I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN HU SN
NGƯờI Có THẩM QUYềN TIếN HàNH Tố TụNG CủA
VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN TRONG Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)
LUN VN THC S LUT HC
H NI - 2017
I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT
NGUYN HU SN
NGƯờI Có THẩM QUYềN TIếN HàNH Tố TụNG CủA
VIệN KIểM SáT NHÂN DÂN TRONG Tố TụNG HìNH Sự VIệT NAM
(Trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)
Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s
Mó s: 60 38 01 04
LUN VN THC S LUT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS NGUYN NGC CH
H NI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong khóa luận tốt nghiệp đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung
thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả
các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Hữu Sơn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ THẨM
QUYỀN TIẾN HÀ NH TỐ TỤNG CỦ A VIỆKIÊ
N ̉ M SÁ T NHÂN
DÂN TRONG TỐ TỤNG HÌ
NH SƢ̣ ................................................... 9
1.1.
Khái niệm, đă ̣c điể m, các nguyên tắc hoạt động của ngƣời có
thẩ m quyền tiế n hành tố tu ̣ng của Viêṇ kiể m sát nhân dân........... 9
1.1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân ......... 9
1.1.2. Vai trò của người có thẩm quyền tiế
n hành tố tu ̣ng thuô ̣c Viê ̣n
kiể m sát nhân dân trong tố tu ̣ng hiǹ h sự ............................................ 12
1.1.3. Các nguyên tắc hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân trong tố tu ̣ng hình sự.................. 18
1.2.
Vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời có thẩm quyền tiế n
hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân .................................. 23
1.2.1. Một số vấn đề chung về vị trí , quyền hạn, trách nhiệm của người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân........ 23
1.2.2. Vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của những người có thẩ m quyề n tiế n
hành tố tụng thuộc Viện kiểm sát nhân dân
.......................................... 25
1.3.
Lƣơ ̣c sƣ̉ quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về ngƣời tiế n hành tố tu ̣ng
của Viêṇ kiể m sát nhân dân trong tố tu ̣ng hin
̀ h sƣ̣....................... 30
1.3.1. Giai đoa ̣n từ 1945 đến 1960 ............................................................... 30
1.3.2. Giai đoa ̣n từ 1960 đến 1988 ............................................................... 33
1.3.3. Giai đoa ̣n từ 1988 đến 2003 ............................................................... 35
1.4.
Ngƣời tiế n hành tố tu ̣ng thuô ̣c Viêṇ kiể m sát trong tố tu ̣ng
hình sự một số nƣớc trên thế giới ................................................... 36
1.4.1. Trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự Liên bang Nga ................................................ 37
1.4.2. Trong tố tu ̣ng hin
̀ h sự Trung Quố c ..................................................... 39
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ NGƢỜI TIẾN HÀ NH
TỐ TỤNG CỦ A VIỆN KIỂM SÁ T NHÂN DÂN TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ .............................................................................. 42
2.1.
Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vi tri
̣ ́ , chƣ́c năng,
nhiêm
̣ vu ̣ của Viêṇ kiể m sát nhân dân............................................ 42
2.2.
Quy đinh
̣ của pháp l uâ ̣t về ngƣời tiế n hành tố tu ̣ng của Viêṇ
kiể m sát trong tố tu ̣ng hin
̀ h sƣ ̣ ........................................................ 46
2.2.1. Nhiê ̣m vu ,̣ quyề n ha ̣n của Viê ̣n trưởng và Phó Viê ̣n trưởng Viê ̣n
kiể m sát nhân dân ............................................................................... 46
2.2.2. Nhiê ̣m vu ̣, quyề n ha ̣n của Kiể m sát viên ........................................... 54
Chƣơng 3: THƢ̣C TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH
TỐ TỤNG TRONG VIỆN KIỂM SÁ T NHÂN DÂN
...........................73
3.1.
