Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.4 KB, 46 trang )

Đề án môn học

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, cạnh tranh đang ngày càng diễn ra gay gắt. Trong điều kiện đó,
năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu trong quá trình tồn tại và phát
triển của các sản phẩm, doanh nghiệp và của quốc gia.
Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện bằng năng lực
tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinh
tế quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới thì năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong
việc duy trì lợi thế cạnh tranh,mở rộng thị phần, thu lợi nhuận. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy nên hầu
hết các quốc gia đều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy
cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN theo
xu hướng mở cửa nền kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, cạnh tranh trong nước và quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, yêu cầu
về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền
kinh tế đặt ra bức xúc: Làm thế nào và bằng cách nào để nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế? Chính vì vậy, Đại Hội X của Đảng nhấn mạnh:
“Chúng ta chủ trương xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia và phát
triển doanh nghiệp, xây dựng một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam có sức
cạnh tranh cao…”

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A


1

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
Đó là lí do em chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ”làm đề
án của mình.
Trong phạm vi của đề án môn học, em xin trình bày một cách ngắn
gọn ý kiến của mình, hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Vũ Anh Trọng đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình làm đề án. Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến
đóng góp quý giá của thầy đã giúp em hoàn thành đề án của mình.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

2

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học

CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH
TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY

1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện nay
1.1 Khái lược về lý thuyết cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có
ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế ở quốc gia. Việc
nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết cạnh tranh cũng
xuất hiện từ sớm với các trường phái nổi tiếng: lý thuyết cạnh tranh cổ
điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại.


Lý thuyết cạnh tranh cổ điển

Lý thuyết cạnh tranh cổ điển ra đời gắn với sự hình thành của chủ
nghĩa tự do kinh tế cổ điển vào thế kỉ XVII ở Anh, với các đại biểu xuất sắc
là: Adam Smith(1723-1790), John Stuart Mill( 1806-1873) và các nhà kinh
điển như: C.Mac, Ph.Anghen. Trong lý thuyết cạnh tranh của mình, Adam
Smith chủ trương tự do cạnh tranh và coi cạnh tranh có vai trò quan trọng
trong điều tiết cung-cầu, cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế nói
chung cũng như từng mặt cụ thể như lao động, tư bản…
Lý thuyết cạnh tranh của C.Mac gắn với học thuyết giá trị thặng dư đặt
trong điều kiện kinh tế tư bản chủ nghĩa thời kì tự do cạnh tranh. Trong lý
luận cạnh tranh của mình, C.Mac chỉ ra rằng, cạnh tranh kinh tế là sản
phẩm của kinh tế hàng hóa và cạnh tranh là một quy luật cùng tác động với
quy luật giá trị thặng dư, lấy quy luật giá trị làm tiền đề. Ông chỉ ra rằng,
cạnh tranh có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, cạnh tranh có
tác dụng điều tiết, phân phối các yếu tố sản xuất, kích thích lực lượng sản
xuất phát triển, cạnh tranh là sức mạnh thúc đẩy gia tăng giá trị thặng dư
tương đối, thúc đẩy quá trình lưu thông các yếu tố sản xuất, là cơ chế điều
tiết, phân phối lợi nhuận. Về mặt tiêu cực, cạnh tranh trong điều kiện kinh
tế tư bản tự do vô chính phủ có thể dẫn tới phân phối lao động và các yếu

tố sản xuất bất hợp lý.
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

3

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học


Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển

Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển gắn với kinh tế học tân cổ điển ở các
nước phương Tây cuối thế kỉ XIX, chủ yếu nghiên cứu các hành vi kinh tế,
lý thuyết sản xuất và phân phối ở cấp độ vi mô trong điều kiện chủ nghĩa tự
do kinh tế chiếm ưu thế áp đảo. Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển gắn với
các tên tuổi nổi tiếng như: W.S.Jeios, A.Cournot… Lý thuyết cạnh tranh
dựa trên cơ sở thị trường tự do và cạnh tranh hoàn hảo. Trong điều kiện đó,
sản xuất được điều khiển bởi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thông
qua thị trường, người sản xuất điều chỉnh quy mô sản xuất tới điểm tối ưu,
tại đó doanh thu cận biên ngang bằng chi phí cận biên. Lý thuyết này phân
tích phân phối nguồn lực ở trạng thái tĩnh, không làm rõ được các vấn đề
trong điều kiện cạnh tranh không hoàn hảo( có độc quyền).


