Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

BÀI THI MÔN KINH TẾ MÔI TRƯỜNG đề BÀI GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN đại HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (790.52 KB, 32 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA KINH TẾ

BÀI THI MƠN:
KINH TẾ MÔI TRƯỜNG.
ĐỀ BÀI:
GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIĨ CỦA VIỆT NAM
TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ.
Họ và tên: Nguyễn Minh Anh
Khóa/Lớp: CQ58/62.2LT2
STT:17
Ngày thi: 24/09/2021

Mã Sinh viên: 2073101010235
(Niên chế): CQ58/62.04
ID phòng thi: 581-058-0075
Ca thi: 9h15

Hình thức thi:Tiểu luận
Thời gian thi: 3 ngày

Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2021


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1


1.1: Tính cấp thiết của đề tài:.........................................................................................1
1.2: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:.......................................................................2
1.3: Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................3
1.4: Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................3
1.5: Kết cấu bài tiểu luận:..............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:...................................................................................3
2.1.1: Tài nguyên thiên nhiên:....................................................................................3
2.1.2: Nguồn tài nguyên vô hạn:.................................................................................6
2.1.3: Năng lượng gió:.................................................................................................9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ CỦA VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN HIỆN NAY:........................................................................................14
2.2.1: Thực trạng sử dụng nguồồn năng lượng gió tại Vi ệt Nam hi ện nay: ................14
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỐI ƯU CHO VIỆC KHAI THÁC, SỬ
DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ CỦA VIỆT NAM TRONG Q TRÌNH CƠNG
NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI HĨA................................................................................23
2.3.1: Xu hướng khai thác, sử dụng nguồồn năng lượng gió của Vi ệt Nam: ...............23
2.3.2: Các giải pháp đềồ ra:...........................................................................................24
KẾT LUẬN....................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO:..............................................................................................28


lOMoARcPSD|9242611

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1: Tính cấp thiết của đề tài:
John Muir – nhà tự nhiên học đã từng nói: “ Trong mỗi bước đi cùng với thiên
nhiên, chúng ta nhận được nhiều hơn những gì mà chúng ta tìm kiếm.” Mẹ thiên
nhiên luôn giúp đỡ, che chở chúng ta, ban cho con người ta nguồn tài nguyên vô tận
mà khơng địi hỏi lại bất cứ thứ gì. Chúng ta nên biết cách đáp lại sự bao dung đó

bằng thái độ tơn trọng, biết ơn và có trách nhiệm hơn với những việc mình làm với
mơi trường, biết cách sử dụng và tái tạo lại nguồn tài nguyên để không dẫn đến tình
trạng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Thật vậy, nhân loại đang bước vào thập niên thứ ba của thế kỷ XXI. Thiếu hụt
năng lượng và vấn nạn ô nhiễm môi trường đang là những mối đe dọa nguy hiểm
đến sự phát triển bền vững của ngôi nhà chung “trái đất” của chúng ta. Con người
đang sử dụng một cách tối đa và triệt để cá dạng năng lượng, đặc biệt là năng lượng
hố thạch. Năng lượng hóa thạch đang ngày càng bị sử dụng đến mức cạn kiệt, cùng
với tranh chấp lãnh thổ đã tạo ảnh hưởng lớn trong việc duy trì nguồn cung cấp
năng lượng. Đó là những mối họa tiềm ẩn nguy cơ dến đến sự xung đột. Một khi
năng lượng hóa thạch khơng đủ để cung cấp cho cỗ máy kinh tế thế giới đang ngày
càng một phình to, làm cho nền kinh tế trì trệ dẫn đến những cuộc khủng hoảng và
suy thoái trầm trọng . Bất ổn chính trị cũng từ đó rất có thể sẽ xảy ra tại nhiều nơi
trên thế giới. Bên cạnh đó việc sử dụng quá nhiều năng lượng hóa thạch khiến một
loạt các vấn đề về mơi trường nảy sinh như: Trái Đất có thể ấm lên, đất canh tác bị
thu hẹp, môi trường bị thay đổi, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện và khó kiểm sốt
hơn, thiên tai ngày càng nhiều hơn, khó lường hơn, mùa màng thì bị thất thu ảnh
hưởng đến vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân. Tất cả những điều đó tiềm
ẩn một thế giới hỗn độn, tranh chấp, không thể kiểm soát nổi.

1|Page


lOMoARcPSD|9242611

Do vậy, để duy trì trật tự thế giới cũng như đáp ứng được nhu cầu đời sống và
sự tồn tại của nhân loại, con người ta phải tìm một nguồn năng lượng nhằm thay thế
cho nguồn năng lượng hoá thạch và đồng thời giúp nguồn năng lượng hoá thạch có
thể được tái sinh, hồi phục theo thời gian. Ngay cả nguồn thủy điện tưởng chừng
như vô hại đến môi trường thì đến nay người ta đã phải quan tâm đến hậu quả