Thực tiễn hoạt động tố tụng của những người có thẩm quyền
tiế n hành tố tu ̣ng của Viêṇ kiể m sát nhân dân trong tố tu ̣ng
hình sự tại tỉnh Phú Thọ .................................................................. 73
3.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Viê ̣n kiể m sát nhân dân tỉnh PhúọTh
... 73
3.1.2. Kế t quả hoạt động của người tiế n hành tố tu ̣ng của Viê ̣n kiể m sát
nhân dân tỉnh Phú Tho ̣ ....................................................................... 76
3.1.3. Những ha ̣n chế , tồ n ta ̣i và nguyên nhân ............................................. 82
3.2.
Quan điể m của Đảng , Nhà nƣớc và của ngành Kiểm sát về
xây dựng đội ngũ ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng
trong Viện kiểm sát nhân dân ......................................................... 92
3.2.1. Sự cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện các quy định về người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân ............... 92
3.2.2. Những điểm mới của BLTTHS 2015 về người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân ................................... 94
3.3.
Các giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động tố tụng của
ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân .......................................................................................... 101
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật ........................................................................ 101
3.3.2. Mô ̣t số giải pháp về nâng cao chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ Kiể m sát viên
Viê ̣n kiể m sát nhân dân .................................................................... 106
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ................................................... 119
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS:
Bộ luật hình sự
BLTTHS:
Bộ luật tố tụng hình sự
TTHS:
Tố tụng hình sự
CQĐT:
Bộ luật hình sự
CTTP:
Cấu thành tội phạm
HĐND:
Hội đồng nhân dân
HĐXX:
Hội đồng xét xử
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TNHS:
Trách nhiệm hình sự
VKSND:
Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN:
Xã hội chủ nghĩa
XXST:
Xét xử sơ thẩm
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động điều tra, truy tố trong 5
năm (2011-2015)
77
Bảng 3.2: Kết quả kiểm sát xét xử 5 năm (2011-2015)
80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
có vai trò quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự, họ là những người
trực tiếp tiến hành chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo
pháp luật trong hoạt động TTHS của Viện kiểm sát nhân dân. Để thực hiện
các chức này, luật TTHS qui định quyền hạn, trách nhiệm cho người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, bao gồm: Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và
Kiểm sát viên. Luật tố tụng hình sự, luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và
những văn bản pháp luật có liên quan đã hình thành hệ thống pháp luật về vai
trò, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa họ với cơ quan
Viện kiểm sát nhân dân, với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án.
Những qui định này của pháp luật là cơ sở pháp lý để người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ
của mình góp phần xẻ lý tội phạm khách quan, công bằng, đúng người đúng
tội, bảo đảm công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong TTHS.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được của người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, còn bộ
lộ những hạn chế khi họ thực hiện quyền hạn, trách nhiệm đối với việc thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân
dân. Hạn chế đó được biểu hiện ở những khía cạnh sau: i) Còn để lọt tội
phạm, làm oan người vô tội; ii) Vi phạm trong quá trình khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án chưa được phát hiện kịp thời, uốn nắn, xử lý đã ảnh
hưởng tới tính khách quan trong quá trình giải quyết vụ án, xâm phạm quyền
1
con người, quyền công dân trong hoạt động TTHS; iii) Việc Tòa án, Viện
kiểm sát nhân dân phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại nhiều lần ảnh
hưởng tới thời hạn giải quyết vụ án, cũng như dẫn đến những vi phạm khác
trong quá trình tố tụng; iv) Việc áp dụng hoặc phê chuẩn áp dụng biện pháp
ngăn chặn, nhất các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam còn có vi phạm về căn
cứ áp dụng, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn áp dụng nên gây ảnh hưởng đến
danh dự, nhân phẩm, tài sản của người bị cáo buộc phạm tội, làm mất uy tín
của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với
công lý và pháp luật.
Hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên
nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan thuộc về người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân. Có thể kể đến những
nguyên nhân chủ yếu sau: Pháp luật còn chưa hoàn hoàn thiện, chưa phù hợp
với thực tế giải quyết vụ án; Qui định chưa được hướng dẫn, giải thích cụ thể,
qui định của pháp luật còn trùng lắp, mâu thuẫn nên khó áp dụng; Quy định
của pháp luật có liên quan đến địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của Viện
kiểm sát nhân dân, về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm
sát nhân dân chưa đầy đủ; Do nhận thức, trình độ, năng lực của người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu
của nhiệm vụ đặt ra.