Lý thuyết cạnh tranh hiện đại

Lý thuyết cạnh tranh hiện đại hình thành giữa thế kỉ XX và tồn tại đến

nay, gắn với các tên tuổi: R.Boyer, M.Aglieta, Micheal Porter… Lý thuyết
cạnh tranh hiện đại gắn liền với kinh tế thị trường hiện đại.
Một số nội dung cơ bản về lý thuyết cạnh tranh trong điều kiện kinh tế
thị trường hiện đại như sau:
- Cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất yếu, là quy luật cơ
bản trong kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh có tính chất hai mặt. Cạnh tranh là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy các chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả hơn trên cơ sở nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả vì sự sống còn và phát triển của mình.
Tuy nhiên, cạnh tranh cũng dẫn đến tranh giành, khống chế lẫn nhau, tạo
nguy cơ rối loạn thậm chí làm đổ vỡ lớn. Để phát huy mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực phải duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, kiểm
soát độc quyền, xử lý cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể.
- Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh chuyển từ đối kháng sang cạnh
tranh trên cơ sở hợp tác, cạnh tranh bằng mẫu mã, chất lượng, giá cả và các
dịch vụ hỗ trợ. Bởi lẽ, khi đối thủ cạnh tranh quá nhiều thì việc tiêu diệt các
đối thủ khác là vấn đề không đơn giản.
1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đề cập lần đầu
tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

4

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
tranh đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, có nhiều cách quan

niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm
khá phổ biến hiện nay, theo đó, năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ và khả năng “ thu lợi” của doanh
nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu
trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác. Theo đó, năng lực cạnh tranh
là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại
về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy chỉ mang
tính tương đối, khó định lượng được.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế(OECD), năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu
tố sản xuất có hiệu quả làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong
điều kiện cạnh tranh quốc tế. Quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện
các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc duy trì và nâng cao
lợi thế cạnh tranh. Như vậy, cho đến nay, quan niệm về năng lực cạnh tranh
vẫn chưa được hiểu thống nhất. Đối với Việt Nam hiện nay, với trình độ
phát triển kinh tế còn thấp nhưng lại đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế - cạnh tranh gay gắt, việc đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh cho
phù hợp với bối cảnh hiện nay là không hề đơn giản vì:
- Năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành
giữa các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố
sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng khả năng
sinh tồn của sản phẩm, khả năng tạo sản phẩm mới.
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương
thức cạnh tranh cho phù hợp, bao gồm những phương thức truyền thống và
phương thức hiện đại, không chỉ dựa vào lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế

cạnh tranh, quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp như sau: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

5

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản
phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao và bền vững.”
2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.1Khả năng thu hút nguồn lực
Khả năng thu hút các nguồn lực không chỉ nhằm đảm bảo các điều
kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành bình thường mà còn thể
hiện năng lực cạnh tranh thu hút đầu vào của doanh nghiệp. Nhờ việc thu
hút các đầu vào của doanh nghiệp có chất lượng cao như trình độ công
nghệ cao, công nghệ hiện đại, vật tư nguyên vật liệu, nguồn vốn… mà
doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng, năng suất lao động, hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Đây là tiền đề nhằm đảm bảo nâng cao năng lực cạnh
tranh trong dài hạn.
2.2 Năng suất các yếu tố sản xuất
Năng suất các yếu tố sản xuất thể hiện ở các chỉ tiêu như: chỉ tiêu năng
suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng khoa học máy móc kĩ thuật.
Năng suất phản ánh lượng các yếu tố đầu ra so với các yếu tố đầu vào, là
chỉ tiêu phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh

nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu này phản ánh năng lực đáp ứng nhu cầu kế
hoạch chi phí trên đơn vị sản phẩm và đơn vị thời gian. Do đó, năng suất
mặt lượng của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện: năng suất
lao động, hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản cố định.
2.3 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Do nhiệm vụ cơ bản của doanh nghiệp
là sản xuất kinh doanh nên nếu sản phẩm của doanh nghiệp có sức cạnh
tranh thấp thì sức cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao được. Năng
lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện ở các yếu tố: chất lượng sản phẩm,
giá cả hợp lý, mẫu mã phù hợp đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chất lượng
sản phẩm là một chỉ tiêu tổng hợp gồm nhóm các chỉ tiêu thành phần là các
chỉ tiêu kinh tế( chi phí sản xuất, chi phí đảm bảo chất lượng…), chỉ tiêu kĩ
thuật( công dụng, thẩm mĩ…). Phần lớn các chỉ tiêu này được so sánh với
tiêu chuẩn của ngành, kinh tế, quốc tế. Ngoài ra, giá cả vẫn là chỉ tiêu quan
trọng trong cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu có cùng chất
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
Lớp: QTKD TH
6
48A


