Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.37 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
Số phách

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
DO NGƯỜI CỦA PHÁP NHÂN GÂY RA THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Học phần: Luật Dân sự 2
Giảng viên phụ trách học phần: ThS. Phan Thị Hồng

SINH VIÊN THỰC HIỆN: BIỆN VŨ HOÀNG
MÃ SỐ SINH VIÊN: 20A5020731
LỚP: Luật K44G Kinh tế

THỪA THIÊN HUẾ, năm 2022

Số phách


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
1.

BLDS: Bộ luật Dân sự

2.

BTTH: Bồi thường thiệt hại





MỤC LỤC
I, PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................2
II,PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
1. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây
ra của pháp luật Dân sự Việt Nam.........................................................................3
1.1. Khái niệm...........................................................................................................3
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra......3
1.2.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra................................................................................4
1.2.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.............................................................4
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật.....6
1.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. .7
2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành về
bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và một số kiến nghị..........8
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra........................................................................................................8
2.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật..............................................................8
2.1.1. Nguyên nhân những bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật. .9
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân gây ra..........................................................................10
III, PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................12

4


I, PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, các vấn đề xã hội

mới nảy sinh ảnh hưởng đến xu hướng phát triển chung của cả đất nước. Quy luật
của Thị trường và sự vận động khơng ngừng của xã hội địi hỏi bất kỳ một Quốc gia
nào cũng phải cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước sớm được hoàn thiện. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định ra đời rất
sớm trong lịch sử pháp luật thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đây là một
trong những chế định quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các
chủ thể khi bị xâm phạm. Trong đó chế định bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra đang đang chưa được áp dụng hiệu quả trên thực tế và nhằm cũng cố cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong pháp luật Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, sinh viên chọn nghiên cứu đề tài Tiểu luận:
“Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam”

5


II,PHẦN NỘI DUNG
1. Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra của pháp luật Dân sự Việt Nam
1.1. Khái niệm
Pháp nhân là một tổ chức được thành lập phù hợp với luật pháp liên quan đến
chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và một tổ chức có tư cách pháp nhân khi
đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 74 BLDS 2015. Phải có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ là pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Có tài sản độc lập với các
nhân, và pháp nhân khác là độc lập với tài sản của thành viên pháp nhân, các sáng
lập viên, độc lập với tài sản của pháp nhân đã thành lập ra pháp nhân đó.
Nhân danh mình trong các quan hệ dân sự. Hoạt động của pháp nhân được
thực hiện thông qua hành vi của người đại diện, có thể là đại diện theo pháp luật
hoặc đại diện theo ủy quyền, ngoài ra hoạt động của pháp nhân cịn được thực hiện
thơng qua thành viên của pháp nhân. Hành vi của những người này làm phát sinh

quyền, nghĩa vụ của pháp nhân. Trong quá tình thực hiện cơng việc của pháp nhân
giao phó mà họ gây thiệt hại thì pháp nhân phải bồi thường thiệt hại theo quy định
Điều 597 BLDS 20151.
Từ đó sinh viên rút ra khái niệm như sau: Bồi thường thiệt hại do người của
pháp nhân gây ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân do người của
pháp nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao có hành vi xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín, tài sản, quyền và lợi ích
hợp pháp đến chủ thể bị thiệt hại.
1.2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra
BTTH do người của pháp nhân gây ra là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
nên căn cứ phát sinh BTTH ngoài hợp đồng cũng là căn cứ phát sinh trách nhiệm
BTTH do người của pháp nhân gây ra. Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài
1 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Tr 415-416.