nghiêm trọng nhất là làm mất cân bằng sinh thái. Chính vì vậy, việc khai thác và sử
dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo các năng lượng hạt nhân, năng lượng địa
nhiệt, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời,… đang là hướng đi quan trọng và được
chú ý hơn bao giờ hết trong quá trình quy hoạch, hồi phục và phát triển năng lượng,
đam bảo an ninh quốc gia và phục vụ cho đời sống của nhân dân. Bằng những tiến
bộ trong khoa học kỹ thuật, các năng lượng tái sinh đang được sử dụng ngày càng
nhiều. Trong số đó, năng lượng gió là một trong những năng lượng tái tạo đang tạo
xu hướng dạo gần đây.
Nhận thức được tầm quan trọng của năng lượng tái sinh nói chung cũng như
năng lượng gió nói riêng, tơi đã chọn đề tài: “Giải pháp khai thác, sử dụng năng
lượng gió của Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.” để phân tích
và nghiên cứu.
1.2: Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: năng lượng gió của Việt Nam trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Khái quát về nguồn tài ngun thiên nhiên vơ hạn, phân tích, tìm hiểu các mặt
tác động của nguồn năng lượng gió và thực trạng của nó trong thời kỳ Việt Nam
đang trên đà phát triển. Từ đó đưa ra các giải pháp khai thác, sử dụng năng lượng
gió của Việt Nam trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2|Page


lOMoARcPSD|9242611

1.3: Phạm vi nghiên cứu:
Trong 6 năm gần đây ở Việt Nam (2015-2020).
1.4: Phương pháp nghiên cứu:
Bài luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung mang tính phương

pháp luận dựa trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp
khác như: thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp,… những số liệu, dữ liệu,
biểu đồ,…
1.5: Kết cấu bài tiểu luận:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lượng gió.
- Chương 2: Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng gió ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
- Chương 3: Kiến nghị giải pháp tối ưu cho việc khai thác, sử dụng năng lượng
gió của Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN:
2.1.1: Tài nguyên thiên nhiên:
a) Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp: Tài nguyên thiên nhiên là các nguồn dự trữ vật chất, năng
lượng của tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng, chế biến để tạo ra sản
phẩm, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của xã hội.
=> Tài nguyên thiên nhiên là có giới hạn, cần khai thác tiết kiệm.
- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên thiên nhiên gồm các dạng năng lượng, vật chất,
thông tin tồn tại khách quan với ý muốn của con người, có giá trị tự thân, mà con
người có thể sử dụng trong hiện tại và tương lai, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người.
3|Page


lOMoARcPSD|9242611

=> Bảo tồn và tìm kiếm giá trị mới của tài nguyên thiên nhiên.
b) Các loại tài nguyên thiên nhiên:
- Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật,..) là tài ngun có thể tự duy trì

hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu
sử dụng không hợp lý, tài ngun tái tạo có thể bị suy thối khơng thể tái tạo được.
Ví dụ: tài ngun nước có thể bị ơ nhiễm, tài ngun đất có thể bị mặn hố, bạc
màu, xói mịn v.v...
- Tài ngun khơng tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc
biến đổi sau q trình sử dụng. Ví dụ như tài ngun khống sản của một mỏ có thể
cạn kiệt sau khi khai thác.
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy
triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều, thay thế dần các năng lượng
đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.
c) Phân loại tài nguyên thiên nhiên:
- Theo vị trí phân bố:
+ Tài nguyên thiên nhiên trên bề mặt trái đất.
+ Tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất.
+ Tài nguyên thiên nhiên khác.
- Theo công dụng kinh tế:
+ Tài nguyên thiên nhiên nhiên liệu-năng lượng.
+ Tài nguyên thiên nhiên cho cơng nghiệp khai khống.
+ Tài ngun khí hậu-đất-nước.
+ Tài nguyên rừng.
+ Tài nguyên biển.
- Theo thành phần hóa học:

4|Page


lOMoARcPSD|9242611

+ Tài nguyên vô cơ.
+ Tài nguyên hữu cơ.

- Theo khả năng tái sinh:
+ Tài nguyên có khả năng tái sinh ( bao gồm nguồn tài nguyên vô
hạn và nguồn tài nguyên hữu hạn có khả năng phục hồi )
+ Tài ngun khơng có khả năng tái sinh.

Nguồn : Vietnamforestry.
d) Các vấn đề liên quan đến khai thác và sử dụng tài nguyên thiên:
- Sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên:
+ Tài nguyên thiên nhiên là thành phần không thể thiếu trong hệ nuôi dưỡng
sự sống.
+ Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cơ bản, cần thiết cho các hoạt động sản
xuất.
+ Hầu hết các nguồn TNTN hiện hữu trong môi trường tự nhiên thuộc sở hữu
chung dẫn đến việc khai thác quá mức nếu khơng có sự quản lý.
5|Page


lOMoARcPSD|9242611

- Các yêu cầu cơ bản trong việc khai thác, sử dụng TNTN:
+ Tạo ra năng suất khai thác, sử dụng TNTN ở mức cao nhất.
+ Nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
+ Bảo đảm hiệu quả cao trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
+ Có trách nhiệm kinh tế thỏa đáng trước chủ sở hữu tài nguyên thiên nhiên và
trước các thế hệ mai sau.
2.1.2: Nguồn tài nguyên vô hạn:
- KN: Nguồn tài ngun vơ hạn là các loại tài ngun có thể tự bổ sung một
cách liên tục, như năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, năng lượng mặt trời
và các dạng năng lượng phát sinh của nó, như năng lượng gió, năng lượng sóng,
năng lượng các dịng chảy đại dương, sông, suối,....

a) Nguyên nhân phải khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên vô hạn:
- Do nguồn năng lượng hóa thạch đang dần cạn kiệt.
- Hiện nay việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch gây ra lượng phát thải lớn
khí nhà kính, làm tăng hiệu ứng, nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu tồn
cầu.
- Các tài ngun hữu hạn có thể tái sinh thì đang bị khai thác không hợp lý dẫn
đến thiếu hụt.
Đây là thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, đe dọa đến sự tồn tại
của con người và trái đất
Cần thiết phải tìm ra một nguồn tài ngun vơ hạn có thể thay thế để đảm bảo
cho q trình sản xuất và phát triển của con người. Đồng thời nguồn tài nguyên này
phải sạch để đảm bảo không gây ra ơ nhiễm mơi trường, hiệu ứng nhà kính.

