đăng quần ở
trong vùng nước triều lên xuống hàng ngày cần lưu ý có thời gian nước lớn, ròng 30-60 phút,
tôm thiếu dưỡng khí dễ bị chết. Nếu nuôi ở mật độ cao, khi nước ròng nước kém tôm bị nước
xấu cũng dễ bị chết. Thuận lợi nhất cho nuôi tôm đăng quần ở vùng lũ, hồ chứa nước chảy
một hướng, ở vùng triều thì mật độ nuôi thấp hơn.
Cấu tạo đăng quần: Đăng quần có diện tích 200-300-600m2, chạy dài theo mé sông, rạch, cồn.
Dài 20-40-60m, rộng tùy nơi 10-15-20m, độ sâu mực nước trong đăng 1,5-3m nước ổn định
trên 1,5m. Một phía dựa vào bờ gần nhà dễ quản lý, phía còn lại được cắm các cọc tre, tràm,
bạch đàn và cặp nẹp chắc. Dùng đăng tre bện dầy ghép từng miếng vào cặp nẹp. Để an toàn,
dùng lới cước mành không chạy mặt 2a=1mm, loại lới màu đen cặp vào khung đăng. Trước
khi đăng, nền đáy nơi đăng được cào bùn đến còn đáy trơ. Nước lũ đến đâu dâng đăng cao
hơn đến đó. Trong đăng được để chà gần sát đáy, bó chặt kiểu chà tôm, chà tre khô càng tốt,
diện tích chà chiếm 1/3 đăng quần. Có thể thay lới và tre bằng lới đục cào Thái dùng lâu dài,

song phải thả tôm giống lớn.
- Thời vụ nuôi tôm càng xanh lệ thuộc vào nguồn nước lũ về sớm, muộn, nguồn giống tôm cỡ
lớn có đủ cung (giống nhân tạo hoặc tự nhiên). Thường nuôi từ tháng 6-7 dơng lịch đến tháng
1-2 dơng lịch, thời gian 5 tháng.
- Cỡ giống thả 200-250 con/kg. Mật độ thả 10-15-20 con/m2, nếu nuôi ở vùng triều 3-5-7
con/m2, nuôi có sục khí lúc nước đứng thì mật độ nuôi cao hơn. Chọn giống tôm khỏe mạnh,
cùng cỡ, thả vào vèo treo ở đăng quần, một đầu vào hạ thấp cho tôm khỏe ra ngoài, tôm yếu đ-
ược chăm sóc khi khỏe thả ra, biết số lượng giống tôm thả ra. Thời gian thả không nên kéo
dài, tôm phân đàn lớn, ăn thịt nhau, hao hụt nhiều.
Thức ăn cho tôm: Chủ yếu tận dụng thế mạnh nguồn cá tạp, cá phần, cua, ốc, gạo có ở địa
phương để cho tôm ăn. Băm vừa miếng mồi cho tôm ăn hoặc nước cốt dừa cả xác ngăm gạo
cho tôm ăn. Thức ăn có thể sử dụng bằng thức ăn chế biến ở tại chỗ, thức ăn công nghiệp cho
tôm ăn. Ngày cho tôm ăn 2 lần: Chiều tối 18-19 giờ = 70% lợng thức ăn và sáng sớm 5-6 giờ:
30%, thức ăn được rải đều trong đăng quần. Tỷ lệ cho ăn thức ăn tinh khởi đầu 20% lượng
thức ăn so với trọng lượng tôm, giảm dần đến còn 3% trong thời gian nuôi. Riêng thức ăn tươi
bằng 2-3 lần thức ăn tinh. Cần dùng sàn cho thức ăn vào treo ở đăng, xem tôm có thức ăn từ
đầu đến đuôi không và lặn mò kiểm tra nếu đáy dư thức ăn hay thiếu mà tăng giảm lượng thức
ăn. Tôm cần ăn đủ số và chất lượng thức ăn nhất là độ đạm phải trên 20%, có mùi hấp dẫn
(tanh, dầu ). Người nuôi tôm đã thử 1 ngày vì bận nên không cho tôm ăn, khi mò kiểm tra
tôm bị gãy càng ngoe nhiều, do tôm không lột và tôm lớn hơn tấn công.