Đề án môn học
lượng như nhau thì hàng hóa nào có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh
hơn. Điều này không xảy ra ở những nước phát triển mà chỉ ở những nước
đang phát triển.
2.4 Năng lực quản lý và điều hành của các doanh nghiệp
Năng lực điều hành quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện
ở tỷ lệ số người được đào tạo bài bản trình độ quản lý, trình độ học vấn,
trình độ đào tạo nghề. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý được thể hiện

bằng những kiến thức cần thiết để điều hành thực hiện các công việc đối
nội và đối ngoại của doanh nghiệp, qua việc hoạch định và thực hiện chiến
lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động lực cho lao động; thể hiện ở
việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ ràng
chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy
quản lý theo hướng tinh, nhanh, gọn và hiệu quả cao sẽ giảm được chi phí
nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua khả
năng xây dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, khách hàng (so với đối thủ cạnh
tranh) và đạt được các mục tiêu doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
trong nước và quốc tế.
Với các tiếp cận này, khi nghiên cứu các giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không nghiên cứu các yếu tố bên
trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao
gồm: các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.
3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp.
 Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp.
Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là nhân tố có tính
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Trình độ tổ chức, quản lý
của doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt:

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

7


Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
- Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: được thể hiện bằng những kiến
thức cần thiết để quản lý và điều hành, thể hiện các công việc đối nội và
đối ngoại của doanh nghiệp.
- Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp: thể hiện ở việc sắp
xếp, bố chí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng,
nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý của
doanh nghiệp theo hướng tinh, gọn, nhẹ và hiệu lực cao có ý nghĩa quan
trọng không chỉ đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng,
chính xác mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp.
Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc
hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp…
điều này có ý nghĩa đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do có có tác động mạnh đến việc nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
 Trình độ thiết bị, công nghệ.
Trình độ thiết bị, công nghệ có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản
xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất ,hạ giá thành sản
phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi thế quan trọng đối với sản
phẩm của doanh nghiệp cần có thông tin về công nghệ, chuyển giao công
nghệ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư đổi mới công nghệ
đồng thời cần đào tạo nâng cao trình độ tay nghề để sử dụng có hiệu quả.


Trình độ lao động trong doanh nghiệp.


Lao động là yếu tố quyết định của lực lượng sản xuất, có vai trò quan
trọng trong sản xuất xã hội nói chung và trong cạnh tranh kinh tế hiện nay.
Trong doanh nghiệp, lao động vừa là yếu tố đầu vào, vừa là hiện tượng trực
tiếp sử dụng phương tiện thiết bị để sản xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Do vậy, trình độ của lực lượng lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh,
doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo cả chất lượng và số lượng lao động,
nâng cao tay nghề của người lao động.
 Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, khả
năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, năng lực quản lý tổ chức…
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

8

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
trong doanh nghiệp. Việc sử dụng vốn có hiệu quả, quay vòng vốn nhanh
…có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm chi phí vốn, giảm giá thành sản
phẩm.
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp phản ánh sức mạnh kinh tế của
doanh nghiệp, là yêu cầu đầu tiên bắt buộc các doanh nghiệp phải có nếu
muốn doanh nghiệp thành công trong kinh doanh và nâng cao năng lực
cạnh tranh. Do vậy, để nâng cao năng lực tài chính, doanh nghiệp phải
củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới
nhiều hình thức, phải sử dụng có nhiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh

doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, ngân hàng và người
cho vay.
 Năng lực marketing.
Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị
trường, khả năng thực hiện chiến lược 4P (giá, sản phẩm, phân phối và xúc
tiến). Khả năng marketing tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần tăng doanh thu, tăng thị
phần, nâng cao vị thế doanh nghiệp.
 Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp.
Là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành như năng lực nghiên
cứu, thiết bị, tài chính, cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Năng lực
nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong việc cải tiến công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã. Nghiên cứu và phát
triển là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp.
3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp.


Thị trường.

