Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.95 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Họ và tên: Nguyễn Minh Dương
Ngày sinh: 30/07/2000
Mã sinh viên:18A51010016
Lớp: LKT K23B

NĂM 2020

LỜI MỞ ĐẦU
Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Hiến pháp năm 2013 thì viện kiểm sát nhân dân
(VKSND) thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát là cơ
quan nhà nước có nhiệm vụ thực hiện quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự quy đinh về sự tham gia
của Viện kiểm sát trong các vụ án dân sự tại phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm. Sự tham
gia của Viện kiểm sát đóng vai trị quan trọng trong việc bảo đảm thực thi đúng pháp
luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND; nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND
khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hơn nhân và gia
đình,kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp
luật được quy định tại Điều 4 và Điều 27 của Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm
1


2014. Theo quy định của pháp luật hiện hành, VKSND không thực hành quyền công


tố, không khởi tố vụ án dân sự, khơng chủ trì thực hiện bất kỳ một giai đoạn tố tụng
dân sự nào như TAND (cụ thể: thụ lý vụ án, lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hịa
giải, ra các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án, trưng cầu giám
định…), mà chỉ kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng dân sự, thể hiện rõ được cơ
chế phân cơng, phối hợp, kiểm sốt quyền lực theo Hiến pháp năm 2013 giữa TAND
và VKSND.
Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về vị trí, vai trò của viện kiểm sát
trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự như sau:
– Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các
quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho
việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
– Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh
chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
– Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn thi hành Điều này.
MỤC LỤC
I. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CÔNG TÁC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ
VIỆC DÂN SỰ VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Vị trí , đối tượng, phạm vi cơng tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự
1.Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát (Điều 4 Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (gọi tắt là LTC).

2.Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, viện kiểm
sát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau (Điều 27 LTC) và Điều 21, 97 Bộ luật tố tụng
dân sự (BLTTDS).
3.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên theo Điều 83 LTC và
Điều 58 BLTTDS.
2


4.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự (Điều 58 BLTTDS).

NỘI DUNG

I. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI CƠNG TÁC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ
VIỆC DÂN SỰ VÀ NHỮNG VIỆC KHÁC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
1. Vị trí , đối tượng, phạm vi công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên
tắc cơ bản của tố tụng dân sự. Điều 21 BLTTDS năm 2015 quy định:
1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự,
thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên
tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng
tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương
sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này
3. Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm.

- Đối tượng của công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự :là việc tuân
theo pháp luật của Tòa án, người tiến hành tố tụng của Tòa án, người tham gia tố tụng
và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
(Điều 2 Quy chế công tác kiểm sát dân sự)
- Phạm vi công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự: bắt đầu từ khi Tịa
án thơng báo trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự
hoặc từ khi Tịa án thơng báo thụ lý vụ việc dân sự đến khi bản án, quyết định giải
quyết vụ việc dân sự của Tịa án có hiệu lực pháp luật mà khơng có kháng nghị, khơng
có u cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
(BLTTDS)( Điều 3 Quy chế công tác kiểm sát dân sự)
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
Căn cứ BLTTDS năm 2015, Luật tổ chức VKSND và Quy chế công tác kiểm sát
dân sự, khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự
Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Khi kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự,
VKSND có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
3


1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu;
2. Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự;
3. Kiểm sát việc Tòa án xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ; yêu cầu Tòa án xác
minh thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc tự mình
xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện quyền kháng nghị;
4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ
biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án;
5. Kiểm sát kết quả phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, cơng khai chứng
cứ và hịa giải;
6. Nghiên cứu hồ sơ vụ việc;
7. Tham gia phiên tòa, phiên họp; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm

phán, Hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa, phiên họp, người tham gia tố tụng tại phiên
tòa, phiên họp; phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc tại phiên
tòa, phiên họp;
8. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án;
9. Yêu cầu Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới chuyển hồ sơ vụ việc dân sự để xem
xét, quyết định việc kháng nghị;
10. Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết
định của Tòa án theo quy định của pháp luật;
11. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hỗn thi hành bản án, quyết định của Tịa
án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; quyết định tạm đình
chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi thực hiện thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
12. Tiếp nhận, giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét lại bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm,
thủ tục đặc biệt;
13. Kiến nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
(HĐTP TAND) tối cao theo thủ tục đặc biệt;
14. Kiến nghị, yêu cầu Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động
tố tụng theo quy định của pháp luật; kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; kiến nghị cơ
quan, tổ chức hữu quan khắc phục và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp
luật trong quản lý nhà nước và thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị khác theo quy
định của pháp luật;
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát việc giải quyết vụ việc
dân sự theo quy định của pháp luật.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự
4



1.Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát (Điều 4 Luật Tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 (gọi tắt là LTC):
_ Kiểm sát hoạt động tư pháp là một chức năng của Viện kiểm sát, là hoạt động của
Viện kiểm sát để đảm bảo tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ
chức cá
nhân trong hoạt động tư pháp. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự là
một trong các công tác của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động
tư pháp.
2.Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, viện kiểm
sát có các nhiệm vụ, quyền hạn sau (Điều 27 LTC) và Điều 21, 97 Bộ luật tố tụng
dân sự (BLTTDS):
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, việc thụ lý, giải quyết các vụ, việc; Thu thập tài
liệu, chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; Tham gia phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự,
phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án (do Tòa tiến hành thu thập chứng cứ, đối tượng
tranh chấp là tài sản cơng, lợi ích cơng cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở, đương sự là
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi hoặc chưa có điều luật để áp dụng); Tham gia phiên tòa,
phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa
án; Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; thực hiện quyền yêu cầu,
kiến nghị bản án quyết định của Tịa án có vi phạm; kiến nghị, yêu cầu tòa án, cơ quan,
tổ chức cá nhân thực hiện hoạt động tố tụng.
3.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên theo Điều 83 LTC và
Điều 58 BLTTDS:
- Khi kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo
của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
-Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi,
quyết định của mình trong việc kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ
chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng;
trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát
viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành,
đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền.
4.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát việc tuân
5


theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự (Điều 58 BLTTDS):
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu: Kiểm sát viên được phân công mở
sổ theo dõi, khi kiểm sát phát hiện việc trả lại đơn khởi kiện có vi phạm thì phải đề
xuất với lãnh đạo thực hiện quyền kiến nghị, trong thời hạn 10 kể từ ngày nhận được
văn bản trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với tòa án đã trả lại
đơn khởi kiện, kiểm sát viên tham gia phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, kiến
nghị, nếu tòa án ra quyết định trả lời kiến nghị mà khơng có căn cứ thì kiểm sát viên đề
xuất lãnh đạo để thực hiện quyền kiến nghị tới Chánh án Tòa án trên một cấp.
- Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự: Kiểm sát thời hạn tòa án cùng cấp
giao các văn bản tố tụng mà BLTTDS quy định Tòa án cùng cấp phải giao cho VKS
(Thông báo thụ lý, quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, Quyết định thu
thập chứng cứ nếu có, quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định tạm đình
chỉ, quyết định đình chỉ, quyết định cơng nhận sự thỏa thuận của các đương sự…), thời
hạn giải quyết vụ việc nếu phát hiện vi phạm thì đề xuất lãnh đạo thực hiện quyền kiến
nghị.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ việc; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; thu thập tài liệu, chứng
cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này: Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên
họp thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng của Thẩm phán, hội đồng

xét xử, thư ký tại phiên tòa, phiên họp, thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị tại phiên
tòa, phiên họp nếu phát hiện vi phạm, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những
người tham gia tố tụng tại phiên tòa phiên họp (các đương sự), tham gia hỏi các đương
sự, phát biểu ý kiến về giải quyết vụ, việc dân sự.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án: Kiểm sát viên lập phiếu kiểm sát theo quy
định của ngành, khi kiểm sát bản án quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật
mà có vi phạm thì đề xuất với Viện trưởng để quyết định việc kháng nghị hoặc kiến
nghị, nếu bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì báo cáo Viện trưởng viện kiểm
sát có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
- Kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ
luật này: Khi kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự mà phát hiện Thẩm phán được
phân công giải quyết vụ, việc dân sự không thực hiện một trong các hoạt động tố tụng
(ví dụ: khơng ra quyết định thu thập chứng cứ) thì kiểm sát viên đề xuất lãnh đạo kiến
nghị yêu cầu thẩm phán thực hiện đúng theo quy định;
- Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của
6