Quản lý chăm sóc tôm nuôi:
7
- Cần đảm bảo cho tôm ăn đủ số và chất lượng hàng ngày, không để thức ăn dư làm thối nước
và là nơi chuột phá lới nhiều nhất.
- Cần kiểm tra tình trạng sinh sống của tôm để xử lý kịp thời, nhất là nguồn nước phèn, nước
cỏ, nước có thuốc trừ sâu, tôm sống không bình thường và tôm chết.
- Năm nào lũ về yếu, nước thấp, chảy yếu, thức ăn kém tôm chậm lớn, dễ bị hao, cần xử lý kịp
thời theo từng yếu tố.
- Kiểm tra không để cá dữ vào ăn tôm, nếu có phải tìm cách bắt và loại bớt cá tép tranh mồi ăn
của tôm.

- Hàng ngày kiểm tra trên và dới nước lưới đăng xem có bị thủng do giao thông, do chuột,
cua phá hư, sửa kịp thời.
- Tùy thời gian nuôi nâng chà kê lên khỏi đất bùn, và trên mặt nước được thả 30% là lục bình
theo từng cụm để tôm lột và trú.
- Kiểm tra giữ gìn không để trộm cắp tôm, thuốc tôm cá trên sông.
- Tôm nuôi sau 4-5 tháng: Nớc tốt năm nước lớn thì 1kg tôm giống thu 10kg tôm thịt hoặc
thấp 5-7kg. Nuôi tôm từ tháng thứ 3 trở đi thu tỉa tôm lớn trên 50g mà tôm càng xanh và tôm
mang trứng bán, sau đó thu toàn bộ. Năng suất nuôi 3000-5000 kg/ha, cá biệt 10.000kg/ha, cỡ
tôm trung bình 30-50 g/con.
Bệnh đục cơ trên tôm càng xanh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An mà đặc biệt là khu vực Đồng Tháp Mười đang đẩy mạnh phong
trào nuôi tôm càng xanh (TCX) trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ,… và mô hình nuôi tôm trong
mùa lũ. Đây là một điều đáng mừng, song cũng đáng lo ngại cho bà con nông dân trong việc phòng
trị bệnh. Bởi lẽ, người dân càng ồ ạt nuôi thì nguy cơ lây lan dịch bệnh càng cao. Một trong những
bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế cho các trại giống và các cơ sở ương
nuôi TCX ở Long An nói riêng và cả nước nói chung là bệnh đục cơ hay còn được gọi là bệnh trắng
đuôi.
Bệnh đục cơ gây tỉ lệ chết cao ở TCX giai đoạn hậu ấu trùng, dao động trong khoảng 30-100%.
TCX bị nhiễm bệnh sau khi chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng được 2-3 ngày tuổi sẽ có dấu hiệu
bị đục cơ. Lúc này bắt đầu xuất hiện tôm chết rải rác và tỷ lệ chết có thể lên tới 100% trong vòng 5
ngày kể từ khi phát hiện có tôm mang dấu hiệu đục cơ. Tôm bị bệnh sẽ lờ đờ, giảm ăn, và phần cơ
bụng có màu trắng đục. Lúc đầu vùng đuôi bị đục trước sau đó nhanh chóng lan rộng lên khắp thân
và đầu của tôm.
Vừa qua, Bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản (Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ) đã tổ chức Hội
thảo báo cáo kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh đục cơ trên TCX”.