Thị trường là môi trường kinh doanh rất quan trọng của doanh nghiệp.
Thị trường vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm đầu vào thông qua hoạt
động mua bán hàng hóa, dịch vụ đầu ra và các yếu tố đầu vào. Thị trường
đồng thời còn là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động của doanh
nghiệp, thông qua mức cầu, giá cả, lợi nhuận…để đảm bảo hướng chiến
lược kế hoạch hóa kinh doanh. Như vậy, sự ổn định của thị trường có ý
nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh doanh nghiệp nói chung
và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Điều quan trọng là
tạo lập môi trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lý, cải tiến
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân

48A

9

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
quá trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới đa dạng hóa sản
phẩm…tạo động lực doanh nghiệp vươn lên.


Thể chế, chính sách.

Thể chế chính sách là tiền đề quan trọng cho hoạt động của doanh
nghiệp. Nội dung của thể chế , chính sách bao gồm các quy đinh của luật
pháp, các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư kinh doanh đối với
hàng hóa, dịch vụ, ngành nghề… Thể chế, chính sách bao gồm pháp luật,
chính sách về đầu tư tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, nghĩa là các biện
pháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Do vậy đây là nhóm yếu tố quan trọng và bao quát nhiều
vấn đề liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và nâng cao sức
cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng.
Kết cấu hạ tầng gồm hạ tầng vật chất- kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bao
gồm hệ thống giao thông, mạng lưới điện, hệ thống thông tin, hệ thống giáo
dục đào tạo…đều ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh, tới năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ở khu vực có cơ sở hạ tầng phát
triển có dân cư đông đúc, trình độ dân trí cao, được chăm sóc sức khỏe đầy
sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh, bởi vậy mà nhiều doanh nghiệp FDI đều
thích dầu tư vào những vùng có hệ thống giao thông, thông tin phát triển và

trình độ dân trí cao. Và đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động bình thường
và nâng cao năng lực cạnh tranh cần có hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng,
chất lượng tốt. Điều đó đòi hỏi sự đầu tư đúng mức để phát triển kết cấu hạ
tầng- xã hội.


Trình độ nguồn nhân lực

Trình độ nguồn nhân lực của quốc gia nói chung có vai trò rất quan
trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong nền sản xuất hiện
đại, đặc biệt là trong xu hướng chuyển sang nền kinh tế tri thức thì chất
lượng nguồn nhân lực quốc gia hay của một vùng lãnh thổ là một yếu tố
được quan tâm nhất. Khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, trình độ, trình
độ và các điều kiện nguồn nhân lực thể hiện ở kỹ năng của nguồn nhân lực,
mức lương, hệ thống lương, điều kiện làm việc, sức khỏe, an toàn, đầu tư
cho đào tạo, vai trò công đoàn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần
chú trọng giai đoạn đào tạo, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, các hoạt
động đào tạo phát triển thông qua cơ chế chính sách và biện pháp khác của
nhà nước.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

10

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
4. Hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp Việt Nam
4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và những tác dộng đối với những
doanh nghiệp Việt Nam
4.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?
Hội nhập kinh tế quốc là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các
tổ chức quốc tế khu vực toàn cầu trong đó các thành viên quan hệ với nhau
theo những quy định chung.
4.1.2 Sự cần thiết phải hội nhập
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan cảu
thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa thúc đẩy hợp tác,
vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế có ỹ nghĩa quan trọng đối với các nước
đang phát triển, nhất là đối với Việt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Tính đinh hướng xã hộ chủ nghĩa của
nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang theo đuổi thể hiện ở mục tiêu xây
dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và
công bằng xã hội, đồng thời phải đảm bảo được vai trò định hướng và điều
tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nếu nói không sai, thì trên thực tế Việt Nam đã hội nhập kinh tế thế
giới từ lâu, nhưng vẫn ở trình độ thấp, sơ khai. Hiện nay, tuy kinh tế Việt
Nam tham gia vào AFTA, ASEAN nhưng sự tham gia đó vẫn dừng ở phạm
vi hẹp, hiện đại hóa đất nước trước yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường
theo đinh hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta không thể không đầy nhanh tốc
độ, quy mô hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ VIII, IX và X đều khẳng định phải “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và trên thế giới”, với quy mô rộng hơn và trình độ sâu hơn.
Chỉ khi hội nhập kinh tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế
đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử
không công bằng. Hiện nay Tổ chức thương mại thế giới WTO đã thao

túng tới 95% kim ngạch buôn bán thế giới, nhưng nếu chúng ta còn đứng
ngoài tổ chức này thì tất nhiên sẽ rất yếu trong giao thương.
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

