Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Báo cáo thực tập nguyên tắc quản lí của NN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.87 KB, 25 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ CỦA NHÀ
NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH BHXH

1


LỜI NĨI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Nhà nước mỗi quốc gia
đối với người lao động nhằm từng bước mở rộng và nâng cao đảm bảo vật chất,
góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi gặp rủi ro như bị ốm đau, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hết tuổi lao động, qua đời…
Tài chính BHXH (Quỹ BHXH) là một bộ phận cốt lõi khơng thể thiếu được
và có thể nói nó là vai trị quan trọng nhất trong hoạt động BHXH. Việc quản lý sử
dụng quỹ BHXH (thông qua các hoạt động thu - chi quỹ BHXH) nó ảnh hưởng
trực tiếp tới sự tồn tại, phát triển của quỹ BHXH và quyết định sự hoạt động, phát
triển của chính sách BHXH. Vì vậy vấn đề quản lí quỹ tài chính BHXH cần thiết
phải có một tổ chức quản lí thống nhất từ Trung ương đến địa phương đó chính là
nhà nước và một nguyên tắc quản lí tài chính chặt chẽ.
Chúng em là sinh viên lớp Đầu tư 51C, thuộc nhóm 4, được học tập mơn Bảo
hiểm, dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Tô Thị Thiên Hương, được phân
cơng tìm hiểu về vấn đề “Ngun tắc quản lí của Nhà nước về tài chính
BHXH”. Chính vì vậy chúng em thực hiện bài báo cáo thực tập này.
Để làm rõ những vấn đề xung quanh “Nguyên tắc quản lí của Nhà nước về
tài chính BHXH”. Bài viết của chúng em được chia làm ba phần lớn như sau:
Phần I: Khái quát chung về BHXH và Quỹ BHXH.
Phần II: Các nguyên tắc quản lí của nhà nước về tài chính BHXH.
Phần III: Áp dụng ở VIệt Nam.
Do cịn nhiều hạn chế về trình độ kiến thức cũng như các tài liệu tham khảo nên
chắc chắn bài viết còn có nhiều thiếu sót, hạn chế. Chúng em rất mong được nhận


được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của thầy cô.
Chúng em xin cảm ơn sự hướng dẫn học tập bộ môn Bảo hiểm của ThS. Tô
Thị Thiên Hương. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN I

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH VÀ TÀI CHÍNH BHXH
I. Nguồn gốc ra đời của BHXH và Quỹ tài chính BHXH.
Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển kèm theo sự phát triển của lực lượng sản
xuất, việc thuê mướn cơng nhân trở nên phổ biến thì mối quan hệ giữa người lao
động làm thuê và người sử dụng lao động ngày càng trở nên phức tạp, mâu
thuẫn chủ-thợ ngày càng gay gắt. Lúc ấy, nhà nước phải đứng ra giải quyết và
điều hòa mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của nhà
nước; mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ đều phải đóng một khoản tiền nhất
định hàng tháng được tính tốn chặt chẽ trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với
người làm thuê. Số tiền đóng góp ấy hình thành nên một “quỹ tiền tệ” tập trung
trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách nhà nước khi
cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ gặp bất lợi. Thực tế
đã chứng minh, nhờ vậy mà cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày
càng được đảm bảo ổn định; giới chủ cũng thấy mình có lợi, được bảo vệ, việc
sản xuất ngày càng thuận lợi hơn, phát triển hơn.Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập
trung này được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng.
Tồn bộ những hoạt động với mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế
giới quan niệm là “Bảo hiểm xã hội” đối với người lao động. Và quỹ tiền tệ
được nói ở trên được gọi là “Quỹ tài chính BHXH”.

II.Tài chính BHXH.

1.Khái niệm và đặc điểm.
1.1.Khái niệm.
“Tài chính” là tổng thể các quan hệ kinh tế trong phân phối tổng sản phẩm
xã hội dưới hình thức giá trị, thơng qua đó hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ
nhằm đáp ứng nhu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.
Các quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành những bộ
phận riêng, gọi là các khâu tài chính.
3


Như vây, “tài chính BHXH là một khâu tài chính trong hệ thống tài chính
quốc gia, tham gia vào quá trình huy động, phân phối và sử dụng các nguồn tài
chính nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống của người lao động khi gặp rủi ro hoặc
sự kiện bảo hiểm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
1.2.Đặc điểm.
Tài chính BHXH có 4 đặc điểm, đó là:
a) Tài chính BHXH khơng có muc tiêu lợi nhuận.
Các quan hệ tài chính BHXH ln chứa đựng lợi ích cơng cộng. Mục đích
tạo lập và sử dụng quỹ BHXH là nhằm ổn định cuộc sống của người tham gia
BHXH khi gặp rủi ro trong cuộc sống và góp phần phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước. Vì vậy, các quan hệ kinh tế trong q trình này đều khơng nhằm vào
mục tiêu lợi nhuận mà là để thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của đất
nước. Ngồi sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, Nhà nước cũng điều tiết
và hỗ trợ quỹ BHXH.
b) Tài chính BHXH có tính đa chủ thể.
Tính đa chủ thể của tài chính BHXH xuất phát từ cơ sở có nhiều bên tham
gia quyết định thành lập và sử dụng quỹ BHXH, đó là:
- Người lao động.
- Người sử dụng lao động.
- Nhà nước tham gia với tư cách là người sử dụng lao động và hỗ trợ thêm.

c) Tài chính BHXH có tính cơng cộng.
Tính cơng cộng của BHXH thể hiện rõ nét trong việc hình thành và sử dụng
quỹ BHXH.
Thứ nhất, trong việc hình thành quỹ BHXH, tính cơng cộng được thể hiện ở
chỗ: Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia BHXH và
sự hỗ trợ của Nhà nước. Người tham gia BHXH có thể là người lao động hoặc
cả người sử dụng lao động. Khoản tiền do người sử dụng lao động đóng góp
được hạch tốn vào chi phí sản xuất, hình thành nên giá thành dịch vụ và sản
phẩm. Người tiêu dùng sẽ phải trả tiền và thơng qua việc đó, người tiêu dùng đã
4