Có gần 50 đại biểu đến tham dự là đại diện của Chi cục Thủy sản, Trung tâm Thủy sản, Trạm
khuyến ngư và các cơ quan có liên quan của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) như
Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… Kết quả đề tài đã xác định tác nhân gây
bệnh đục thân (cơ) là do vi-rus ARN (Macrobrachium rosenbergii Nodavirus – MrNV và Extra small
8

virus – XSV). Ngoài ra, qua đề tài cũng đã phát triển được bộ kít chẩn đoán bệnh đơn giản và thời
gian chẩn đoán nhanh chóng. Với kết quả này sẽ giúp công tác quản lý bệnh đục thân trên TCX
nuôi ở ĐBSCL hiệu quả hơn.
Đến thời điểm hiện tại, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị, cách tốt nhất và hiệu quả nhất là phòng
bệnh ngay từ giai đoạn đầu như khống chế các yếu tố môi trường luôn thích hợp cho tôm, diệt
khuẩn đáy ao, cấy men vi sinh,… Trong tình hình hiện nay, với việc du nhập và sử dụng tràn lan
những con giống TCX có nguồn gốc từ Trung Quốc thì việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh là vô cùng
khó khăn.
Do vậy, để giảm thiểu rủi ro và đạt hiệu quả cao khi nuôi TCX, bà con nông dân cần mua tôm giống
ở các cơ sở uy tín đã qua kiểm dịch, đừng ham thích những con giống rẻ tiền, không rõ nguồn gốc
mà bị tổn thất nặng nề về sau. Mùa lũ năm 2009 đang bắt đầu đổ về ở các khu vực Đồng Tháp
Mười cũng là thời điểm thuận lợi cho dịch bệnh lan rộng. Hơn lúc nào hết, bà con phải đặc biệt chú
ý, đẩy mạnh công tác phòng bệnh và phối hợp với các cơ quan chức năng như Trung tâm Thủy
sản Long An, Trạm Khuyến ngư Đồng Tháp Mười,… để có biện pháp ngăn chặn dịch bệnh kịp thời,
góp phần tăng năng suất cho vụ nuôi.
Nuôi tôm càng xanh sử dụng chế phẩm sinh học Enzyme-
Plus
Năm 2008 diện tích nuôi tôm càng xanh của toàn tỉnh là 1.067 ha, trong đó huyện Cao Lãnh là
154,41 ha. Trong những năm qua, các hộ nuôi thu được lợi nhuận rất cao từ mô hình nuôi tôm
càng xanh trên chân ruộng lúa. Một số hộ đã chủ động thả nuôi với mật độ khá cao từ 15 – 20
con/m2 để tăng năng suất dẫn đến hiện tượng tôm thường xuyên nổi đầu do nền đáy ao bẩn dẫn
đến thiếu oxy…
Để khắc phục tình trạng trên, Trạm thuỷ sản huyện Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi
tôm càng xanh bằng chế phẩm sinh học Enzyme-plus nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm rủi
ro trong quá trình nuôi.
Trạm thuỷ sản kết hợp với UBND xã Nhị Mỹ chọn hộ ông Trần Văn Tâm ở ấp Hoà Dân để thực
hiện mô hình. Ông Tâm là người có nhiều năm nuôi tôm và cũng gặp tình trạng tôm thường xuyên
nổi đầu.
Phương pháp sử dụng chế phẩm được cán bộ kỹ thuật trạm hướng dẫn theo đúng trình tự của sản
phẩm.

Sau khi tiến hành cải tạo ao đúng qui trình kỹ thuật và kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước nhất là
pH phải từ 6,5 – 7 mới tiến hành thả con giống.
Do con giống mới thả có kích cỡ nhỏ, lượng thức ăn sử dụng ít, lượng phân thải ra ít nên môi
trường không bị ảnh hưởng. Khi tôm nuôi được 1,5 tháng thì tiến hành xử lý Enzyme-plus và
Zeolite như sau:
- Liều lượng sử dụng Enzyme-plus: 5 lít/10.000m3 nước/ 3 ngày 1 lần.
