Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập sở kế hoạch và đầu tƣ tỉnh hải dƣơng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.85 KB, 22 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ - LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Hải Dƣơng
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hƣớng dẫn
- Họ và tên: ThS. Lê Như Quỳnh
- Bộ môn: Quản lý kinh tế

Sinh viên thực tập
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Linh
- Lớp: K54F3

HÀ NỘI, 2021

1


MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................................................................... 3
1.

Giới thiệu chung về cơ quan thực tập................................................................................................................ 4
1.1.

Chức năng .................................................................................................................................................... 4

1.2.



Nhiệm vụ....................................................................................................................................................... 4

1.3.

Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................................................................................. 6

1.4.

Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thương mại........................................................................................ 7

1.4.1.

Cơ sở vật chất ...................................................................................................................................... 7

1.4.2.

Mạng lưới thương mại ......................................................................................................................... 7

2. Các công cụ và chính sách quản lý nhà nƣớc đang đƣợc triển khai thực hiện đối với các hoạt động của Sở
KH&ĐT tỉnh Hải Dƣơng............................................................................................................................................. 8

3.

2.1.

Công cụ pháp luật ........................................................................................................................................ 8

2.2.


Công cụ kế hoạch ......................................................................................................................................... 9

2.3.

Cơng cụ chính sách kinh tế......................................................................................................................... 10

2.4.

Chính sách thương mại .............................................................................................................................. 11

Thực trạng hoạt động đầu tƣ trong những năm qua ..................................................................................... 11
3.1.

Thực trạng hoạt động đầu tư của Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020 và đầu năm 2021 .. 11

3.2.

Thực trạng thị trường đầu tư ...................................................................................................................... 15

3.3.

Quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư ........................................................................................ 15

3.3.1.

Hoạt động đầu tư trong nước ............................................................................................................. 15

3.3.2.

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ....................................................................................... 16


4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tƣ và tác động của các chính sách kinh tế, hiện hành của
nhà nƣớc ..................................................................................................................................................................... 17
4.1.

Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tư ........................................................................................ 17

4.1.1.

Thành công ........................................................................................................................................ 17

4.1.2.

Hạn chế .............................................................................................................................................. 18

4.1.3.

Nguyên nhân ...................................................................................................................................... 18

4.2.

Tác động của các chính sách kinh tế, hiện hành của nhà nước trong hoạt động đầu tư............................ 18

5.

Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ................................................................................................................. 20

6.

Đề xuất tên đề tài khóa luận ............................................................................................................................. 20


Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................................................... 21

2


Danh mục từ viết tắt
KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

TC-KH

Tài chính – Kế hoạch


KT-KT

Kinh tế - Kỹ thuật

HTX

Hợp tác xã

3


1. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập
- Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có tư cách
pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước tỉnh để hoạt động, trụ sở
làm việc cụ thể tại tỉnh, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của
UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn,
nghiệp vụ của Bộ KH&ĐT.
- Địa chỉ: 58 Quang Trung – Phường Quang Trung – TP.Hải Dương
- Điện thoại: 03203853574
- Giám đốc Sở: Lê Hồng Diên
- Trưởng Ban Biên tập: Nguyễn Duy Hưng – Phó Giám đốc Sở
1.1. Chức năng
- Sở KH&ĐT thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về quy
hoạch, kế hoạch và đầu tư, gồm: Tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH;
Tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý KT-XH trên địa bàn tỉnh;
Đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở tỉnh; Quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn viện trợ phi Chính phủ
nước ngồi; Đấu thầu; Đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương; Tổng hợp và
thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư

nhân; Tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo
quy định của pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ
- Trình UBND tỉnh:
 Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm
chủ yếu; kế hoạch phát triển KT-XH, bố trí kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách
địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư; các cân đối chủ
yếu về KT-XH của tỉnh;
 Dự thảo văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở KH&ĐT; điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh đối với các cán bộ thuộc đơn vị Sở,
UBND cấp huyện;
 Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển, cơ chế quản lý và chính
sách hỗ trợ đối với việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh;
 Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm
vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở;
4


- Trình Chủ tịch UBND tỉnh:
 Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ
tịch UBND tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;
 Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các tổ chức, đơn
vị của Sở theo quy định của pháp luật;
 Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh
theo phân cấp;
 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi
được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
- Về quy hoạch và kế hoạch:
 Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH

của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
 Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được UBND tỉnh giao;
 Hướng dẫn và giám sát, kiểm tra các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng, triển
khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch;
 Phối hợp với Sở Tài chính lập dự tốn ngân sách tỉnh và phân bố ngân sách cho các cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
- Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi:
 Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, bố trí mức vốn đầu tư phát triển
cho từng chương trình, dự án và thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư phát triển;
 Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh; tổ
chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư.
- Về quản lý vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các nguồn viện trợ
Chính phủ nước ngồi:
 Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây
dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn; tổng hợp các danh
mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi;
 Giám sát, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn; xử lý những
vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân; định kỳ tổng hợp báo cáo
về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn.
- Về quản lý đấu thầu:
5


 Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
đối với các dự án;
 Chủ trì, tổ chức giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu, thanh tra, kiểm tra việc thực
hiện các quy định của pháp luật và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện.
- Về doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp:
 Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh

nghiệp nhà nước; đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện và triển khai chính
sách, chương trình, kế hoạch công tác hỗ trợ các doanh nghiệp;
 Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký tạm
ngừng hoạt động; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và thu hồi các loại Giấy chứng
nhận; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử lý; thu thập, lưu trữ và quản lý thơng
tin về đăng kí doanh nghiệp.
- Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân:
 Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mơ hình cơ chế, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế;
hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện, giải quyết các vướng
mắc về cơ chế, chính sách phát triển các loại hình kinh tế; Định kỳ lập báo cáo về tình
hình phát triển các loại hình kinh tế.
 Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp, thu hút
vốn và các nguồn lực phục vụ phát triển các loại hình kinh tế;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin,
lưu trữ.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý các hành vi vi phạm phát luật
theo thẩm quyền; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
- Quản lý tổ chức bộ máy, chế độ tiền lương và các chính sách liên quan đối với các cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm
vụ được giao.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Lãnh đạo Sở: Giám đốc và khơng q 03 Phó Giám đốc
- Cơ cấu tổ chức của Sở:
 Văn phòng
6



 Thanh tra
 Các phịng chun mn
 Phịng Tổng hợp - Quy hoạch
 Phòng Đăng ký kinh doanh
 Phòng Kinh tế ngành
 Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư
 Phòng Kinh tế đối ngoại
 Phòng Khoa giáo, Văn xã
 Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở:
 Trung tâm Hỗ trợ Phát triển doanh nghiệp, Tư vấn và Xúc tiến đầu tư
 Trung tâm Hợp tác Hải Dương – Viên Chăn
1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và mạng lưới thương mại
1.4.1. Cơ sở vật chất
- Trang thiết bị được sử dụng tại phòng làm việc tương đối đầy đủ như: bàn, ghế, máy vi
tính, máy in, máy scan.
- Sử dụng ô tô làm phương tiện phục vụ công tác của cơ quan.
- Điện thoại, Fax và mạng thông tin là phương tiện thông tin để phục vụ công tác của cơ
quan.
1.4.2. Mạng lưới thương mại
- Phòng ĐKKD phối hợp quản lý doanh nghiệp sau ĐKKD; theo dõi, tổng hợp tình hình
hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Phòng TC-KH thực hiện
công tác chuyên môn và tổng hợp số liệu về hộ kinh doanh cá thể; phối hợp với Trung
tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư tổ chức đào tạo, tập huấn
về pháp luật, kỹ năng kinh doanh cho người khởi sự doanh nghiệp, đội ngũ quản lý các
doanh nghiệp.
- Phòng Quy hoạch – Tổng hợp xây dựng, tổng hợp các quy hoạch, kế hoạch phát triển
KT-XH của tỉnh, phối hợp với các Phòng chức năng thuộc Sở trong việc xây dựng các
cân đối lớn về ngân sách, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, xuất nhập khẩu, lao
động,…và thẩm định các dự án đầu tư.

- Phịng Tài chính tổng hợp, xây dựng và điều hành kế hoạch đầu tư phát triển nguồn
ngân sách nhà nước, kế hoạch tài chính, tín dụng và ngân hàng, phối hợp với các phòng

7


chức năng và các đơn vị ngoài cơ quan trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm,
kế hoạch hàng năm.
- Phòng Kinh tế ngành thực hiện quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư thuộc lĩnh vực
ngành KT-KT, bao gồm: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao
thông Vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và truyền thông, Kinh
tế tập thể trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu và đề xuất các
cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong kế hoạch 5 năm, hàng năm.
- Phòng Văn xã phối hợp thẩm định các dự án quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan; thực
hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển KT-XH và tình hình đầu tư trong lĩnh vực văn hóa xã hội.
- Phịng Thẩm định và Đầu tư trong nước phối hợp với các phòng: Tài chính, Kinh tế
ngành, Văn xã xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm và dài hạn của
tỉnh.
- Phòng Kinh tế đối ngoại quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quản
lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ Chính phủ (NGO)
trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu, xây dựng chương
trình, kế hoạch thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư
nước ngoài; quảng bá giới thiệu môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư nước
ngồi qua các phương tiện thơng tin đại chúng.
- Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tư vấn và xúc tiến đầu tư đảm bảo kinh phí
hoạt động với chức năng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn và xúc tiến
đầu tư, tổ chức các hoạt động dịch vụ về đầu tư thuộc mọi nguồn vốn và phát triển
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Trung tâm Hợp tác Hải Dương – Viên Chăn là đầu mối hợp tác, giao lưu, trao đổi về
kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật,… phối hợp với các đơn vị có trách nhiệm của tỉnh
Viên Chăn triển khai thực hiện các chương trình hợp tác hữu nghị giữa hai tỉnh.
2. Các công cụ và chính sách quản lý nhà nƣớc đang đƣợc triển khai thực hiện đối
với các hoạt động của Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dƣơng
- Công cụ quản lý kinh tế là tổng thể những phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng
nhằm định hướng, khuyến khích và phối hợp hoạt động kinh tế của các tập thể và cá
nhân người lao động hướng tới mục tiêu xác định. Cụ thể:
2.1. Công cụ pháp luật
8


- Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật để xác định quyền và nghĩa vụ của tất cả các chủ
thể tham gia vào hệ thống kinh tế quốc dân bao gồm các lĩnh vực sản xuất, phân phối,
trao đổi, tiêu dùng và trong quá trình vận hành quản lý kinh tế.
- Tất cả các quyền hạn và nghĩa vụ của Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương đều được thể hiện
trong các văn bản quy phạm pháp luật như:
 Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Nghị định số
24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thông tư liên
tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Liên bộ Bộ
KH&ĐT Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Sở KH&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phịng Tài chính –
Kế hoạch thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để ra quyết định quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở KH&ĐT tỉnh Hải
Dương như đã được trình bày ở trên.
 Quy chế làm việc của Sở được ban hành theo Quyết định số 1562/QĐ-KHĐT-VP,
ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương.
 Mọi hoạt động về KT-XH, đầu tư, hoạt động đoàn thể của Sở KH&ĐT đầu được thể
hiện rõ trong các công văn được ban hành.

2.2. Công cụ kế hoạch
- Nhà nước sử dụng công cụ kế hoạch trong việc đề ra những phương án hoạt động trong
tương lai như kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm của Sở, đồng thời cũng xây dựng,
quán triệt, chấp hành và giám sát, kiểm tra việc thực hiện các phương án hành động đó.
- Qua mỗi giai đoạn đều có các Cơng văn mới để u cầu các đơn vị cấp dưới tổng hợp
báo cáo về tình hình thực hiện và đưa ra những kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo như:
 Quy hoạch và Phát triển KT-XH: Công văn số 2204/SKHĐT-THQH ngày 04/11/2020
Sở KH&ĐT đề nghị các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã
theo chức năng, nhiệm vụ được giao, lập báo cáo đánh giá “Tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 – 2020 và kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm
2021 – 2025” của Sở, ngành, địa phương,…
 Ngành kinh tế: Công văn số 913/SKHĐT-KTN ngày 25/5/2020 của Sở KH&ĐT về
việc đôn đốc thực hiện báo cáo đánh giá thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn
2016-2020 và đề xuất cho giai đoạn 2021-2025,…

9


 Tài chính: Cơng văn số 519/SKHĐT-THQH ngày 08/3/2021 của Sở KH&ĐT V/v báo
cáo kết quả phân bổ chi tiết vốn đầu tư cơng và báo cáo tình hình thực hiện, giải ngân
vốn đầu tư công năm 2021; lập kế hoạch và cam kết giải ngân vốn đầu tư công năm
2021,…
 Đầu tư: Công văn số 1000/SKHĐT-TĐ&GSĐT ngày 02/6/2021 V/v yêu cầu doanh
nghiệp báo cáo tình hình triển khai thực hiện dự án định kỳ hàng quý, 6 tháng, hàng
năm,…
2.3. Cơng cụ chính sách kinh tế
- Chính sách kinh tế là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà
Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết vấn đề chính
sách, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của đất
nước.

- Đây là một công cụ rất quan trọng để nhà nước cũng như Sở KH&ĐT thực hiện chức
năng điều tiết, kích thích và định hướng đối với sự phát triển của các lĩnh vực hoạt
động kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về KT-XH.
- Các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp này đều có Cơng văn ban hành từ đơn vị cấp
trên xuống các đơn vị cấp dưới để triển khai thực hiện như:
 Ngành kinh tế: Công văn số 1948/SKHĐT-KTN ngày 05/10/2020 của Sở KH&ĐT V/v
tham gia ý kiến dự thảo Đề án “lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mơ hình HTX kiểu
mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021 – 2025”, Sở KH&ĐT đề
nghị các Sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố, thị xã tham gia ý kiến vào dự
thảo và gửi ý kiến tham gia bằng văn bản.
 Quy hoạch và Phát triển KT-XH: Căn cứ Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày
12/12/2019 của HĐND tỉnh về chương trình xây dựng Nghị quyết năm 2020 và thực
hiện nhiệm vụ UBND tỉnh giao, dự thảo Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo Nghị
quyết của HĐND tỉnh “Quy định về các nguyên tắc, tiêu chí, và định mức phân bổ vốn
đầu tư cơng nguồn ngân sách địa phương tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025”,…
 Tài chính: Sở KH&ĐT xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày
21/01/2020 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của
Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và
Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020,…
 Đầu tư: Công văn số 3757/UBND-VP ngày 25/10/2019 của UBND tỉnh V/v xử lý các
dự án đầu tư sử dụng đất ngồi khu cơng nghiệp chậm tiến độ…
10


