MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP
MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH...........................................................................................2
I. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................2
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh...............................................................2
2. Đối tượng và nhiệm vụ của mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh.........................................3
3. Mối quan hệ của môn học này với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.......................4
II. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................5
1. Cơ sở phương pháp luận.................................................................................................5
2. Các phương pháp cụ thể..................................................................................................6
III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên........................................................6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH.....................................................................................................................................7
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.............................................................................7
1. Cơ sở khách quan............................................................................................................7
2. Nhân tố chủ quan............................................................................................................8
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.................................................9
1. Thời kỳ từ 1890 – 1911:..................................................................................................9
2. Từ 1911 – 1920:..............................................................................................................9
3. Từ 1920 – 1930:..............................................................................................................9
4. Từ 1930 – 1945:..............................................................................................................9
5. Từ 1945 – 1969:..............................................................................................................9
III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh...........................................................................................9
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc................9
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới..............................................9
1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Đối tượng nghiên cứu
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Khái niệm tư tưởng
Theo nghĩa phổ thơng nhất: tư tưởng là suy nghĩ, ý nghĩ. Là sự phản ánh hiện
thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh.
Trong thuật ngữ “tư tưởng Hồ Chí Minh”: tư tưởng ở đây khơng phải được dùng
với nghĩa tinh thần - tư tưởng, ý thức của một cá nhân mà với nghĩa là một “học
thuyết”, là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng
trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại
biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên
cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
Nhà tư tưởng: khi biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị
- sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào
không phải một các tự phát.
b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
ĐH VII (6/1991) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng
ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng đã khẳng định: Đảng lấy Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành
động.
Đại hội IX (4.2001) đưa ra định nghĩa tương đối hệ thống và toàn diện về tư
tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của
sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể
của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại… Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho
2
cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta”.
Trên định hướng cơ bản của Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX, có
thể đưa ra một định nghĩa hàm súc, ngắn gọn về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, là sự kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Đối tượng nghiên cứu
•
Hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam
được thể hiện trong toàn bộ di sản Hồ Chí Minh, mà cốt lõi là tư tưởng
độc lập, tự do của dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
•
Quá trình vận động, hiện thực hóa các quan điểm, lý luận đó trong
thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Đó là quá trình mang tính quy luật bao gồm hai mặt thống nhất biện chứng: sản
sinh tư tưởng và hiện thực hóa tư tưởng theo các mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội – giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ các bội dung sau:
•
Cơ sở (khách quan và chủ quan) hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
nhằm khẳng định sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu nhằm
giải đáp các vấn đề lịch sử dân tộc đặt ra.
•
Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.
•
Nội dung, bản chất cách mạng, khoa học, đặc điểm của các quan
điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
3
•
Vai trò nền tảng, tư tưởng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam.
•
Q trình nhận thức, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
qua các giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
•
Các giá trị tư tưởng, lý luận của Hồ Chí Minh đối với kho tàng tư
tưởng, lý luận cách mạng thế giới của thời đại.
3. Mối quan hệ của môn học này với môn học Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và môn Đường lối cách mạng của
Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Mối quan hệ của mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với môn học
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
•
Chủ nghĩa Mác - Lênin với các bộ phận lý luận cấu thành của nó là
cơ sở thế giới quan, phương pháp luận, nguồn gốc tư tưởng lý luận trực
tiếp quyết định bản chất cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh.
•
Hồ Chí Minh là người trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cuộc đời, sự
nghiệp của Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã góp phần
làm phong phú, bổ sung và phát triển các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lênin.
b. Mối quan hệ của mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh với mơn học
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam; là người sáng lập, rèn
luyện và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam; là người tìm kiếm, lựa chọn và
vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn cho dân tộc, đồng thời cũng là Người
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong việc tiến tới hoàn thành mục tiêu
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
•
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng.
•
Với tư cách là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động
của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ
4
sở khoa học hình thành nên đường lối chiến lược, sách lược cách mạng
của Đảng.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở phương pháp luận
Với nghĩa chung nhất, phương pháp luận là lý luận về các phương pháp nhận
thức và cải tạo thực tiễn. Là khoa học về phương pháp, phương pháp luận biểu
hiện ra như một hệ thống chặt chẽ các quan điểm, các nguyên lý chỉ đạo việc tìm
kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp nhận thức và cải tạo
thực tiễn.
Phải dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa
Mác – Lênin và các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh.
Quán triệt các nguyên lý triết học Mác – Lênin.
Một số nguyên tắc phương pháp luận:
a. Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học
Đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và
quan điểm, đường lối của ĐCSVN.
Bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải, đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh,
tránh áp đặt, cường điệu hóa hoặc hiện đại hóa tư tưởng của Người.
b. Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn
Quán triệt quan điểm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành.
Phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, thực tiễn, phục vụ
cho sự nghiệp cách mạng đất nước.
c. Quan điểm lịch sử - cụ thể
Phải xem xét 1 hiện tượng xuất hiện, trải qua những giai đoạn phát triển trong
giai đoạn lịch sử như thế nào, hiện nay nó trở thành như thế nào.
Nắm vững quan điểm này giúp ta hiểu được tư tưởng Hồ Chí Minh mang đậm
dấu ấn của quá trình phát triển lịch sử, quá trình phát triển sáng tạo, đổi mới.
