Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

phân tích những căn cứ phát sinh và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.82 KB, 23 trang )

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Pháp luật của nước ta luôn bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
pháp nhân…khi tham gia vào các quan hệ xã hội. Nếu một chủ thể có hành vi
trái pháp luật gây thiệt hại tới các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
khác được pháp luật bảo vệ, thì chủ thể gây thiệt hại có thể phải gánh chịu hậu
quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Dưới góc độ pháp luật dân sự,
hậu quả pháp lí đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây
ra cho người bị thiệt hại. Cũng như những hành vi vi phạm khác, chủ thể có
hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân thì cũng phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại. Mồ mả của người đã khuất là thiêng liêng, bất khả xâm phạm,
luôn được pháp luật, phong tục tập quán tôn trọng và bảo vệ. Vì vậy, người nào
xâm phạm đến sẽ phải chịu hậu quả bất lợi.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã chọn phân tích những căn cứ phát
sinh và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra
1.1. Một số vấn đề lý luận về TNBTTHNHĐ
1.1.1. Khái niệm TNBTTHNHĐ:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập rất sớm trong hệ thống pháp
luật của nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến khi BLDS năm 1999 ra đời thì các quy định
về trách nhiêm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết. Tiếp
đó, BLDS năm 2005 hoàn thiện hơn nữa các quy định về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều 604, BLDS năm 2005 quy định :
1

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
“ 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, xâm phạm danh
dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường


cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 604, BLDS năm 2005 thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh khi người có hành vi trái pháp luật có
lỗi gây thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ. Có thể đưa ra khái niệm
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau: Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý được phát sinh
dựa trên các điều kiện do pháp luật quy định khi một chủ thể có hành vi gây
thiệt hại cho các lợi ích được pháp luật bảo vệ.
1.1.2. Điều kiện phát sinh TNBTTHNHĐ:
Không phải trong trường hợp nào người gây thiệt hại cũng phải bồi thường
thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó việc xác định những yếu tố, cơ sở làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là rất quan trọng
nhằm xác định trách nhiệm bồi thường, người phải bồi thường, người được bồi
thường và mức bồi thường. Là một loại trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm bồi
thường thiệt hại phát sinh khi thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định, đó
là:
- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại là điều kiện bắt buộc trong trách nhiệm bồi
thường thiệt hại nói chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
riêng bởi mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm bù đắp, khắc
phục những tổn thất đã xảy ra cho người bị thiệt hại, do đó nếu không có thiệt
hại thì cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường cho dù có đầy đủ các điều
kiện khác. Khi xác định thiệt hại để bồi thường cần lưu ý các thiệt hại này phải
thực tế, xác định được.
2

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
- Có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại: hành vi trái pháp luật gây thiệt hại để
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hiểu là những hành vi mà pháp
luật cấm, không cho phép thực hiện, có thể là hành vi vi phạm pháp luật hình sự,
hành chính, dân sự, đường lối chính sách của Đảng…. Cơ sở để xác định hành

vi trái pháp luật là căn cứ vào các quy định của pháp luật trong từng trường hợp
cụ thể.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: hành
vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Về
mặt nguyên tắc, hành vi trái pháp luật phải có trước và thiệt hại có sau. Thiệt hại
xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật. Xác định mối quan hệ
nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
- Có lỗi của người gây thiệt hại: lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Hình thức lỗi là thái độ tâm lý
của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô
ý. Lỗi trong trách nhiệm dân sự là lỗi suy đoán.
1.2. Khái niệm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân. Mồ mả
của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Bảo vệ mồ mả của cá nhân cho
dù ở bất kì xã hội nào cũng đều được quan tâm, chú ý theo tín ngưỡng…Pháp
luật của nhà nước ta luôn có những quy định bảo vệ mồ mả của cá nhân, ngăn
chặn, trừng trị người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả của cá nhân. BLHS của
nước ta cũng có những hình phạt trừng trị người xâm phạm mồ mả với những
tội danh cụ thể.
Trên thực tế không ít trường hợp gây thiệt hại về mồ mả cho người khác
nhưng thiếu cơ sở pháp lý để buộc người gây thiệt hại bồi thường thiệt hại. Bộ
luật dân sự năm 2005 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về bồi thường thiệt
3

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
hại do xâm phạm mồ mả: “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến
mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả
gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” (Điều 629 BLDS).
Quy định trên là phù hợp với đời sống thực tế. Bởi trong điều kiện phát

triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, việc mở rộng những khu công
nghiệp, những nhà chung cư, mở rộng đô thị, hệ thống giao thông, sân bay, bên
cảng, nhà ga… là yêu cầu tất yếu. Nhu cầu mở rộng nhà cửa, mở rộng nơi sinh
hoạt, mặt bằng sản xuất, kinh doanh cũng phát triển theo. Trong quá trình giải
phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, có thể xuất hiện những trường hợp chủ
đầu tư do vô tình hay cố ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phần đất
được cấp quyền sử dụng hoặc có những hành vi lấn chiếm, mở rộng diện tích đã
vi phạm địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. Những
trường hợp xâm phạm mồ mả của người khác phát sinh trong đời sống thực tế là
khá phổ biến. Do vậy quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả của pháp luật là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm mồ
mả không chỉ xâm phạm về nhân thân mà còn xâm phạm về tài sản.
1.3. Đặc điểm TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra.
Dựa vào nguyên tắc chung của trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, bồi
thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả được xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân, do đó mồ mả là
quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết, không thể dịch chuyển
hay thay đổi cho người khác được. Nếu như quyền nhân thân khi còn sống
của cá nhân là quyền riêng biệt và có ở mỗi cá nhân xác định thì quyền nhân
thân liên quan đến mồ mả của cá nhân có sự khác biệt, nó có tính hai mặt.
Mồ mả còn là quyền nhân thân của những người thân thích, người trong dòng
tộc của người có mồ mả đó. Do vậy, cần thiết phải làm rõ thuộc tính này để
có căn cứ xác định trách nhiệm dân sự của người xâm phạm mồ mả.
4

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
- Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn là hành vi trái pháp luật. Mồ mả của cá
nhân luôn được tôn trọng và bảo vệ, không những bằng đạo đức mà bằng
pháp luật. Mồ mả của cá nhân là bất khả xâm phạm và là một thực thể thiêng
liêng không những theo phong tục tập quán, quan niệm tôn giáo mà còn theo

bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì vậy mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của
cá nhân đều là trái pháp luật.
- Người được bồi thường thiệt hại là những người thân thích của cá nhân có mồ
mả đó. Những người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái…là những
người gần gũi nhất với cá nhân có mồ mả, họ có quan hệ huyết thống, nuôi
dưỡng…với nhau nên khi mồ mả của cá nhân bị xâm phạm thì những người
thân thích của họ là những người được bồi thường thiệt hại. Đặc điểm này
phù hợp với quy định của pháp luật về thừa kế.
- Thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, nên hành vi xâm phạm
thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản mà là
hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn với thi thể, mồ mả của cá nhân.
Thi thể của cá nhân trước hết là một thực thể của tự nhiên, về mặt sinh học
thì thực thể đó đã chấm dứt quá trình trao đổi chất. Nhưng theo quy định của
pháp luật thi thể, hài cốt của cá nhân là bất khả xâm phạm. Vì vậy không thể
coi thi thể, hài cốt của cá nhân là tài sản, điều này trái với đạo đức, phong tục
và quan niệm tôn giáo của dân tộc.
- Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả thực chất là bồi thường những chi
phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm
mồ mả là một trường hợp của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, người gây
thiệt hại không thể bồi thường và khôi phục tình trạng ban đầu cho người bị
thiệt hại. Người gây thiệt hại chỉ có thể thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt
hại của mình bằng cách bồi thường những chi phí hợp lý cho những người
thân thích của cá nhân có mồ mả để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
II. Cơ sở pháp lý của TNBTTH do xâm phạm mồ mả gây ra
5

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
2.1. Điều kiện phát sinh TNBTTH do xâm phạm mồ mả
Căn cứ vào những đặc điểm đã nêu trên, trách nhiệm của người xâm phạm
mồ mả là trách nhiệm dân sự và phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Hành vi xâm phạm mồ mả luôn luôn được xác định là hành vi trái pháp luật.
- Người xâm phạm mồ mả cho dù có lỗi cố ý hay vô ý đều phải chịu trách
nhiệm dân sự.
- Hành vi xâm phạm mồ mả có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại về tài sản
của những người thân thích của cá nhân có mồ mả. Đồng thời cũng là hành vi
xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với cá nhân có mồ mả.
Hành vi xâm phạm mồ mả thỏa mãn ba điều kiện trên thì người xâm phạm
phải có trách nhiệm dân sự về tài sản và nhân thân đối với người thân thích của
cá nhân có mồ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí
mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo
của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi
an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Pháp luật nước ta bảo vệ quyền bất
khả xâm phạm mồ mả của người đã chết.
Do đó, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật. Việc xác định
hành vi xâm phạm mồ mả là căn cứ pháp lý để xác định có hay không trách
nhiệm dân sự do xâm phạm mồ mả của cá nhân.
 Căn cứ xác định hành vi xâm phạm mồ mả:
- Thứ nhất, người có hành vi cho dù là với bất kì mục đích gì mà xâm phạm
trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến sự
nguyên dạng của xác, hài cốt, tro hài cốt hoặc làm hao hụt hài cốt, tro hài
cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả.
- Thứ hai, người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, hài cốt, tro hài cốt
của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của những người chết
(trừ trường hợp phải di dời mồ mả theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền);
6

