Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Th, Triết học_Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở bình dương hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.68 KB, 104 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mơi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại
của xã hội. Môi trường sống của con người không đơn giản chỉ là môi trường
địa lý, cũng không phải chỉ là môi trường tự nhiên thuần tuý mà là môi trường
tự nhiên - xã hội hay môi trường “tự nhiên người hoá”. “Con người vừa là
sinh vật, vừa là người nhào nặn mơi trường của mình. Mơi trường tạo cho con
người phương tiện sinh nhai về mặt thể chất, ban cho con người cơ hội phát
triển trí tuệ, đạo đức, xã hội và tinh thần” [66, tr.7]. Ngày nay, môi trường
sống của con người và xã hội lồi người được gọi là mơi trường sinh thái.
Nghị quyết 41-NQ/TƯ Bộ Chính trị về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ
cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đã đánh giá:
mơi trường nước ta bị xuống cấp nhanh, có nơi, có lúc đã đến
mức báo động; đất đai bị xói mịn, thối hố; chất lượng các nguồn
nước suy giảm mạnh; khơng khí ở nhiều đơ thị, khu dân cư bị ô
nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải
ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị
khai thác quá mức, không có quy hoạch; đa dạng sinh học bị đe doạ
nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở
nhiều nơi không đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển cơng nghiệp,
dịch vụ, q trình đơ thị hố, sự tăng dân số trong khi mật độ dân số
đã quá cao, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số
vùng nông thôn, miền núi, các thảm hoạ do thiên tai và những diễn
biến xấu về khí hậu tồn cầu đang tăng, gây áp lực lớn lên tài
nguyên và môi trường, đặt công tác bảo vệ môi trường trước những
thách thức gay gắt [58, tr.1].
Khuyết điểm trong công tác bảo vệ mơi trường có cả khách quan lẫn chủ
quan. Nhưng chủ yếu là do chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
công tác bảo vệ môi trường, chưa biến nhận thức, trách nhiệm thành hành
động cụ thể của các ngành, các cấp và mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi


trường; chưa đảm bảo được sự hài hồ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ mơi
trường sinh thái; công tác quản lý của Nhà nước về mơi trường cịn yếu kém,
nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường của Nhà nước, cộng đồng dân cư, các


2
doanh nghiệp còn hạn chế; đặc biệt phải kể đến những nguyên nhân thuộc
lĩnh vực xã hội nhân văn như: văn hoá, đạo đức, pháp luật, tâm lý, lối sống,
phong tục tập quán của con người chưa thay đổi kịp với sự phát triển của xã
hội và của khoa học - công nghệ hiện đại. Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi
trường sống đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách và khó khăn
nhất của thời đại thì giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái cần được đặt
ra một cách nghiêm túc hơn bao giờ hết. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái là một yêu cầu, một yếu tố xã hội - nhân văn vô cùng quan trọng và
cần thiết đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay.
Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng
là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các trường đại học, cao
đẳng. Sinh viên tốt nghiệp ra trường sẽ trở thành các nhà quản lý, những nhà
kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu. Họ sẽ tham gia vào các tổ chức kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội, y tế vào các hoạt động mà ít nhiều có liên quan đến mơi
trường sống. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho đối tượng
sinh viên với mục đích hình thành các “nhà chun mơn thấu hiểu về mơi
trường” có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước.
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và
là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và tồn diện nhất trong lĩnh vực cơng
nghiệp. Do đó, giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường đối với nhân dân trên địa
bàn của tỉnh nói chung, sinh viên ở Bình Dương nói riêng có ý nghĩa rất quan
trọng và vơ cùng cần thiết nhằm góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền
vững của tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung.

