Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Kế họach truyền thông giáo dục sức khỏe của nghành mầm non - Phần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.01 KB, 18 trang )


NHỮNG MÓN ĂN DÀNH CHO TRẺ
BỊ THIẾU MÁU
Bệnh thiếu máu hay gặp ở trẻ em, trong đó có nguyên nhân do chế độ
ăn uống, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tạo máu. Trẻ bị thiếu sắt lâu
ngày có nguy cơ dẫn đến thiếu máu. Một số món ăn dưới đây sẽ giúp cải
thiện tình trạng thiếu máu ở trẻ:
* Cháo long nhãn - hạt sen:
Nguyên liệu: Long nhãn (50 gr), hạt sen
(50 gr), gạo (100 gr).
Cách chế biến: Ba thứ trên cho chung
vào nồi để nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Kiện tỳ bổ khí, dưỡng huyết.
* Thịt bò xào với lá tỏi và mộc nhĩ:
Nguyên liệu: Mộc nhĩ (nấm mèo) 25 gr, lá tỏi (200 gr), thịt bò (300
gr), gừng (2 lát), cà rốt xắt thành sợi (một ít), rượu (một ít), nước tương,
đường cát, bột năng (mỗi thứ nửa muỗng cà phê) và dầu mè, tiêu bột (mỗi
thứ một ít).
Cách chế biến: Nấm mèo đem ngâm, rửa sạch và xắt thành sợi, cho
vào nước sôi luộc sơ qua; lá tỏi bỏ phần cứng, rửa sạch xắt thành từng đoạn,
rồi dùng dầu và muối xào sơ; thịt bò xắt thành từng sợi lớn, ướp gia vị
khoảng 15 phút; bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, khi dầu nóng thì lần lượt cho
gừng lát, nấm mèo, cà rốt, thịt bò, lá tỏi và gia vị vào, xào sơ qua, sau cùng
cho bột năng vào cho sền sệt thì được.
Công dụng: Bổ máu, dinh dưỡng dồi dào.
* Gan heo xào trứng gà và bó xôi:
Nguyên liệu: Gan heo (từ 50 - 100 gr), bó xôi (từ 30 - 50 gr), trứng gà
(1 - 2 trứng), gốc hành (1 cái), gia vị lượng vừa đủ.
Cách chế biến: Cho gan heo vào nước sôi luộc chín, vớt ra xắt thành
dạng hạt lựu, sau đó cho trở lại vào chảo để xào lại, cho trứng, bó xôi, gốc
hành, nêm nếm gia vị vừa ăn.


Công dụng: Dưỡng huyết.
* Gan heo nấu với đậu nành:
Nguyên liệu: Gan heo (50 gr), đậu nành (50 gr), muối vừa đủ.
Cách chế biến: Cho đậu nành vào nước lạnh ngâm cho mềm, rồi vớt
ra cho vào nước nấu, nấu đến sôi thì cho gan heo vào, nêm nếm vừa ăn.
Công dụng: Ngoài việc bổ dưỡng, món này còn chứa nhiều chất sắt.
* Gan heo nấu nấm mèo đen:
Nguyên liệu: Nấm mèo đen (10 gr), gan heo (50 gr), muối, dầu vừa
đủ.
Cách chế biến: Bẻ nấm mèo ra, rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ rồi cho
vào nước nấu, sau đó cho gan heo vào nấu cho đến chín, thêm hành, nêm
nếm vừa ăn.
Công dụng: Món này giúp dưỡng máu.


TRẺ VÀ CHẤT SẮT



Chất sắt là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của
trẻ và là thành phần cần thiết để tạo thành hemoglobin, giúp quá trình vận
chuyển khí oxy của các tế bào hồng cầu.
Các tế bào hồng cầu lưu thông khắp cơ thể để cung cấp khí oxy cho
các tế bào. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể không thể tạo thành đủ các tế
bào hồng cầu và các mô và các cơ quan của cơ thể sẽ không nhận đủ khí oxy
cần cho hoạt động của chúng.
Vì vậy việc cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày là đặc biệt
quan trọng đối với trẻ và thiếu niên.
Trẻ cần bao nhiêu chất sắt?
Trẻ có nhu cầu về sắt khác nhau tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi và từng

giai đoạn.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khuynh hướng nhận đủ chất sắt từ mẹ cho
đến 4-6 tháng tuổi, khi các loại sữa bột với công thức củng cố sắt thường
được đưa vào trong chế độ nuôi dưỡng trẻ.
- Trẻ 6-12 tháng tuổi cần 11 milligram sắt mỗi ngày. Giai đoạn này,
bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần thêm vào chế độ ăn hàng ngày bột ngũ cốc với
công thức củng cố sắt hoặc bổ sung sắt.
- Trẻ từ 1-1 tuổi cần 7-10 milligram sắt mỗi ngày.
- Bé trai trong độ tuổi thanh thiếu niên cần 11 milligram sắt mỗi ngày
còn bé gái cần 15 milligram sắt mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh
và các bé gái cần bổ sung chất sắt thay cho phần sắt mà bé bị mất hàng tháng
khi tới chu kỳ kinh nguyệt.
- Các vận động viên trẻ thường bận bịu với việc tập luyện cường độ
cao và có khuynh hướng mất nhiều sắt và có thể cần bổ sung sắt trong chế
độ ăn.


Chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày cho gia đình bạn
Sắt có thể được tìm thấy ở nhiều nguồn thức ăn khác nhau, nhưng sắt
từ thịt dễ được cơ thể hấp thu hơn so với từ các nguồn thực vật. Dưới đây là
các thức ăn giàu chất sắt mà bạn có thể lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày cho
gia đình mình:
- Thịt đỏ
- Thịt gia cầm sẫm màu
- Cá ngừ
- Cá hồi
- Trứng
- Đậu hũ
- Gạo bổ sung vitamin
- Đậu sấy

- Trái cây khô
- Cải rậm lá xanh
- Bột ngũ cốc giúp củng cố sắt

Giá trị dinh dưỡng của chất béo
Dinh dưỡng để bổ não cần ít nhất là 5 dưỡng chất. Glucose được xem
là "nhiên liệu cho não hoạt động". Các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai,
rau củ sẽ tốt hơn đường tinh vì hấp thu vào máu từ từ giúp lượng đường máu
ổn định. Chất béo thiết yếu (Omega 3 và 6) được xem là "kiến trúc sư xây
dựng trí thông minh". Các chất béo thiết yếu này có trong các loại cá như cá
basa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích và các loại hạt nhiều dầu như bí đỏ,
hướng dương, mè...
Phospholipid - "người bạn tốt nhất của trí nhớ" là chất béo "thông
minh" của não, giúp tạo myelin bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sự
truyền các tín hiệu một cách trơn tru trong não. Chất này có nhiều trong lòng
đỏ trứng và thịt nội tạng.
Nhóm chất béo có phải là xấu nhất không?
Xấu nếu dùng nhiều hơn nhu cầu. Tốt nếu dùng vừa phải.
Một số ít có thể cần phải dùng nhiều chất béo hơn, là trẻ em dưới hai
tuổi, và những người thiếu dinh dưỡng cần lên cân. Còn đa số nên giảm
thiểu luợng chất béo trong các bữa ăn
Chất béo cũng có thể chia một cách đơn giản là chất béo thực vật và
chất béo động vật.
Chất béo thực vật cũng có loại tốt và xấu. Ví dụ của loại chất béo thực
vật tốt là dầu ô liu, dầu canola, dầu bắp. Ví dụ của chất béo thực vật không
tốt là dầu dừa.
Chất béo động vật, có thể chia ra hai nhóm: từ cá và thịt.
Chất mỡ từ cá có nhiều omega fatty acid, tốt cho tim mạch vì có nhiều
cholesterol tốt.
Chất mỡ từ thịt, như mỡ gà, mỡ heo thường góp phần làm tăng

cholesterol xấu, không tốt cho sức khoẻ.
Các loại dầu ăn tốt:
Dầu ô liu, dầu ca nô la, dầu bắp là các loại dầu ăn tương đối tốt. Nói
chung, các loại dầu chứa các loại a xít béo không bão hoà (non-saturated
fatty acid) tốt hơn cho tim mạch.
Các loại dầu đơn (mono) được cho là tốt hơn so với các loại dầu đa
(poly). Ta có thể kiểm tra xem loại dầu nào tốt hơn cho tim mạch bằng các
đọc nhãn hiệu để xem thành phần hoá học của dầu ăn.
Chất mỡ từ cá có nhiều omega fatty acid, tốt cho tim mạch vì có nhiều
cholesterol tốt.
Nên tránh các loại dầu bão hoà (saturated fatty acid).
Tuyên truyền ngày nước thế giới 22/3

Mỗi năm, một hoặc nhiều cơ quan của LHQ đứng ra đảm trách việc
hướng dẫn kỷ niệm Ngày Nước Thế giới.chiến dịch nhân Ngày Nước Thế
giới (22/3) còn nhằm thúc đẩy các cộng đồng và các nhà chính trị hành động
để ngăn chặn, giảm thiểu các thảm hoạ liên quan tới nước, góp phần giảm
đói nghèo và xây dựng sự phát triển bền vững như mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ.
Nước:
Nước là yếu tố thiết yếu đối với phát triển và xoá đói giảm nghèo.
Khả năng tiếp cận với nước sinh hoạt là nhu cầu căn bản nhất của con người
và là trọng tâm của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tuy nhiên, gần 1,1
tỷ người không được tiếp cận với nguồn cung cấp nước sạch và đại bộ phận
trong số này đang sống ở các nước đang phát triển. Theo Chương trình Phát
triển LHQ (UNDP), tình trạng không được tiếp cận với các dịch vụ cấp nước
bền vững là do công tác quản lý cung - cầu yếu kém chứ không hẳn do khan
hiếm nước. Hệ thống quản lý nước yếu kém khiến cho nước trở thành một
trong những nguyên nhân gây tử vong trên thế giới ngày nay, do quá ít hay
quá nhiều nước, hoặc do nước là môi trường truyền bệnh.