gián tiếp đóng góp vào quỹ BHXH. Đồng thời Nhà nước cũng có trách nhiệm
ban hành các chính sách hỗ trợ BHXH đặc biết trong trường hợp BHXH khơng
có khả năng thanh tốn. Số tiền này được trích từ ngân sách nhà nước, mà đó là
loại quỹ tiền tệ được hình thành từ sự đóng góp của tất cả tầng lớp dân cư.
Thứ hai, trong việc sử dụng quỹ BHXH, tính cơng cộng thể hiển ở sự chi trả,
trợ cấp cho người tham gia BHXH khi họ gặp biến cố trên phạm vi tồn quốc.
Chi tiêu đúng đắn có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của tồn bộ
nền kinh tế nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng. Có thể nói, phạm vi hoạt
động của tài chính BHXH rất rộng, bao gồm tồn xã hội, gắn liền với hiệu quả
hoạt động kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mơ.
d) Tài chính BHXH có sự kết hợp hài hịa giữa tính hồn trả và khơng hồn
trả, giữa tính tự nguyện và bắt buộc.
Về cơ bản, luật BHXH của nước ta cũng như các nước đều quy định người
lao động và người sử dụng lao động phải tham gia BHXH dưới hình thức bắt
buộc nhằm đảm bảo an toàn xã hội đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người rủi
ro trong cuộc sống.
Ví dụ :
- Luật BHXH Việt Nam quy định người lao động và sử dụng lao động bắt buộc

phải tham gia đóng góp BHXH để khi lao động đủ số năm quy đinh, người lao
động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hưu trí ( lương hưu) và tử tuất theo phương
thức hoàn trả.
- Cũng trong chế độ BHXH bắt buộc, chế độ ốm đau, tai nạn nghề nghiệp… lại
khơng có tính hồn trả mà chỉ khi gặp rủi ro mới được nhận trợ cấp.
- Bên cạnh các hình thức BHXH bắt buộc, luật BHXH Việt Nam cũng quy định
loại hình BHXH tự nguyện để tồn thể nhân dân đều có thể tham gia BHXH,
nhằm đảm bảo công bằng xã hội và đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân.

2.Hoạt động của tài chính BHXH.
Cũng giống như mọi nguồn quỹ khác, quỹ BHXH có hai hoạt động chính là
thu và chi. Q trình hình thành và phần phối quỹ BHXH dựa trên cơ sở nguyên
tắc cân bằng thu- chi, do Nhà nước quản lí.
5


2.1. Nguồn tài chính BHXH
Tài chính BHXH có hạt nhân là quỹ BHXH. Quỹ này được hình thành từ hai
nguồn: nguồn đóng góp của các đối tượng bắt buộc tham gia BHXH ( gọi tắt là
nguồn bắt buộc ) và nguồn đóng góp của các đối tượng tự nguyện ( gọi tắt là
nguồn tự nguyện ).
Trong quỹ BHXH ln có một nguồn vốn nhàn rỗi được cho phép đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội dưới sự quản lí của Nhà nước. Do đó quỹ BHXH ln
ln được đảm bảo và tăng trưởng để chi trả cho các chế độ BHXH đúng thời
gian và đủ về số lượng.
a) Phần quỹ BHXH bắt buộc được hình thành từ các nguồn sau:
 Người lao động và người sử dụng lao động đóng góp:
 Nhà nước đóng góp với tư cách là người sử dụng lao động và hỗ trợ thêm.
 Các nguồn khác:
- Các nguồn tài trợ, viện trợ từ cộng đồng quốc tế và các tổ chức trong nước.

- Tiền lãi do thựchiện các hoạt đông đầu tư như gửi ngân hàng, mua trái phiếu,
cho thuê tài sản…
- Các nguồn quỹ khác như tiền phạt của các cơ quan nôp châm tiền BHXH, tiền
trưng thu khi các đơn vị đóng thiếu BHXH…
b) Phần quỹ BHXH tự nguyện
Phần quỹ BHXH tự nguyện được hình thành chủ yếu do bên tham gia
BHXH tự nguyện đóng góp.
2.2. Sử dụng tài chính BHXH.
Tài chính BHXH chi chủ yếu cho 5 mục đích sau:
- Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH : là trách nhiệm luật định của của BHXH,
gồm trợ cấp ngắn hạn như ốm đau, thai sản, y tế và trợ cấp dài hạn như hưu trí,
tử tuất, tai nạn lao động…

6


- Chi cho bộ máy quản lý BHXH: có thể hiểu đây là khoản chi dùng để duy trì
bộ máy quản lí BHXH như chi tiền lương cho lao động ngành BHXH, chi phí
quản lí hành chính và mua sắm, sửa chữa các tài sản cố đinh…
- Chi đầu tư: như đã trình bày ở trên, phần quỹ BHXH nhàn rỗi được đầu tư phát
triển kinh tế-xã hội dưới sự quản lí và đảm bảo của Nhà nước.
- Chi dự phịng : khoản chi nhằm đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn để tránh
trường hợp thâm hụt quỹ do cân đối thu chi không đảm bảo hoặc do những biến
động lớn trong chính sách tài chính- tiền tệ của quốc gia.
- Chi khác : là những chi phí phát sinh ngồi các khoản trên như chi phí thanh lí,
nhượng bán tài sản cố đinh.

7



PHẦN II
CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC
VỀ TÀI CHÍNH BHXH.

I.Tài chính BHXH cần thiết phải có sự quản lí theo một ngun
tắc thống nhất.
Một quốc gia chỉ có thể phát triển bền vững nếu sự phát triển kinh tế của
quốc gia đó ln đi kèm với sự ổn định xã hội. Xã hội càng phát triển, nhu cầu
cần được ổn định càng cao. Muốn vậy hệ thống nhằm đảm bảo ổn định xã hội
cần có quản lí thống nhất, có hiệu quả của nhà nước. Nghĩa là cần phải có sự
quản lí theo những ngun tắc chung.
BHXH là một trong những chính sách lớn nhằm đảm bảo ổn định xã hơi, là
lưới đầu tiên có vai trị quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội(ASXH).
BHXH hoạt động chủ yếu thơng qua Quỹ BHXH. Chính vì vậy quản lí của nhà
nước về Quỹ BHXH theo một hệ thống các nguyên tắc là cần thiết khách quan
để xây dựng và phát triển hệ thống BHXH trên bình diện rộng, có chiều sâu, ổn
đinh và phát triển bền vững.