Với những lý do trên tác giả chọn “Vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ mơi
trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay” làm đề tài luận văn
thạc sĩ Chuyên ngành Triết học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề bảo vệ môi trường được Đảng, Nhà nước và các nhà
khoa học quan tâm, đặc biệt là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới và đẩy
mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Luật Bảo vệ mơi trường ra đời (năm
1993), tiếp đó là hàng loạt các văn bản dưới luật liên quan đến vấn đề này được


3
ban hành và được tổ chức thực hiện trong phạm vi cả nước. Đặc biệt vào năm
1998, lần đầu tiên Hội nghị khoa học tồn quốc về mơi trường được tổ chức.
Sau đó, hàng loạt các hội nghị, hội thảo quốc gia, quốc tế về môi trường được
tổ chức. Các nhà khoa học và lãnh đạo Sở Khoa học - Cơng nghệ - Mơi trường
các địa phương đã phân tích khá chi tiết hiện trạng môi trường với những biểu
hiện đa dạng của nó đồng thời đề xuất những giải pháp giải quyết và ngăn chặn
thảm hoạ suy giảm môi trường có thể xảy ra.
Chỉ thị về “Tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng
nghiệp hố, hiện đại hố” của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam tháng 6/1998 đã góp phần rất lớn vào việc đẩy mạnh công
tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hố, hiện đại hố.
Ngồi ra, cịn có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về môi trường
được đăng tải dưới các hình thức bài tạp chí, sách chun khảo, luận văn, luận
án... Có thể kể đến một số cơng trình của một số tác giả sau có liên quan ít
nhiều đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu:
- Phạm Thị Ngọc Trầm: “Môi trường sinh thái, vấn đề và giải pháp” Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997.
- Nguyên Văn Tuyên: “ Sinh thái môi trường”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
- Trần Sỹ Phán: “Quan điểm của Mác-Ăngghen về mối quan hệ giữa con

người và tự nhiên”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2006.
- Trần Sỹ Phán (2006) “Đạo đức sinh thái-vấn đề cần được quan tâm”,
Tạp chí Giáo dục lý luận, số 7/2006.
- Phạm Thị Ngọc Trầm: “Đạo đức sinh thái - từ lý luận đến thực tiễn”,
Tạp chí Triết học, số 12/2003.
- Phạm Thị Ngọc Trầm:“Bảo vệ mơi trường-nhiệm vụ chung của tồn
nhân loại”, Tạp chí Cộng sản số 26/2002.
- Hồ Sĩ Quý: “Về đạo đức mơi trường”, Tạp chí Triết học, số 9/2005
- Vũ Minh Tâm: “Xây dựng văn hoá sinh thái – nhân văn ở nơng thơn
Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 2/2005.
- Hồ Văn Vĩnh: “Bảo vệ tài ngun mơi trường vì mục tiêu phát triển bền
vững”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7/2009.
- Vũ Trọng Dung: “Đạo đức sinh thái và giáo dục đạo đức sinh thái”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.


4
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cập đến
vấn đề đạo đức sinh thái nói chung, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái nói riêng và chỉ ra những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay là
phải tăng cường công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
người dân để tạo điều kiện phát triển bền vững. Tuy nhiên, cho đến nay chưa
có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc vấn đề
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện
nay. Vì thế, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài này với hy vọng sẽ góp phần tìm
ra những giải pháp để nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho
đối tượng này.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở phân tích thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh

thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay, chúng tơi đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục ý thức bảo
vệ mơi trường sinh thái cho đối tượng sinh viên nói trên
3.2. Nhiệm vụ
- Phân tích thực trạng cơng tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái cho sinh viên
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Dưới góc độ triết học, luận văn chỉ tập trung làm rõ vấn đề giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương trong giai đoạn
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà


5
nước ta về môi trường, bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, để thực hiện
luận văn này tác giả cịn tham khảo và kế thừa có chọn lọc những cơng trình
khoa học đã cơng bố có liên quan trực tiếp đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với phương
pháp phân tích và tổng hợp, khảo sát, thống kê, so sánh…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Bình Dương là một tỉnh trẻ, năng động, ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái của tầng lớp học sinh, sinh viên chưa cao, việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có ai nghiên cứu vấn
đề này một cách cụ thể và có tác dụng tích cực đến ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái của mỗi cá nhân, đặc biệt là tầng lớp học sinh, sinh viên...
- Luận văn góp phần làm rõ tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay.
- Luận văn góp phần đưa ra những cơ sở khoa học cho việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường sinh thái cho sinh viên ở Bình Dương hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho đối tượng sinh viên
trên.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập môn đạo đức sinh
thái, trong các trường đại học, cao đẳng ở Bình Dương nói riêng, cả nước nói
chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.