Tài nguyên nước ở Việt Nam chỉ có hạn và hiện đang chịu một sức ép
nghiêm trọng trước tình trạng ô nhiễm và sử dụng nước quá mức cho phép.
Đây là hậu quả chung của các yếu tố gia tăng dân số, phát triển kinh tế và
công tác quản lý chưa thoả đáng. Ngoài ra, mức chênh lệch về khả năng tiếp
cận với nước giữa các tỉnh, thành đã trở nên rõ rệt hơn. Tỷ lệ hộ được tiếp
cận với nước sạch ở khu vực thành thị là 78%, trong khi đó tỷ lệ này ở khu
vực nông thôn Việt Nam chỉ có 44%. Những con số này còn tồi tệ hơn vào
những lúc lũ lụt và hạn hán.
Ngoài ra, các đợt thiên tai chẳng hạn như lũ lụt nghiêm trọng ở đồng
bằng sông Cửu Long hay hạn hán tại Tây Nguyên vào năm ngoái có thể xoá
đi những thành quả phát triển mà chúng ta mất nhiều công sức mới đạt được
trong nhiều thập kỷ, làm cho tình trạng nghèo đói trở nên nghiêm trọng hơn.
Hơn 70% dân số Việt Nam có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thuỷ tai. Trung
bình, mỗi năm có hơn một triệu người cần được cứu trợ khẩn cấp do bị thiên
tai. Nhiều người trong số họ vừa mới thoát khỏi cảnh nghèo đói, và chỉ một
cơn bão hay một trận lụt có thể làm cho họ bị tái nghèo.
Chiến lược quốc gia thứ hai về Giảm nhẹ thiên tai (2001-2010) của
Việt Nam lần đầu tiên đặt vấn đề thiên tai, đặc biệt là thuỷ tai, trong một bối
cảnh phát triển rộng hơn. Chiến lược cũng lưu ý tới mối liên quan giữa thiên
tai và công cuộc xoá đói giảm nghèo, quản lý môi trường và phát triển công
bằng, bền vững. Một chiến lược quan trọng khác, với tên gọi "Chương trình
Nghị sự 21" của Việt Nam nhấn mạnh rất rõ rằng để đảm bảo phát triển bền
vững, các phương thức phát triển của Việt Nam cần phải kết hợp các mục
tiêu tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và quản lý môi trường.
Thách thức hiện nay là hết sức to lớn khi Việt Nam đặt ra mục tiêu
cung cấp nước sạch cho 85% dân số vào năm 2010 và 100% vào năm 2020.
Theo UNDP, cần phải có ba yếu tố để giải quyết được thách thức này:
Thứ nhất, để đảm bảo cung cấp nước sạch cho toàn dân và vệ sinh
môi trường tốt cũng như thực hiện phương thức tiếp cận tổng hợp để giảm
nhẹ thuỷ tai trong thời gian tới, cần tạo ra nhiều hơn nữa các nguồn đầu tư

trong và ngoài nước. Bộ Kế hoạch - Đầu tư ước tính: Căn cứ vào mức tiêu
thụ nước hiện nay và dự báo về dân số, ngành này cần được đầu tư mức vốn
khoảng 147 triệu USD mỗi năm để đạt được chỉ tiêu đề ra cho năm 2020.
Thứ hai, cần xác định ưu tiên về xây dựng năng lực ở những nơi có
nhu cầu lớn nhất: trực tiếp giúp các cộng đồng địa phương, đặc biệt là phụ
nữ, đề ra và thực hiện giải pháp riêng của họ.
Thứ ba, công tác quản lý đối với tài nguyên nước khan hiếm liên quan
tới nhiều ngành và đòi hỏi phải huy động nhiều đối tượng tham gia, thực
hiện phương thức quản lý tài nguyên nước tổng hợp, cụ thể là các ngành y
tế, nông nghiệp và công nghiệp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, các
cán bộ kế hoạch ở cấp Trung ương, phụ nữ và trẻ em.
... Và các thảm hoạ về nước
Các thảm hoạ liên quan tới nước đã gây thiệt hại lớn cho các nền kinh
tế quốc gia và hiện được thừa nhận là trở ngại đối với các nhiệm vụ phát
triển bền vững cũng như xoá đói nghèo. Tổn thất do thiên tai gây ra đang
cướp đi nguồn lực của các quốc gia mà lẽ ra được sử dụng cho nhiều chương
trình phát triển kinh tế - xã hội. Tổn thất đó nghiêm trọng và bi thảm hơn
nhiều tại các nước kém phát triển và đang phát triển, đẩy lùi mục tiêu phát
triển hàng thập kỷ. Giảm nguy cơ thảm hoạ đồng nghĩa với việc giảm đói
nghèo.
Thảm hoạ liên quan tới nước là hậu quả của sự tác động qua lại giữa
các sự kiện thuỷ văn - khí tượng khắc nghiệt và hoạt động kinh tế không bền
vững của con người tại các vùng bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng, các sự kiện
này kết hợp với điều kiện hoặc sự kiện địa chất, gây ra thảm hoạ tự nhiên
phức tạp: bão mạnh, sóng thần, lũ lụt, lở đất, lở tuyết và hạn hán.

×