Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THI HẾT MÔN - QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.48 KB, 5 trang )

Trường: ĐH Văn hóa tp Hồ Chí Minh
Lớp: ĐH Quản lý văn hoá
Họ và tên:
BÀI THI HẾT MÔN
QUẢN LÝ CÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN
Câu hỏi: Anh / chị hãy cho biết quan điểm của mình về công tác quản lý các tổ
chức hoạt động nghệ thuật hiện nay. Nêu kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả cho các tổ chức hoạt động nghệ thuật.
Trả lời
Hoạt động tổ chức nghệ thuật có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa,
luôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia, góp phần giáo dục, định hướng về
thẩm mĩ, phong cách, đạo đức, lối sống đến người xem, nhất là giới trẻ. Trong
những năm qua việc ban hành và thực thi quy chế hoạt động biểu diễn và tổ chức
biểu diễn nghê thuật đã góp phần làm cho các loại hình nghệ thuật phát triển, đa
dạng về hình thức, phong phú về nội dung, nhiều chương trình nghệ thuật có chất
lượng, đáp ứng được nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân, để lại ấn tượng
đẹp với bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt
động nghệ thuật ở nước ta hiện nay có rất nhiều bất cập chưa được giải quyết hoặc
giải quyết chưa triệt để, gay gắt. Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2012 và triển
khai công tác năm 2013 của Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tại Hà Nội, Cục
trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương nhận định: “Năm qua, việc
định hướng phát triển nghệ thuật và thẩm mĩ nghệ thuật còn hạn chế, nhất là lĩnh
vực thời trang và âm nhạc. Tình trạng khoe thân, ứng xử phản cảm, các đơn vị tổ
chức vi phạm giấy phép diễn ra mức độ ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nặng nề
tới xã hội ”. Ở Việt Nam các tổ chức, cá nhân biểu diễn không có giấy phép,
không đúng nội dung giấy phép, lợi dụng giấy giới thiệu của cơ quan Nhà nước để
ký hoạt động biểu diễn, tổ chức bán vé thu tiền nhưng không thực hiện đúng như
đúng nội quy, thời gian biểu diễn Có thể gọi đây là sự nhiễu loạn ở các tổ chức
hoạt động nghệ thuật. Năm 2012 là một năm đầy sóng gió của làng giải trí Việt với
mức tộ tàn phá ngày càng trầm trọng. Tình trạng treo đầu dê, bán thịt chó, mạo


danh, sử dụng không đúng tên, nghệ danh của ca sĩ, diễn viên đã được cơ quan có
thẩm quyền duyệt diễn ra tràn lan, khán giả bị bầu sô lừa gạt để lấy tiền đêm diễn,
quảng cáo những hình ảnh nhức mắt không đúng với giấy phép trước đó. Một tiêu
cực nữa cũng được nhắc tới là vi phạm bản quyền, đạo nhạc, video clip, hát nhép,
tự ý thêm bớt lời ca và động tác diễn xuất. Nói tới hoạt động biểu diễn, người ta
còn nhắc tới sự lũng đoạn trong những bộ trang phục hở trước thiếu sau, không
phù hợp với lứa tuổi, thuần phong mỹ tục của người Việt. Có thể kể đến đêm diễn
trên sân khấu được trực tiếp trên kênh VTV1, Lý Nhã Kỳ mặc trang phục không
hợp với bối cảnh tí nào, hay mẫu người Thái Hà với bộ đồ thiếu vải trong đêm thời
trang do quá sung lan tràn trên mạng, Võ Hoàng Yến,Thu Minh, Hồng
Quế dường như theo đuổi phong cách mà ta gọi nôm na là sexy. Chúng ta cũng
không quên nhắc tới nụ hôn khả ố với nhà sư của Đàm Vĩnh Hưng, màn hút thuốc
điệu nghệ của Thanh Hằng với váy ren bị chỉ trích dữ dội, ca sĩ Trọng Tấn, Anh
Thơ tự ý bỏ về trong chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm năm Đoàn kết
hữu nghị Việt – Lào,các cụm từ “hot”được nhắc liên tục chuẩn men, cạp đất mà
ăn như câu cửa miệng bởi những phát ngôn thiếu suy nghĩ của một số nghệ sĩ. Rất
nhiều sự việc xấu hổ đã xảy ra trong hoạt động tổ chức nghệ thuật hiện nay ảnh
hưởng không nhỏ đến phong cách thẩm mỹ của khán giả, đặc biệt là một bộ phận
giới trẻ, gây bức xúc trong dư luận.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cục NTBD đã có những chỉ thị, nghị định,
quy chế ban hành chỉ đạo nhằm chấn chỉnh như quy chế 47, chỉ thị 65, nghị định
79 Các cơ quan nhà nước đã cố gắng làm trong sạch làng giải trí Việt vốn ồn ào
và dường như đang loạn lên, tuy nhiên mới chỉ giảm bớt phần nào đó mà thôi,
những mức phạt hành chính còn quá nhẹ so với lỗi gây ra nên chưa đủ sức xoa dịu
công chúng.
Theo quan điểm cá nhân tôi công tác quản lí tổ chức hoạt động nghệ thuật
hiện nay còn quá lỏng lẻo, có quá nhiều lỗ hỗng, chồng chéo nhau. Tuy Cục nghệ
thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có những phương án đưa ra
song vẫn chưa đủ mạnh để chống chọi với cơn bão đang đổ bộ vào làng giải trí
trong thời kỳ hội nhập. Chúng ta cần phải quyết liệt, mạnh tay giải quyết tận gốc

