Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích và đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (559.2 KB, 13 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI HẾT MƠN
MƠN:

LUẬT ĐẦU TƯ
ĐỀ BÀI: Phân tích và đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư
vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Liên hệ thực tiễn ở
Việt Nam hiện nay.

Họ và tên: Đoàn Thị Hồng Nhung
MSSV: 441204
Lớp: N01.TL3

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU:....................................................................................................................... 3

B.

NỘI DUNG: ................................................................................................................... 3
I. Khái quát chung về khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất:........................... 3
1. Khu công nghiệp (KCN): ............................................................................................ 3
2. Khu chế xuất (KCX): .................................................................................................. 3
3. Khu kinh tế (KKT): ..................................................................................................... 4


II.

Pháp luật hiện hành về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: ................. 4

1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu
chế xuất: ............................................................................................................................ 4
2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất: ..................................................................................................................... 5
Thứ sáu, quy chế riêng trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:........................................ 7
3. Thực tiễn thi hành pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế tại Việt Nam: ................................................................................................................. 8
4. Hướng hoàn thiện pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế: .......... 10
C.

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 11

D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................... 12

2


A. MỞ ĐẦU:
Hiện nay, trong pháp luật về kinh tế nói chung thì pháp luật đầu tư vào các khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất được coi là phương tiện để phát huy nguồn lực của quốc
gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu chế xuất đạt hiệu quả cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác nhau.
Trong đó, việc nhận thức, phát huy đúng bản chất các quy định của pháp luật rất quan
trọng. Do vậy, nắm vững và áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật về đầu tư vào

các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất là một trong những yêu cầu cơ bản của
hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Để hiểu hơn về những quy định
trên, em xin phân tích và đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
B. NỘI DUNG:
I. Khái quát chung về khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất:
1. Khu cơng nghiệp (KCN):
KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung
ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. (Khoản 16 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020).
Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra các đặc trưng cơ bản của khu công nghiệp:
Thứ nhất, KCN là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp.
Thứ hai, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các vùng, lãnh thổ
khác và khơng có dân cư sinh sống.
Thứ ba, KCN được thành lập theo quy định của Chính phủ.
2. Khu chế xuất (KCX):
KCX là khu cơng nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu. (Khoản 15 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020).
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra các đặc điểm của KCX:
Thứ nhất, về bản chất, KCX là một loại hình KCN, vì thế KCX mang đầy đủ các đặc
điểm của KCN. KCX có thể nằm biệt lập với KCN hoặc nằm trong KCN.
3


Thứ hai, KCX hoạt động chuyên về sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thực hiện các dịch
vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Mục tiêu là thị trường khu vực và quốc tế.
3. Khu kinh tế (KKT):
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được
thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
quốc phòng, an ninh. (Khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư năm 2020).

Từ những khái niệm trên có thể xác định những đặc điểm của khu kinh tế:
Thứ nhất, khu kinh tế là khu vực có khơng gian riêng biệt với mơi trường đầu tư và kinh
doanh đặc biệt thuận lợi cho nhà đầu tư. Được thành lập với mục đích thu hút vốn đầu tư,
khu kinh tế tách biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh, được nhà nước áp dụng những
chính sách khuyết khích đầu tư đặc biệt về tài chính, đất đai,… tạo ra sự thuận lợi cho nhà
đầu tư khi tiến hành đầu tư vào khu kinh tế.
Thứ hai, khu kinh tế có ranh giới địa lý xác định, tách biệt với các khu vực lãnh thổ
khác, nhưng khác so với KCN, trong KKT có dân cư sinh sống. Điều này phục vụ cho việc
phát triển sản xuất, dịch vụ, mở rộng môi trường, lĩnh vực đầu tư vào KKT.
Thứ ba, trong khu kinh tế có thể có các khu chức năng, gồm: khu phi thuế quan, khu
bảo thuế, khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đơ thị, khu
dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng
khu kinh tế.
II. Pháp luật hiện hành về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:
1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu chế xuất:
Luật Đầu tư 2020 tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các Khu
công nghiệp, Khu chế xuất và Khu kinh tế.
Các văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của
Chính phủ quy định chi tiết quy trình và thủ tục đăng ký đầu tư, ưu đãi đầu tư và hỗ trợ áp
dụng đối với các dự án đầu tư cũng như các hoạt động của nhà đầu tư trong các khu nói

4


trên; Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, quy định về KCN,
trong đó bao gồm KCX, khu cơng nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái, và KKT.
2. Đánh giá quy định pháp luật hiện hành về đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh
tế, khu chế xuất:


Pháp luật về khu cơng nghiệp, khu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế. Vai trị đó được thể hiện trên các phương diện:
-

Pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế tạo ra hành lang pháp lý cho khu công

nghiệp, khu kinh tế hoạt động và phát triển.
-

Pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế đã góp phần tạo ra những yếu tố cần

thiết cho môi trường đầu tư hấp dẫn như thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ; các biện
pháp ưu đãi đầu tư… Thơng qua đó góp phần thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp,
khu kinh tế.
-

Pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế đã tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan

nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
trên cơ sở quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của từng cơ quan quản
lý nhà nước khác nhau.
-

Pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế đã tạo điều kiện cho các chủ thể đầu

tư thực hiện hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế và thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình, trong đó có quyền tự do kinh doanh.
Thứ nhất, về chủ thể đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất:
Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư

trong nước, nhà đầu tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi.1 Có thể
thấy rằng, pháp luật đã quy định rất chi tiết, chặt chẽ, cụ thể về chủ thể có thể tiến hành
hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Điều này góp phần tránh
được tình trạng lợi dụng những thiếu sót của pháp luật để tiến hành các hoạt động đầu tư

1

Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.

5


vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất khi chưa đủ các điều kiện về chủ thể đầu
tư. Hơn thế nữa, việc quy định cụ thể như vậy cịn góp phần làm cho cá nhân, tổ chức có
thể hiểu rõ hơn và áp dụng có hiệu quả hơn pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất trên thực tế.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư vào khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu chế xuất:
Điều 38, 39 Luật Đầu tư 2020 quy định về thủ tục và thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng
nhận đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất thuộc nhiều cơ quan khác nhau
như: Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và sở Kế hoạch và Đầu tư.
Mỗi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các chủ thể đầu tư khác nhau
dựa trên cơ sở địa điểm đặt trụ sở điều hành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh
tế tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, pháp luật đã có sự phân chia thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận đăng kí đầu tư. Quy định này thể hiện sự tinh giản, nhanh gọn, phân cấp rõ ràng khi
thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động cấp giấy chứng nhận đầu tư. Từ đó làm giảm
bớt thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư, tránh sự phiền hà cho các nhà đầu tư khi phải
đợi chờ các thủ tục góp phần thu hút, khuyến khích đầu tư, đẩy mạnh việc phát triển kinh
tế xã hội của đất nước.
Thứ ba, về các ưu tiên, ưu đãi cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh

tế, khu chế xuất:
Điều 15 Luật đầu tư 2020 quy định về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư.
Theo đó, các dự án đều được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn
mức thuế thơng thường có thời hạn hoặc tồn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo ra
những tài sản cố định trong các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế
xuất thì được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra, các dự án đầu tư vào khu cơng nghiệp, khu
kinh tế, khu chế xuất cịn được miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng
đất,…

6


Thứ tư, về quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp,
khu kinh tế, khu chế xuất:
Quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư khi đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt là một
trong những nội dung rất quan trọng, thơng qua đó các nhà đầu tư biết được mình có các
quyền và nghĩa vụ như thế nào đối với Nhà nước khi tham gia đầu tư vào các khu kinh tế
đặc biệt.
Nhà đầu tư có quyền được tự do thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh theo năng
lực và mục đích của mình; các lĩnh vực, ngành nghề đầu tư phải là các lĩnh vực, ngành
nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ quyết định các hoạt động đầu tư kinh doanh
và được nhà nước công nhận, bảo hộ quyền sở hữu tài sản,…
Nghĩa vụ của nhà đầu tư: phải tuân thủ quy định pháp luật về thủ tục đầu tư khi tiến
hành các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; thực hiện hoạt
động đầu tư đúng theo nội dung đăng kí đầu tư, nội dung quy định tại Giấy chứng nhận
đầu tư,… Đồng thời nhà đầu tư phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật; thực hiện quy định của pháp luật về kế tốn, kiểm tốn và thống kê; tơn trọng,
tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị- xã hội,…
Thứ năm, về xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú ở khu công nghiệp, khu kinh tế,

khu chế xuất:
Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư,
kinh doanh tại khu kinh tế và các thành viên gia đình của họ được cấp thị thực xuất, nhập
cảnh có giá trị nhiều lần và có thời hạn phù hợp theo quy định; được tạm trú, thường trú
trong khu kinh tế và ở Việt Nam theo quy định pháp luật về cư trú và pháp luật về xuất
cảnh, nhập cảnh, cư trú của người nước ngồi tại Việt Nam. Ngồi ra, pháp luật cịn quy
định thêm về, việc xuất cảnh, nhập cảnh và cư trú đối với khu kinh tế… Pháp luật đã quy
định đối với từng chủ thể đầu tư, từng khu vực thì có chế độ xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại
và cư trú, tạm trú khác nhau.
Thứ sáu, quy chế riêng trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:

