Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺ - Tháng 5 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.43 KB, 7 trang )

KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHOẺ
tháng 5
Tháng 5/06:
1.
Giá trị dinh dưỡng của thịt da cầm.
2.
Phòng và xử lý bệnh tai, mũi, họng.
3.
Sơ cứu khi bị phỏng.
4.
Hưởng ứng ngày Vi chất dinh dưỡng 1-2/6.
Tuyên truyền và tổ chức cho trẻ uống Vitamin A.
5.
Hưởng ứng tuần lễ sạch và xanh của thành phố.
Tháng vệ sinh – An toàn lao động.
6.
Hưởng ứng Ngày Chữ thập đỏ thế giới 8/5. Giới thiệu các hoạt
động học tập sơ cứu của trường, hoặc Hội thi sơ cấp cứu.
7.
Phòng bệnh sốt xuất huyết (tháng 5 & 6).


Giá trị dinh dưỡng của thịt gia cầm

Thịt là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thịt các động vật
máu nóng như thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm có chứa nhiều axit amin cần thiết,
các chất béo, chất khoáng, vitamin và một số các chất thơm hay còn gọị là chất
chiết xuất Thịt các loại nói chung nghèo canxi, giầu photpho. Tỉ lệ CA/P thấp.
Thịt là thức ǎn gây toan.
I. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỊT: .


Thịt tất cả các loài nói chung chứa nhiều nước, lượng nước lên tới 70-75%.
Protit chiếm 15-20%, lượng lipit dao động nhiều ( 1-30% ) tùy thuộc vào loại súc
vật và độ béo của nó. Gluxit trong thịt chỉ có rất ít, khoảng % dưới dạng glucoza
và glycogen dự trữ ở gan và cơ. Lượng tro khoảng 1.%. Giá trị sinh học protein
thịt 74%, độ đồng hóa protein thịt 96-97% . Trong thịt ngoài các protein có giá
trị sinh học cao, còn có colagen và elastin là loại protein khó hấp thu, giá trị dinh
dưỡng thấp vì thành phần của nó hầu như không có tryptophan và xystin là hai
axit amin có giá trị cao. Loại này tập trung nhiều ở phần thịt bụng, thủ, chân giò.
Colagen khi đun nóng chuyển thành gelatin là chất đông keo. Còn elastin gần như
không bị tác dụng của men phân giải protein. Vì vậy ǎn vào và thải ra nguyên
dạng. Trong thịt còn chứa một lượng chất chiết xuất tan trong nước, dễ bay hơi,
có mùi vị thơm đặc biệt, số lượng khoảng 1,5-2% trong thịt. Nó có tác dụng kích
thích tiết dịch vị rất mạnh. Các chất chiết xuất gồm có creatin, creatinin, carnosin
(có ni tơ) và glycogen, glụcoza, axit lactịc (không có ni tơ). Khi luộc thịt phần lớn
các chất chiết xuất hòa tan vào nước làm cho nước thịt có mùi vị thơm ngon đặc
hiệu.
Chất béo có ở tổ chức dưới da, bụng, quanh phủ tạng, bao gồm các axit béo no
và chưa no. Các xịt béo no chủ yếu là Palmitic (25-30%) và Stearle (16-28). Các
axit béo chưa no chủ yếu là Oleic (35-43%), axit béo chưa no có nhiều mạch kép
khoảng 2-7%. Riêng mỡ gà có 18% axit linoleic và mỡ ngựa có 16% Linolenic, đó
là những axit béo chưa no cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Mỡ lợn
lớp ngoài có nhiều axit béo chưa no hơn lớp sâu. Về chất khoáng, thịt là nguồn
photpho (116-117mg%), ka li (212-259mg%) và Fe ( 1,1-2,3 mg%) tập trung
nhiều ở gan. Vi yếu tố có Cu, Zn, Coban. Lượng Canxi trong thịt rất thấp (10-15
mg%) vì vậy thịt là thức ǎn gây toan.
Vitamin: Thịt là nguồn vitamin nhóm B trong đó chu yếu là B1 tập trung ở
phần thịt nạc. Các vitamin tan trong chất béo chỉ có ở gan, thận . Ngoài da ở gan
thận tim não có nhiều Colesteron và photphatit.
Thịt gia cầm thuộc loại thịt trắng có nhiều protein, lipit, khoáng và vitamin
hơn so với thịt đỏ

Một số bệnh tai mũi họng.