- Liều lượng sử dụng Zeolite: 14 kg/10.000 m3 nước/ 1 tuần 1 lần.
Sử dụng Zeolite để hấp thụ khí độc do Enzyme-plus phân huỷ các chất hữu cơ và mùn bã đáy ao
gây ra.
9
Trong giai đoạn tôm tăng trưởng và phát triển, thường xuyên kiểm tra, quan sát các diễn biến của
môi trường nước ao nuôi vào buổi sáng và buổi chiều để điều chỉnh lượng Enzyme-plus cho phù
hợp.
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu môi trường trước và sau khi xử lý Enzyme-plus đều dao động trong
mức cho phép: pH: 6.0 – 7.0, NH3/NH4: 0.0 mg/l, NO2: 0.0 mg/l, O2: 3 – 6 mg/l.
Theo ông Tâm thì nuôi tôm với mật độ cao không sử dụng chế phẩm sinh học, tôm nuôi thường bị
nổi đầu vào các tháng cuối vụ, số lượng tôm bị đen mang, mòn râu, tôm chậm phát triển do lượng
mùn bã hữu cơ tích tụ ở đáy ao nhiều.
Còn kết quả khi ông sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi ở gia đình thì trong suốt quá trình nuôi
không có hiện tượng nổi đầu, tôm ít bị đen mang cũng như đóng rong, tôm phát triển nhanh, kích
cỡ tôm lớn nhiều.
Ông Tâm còn cho biết, năm 2007 chi phí sử dụng thuốc, hoá chất xử lý ao trong quá trình nuôi là 3
triệu đồng, còn năm nay khi sử dụng chế phẩm sinh học chi phí là 1,45 triệu đồng (Enzyme-plus: 5
lít/10.000 m3 x 10 lần/tháng x 4,5 tháng = 225 lít; Zeolite: 14 kg/10.000 m3 x 4 lần/tháng x 4,5 tháng
= 252 kg), giảm 50%. Lượng nhiên liệu dùng cho bơm nước nếu không sử dụng chế phẩm sinh
học là 300 lít, nhưng khi sử dụng chế phẩm thì nhiên liệu giảm đi chỉ sử dụng 150 lít, giảm 50%.
Kết quả đạt được của của việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi tôm là giúp người có thể nuôi
được với mật độ cao mà vẫn đảm bảo môi trường, tăng năng suất, lợi nhuận, hạn chế ô nhiễm môi
trường, hạn chế lây lan dịch bệnh do thường xuyên thay nước.
Nâng cao ý thức nông dân trong việc sử dụng và khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Đưa công nghệ sinh học vào sản xuất để tạo ra sản phẩm có giá trị cao, giá thành hạ đủ sức cạnh
tranh và tiến tới sản xuất phát triển theo hướng bền vững.
bệnh mềm vỏ kéo dài là do nguyên nhân nào? Cách khắc
phục
Bệnh mềm vỏ kinh niên (kéo dài) thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Bệnh thường
có biểu hiện là sau khi tôm lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị
cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh. Bệnh xảy ra có thể do một số nguyên nhân sau:
- Do thiếu hay mất cân bằng trong dinh dưỡng: thiếu chất khoáng (Ca và P) và một số vitamin, nhất
là vitamin D (có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thụ các chất khoáng); cho ăn thiếu hoặc sử dụng
thức ăn kém chất lượng, ôi thối.
- Do pH thấp. Đặc biệt trong mùa mưa, nhất là ở vùng nuôi tôm trong nội đồng, khả năng tôm bị
bệnh mềm vỏ kinh niên là rất lớn, do độ mặn giảm thấp, lượng vôi trong nước thấp.
- Trong ao chứa nhiều chất độc như các khí độc (H2S, NH3, ) sinh ra do sự phân huỷ của các chất
hữu cơ; chất độc sinh ra do tảo độc, do nguồn nước thải sinh hoạt, đặc biệt là thuốc trừ sâu trong
nông nghiệp.