6


hợp đồng tại khoản 1 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định: “ 1. Người nào có hành
vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi
ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường
hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Theo quy định của BLDS
năm 2015 thì trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân phát sinh khi có các điều
kiện sau:
1.2.1. Có thiệt hại thực tế xảy ra
Khoản 1 Điều 585 BLDS năm 2015 đã có sự bổ sung phù hợp khi thấy cụm từ
“thiệt hại” bằng cụm từ “thiệt hại thực tế” so với luật cũ. Điều này cho thấy những
thiệt hại được bồi thường là những thiệt hại thực tế xảy ra đối với bên bị hại chứ
khơng phải là những thiệt hại mang tính suy đốn, khơng có căn cứ xác định và

chưa chắc chắn xảy ra trên thực tế. Quy định như vậy nhằm hạn chế những trường
hợp bên bị thiệt hại yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường cho những thiệt hại chưa
xảy ra trên thực tế, dự kiến xảy trong tương lai và mang tính chất suy đốn có thể
gây bất lợi cho bên phải chịu trách nhiệm BTTH và cả người gây thiệt hại, tăng
thêm gánh nặng kinh tế, có thể tranh chấp làm kéo dài thời gian giải quyết BTTH,
khơng đảm bảo ngun tắc BTTH kịp thời.
1.2.2. Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại
Điều 584 BLDS năm 2015 không sử dụng thuật ngữ “hành vi trái pháp luật”
trong căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Theo Nghị quyết 03/2006/NQHĐTP hướng dẫn BLDS 2005 vẫn đang có hiệu lực pháp luật có quy định để xác
định về thế nào là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tải sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác cảu người khác. BTTH do người của pháp
nhân gây ra một trong những trường hợp của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
nên các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng chính là căn cứ phát
sinh trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra. Tuy nhiên, khơng phải khi
có đủ 3 căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là: có hành vi trái pháp
luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và
thiệt hại thực tế xảy ra mà còn phải căn cứ “hành vi trái pháp luật do người của

7


pháp nhân gây ra ra và phải trong khi người đó đang thực hiện nhiệm vụ được giao.
Mặc dù BLDS năm 2015 khơng quy định và cũng khơng có hướng dẫn nào để xác
định người của pháp nhân là chủ thể nào và thế nào là đang thực hiện nhiệm vụ
được giao mà chỉ được nhắc đến tại Điều 597. Đây là căn cứ quan trọng và cần thiết
được định rõ đầy đủ là căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân
gây ra.
Thứ nhất, hành vi trái pháp luật phải do người của pháp nhân gây ra. Với căn cứ
này cần phải xác định rõ người của pháp nhân gồm những chủ thể nào. BLDS khơng
có định nghĩa thế nào là “người của pháp nhân” và dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau

khiến cho các pháp nhân có cơ hội trốn tránh trách nhiệm BTTH của mình.
Thứ hai, có hành vi trái pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp
nhân giao. Khi xác định BTTH do người của pháp nhân gây ra thì điều kiện cuối
cùng đó là người của pháp nhân có hành vi trái pháp luật trong khi thực hiện nhiệm
vụ được giao. Trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp người của pháp nhân có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại nhưng người đó lại khơng trong q trình thực hiện
nhiệm vụ được giao thì pháp nhân khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên
bị thiệt hại. Ví dụ: chế định cha mẹ BTTH do con chưa thành niên gây ra trong bất
kỳ hoàn cảnh nào cả kể khi thực hiện công việc do cha mẹ giao hay không thực hiện
công việc do cha mẹ giao.
Với quy định của pháp luật dân sự hiện hành, thiệt hại do người của pháp nhân
gây ra nhưng trong pháp trình thực hiện nhiệm vụ được giao thì pháp nhân khơng
phải BTTH. Pháp luật cũng không quy định cụ thể nào là “trong khi thực hiện
nhiệm vụ được giao” nên trên thực tế việc xác định người có pháp nhân có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại có trong khi thực hiện được hay khơng phụ thuộc nhiều
vào chính pháp nhân đó và người được giao nhiệm vụ đánh giá, xác định. Ví dụ:
Cty T giao cho anh M phải hồn thành một nhiệm vụ, tuy nhiên anh M khơng hồn
thành được trong giờ làm. Do đó anh M làm việc ngồi giờ làm nhưng lại có hành
vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Vậy ai là người chịu trách nhiệm
BTTH. Theo sinh viên trong ví dụ trên, chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH là