1. Viêm tai trong.
Phần trong tai, sau màng nhĩ khi bị viêm thường kèm theo viêm họng. Các
cháu bé sơ sinh hay bị chứng viêm này vì trong tư thế nằm, con đường thông
nhau giữa tai và sau mũi trở nên rộng thoáng khiến vi trùng và VI RÚT DỄ LÂY
LAN Ở CẢ 2 NƠI.
Những biểu hiện - Những cháu bé chưa nói được khiến người lớn không
biết cháu đau ở trong tai. Cháu có thể khóc, cọ tai xuống gối, nhưng cũng không
đủ để mọi người hiểu. Tuy vậy, có một số triệu chứng sau làm chúng ta có thể
nghĩ tới chứng viêm tai trong: cháu bị rối loạn tiêu hóa, đi tướt (ỉa lỏng), nôn ói,
ho, cựa quậy luôn và khó ngủ. Việc đầu tiên của bác sĩ là khám tai và coi nhĩ tai
cho cháu.
Với các cháu lớn thì việc xác định bệnh dễ dàng hơn vì CÁC CHÁU NÓI
ÐƯỢC LÀ THẤY ÐAU TRONG TAI.
Phương pháp chữa trị - Thoạt đầu, khi tai bé bắt đầu bị sưng, đau, bác sĩ
thường cho thuốc nhỏ vào tai để giảm đau. Sau này khi chỗ viêm đã có mủ,
nhiều khi bác sĩ tai-mũi-họng phải tìm cách chọc một lỗ thủng ở nhĩ làm lối thoát
cho mủ chảy ra và lấy mủ xét nghiệm xem chỗ viêm bị loại vi trùng hay vi rút
nào gây bệnh.
2. Hiện tượng tai chảy mủ - Nhĩ có thể tự thủng để mủ chảy ra ngoài.
Trường hợp này vẫn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng, vì như
vậy chưa phải là bệnh sẽ hết. Ngay việc cho các cháu uống thuốc kháng sinh,
bác sĩ cũng phải cân nhắc và theo dõi. Nhiều khi nhìn bề ngoài nhĩ, tưởng như đã
khỏi vì thuốc có tác dụng nhanh nhưng thật ra không phải như vậy. Bệnh vẫn âm
ỉ, chưa khỏi hẳn và có những biến chứng vào xương chũm khiến đứa trẻ sút cân,
gầy yếu, và tới một lúc nào đó, bệnh lại trở lại.
Sau nhiều lần uống thuốc kháng sinh, tai không có mủ nữa nhưng lại có một
chất nước sền sệt. Hiện tượng này kéo dài khiến nhĩ bị tổn thương nặng làm Bé
bị giảm thính lực.

Trong thời gian chữa trị, Bé phải gài trong tai một ống thông, có khi trong
nhiều tháng.
Nếu Bé bị đau tai nhiều lần, bị đi bị lại, các bác sĩ sẽ nạo V.A cho cháu.
3. Sổ mũi: là một chứng nhẹ ở trẻ em: thán nhiệt hơi cao hơn bình thường,
mũi chảy nước (một chất nhầy lỏng, không màu). Với các cháu lớn, chỉ vài hôm
là khỏi. Các cháu bé sơ sinh thì kèm theo một vài hiện tượng như khó ngủ, khó
thở làm cho các cháu bú khó (vì khi bú không thở được).
Các bà mẹ có thể dùng các dụng cụ hút nước mũi cho các cháu, thường bán ở
các hiệu thuốc; nhỏ mũi cho các cháu bằng các loại thuốc dành riêng cho trẻ em.
Tránh dùng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu.
Viêm mũi-họng là chứng bệnh về mũi nhưng lan từ phần sau của hốc mũi cho
tới họng và có các triệu chứng như: chảy nước mũi, có thể sốt cao, thân nhiệt
tăng đột ngột nên có thể gây co giật ở các cháu nhỏ, ho, không chịu ăn, ỉa chảy.
Ðể chữa trị cần : nhỏ thuốc mũi cho cháu, cho uống thuốc sốt. Bệnh sẽ khỏi
sau vài ngày.
Tuy vậy, bệnh có thể biên chứng như : viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế
quản và phổi.
Ðể chữa những biến chứng này, phải cho cháu uống thuốc kháng sinh theo
liều lượng đã được bác sĩ chỉ định
Sơ cứu khi bị phỏng


- Y
ế
u t

nguy c
ơ
: Điện, hóa chất, nhiệt ướt (cháo, nước sôi, nước canh,
dầu, ) và nhiệt khô (lửa, đống un, bàn ủi, pô xe máy, ).