6|Page


lOMoARcPSD|9242611

Thời gian dự kiến có thể sử dụng nguồn năng lượng hố thạch.

Nguồn: MAHB.
b) Mơ hình khai thác nguồn tài nguyên vô hạn:

7|Page


lOMoARcPSD|9242611

c) Ưu, nhược điểm của tài ngun vơ hạn:
Nhìn chung, nguồn tài ngun vơ hạn có nhiều ưu điểm.

- Đó thường là các nguồn năng lượng sạch, do bản thân chúng chính là
một thành tố khơng thể tách rời của môi trường, nên rất gần gũi, thân thiện với
con người.
- Đây cũng là các loại năng lượng rẻ tiền vì việc khai thác sử dụng chúng
hầu như không phải trả thuế tài nguyên, và đặc biệt có khả năng khai thác lâu
dài.
Do đó đây là nguồn tài nguyên chiến lược, cần thiết và phù hợp cho việc
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này cũng có nhiều hạn chế:
- Các nguồn tài ngun vơ hạn chủ yếu là tài nguyên năng lượng, có mức
độ tập trung không cao, thường phân bố không đồng đều trong khơng gian
( nơi nhiều nơi ít, nơi có, nơi không) và cả trong thời gian ( năng lượng mặt

8|Page


lOMoARcPSD|9242611

trời chủ yếu chỉ có trong khi mặt trời lên, năng lượng gió chỉ có trong một
khoảng thời gian nhất định).
- Khả năng khai thác phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên với hiệu
suất thường không cao; điển hình như hệ số chuyển hóa năng lượng mặt trời
thường dưới 45% và khơng có khi về đêm.
Do vậy, các nguồn tài nguyên vô hạn nếu chỉ khai thác, sử dụng riêng
chúng, thường không đáp ứng được các hoạt động cần có năng lượng tập trung
cao và cần cung cấp liên tục trong thời gian dài.
d) Giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên vô hạn:
- Cần khai thác, sử dụng trực tiếp.
- Khai thác dưới dạng chuyển hóa thành các dạng năng lượng điện.
- Tăng không gian khai thác, thời gian khai thác, hiệu suất khai thác.

- Cần có sự kết hợp, phối hợp trong khai thác.
2.1.3: Năng lượng gió:
a) Khái niệm:
- Gió là sự chuyển động của khơng khí từ khu vực có áp suất cao đến khu vực
có áp suất thấp. Trên thực tế, gió tồn tại là do mặt trời làm nóng bề mặt Trái đất một
cách khơng đều. Khi khơng khí nóng tăng lên, khơng khí mát hơn di chuyển vào để
lấp đầy khoảng trống. Chỉ cần có nắng thì gió sẽ thổi. Và gió từ lâu đã đóng vai trị
là nguồn cung cấp năng lượng cho con người.
- Năng lượng gió là động năng của khơng khí di chuyển trong bầu khí
quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt
trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất
từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ Cổ đại.
Con người đã khai thác năng lượng gió trong hàng nghìn năm, từ những
chiếc thuyền buồm đầu tiên cho đến hệ thống thơng gió có từ năm 300 trước
9|Page


lOMoARcPSD|9242611

Công nguyên. Đây là một nguồn năng lượng tái tạo và khơng phát thải, rất
thích hợp cho việc sản xuất năng lượng quy mô lớn. Trên con đường hướng tới
một tương lai khơng có carbon, năng lượng gió sẽ ngày càng đóng một vai trị
quan trọng.
b) Cách hoạt động của năng lượng gió:
Nhà phát minh Charles Brush ở Ohio đã tạo ra một tua bin gió để cung cấp
điện cho dinh thự của mình. Kể từ đó, ta dễ dàng phát hiện các tuabin gió cả trên bờ
và ngồi khơi xa, nhằm tạo ra nguồn năng lượng an toàn và thân thiện với môi
trường so với các năng lượng tiền nhiệm.
Hầu hết năng lượng gió đến từ các tuabin có thể cao bằng một tịa nhà 20 tầng
và có ba cánh quạt dài 200 foot (60 mét). Gió làm quay các cánh quạt, làm quay một

trục nối với máy phát điện để tạo ra điện.
Các tuabin gió lớn nhất tạo ra đủ điện trong một năm (khoảng 12 megawattgiờ) để cung cấp cho khoảng 600 ngôi nhà. Các trang trại điện gió có hàng chục và
đơi khi hàng trăm tuabin này xếp cùng nhau ở những điểm đặc biệt nhiều gió. Các
tuabin nhỏ hơn được lắp đặt ở sân sau có thể sản xuất đủ điện cho một ngơi nhà
hoặc doanh nghiệp nhỏ.