Trước yêu cầu thực hiện Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp,
triển khai thi hành Hiến pháp 2013 đòi hỏi phải nâng cao năng lực, phẩm chất
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân.
Hiế n pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , cũng
như Luâ ̣t tổ chức Viê ̣n kiể m sát nhân dân (VKSND) năm 2014 đã khẳ ng đinh:
̣
“Viê ̣n kiể m sát nhân dân thự c hành quyề n công tố và kiể m sát hoa ̣t đô ̣ng tư
pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật” [27, Điều 3].
2
Trong điề u kiê ̣n nước ta đang tiế n hành chiế n lươ ̣c cải cách tư pháp
trong giai đoa ̣n mới . Trong đó , các Nghị quyết của Đảng đã nhấ n ma ̣nh công
cuô ̣c cải cách hê ̣ thố ng các cơ quan tư pháp , nhằ m từng bước đổ i mới cả về
mă ̣t tổ chức và hoa ̣t đô ̣ng . Bắ t đầ u từ Nghi ̣quyế t 08/2002/NQ-TW ngày 02
tháng 1 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới. Trong đó chỉ ro:̃
Nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
theo chức năng quy định trong Hiến pháp, tập trung làm tốt chức
năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Việc điều chỉnh lại
chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là một nhiệm vụ
trọng tâm trong cải cách tư pháp [6].
Tiếp đến là Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24.5.2005 của Bộ Chính trị
về hoàn thiện pháp luật và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, lịch sử phát triển nền
tư pháp của nước ta đã có bước chuyển biến quan trọng. Có thể khẳng định
rằng, những nhiệm vụ do Nghị quyết số 08 đề ra có ý nghĩa rất quan trọng cho
việc nghiên cứu, tiếp tục triển khai Nghị quyết số 49. Nghị quyết số 49 chỉ rõ:
Trước mắt Viện kiểm sát nhân dân vẫn giữ nguyên chức năng
như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp. Viện kiểm sát nhân dân tổ chức cho phù hợp với hệ thống
tổ chức của Tòa án...; tăng cường trách nhiệm của công tố trong
hoạt động điều tra [8].
Để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên, trong thời gian qua ngành
kiểm sát đã không ngừng nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, đặc biệt là việc giải quyết các vụ án hình sự. Kết quả cho
thấy, ngành Kiểm sát nhân dân đã thực hiện tốt chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát các các hoạt động tư pháp, góp phần không nhỏ vào công
cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới.
3
Vì vậy, học viên lựa chọn đề tài “Người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng của Viện kiểm sát nhân dân trong Tố tụng hình sự Việt Nam (trên cơ
sở thực tiễn địa bàn tỉnh Phú Thọ)” làm luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p cao ho ̣c luâ ̣t của
mình nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của người có thẩm
quyền tiến hành trong Viện kiểm sát nhân dân.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Viê ̣c nghiên cứu về vấ n đề người tiế n hành tố tu ̣ng trong tố tu ̣ng hin
̀ h
sự nói chung ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay cũng đã có những công triǹ h ngh
iên cứu
đầ y đủ và tương đố i cu ̣ thể, có thể kể đến như:
Đề tài nghiên cứu "Cơ quan điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều
tra viên" của tác giả Đỗ Ngọc Quang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, 2000;
Luận án tiến sĩ Luật học của Đào Hữu Dân: "Mối quan hệ giữa Cơ
quan cảnh sát điều tra với Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình
sự", Học viện Cảnh sát nhân dân, 2006;
Luâ ̣n án tiế n si ̃ Luâ ̣t ho ̣c của Nguyễn Tiế n Sơn : “Mố i quan hê ̣ giữa cơ
quan điề u tra và Viê ̣n kiểm sát tr ong tố tụng hình sự Viê ̣t Nam ”, Học viện
Khoa ho ̣c xã hô ̣i, 2012.