8


pháp nhân bởi lẽ dù anh M thực hiện ngoài giờ làm việc nhưng khi có hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại anh M vẫn đang thực hiện nhiệm vụ của công ty.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào có hành vi trái pháp luật đều
phải chịu trách nhiệm BTTH, cụ thể: Điều 594 BLDS năm 2015 quy định về BTTH
trong trường hợp vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng 2. Điều 595 BLDS năm
2015 quy định về BTTH trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tính cấp thiết 3 hoặc

theo khoản 2 Điều 584 BLDS năm 2015 quy định về trường hợp thiệt hại phát sinh
do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
1.2.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái
pháp luật
Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả
tất quyết của hành vi tái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật phải là nguyên
nhân trực tiếp có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Giữa hai yếu tố này
phải hình thành sự vận động nội tại, nguyên nhân phải xảy ra trước kết quả, trong
khoảng thời gian xác định và hành vi trái pháp luật là nguyên nhân trực tiếp hoặc
nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với thiệt hại xảy ra. Một thiệt hại có thể xảy
ra một hay nhiều hành vi trái pháp luật và ngược lại, một hành vi trái pháp luật có
thể gay ra nhiều thiệt hại khác nhau.
Đối với trường hợp BTTH do người của pháp nhân gây ra cũng tuân theo
nguyên tắc nói trên, chỉ những hành vi do người của pháp nhân thực hiện gây nên
những tổn thất thực tế và cố mối quan hệ nhân quả với tổn thất từ hành vi trái pháp
luật của người của pháp nhân thì pháp nhân mới phải chịu trách nhiệm BTTH. Hành
vi trái pháp luật (nguyên nhân) có ý nghĩa quyết định làm phát sinh thiệt hại, nhưng
diễn biến của thiệt hại xảy ra theo chiều hướng nào thì lại phụ thuộc vào yếu tố
khách quan khác tác động vào. Có nghĩa là hành vi trái pháp luật được xác định là
có khả năng gây thiệt hại chứ chưa xác định được hoàn toàn thiệt hại xảy ra. Còn
2 Điều 594 BLDS năm 2015: “Người gây thiệt hại trong trường hợp phịng vệ chính đáng thì không phải
BTTH cho người bị thiệt hại”
3 Điều 595 BLDS năm 2015: “1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì
người gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết cho người
bị thiệt hại.”

9


thiệt hại thực tế thì tùy từng hồn cảnh, điều kiện khác nhau sẽ có hậu quả khác

nhau.
Được quy định tại Điều 597 BLDS năm 2015 thì khi người của pháp nhân có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân
giao thì được suy đốn là người của pháp nhân có lỗi, mà hành vi của người đó
được hiểu chính là hành vi của pháp nhân cho nên pháp nhân phải chịu trách nhiệm
BTTH cho bên bị thiệt hại. Chỉ khi pháp nhân chứng minh được rằng người của
pháp nhân khơng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì pháp nhân mới không phải chịu
trách nhiệm bồi thường.
1.3. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp
nhân gây ra
Trong quan hệ BTTH luôn bao gồm hai bên chủ thể là bên bị thiệt hại và bên
có trách nhiệm bồi thường. Bên bị thiệt hại có thể là bất ký cá nhân, tổ chức hay chủ
thể nào chịu thiệt hại bởi hành vi trái pháp luật. Thông thường bên chịu trách nhiệm
BTTH là người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Theo quy định Điều 597
BLDS năm 2015 thì đối với trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra sẽ
do pháp nhân chịu trách nhiệm bồi thường bằng tài sản của pháp nhân.
Với tư cách là một chủ thể quan hệ pháp luật, pháp nhân phải chịu trách
nhiệm dân sự về thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện nhân danh pháp nhân (khoản 1 Điều 87 BLDS năm 2015). Nếu pháp nhân
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm BTTH cho bên bị thiệt hại
thì bên bị thiệt hại có thể khởi kiện ra Tịa án để giải quyết.
Căn cứ vào nguyên tắc BTTH tại Điều 585 BLDS năm 2015, khi phát sinh
trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra, pháp nhân có nghĩa vụ phải bồi
thường cho bên bị thiệt hại kịp thời và toàn bộ thiệt hại thực tế. Sau khi bồi thường
thì pháp nhân có quyền u cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả
một khoản tiền theo Điều 597 BLDS năm 2015. Có thể thấy quy định pháp nhân
u cầu người có lỗi hồn trả một khoản tiền nhưng lại khơng quy định thực hiện
quyền đó như thế nào. Đây là một bất cấp dẫn tới pháp nhân có thể lợi dụng để bắt