2.4. Chính sách thương mại
- Nhà nước tập hợp các quy định, biện pháp và cơng cụ thích hợp để tác động vào các
lĩnh vực phát triển KT-XH nhằm điều chỉnh hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, dịch
vụ của các chủ thể kinh doanh, đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH trong từng giai
đoạn nhất định.
- Các quy định, biện pháp được sử dụng trong chính sách thương mại như: quy định

danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh doanh hạn chế, có điều kiện và cấm kinh doanh;
chính sách phát triển đội ngũ thương nhân; chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thương
mại; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu với các công cụ, biện pháp chủ yếu về thuế quan
và phi thuế quan; các công cụ, phương pháp kiểm định chất lượng, nguồn gốc xuất xứ
hàng hóa lưu thông, các biện pháp tự vệ và quy định về hàng rào kỹ thuật,…như:
 Trong Công văn 1486/SKHĐT-ĐT,TĐ&GSĐT ngày 29 tháng 8 năm 2018 yêu cầu
UBND cấp huyện phải tuân thủ và chấp hành đúng quy định của pháp luật có liên quan
đến hộ kinh doanh được quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của
Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, cụ thể như: Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký thành
lập 01 (một) hộ kinh doanh; chỉ được kinh doanh tại một địa điểm; sử dụng dưới 10
(mười) lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động
kinh doanh; không được phép kinh doanh một số ngành nghề yêu cầu phải thành lập
doanh nghiệp mới được kinh doanh như kinh doanh bất động sản, kinh doanh xăng
dầu,…
3. Thực trạng hoạt động đầu tƣ trong những năm qua
3.1. Thực trạng hoạt động đầu tư của Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020
và đầu năm 2021
- Sở KH&ĐT tỉnh Hải Dương đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thơng
thống, minh bạch. Tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 20182020 và 2 tháng đầu năm 2021 đã có bước phát triển mạnh mẽ. Cụ thể:
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử và Cục thống kê tỉnh Hải Dương)


(Tỷ đồng)

Huyện
(Tỷ đồng)

Tỉnh
(Tỷ đồng)


Tổng
(Tỷ đồng)

2018

95

871

674

1.640

2019

134

846

1.170

2.150

2020
(6 tháng đầu)

73

393


459

925

Năm

11


2021
(2 tháng đầu)

14,1

77,0

69,2

160,3

Bảng 1: Vốn đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý
giai đoạn 2018-2020 và 2 tháng đầu năm 2021
- Năm 2018 vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt
1.640 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước
cấp tỉnh đạt 674 tỷ đồng, giảm 39,7%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 871 tỷ
đồng, tăng 58,3%; vốn ngân sách cấp xã đạt 95 tỷ đồng, giảm 5,2%. Năm 2019, vốn
đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.150 tỷ đồng,
tăng 31,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh đạt
1.170 tỷ đồng, tăng 73,7%, vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 846 tỷ đồng, giảm
3,0%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã đạt 134 tỷ đồng, tăng 41,5%. 6 tháng đầu năm

2020, vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 925
tỷ đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp
tỉnh đạt 459 tỷ đồng, tăng 20,5%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện đạt 393 tỷ đồng,
tăng 20,1%; vốn ngân sách cấp xã đạt 73 tỷ đồng, tăng 30%. 2 tháng đầu năm 2021,
vốn đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý là 160,3 tỷ đồng,
đạt 4,5% kế hoạch năm, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân
sách nhà nước cấp tỉnh đạt 69,2 tỷ đồng, đạt 4,5% kế hoạch năm, giảm 7,6%; vốn ngân
sách nhà nước cấp huyện đạt 77,0 tỷ đồng, đạt 4,3% kế hoạch năm, tăng 0,1%; vốn
ngân sách nhà nước cấp xã đạt 14,1 tỷ đồng, đạt 6,9% kế hoạch năm, giảm 0,5%.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử và Cục thống kê tỉnh Hải Dương)

Năm

Vốn nhà nước
trên địa bàn
(Tỷ đồng)

Vốn ngoài nhà
nước
(Tỷ đồng)

Vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài
(Tỷ đồng)

Tổng
(Tỷ đồng)

2018


4.611

24.828

11.812

41.252

2019

5.192

27.045

14.686

46.923

2020
(6 tháng đầu)

20.525

12.730

5.411

20.525

Bảng 2: Vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2018-2020

- Năm 2018, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 41.252 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm
2017. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn đạt 4.611 tỷ đồng, giảm 1,6%; vốn ngoài
12


nhà nước đạt 24.828 tỷ đồng, tăng 14,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 11.812
tỷ đồng, tăng 10,4%. Sang năm 2019, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt
46.923 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước trên địa
bàn đạt 5.192 tỷ đồng, tăng 12,6%, vốn ngoài nhà nước đạt 27.045 tỷ đồng, tăng 8,9%;
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 14.686 tỷ đồng, tăng 24,3%. 6 tháng đầu năm 2020,
tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn ước đạt 20.525 tỷ đồng, tăng 7,2% so với cùng
kỳ năm trước; trong đó, vốn nhà nước đạt 20.525 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cùng kỳ
năm trước; vốn ngoài nhà nước đạt 12.730 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm
trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5.411 tỷ đồng, tăng 7,0% so với cùng kỳ
năm trước.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử và Cục thống kê tỉnh Hải Dương)

