Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Viêm da trên cơ địa dị ứng (Phần 3) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.05 KB, 9 trang )

Viêm da trên cơ địa dị ứng
(Phần 3)

Thuốc và Quang liệu pháp
Nếu viêm da dị ứng rải rác tái phát, một số phương pháp có thể dùng để
điều trị triệu chứng. Nếu điều trị thích hợp thì hầu hết các triệu chứng sẽ giảm
trong vòng 3 tuần. Nếu điều trị thất bại thì đó có thể là do thuốc không đủ mạnh để
ngăn bệnh bùng phát, chương trình điều trị không hiệu quả, hoặc không tính đến
các yếu tố làm nặng khi lên kế hoạch điều trị lúc ban đầu. Những yếu tố này bao
gồm phản ứng thuốc, nhiễm trùng, hoặc stress tâm lý. Các triệu chứng cũng có thể
không giảm nếu bệnh nhân bỏ điều trị.
Những chất corticostreroid dạng kem và mỡ được dùng để điều trị nhiều
nhất. Đôi khi cũng có thể dùng một số loại thông thường (không cần phải theo toa)
nhưng trong phần lớn trường hợp thì bác sĩ sẽ phải chỉ định loại corticosteroid
mạnh hơn.
Đôi khi, một số corticosteroide dạng kem hay mỡ gây kích thích ở một số
bệnh nhân và do đó phải chuyển sang dùng thuốc khác. Những tác dụng phụ do sử
dụng lâu dài và thường xuyên corticosteroid bao gồm da mỏng, nhiễm trùng, chậm
tăng trưởng (ở trẻ em) và những vết lằn da dài.
Tacrolimus dạng mỡ là thuốc điển hình dùng để điều trị viêm da dị ứng rải
rác.
Một số điều trị nhắm vào mục tiêu làm giảm những triệu chứng đặc hiệu
của bệnh. Kháng sinh điều trị nhiễm trùng da có thể dùng bằng dạng mỡ bôi da
nhưng chúng thường hiệu quả hơn khi dùng bằng đường uống dưới dạng thuốc
viên.
Vài loại kháng histamin có thể gây ngủ gà nhưng làm giảm ngứa về đêm và
vì vậy tạo giấc ngủ ngon hơn. Đặc tính này đặc biệt có lợi cho những bệnh nhân
hay gãi đêm (vốn khiến bệnh nặng thêm). Nếu có nhiễm siêu vi hay nấm, bác sĩ
cũng có thể cho thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng này.
Quang trị liệu là sử dụng ánh sáng cực tím sóng A hay B hoặc kết hợp cả
hai. Phương pháp này hiệu quả trong điều trị viêm da nhẹ hoặc vừa ở trẻ lớn (trên