10 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: Ingate
c) Sự hình thành của năng lượng gió:
- Bức xạ Mặt Trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không đồng đều làm cho bầu
khí quyển, nước và khơng khí nóng khơng đều nhau. Một nửa bề mặt của Trái Đất,
mặt ban đêm, bị che khuất không nhận được bức xạ của Mặt Trời và thêm vào đó là
bức xạ Mặt Trời ở các vùng gần xích đạo nhiều hơn là ở các cực, do đó có sự khác
nhau về nhiệt độ và vì thế là khác nhau về áp suất mà khơng khí giữa xích đạo và 2
cực cũng như khơng khí giữa mặt ban ngày và mặt ban đêm của Trái Đất di động tạo
thành gió. Trái Đất xoay trịn cũng góp phần vào việc làm xốy khơng khí và vì trục
quay của Trái Đất nghiêng đi (so với mặt phẳng do quỹ đạo Trái Đất tạo thành khi
quay quanh Mặt Trời) nên cũng tạo thành các dòng khơng khí theo mùa.
- Do bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng Coriolis được tạo thành từ sự quay quanh trục
của Trái Đất nên khơng khí đi từ vùng áp cao đến vùng áp thấp không chuyển động
thắng mà tạo thành các cơn gió xốy có chiều xốy khác nhau giữa Bắc bán cầu và
Nam bán cầu. Nếu nhìn từ vũ trụ thì trên Bắc bán cầu khơng khí di chuyển vào một
11 | P a g e


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

vùng áp thấp ngược với chiều kim đồng hồ và ra khỏi một vùng áp cao theo chiều
kim đồng hồ. Trên Nam bán cầu thì chiều hướng ngược lại.
- Ngồi các yếu tố có tính tồn cầu trên gió cũng bị ảnh hưởng bởi địa hình tại
từng địa phương. Do nước và đất có nhiệt dung khác nhau nên ban ngày đất nóng
lên nhanh hơn nước, tạo nên khác biệt về áp suất và vì thế có gió thổi từ biển hay hồ
vào đất liền. Vào ban đêm đất liền nguội đi nhanh hơn nước và hiệu ứng này xảy ra
theo chiều ngược lại.
d) Ưu điểm của năng lượng gió:
- Là nguồn năng lượng xanh, sạch và không gây ô nhiễm:Việc sản xuất năng
lượng gió là loại sạch. Khơng giống như sử dụng than đá hoặc dầu, tạo ra năng
lượng từ gió khơng làm ơ nhiễm khơng khí hoặc u cầu bất kỳ hóa chất phá hủy.
Kết quả là, năng lượng gió làm giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa
thạch từ các quốc gia bên ngồi cũng vậy, điều này giúp ích cho nền kinh tế quốc
gia của chúng ta và cũng cung cấp nhiều lợi ích khác.
- Là nguồn năng lượng có khả năng tái tạo:Năng lượng gió là một nguồn năng
lượng tái tạo. Gió là tự nhiên xảy ra, Chúng thực sự bắt nguồn từ các quá trình tổng
hợp hạt nhân diễn ra trên mặt trời. Khi nào mặt trời vẫn chiếu sáng (đừng lo, theo
các nhà khoa học, nó sẽ tồn tại thêm 6-7 tỷ năm nữa), chúng ta sẽ vẫn còn khai thác
năng lượng gió trên trái đất. Đây khơng phải là trường hợp đối với nhiên liệu hóa
thạch (ví dụ như dầu và khí tự nhiên), mà xã hội chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào
ngày nay.
- Chi phí hiệu quả:Tua bin gió có thể cung cấp năng lượng cho nhiều ngôi nhà.
Bạn không thực sự phải sở hữu một tuabin gió ghi nhớ mục tiêu cuối cùng để thu
hoạch lợi nhuận; bạn có thể mua năng lượng của mình từ một tổ chức dịch vụ cung
cấp năng lượng gió cho một khu vực cụ thể. Điều đó có nghĩa là, bạn không cần


12 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

phải đầu tư bất kỳ khoản tiền nào để gặt hái lợi ích của năng lượng gió cho nhà hoặc
doanh nghiệp của bạn.
- Tiềm năng của nguồn năng lượng này rất lớn – gấp 20 lần so với những gì
con người cần:Năng lượng gió đã chứng kiến sự tăng trưởng to lớn trong thập kỷ
qua. Theo bộ năng lượng của Hoa Kỳ, cơng suất điện gió tích lũy tăng trung bình
30% mỗi năm. Năng lượng gió chiếm khoảng 2,5% tổng sản lượng điện trên tồn
thế giới. Tua bin gió có sẵn trong các kích cỡ khác nhau, điều đó có nghĩa là rất
nhiều người và doanh nghiệp có thể tận dụng nó để sản xuất năng lượng cho chính
họ sử dụng hoặc bán nó cho tiện ích để gặt hái một số lợi nhuận.
- Tiết kiệm cho chủ sở hữu đất:Những người nắm giữ đất th diện tích nhà ở
gió có thể kiếm thêm một lượng tiền mặt đáng kể và năng lượng gió cũng tạo ra việc
làm mới trong lĩnh vực kỹ thuật đang phát triển này. Các tổ chức chính phủ cũng sẽ
trả tiền cho bạn nếu họ có thể lắp đặt tua-bin gió trên đất của bạn. Ngồi ra, trong
một số trường hợp, cơng ty điện có thể sẽ nợ bạn. Nếu bạn sản xuất nhiều năng
lượng hơn mức bạn yêu cầu từ năng lượng gió, nó có thể đi vào ma trận điện nói
chung, điều này sẽ giúp bạn có thêm một số tiền mặt. Một chiến thắng tất cả xung
quanh!
- Sử dụng công nghệ hiện đại:Tuabin gió được một số người coi là hấp dẫn đến
khơng ngờ. Những mơ hình mới nhất don lồng trơng giống như những chiếc cối xay
gió mộc mạc, cũ kỹ. Thay vào đó, chúng có màu trắng, bóng mượt và hiện đại. Bằng
cách đó, bạn khơng phải lo lắng về việc họ sẽ trở thành chướng mắt trên mảnh đất
của bạn.