Năm

Dự án đầu tư

Số vốn thu hút
(Tỷ đồng)

2018

122

6.533


2019

192

10.764,6

2020
(6 tháng đầu)

94

3.386

Bảng 3: Số lƣợng dự án đầu tƣ và vốn thu hút đầu tƣ trong nƣớc giai đoạn
2018-2020
- Về thu hút đầu tư trong nước, năm 2018 chủ trương đầu tư cho 122 dự án đầu tư với
tổng số vốn thu hút đầu tư đạt 6.533 tỷ đồng (tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2017).
Năm 2019, đã chấp thuận đầu tư cho 192 dự án trong nước ngồi khu cơng nghiệp
(gồm 128 dự án mới và 64 dự án điều chỉnh), tổng số vốn đầu tư thu hút khoảng
10.764,6 tỷ đồng, thu hồi 23 dự án. Sau 6 tháng đầu năm 2020 đã chấp thuận đầu tư 94
dự án, trong đó có 53 dự án mới và 41 dự án điều chỉnh, với tổng số vốn đầu tư là
3.386 tỷ đồng, bằng 62,9% so với cùng kỳ năm trước. Đã xử lý thu hồi chấm dứt hoạt
động đối với 8 dự án.
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử và Cục thống kê tỉnh Hải Dương)

Năm

Tổng vốn FDI đăng ký
(Triệu USD)


Vốn FDI thực hiện
(Triệu USD)

Số dự án đăng
ký mới

2018

227,8

490

39

2019

428,1

700

60

2020

58,9

234,6

16


13


2021
(2 tháng đầu)

46

83,7

4

Bảng 4: Số lƣợng vốn và dự án FDI vào tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2018-2020 và 2
tháng đầu năm 2021
- Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, năm 2018 trên địa bàn tỉnh hiện có 392 dự án
đầu tư nước ngoài, với tổng vốn 7.603,6 triệu USD. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt
545,7 triệu USD tăng 63,2% so với cùng kỳ năm 2017. Cấp mới cho 39 dự án với số
vốn đăng ký 227,8 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 36 lượt dự án với số vốn
tăng thêm 317,9 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện trong 11 tháng năm 2018 của
các doanh nghiệp FDI trên địa bàn ước đạt 490 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ
năm 2017, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt
4.590 triệu USD đạt 60,4% trên tổng vốn đầu tư đăng ký. Năm 2019 đã thu hút được
808,3 triệu USD tăng 25% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó cấp mới cho 65 dự án
với số vốn đăng ký 461,1 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 30 lượt dự án với
số vốn tăng thêm 362,2 triệu USD. Tổng vốn đầu tư thực hiện ước đạt 700 triệu USD.
Trên địa bàn hiện có 451 dự án đầu tư nước ngồi, với tổng vốn 8.382,4 triệu USD. 6
tháng đầu năm 2020 dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn tới việc đi lại của các nhà đầu tư
cũng như các quyết định đầu tư mới và mở rộng quy mô dự án, khiến thu hút FDI giảm
mạnh. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong 6 tháng đầu năm đạt 201,7 triệu USD,
bằng 50,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, cấp mới cho 12 dự án với số vốn đăng

ký 43,6 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 18 lượt dự án với số vốn tăng thêm
158,1 triệu USD. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã thu hút được 1.745 dự án đầu tư
ngồi các khu cơng nghiệp. Trong đó có 300 dự án đầu tư nước ngoài, 1.449 dự án đầu
tư trong nước. Trong 2 tháng đầu năm 2021, Hải Dương thu hút được 87,3 triệu vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 25% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, cấp mới cho 4 dự
án với số vốn đăng ký 46 triệu USD (2 dự án ngồi khu cơng nghiệp, với số vốn 20,2
triệu USD, 2 dự án trong khu công nghiệp với số vốn 25,8 triệu USD). Điều chỉnh tăng
vốn đầu tư cho 6 lượt dự án với số vốn tăng thêm 41,3 triệu USD (2 dự án ngồi khu
cơng nghiệp 3,3 triệu USD; 4 dự án trong khu công nghiệp với vốn tăng thêm 38 triệu
USD). Các dự án cấp mới thu hút tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo
chiếm 99,3%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư. Tính đến thời điểm này,
tồn tỉnh Hải Dương có 481 dự án FDI cấp mới, với tổng vốn thu hút cả cấp mới và
tăng thêm 9,019 tỷ USD. Tổng lũy kế vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI
14