12 tuổi) và người trưởng thành. Quang -hoá trị liệu là sự kết hợp giữa liệu pháp
dùng tia cực tím và thuốc tên là psoralen được dùng trong các trường hợp kháng
với quang trị liệu đơn thuần. Tác dụng phụ có thể có khi dùng lâu dài phương
pháp này là tăng lão hoá da và ung thư da. Nếu bác sĩ cho rằng quang trị liệu rất có
lợi để điều trị triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác thì nên sử dụng liều cần thiết
thấp nhất có thể và theo dõi da thật kỹ.
Sử dụng cortic steroid toàn thân khi các điều trị khác không hiệu quả; thuốc
được đưa qua đường uống hoặc tiêm bắp thay vì bôi trực tiếp lên da. Một ví dụ về
loại corticosteroid hay được chỉ định là prednisone. Thông thường thì những thuốc
này được sử dụng trong những trường hợp kháng với điều trị khác và chỉ dùng
trong thời gian ngắn. Tác dụng phụ của corticosteroid toàn thân là tổn thương da,
loãng xương, tăng huyết áp, tăng đường máu, nhiễm trùng và đục thủy tinh thể.
Ngưng thuốc đột ngột là rất nguy hiểm do đó điều quan trọng là bệnh nhân và bác
sĩ phải phối hợp nhau trong việc thay đổi liều.
Ở người trưởng thành, những thuốc ức chế miễn dịch như cycloporine cũng
được dùng để điều trị các trường hợp viêm da dị ứng rải rác quá nặng và đã thất
bại với các phương pháp điều trị khác. Những thuốc này ức chế phản ứng quá mẫn
của hệ miễn dịch bằng cách ngăn chặn sản xuất một số tế bào miễn dịch và kiềm
hãm hoạt động của các tế bào khác.
Tác dụng phụ của cyclosporine bao gồm tăng huyết áp, buồn nôn, nôn, các
vấc đề về thận, đau đầu, bứt rứt, khó chịu và tăng nguy cơ ung thư, nhiễm trùng.
Cũng hiện hữu nguy cơ tái phát bệnh khi ngưng thuốc. Do độc tính tác dụng phụ,
corticosteroid toàn thân và thuốc ức chế miễn dịch chỉ được dùng trong trường
hợp rất nặng và trong thời gian càng ngắn càng tốt. Những bệnh nhân cần phải sự
dụng corticosteroid toàn thân và thuốc ức chế miễn dịch nên tới bác sĩ da liễu hay
dị ứng chuyên về chăm sóc viêm da dị ứng rải rác để được giúp đỡ xác định các
yếu tố thúc đẩy và điều trị thích hợp.
Trong rất ít các trường hợp thì người bệnh phải nhập viện vì không có biện
pháp điều trị nào thành công. Thời gian nằm viện từ 5-7 ngày cho phép thực hiện
các biện pháp điều trị tăng cường cho da và giảm tiếp xúc với các chất kích thích,

chất gây dị ứng và những stress hàng ngày. Trong điều kiện như vầy thì thường
các triệu chứng biến mất nhanh chóng nếu yếu tố môi trường có vai trò chính hoặc
nếu bệnh nhân không có khả năng thực hiện chương trình chăm sóc da đầy đủ tại
nhà.
Những điều cần nhớ khi làm việc với bác sĩ
Cung cấp thông tin y tế chính xác, đầy đủ của bản thân và con bạn.
Làm một danh sách các câu hỏi và mối quan tâm trước khi tới bác sĩ.
Phải nói thật và chia sẽ quan điểm với bác sĩ.
Yêu cầu giải thích cặn kẽ nếu bạn cần.
Trao đổi với những thành viên khác trong ban điều trị bao gồm y tá, dược
sĩ, nhà điều trị.
Đừng do dự khi trao đổi những vấn đề nhạy cảm với bác sĩ.
Thảo luận về những thay đổi đối với bất kỳ phương pháp điều trị hay loại
thuốc nào trước khi áp dụng.
Viêm da dị ứng rải rác và Chất lượng cuộc sống
Cho dù viêm da dị ứng rải rác có gây ra các triệu chứng gì thì người bệnh
đều có khả năng duy trì một cuộc sống có chất lượng cao. Then chốt trong cải
thiện chất lượng cuộc sống là giáo dục, nhận thức, và phát triển mối quan hệ tốt
đẹp giữa bệnh nhân, gia đình, và bác sĩ. Giao tiếp tốt là nền tảng cho những điều
đó. Điều quan trọng là người bác sĩ phải giải thích về bệnh cũng như các triệu
chứng của nó cho người bệnh, gia đình và chứng minh những phương pháp điều
trị để đảm bảo rằng chúng mang lại kết quả tốt.
Khi một đứa trẻ bị viêm da dị ứng rải rác, cả gia đình có thể bị ảnh hưởng.
Do đó điều quan trọng là gia đình phải nhận được sự hỗ trợ để giúp họ vượt qua
những stress, những nỗi thất vọng liên quan đến bệnh. Đứa trẻ có thể quấy khóc,
khó chịu và thường không ngừng gãi, cọ xát da.
Vấn đề chính yếu là phải làm đứa trẻ xao lãng bằng những hoạt động khiến
tay chúng luôn bận rộn nhưng cũng cần phải có nỗ lực từ phía cha mẹ, người chăm
sóc. Một vấn đề khác mà các gia đình phải đối diện là stress tâm lý và xã hội liên
quan đến những biến đổi mà bệnh gây ra. Đứa trẻ có thể gặp khó khăn trong mối