Nghiên cứu trực tiế p về vấ n đề người có thẩ m quyề n tiế n hành tố tu ̣ng của
VKSND trong tố tu ̣ng hình sự cũng đã có mô ̣t số công trình đề câ ̣p đế n như
:
Năm 2009, tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Trần Mạnh
Đông đã công bố luận văn thạc sĩ với đề tài: "Tăng thẩm quyền cho Kiểm sát
viên trong quá trình tố tụng hình sự - Một yêu cầu tất yếu của tiến trình cải
cách tư pháp ở Việt Nam";
Đề tài nghiên cứu khoa học tại Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm sát về: "Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà
hình sự" năm 2003;
Luận văn thạc sĩ Luật học năm 2008 của Nguyễn Trọng Hải về đề tài
4
"Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra - những vấn
đề lý luận và thực tiễn".
Ngoài ra, ở khía cạnh các bài viết nghiên cứu về vấn đề có thể kể đến
các công trình như : GS. TSKH. Lê Cảm, các mô hình lý luận về tổ chức hệ
thống Viện công tố trong chiến lược cải cách tư pháp, kiểm sát, 2007; Những
vấn đề lý luận cơ bản về chế định nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, kiểm
sát, 2004; PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, Nguyên tắc tranh tụng trong Luật tố
tụng hình sự Việt Nam và một số kiến nghị, Tạp chí Khoa học - ĐHQGHN,
Kinh tế-Luật, Số 4/ 2003; Trần Văn Độ, “Một số vấn đề về hoạt động tư pháp
và kiểm sát hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay”, kỷ yếu đề tài cấp bộ:
Những giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp, Hà Nội, 2003;...
Như vâ ̣y có thể nói , viê ̣c nghiên cứu về vấ n đề những người có thẩ m
quyề n tiế n hành tố tu ̣ng trong Viê ̣n kiể m sát nhân dân theo Luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h
sự chưa có mô ̣t công trin
̀ h nào nghiên cứu ở cấ p đô ̣ mô ̣t luâ ̣n văn tha ̣c si ,̃ thêm
vào đó trong bối cảnh BLTTHS năm 2015 mới đươ ̣c ban hành đang trong thời
gian rà soát các quy định và chưa có hiệu lực thi hành trong thời điểm hiện tại
vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào về vấn đề người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng theo BLTTHS để từ đó rút ra những điểm hạn chế đã khắc phục
được của BLTTHS 2003 để bổ sung sửa đổi hoàn thiện các quy định trước khi
BLTTHS 2015 chính thức có hiệu lực thi hành . Ngoài ra trong luận văn này ,
tác giả còn tìm hiểu vấn đề nghiên cứu dưới khía cạnh nghiên cứu về thực tiễn
tại một địa phương cụ thể . Do đó cho thấ y viê ̣c nghiên cứu vấ n đề càng có ý
nghĩa cấp thiết.
3. Mục đích, nhiêm
̣ vu ̣, đố i tƣơ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u
3.1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có mục đích tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân theo Luâ ̣t tố
5
tụng hình sự Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong VKSND khi giải quyết các
vụ án hình sự.
Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, tác giả luận văn đặt cho mình các
nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
- Luận giải về vai trò, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm của
người có thẩ m quyề n tiến h ành tố tụng trong VKSND đối với các vụ án hình
sự, được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật tố tụng hình sự khác. Mối quan hệ
giữa những người có thẩ m quyề n tiến hành tố tụng tron g công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân.
- Nghiên cứu thực trạng về đội ngũ và hoạt động của Kiểm sát viên ở
Viê ̣t Nam nói chung và tin
̉ h Phú Tho ̣ nói riêng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự, tìm hiểu nguyên nhân tác động tiêu cực đến hoạt động đúng đắn
của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân.
- Phân tích những quy định mới của BLTTHS 2015 về người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân. Từ đó rút ra những điểm
hạn chế trong quy định của BLTTHS 2003 về quy định người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng của VKSND đã được sửa đổi bổ sung trong BLTTHS 2015,
những điểm hạn chế vướng mắc nào chưa được sửa đổi để có đề xuất các giải
pháp hoàn thiện pháp luật.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự ở nước ta,
đặc biệt là việc cơ cấu, tổ chức lại cơ quan Viện kiểm sát nhân dân theo tinh thần
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ Chính trị mà trước hết là nâng cao hiệu quả công tác thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên
trong giải quyết các vụ án hình sự.