II. Nguyên tắc quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
Mục tiêu quản lý tài chính BHXH là sử dụng nguồn lực tài chính này một
cách hiệu quả và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật. Quản lý tài
chính BHXH cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau:
1.Tơn trọng luật pháp:
Đây là ngun tắc địi hỏi hoạt động quản lí nhà nước về tài chínhc
BHXH phải dựa trên cơ sở pháp luật, các chuẩn mực quốc tế và sử dụng
pháp luật với tư cách là một cơng cụ để đảm bảo thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ của mình.
8



Tuy nhiên nó chỉ phát huy vai trị khi nó được tôn trọng và thực hiện một
cách nghiêm chỉnh trên thực tế. Nghĩa là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội và mọi công dân phải tuân thủ và chấp hành một cách chính xác, đầy đủ và
nghiêm minh pháp luật quốc gia và các chuẩn mực quốc tế.
2.An tồn, hiệu quả, đảm bảo tính thanh khoản cao, hiệu quả kinh tế cao:
Nguyên tắc này cần được quán triệt trong quản lý tài chính BHXH, đó là cơ
sở vững chắc cho việc thực hiện các mục tiêu đạt hiệu quả. Chính vì vậy, khi
đưa ra một quyết định về tài chính BHXH cần cân nhắc, xem xét trên nhiều
phương án, nhiều góc độ khác nhau.
 An tồn:
Mục đích của quỹ là bảo đảm chi trả lương hưu và các trợ cấp BHXH cho
người lao động. Vì vậy, quỹ dù có đầu tư vào lĩnh vực nào cũng phải đảm bảo
an tồn cho khoản đầu tư đó. Đảm bảo an tồn là khơng chỉ bảo tồn vốn đầu tư
về danh nghĩa, mà cịn là bảo tồn về cả giá trị thực tế, điều này càng có ý nghĩa
quan trọng trong thời kì lạm phát. Nói cách khác thì đầu tư quỹ phải lựa chọn
lĩnh vực để giảm thiểu rủi ro. Có thể chấp nhận một phương án đầu tư đưa lại
mức lợi nhuận vừa phải những vững chắc còn hơn một phương án có lợi nhuận
cao nhưng phiêu lưu, mạo hiểm. BHXH có những khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
được đem đầu tư sinh lời để bảo toàn và tăng trưởng quỹ. Việc đầu tư vốn nhàn
rỗi của BHXH phải đảm bảo độ an tồn, có lãi thực, tính thanh khoản cao và có
hiệu quả kinh tế - xã hội. Đồng thời, phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường
xuyên cho việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh. Vì thế, các hình thức đầu tư
phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc nêu trên,
trong đó ngun tắc an tồn ln được đặt lên hàng đầu.

 Hiệu quả:
Đây là mục tiêu của việc đầu tư tăng trưởng quỹ do vậy nguyên tắc này rất
quan trọng vì nếu đầu tư khơng sinh lời thì khơng thể thực hiện được mục tiêu
tăng trưởng quỹ, và ảnh hưởng tới độ an toàn của quỹ cũng như khả năng chi trả
trong tương lai. Lãi đầu tư khơng chỉ góp phần đảm bảo khả năng thanh tốn

cho các khoản chi mà cịn góp phần cho phép hạ tỉ lệ đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động.
9


Để thực hiện được nguyên tắc này, cần thiết phải xác định được danh mục
đầu tư, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu. Đối với từng dự án đầu tư, phải đánh giá
chính xác nhất hiệu quả kinh tế dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu khoa học, từ
đó mới có được quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao.
 Khả năng thanh khoản ( tính lưu chuyển của vốn):
Đây cũng là yêu cầu đặc thù của nghành do các khoản chi trả là phát sinh sau
và kéo dài nên các khoản đầu tư phải đảm bảo tính thanh khoản để dễ dàng chi
trả cho các đối tượng kịp thời. Đặc biệt tránh những khoản đầu tư dễ vướng vào
những vấn đề tồn khoản. Các hình thức đầu tư dễ thanh khoản và an toàn thường
được ưu tiên thực hiện trước. Quỹ BHXH luôn vận động khơng ngừng, đó là
q trình tạo lập và sử dụng quỹ để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ
BHXH. Do vậy, đầu tư quỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm
bảo khả năng chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền mặt để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ chi trả cho người lao động.
 Có lợi ích kinh tế, xã hội:
Là một quỹ tài chính để thực hiện chính sách xã hội, do đó trong q trình
đầu tư phải lưu ý đến việc nâng cao phúc lợi cho người dân, phải ra sức cải thiện
chất lượng chung cho đời sống dân cư của đất nước. Các hình thức, hạng mục
đầu tư phải đặt vấn đề hiệu quả kinh tế xã hội lên hàng đầu. Hoạt động đầu tư
tăng trưởng quỹ BHXH khác với các hoạt động đầu tư khác với mục tiêu lợi
nhuận làm đầu vì BHXH chính là một chính sách quan trọng trong hệ thống An
sinh xã hội của mỗi nước.
Thực hiện tốt việc đầu tư vốn nhàn rỗi từ quỹ BHXH khơng chỉ có tác dụng
bảo tồn và tăng trưởng mà còn đảm bảo quyền lợi cho người lao động, góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Tuỳ theo tính chất và

nội dung đầu tư mà các nguyên tắc trên có tầm quan trọng khác nhau. Chẳng
hạn, khi đầu tư dài hạn thì nguyên tắc “dễ luân chuyển vốn” không quan trọng
bằng nguyên tắc “an toàn” và “hiệu quả”. Ngược lại, đầu tư ngắn hạn thì nguyên
tắc “dễ luân chuyển vốn” phải được ưu tiên hàng đầu.
10


3.Giữ chữ "tín":
Chữ "tín" khơng chỉ là tiêu chuẩn đạo đức trong đời thường mà là một
nguyên tắc nghiêm ngặt trong hoạt động của các tổ chức, đặc biệt là các tổ chức
hoạt động kinh tế. Trong quá trình quản lý tài chính BHXH, để giữ gìn chữ tín
cần nghiêm túc tơn trọng kỉ luật thanh tốn các điều khoản trong hợp đồng
BHXH... đồng thời phải tỉnh táo phòng tránh trường hợp gian lận và trục lợi
BHXH.
Giữ chữ "tín" trong quản lý tài chính BHXH là đạo đức, văn minh của cách
làm ăn lớn, là cơ sở cho sự trường tồn của mỗi tổ chức, BHXH là một bộ phận
của chính sách xã hội, liên quan đến đại bộ phận dân cư, phải đảm bảo quyền lợi
của người lao động tương xứng với nghĩa vụ đóng góp của họ nên càng cần tơn
trọng ngun tắc này. Do đó, các khoản thu, chi hay đầu tư tài chính BHXH phải
chấp hành đúng nguyên tắc, chế độ và được phản ánh trung thực trong sổ sách kế
tốn. Đồng thời đảm bảo tình công khai, minh bạch, dân chủ, linh hoạt trong việc
thống kê sổ sách kế toán, giải quyết hhồ sơ, khiếu nại, tố cáo của nhân dân…
4.Đảm bảo quyền lợi cho người lao động:
Nguyên tắc này đòi hỏi phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tương
ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Quyền lợi được hưởng phù hợp với thời gian
và mức đóng BHXH của từng người lao động, nghĩa là mức đóng góp càng cao
thì quyền lợi càng lớn và ngược lại. Điều này giúp phân biệt quỹ BHXH với các
quỹ khác trong cùng hệ thống ASXH vì đối với các quỹ khác, có thể khơng đóng
góp nhưng vẫn được hưởng trợ cấp.
Trên đây là những nguyên tắc cơ bản nhất trong quản lí Tài chính BHXH mà