7


Do đặc điểm sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ xuất khẩu, KCX được pháp luật
quy định những quy chế riêng áp dụng cho phù hợp. Theo đó, những quy định được áp
dụng riêng cho KCX gồm:
-

Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu phi thuế

quan theo quy định của pháp luật. Quy định là doanh nghiệp chế xuất được ghi trong Giấy
chứng nhận đầu tư.
-

Khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài

bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của
Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan…2
Thứ bảy, về quản lí nhà nước đối với việc đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế,

khu chế xuất:
Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế bao gồm:
xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển khu KCN,
KCX, KKT; cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận, tổ chức thực hiện các thủ tục hành
chính nhà nước và dịch và hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh
của các tổ chức, cá nhân trong KCN, KCX, KKT; hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả
đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi
phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển KCN,
KCX, KKT… Các quy định của pháp luật rất chi tiết và cụ thể giúp cho việc quản lí nhà
nước đối với việc đầu tư vào KCN, KCX, KKT đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh
tế- xã hội.
3. Thực tiễn thi hành pháp luật về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế tại Việt Nam:
Hiện nay, việc thực hiện pháp luật đã đạt được nhiều kết quả tốt, hiệu quả cao, góp phần
vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Về những thành tựu đã đạt
được:

2

Xem thêm Nghị định 82/2018 NĐ-CP

8


Tình hình phát triển KCN, KCX, KKT: trong 9 tháng đầu năm 2021, đã có 41 dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng KCN mới/mở rộng/điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận chủ trương đầu tư với tổng diện tích khoảng 7.670 ha.
Về tình hình lao động: do tác động của dịch Covid-19, một số KCN tại các địa phương
có dịch gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, những khó khăn này

chỉ mang tính tạm thời, tính về số lao động có hợp đồng lao động chính thức, các KCN
trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 4,07 triệu lao động trực tiếp, tăng khoảng
90 nghìn lao động so với cuối năm 2020. Trong đó, có khoảng 456 nghìn lao động nước
ngoài, chiếm 11,2% số lao động làm việc tại các KCN.
Về thu hút đầu tư nước ngồi: ước tính trong 09 tháng đầu năm 2021, các KCN, KKT
trên cả nước đã thu hút được khoảng 453 dự án đầu tư mới và 590 dự án tăng vốn đầu tư
với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 10,2 tỷ USD (tăng 8,7% về số vốn đăng
ký mới và tăng thêm so với cùng kỳ năm 2020).3
Về thu hút đầu tư trong nước: ước tính trong 09 tháng đầu năm 2021, các KCN, KKT
trên cả nước đã thu hút được khoảng 435 dự án đầu tư mới và 160 dự án tăng vốn đầu tư
với số vốn đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 189,5 nghìn tỷ đồng (tăng 7,2% về số
vốn đăng ký mới và tăng thêm so với cùng kỳ năm 2020).4
Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, việc thi hành pháp luật cịn bộc lộ một số hạn
chế như sau:
Thứ nhất, cơng tác quy hoạch phát triển KCN, KCX, KKT còn thiếu đồng bộ. Các KCN,
KKT trên cả nước được thành lập rất nhiều, với tốc độ nhanh trong thời gian vừa qua, tuy
nhiên, quy hoạch phát triển KCN, KCX, KKT chưa thực sự phù hợp với thực tế.
Thứ hai, cơ cấu đầu tư trong KCN, KCX còn chưa hợp lý. Các dự án đầu tư vào KCN,
KCX chủ yếu là các dự án công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dung như dệt, may, da giầy,…
mà thiếu đi những dự án đầu tư cho công nghiệp nặng.

3

/>4
/>
9


Thứ ba, thiếu lao động có trình độ, tay nghề cao cho các KCN, KCX, KKT. Thế giới
đang thay đổi với việc phát triển khoa học cơng nghệ, địi hỏi phải có một lớp lao động có