6
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về
người có thẩ m quyề n tiế n hành tố tu ̣ng của
VKSND trong các văn bản quy
phạm pháp luật của nhà nước như BLTTHS , Luâ ̣t tổ chức Viê ̣n kiể m sát nhân
dân, các Nghị quyết, Pháp lệnh và Thông tư liên tịch.... Ngoài ra luận văn còn
nghiên cứu thực tiễn hoa ̣t đô ̣ng của người tiế n hành tố tu ̣ng của VKSND.
Phạm vi nghiên cứu là các quy định được thể hiện trong BLTTHS năm
2003, có so sánh , đố i chiế u với các quy đinh
̣ trong các BLTTHS t rước đó và
những quy định mới được sửa đổi bổ sung trong BLTTHS 2015.
Về pha ̣m vi không gian nghiên cứu đề tài nghiên cứu thực tra ̣ng trên
điạ bàn tin
̉ h Phú Tho ̣ thời gian nghiên cứu 5 năm từ 2011 – 2015.
4. Phƣơng pháp luâ ̣n và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác
- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh , quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư
pháp, cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý khác
nhau, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu, sách
chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa học luật
hình sự và tố tụng hình sự.
Luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận cụ thể để làm sáng tỏ
về mặt khoa học từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu
như: lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê; nghiên cứu hồ sơ vụ án ,
báo cáo tổng kết , báo cáo chuyên đề . Đề tài cũng đưa ra các đánh giá , bình
luâ ̣n về các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t cũng như thực tiễn áp du ̣ng.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Kết quả luận văn góp phần xây dựng một cái nhìn toàn
diện về địa vị pháp lý và hoạt động của người có thẩ m quyề n tiến hành tố
tụng trong VKSND đối với các vụ án hình sự, đồng thời thấy được trách
7
nhiệm cũng như vai trò của VKSND trong công cuộc đấu tranh phòng chống
tội phạm hiện nay.
Về thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu,
học tập trong các cơ sở đào tạo, trong hoạt động nghiệp vụ của Kiểm sát viên
và lãnh đạo VKSND. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp các
luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động của người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng các vụ án hình sự trong cơ quan VKSND.
6. Kế t cấ u của đề tài
Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo , luâ ̣n văn
đươ ̣c kế t cấ u thành 03 chương.
Chương 1: Một số đề về lý luận về người có thẩ m quyề n tiến hành tố
tụng trong Viện kiểm sát nhân dân theo Luâ ̣t tố tu ̣ng hiǹ h sự Viê ̣t Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về người có thẩ m quyề n tiến hành tố
tụng trong Viện kiểm sát nhân dân trong tố tu ̣ng hiǹ h sự trên điạ bàn tin̉ h
Phú Thọ.
Chương 3: Thực tiễn và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của người có thẩ m quyề n tiến hành tố tụng trong
nhân dân.
8
Viện kiểm sát
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN
HÀNH TỐ TỤNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG TỐ
TỤNG HÌNH SỰ
1.1. Khái niệm, đă ̣c điể m , các nguyên tắc hoạt động của ngƣời có
thẩ m quyền tiế n hành tố tu ̣ng của Viêṇ kiể m sát nhân dân
1.1.1. Khái niệm người tiến hành tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân
Trong quá trình giải quyết một vụ án hình sự, ngoài các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thì người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng trong các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có vai trò
quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu mà TTHS đặt ra. Bộ luật tố tụng
hình sự 2003 quy định người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong nhóm:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người tiế n hành tố tu ̣ng là mô ̣t trong những chủ thể thực hiê ̣n chức
năng của tố tu ̣ng hin
̀ h sự . Theo các nhà nghiên cứu thì c hức năng TTHS là
những định hướng cơ bản phân định các hoạt động tố tụng của các chủ thể
khác nhau, có những mục đích khác nhau, có quyền và nghĩa vụ khác nhau
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. TTHS là một lĩnh vực hoạt động
mang tính quyền lực nhà nước, để duy trì trật tự pháp luật chung, qua đó bảo
vệ quyền và lợi ích của người dân cũng như của nhà nước. Mục tiêu chung
của TTHS là giải quyết vụ án hình sự một cách đúng đắn, khách quan, công
bằng. Để đạt tới mục tiêu chung đó, TTHS được phân chia theo các phương
diện hoạt động cơ bản, chủ yếu mang tính hệ thống, thống nhất nhằm thực
hiện các chức năng chung của TTHS. Mỗi chức năng cơ bản của TTHS được
giao cho một hoặc một số chủ thể thực hiện.