vấn đề vi phạm, sai đâu sửa đó, nếu cảm thấy mức phạt hành chính chưa đủ thì
cấm hành nghề có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Quản lý cần có sự phân cấp, phân
quyền để đúng quyền hạn, chức năng tránh chồng chéo. Các giải pháp đưa ra cần
đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, địa phương, tổ chức, đơn
vị cá nhân tham gia. Quản lý là cả một nghệ thuật đặc biệt là lĩnh vực văn hóa, sao
cho vừa mềm dẻo nhưng vẫn đủ sức răn đe, giáo dục, nhẹ nhàng nhưng quyết liệt.
Vậy nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho các đơn vị, tổ chức nghệ thuật, góp
phần hoàn thiện ngành nghệ thuật biểu diễn theo lối chúng ta sẽ cần làm những
việc sau:
Đối với cơ quan nhà nước và tổ chức nghệ thuật:
Thứ nhất, là sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với
giới nghệ sĩ như lương, thù lao, nhuận bút, nâng ngạch diễn viên, chính sách ưu đãi
về tiền lương cho nghệ sĩ được phong tăng danh hiệu, đưa ra nước ngoài đào tạo
thêm.
Thứ hai, là đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị, nghiêm cấm bán
hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với các thiết chế văn hóa.
Thứ ba, thẩm định hồ sơ kĩ càng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân xin
phép tổ chức biểu diễn trước khi cấp phép, kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, hình thức
các chương trình. Đối với các chương trình có sức hút lớn số lượng người xem, cơ
quan chức năng cần liên hệ chặt chẽ với địa phương nơi tổ chức biểu diễn nếu đảm
bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội thì mới cấp phép và tiếp nhận giấy phép biểu
diễn. Kiên quyết đối với các trường hợp tổ chức, đơn vị, cá nhân có sai phạm.
Thứ tư, tăng cường thanh tra, giám sát sau khi các tổ chức, đơn vị, cá nhân
được cấp giấy phép, chủ động tổ chức và phối hợp kiểm tra giữa các Ban ngành từ
Trung ương tới địa phương, thường xuyên báo cáo để giải quyết kịp thời sai phạm.
Thứ năm, mạnh tay chấn chỉnh, sử phạt nghiêm và nặng các trường hợp vi
phạm. Nếu phạt hành chính chưa đủ có thể cộng thêm hình thức cấm diễn xuất,
hành nghề trong thời gian có hạn hoặc vĩnh viễn, chứ không phải là mức phạt chỉ
đủ gãi ngứa để vận vô tư tái phạm.
Thứ sáu, đào tạo cán bộ quản lý văn hóa nghệ thuật có chuyên môn và trách