11

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tranh thủ
được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chỉ có hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta mới mở rộng được thị trường
xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa
hội nhập do đó, không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn
để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ỏ nước ta.
Rõ ràng, hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu nội sinh của bản thân nền
kinh tế nước ta, chứ không phải do chúng ta bị o ép, bị bắt buộc. Thời cơ
đang đến, yêu cầu của chính bản thân đòi hỏi , không còn sự lựa chọn ưu
việt nào hơn. Vấn đề đặt ra là chúng ta lựa chọn thế nào để vừa hội nhập
phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc lập tực chủ, vẫn hội nhập mà
không đánh mất truyền thống, hội nhập mà an ninh trật tự xã hội được bảo
đảm, hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển.
Chúng ta có nhiều lợi thế để bước vào hội nhập. Nếu biết vận dụng
đúng lợi thế, chúng ta có thể mạng về con người, về lao động với trí thông
minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, cần cù. Đất nước ta nằm ở vị trí chiến lược
trong bản đồ phát triển kinh tế thế giới và khu vực. Nằm ở vùng trung tâm
của biển Thái Bình Dương, nơi hội tụ các luồng vận tải biển quốc tế, nơi

giao thoa của các dòng chảy thương mại Âu – Á, Mỹ – Á, Đại Dương - Á
và Phi – Á. Mặt khác tài nguyên của nước ta rất đa dạng, phong phú và trữ
lượng ở dạng tiềm năng lớn. Do vậy xét trên tổng thể, nếu chúng ta vạch ra
được một lộ trình hội nhập hợp lý và tổ chức thực hiện tốt lộ trình đó, tất
yếu những lợi thế trên sẽ được phát huy tối đa giúp ta có thể vượt qua khó
khăn để tạo ra năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh mới, để từ đó có chỗ
đứng vững chắc trên thị trượng quốc tế.
4.2 Cơ hội và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất
yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là
sự ra đời và phát triển của Tổ chứng Thương mại (WTO). Tham gia vào Tổ
chức thương mại thế giới, nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn như
sau:
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

12

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
Một là, được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước
thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ
mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này,
không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng
xuất khẩu và trong tương lai- với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và nền
kinh tế nước ta- mở rộng kinh doanh dịch vụ ra biên giới quốc gia. Với một
nền kinh tế có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta, kim ngạch xuất khẩu
luôn chiếm trên 60% GDP thì điều này là đặc biệt quan trọng, là yếu tố để

đảm bảo tăng trưởng.
Hai là, với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị
trường định hướng XHCN và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế
quản lý theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh ngày càng được
cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy tiềm năng
của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước
ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn khoảng cách phát triển.
Ba là, gia nhập WTO, chúng ta có được những lợi thế bình đẳng như
các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu,
có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng
hơn, hợp lý hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh
nghiệp. Đương nhiên kết quả đấu tranh còn tùy thuộc vào thế lực của ta,
vào khả năng tập hợp lực lượng và năng lực quản lý của ta.
Bốn là, mặc dù chủ trương của ta là chủ động đổi mới, cải cách thể chế
kinh tế ở trong nước để phát huy nội lực và hội nhập với bên ngoài nhưng
chính việc gia nhập WTO, hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như tiến
trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của ta đồng bộ
hơn, có hiệu quả hơn.
Năm là, cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20
năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường
quốc tế, tạo điều kiện cho ta triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo
phương châm: VIỆT NAM mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các
nước trong cộng đồng thế giới vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

13


Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO
mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu, nhất là
trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý
Nhà nước còn yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng
lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhấp, từ những tác động tiêu cực
tiềm tàng của chính quá trình hội nhập.
Một là, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên
bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với
sản phẩm của các nước khác, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp
các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta
do thuế nhập khẩu phải cắt giảm từ mức trung bình 17.4% hiện nay xuống
mức trung bình 13.4% trong vòng 3-5 năm tới, nhiều mặt hàng còn giảm
mạnh hơn.
Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh
nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa Nhà nước và Nhà
nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển
nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. Chiến lược phát triển
có phát huy được lợi thế so sánh hay không, có thể hiện được khả năng “
phản ánh vượt trước” trong một thế giới biến đổi nhanh chóng hay không?
Chính sách quản lý có tạo được chi phí giao dịch xã hội thấp nhất cho
sản xuất kinh doanh hay không, có tạo dựng được môi trường kinh doanh,
đầu tư thông thoáng, thuận lợi hay không?.vv.. Tổng hợp các yếu tố cạnh
tranh trên đây sẽ tạo được sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế, sức cạnh
tranh quốc gia.
Hai là, trên thế giới, sự “ phân phối” lợi ích của toàn cầu hóa là không

đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít
hơn. Ở mỗi quốc gia, sự phân phối lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ
phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của
toàn cầu hóa, nguy cơ phá sản của một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ
thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi
phải có chính sách phúc lợi và an ninh xã hội đúng đắn, phải quán triệt và
thực hiện tốt chủ trương của Đảng: “ Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

14

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước
phát triển”.
Ba là, hội nhập kinh tế trong một thế giới toàn cầu hóa, tính tùy thuộc
lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước
sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính
sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ
chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế phải có khả năng phản ứng tích
cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị
trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp
luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa
nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải vươn lên mạnh
mẽ.
Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc
bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và

truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo
đồng tiền.
Như vậy, việc gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội
lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Cơ hội tự nó không
biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà phụ thuộc vào khả năng
tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác
động của nó đến đâu còn tùy thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta.
Cơ hội và thách thức không phải “ nhất thành bất biến” mà luôn vận
động, chuyển hóa và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho
ngành khác phát triển. Tận dụng cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua
và đẩy lùi thách thức, tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng
được cơ hội, thách thức sẽ lấn át, cơ hội sẽ mất đi, thách thức sẽ chuyển
thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. Ở đây, nhân tố chủ quan,
nội lực của đất nước, tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là quyết
định nhất.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

15

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM
1. Thực trạng của doanh nghiệp Việt Nam

1.1 Số lượng, quy mô và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh và ngày càng chiếm
vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế
Theo tổng cục thống kê, số lượng doanh nghiệp thực tế đang hoạt
động trong cả nước theo loại hình doanh nghiệp trong những năm gần đây
tăng nhanh. Chỉ tính đến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tư cách
pháp nhân đang hoạt động ( không tính các chi nhánh doanh nghiệp, các
doanh nghiệp đã cấp phép nhưng chưa đi vào hoạt động, các doanh nghiệp
đã giải thể, phá sản) có đến ngày 31/12 hàng năm như bảng sau:
Bảng 1: Số doanh nghiệp thực tế hoạt động trong cả nước

- Kết quả tổng điều tra sơ bộ từ năm 2002 đến nay cho thấy, trong 5
năm qua số cơ sở sản xuất kinh doanh đã lên tới 3.935.078, tăng 44.7%. Số
lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp là 182.888, tăng
83.4%. đáng chú ý là sau 5 năm, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh
thuộc DNNN đã giảm 12.3%, số lao động giảm 8.3% trong khi các cơ sở
sản xuất kinh doanh thuộc doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng mạnh so với
các số liệu tương ứng là 140.3% và 166.3%; các doanh nghiệp có vốn FDI
đạt 7075, tăng 98.3% thu hút thêm 1 triệu lao động.
- Về loại hình doanh nghiệp, lao động, vốn như bảng 2 dưới đây. Nếu
xét về số lượng doanh nghiệp,DNTN và Cty TNHH chiếm tỷ trọng lớn
nhất với 77.3% cả 2 loại; xét về lao động, DNNN và Cty TNHH, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút nhiều lao động nhất, chiếm tỷ
trọng tương ứng là 32.7%, 25.6%, 19.6%. Xét về vốn và tài sản, doanh
nghiệp có vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất tương ứng là 54.1% và
19.7%.
- Theo báo cáo từ các Sở Kế Hoạch và Đầu tư, trong năm 2007,cả
nước có trên 58.916 doanh nghiệp đăng kí thành lập mới với số vốn đăng kí
hơn 494 ngàn tỷ đồng, trong đó có 10.013 DNTN, 25.756 Cty TNHH 2

thành viên trở lên, 14.733 CTCP, 8.404 Cty TNHH 1 thành viên. Như vậy,
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

16

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
trong 8 năm 2000-2007, toàn quốc có 265.950 doanh nghiệp đăng ký kinh
doanh, tổng số vốn đăng kí gần 970 ngàn tỷ đồng.
Bảng 2: số lượng doanh nghiệp đăng kí kinh doanh giai đoạn 2000-2007
Năm