trình độ, tay nghề cao, giai đoạn phát triển của lao động, nhân công giá rẻ đã quan, cần
phải có những chính sách hợp lý đào tạo ra một thế hệ lao động mới phù hợp với yêu cầu
thực tế.5
Thứ tư, vấn đề về môi trường xung quanh các KCN, KCX đã là vấn đề dư luận xã hội
lên tiếng từ lâu, nhưng trong thời gian qua vẫn chỉ có những động thái chậm giải quyết vấn
đề, khi sự việc nghiêm trọng mới tìm cách khắc phục. Đây cũng có thể xem một phần lỗi
từ việc quy hoạch KCN, cả quản lý việc xả thải trong các KCN và từ những văn bản pháp
luật điều chỉnh trực tiếp đã không chú trọng đến vấn đề này.
4. Hướng hồn thiện pháp luật về khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế:
Thứ nhất, cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định một cách rõ ràng trách
nhiệm, quyền hạn của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà nước
đối với khu công nghiệp. Việc quy định cụ thể này sẽ tránh được tình trạng chồng chéo,
trùng lặp về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước đối với khu công
nghiệp.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các
Bộ, ngành trung ương với Ban quản lý khu công nghiệp để kịp thời giải quyết các vấn đề
phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước đối với khu cơng nghiệp.
Thứ ba, hồn thiện địa vị pháp lý của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế trên cơ sở quy định những yếu cầu cụ thể đối với một doanh nghiệp khi
hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế quy định quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp; các ưu đãi đầu tư…
Thứ tư, tăng cường các ưu đãi đầu tư đối với nhà đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế nhất là ở các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, đặc biệt
khó khăn. Cụ thể: bổ xung các quy định về phát triển hạ tầng ngồi hàng rào khu cơng
Khánh Chi – Văn Sơn, Tạp chí cơ khí, Giải “bài tốn” nguồn nhân lực ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh
Quảng Ninh
5

10



nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; tăng cường các ưu đãi về tài chính cho nhà đầu tư; nâng
cao hiệu quả của các biện pháp ưu đãi; cho phép các doanh nghiệp trong khu công nghiệp,
khu chế xuất cổ phần hóa để tăng khả năng huy động vốn; thu phí thống nhất đối với các
khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trên cả nước; hỗ chợ tài chính, đảm bảo tín
dụng vốn vay cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế…
Thứ tư, rà sốt, hồn thiện bổ sung quy định pháp luật về đầu tư xây dựng khu công
nghiệp phù hợp với từng loaị hình sản xuất và yêu cầu phát triển từng thời kỳ.
Thứ năm, xây dựng hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn về quy mơ, cơ cấu sử dụng đất, hạ
tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp phù hợp với từng loại hình sản xuất, theo yêu cầu phát
triển. Điều này đồng nghĩa với việc quy định rõ các mơ hình phát triển khu cơng nghiệp
để làm cơ sở "dẫn dắt" trong tổ chức thực hiện.6
C. KẾT LUẬN
Mô hình khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao ở nước ta ra
đời và phát triển đã đạt được những thành tự to lớn, thể hiện vai trị quan trọng trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thể hiện đường lối, chính sách đúng đắn
của Đảng và Nhà nước. Các văn bản pháp luật đó đã tạo hành lang pháp lý cho sự hình
thành, phát triển của khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở nước ta, điều chỉnh các
mối quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập, hoạt động của các mơ hình đó, quy định
các chính sách về ưu đãi đầu tư và vấn đề quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu kinh tế.

6

Phát triển khu công nghiệp hậu Covid-19: Cần hồn thiện pháp lý, kiến tạo mơ hình phát triển mới

11



D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội, 2011;
2. Luật Đầu tư năm 2020;
3. Nghị định của Chính phủ số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
4. Nghị định của Chính phủ số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 về quản lý khu
công nghiệp và khu kinh tế;
Internet:
5. Khánh Chi – Văn Sơn, Tạp chí cơ khí, Giải “bài tốn” nguồn nhân lực ngành
cơng nghiệp chế biến, chế tạo tỉnh Quảng Ninh
/>(truy cập ngày 18/12/2021)
6. Phan Trung Hiền, Huỳnh Thị Thu Oanh, Nhìn lại các mơ hình khu kinh tế tại việt
nam và bước thử nghiệm cho đặc khu kinh tế;
/>(truy cập ngày 18/12/2021)
7. Phoulatsamy Phoumisay, Đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt theo pháp luật Lào
và Việt Nam - Dưới góc độ so sánh :luận văn thạc sĩ luật học.
/>%E1%BA%B7c%20khu&search_field1=t&search_field2=t&search_field3=t&s_sear
choperator1=%20&%20&s_searchoperator2=%20&%20&user_query=t:%C4%91%E
1%BA%B7c%20khu&dmd_id=48089
(truy cập ngày 18/12/2021)
8. Tình hình phát triển KCN, KKT 9 tháng năm 2020, Cổng thông tin điện tử Bộ
Kế hoạch và Đầu tư,

12


/>T2aa1slHcQPAPOaWEczV3bejC-CxacjP94K5s9KfQ9Ly6uXgrzGpmmgM
(truy cập ngày 18/12/2021);
9. (truy cập ngày 18/12/2021);


13



×