nhiệm, mỗi lĩnh vực nên có những chuyên gia riêng,họ là những người có tầm
nhìn, yêu nghề.
Thứ bảy, truyền thông cũng phải chịu ít nhiều trách nhiệm của mình. Các sai
phạm như ăn mặc thiếu vải, phát ngôn gây sốc bỗng dưng trở thành đề tài nóng,
nhiều khi không phải là điều đáng nói nhưng truyền thống cứ chĩa ngòi bút vào
thì càng thêm lửa cho dư luận. Chúng ta cần thẩm duyệt nội dung đăng tải,có ý
kiến chỉ đạo để các nghệ sĩ ăn theo đề tài “hot” không có những chiêu trò tiếp theo.
Các nhà báo, phóng viên cần có ý thức nghề nghiệp với bài viết của mình.
Thứ tám, những người được đứng trên sân khấu nghệ thuật phải thực sự có
năng khiếu, năng lực và trình độ, say mê với nghề, phải được tào tạo chuyên
nghiệp chứ không phải ố ạt, ai cũng có thể diễn và phải có sàng lọc khắt khe.
Tiếp theo, Nhà nước cần khuyến khích, có chính sách xã hội hóa, đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động biểu diễn nghệ thuật để các cá nhân, tổ chức có cơ hội phát
triển hơn nữa.
Cuối cùng là nâng cao thị hiếu thẩm mĩ, ý thức dân tộc cho công chúng.
Đối với những nghệ sĩ, diễn viên, ca sĩ:
• Phải có trách nhiệm, đạo đức với nghề vì chỉ có như thế mới đảm bảo tính
nhân văn, phong cách, cảm hứng sáng tạo trong công việc.
• Tôn trọng khán giả cũng chính là tôn trọng chính mình.
• Nghệ sĩ là người của công chúng nên suy nghĩ và cẩn trọng trong lời ăn,
tiếng nói, phát ngôn, hành động, trang phục bởi họ có ảnh hưởng không nhỏ
tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
• Nghệ sĩ phải vì cái đẹp, nghệ thuật là hướng tới chân - thiện – mỹ cho nên
họ không được cá nhân hóa.
• Nghệ sĩ phải có ý thức, lòng tự tôn dân tộc như thế họ sẽ biết mình sẽ làm gì
và cần làm gì.
Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì theo xu thế vận động, nghệ thuật biểu diễn
cũng có những loại hình mới đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của con người,
cho nên công tác quản lý phải đảm bảo điều kiện cần thiết để văn hóa hoạt động
đúng tính chất, đảm bảo nâng cao khả năng cảm thụ, thưởng thức của công chúng.

Trình độ dân trí ngày càng tăng, công chúng cũng có cách nhìn, cách cảm nhận
riêng của họ, biết sàng lọc tinh hoa nghệ thuật, tiếp nhận theo cách riêng của chính
mình. Họ sẽ chắt lọc cái tốt và loại trừ cái xấu theo quan điểm của cá nhân cho nên
người nghệ sĩ chân chính sẽ tự biết lao động miệt mài, phấn đấu không ngừng nghỉ
cho nghệ thuật, và đó cách tốt nhất để gắn bó lâu dài với khán giả chứ không phải
tạo scandan gây sốc để nổi danh.
Xu thế đất nước vận động và hướng tới nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại và phát triển hơn nữa giá trị tinh túy văn
hóa dân tộc Việt Nam ngàn đời lưu giữ thì họat động nghệ thuật cũng có lối đi
riêng của mình. Những giá tri văn hóa đích thực của nhân loại sẽ được tiếp thu còn
biểu hiện chưa đẹp, phản cảm sẽ bi hất văng ra khỏi dòng chảy phát triển. Và ở
đây, chúng ta nói đến vai trò của quản lý văn hóa rất quan trọng, nó góp phần định
hướng cho văn hóa đi đúng hướng, xu thế của xã hội với quan điểm lấy chân –
thiện – mỹ làm gốc rễ của sự phát triển.

×