đạt 6,085 tỷ USD. Thu hút trên 200.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp. Tồn
tỉnh hiện có 130 dự án lớn sản xuất công nghiệp hỗ trợ trên các lĩnh vực, trên 14.000
doanh nghiệp đăng ký sản xuất, kinh doanh, trong đó có khoảng 450 dự án FDI. Số cơ
sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có trên 23.000 cơ sở. Thu hút 252 dự
án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 5 tỷ USD.
3.2. Thực trạng thị trường đầu tư
- Với vị trí địa lý nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng, thuận lợi về giao thông và nguồn nhân
lực, Hải Dương đã xác định sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo sự
liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngồi theo chuỗi giá trị. Đặt mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư
trong nước, ngoài nước, Hải Dương tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đột phá nhằm
xây dựng mơi trường đầu tư, kinh doanh thơng thống minh bạch. Trong năm qua, cấp
ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Hải Dương đã coi trọng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh

doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh cải
cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất,
kinh doanh như quy hoạch đất đai, xây dựng, môi trường, thuế, hải quan, bảo hiểm xã
hội,…
- Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 và các biện pháp giãn cách xã
hội có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Việt Nam, việc phong toả nhà máy
và hạn chế di chuyển của người lao động trong các khu cơng nghiệp đã làm đình trệ
sản xuất, giảm công suất và sản lượng, đứt gãy chuỗi cung ứng, qua đó ảnh hưởng đến
tâm lý của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam. Tuy đây chỉ là
giải pháp tạm thời, nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có khả năng nhà đầu tư sẽ
chuyển sản xuất sang nước khác.
- Thế nhưng, bất chấp những thách thức có thể xảy ra, Việt Nam vẫn là một điểm đến
hấp dẫn các nhà đầu tư trong thời gian tới, các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt
Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19. Do đó, bài
tốn của Việt Nam trong hiện thời là phải làm sao vừa giữ được chân nhà đầu tư hiện
hữu, vừa thu hút thêm đầu tư mới, trong bối cảnh dịng vốn đầu tư tồn cầu phục hồi
chậm.
3.3. Quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư
3.3.1. Hoạt động đầu tư trong nước
15


- Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý vừa với tư cách là cơ quan quyền lực đại
diện cho nhân dân, vừa với chức năng là người chủ tài sản thuộc sở hữu tồn dân.
Trong đó, nhà nước tập trung vào những chức năng chủ yếu sau:
 Một là, thể chế hóa một cách đồng bộ, nhất quán các chính sách kinh tế và cơ chế kinh
tế, tạo điều kiện môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh,
chống độc quyền.
 Hai là, cải cách bộ máy Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách là
một người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hòa các mối quan hệ lợi ích trong

nền kinh tế thị trường.
 Ba là, xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốc doanh, xây
dựng một số ngành mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công cộng cho toàn xã hội.
- Với chức năng như vậy, phương thức quản lý của Nhà nước đã chuyển dần từ trực tiếp
sang quản lý gián tiếp bằng công cụ Luật pháp, kế hoạch và các chính sách kinh tế bao
gồm: Chính sách KT-XH; Bộ máy Nhà nước và cơng chức Nhà nước; Pháp luật; Kế
hoạch – chiến lược; Các quyết định hành chính v.v…Các cơng cụ đó là phương tiện mà
Nhà nước dùng để tác động, điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội nhằm đạt
được các ý đồ, mục tiêu mong muốn của mình. Từ đó, có cơ hội tạo dựng, xác lập mơi
trường tốt cho các hoạt động đầu tư trong nước một cách có hiệu quả nhất.
3.3.2. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi FDI
- Chính sách kinh tế của Nhà nước một mặt tạo ra sự thơng thống cho các doanh nghiệp
FDI phát triển, mặt khác phải bảo vệ các doanh nghiệp trong nước phát triển, hướng
các hoạt động đầu tư trực tiếp vào các ngành, các vùng, các lĩnh vực bức thiết của nền
kinh tế quốc dân.
- Nhà nước ta và đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước phải tạo mơi trường thơng thống,
đặc biệt là khâu thủ tục hành chính và các quy định về các loại, mức thuế, lệ phí phải
nộp để tạo hành lang cho các doanh nghiệp phát triển và thu hút ngày càng nhiều các
nhà đầu tư nước ngoài vào làm ăn ở Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, Nhà nước phải tạo điều kiện về quỹ đất đai cho các doanh nghiệp theo
những quy hoạch đã định và phải luôn quan tâm bảo vệ nguồn tài sản này, tránh để các
doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngồi vì lợi ích riêng làm tổn hại đến tài nguyên đất đai
của đất nước. Công tác kế hoạch của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài phải tuân thủ các đòi hỏi của các quy Luật kinh tế, thị trường,…Các quyết định
quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phải hợp lý dựa
16


trên việc xử lý kết hợp hài hịa lợi ích của Nhà đầu tư với Nhà nước và tập thể người
lao động trong doanh nghiệp. Các quyết định phải đảm bảo sự ổn định lâu dài cho các