9
Theo quy định của (BLTTHS 2003) Bộ luật tố tụng hình sự thì người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ
quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm và
Thư ký Toà án. Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng là rất quan trọng,
vì nó liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ trong vụ án hình sự. Thực tiễn
xét xử cho thấy nhiều trường hợp do xác định không đúng tư cách tố tụng nên
dẫn đến việc giải quyết vụ án kéo dài, phải xét xử nhiều lần, xâm phạm đến
quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Người có thẩm quyền
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều là các chủ thể của tố tụng
hình sự, quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ được quy định trong luật. Người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng là những chủ thể đại diện cho công quyền, trực
tiếp thực hiện các chức năng của các cơ quan tiến hành tố tụng. Còn người
tham gia tố tụng là những người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án hoặc có
nghĩa vụ tham gia để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án thông qua việc cung
cấp chứng cứ, đưa ra các yêu cầu, lập luận về tội phạm và người phạm tội.
Như vâ ̣y , người có thẩm quyền tiế n hành tố tu ̣ng trong tố tu ̣ng hình
sự đươ ̣c hiể u là người thực hiện
chức năng của các cơ quan tiến hành tố
tụng, có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tiến hành các hoạt động tố
tụng để giải quyết vụ án hình sự nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và
xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội không để lọt tội phạm,
không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã
hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng,
theo qui định của BLTTHS 2003 Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực
hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS,
10
nên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cơ quan Viện kiểm sát nhân
dân là những người trực tiếp thực hiện các chức năng của Viện kiểm sát nhân
dân trong hoạt động tố tụng giải quyết vụ án.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân là
một trong các chủ thể của tố tụng hình sự, Theo qui định của BLTTHS 2003,
người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân;
Kiểm sát viên. Theo qui định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, để
được bổ nhiệm là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân, cần phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ, thâm niên, năng lực
công tác và sức khỏe theo quy định của pháp luật và được người có thẩm quyền
bổ nhiệm.
Những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân có quyền hạn, trách nhiệm khi tiến hành TTHS để thực hiện chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật. Tuy cùng thực
hiện chức năng của Viện kiểm sát nhân dân nhưng mỗi loại người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng có phạm vi, mức độ quyền hạn, trách nhiệm khác nhau
trong hoạt động TTHS. Quyền hạn, trách nhiệm của của những người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân được đặt trong mối liên hệ
mật thiết, thống nhất với nhau, hướng mục tiêu phát hiện chính xác, nhanh
chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội
phạm và không làm oan người vô tội, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội,
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân của quá trình giải quyết vụ án.
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm về người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân như sau:
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân là
11
những người được bổ nhiệm chức danh Kiểm sát viên, Viện trưởng, Phó Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân có quyền hạn, trách nhiệm khi tiến hành tố
tụng thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp
luật trong hoạt động TTHS nhằm phát hiện, xử lý kịp thời tội phạm và người
phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, bảo đảm công
lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích nhà nước và trật tự pháp luật.
1.1.2. Vai trò của người có thẩm quyền tiế n hành tố tụng thuộc Viê ̣n
kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự
Trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân có một vị trí đặc biệt.
Hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và các Viện kiểm sát nhân dân địa phương. Viện kiểm sát nhân dân tối
cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm
sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát nhân dân quân sự kiểm sát việc
tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố trong phạm vi luật định.
Về mặt lý luận, vai trò của một chủ thể quan hệ pháp luật như cơ quan,
tổ chức, cá nhân… được hiểu là tổng hợp các quy định của pháp luật làm cơ
sở cho sự tồn tại, tổ chức, hoạt động cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của chủ thể đó; làm căn cứ để phân biệt, tạo nên sự độc lập của chủ thể đó so
với các chủ thể khác.