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
- Thứ ba, người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên người chết có xác, hài
cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn với người thân thích của người

chết đó;
- Thứ tư, người có hành vi san phẳng mồ mả của người chết, làm mất dấu tích
của ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó.
Người có hành vi xâm phạm mồ mả không cần phải có đầy đủ tất cả các
dấu hiệu trên mà chỉ cần có một trong các dấu hiệu đó đã là căn cứ để xác định
trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Theo đó, thì người gây
thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục
thiệt hại đã gây ra. Khi xác định cần xem xét hành vi đó có xâm phạm đến
không gian, phạm vi, hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ hay
không . Vì chúng là một thể thống nhất, vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối
liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có
ngôi mộ đó, mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ
người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
Ngoài ra, cần phải phân biệt với những hành vi không bị coi là xâm phạm
mồ mả nhưng thuộc trách nhiệm dân sự khác để tránh nhầm lẫn dẫn đến xác
định sai trách nhiệm bồi thường thiệt hại, như hành vi bịa đặt những tin đồn về
người có mồ mả, tạo ra những dư luận làm giảm uy tín, danh dự của người có
mồ mả khi còn sống. Những hành vi này cũng là hành vi trái pháp luật nhưng
không thuộc hành vi xâm phạm mồ mả.
2.2. Trường hợp miễn trừ TNBTTH do xâm phạm mồ mả
2.2.1. Trường hợp bất khả kháng:
Sự kiện được coi là bất khả kháng khi nó là sự kiện bên ngoài, xảy ra một
cách khách quan, nằm ngoài ý chí hay hành động của con người. Trong thực tế,
những sự kiện như thiên tai (bão lụt, động đất, núi lửa…), tình trạng chiến
tranh…được coi là những sự kiện bất khả kháng. Xâm phạm mồ mả cũng là một
7

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
trường hợp được loại trừ TNBTTH nếu thiệt hại đó xảy ra là hoàn toàn do sự
kiện bất khả kháng gây ra. Ví dụ, do lũ lụt mà mồ mả của cá nhân bị vùi lấp, do

chiến tranh mà mộ của người chết bị mất dấu tích…
2.2.2. Trường hợp cải mộ (cải táng) :
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống vì vậy mỗi dân tộc lại có
phong tục tập quán riêng. Tục cải mộ hay cải táng của dân tộc Kinh và nhiều
phong tục khác của các dân tộc là những tập tục có từ lâu đời và đến ngày nay
vẫn được gìn giữ. Như ông cha ta thường nói: “Sống cái nhà, già cái mồ”. Khi
còn sống công dân được pháp luật bảo vệ về chỗ ở và khi chết đi cũng được
pháp luật bảo vệ ở “nơi an nghỉ cuối cùng”. Nhân dân ta quan niệm cải mộ (cải
táng) mộ người đã chết là nghĩa vụ, trách nhiệm và thể hiện tình cảm của người
thân đối với người đã chết, là báo hiếu đối với tổ tiên. Ngôi mộ có giá trị tinh
thần to lớn đối với người thân.Vì vậy mà hành vi cải mộ (cải táng) của gia đình
người đã chết đối với ngôi mộ không phải chịu TNBTTH do xâm phạm mồ mả.
c
2.3. Năng lực và nguyên tắc bồi thường thiệt hại
2.3.1. Năng lực bồi thường thiệt hại:
Để xác định được chủ thể BTTH trong các vụ thiệt hại do xâm phạm mồ mả
thì việc trước tiên là phải xem họ có năng lực chịu trách nhiệm hay không. Năng
lực BTTH của chủ thể là khả năng của chủ thể đó phải gánh chịu những hậu quả
bất lợi từ thiệt hại xảy ra. Người xâm phạm mồ mả gây thiệt hại có thể là cá
nhân, pháp nhân… Điều 606 BLDS quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của cá nhân. Theo đó thì năng lực chịu TNBTTH của cá nhân
phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản và khả năng BTTH
của cá nhân. Cá nhân xâm phạm mồ mả cũng phải chịu TNBTTH theo quy định
chung này:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải
BTTH do họ gây ra.
8

Bài tập học kỳ môn Luật dân sự - module 2
- Người dưới 18 tuổi là những người không có hoặc không đủ năng lực

hành vi nên cha mẹ họ là người BTTH:
+, Người dưới 15 tuổi: cha mẹ phải dùng tài sản của mình để bồi thường,
nếu không đủ mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng của con để bồi
thường.
+, Người từ 15 đến 18 tuổi: lấy tài sản của con để bồi thường, cha mẹ chịu
trách nhiệm bổ sung phần còn thiếu.
- Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
trong thời gian ở trường học, bệnh viện quản lý thì trường học , bệnh
viện phải bồi thường. Nếu các tổ chức đó không có lỗi thì cha mẹ, người
giám hộ phải bồi thường.
- Người giám hộ đương nhiên, giám hộ cử theo quy định tại khoản 2 điều
58 BLDS được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
Nếu người giám hộ chứng minh được họ không có lỗi thì họ không phải
lấy tài sản của mình để bồi thường.
2.3.2. Nguyên tăc bồi thường thiệt hại:
BTTH do xâm phạm mồ mả cũng dựa trên những nguyên tắc chung của
BTTHNHĐ quy định cụ thể tại Điều 605 BLDS và Nghị quyết 03/2006/NQ-
HĐTP ngày 8/7/2006:
- Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
- Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường (bồi thường một
phần) nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả
năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại
- Thay đổi mức bồi thường khi mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp
với thực tế: sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc
do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt
hại…
2.4. Xác định thiệt hại
9


×