hoạt động FDI phát triển thuận lợi. Cụ thể công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực
tiếp nước ngoài như sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách, định hướng cho các hoạt động đầu tư.
- Ban hành các văn bản pháp luật, quy chế quản lý đầu tư như Luật đầu tư, Luật thuế,…
- Hướng dẫn các ngành, địa phương thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đầu
tư nước ngoài.
- Cấp và thu hồi giấy phép.
- Quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư
nước ngoài.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
4. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tƣ và tác động của các chính sách
kinh tế, hiện hành của nhà nƣớc
4.1. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động đầu tư
4.1.1. Thành cơng
- Nhìn chung, trong giai đoạn qua, mơi trường đầu tư kinh doanh đã có những bước
chuyển biến tích cực. Nhiều khó khăn, vướng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tư,
kinh doanh của doanh nghiệp được cơ quan nhà nước lắng nghe, nắm bắt, xử lý tháo
gỡ đã tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp hoạt động.
- Đến nay, nước ta đã ký kết nhiều hiệp định FTA với các nước và các khu vực, thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các đối tác, tập đoàn kinh tế lớn. Việc thu hút và sử dụng
đầu tư nước ngồi góp phần tác động thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới
mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, sản phẩm, dịch vụ;
thúc đẩy cải cách thể chế, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư; tăng cường quan hệ
đối ngoại, hợp tác và hội nhập quốc tế.
- Đầu tư nước ngoài cũng tạo thuận lợi cho Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế, gia
tăng kim ngạch xuất khẩu, từng bước tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị tồn
cầu. Bên cạnh đó, thành cơng trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra lợi ích
đan cài giữa Việt Nam với các đối tác, các nền kinh tế lớn. Do đó, khu vực kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi đã phát triển nhanh và có hiệu quả, trở thành một bộ phận quan
trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước.
17


4.1.2. Hạn chế
- Quyền tự chủ của các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngồi theo cam kết quốc tế đã
trở thành rào cản đối với công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, dẫn
đến việc các nhà đầu tư thiếu minh bạch trong hoạt động khai báo, nộp thuế.
- Một số dự án còn tiêu tốn năng lượng, thâu dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;
mức độ kết nối, thu hút và chuyển giao cơng nghệ của khu vực đầu tư nước ngồi đến
khu vực đầu tư trong nước còn thấp.
- Năng lực cạnh tranh vẫn ở mức trung bình trên thế giới.
- Từ năm 2020 cho đến nay, cả nước và thế giới đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch Covid-19, diễn biến phức tạp của dịch đã làm cản trở hoạt động sản xuất, kinh
doanh cũng như hoạt động đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cho đến thời điểm
hiện tại, tình hình vẫn khó nắm bắt, vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn tăng nhẹ, song đã có
tín hiệu về sự sụt giảm sức hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngồi. Dù hiện tại, tình hình
dịch bệnh đã được kiểm sốt phần nào, nhưng việc khơi phục lại nền kinh tế vẫn đang
cịn gặp nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của đại dịch.
4.1.3. Nguyên nhân
- Chính sách thu hút đầu tư thiếu chọn lọc, hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ chưa hiệu
quả trong ngắn hạn.
- Chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn
nhiều hạn chế.
- Việt Nam vẫn cịn phụ thuộc vào cơng nghệ nước ngồi, năng lực nội sinh của công
nghệ chưa được kiến tạo và phát huy.
- Vì lợi ích trước mắt và chủ quan trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, một số
ngành, địa phương thiếu thẩm định, đánh giá năng lực nhà đầu tư nước ngồi, cịn dễ
dãi trong các chính sách thuê đất, nộp thuế và yêu cầu công nghệ.
- An ninh trên một số địa bàn, lĩnh vực chưa thật sự vững chắc, nhất là an ninh mạng, an

ninh có vốn đầu tư nước ngồi.
- Việc kết hợp giữa kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh ở một số địa
phương, đơn vị thiếu hiệu quả, còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích
kinh tế đơn thuần, trước mắt.
4.2. Tác động của các chính sách kinh tế, hiện hành của nhà nước trong hoạt động đầu tư
- Việc sử dụng các công cụ quản lý kinh tế giúp cho hoạt động kinh tế được tiến hành
theo đúng quy luật và nguyên tắc, đồng thời là phương tiện để thực hiện có hiệu quả
18