10



người của pháp nhân hoàn trả toàn bộ mà pháp nhân đã bồi thường cho bên bị thiệt
hại.
2. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam hiện hành
về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra và một số kiến nghị
2.1. Thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do
người của pháp nhân gây ra
2.1.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật
Mặc dù BLDS năm 2015 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thay thế cho
BLDS năm 2005. Nhưng những thực tiễn áp dụng quy định pháp luật dân sự về
trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra còn nhiều hạn chế.
Thứ nhất, pháp nhân không tự giác BTTH, đùn đẩy trách nhiệm cho cá nhân
gây thiệt hại. Chủ thể chịu trách nhiệm BTTH do người của pháp nhân gây ra thì
khi người của pháp nhân có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi
thường này lại bị đùn đẩy giữa pháp nhân và người gây thiệt hại. Cho dù cá nhân
người lao động khi có hành vi vi phạm vẫn trong q trình thực hiện cơng việc được
giao. Lấy ví dụ về trường hợp bữa ăn hết hơn 120 triệu của một cơ gái nhưng khơng
được phía nhà hàng KFC bồi thường. Cụ thể ngày 6/02/2022, chị A cùng gia đình đi
ăn nhà hàng KFC ở Hà Nội, sau khi ra về thì tá hóa chiếc xe SH đã bị trộm mất. Tuy
nhiên, thấy khách mất trộm, nam bảo vệ khơng có phản ứng gì, chỉ đi ra nhìn rồi đi
vào bốt bảo vệ ngồi, khơng có bất cứ sự hỗ trợ, hỏi han nào. Sau đó, anh chị phải
báo cho phía quản lý nhà hàng KFC và được hướng dẫn qua bên tòa nhà để được hỗ
trợ 4. Sau khi làm việc với cả quản lý của hàng K. và phía cơng ty bảo vệ thì theo lời
chị A. (chủ nhân chiếc xe), 2 bên này liên tục đổ trách nhiệm cho nhau, không chịu
bồi thường. Sau gần 1 tháng kể từ khi vụ việc xảy ra vụ việc của chị A vẫn chưa
được giải quyết thỏa đáng. Áp dụng điều 597 BLDS 2015 do người của pháp nhân
gây ra (trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng) trong trường hợp này sinh viên nhận
thấy người chịu trách nhiệm BTTH là công ty bảo vệ bởi nhân viên bảo vệ chính là
4 Thiên Thanh, Khách hàng tố đi ăn KFC bị trộm xe SH cả trăm triệu, quản lý check camera xong phủi tay,

10/02/2022.

11


nhân viên của công ty nên công ty phải chịu BTTH nhưng nếu công ty bảo vệ kiên
quyết không bồi thường thì chị A có thể u cầu Tịa án tại trụ sở gần nhất để khởi
kiện vụ án dân sự và yêu cầu công ty bảo vệ bởi và nhà hàng KFC phải bồi thường
thiệt hại đúng với chiếc xe SH của mình. Có thể thấy người chịu thiệt thòi nhất vẫn
là khách hàng (người bị thiệt hại) bởi sự đùn đẩy trách nhiệm của các pháp nhân và
người gây thiệt hại.
Thứ hai, các vụ việc pháp nhân phải BTTH không chỉ trong các vụ việc dân
sự độc lập mà còn là trashc nhiệm dân sự trong các vụ án hình sự, hành chính nên
khó khăn trong việc đưa ra giải pháp. Đặc biệt đối với phần trách nhiệm dân sự
trong các vụ án hình sự. Ví dụ về trường hợp thương tâm ở Hội An “ca nô chở 39
người bị sóng đánh chìm” 5ở trường hợp này sinh viên chỉ đề cập tới vấn đề dân sự
trong vụ việc này. Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định pháp nhân phải bồi
thường thiệt hại do người của mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Nếu
pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền u cầu người có lỗi dẫn tới thiệt hại
hồn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật và công ty du lịch là chủ
phương tiện vận tải cùng thuyền trưởng và những người có liên quan phải bồi
thường thiệt hại cho các nạn nhân và gia đình. Trong những trường hợp như thế này
rất khó để có thể nguyên cứu, thống kê những hạn chế, bất cập trong việc áp dụng
quy định pháp luật về BTTH do người của pháp nhân gây ra để có thể đưa ra các
giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật cũng như hướng dân áp dụng pháp luật cho
những chủ thể áp dụng pháp luật.
2.1.1. Nguyên nhân những bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định của
pháp luật
Đầu tiên, về phía bên bị thiệt hại. Nhận thức của người dân ân còn hạn chế
nên việc thương lượng giữa bên bị thiệt hại và pháp nhân không đạt hiểu quả cao,