nhà nước. Trong số đó, có ngun tắc phải ln luôn được đảm bảo như nguyên
tắc thứ nhất_tôn trọng pháp luật và điều ước quốc tế. Nhưng cũng có nguyên tắc
cần được thực hiện một cách linh hoạt, mềm dẻo như ngun tắc thứ ba_an tồn,
hiệu quả; đảm bảo tính thanh khoản, có lợi ích kinh tế-xã hội. Vì vậy, các cơ
quan nhà nước, đội ngũ cán bộ cần thực hiện nghiêm túc, linh hoạt trong mọi
trường hợp để Tài chính BHXH ngày càng ổn định, phát triển bền vững.
11


PHẦN III
NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH Ở VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Phần tiếp sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu thực tế về những nguyên tắc quản lí
Quỹ BHXH ở Việt Nam.

I.Tơn trọng luật pháp.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này được đặt lên hàng đầu, được xem là nguyên tắc
quan trọng nhất. Chúng ta sẽ phân tích trên một số mặt sau:
1.Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật
trong quản lý tài chính BHXH.
Điều đó được biểu hiện như sau:
 Nhà nước đã xây dựng, ban hành, thực hiện theo một hệ thống pháp
luật BHXH chung, phù hợp với các điều ước quốc tế.
Đầu tiên chúng ta phải nói đến Luật BHXH_Luật số 71/2006/QH11 được
Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006. Luật gồm 11
chương, 141 điều. Quỹ bảo hiểm xã hội được quy đinh tại chương VI, gồm 3
muc: Quỹ BHXH bắt buộc; Quỹ BHXH tự nguyện; Quỹ BHXH thất nghiệp.
Mỗi một mục lại có các điều quy định rõ về nguồn thu-chi, đối tượng tham gia,
mức đóng-mức hưởng, nguyên tắc đầu tư…
Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn , giải thích kèm theo về

BHXH nói chung, về việc quản lí tài chính BHXH nói riêng. VD như:
Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg _Do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
29/03/2007, có hiệu lực từ 30/04/2007 .
Quyết định có nội dung về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam. Quyết định bao gồm 16 điều, nêu rõ phạm vi điều chỉnh; mục đích yêu
cầu; nguồn tài chính; kế hoạch tài chính; báo cáo tình hình quản lý và sử dụng
các Quỹ; tổ chức thu, quản lý và thực hiện chi trả các chế độ bảo hiểm; lập dự
toán, sử dụng kinh phí và quyết tốn kinh phí…
12


Thơng tư số 82/2008/TT-BTC_Do Bộ tài chính ban hành ngày 30/09/2008.
Thông tư này sửa đổi Thông tư 58/2007/TT-BTC _Do Bộ tài chính ban hành
ngày 12/06/2007 hướng dẫn quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt
Nam do Bộ Tài chính ban hành: hướng dẫn sửa đổi bổ sung về trách nhiệm của
Bảo hiểm xã hội Việt Nam;Thời gian lập dự toán, quyết toán thu chi của các cơ
quan bảo hiểm xã hội; về trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội Bộ Quốc
phịng, Bộ Cơng an, Ban Cơ yếu Chính phủ.
Nhà nước ta cũng thường xun tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề phát
sinh trong thực tế, từ đó có sử đổi bổ sung kịp thời. Để việc thực hiện
nguyên tắc tôn trọng pháp luật về quản lí tài chỉnh BHXH ngày càng được nâng
cao: Luật BHXH ra đời, được cải tiến, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và được quy
định rõ ràng, phù hợp tình hình thực tiễn hơn trước.
VD: Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2010/NĐ-CP_ Do Chính Phủ
ban hành ngày 13/8/2010
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010 và thay thế Nghị
định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định quy định về
xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật về
bảo hiểm xã hội.
 Các cơ quan quản lý tài chính CHXH tn theo ngun tắc tơn trọng

pháp luật đồng thời sử dụng pháp luật như một công cụ hữu ích để
hồn thành nhiệm vụ của mình:
Thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật, các cơ quan nhà nước, cơ quan
BHXH đã hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ Chính Phủ giao: Sử dụng đúng
những quyền hạn, trách nhiệm được qui định trong Luật BHXH để triển khai
thực hiện quản lí tài chính BHXH có hiệu quả hơn.
 Với những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện nguyên tắc tôn
trọng pháp luật, ngành BHXH đã bước đầu đạt được một số kết quả
khá tích cực:
- Mở rộng diện đối tượng tham gia BHXH:
13


Chỉ một năm sau khi luật BHXH có hiệu lực, số đối tượng theo quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của luật tham gia BHXH đã tăng từ 6.750.723 người
năm 2006 lên 8.148.123 người năm 2007 (tăng gần 1,4 triệu người hay
20,7%); đến cuối năm 2008, cả nước có khoảng 8.7 triệu người tham gia
BHXH, trong đó: có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần
70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Bên cạnh đó, có trên 6.200
người tham gia BHXH tự nguyện, trong đó chủ yếu là những người trước đó
đã tham gia BHXH bắt buộc.
Trong năm 2009 số đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc
là 9.101.040 người tăng 6,6%; số đối tượng tự nguyện là 34.669 người, tăng
28.559 người so với năm 2008; năm 2009 là năm đầu tiên triển khai chính sách
bảo hiểm thất nghiệp số đối tượng tham gia là 5.411.886 người
( Theo Báo cáo tại Hội Thảo “Đánh giá hệ thống BHXH hiện tại ở Việt Nam
và đề xuất cải cách” diễn ra ngày 12-13/4/2010 tại Hà Nội)
- Tăng quy mô Quỹ BHXH:
Cả một thời kỳ dài trước đây, nguồn quỹ để thực hiện các chế độ BHXH chủ
yếu do ngân sách Nhà nước bảo đảm. Từ khi thực hiện luật BHXH, Theo Điều