- S
ơ
c

u: Nên đưa nạn nhân ra khỏi lửa, nguồn nhiệt và làm nguội vết
phỏng bằng cách cởi bỏ quần áo (nếu dính hóa chất). Sau đó, dội nước sạch
vết phỏng. Hạn chế nhiễm khuẩn vết phỏng bằng cách thoa pommade Silve
Sulfadiazine. Đóng vết phỏng bằng băng gạc vô trùng hoặc vải sạch. Nếu phát
hiện dấu hiệu nhiễm khuẩn như sưng đỏ, có mủ thì phải điều trị bằng kháng
sinh.
Nếu phỏng nặng, nên cho nạn nhân uống nhiều nước. Nhanh chóng đưa nạn
nhân đến cơ sở y tế khi có diện tích phỏng trên 10% (một bàn tay) hoặc có dấu
hiệu nguy hiểm: ngất xỉu, khó thở, tay chân lạnh.
- Nên tránh: Không bôi kem, nước mắm, con giấm, làm bể bọng nước trong
quá trình sơ cứu vì sẽ gây nhiễm trùng và làm nặng thêm vết bỏng.
- L

i khuyên: Tránh sử dụng lại bình ga mi-ni, không châm thêm khi dầu hoặc
alcol đang cháy. Không cho trẻ chơi gần lửa, bếp, đống un. Bình thuỷ, bình hoá
chất nên để xa tầm với của trẻ. Không thiết kế ổ điện thấp và thiếu an toàn.
Bệnh sốt xuất huyết

BS Nguyễn Thanh Sơn
(Trung tâm Ðào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM)
Sốt xuất huyết là bệnh của mùa mưa. Lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 4 -
7 tuổi. Bệnh lan truyền do" muỗi vằ"n. Muỗi vằn truyền siêu vi trùng từ người
bệnh sang người lành qua vết chích của muỗi.
Triệu chứng
Bệnh tiến triển theo hai thời kỳ. Thời kỳ đầu khoảng 3 - 4 ngày, có triệu
chứng giống như cảm sốt thông thường. Sau đó, trẻ có thể lành bệnh tự nhiên

hoặc trở nặng gây chảy máu đường ruột. Do đó, phát hiện bệnh sớm là điều rất
quan trọng. Phải chú y những trẻ có các triệu chứng sau đây (nhất là khi các nhà
trong xóm có trẻ sốt xuất huyết): Sốt cao liên tục 2 - 3 ngày, không giảm với
các thuốc hạ sốt. Trẻ vật vã, bứt rứt, nhức đầu, đau bụng chung quanh rốn hoặc
hông phải. Triệu chứng xuất huyết thường xuất hiện trễ. Tử vong thường là do
đưa trẻ tới bệnh viện quá trễ.
Làm sao biết bệnh trở nặng?
Bệnh thường trở nặng vào ngày thứ ba đến ngày thứ năm kể từ khi bắt đầu
sốt, một vài dấu hiệu cho biết bệnh trở nặng:
+ Thân nhiệt hạ đột ngột xuống nhiệt độ bình thường nhưng trẻ vẫn lừ đừ,
bứt rứt.
+ Tay chân lạnh, tiểu ít.
+ Xuất huyết dưới da, chảy máu cam, ói ra máu, đi cầu phân đen, chỗ tiêm
thuốc bị tụ máu bầm.
Những điều nên và không nên làm:
. Không cho trẻ uống Aspirin để hạ sốt vì Aspirin làm cho dễ xuất huyết hơn.
. Không cạo gió, cắt lể khi trẻ bị sốt vì làm cho trẻ chảy máu nhiều hơn và gây
khó khăn cho bác sĩ khi định bệnh.
. Không bắt trẻ nhịn ăn uống, ngược lại, phải cho uống nhiều nước, nhất là
các loại cam, chanh hoặc dung dịch Oresol.
. Ðiều nên làm là đưa trẻ nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết đến bệnh viện
càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa
Ngủ mùng, không để muỗi cắn, không cho trẻ chơi ở bụi rậm, góc kẹt nhà vì
muỗi vằn thường núp ở chỗ tối trong nhà.
. Thu dọn đồ đạc trong nhà gọn ghẽ, không treo quần áo bừa bãi.
. Thu dọn vỏ chai, mảnh sành, đồ hộp đọng nước là nơi có nhiều lăng
quăng của muỗi vằn.
. Ðậy nắp các lu khạp chứa nước không cho muỗi đẻ trứng.
. Dùng nhang muỗi, thuốc xịt muỗi.



×