Để khắc phục bệnh mềm vỏ tôm, bà con nên chú ý:
- Nâng cao chất lượng nước bằng cách: dùng men vi sinh EM1090, AS1 và AS3 liều lượng
450g/1.000m3 có tác dụng phân hủy các chất dơ bẩn ở đáy ao; định kỳ thay 20-30% nước trong
10
ao. Dùng Dolomite 50kg/1.000m3 giúp tăng hệ đệm, ổn định pH (cần đảm bảo pH từ 7,5 - 8,5) và
duy trì độ kiềm trong ao. Có thể dùng vôi bột với liều lượng 10 - 15kg/1000m3.
- Chọn thức ăn đủ dinh dưỡng, đủ lượng canxi và phốt pho theo tỷ lệ 1:1. Không nên bổ sung quá
nhiều canxi vì nếu lượng canxi trên 2,3% sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất khoáng của tôm.
Hướng dẫn nuôi tôm càng nước ngọt ở Ấn Ðộ
Tôm càng nước ngọt Macrobrachium rosenbergii là đối tượng nuôi ngày càng được chú ý hơn do
tốc độ tăng trưởng cao, khả năng chịu đựng tốt và đòi hỏi dinh dưỡng về prôtêin rất thấp. ở ấn Ðộ
hiện nay, nuôi tôm càng nước ngọt (TCNN) đã có vị trí nhất định trong nuôi trồng thủy sản, sản xuất
có lãi và là một nguồn thu ngoại tệ. Khi dân số tăng và nhu cầu thực phẩm ngày càng cao, nhiều
người bắt đầu nuôi TCNN nhằm đáp ứng nhu cầu này.
Vài năm gần đây, nuôi TCNN ở ấn Ðộ mới được quan tâm phát triển. Sau cơn bộc phát bệnh đốm

trắng trong nuôi tôm biển và sự xuất hiện các biện pháp quản lý cải tiến mang lại năng suất cao
hơn, ngày càng có nhiều nông dân bắt đầu triển khai nuôi loài tôm này. Tuy nhiên, mặc dù có công
nghệ nuôi tiên tiến đạt năng suất cao nhưng hầu hết trại nuôi TCNN ở ấn Ðộ vẫn sử dụng hệ thống
nuôi quảng canh. Bài viết này giới thiệu một số hướng dẫn giúp người nuôi tôm tăng sản lượng tôm
và hiệu quả bền vững của trại nuôi.
Thu thập giống
ở ấn Ðộ hiện có 2 nguồn giống TCNN : một là giống tự nhiên từ hạ lưu sông và các vùng nước lợ,
hai là nguồn giống sản xuất từ trại giống. Tuy nhiên, nguồn giống tự nhiên thường của nhiều loài
khác nhau và ở những giai đoạn phát triển khác nhau nên khi thu hoạch, cỡ tôm thường không
đồng đều và không đạt cỡ thương phẩm phù hợp. Do vậy, người nuôi tôm cần tách riêng loài có thể
nuôi khỏi các loài tôm khác và cần thả giống của loài định nuôi với cỡ bằng nhau hoặc gần bằng
nhau. Ðể khắc phục những vấn đề trên, nên sử dụng nguồn giống sản xuất tại trại giống. So với
tôm giống lấy từ tự nhiên, tôm giống sản xuất trong trại giống có tỷ lệ sống, khả năng kháng bệnh
và sức chống chịu tốt hơn với môi trường.
Nếu có thể, trước khi thả nên thử nghiệm khả năng kháng bệnh của tôm giống. Hiện một số trại
giống có thể cung cấp giống sạch bằng cách sử dụng kỹ thuật chẩn đoán phân tử tiên tiến như
PCR, ELISA và Latex. Giống được thuần hoá 2-3 ngày trước khi thả vào ao để giúp chúng thích
nghi với điều kiện nuôi.