92 Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, người
sử dụng lao động, tiền sinh lời của các hoạt động đầu tư của quỹ, sự hỗ trợ của
Nhà nước và nguồn khác. Vì vậy: đến nay nguồn quỹ này chủ yếu là do các bên
tham gia BHXH đóng góp. Có thể nói, đến nay về cơ bản Quỹ BHXH đã đủ sức
bảo đảm cho các khoản chi theo chế độ mới cho người lao động theo quy định
của luật, về cơ bản đã xóa bỏ được chế độ bao cấp từ ngân sách nhà nước đối
với BHXH.
Năm 2004 thu BHXH mới đạt 10.704 tỷ đồng, năm 2005 đạt 14.491 tỷ đồng,
năm 2006 đạt khoảng 19.000 tỷ đồng thì năm 2007 đạt tới 23.000 tỷ đồng và
sáu tháng đầu năm 2008 là hơn 12.495 tỷ đồng. Quỹ tăng nhanh là do đối tượng
tham gia bảo hiểm tăng nhanh theo tư tưởng chỉ đạo của luật. Nếu trước đây
Quỹ BHXH chỉ tồn tại trên danh nghĩa thì nay là quỹ thực với số kết dư khá lớn.
14


- Thực hiện các chế độ đối với người lao động:
Khi đối tượng tham gia BHXH tăng lên, Quỹ BHXH phát triển thì đối tượng
được chi BHXH cũng được mở rộng, đó là một tất yếu. Các chế độ BHXH được
quy định tại Điều 4 của Luật, bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và dưỡng sức.
Sáu tháng đầu năm 2008, số người hưởng các chế độ tăng nhanh. Có 51.604
người được hưởng BHXH hằng tháng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007, trong
đó hưởng chế độ hưu trí là 41.061 người, 173.849 người hưởng trợ cấp một lần,
tăng 145% so với cùng kỳ năm 2007 (số này tăng cao là do số người nghỉ việc
chờ giải quyết chế độ trong năm 2007 sang năm 2008 mới đủ thời gian); 1,3
triệu người được hưởng trợ cấp ốm đau; gần 200.000 lượt người được trợ cấp
thai sản và 150.000 người được hưởng trợ cấp dưỡng sức...
Mức tăng như vậy là khá nhanh. Đạt được những kết quả nêu trên
chứng tỏ nguyên tắc tôn trọng pháp luật đã, đang được áp dụng rộng rãi,
nghiêm túc, khá hiệu quả ở Việt Nam.

2.Một số tồn tại trong việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật :
Việt Nam tuy đã thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật, đạt được những
kết quả bước đầu, nhưng vẫn cịn nhiều tồn tại cần khắc phục. Đó là:
- Các cơ quan BHXH và các cơ quan nhà nước thực hiện nguyên tắc tôn trọng
pháp luật chưa đồng bộ trong quản lý tài chính dẫn đến những tình trạng như
dân không biết, dân không hiểu, dân không làm; nợ đọng…
- Các cơ quan BHXH chưa triệt để thực hiện pháp luật, vẫn cịn tình trạng móc
nghéo với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người sử dụng lao động để trục
lợi…
- Tồn tại những cán bộ không trong sạch tham ô, trục lợi quỹ BHXH…
- Chưa giải quyết thỏa đáng, đảm bảo công bằng giữa những người tham gia
BHXH...
15


Tình trạng trên một phần chủ quan, một phần khách quan bởi những
nguyên nhân sau:
- Chủ quan: Do chính các cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành chức năng
chưa thực hiện nghiêm túc nguyên tắc; chưa nắm chắc, chậm triển khai luật về
BHXH; chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao
động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất...
- Khách quan:
+ Hệ thông VBPH cịn nhiều điểm, nhiều điều khó triển khai, thực hiện,
ban hành chưa đồng bộ, chậm triển khai hướng dẫn, giáo dục sâu rộng
cho nhân dân; Nhiều điều lệ quy định chưa được sửa đổi phù hợp, chưa
thỏa đáng yêu cầu lợi ích, cơng bằng bức thiết của người lao động...
+ Các cơ quan, các doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc luât: trốn
đóng BHXH; chưa thực hiện BHXH cho người lao động...
VD: Theo thống kê của BHXH Hà Nội: tính đến ngày 31/7/2010, Hà Nội có
106 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội với tổng số tiền lên đến trên 84 tỷ

đồng. Điển hình: Nhà máy sản xuất ô tô 1/5 nợ trong vòng 14 tháng với số tiền
gần 8 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp thuộc Tập đồn Cơng nghiệp và Tàu thủy
Việt Nam (Vinashin) cũng có số nợ khá lớn như Công ty TNHH một thành viên
vận tải Viễn Dương Vinashin nợ bảo hiểm xã hội 23 tháng với số tiền gần 4,5 tỷ
đồng. Công ty Hàng Hải Vinashin nợ hơn 1,2 tỉ đồng...
Có trường hợp khi thanh tra việc thi hành pháp luật lao động tại một doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Hà Nội, Thanh tra Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội đã phát hiện doanh nghiệp “bỏ quên” không tham gia BHXH
cho 131 lao động...
3.Biện pháp khắc phục những tồn tại của việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng
pháp luật trong quản lý tài chính BHXH:
Để ngun tắc tơn trọng pháp luật ngày càng được thực hiện đồng bộ, nghiêm
túc, có hiệu quả trên diện rộng chúng ta cần một số biện pháp sau:

16


 Nhà nước phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH nói
chung, về Quỹ BHXH nói riêng phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội
mới:.
- Chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá khách quan lại các chính sách, pháp luật
BHXH trong thời gian qua do nền kinh tế của Việt Nam đã có nhiều thay đổi
- Hệ thống pháp luật về BHXH nói chung, về Quỹ BHXH nói riêng phải được
sửa đổi, bổ sung đảm bảo theo kịp trình độ phát triển của xã hơi, nhu cầu của
người lao động; cần phải có cách làm linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng
tham gia mới có hiệu quả…
(Theo bà  Nguyễn Thị Nguyệt Nga – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Xã hội  Chuyên viên  Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)
 Giáo dục pháp luật cho tồn dân:
Cần đổi mới cơng tác thơng tin, tun truyền, giáo dục kể cả về hình thức và
nội dung.