Vai trò của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát
nhân dân, về nguyên tắc, phải thống nhất, không thể tách rời vai trò của hệ
thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói chung. Trong lĩnh vực tố tụng hình
sự, quá trình hoạt động để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện kiểm
sát nhân dân không thể triển khai tác nghiệp tập thể mà phải thông qua những
cá nhân đại diện thường xuyên. Những cá nhân này chính là Viện trưởng, Phó
Viện trưởng và những Kiểm sát viên được phân công thực hiện nhiệm vụ trong
12
từng giai đoạn, từng công việc cụ thể thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát
nhân dân [11, tr.9].
Viện kiểm sát nhân dân có vai trò quan trọng trong tố tụng hình sự.
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và đã được cụ thể hóa bằng Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015 thì Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công
tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa
án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát
hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện
pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật
của những cơ quan hoặc cá nhân này. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm bảo
đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt
tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. “Theo qui định của
Hiến pháp và pháp luật, Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan tiến hành tố tụng
duy nhất có trách nhiệm tham gia các giai đoạn (khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án)” [36, tr.125].
Trong quá trình tố tụng giải quyết vụ án Viện kiểm sát nhân dân có
chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật đối với
các hoạt động tố tụng hình sự; có trách nhiệm áp dụng các biện pháp pháp lý
nhằm đảm bảo việc điều tra truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời và đúng
pháp luật, góp phần đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.
Khi thực hiện chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân mà đại diện trực
tiếp là các Kiểm sát viên giữ vai trò đầu mối và là chủ thể xuyên suốt quá
trình giải quyết vụ án từ khi kiểm sát hoạt động xử lý tố giác, tin báo về tội
phạm của Cơ quan điều tra đến khi xét xử, thi hành án.
13
Việc xác định vai trò của Kiểm sát viên và của Viện kiểm sát nhân dân
trong việc giải quyết vụ án hình sự xuất phát từ vị trí của Viện kiểm sát nhân
dân trong bộ máy nhà nước, chức năng đặc thù của ngành này, vừa thực hành
quyền công tố vừa kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong các hoạt động tư
pháp hình sự. Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước có
bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương theo ngành dọc, do Quốc hội cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thành lập và giao quyền. Với chức năng
thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát
nhân dân có phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý rộng lớn trong việc
giải quyết các vụ án hình sự.
1.1.2.2. Vai trò của người có thẩn quyền tiến hành tố tụng trong Viện
kiểm sát nhân dân đối với quá trình giải quyết vụ án hình sự
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động TTHS. Về mặt lý luận, vai
trò của một chủ thể quan hệ pháp luật như cơ quan, tổ chức, cá nhân… được
hiểu là tổng hợp các quy định của pháp luật làm cơ sở cho sự tồn tại, tổ chức,
hoạt động cũng như thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể đó; làm căn
cứ để phân biệt, tạo nên sự độc lập của chủ thể đó so với các chủ thể khác.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai
trò quan trọng đối với việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát tuần theo pháp luật trong hoạt động TTHS- là người trực tiếp tham
gia quá trình THTT của các vụ án hình sự.
Trong lĩnh vực TTHS, quá trình hoạt động để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình, Viện kiểm sát nhân dân không thể triển khai tác nghiệp
tập thể mà phải thông qua những cá nhân đại diện thường xuyên. Những cá
nhân này chính là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp trong viên
14
kiểm sát nhân dân: Viện trưởng, Phó viện trưởng và những Kiểm sát viên
được phân công thực hiện nhiệm vụ trong từng giai đoạn, từng công việc cụ
thể thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân [11, tr.9].
- Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân
có mối quan hệ mật thiết, biện chứng thống nhất với những người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra, Tòa án hướng tới mục đích
chung của TTHS. Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong
TTHS. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 và đã được thể chế hóa bằng
BLTTHS thì VKSND thực hiện quyền công tố trong hình sự, quyết định việc
truy tố người phạm tội ra trước Tòa án; kiểm việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ
quan THTT, người THTT và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện
pháp do BLTTHS quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ
quan hoặc cá nhân này. Vì vậy việc phối hợp với CQĐT, Tòa án rất quan
trọng đòi hỏi người THTT của Viện kiểm sát nhân dân phải có mối quan hệ
mật thiết, biện chứng thống nhất với những người THTT trong các cơ quan
này, nhằm đảm bảo cho quá trinh THTT được diễn ra một cách nhanh chóng,
kịp thời và chính xác.