Tịa án có vi phạm pháp luật: khi phát hiện vi phạm, lập báo cáo đề nghị Viện trưởng
quyết định kháng nghị phúc thẩm cùng cấp đối với bản án quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật, nếu thời hạn kháng nghị phúc thẩm cùng cấp đã hết mà thời hạn
kháng nghị phúc thẩm trên cấp vẫn còn (03 ngày) thì báo cáo đề nghị Viện trưởng viện
kiểm sát cấp trên kháng nghị phúc thẩm trên cấp.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật:
Trong
quá trình thực hiện kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự nếu phát hiện người tham
gia tố tụng vi phạm (không cung cấp chứng cứ, cung cấp chứng cứ sai sự thật…) dẫn
tới việc giải quyết vụ án khơng khách quan, tịa án ban hành bản án quyết định trái
pháp luật kiểm sát viên thực hiện quyền yêu cầu người tham gia tố tụng cung cấp

chứng cứ để thực hiện quyền kháng nghị đối với bản án, quyết định trái pháp luật.
-Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng dân sự khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm
sát theo quy định của Bộ luật này: Thông qua thực hiện kiểm sát việc giải quyết các vụ,
việc dân sự, kiểm sát viên phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp
luật thì đề xuất lãnh đạo ra công văn yêu cầu Thẩm phán được phân cơng giải quyết vụ
án (chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử) đề nghị Chánh án Tịa án đang giải quyết
vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
đó. Nếu tại phiên tịa thì kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa
theo điểm b khoản 1 Điều 221 BLTTDS.
KẾT LUẬN
Trước đây, trong q trình lấy ý kiến sửa đổi BLTTDS, có nhiều góp ý cho rằng nên bỏ
hẳn quy định VKS tham gia phiên tịa dân sự vì khơng cần thiết. Vụ việc dân sự cốt là
ở hai bên đương sự tự định đoạt, nếu có VKS tham gia là vi phạm nguyên tắc lợi ích tư
đang được tố tụng thế giới tôn trọng. Nếu cho VKS tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ
thẩm dân sự chỉ để nhận định về tố tụng xem tịa xử đúng hay sai thì khơng có ý nghĩa.
Bởi lẽ bản chất lời phát biểu đó là nói với chính người vi phạm để họ tự kiểm và kết
luận mình có vi phạm hay khơng thì cũng chẳng để nhằm mục đích gì. Mặt khác,
đương sự đã có đầy đủ quyền được yêu cầu luật sư, trợ giúp pháp lý, thay đổi người
tiến hành tố tụng, kháng cáo, khiếu nại với bản án… nên không cần VKS giám sát, hỗ
trợ nữa…
Tuy nhiên, quan điểm này đã không được số đông tán thành. Theo BLTTDS sửa đổi,
bổ sung, phạm vi tham gia của VKS trong việc giải quyết các vụ việc dân sự đã được
làm rõ hơn và rộng hơn: VKS phải thực hiện kiểm sát ngay từ khi tòa án nhận đơn khởi
kiện của đương sự. VKS phải có trách nhiệm tham gia đầy đủ các phiên tòa sơ thẩm
trong các trường hợp quy định tại Điều 21 BLTTDS sửa đổi và tham gia tất cả các
phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; tham gia 100% phiên họp giải quyết
7



việc dân sự; tham gia phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Luật sư TRẦN CƠNG LY TAO,
Phó Chủ nhiệm Đồn Luật sư TP.HCM
- Hiến pháp năm 2013
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
-Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017
-Quy chế công tác kiểm sát dân sự

8



×