Đối với các cơ quan BHXH (nhất là các cơ quan quản lí tài chính BHXH)
và các cơ quan nhà nước cần: Thực hiện nguyên tắc trên cơ sở phối hợp chặt
chẽ các cơ quan quản lý tại từng địa phương, kiện toàn đội ngũ thanh tra chuyên
ngành về BHXH từ Trung ương tới địa phương; Nâng cao cơ sở vật chất, nhân
sự quản lý…các cấp các ngành liên quan cần sớm xác định đồng bộ và nhất thể
hóa hoạt động đảm bảo thống nhất, chặt chẽ;Thay đổi, hoàn chỉnh các phương
thức quản lý, thu nộp, chi quỹ BHXH; Đảm bảo công khai, dân chủ, đảm bảo
tính linh hoạt, mềm dẻo; Các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện, Cung cấp đầy
đủ các điều kiện, cơ sở pháp lý để các cơ quan BHXH triển khai thực hiện, kết
hợp hoqtj động thống nhấ; Các cơ quan, ban ngành chức năng ở địa phương cần
phối hợp chặt chẽ trong việc thường xuyên quản lý, kiểm tra, khảo sát, xác định
đầy đủ số lượng đơn vị sử dụng lao động và lao động thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc theo luật định, đồng thời có những biện pháp tích cực xử lý tồn
đọng vướng mắc đối với những đơn vị, người lao động không tham gia BHXH

17


Đối với các cán bộ thuộc lĩnh vực quản lí tài chính BHXH: Cần được giáo
dục, tập huấn nâng cao kiến thức về luật; Nâng cao ý thức, trách nhiệm; tuân thủ
đủ, đúng pháp luật; Làm việc đúng nguyên tắc của nhà nước; đảm bảo tính linh
hoạt, cơ động trong mọi trường hợp…
Đối với nhân dân lao động:Tổ chức truyền thông, tuyên truyền giáo dục
luật pháp trên mọi kênh truyền thơng như ti vi, báo chí, internet, tổ chức các
buổi giáo dục luật; Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung
thơng tin tun truyền về các chính sách, chế độ về BHXH đến mọi tầng lớp
nhân dân trong xã hội, tập trung vào các đối tượng là người lao động trong các
doanh nghiệp nhỏ, làm ăn cá thể; Phương pháp tuyên truyền phải dễ hiểu, dễ
nhớ, sát cơ sở, sát người lao động, phù hợp với từng loại đối tượng…
 Xử lí nghiêm minh mọi trường hợp, mọi vi phạm pháp luật của các

thành viên trong xã hội. Thực hiện mọi người đều bình đẳng và phải
chịu trách nhiệm trước pháp luật:
- Sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về xử phạt các hành vi vi
phạm tài chính BHXH. Nâng cao mức phạt cho một số đối tượng bởi có nhiều
trường hợp mức phạt chỉ vài chục triệu đồng trong khi nợ đóng BHXH là hang
tỷ đồng.
- Tiến hành thanh tra, thống kê, cơng khai báo cáo tình hình tài chính của các cơ
quan BHXH thường xuyên; trên tất cả các loại đối tượng: các nhân, cơ quan nhà
nước, doanh nghiệp… để kịp thời phát hiện, xử phạt các hành vi vi phạm pháp
luật.
- Có chính sách khen thưởng, ưu đã đối với các cá nhân, cơ quan hoàn thành tốt
nhiệm vụ; Khuyến khích phát huy những mặt tốt, tích cực sủa đổi, bài trừ những
mặt cịn tồn tại ….

II. An tồn và hiệu quả.
Ở Việt Nam, nguyên tắc này chủ yếu dành cho Hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi của
Quỹ BHXH.

18


1.Quản lí tài chính BHXH an tồn nhưng chưa hiệu quả.
Từ sau 1997, BHXH Việt Nam thực sự có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng
quỹ. Tuy thu từ đầu tư chưa cao song đảm bảo an tồn, khơng để xảy ra thất
thốt, nó đã thể hiện sự đúng đắn trong quản lí tài chính BHXH.
Tuy nhiên, Theo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, hiện nay việc
đầu tư sinh lời của quỹ BHXH an toàn nhưng hiệu quả khơng cao, có nguy cơ
vỡ quỹ trong tương lai:
Năm 2004 mới chỉ thu lời được 2.604 tỷ đồng.
Năm 2007 khoản tiền sinh lời của quỹ đã lên tới 4.536 tỷ đồng.

Năm 2008 quỹ này tồn gần 84 ngàn tỷ đồng thì cho ngân sách nhà nước vay
8.500 tỷ, mua trái phiếu chính phủ 22.500 tỷ đồng, mua cơng trái giáo dục hết
200 tỷ đồng, còn lại cho các ngân hàng thương mại của nhà nước vay 52.773 tỷ
đồng. Tuy nhiên trong năm 2008, quỹ này chỉ thu về gần 9.000 tỷ đồng tiền lãi
với tỷ lệ lãi trên vốn là 11,76%, tới năm 2009 thì số lãi ước thu được khoảng
8.400 tỷ đồng, tỷ lệ lãi trên vốn giảm xuống còn 9,10%.
Năm 2009: quỹ này tồn 95.163 tỷ đồng gồm cả phần cộng dồn từ năm 2008
thì cho ngân sách Nhà nước vay 20 nghìn tỷ đồng, mua trái phiếu Chính phủ
28.500 tỷ đồng, mua cơng trái giáo dục 200 tỷ đồng và cho các ngân hàng
thương mại của nhà nước vay 46.463 tỷ đồng. (Báo An Ninh thủ đô –
10/05/2010)
Sinh lời của quỹ BHXH chủ yếu là mua trái phiếu Chính phủ, cho các ngân
hàng thương mại Nhà nước vay và chưa tìm được hướng đầu tư có lãi suất cao
hơn. Hoạt động đầu tư quỹ BHXH an tồn nhưng hình thức đầu tư chưa thực sự
hiệu quả. BHXH Việt Nam cũng thừa nhận, tỷ lệ sinh lời của quỹ nhiều năm còn
thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
  Trong khi đó, phần chi trả cho người lao động của quỹ hưu trí và tử tuất
ngày càng tăng nhanh do số lượng người nghỉ hưu tăng nhanh hơn số lượng
tham gia mới và chính sách tăng lương hưu theo lương tối thiểu. Theo BHXH
Việt Nam dự báo cuối tháng 4, đến năm 2022 số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất
bằng số chi của quỹ; từ năm 2023 trở đi để đảm bảo chi trả phải trích thêm từ số
19


dư của quỹ. Đặc biệt, bước sang năm 2040, số thu và số tồn tích sẽ khơng đảm
bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu trong
năm…dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ.
2.Biện pháp nâng cao thực hiện nguyên tắc an tồn, hiệu quả:
- Hình thành tổ chức đầu tư chun nghiệp, Xây dựng các chính sách đầu tư,
nghiên cứu thực hiện phân bổ quỹ mang tính chiến lược theo hình thức đầu tư

nhằm thu lại hiệu quả cao hơn.
- Cần sửa đổi pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính theo hướng tăng mức xử phạt
đối với các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính BHXH để đủ sức răn đe. Như
vậy cùng chế tài mạnh, thay đổi tư duy “dám nghĩ, dám làm”... thì nguy cơ vỡ
quỹ mới khơng xảy ra.