Số doanh
nghiệp

Vốn đăng kí (tỷ
đồng)

Vớn trung bình 1
doanh nghiệp (triệu
đồng)

Trước
46700
139531.6
2000
2001

14457
13904,4
2002
19800
25770,1
2003
10803
36736,1
2004
26023
54212,1
2005
36795
75125,0
2006
45162
45754,4
2007
58916
490182
T6/200
78401
1.233.000
8
Ng̀n: Bợ kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê 2007

2983,4
961,8
1301,5
1765,9

2083,2
2041,7
2016,6
8320,0
15726,84

Số lượng các DNNVV được thành lập ngày càng đông, chỉ trong vòng
5 năm trở lại đây kể từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành, đã có trên
200.000 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ được thành lập và trong giai
đoạn 2006-2010 theo kế hoạch phát triển DNNVV được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt sẽ có khoảng 320.000 doanh nghiệp có quy mô tương tự ra
đời.
 Quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, trình độ kỹ thuật và công nghệ
thấp
Cũng theo kết quả cuộc điều tra nói trên thì năm 2005, số DNNVV
chiếm tới 96.81% tổng số doanh nghiệp của cả nước( theo tiêu chí: có từ
300 lao động trở xuống và vốn dưới 10 tỷ đồng là thuộc DNNVV). Trong
đó số doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm tới 51.3% tổng số và số
doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41.8%. Bình quân 1 doanh
nghiệp chỉ có 55 lao động và 23.7% tỷ đồng vốn, trong đó DNNN là 499
lao động và 355 tỷ đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 330 lao
động và gần 100 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ theo vốn khá ổn định,
trong khi đó, tỷ trọng doanh nghiệp nhỏ theo lao động lại có xu hướng tăng
lên.
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

17

Lớp: QTKD TH



Đề án môn học
Quy mô doanh nghiệp cũng có sự khác biệt theo loại hình doanh
nghiệp. Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê, năm 2005 cả nước có
64.4% DNNN, 98.7% HTX, 99.6%DNTN, 98.4% công ty TNHH, 95.7%
CTCP có quy mô nhỏ và vừa. Như vậy, phần lớn các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh có quy mô nhỏ và vừa.
Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vốn và
lao động rất hạn chế. Đây là một bất lợi khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn
vào khu vực quốc tế.
Trình độ kỹ thuật, công nghệ được xem xét qua việc trang bị tài sản cố
định của doanh nghiệp cũng ở mức khá thấp. Năm 2005, bình quân 1 lao
động chỉ đạt 152.7 triệu đồng giá trị tài sản cố định và đầu tư dài hạn, trong
đó DNNN là 66 triệu đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 221
triệu đồng. Số doanh nghiệp có giá trị tài sản cố định dưới 5 tỷ đồng chiếm
tới 86% tổng số doanh nghiệp.


Về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Xét theo số lượng doanh nghiệp, có tới 81.7% doanh nghiệp tập trung
vào 5 ngành trong tổng số 21 ngành của cả nước: thương mại (39.3%);
công nghiệp chế biến (22.9%); xây dựng (13.4%); kinh doanh tài sản và
vận tải(6.7%).
Xét theo số lao động, các doanh nghiệp tập trung vào 5 ngành: công
nghệ chế biến( 50.1%); xây dựng( 16.3%); tài chính(12.7%); thương
nghiệp(10.3%); vận tải(7.4%).
Xét theo vốn kinh doanh, các doanh nghiệp tập trung vào: tài chínhtín dụng(33.8%); công nghệ chế biến(25%); thương nghiệp (10.3%); xây
dựng(8.2%); vận tải(6%).

Xét theo vốn cố định, có 5 ngành hàng đầu: công nghệ chế biến, điện,
tài chính, vận tải, công nghệ khai thác.
Nhìn chung, các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động chủ yếu trong
nghành nghề truyền thống. Tỷ trọng doanh nghiệp hoạt động trong ngành,
lĩnh vực hiện đại chưa có nhiều. Đó chính là sự lạc hậu trong cơ cấu ngành
của các doanh nghiệp Việt Nam.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