- Có thể xây dựng trên các trang trại hiện có: Tua bin gió có thể được lắp đặt
trên các trang trại hoặc đất nơng nghiệp hiện có ở nơng thơn nơi nó có thể là nguồn
thu nhập cho nơng dân khi các chủ sở hữu nhà máy điện thanh tốn cho nơng dân sử

13 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

dụng đất để phát điện. Nó khơng chiếm nhiều khơng gian và nơng dân có thể tiếp
tục làm việc trên đất.
e) Nhược điểm của năng lượng gió:
- Gió là một nguồn năng lượng dao động (không liên tục) và không phù hợp để
đáp ứng nhu cầu năng lượng tải cơ sở trừ khi sử dụng một số hình thức lưu trữ
năng lượng (ví dụ: pin, bơm thuỷ lực).
Gió thường khơng đáng tin cậy, và tuabin thường hoạt động với công suất
khoảng 30%. Trong trường hợp thời tiết không hỗ trợ bạn, bạn có thể sẽ khơng có
điện (hoặc với bất kỳ giá nào bạn sẽ cần phải phụ thuộc vào cơng ty điện để chăm
sóc bạn trong những khoảng thời gian đó). Những cơn bão nghiêm trọng hoặc gió
mạnh có thể gây hại cho tuabin gió của bạn, đặc biệt khi chúng bị sét đánh.
- Tuabin gió là mối đe doạ đối với động vật hoang dã: Các cạnh của tuabin gió
thực sự có thể khơng an tồn với cuộc sống tự nhiên, đặc biệt là các loài chim và các
sinh vật bay khác có thể ở trong khu vực. Có một cách thực sự là một cách để ngăn
chặn điều này, nhưng nó chắc chắn là một điều gì đó mà bạn muốn đảm bảo rằng
bạn nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra do hậu quả của nó.
- Gây ơ nhiễm tiếng ồn và thị giác: Tua bin gió có thể là một nỗi đau tổng thể
và đầy đủ để cài đặt và đối phó một cách thường xuyên. Tua bin gió tạo ra âm thanh
có thể từ 50 đến 60 decibel, và nếu bạn phải đặt nó bên cạnh nhà của bạn. Một số cá

nhân tin rằng tuabin gió là xấu, vì vậy hàng xóm của bạn cũng có thể phàn nàn về
chúng.
Mặc dù hầu hết mọi người thích hình dạng của tuabin gió, nhưng rất ít người
thích chúng nhưng với thái độ của NIMBY (không phải ở sân sau của tôi), nhưng
đối với phần cịn lại, tuabin gió vẫn khơng hấp dẫn vì họ lo ngại rằng nó có thể làm
mờ đi vẻ đẹp của phong cảnh.

14 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Việc sản xuất và lắp đặt tuabin đòi hỏi một khoản đầu tư lớn: Tua bin gió và
các nguồn cung cấp khác cần thiết để tạo ra năng lượng gió có thể cực kỳ tốn kém
trước, và dựa vào nơi bạn sống, thật khó để tìm ai đó bán chúng cho bạn và ai đó có
thể duy trì nó theo thời gian.
- Có thể gây nguy hiểm cho người dân xung quanh:Những cơn bão dữ dội và
gió mạnh có thể gây ra thiệt hại cho các cánh của tuabin gió. Lưỡi dao bị trục trặc có
thể là mối nguy hiểm an tồn cho những người làm việc gần đó. Nó có thể rơi vào
chúng gây ra khuyết tật về thể chất hoặc tử vong trong một số trường hợp nhất định.
- Hạn chế về vị trí lắp đặt: Năng lượng gió chỉ có thể được khai thác tại một số
địa điểm nhất định nơi tốc độ gió cao. Vì chúng chủ yếu được thiết lập ở các vùng
sâu vùng xa, nên các đường truyền phải được xây dựng để mang lại nguồn điện cho
các ngôi nhà dân cư trong thành phố cần đầu tư thêm để thiết lập cơ sở hạ tầng.
Trên đây là một số ưu điểm và nhược điểm của năng lượng gió. Năng lượng
gió chắc chắn là một trong những nguồn năng chủ yếu được khai thác và sử dụng
trong tương lai, tuy nhiên điều quan trọng là chính phủ các nước trên tồn thế giới
cần phân bổ nguồn lực đầy đủ để cải thiện các cơng nghệ hiện có. Mặc dù năng