đặc biệt trong chứng minh, xác định thiệt hại như chứng từ hóa đơn chứng minh cho
thiệt hại khơng rõ ràng, khơng hợp lệ, dẫn tới sự trì hồn kéo dài giống vụ việc cơ
gái đi KFC ăn gà.
5 VỤ CHÌM CA NƠ Ở CỬA ĐẠI: Đã tìm thấy nạn nhân cuối cùng, />
12


Thứ hai, về phía pháp nhân chưa làm hết trách nhiệm, chậm tiếp nhận giải
quyết bồi thường, từ chối bồi thường hoặc kéo dài việc bồi thường cho bên bị thiệt
hại.
Thứ ba, các quy định còn chưa quy định rõ ràng thế nào là “người của pháp
nhân” và thế nào là “thực hiện nhiệm vụ pháp nhân được giao” . Đặc biệt chưa có
văn bản hướng dẫn cụ thể BLDS năm 2015 về vấn BTTH ngoài hợp đồng thay thế
cho Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Thứ nhất, cần bổ sung các căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do người của
pháp nhân gây ra. Theo đó các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH ngồi hợp
đồng nói chung là có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan
hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật thì cịn bổ sung thêm căn cứ
“hành vi trái pháp luật gây thiệt hại phải do người của pháp nhân đnag thực hiện
nhiệm vụ được pháp nhân giao”.
Thứ hai, cần thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP. Mặc dù quy định
BTTH do người cùa pháp nhân gây ra của các BLDS 2005,2015 khơng có sự thay
đổi những lại sửa đổi và bổ sung về chế định BTTH ngoài hợp đồng nên việc thay
thế là hoàn toàn hợp lí và cần thiết.

III, PHẦN KẾT LUẬN

13



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra là một trong
những trách nhiệm mang ý nghĩa quan trọng góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người bị thiệt hại, nâng cao ý thức trách nhiệm của pháp nhân và
người của pháp nhân trong việc bồi thường thiệt hại.
Qua những tìm hiểu, phân tích các quy định và thực tiễn áp dụng về BTTH do
người của pháp nhân gây ra trong BLDS 2015 thì sinh viên nhận thấy quy định của
pháp luật hình sự Việt Nam về BTTH do người của pháp nhân gây ra cịn có một số
bất cập và hạn chế. Vậy nên, việc bổ sung và sữa đổi quy định của BLDS về BTTH
do người của pháp nhân gây ra là rất cần thiết nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ
thể. Mặc dù đây là những kiến nghị chưa hẳn là những ý kiến hữu hiệu nhất để giải
quyết khó khăn, vướng mắc đang tồn tại nhưng sinh viên hy vọng rằng việc phân
tích và đưa ra các kiến nghị, tiểu luận này sẽ góp phần thiết thực, tạo ra những cơ sở
nhất định cho việc xây dựng trong q trình hồn thiệt pháp luật dân sự.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Các văn bản pháp luật
1. Bộ luật Dân sự 2015;
2. Bộ luật Dân sự 2005;
3. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại BLDS
năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
B. Các tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội

Luật gia Việt Nam;
2. Trần Trang Anh (2020), Luận văn Thạc sĩ Luật học, bồi thường thiệt
hại do người của pháp nhân gây ra theo quy định của pháp luật Dân sự Việt
Nam, Trường Đại học luật Hà Nội;
3. Nguyễn Thị Hương (2008), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra, trường Đại học Quốc gia
Hà Nội;
4. />5. />6. />7. />
15


16



×