6
Chương 1
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ Ý THỨC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
SINH THÁI

1.1.1. Mơi trường sinh thái và vai trị của nó đối với đời sống
con người

1.1.1.1. Môi trường sinh thái
Nhân loại hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề mang
tính tồn cầu. Trong đó có vấn đề mơi trường và ơ nhiễm mơi trường. Tình
trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường sống, suy
giảm đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái... đang đe doạ trực tiếp sự
tồn tại, phát triển của con người. Vì thế, nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nguyên
thủ quốc gia và các nhà khoa học trên thế giới đã lên tiếng cảnh báo về mức
độ nghiêm trọng, những chiều hướng xấu của vấn đề môi trường sinh thái.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm “Môi
trường sinh thái”. Để hiểu rõ hơn khái niệm “Mơi trường sinh thái”, trước hết
chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan như khái niệm “môi
trường”, “môi trường sống”, “môi trường tự nhiên”, “môi trường xã hội”,
“môi trường nhân tạo” và các khái niệm “sinh thái”, “hệ sinh thái”, “sinh thái
học”.
- Môi trường.
* Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rộng và tương đối phức tạp. Tuỳ theo
cách nhìn nhận mối quan hệ của sinh thể với các điều kiện xung quanh và
phạm vi xem xét, nghiên cứu, khái niệm này được hiểu theo nhiều nghĩa khác
nhau.
Theo định nghĩa của UNESCO (năm 1981), “Mơi trường của con người
bao gồm tồn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra,
những cái hữu hình và vơ hình (tập quán, niềm tin...), trong đó con người
sống và lao động, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả
mãn những nhu cầu của mình” [38, tr.11].


7
Luật Môi trường sửa đổi năm 2005 quan niệm: “Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến

đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật” [38, tr.11].
Xem xét môi trường một cách tồn diện hơn, chương trình mơi trường của
UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, khoa học, sinh học,
kinh tế xã hội, tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng” [8, tr.6].
Dưới một góc độ khác, các tác giả cuốn “Tài nguyên môi trường và phát
triển bền vững” do Lê Huy Bá chủ biên, định nghĩa:
Môi trường là tập hợp các thành phần vật chất vô cơ, sinh vật
và con người cùng tồn tại và phát triển trong một không gian và thời
gian nhất định. Giữa chúng có sự tương tác với nhau theo nhiều
chiều mà tổng hoà các mối tương tác đó sẽ quyết định lên chiều
hướng phát triển của tồn bộ hệ mơi trường [9, tr.9].
Báo cáo tồn cầu năm 2000: Môi trường là những vật thể vật lý và sinh
học bao quanh loài người... mối quan hệ giữa loài người và mơi trường của nó
chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa các cá thể người với môi trường bị
xố nhịa đi.
Theo Từ điển bách khoa Larouse, khái niệm môi trường được mở rộng
hơn. Môi trường
là tất cả những gì bao quanh chúng ta hoặc sinh vật. Nói cụ thể
hơn, đó là các yếu tố tự nhiên và nhân tạo diễn ra trong khơng gian
cụ thể, nơi đó có thể có sự sống hoặc khơng có sự sống. Các yếu tố
đều chịu ảnh hưởng sâu sắc của những định luật vật lý, mang tính
tổng quát hoặc chi tiết như luật hấp dẫn vũ trụ, năng lượng phát xạ,
bảo tồn vật chất... trong đó hiện tượng hố học và sinh học là những
đặc thù cục bộ. Môi trường bao gồm tất cả những nhân tố tác động
qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp với sinh vật và quần xã sinh vật [8,
tr.7].
Môi trường là một thể thống nhất bao gồm trong đó nhiều đối tượng tự
nhiên như đất đai, khí hậu, động thực vật, con người và các cơng trình do con
người tạo ra... những yếu tố của mơi trường có quan hệ chặt chẽ với nhau
trong các hệ sinh thái. Bất kỳ sự thay đổi nào của mỗi yếu tố trong môi trường