III. Giữ chữ tín.
Như đã phân tích ở phần II, nguyên tắc này đòi hỏi sự nghiêm túc trong
thanh toán các điều khoản trong hợp đồng lao động BHXH, tỉnh táo phòng tránh
trường hợp gian lận, trục lợi Quỹ BHXH. Đối chiếu với tình hình Việt Nam, ta
nhận thấy:
Sự quản lí của nhà nước về THXH ở Việt Nam cơ bản đã thực hiện khá tốt
nguyên tắc này. Thể hiện ở chỗ:
- Thứ nhất, Nhà nước ta ngay từ đầu đã nhận thức được vai trò của BHXH.
BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội, liên quan đến đại bộ phận dân cư.
Bên cạnh đó “giữ chữ tín” là một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo sự tin
cậy của các đối tượng tham gia BHXH. Do vậy để quản lí Quỹ BHXH ổn định
và ngày càng lớn mạnh địi hỏi sự tham gia, đóng góp tự giác của mọi đối tượng.
Có nghĩa là cần phải đảm bảo quyền lợi của người lao động tương xứng với sự
đóng góp nghĩa vụ của họ.
Thực tế, sự tăng trưởng về quy mô đối tượng tham gia BHXH về cả số lượng
và chất lượng đã chứng minh rằng nguyên tắc này đã được nhà nước ta tuân
theo.( xem số liệu thống kê ở mục IV)
- Thứ hai, nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành các điều luật, quy chế quản lí,
ghi chép sổ sách kế tốn của các doanh nghiệp bảo hiêm, các cơ quan BHXH…;
20


Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra, kiểm tra, thống kê, công bố số liệu quỹ
BHXH; Kịp thời phát hiện, xử phát các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan bảo

hiểm nào có hành vi gian lận, trục lợi riêng, chi trả sai không đảm bảo quyền lợi
cho người lao động…
-

Nhà nước ta cũng đã giải quyết các khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền

lợi của người tham gia BH…
Một số tồn tại và biện pháp khăc phục của việc thực hiện nguyên tắc:
Một số doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan bảo hiệm chưa thực hiện đúng
các yêu cầu của nguyên tăc: Ghi chép sổ sách kế toán chưa rõ ràng, công bố
công khai; chưa giải quyết hay giải quyết không kịp thời bồi thường, chế độ BH
cho người lao động…Nhiều cá nhân lợi quyền quyền hành, trục lợi quỹ
BHXH…; Công tác thanh tra nhiều tỉnh thành phố chưa thật sự nghiêm túc…
Vì vậy, lại một nữa chúng ta cần quán triệt nguyên tắc thứ nhất_Tôn trọng
pháp luật. Cần hồn thiện các hình thức xử phạt, Kết hợp với các cơ quan nhà
nước khác như Bộ Công An, nghành kiểm tốn… để kịp thời phát hiện, xử lí
các hành vi vi phạm BHXH nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng khác, giữ vững
lòng tin của nhân dân.

IV. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động
1.Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã được thực hiện ở Việt Nam.
Thực tế ở Việt Nam, Nhà nước đã ban hành rất nhiều các chế độ BHXH để
đáp ứng nhu cầu và đảm bảo quyền lợi cho người lao động như chế độ chăm sóc
y tế, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ trợ cấp thai sản… và đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ.
Cụ thể, đến năm 2009, số người tham gia BHXH bắt buộc đạt hơn 9,1 triệu
người. Bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2008, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đã
có trên 34 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện và sau 1 năm triển khai thực
hiện, đã có hơn 5,41 triệu người tham gia BHTN. Quỹ BHTN đã thu được 2.799
tỷ đồng và trên 3.500 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong đó có 600

người đã hồn thiện hồ sơ đề nghị hưởng BHTN. Tính đến cuối năm 2009, có
53,3 triệu người tham gia BHYT, chiếm 62,2% dân số, trong đó số người tham
gia BHYT tự nguyện là 13,8 triệu người.
21


Từ năm 1995-2009, BHXHVN đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ cho gần
1,2 triệu người hưởng BHXH thường xuyên, trong đó có gần 850 nghìn người
hưởng chế độ hưu trí. Số người hưởng BHXH thường xuyên tăng nhanh qua các
năm, năm 2009 là 129,6 nghìn người, tăng gấp 6 lần năm 1996; Giải quyết chế
độ trợ cấp một lần cho 2,9 triệu người, ốm đau cho 21,6 triệu lượt người; thai
sản cho 3,5 triệu người và dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho 5,7 triệu người.
Trong 7 năm, từ 2003 – 2009, toàn Ngành đã phối hợp với các cơ sở y tế đảm
bảo quyền lợi cho trên 400 triệu lượt người đi khám, chữa bệnh BHYT. Số lượt
người đi khám, chữa bệnh tăng rất nhanh, năm 2009 tăng gấp 4 lần so với năm
2003. Về chi BHXH, đến nay, ngành BHXH đang tổ chức chi trả cho hàng triệu
lượt người hưởng trợ cấp BHXH một lần. Số tiền chi trả BHXH mỗi năm là
hàng chục nghìn tỷ đồng. (Năm 2009, chi trả 54.403 tỷ đồng). Về chi khám,
chữa bệnh BHYT, do việc mở rộng quyền lợi cho người tham gia BHYT nên số
lượt người khám, chữa bệnh BHYT và chi phí khám, chữa bệnh BHYT tăng
nhanh. Năm 2009, số lượt khám, chữa bệnh BHYT là trên 88 triệu lượt người;
chi phí khám, chữa bệnh BHYT là 14.499 tỷ đồng.