Nuôi lớn
TCNN chủ yếu được nuôi lớn trong ao đất có diện tích từ 500m2 đến 1 ha, độ sâu trung bình 1-
1,5m. Thả PL 1-20 và tôm non cỡ 1-2g là phù hợp nhất. Mật độ thả ấu trùng tôm và tôm non phụ
thuộc vào cỡ thương phẩm mong muốn và thiết bị tại trại nuôi. Nói chung, cỡ thương phẩm vào
thời điểm thu hoạch giảm khi tăng mật độ thả giống. Nên thả tôm giống với mật độ khoảng 5 10/m2
để đạt cỡ phù hợp khi thu hoạch. Khi cỡ ấu trùng tôm lớn hơn, cần tạo nơi trú ẩn bằng cách thả
các mảnh ngói vỡ, ống PVC hoặc tảng đất xuống đáy ao nhằm giảm hiện tượng ăn thịt lẫn nhau
của chúng trong ao nuôi.
Thức ăn và cách cho ăn trong ao nuôi lớn
Quản lý thức ăn mang tính quyết định để đạt hiệu quả trong nuôi TCNN. Là động vật ăn tạp hoặc
thích ăn động vật hơn nên để đạt được tỷ lệ tăng trưởng hợp lý và năng suất cao, chế độ ăn của
TCNN cần bao gồm cá tạp, vẹm hoặc thịt nghêu, giun nhỏ, ấu trùng côn trùng và nhuyễn thể nhỏ

11
(cần lưu ý là việc sử dụng các loài giáp xác khác làm thức ăn thường có nguy cơ lây lan bệnh cao).
Bên cạnh đó, có thể sử dụng thức ăn bổ sung làm từ bánh dầu lạc, dầu đậu nành, cám gạo, bột mì,
bột cá, trứng bổ sung thêm vitamin và chất khoáng để tăng năng suất. Sử dụng thức ăn dạng viên
ướt với lượng phù hợp để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho tôm. Xác định tỷ lệ cho ăn dựa vào
cỡ và số lượng tôm, chỉ số về chất lượng nước cũng như đặc tính thức ăn. Nên sử dụng các khay
kiểm tra việc cho tôm ăn. Cho ăn bằng khay là phương pháp cho ăn tốt nhất, do không có thức ăn
thừa và không làm ô nhiễm môi trường nước. Cũng có thể rải đều thức ăn khắp ao nhưng chỉ nên
tại vùng gần bờ ao hoặc tại một số địa điểm nhất định. Nên cho ăn vào buổi sáng và buổi tối do ban
ngày tỷ lệ trao đổi chất và các hoạt động khác của tôm giảm.
Quản lý nước
Các chỉ số về chất lượng nước là yếu tố sống còn trong nuôi TCNN. Chất lượng nước thay đổi trên
cơ sở mật độ thả giống, tỷ lệ cho ăn và việc thay nước. Thiếu ôxy là hiểm hoạ phổ biến nhất tại các
trại nuôi tôm, do có nhiều chất hữu cơ, cho ăn quá nhiều, và hiện tượng tảo nở hoa. Có thể tăng
lượng ôxy bằng cách sử dụng máy sục khí hoặc thay nước. Các chỉ số tối ưu của nước trong ao
nuôi tôm như sau: pH : 7,5-8,5; nhiệt độ 29-31oC; độ cứng 100-150mg/l theo CaC03; độ kiềm >
50ppm; ammonia 0,1ppm; CaC03 > 40ppm; ôxy hoà tan 4ppm.
Tỷ lệ tăng trưởng của tôm giảm khi độ cứng của nước cao. Không nên bón phân chuồng và phân
hữu cơ, dễ làm cho nước ao bị thiếu ôxy khi vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ dư thừa. Cần thay
nước với tỷ lệ và vào thời điểm thích hợp để duy trì chất lượng nước.
Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh
Các tác nhân như vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng, chất độc và các yếu tố bất lợi khác có thể gây
bệnh cho tôm và làm cho toàn bộ hệ thống nuôi tôm ngừng hoạt động. Do vậy, cần quan tâm đến
việc chẩn đoán, kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Cần kiểm tra bệnh cho con giống trước khi thả.
Cũng cần kiểm tra kỹ lưỡng những triệu chứng hoặc dấu hiệu bất kỳ nào khi xảy ra bệnh. Ðiều này
giúp đảm bảo thả con giống có chất lượng, giảm nguy cơ dịch bệnh tại trại nuôi. Nói chung, môi
trường bất lợi như lượng ôxy hoà tan thấp, nhiệt độ luôn biến động, pH hoặc độ cứng của nước
cao có thể gây nhiều bệnh nguy hiểm và làm giảm năng suất. Ðể kiểm soát và làm giảm bộc phát
dịch bệnh do vi khuẩn gây ra, người nuôi cần duy trì chỉ số chất lượng nước trong phạm vi cho
phép, có cách cho ăn hợp lý, đảm bảo các yếu tố môi trường khác và thả giống với mật độ phù

hợp.
Nhiều bệnh trong hệ thống nuôi TCNN do virut gây ra. Hiện chưa có thuốc hay vacxin nào điều trị
hiệu quả những bệnh này, do virut không nhạy cảm với kháng sinh. Tuy nhiên, có thể giảm và tránh
lây lan bệnh do virut gây ra bằng cách quản lý tốt nhằm duy trì chất lượng nước, quản lý thức ăn và
chăm sóc sức khoẻ tôm một cách phù hợp.
Thu hoạch và xử lý tôm sau thu hoạch
Thu hoạch tôm là thời điểm quan trọng quyết định thành công trong nuôi TCNN. Cần kiểm tra vỏ
tôm để giảm thu hoạch tôm bấy. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là buổi sáng hoặc buổi tối do cường
độ ánh sáng mặt trời lúc ban ngày có thể là tác nhân gây lột xác, dẫn đến tỷ lệ tôm bấy cao. Tốt
hơn là chỉ nên thu hoạch tôm đạt cỡ thương phẩm, thả lại tôm nhỏ hơn để nuôi tiếp đến khi đạt cỡ
thương phẩm. Bằng cách thu tỉa này, mật độ tôm giảm và do vậy, nâng cao tỷ lệ tăng trưởng của
tôm còn lại trong ao.
Sau thu hoạch, rửa sạch tôm bằng nước sạch để loại bỏ chất bẩn và tạp chất khác. Trước khi bán
hay chuyển tôm đến nhà máy chế biến, cần ướp lạnh tôm nhằm giảm sự phá huỷ của vi khuẩn, sự
12
tự phân huỷ làm ươn hỏng. Nước đá dùng ướp lạnh tôm phải làm từ nước sạch. Tốt nhất nên ướp
lạnh tôm bằng nước đá theo tỷ lệ khối lượng 1:1. Có thể sử dụng đá vảy để ướp lạnh tôm vì loại
nước đá này mềm và không gây thương tổn tôm so với sử dụng đá cây đập nhỏ.
Với nguồn nước ngọt và nước lợ dồi dào, ấn Ðộ có tiềm năng to lớn phát triển nuôi TCNN. Hạn chế
hiện nay là thiếu nguồn cung cấp giống có chất lượng, sử dụng phương thức nuôi quảng canh và
người nuôi thiếu kiến thức về quản lý tốt. Nếu quản lý chất lượng nước và trại nuôi hợp lý, quan
tâm nhiều hơn đến sức khoẻ tôm thì TCNN có thể trở thành nguồn thực phẩm và nguồn thu nhập
chính cho người dân vùng nông thôn. Những hướng dẫn trên đây có thể sẽ giúp ích cho người nuôi
nâng cao sản lượng và duy trì tính bền vững của trại nuôi TCNN.
13

×