đều ảnh hưởng đến các yếu tố khác, biến đổi đến môi trường và đến cân bằng


8
sinh thái. Từ khi hình thành và phát triển đến nay, xã hội lồi người đã vượt ra
ngồi khn khổ của giới tự nhiên và nhờ vào lao động của con người mà xã
hội có được khả năng khai thác và điều khiển các quá trình tự nhiên ở những
mức độ khác nhau nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra và phục vụ lợi ích của
xã hội.
Trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố tự nhiên có ảnh
hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội, còn yếu tố xã hội ngày
càng có vai trị quan trọng đối với việc biến đổi và phát triển của tự nhiên.
Trong mỗi giai đoạn phát triển của xã hội, quan hệ giữa xã hội và tự nhiên tuỳ
thuộc vào thiết chế xã hội, tổ chức kinh tế, quốc gia. Con người còn sử dụng
môi trường tự nhiên trong quan hệ với điều kiện của nền kinh tế và các hình
thái ý thức xã hội phù hợp với những đặc điểm văn hoá dân tộc. Con người
đóng vai trị là chủ thể trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Con người
gắn văn hoá, văn minh trong phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.
Với những cách tiếp cận khác nhau, các tác giả trên đã có những định
nghĩa khác nhau về môi trường. Hơn nữa, như Ph.Ăngghen quan niệm “Đứng
về một khoa học mà nói, thì mọi định nghĩa đều chỉ có một giá trị nhỏ thơi”
[43, tr.121]. V.I.Lênin trong “Bút ký triết học” có cùng một ý kiến “Có thể có
nhiều định nghĩa, bởi vì đối tượng có nhiều mặt” [39, tr.256].
Chúng tơi đồng ý với quan niệm của tác giả Lê Huy Bá trong cuốn “Môi
trường” cho rằng:
Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học,
hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con
người. Các yếu tố có quan hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác
động lên các cá thể sinh vật hay con người để cùng tồn tại và phát
triển. Tổng hoà của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này

quyết định chiều hướng phát triển của cá thể sinh vật của hệ sinh
thái và của xã hội con người [8, tr.7].
Liên quan đến khái niệm môi trường, nhưng xem xét ở góc độ hẹp hơn,
đó là khái niệm “môi trường sống”. Theo nghĩa rộng, môi trường sống của
con người là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống,
sản xuất của con người như tài ngun thiên nhiên, khơng khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Với nghĩa hẹp, môi trường sống của con


9
người bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới
chất lượng cuộc sống của con người như diện tích nhà ở, chất lượng bữa ăn
hàng ngày, nước sạch, điều kiện vui chơi giải trí.... Nói tóm lại, mơi trường
sống là tất cả những gì xung quanh chúng ta, tạo điều kiện để chúng ta sống,
hoạt động và phát triển.
- Phân loại môi trường sống
Môi trường sống của con người thường được phân chia thành các loại sau
+ “Môi trường tự nhiên” là toàn bộ các điều kiện tự nhiên bao quanh
sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
mọi sinh vật nói chung, và của con người nói riêng. Mơi trường tự nhiên bao
gồm các yếu tố vô cơ như đất, đá, nước, khơng khí, các yếu tố hữu cơ như
thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn và các yếu tố vật lí: nhiệt, ánh sáng, âm
thanh, các dịng năng lượng...
+ “Mơi trường xã hội” là tổng thể các mối quan hệ giữa con người với
con người. Đó là luật lệ, thể chế, cam kết, quy định ở các cấp khác nhau. Môi
trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn mẫu nhất
định, tạo nên sức mạnh tập thể, thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống
của con người khác với các sinh vật khác.
+ “Môi trường nhân tạo” là bộ phận của môi trường tự nhiên được con
người cải tạo làm thay đổi, hoặc tạo ra các đối tượng mới như đồng ruộng,