các chức năng quản lý. Trong những năm qua, đường lối mà Đảng, Nhà nước, Quốc
hội và Chính phủ có thể khẳng định là rất đúng đắn, chính xác, kịp thời, toàn diện,
đồng bộ, từng bước đi vững chắc nhưng cũng rất linh hoạt, phù hợp với diễn biến của
tình hình thế giới và trong nước. Cụ thể:
 Cơng cụ pháp luật: Nhà nước luôn chủ động xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
quốc gia để từng bước phù hợp với thơng lệ, tập đồn quốc tế. Luật Đầu tư nước ngoài
đã liên tục được hoàn thiện qua 4 lần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau. Nhờ
vậy, các quy định của Luật ngày càng được hoàn thiện phù hợp với xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế, góp phần tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch và bình đẳng cho
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các đơn vị cấp dưới cũng đã thực hiện
rất tốt chính sách mà nhà nước ban hành, mọi hoạt động đều tuân theo những quy định
đã được đề ra trong các văn bản quy phạm pháp luật.
 Công cụ kế hoạch: Những chiến lược 10 năm là kim chỉ nam, định hướng phát triển, cụ
thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng trong phát triển đất nước từng chặng đường 10
năm trong thời kỳ Đổi mới. Mỗi kế hoạch 5 năm là bản lộ trình rõ ràng trong thời kỳ
trung hạn, tạo ra bước tiến mới trong phát triển đất nước trong suốt thời kỳ Đổi mới.
Việc xây dựng kế hoạch đã giúp cho các đơn vị cấp dưới có được những bước đi vững
chắc, nắm rõ và thực hiện tốt công việc của từng giai đoạn, từ đó có thể phát triển mở
rộng hơn trong những năm tiếp theo.
 Cơng cụ chính sách kinh tế: Ban hành nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá, cải

cách trong quản lý nhà nước về đầu tư, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, vốn đầu
tư toàn xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi; phát
triển doanh nghiệp; đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý kinh tế, cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo, góp phần khơi thơng các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Trong
thời gian qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nhà nước đã phát triển nhanh chóng, trở
thành một bộ phận cấu thành năng động và có những đóng góp quan trọng đối với sự
phát triển của nền kinh tế.
 Chính sách thương mại: Nhờ có các quy định, biện pháp mà nhà nước ban hành về
danh mục hàng hóa, điều kiện kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng,… quá trình hình
thành và phát triển của các doanh nghiệp tại các khu vực khác nhau diễn ra một cách
thuận lợi, phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, tránh các phát sinh ảnh hưởng
đến môi trường xung quanh trong hoạt động sản xuất. Việc tuân thủ các quy định của
19


nhà nước đảm bảo được chất lượng hàng hóa, uy tín của doanh nghiệp, tạo ra mơi
trường cạnh tranh lành mạnh, để lại ấn tượng tốt cho khách hàng trong nước cũng như
các đối tác nước ngoài.
5. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Một số công việc vẫn chưa tập trung giải quyết, quyết liệt xử lý trong công tác xây
dựng, triển khai và giám sát thực hiện chính sách.
- Một số giải pháp chưa bảo đảm tính khả thi hoặc chưa kịp thời trước những biến động
nhanh, phức tạp của tình hình quốc tế, trong nước.
- Vẫn cịn tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực hiện nghiêm quy
định pháp luật và bảo đảm hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư công.
- Thời gian qua, nền kinh tế trong nước và thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch
Covid-19. Tình hình dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp. Do đó cần có chính sách để khắc
phục hậu quả và ứng phó với tình hình hiện tại.
6. Đề xuất tên đề tài khóa luận

- Qua những kiến thức mà em tìm hiểu được về Sở Kế hoạch và Đầu tư nói riêng, cũng
như sự quản lý của cơ quan nhà nước về hoạt động đầu tư nói chung, trước những
thành tựu đã đạt được, những vấn đề còn hạn chế và tiềm năng của lĩnh vực này trong
tương lai, em xin đề xuất tên đề xuất 2 đề tài khóa luận sau:
1. Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2018 đến đầu năm
2021.
2. Phân tích các chính sách mà nhà nước sử dụng để khắc phục hậu quả do dịch Covid
gây ra và định hướng phát triển mới trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
- Đề xuất bộ mơn hướng dẫn: Bộ môn Quản lý kinh tế

20


Tài liệu tham khảo
1. „Chức năng-nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quy chế làm việc‟, Cổng thông tin điện tử Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương, truy cập ngày 20 tháng 09 năm 2021,
< />2. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê, Hà Nội.
3. PGS.TS.Hà Văn Sự (2021), Giáo trình Nguyên lý quản lý kinh tế, Nhà xuất bản Hà Nội,
Hà Nội.
4. „Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV và cả năm 2018‟, Cổng thông tin điện tử tỉnh
Hải

Dương,

truy

cập

ngày


25

tháng

09

năm

2021,<

/>5. „Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2019‟, Cục thống kê tỉnh Hải
Dương, truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2021,< />6. „Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2020‟, Cục thống kê tỉnh
Hải Dương, truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2021,< />7. „Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 02 năm 2021 tỉnh Hải Dương‟, Cục thống kê
Hải Dương, truy cập ngày 25 tháng 09 năm 2021,< />8. Thanh Sơn (2019), „Hải Dương nâng chất trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài‟.
Đầu tư online, truy cập ngày 26 tháng 09 năm 2021,< />E5YqUhs4dNre05u4>
9. Thanh Sơn (2019), „Hải Dương thu hút gần 90 triệu USD vốn FDI‟, Đầu tư online, truy
cập ngày 26 tháng 09 năm 2021,< />
21


usd-von-fdi-d138565.html?fbclid=IwAR3KEcG4w4EMv6NbuAmsq5L3Y1CARaOSOJpzx8lPvRBZBcko1X7sq3kEfc>.

22



×