lượng gió có những nhược điểm nhất định nhưng chúng ta khơng có lý do từ bỏ
nguồn năng lượng xanh, sạch có thể tái tạo này và khai thác hết khả năng của nó.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG GIÓ
CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN HIỆN NAY:
2.2.1: Thực trạng sử dụng nguồn năng lượng gió tại Việt Nam hiện nay:
a) Những tiềm năng khi sử dụng nguồn năng lượng gió tại Việt Nam:
Trong năm 2001, Ngân hàng thế giới tài trợ xây dựng bản đồ gió cho 4 nước
(Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam), nhằm hỗ trợ phát triển năng lượng gió
15 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

cho khu vực. Bản nghiên cứu này, với dữ liệu gió lấy từ trạm khí tượng thủy văn
cùng với dữ liệu lấy từ mơ hình MesoMap, đưa ra ước tính sơ bộ về tiềm năng gió ở
Việt Nam tại độ cao 65m và 30m cách mặt đất, tương ứng với độ cao trục của các
turbun gió nối lưới cỡ lớn và turbin gió nhỏ được lắp đặt ở những vùng có lưới mini
độc lập. Dữ liệu khí tượng thủy văn do Viện Khí tượng và Thủy văn quốc gia Việt
Nam (VNHM) và Cục quản lý Hải dương học và Khí tượng quốc gia Mỹ (NOAA)
cung cấp. NOAA, từ năm 1994 đã có kết nối với 24 trạm khí tượng thủy văn ở Việt
Nam để thu nhập dữ liệu thủy văn.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới chỉ ra rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng
gió lớn nhất trong 4 nước trong khu vực: hơn 39% tổng diện tích của Việt Nam được
ước tính là có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, tương
đương với tổng công suất 512GW. Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp
hạng có tiềm năng gió rất tốt.
Bảng 1. Tiềm năng gió của Việt Nam ở độc cao 65m
Trung


Tương

bình

đối cao 7-

6-7m/s

8m/s

197.242

100.367

60,60%

Tốc độ gió

Thấp

trung bình

<6m/s

Diện tích (km2)

Diện tích
(%)
Tiềm năng

(MW)

Cao

Rất cao

8-9m/s

>9m/s

25.679

2.178

111

30,80%

7.90%

0,70%

>0%

401.444

102.716

8.748


452

Nguồn: TrueWind Solutions, 2000. Bản đồ tài nguyên gió Đơng Nam Á

16 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Tuy nhiên, bản đồ gió của Ngân hàng thế giới được nhiều chuyên gia đánh giá
là quá lạc quan và có thể mắc một số lỗi trầm trọng do tiềm năng gió được đánh giá
dựa trên chương trình mơ phỏng. Thực vậy, so sánh các số liệu đo gió thực tế do
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thực hiện nhìn chung thấp hơn nhiều so với số
liệu tương ứng từ bản đồ gió của Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của EVN về “Đánh giá tài nguyên gió cho sản xuất điện” là
nghiên cứu chính thức đầu tiên về tài nguyên năng lượng gió của Việt Nam. Theo
đó, dữ liệu gió sẽ được đo đạc cho một số điểm lựa chọn. Sau đó sẽ ngoại suy lên
thành dữ liệu gió mang tính đại diện khu vực, bằng cách lược bỏ tác động của độ
nhám bề mặt, sự che khuất do các vật thể như toàn nhà và sự ảnh hưởng do địa hình.
Dữ liệu gió mang tính khu vực này sau đó được sử dụng để tính tốn dữ liệu
gió tại điểm khác bằng cách áp dụng quy trình tương tự, nhưng theo chiều ngược lại.
Trên cơ sở dữ liệu đó, đề án cịn xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng (khoảng cách
đấu nối với hệ thống điện, địa hình, khả năng vận chuyển thiết bị, sự chấp nhận của
cộng đồng và các vấn đề liên quan đến sử dụng đất và môi trường…). Bằng các làm
như vậy, nghiên cứu đã xác định được các điểm thích hợp cho sản xuất điện gió,
tương đương với cơng suất 1.785MW. Miền Trung có tiềm năng gió lớn nhất, với
880MW tập trung chủ yếu tại tỉnh Quảng Bình và Bình Định, tiếp đến là miền Nam,
với 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.


Bảng 2. Tiềm năng kỹ thuật năng lượng gió tại Việt Nam (tính tại các địa điểm
có vận tốc trung bình hằng năm tương đương hoặc lớn hon 6m/s ở độ cáo 60m so
với mặt đất)

17 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

STT

Miền

Tiềm năng kỹ thuật (MW)

1

Bắc

50

2

Trung

880


3

Nam

855

Tồng cộng

1.785
Nguồn: EVN

Tuy nhiên, việc tính tốn của EVN chưa được hồn thành do quy mơ của dự án
cũng như nguyên tắc tập trung vào các tỉnh dun hải miền Trung. Như vậy, hồn
tồn có khẳ năng là nhiều vị trí có tiềm năng gió tốt, chưa được phát hiện và do vậy
cần phải có các nghiên cứu sâu rộng hơn để có được bức tranh đầy đủ hơn về tiềm
năng năng lượng gió của Việt Nam.
Năm 2007, Bộ Công Thương với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đã tiến hành
đo gió tại 3 điểm, góp phần vào xác định tiềm năng gió của Việt Nam. Chương trình
được từ vấn quốc tế AWS TruePower và GPCo phối hợp với công ty Tư vấn Điện 3
(PECC3) tiến hành trong 2 năm. Kết quả đo đạc này và các số liệu khác đã được Bộ
Công Thương sử dụng để cập nhật Atlas gió cho Việt Nam, đơn vụ thực hiện là
AWS TruePower-tiền thân là TrueWind Solutions - cũng là đơn vị xây dựng Atlas
gió cho 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam năm 2001. So sánh với kết quả nghiên cứu
cũ, kết quả đánh giá này thận trọng hơn nhiều.