18

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
1.2 Số lượng về vốn, lao động của các doanh nghiệp Việt Nam
Lao động và vốn là những đầu vào rất quan trọng của doanh nghiệp, là
chỉ tiêu thực hiện quy mô, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Về nguồn vốn: Nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu và vốn cho vay. Tổng
nguồn vốn sản xuất kinh doanh là 50.112 tỷ đồng, tăng 21.7% so với cuối
năm 2006, bình quân từ 2004-2006 tăng 25.6%/năm. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu
không cao, có xu hướng giảm. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp tăng
sử dụng vốn vay, đó là xu hướng bình thường trong nền kinh tế thị trường.
Khi các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay thì rủi ro cao,
phải trả lãi suất ngân hàng, do đó các doanh nghiệp có nguy cơ lệ thuộc vào
mô trường bên ngoài.
Về lao động: số lao động trong các doanh nghiệp tăng nhanh. Năm
2004: 5.426.485 người, đến năm 2005: 6.243.540 người và đến năm 2006
là 6.722.224 người, tốc độ tăng bình quân là 12.8%/năm. Lao động bình

quân 1 doanh nghiệp khá thấp. Năm 2005 là 55 người/DN; năm 2006 là
51.18 người/ DN. Ngoài ra, số lao động trong doanh nghiệp hiện nay chiếm
tỷ trọng chưa cao trong tổng số lực lượng lao động cả nước khoảng 35 triệu
người.
1.3 Một số kết quả hoạt động
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trong chỉ tiêu cơ bản của
doanh nghiệp: doanh thu thuần, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước. Tuy
nhiên, doanh thu bình quân 1 doanh nghiệp khá thấp: 19 tỷ/ DN. Điều đó
thể hiện năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
Nộp ngân sách gồm thuế và các khoản phải nộp khác. Tổng số nộp ngân
sách Nhà nước của doanh nghiệp năm 2004 là 138.709 tỷ đồng; năm 2005
là 158.659 tỷ đồng và đến năm 2006 là 192.709 tỷ đồng với mức bình quân
là 9.6%/ năm( chưa tính yếu tố lạm phát), bình quân 1 doanh nghiệp nộp
ngân sách từ 1.7-2.2 tỷ đồng.
Nhìn tổng thể, các kết quả đạt được của các doanh nghiệp là khách
quan và có xu hướng tích cực, mức tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản là khá
cao. Tuy nhiên, các chỉ số bình quân trên 1 doanh nghiệp lại khá thấp phản
ánh năng lực và hiệu quả của doanh nghiệp chưa cao.

SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

19

Lớp: QTKD TH


Đề án môn học
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
2.1 Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của

doanh nghiệp
2.1.1 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Việt Nam

Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị phần
Thị phần là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu của năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế, thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị phần trong nước, quốc tế của nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã tăng lên rất lớn.
Trên thị trường nội địa, 1 số ít thương hiệu nổi tiếng như: Cao su Sao
Vàng, Casumina… đã cạnh tranh thắng lợi đối với hàng Trung Quốc và
chiếm 70% thị phần trong nước. Sản phẩm động cơ nhỏ, nhựa, bánh kẹo,
bia, pin… của doanh nghiệp đã chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường
trong nước.
Trên thị trường quốc tế, Việt Nam có quan hệ thương mại với >160
nước trên thế giới. Hàng hóa đã thâm nhập vào các thị trường khó tính như
Mỹ, EU, Đức, Nhật Bản… Tuy nhiên, đến nay, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam còn nhỏ bé so với khu vực và trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đã tăng từ 2.4 tỷ USD trong năm 1990 lên đến 5.4 tỷ USD năm
1995,lên gần 14.5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32.5 tỷ USD năm 2005, lên
trên 39.8 tỷ USD trong năm 2006 và 47.5 tỷ USD trong năm 2007.
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam còn hạn chế, xuất khẩu sản
phẩm thô, sản phẩm sơ chế và nguyên vật liệu thô chiếm tỷ trọng lớn. Các
mặt hàng đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn như điện tử, phụ tùng, dây điện,
cáp điện chỉ chiếm 6-7%. Thị phần hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt
Nam tại 1 số thị trường còn nhỏ bé. Số doanh nghiệp có khả năng xuất
khẩu của Việt Nam còn ít. Các doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng lớn
trong nền kinh tế cả về số lượng và quy mô nhưng chỉ tạo ra 49.6% tổng
giá trị kim ngạch xuất khẩu và chủ yếu tập trung ở các ngành có công nghệ
thấp

Từ đó, có thể thấy, thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị phần của doanh
nghiệp Việt Nam còn thấp, điều đó phản ánh khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Nguyên nhân là do:
SV: Nguyễn Thị Thanh Ngân
48A

20

Lớp: QTKD TH



×