5
d. Quan điểm tồn diện và hệ thống
Phải ln ln quán triệt mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác
nhau của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, mà hạt nhân cốt lõi là độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.
e. Quan điểm kế thừa và phát tiển
Hồ Chí Minh là người đã kế thừa, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
– Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực và hình thành nên
một hệ thống các quan điểm mới hết sức sáng tạo.
Ngày nay, chúng ta phải biết kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng
của Người vào bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế.
f. Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng
của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là người xây dựng lý luận, vạch cương lĩnh, đường lối, chủ trương
cách mạng và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo thực hiện.
Phải tìm hiểu các tác phẩm, bài viết, bài nói và coi trọng hoạt động thực tiễn của
Người.
2. Các phương pháp cụ thể
Trong đó có 2 phương pháp cần thiết là:
•
Phương pháp lịch sử: là phương pháp trình bày sự vật, hiện tượng
theo trình tự thời gian, từ khi ra đời - tồn tại - phát triển - hệ quả.
•
Phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu, khái quát nhằm
tìm ra bản chất của sự vật, hiện tượng.
•
Kết hợp với các phương pháp khác: qui nạp, diễn dịch, thống kê,
phân tích, đối chiếu, so sánh, điền dã, điều tra xã hội học...
III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên
Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị
6
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Cơ sở khách quan
a. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp đã đặt chính sách cai trị về mọi
mặt trong đời sống xã hội Việt Nam. Chính sách thống trị của Pháp đã tác động
đến mọi mặt của xã hội Việt Nam (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...) trong đó
đặc biệt là sự ra đời của hai giai cấp mới: tư sản và cơng nhân. Trong lịng xã hội
Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản:
•
Nơng dân >< địa chủ phong kiến (mâu thuẫn vốn có ở xã hội Việt
Nam):
•
Dân tộc Việt Nam >< đế quốc thực dân Pháp: là mâu thuẫn nổi bật,
hàng đầu.
Phong trào đấu tranh yêu nước giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, chịu
sự chi phối và tác động bởi hai hệ tư tưởng lớn:
•
Hệ tư tưởng phong kiến: tiêu biểu là phong trào Cần Vương (1885
– 1896) kết thúc với thất bại của cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng.
•
Hệ tư tưởng dân chủ tư sản: Phan Bội Châu (đại diện cho xu hướng
bạo động, dựa vào Nhật để đánh Pháp, “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa
sau), Phan Châu Trinh (đại diện cho xu hướng cải lương, đàm phán, thỏa
hiệp với Pháp để đòi độc lập, chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”)
Kết quả: tất cả đều thất bại.
Bối cảnh quốc tế
Cuối thế kỷ XIX, CNTB chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Để làm giàu
cho chính quốc của mình, chúng đã đẩy nhanh q trình xâm lược, áp bức, bóc
lột thuộc địa rất dã man, làm cho hàng trăm quốc gia dân tộc trên thế giới lúc đó
trở thành nạn nhân đau khổ của chúng.
7
Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành thắng lợi có tác động, ảnh hưởng sâu
sắc đến phong trào cách mạng thế giới nói chung và phong trào giải phóng dân
tộc ở các thuộc địa nói riêng, trong đó, có cách mạng Việt Nam, mở ra thời đại
mới: “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”.
3.1919, theo sáng kiến của Lênin, Quốc tế III được thành lập. Điều đó có nghĩa
rằng kể từ đây, phong trào cách mạng thế giới nói chung, phong trào giải phóng
dân tộc ở thuộc địa nói riêng đã có một bộ tham mưu cách mạng chân chính,
một tổ chức lãnh đạo – đó là Quốc tế III. Kể từ đây, phong trào công nhân ở các
nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
phương Tây có mối quan hệ mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
b. Những tiền đề tư tưởng – lý luận
Chủ nghĩa yêu nước, văn hóa truyền thống Việt Nam được hun đúc qua mấy
nghìn năm dựng nước và giữ nước
•
Chủ nghĩa u nước, ý chí tự lực tự cường đấu tranh để dựng nước
và giữ nước.
•
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình –
làng xã - Tổ quốc, lịng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.
Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối
sống.
Tinh hoa văn hóa nhân loại
•
Văn hóa phương Đơng.
•
Văn hóa phương Tây.
• Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng của giai cấp công nhân, lý luận cách mạng
tiên tiến nhất của thời đại
2. Nhân tố chủ quan
•
Năng lực tư duy năng động, nhạy bén, tầm nhìn xa trơng rộng, sự
mẫn cảm chính trị đặc biệt
8
•
Lòng nhân ái rộng mở, yêu thương, đồng cảm với những người
cùng khổ,
Tinh thần ham học hỏi, khiêm tốn trước mọi người, giản dị trong đời sống, kiên
cường bất khuất trước mọi thử thách nhưng mềm dẻo linh hoạt
II. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Thời kỳ từ 1890 – 1911:
Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.
2. Từ 1911 – 1920:
Giai đoạn tìm tịi khảo nghiệm, tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân
tộc.
3. Từ 1920 – 1930:
Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam.
4. Từ 1930 – 1945:
Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng
Việt Nam, giữ vững lập trường cách mạng.
5. Từ 1945 – 1969:
Giai đoạn phát triển, hoàn thiện và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh.
III. Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát
triển dân tộc
a. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc
b. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng
Việt Nam
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của thế giới
a. Phản ánh khát vọng thời đại
b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng lồi người
c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả
9