- Thông qua việc thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình Người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ
công lý.Viện trưởng, Phó viện trưởng và kiểm sát viên phải áp dụng mọi biện
pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện
và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô
tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ TNHS của bị can bị
cáo. Người THTT của VKSND không được thiên vị, để tình cảm cá nhân chi
phối khi làm nhiệm vụ. Việc thực hiện quyền hạn của mình người THTT của
VKSND đã góp phần làm rõ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ công lý.
15
- Thông qua việc thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình Người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ
pháp chế. Các quy định của pháp luật nêu trên cho phép Viện kiểm sát nhân
dân trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tố
tụng hình sự có trách nhiệm áp dụng các biện pháp pháp lý nhằm đảm bảo
việc điều tra truy tố, xét xử nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật góp
phần đẩy mạnh công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong thực hiện
chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân mà đại diện là các Kiểm sát
viên giữ vị trí vai trò đầu mối và là chủ thể xuyên suốt quá trình giải quyết
vụ án từ khi kiểm sát hoạt động xử lý tố giác, tin báo về tội phạm của CQĐT
đến khi xét xử, thi hành án. Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công
tố đối với các vụ án hình sự, Viện trưởng, Phó viện trưởng và Kiểm sát viên
phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của BLTTHS và BLHS, đảm bảo
tất cả các hành vi phạm phải được truy cứu TNHS, việc truy tố phải đảm bảo
tính khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật trong hoạt động điều
tra, xét xử, thi hành án của CQĐT, Tòa án và cơ quan THA, người THTT
trong VKSNDD không chỉ tự mình phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật,
mà còn đảm bảo những người THTT khác cùng phải tuân thủ nghiêm chỉnh
các quy định của pháp luật TTHS, tuân thủ pháp chế XHCN.
- Thông qua việc thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ
quyền con người, quyền công dân. Người THTT trong Viện kiểm sát nhân
dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật hình sự
nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời, việc khởi
tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,
không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Qua đó
góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo cho
16
công lý được thực thi trên thực tế, đem lại sự công bằng xã hội. Theo quy
định của BLTTHS, khi tiến hành tố tụng, Viện trưởng, Phó viện trưởng và
Kiểm sát viên trong phạm vi trách nhiệm của mình phải tôn trọng bảo vệ các
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, có trách nhiệm kiểm trả tính hợp
pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc
thay đổi những biện pháp đó, nếu thấy có vi phạm pháp luật hoặc không cần
thiết nữa. Trong tất cả các giai đoạn của quá trình TTHS, ngoài việc thức hiện
quyền công tố, VKSND mà đại diện là người THTT trong VKSND phải thực
hiện tốt chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của CQĐT, Tòa án, Cơ
quan THA để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, những
người tham gia tố tụng khác không bị xâm phạm góp phần bảo đảm quyền lợi
ích hợp pháp của công dân.
- Thông qua việc thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình Người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ
chế độ nhà nước và trật tự pháp luật. Việc xác định vai trò của người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng trong VKSND và vai trò của VKSND trong
việc giải quyết VAHS xuất phát từ vị trí của VKSND trong bộ máy nhà
nước, chức năng đặc thù của ngành này, vừa thực hành quyền công tố vừa
kiểm sát việc tuần thủ pháp luật trong các hoạt động TPHS. VKSND là một
hệ thống cơ quan nhà nước có bộ máy tổ chức từ trung ương đến địa phương
theo ngành dọc, do Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thành
lập và giao quyền. Với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các
hoạt động tư pháp. VKSND có phạm vi hoạt động và quyền năng pháp lý
rộng lớn trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Chính vì vậy thông qua
việc thực hiện quyền hạn trách nhiệm của mình Người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng trong Viện kiểm sát nhân dân có vai trò bảo vệ chế độ nhà nước
và trật tự pháp luật.
17