quan hệ trường lớp hoặc những quan hệ xã hội khác do đó cần sự hỗ trợ và khuyến
khích từ gia đình.
Những người trưởng thành bị viêm da dị ứng rải rác có thể tăng cường chất
lượng cuộc sống bằng cách chăm sóc da đều đặn và lưu ý đến những tác động của
bệnh, phương cách điều trị. Họ nên có chế độ chăm sóc da thường quy hàng ngày
và phải thường xuyên thay đổi theo tình huống, tình trạng da.
Quản lý stress và các kĩ thuật thư giãn dường như giúp bệnh giảm bùng
phát do yếu tố tâm lý. Tạo lập một mạng lưới hỗ trợ bao gồm gia đình, bạn bè,
nhân viên y tế và các tổ chức, nhóm giúp đỡ có thể mang lại nhiều lợi ích. Các liệu
pháp tâm lý ngắn hạn có thể giúp giảm lo âu và trầm cảm mạn tính.
Huấn luyện khả năng nhận thức về tình trạng gãi dường cũng có lợi. Ví dụ
như nhiều bệnh nhân nhận ra rằng họ gãi nhiều hơn khi rảnh rang. Lên kế hoạch
hoạt động giúp đôi tay luôn bận rộn có thể ngăn ngừa tổn thương da về sau. Tư
vấn nghề nghiệp cũng có ích để nhận biết hay đổi công tác nếu chúng liên quan
đến tiếp xúc với những chất kích thích hoặc đòi hỏi phải rửa tay thường xuyên như
công việc nội trợ hoặc sử dụng các máy tự động.
Kiểm soát viêm da dị ứng rải rác
Hạn chế gãi hoặc cọ xát tối đa nếu có thể.
Bảo vệ da khỏi điều kiện quá ẩm, chất kích thích, và vải thô ráp.
Duy trì nhiệt độ mát, ổn định và độ ẩm phù hợp.
Hạn chế tiếp xúc với bụi, khói thuốc, phấn hoa và “gàu” động vật.
Nhận thức và giảm thiểu stress tâm lý.
Hy vọng nào cho điều trị lâu dài viêm da dị ứng rải rác?
Mặc dù các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác khó chữa và gây nhiều
phiền toái, bệnh vẫn có thể điều trị thành công. Những người bị viêm da dị ứng rải
rác cũng như gia đình họ có thể tạo nên một cuộc sống lành mạnh, bình thường.
Sơ lược về viêm da dị ứng rải rác
Viêm da dị ứng rải rác là loại bệnh chàm hay gặp và quan trọng nhất.
Độ nhạy cảm của da với bệnh là do di truyền.
Da bệnh nhân “siêu nhạy” với các chất kích thích.

Bệnh nhân có những mảng đóng vảy khô với phân bố đặc trưng.
Ngứa tăng và khó hết cho dù gãi.
Gãi có thể khiến da dày, sậm màu và dẫn đến nhiễm khuẩn.
Da quá khô có thể nứt và rỉ dịch.
Nếu kiểm soát ngứa thì nốt phát ban (sẽ nổi nhiều hơn khi gãi nhiều) có thể
vẫn còn.
Điều trị viêm da dị ứng rải rác tập trung xung quanh việc bù nước lại cho
da bằng chất làm ẩm và sử dụng thận trọng các thuốc steroid dùng tại chỗ để giảm
viêm và ngứa.
Các thuốc kháng histamine dạng uống thường cần để cắt đứt chu trình
“ngứa-gãi”.
Những thuốc kháng sinh tại chỗ hay qua đường uống đôi khi cũng cần đựơc
chỉ định vì nhiễm trùng thứ phát có thể làm nặng thêm tình trạng phát ban.


×