Đó là những thành tựu

quan trọng khẳng định nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động
đã được thực hiện trong cơng tác quản lí quỹ BHXH ở nước ta.
Vừa qua ngày 25 /10/2010, TS. Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam đã có bài trả lời phỏng vấn trên Báo Kinh tế hợp tác Việt Nam về
những vấn đề liên quan đến thực hiện chính sách BHXH, BHYT của BHXH

Việt Nam trong thời gian qua, cũng như kế hoạch sắp tới:
“Đối với hệ thống BHXH Việt Nam, chúng tôi luôn luôn phấn đấu để thực
hiện được hai mục tiêu vừa là trước mắt, vừa là lâu dài: “Một là tăng nhanh đối
tượng tham gia BHXH, BHYT để thực hiện BHXH cho mọi người lao động và
BHYT toàn dân; Hai là phục vụ ngày càng tốt hơn, chu đáo hơn, đảm bảo quyền
lợi hợp pháp cho mọi đơn vị, cá nhân tham gia BHXH, BHYT. ”
2.Một số tồn tại trong việc thực hiện nguyên tắc.
Tuy nhiên, trong cơng tác chi trả BHXH Việt Nam cịn nhiều hiện tượng sai
sót trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn tại.
22


Qua việc kiểm tra các hồ sơ xét hưởng BHXH Việt Nam còn phát hiện những
trường hợp xét duyệt sai, như xét duyệt khơng đúng chế độ, chính sách, tính
tốn sai, thiếu giấy tờ,.... Trong những năm qua BHXH Việt Nam thông qua
công tác thẩm định đã trả lại không ít hồ sơ để BHXH tỉnh bổ xung, hoàn chỉnh
lại. Tình trạng tồn đọng trong giải quyết các chế độ còn phổ biến, tức là các đối
tượng đặc biệt là các đối tượng được hưởng trợ cấp một lần sau khi nghỉ việc đã
chuyển đến nơi khác gây ra rất nhiều khó khăn cho cơng tác chi trả. Đây là
những hạn chế do nguyên nhân khách quan, hiện nay đang được khắc phục bằng
cách đưa những thơng tin đó lên các phương tiện thông tin đại chúng của địa
phương để đối tượng được hưởng chế độ được biết…
3.Biện pháp khắc phục.
Một số biện pháp cần thực hiện để giải quyết những tồn tại trên:
- Nhà nước cần tích cực nghiên cứu và ban hành các văn bản luật nhằm nâng
cao chất lượng của các chế độ BHXH. Sửa đổi, bổ sung các quy định về mức
hưởng BHXH cho phù hợp hơn đối với một số đối tượng; về các quy trình, quy
chế giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia ngày càng ngắn gọn, đạt hiệu
quả hơn trước…
- Trước hết, Cần phải rà soát lại các trường hợp xét duyệt sai, chưa chi trả,

chậm chi trả các khoản tiền BHXH. Nếu là các đội tượng hưởng trợ cấp một lần
sau khi nghỉ việc và đã chuyển cơng tác thì nên đưa thông tin lên các phương
tiện thông tin đại chúng để đối tượng được biết. Nếu việc chậm chi trả có trách
nhiệm thuộc về cán bộ ngành BHXH thì cần đưa ra các biện pháp kỉ luật nghiêm
khắc hơn.
- Sau đó, cần cải thiện các thủ tục hành chính của BHXH thơng thống hơn, cắt
bỏ các thủ tục rườm rà, khơng cần thiết để người lao động có thể tham gia một
cách nhanh chóng, thoải mái nhất, cơng khai tình trạng thu, chi, giải ngân của
các quỹ BHXH địa phương.
- Cuối cùng, với chế độ BHYT, cần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa
bệnh hơn nữa, để đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động.
23


KẾT LUẬN
Mục tiêu của quản lý tài chính BHXH là đảm bảo sử dụng nguồn lực tài
chính này một cách ổn định, bền vững đạt hiệu quả tối đa và thực hiện cơng khai
theo quy định của pháp luật. Vì thế, việc đặt ra và thực hiện những nguyên tắc
về tài chính cũng như quản lý tài chính bảo hiểm xã hội là vơ cùng quan trọng.
Đó là một hệ thống những nguyên tắc hợp lý, thiết thực và phù hợp với tiến trình
phát triển xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản trên
sẽ góp phần giúp BHXH tạo lập và sử dụng quỹ có hiệu quả, đảm bảo khả năng
chi trả cho BHXH.
Qua sự phân tích một số vấn đề cơ bản về “nguyên tắc quản lí của nhà
nước về Tài chính BHXH” nêu trên, ta thấy rằng: Nhờ thực hiện theo ngun
tắc mà cơng tác quản lí Tài chính BHXH ở Việt Nam đã đạt được những kết quả
tích cực, có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của người dân lao động và gia đình
họ. Bởi vậy, tất cả mọi cá nhân liên quan cần nghiêm túc thực hiện theo để
BHXH ngày càng phát triển lớn mạnh, góp phần nâng cao đời sông cho nhân
dân, tiến tới một cuộc sống văn minh, hiện đại và phát triển bền vững.


--------------Hết---------------

24


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BHXH VÀ TÀI CHÍNH BHXH....................2
I. Nguồn gốc ra đời của BHXH và Quỹ tài chính BHXH.....................................2
II.Tài chính BHXH..................................................................................................2
1.Khái niệm và đặc điểm......................................................................................2
1.1.Khái niệm....................................................................................................2
1.2.Đặc điểm.....................................................................................................3
2.Hoạt động của tài chính BHXH.......................................................................4
2.1. Nguồn tài chính BHXH..............................................................................5
2.2. Sử dụng tài chính BHXH............................................................................5
PHẦN II: CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH
BHXH........................................................................................................................... 7
I.Tài chính BHXH cần thiết phải có sự quản lí theo một nguyên tắc thống nhất.. .7
II. Nguyên tắc quản lý tài chính bảo hiểm xã hội..................................................7
1.Tơn trọng luật pháp:.........................................................................................7
2.An tồn, hiệu quả, đảm bảo tính thanh khoản cao, hiệu quả kinh tế cao:............8
3.Giữ chữ "tín":.................................................................................................10
PHẦN III: NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH Ở VIỆT NAM THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP..........................................................................................11
I.Tôn trọng luật pháp............................................................................................11
1.Nhà nước Việt Nam đã và đang thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật
trong quản lý tài chính BHXH...........................................................................11
2.Một số tồn tại trong việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng pháp luật :............14

3.Biện pháp khắc phục những tồn tại của việc thực hiện nguyên tắc tôn trọng
pháp luật trong quản lý tài chính BHXH:.........................................................15
II. An tồn và hiệu quả..........................................................................................17
1.Quản lí tài chính BHXH an tồn nhưng chưa hiệu quả...............................18
2.Biện pháp nâng cao thực hiện nguyên tắc an tồn, hiệu quả:......................19
III. Giữ chữ tín.......................................................................................................19
IV. Đảm bảo quyền lợi cho người lao động.........................................................20
1.Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho người lao động đã được thực hiện ở Việt Nam.. .20
2.Một số tồn tại trong việc thực hiện nguyên tắc............................................21
3.Biện pháp khắc phục.......................................................................................22
KẾT LUẬN................................................................................................................23

25


×