Bảng 3. Tóm lược tiềm năng năng lượng gió tại độ cao 80m theo Atlas gió mới

18 | P a g e

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Nguồn: AWS TruePower, 2011. Wind resource atlast of Vietnam. 463 New
Karner Road, Albany, New York 12205
Dự án năng lượng gió GIZ/MOIT, với trọng tâm là xây dựng khung chính sách
và hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới gần đây cũng quyết định bổ sung ngân sách
để tiến hành đánh giá tiềm năng gió. Theo đó, 13 địa điểm sẽ được lựa chọn để đo
gió trong vịng ít nhất 1 năm. Ba cột đo gió hiện có của Bộ Cơng Thương sẽ được tái
sử dụng cho chương trình đo đạc này. Dự án cũng xem xét tới xây dựng Atlas gió
khu chương trình khảo sát kết thúc.
Như vậy, thực tế cho đến nay vẫn chưa có đánh giá chính thức nào về tiềm
năng gió của Việt Nam, một số tổ chức đã được ra ước tính của riêng mình dựa trên
tình hình phát triển thực tế ở các địa phương, với mức công suất dao động trong
khoảng 10.000-20.000MW.
b) Sự phát triển năng lượng gió tại Việt Nam:
Theo GreenID, tiềm năng kỹ thuật của năng lượng gió ở Việt Nam là khoảng
27.750 MW. Việt Nam có lợi thế rất lớn về gió, với bờ biển dài hơn 3000km và
nhiều hải đảo với vận tốc gió thổi trung bình quanh năm từ 5m/s trở lên. Tuy nhiên,
sự phát triển công nghệ điện gió vẫn chưa tương xứng với tiềm năng này. Hiện nay
trên cả nước có khoảng trên dưới 50 dự án về điện gió [6-9]. Các dự án tiêu biểu bao
gồm:
- Dự án điện gió Tuy Phong - Bình Thuận: Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo
Việt Nam (REVN) phát triển với tổng mức đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng và công

19 | P a g e

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

suất 120MW bao gồm 80 tuabin điện gió 1,5MW. Giai đọan 1 đã hoàn thành vào
năm 2011 với 20 tuabin hiện đang hoạt động khá tốt.
- Dự án điện gió Bạc Liêu: Công ty TNHH Xây Dựng – Thương mại & Du
Lịch Công Lý phát triển với tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng và công suất
99.2MW. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án với 10 turbin gió, cơng suất
mỗi tuabin là 1.6MW. Giai đoạn 2 đã bắt đầu khởi công vào tháng 8/2013 với tổng
cộng 52 turbin gió.
- Dự án điện gió Phú Quý - Bình Thuận: Tổng cơng ty Điện lực dầu khí Việt
Nam đầu tư với công suất 6MW sử dụng tuabin loại 2,0MW.

Hình 4: Vị trí các dự án điện gió tại Việt Nam.
Việt Nam với đặc điểm địa lý lợi thế, đường bờ biển trải dài hơn 3.000 km và
khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, đã được khảo sát và đánh giá có tiềm năng gió lớn
trong khu vực. Việc xây dựng các nhà máy điện gió là một giải pháp hợp lý, đóng
góp tăng đáng kể nguồn sản xuất điện của Việt Nam trong những năm tới.

20 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Theo Quy hoạch điện VII Điều chỉnh, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
năm 2016, Việt Nam sẽ phát triển 800 MW điện gió vào năm 2020, chiếm khoảng
0,8% tổng nhu cầu điện khi đó. Mục tiêu là phát triển 2.000 MW điện gió vào năm
2025 và 6.000 MW vào năm 2030. Dự thảo Quy hoạch điện VIII (đang được hồn

thiện) đã đưa mục tiêu phát triển điện gió lên tới trên 11.000 MW vào năm 2025.
Theo Bản đồ Gió Tồn cầu (Global Wind Atlas) ước tính, hơn 39% diện tích
của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 6 m/s ở độ cao 65 m và hơn
8% diện tích đất liền của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm trên 7 m/s.
Điều này tương ứng với tiềm năng tài nguyên gió là 512 GW và 110 GW. Tiềm năng
kỹ thuật của điện gió trên bờ vào khoảng 42 GW phù hợp với dự án điện gió quy mơ
lớn.
Tiềm năng gió ngồi khơi lớn hơn nhiều so với tiềm năng gió trên bờ do địa
hình bờ biển dài và gió ngồi khơi thường có tốc độ cao, ổn định hơn. Hạ tầng cho
điện gió ngồi khơi và lưới điện cũng ít bị hạn chế bởi vấn đề sử dụng đất.
Điện gió ngồi khơi: Theo báo cáo của Viện Năng lượng năm 2020, tổng tiềm
năng kỹ thuật điện gió ngồi khơi của nước ta là khoảng 160 GW, trong đó Quảng
Ninh (11 GW); Hà Tĩnh (4,4 GW); Ninh Thuận (25 GW); Bình Thuận (42 GW); Trà
Vinh (20 GW).
Viện nghiên cứu Năng lượng bền vững (ISF) ước tính tiềm năng gió ngồi khơi
của Việt Nam có thể lên tới 609 GW, giả thiết chỉ tính đến các khu vực ven biển với
độ sâu tối đa là 50 m và khoảng cách tối đa từ bờ là 70 km (dựa trên dữ liệu khí
tượng năm 2015). Hệ số cơng suất điện gió ở Việt Nam ước tính trung bình vào
khoảng 36% cho khu vực trên bờ và 54% ngoài khơi.
c) Những thách thức trong việc phát triển nguồn năng lượng gió tại Việt Nam:
Điện gió là một trong những ngành công nghiệp tiềm năng và phát triển bền
vững trong tương lai. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này tương đối mới mẻ tại Việt
21 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Nam. Vì vậy, sẽ có những khó khăn và rủi ro nhất định cho việc thành công của một

dự án điện gió. Chúng ta có thể liệt kê các ý chính và các giải pháp thực hiện như
sau:
- Kinh tế và tài chính: Thường một dự án điện gió thành cơng địi hỏi phải đầu
tư cơng suất khá lớn. Tuy nhiên, giá thành đầu tư vào điện gió hiện nay cũng cịn
khá cao (trung bình xấp xỉ khoảng 2.500USD/kW, nghĩa là hơn 50 triệu đồng/kW).
Điển hình như dự án Điện gió Bạc Liêu có tổng mức đầu tư khoảng 5.300 tỷ đồng
với tổng công suất khoảng 99.2MW do công ty TNHH Xây Dựng – Thương mại &
Du Lịch Công Lý thực hiện từ năm 2010 đến nay. Dự án này được sự hỗ trợ từ một
Ngân hàng Hoa Kỳ thông qua sự bảo lãnh cho vay từ Chính phủ. Do đó, giải pháp
thực hiện một dự án điện gió thành cơng thì cần phải có sự hỗ trợ kịp thời về tài
chính của các tổ chức tín dụng uy tín trong nước/quốc tế và của Chính phủ.
- Các thủ tục hành chính và rào cản pháp lý: Đây có thể nói là một trong
những rào cản lớn nhất. Hiện nay, các chính sách về thủ tục đầu tư, hợp đồng/giá cả
mua bán điện giữa chủ đầu tư dự án và Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn
chưa được ban hành một cách đầy đủ. Sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ quyết định
rất lớn đến yếu tố thành công của dự án. Đồng thời, các thủ tục, hành lang pháp lý
cần phải được minh bạch rõ ràng, tạo cơ chế đặc thù cho sự phát triển của ngành
năng lượng xanh này.
- Dòng đời dự án: Các tuabin hầu hết được làm bằng vật liệu thép, phần công
nghệ như máy phát điện, hệ thống cơ và trục trong tuabin cũng như cánh quạt được
thiết kế bằng các vật liệu và có độ bền trong q trình hoạt động khoảng 20 năm. Do
đó, thường một dự án điện gió được quy hoạch phát triển trong khoảng thời gian 2030 năm. Vì vậy, dịng đời dự án là một yếu tố quan trọng trong việc tính tốn điểm
hịa vốn chi phí.

22 | P a g e

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


- Cơng nghệ: Hầu hết các dự án điện gió tại Việt Nam đều nhập khẩu công
nghệ tuabin từ nước ngoài (Hoa Kỳ, Châu Âu,…). Tại Việt Nam, chủ yếu thi cơng
phần đế móng và các phần kết nối với tuabin (đường xá, cống, hệ thống điện, cầu
dẫn, thiết bị giao thơng…). Do đó, chúng ta lệ thuộc vào nước ngồi hồn tồn về
mặt cơng nghệ điện gió. Điển hình như quá trình vận chuyển, lắp dựng các trang
thiết bị của tuabin gió có đặc điểm là trọng tải cao, kích thước lớn… dẫn đến khơng
ít khó khăn cho các nhà thầu thi công.
- Nhân lực: Tại Việt Nam hiện chưa có trường nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực năng lượng “xanh” nên sự thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành là điều tất yếu.
- Dữ liệu không đầy đủ về địa lý, hải triều, tốc độ gió tại các vùng: Hiện nay
chưa có độ tin cậy cao, sự đồng bộ và thống nhất về dữ liệu gió tại các vùng, miền
của Việt Nam. Dẫn đến gây khó khăn và sai lệch cho bước đánh giá ban đầu (tiền
khả thi) của một dự án điện gió. Do đó, Chính phủ cần sớm hỗ trợ các đơn vị liên
quan tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu có chất lượng, qui mô và khả năng ứng
dụng cao. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tạo ra các Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết
kế, thi công, nghiệm thu chất lượng một cơng trình điện gió.
d) Ngun nhân của những thách thức:
Điện gió là ngành cơng nghiệp phát triển muộn hơn so với các ngành khác tại
Việt Nam. Tuy nhiên, cơng nghiệp điện gió trong nước cũng được tập trung đầu tư
tại các vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo; hỗ trợ từ
phía Chính phủ như chính sách, các biện pháp hỗ trợ... Mặc dù vậy, vì là ngành cơng
nghiệp non trẻ nên cịn tồn tại nhiều vấn đề trong các chính sách và phương pháp
quản lý của các chính quyền các cấp. Cụ thể như sau:
- Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam
(2015) còn nhiều kẽ hở, quy định thiếu chặt chẽ .

23 | P a g e

Downloaded by tran quang ()



×