làng mạc, thành phố, hầm mỏ, sân bay... Ở đây, con người thực hiện việc khai
thác, sử dụng các điều kiện, các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống
và sự phát triển của mình.
- Khái niệm “sinh thái”, “hệ sinh thái”, “sinh thái học”
Theo Từ điển tiếng Việt năm 2000, do Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung
tâm từ điển học ấn hành thì “sinh thái” là quan hệ giữa sinh vật, kể cả người,
và mơi trường (nói tổng qt) [71, tr.860]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “sinh thái” theo tiếng Hy Lạp là
“oikos” có nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, nơi sinh sống [34, tr.767].
Sinh vật và môi trường xung quanh thường xuyên có tác động qua lại
với nhau tạo thành một đơn vị hoạt động thống nhất. Các sinh vật trong một
đơn vị bất kì như thế sẽ gồm rất nhiều các loại sinh vật sinh sống và đó chính
là quần xã sinh vật, chúng tương tác với mơi trường vật lí bằng các dịng năng


10
lượng và vật chất tạo nên cấu trúc dinh dưỡng và chu trình tuần hồn vật chất
giữa thành phần hữu sinh và vơ sinh thì được gọi là “hệ sinh thái” [85, tr.73].
Một tác giả khác định nghĩa “hệ sinh thái” là quần xã gồm nhiều loại
sinh vật cùng sinh sống trong một sinh cảnh, ở đó có nguồn sống đảm bảo cho
sự tồn tại của quần xã. Quần xã cùng với sinh cảnh của nó tạo thành một hệ
sinh thái. Trong hệ sinh thái, vịng tuần hồn vật chất và dòng năng lượng
được thực hiện.
Hệ sinh thái = Quần xã + Sinh cảnh
“Sinh thái học” là “oikoslogos”, ở đây “logos” có nghĩa là khoa học về
các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường xung quanh. Sinh thái học
nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường trọn vẹn và của từng yếu tố của môi
trường đối với sinh vật, đối với sự hình thành của các đặc điểm hình thái học và
sinh lý học, đối với số lượng cá thể của sinh vật và quần thể sinh vật, quan hệ
bên trong lồi với nhau và giữa chúng với mơi trường [34, tr.767].

Theo Từ điển Triết học giản yếu “sinh thái học” (nghĩa hẹp) một ngành
của sinh vật học nghiên cứu những mối liên hệ có tính chất quy luật giữa những
cơ thể và môi trường. (Nghĩa rộng) một bộ mơn khoa học nghiên cứu những mối
liên hệ có tính chất quy luật giữa xã hội lồi người với mơi trường tự nhiên, tác
động lẫn nhau giữa con người với sinh quyển” [54, tr.408].
- Khái niệm môi trường sinh thái
Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm trong cuốn sách Môi trường sinh
thái vấn đề và giái pháp, cho rằng:
Môi trường sinh thái bao gồm tất cả những điều kiện xung
quanh có liên quan đến sự sống của sinh thể. Đối với con người, môi
trường sinh thái là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vô
cơ và hữu cơ, có liên quan đến sự sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của xã hội [65, tr.16]
Theo một tác giả khác:
Mơi trường sinh thái là tồn bộ môi trường tự nhiên liên quan
đến sự sống của con người và xã hội lồi người. Nó là sản phẩm và
cũng là điều kiện của quá trình sinh tồn của con người và các loài


11
sinh vật khác trong mối quan hệ cộng sinh và quy định, chế ước lẫn
nhau [33, tr.12-13].
Từ các ý kiến trên, chúng tôi cho rằng môi trường sinh thái: là mơi trường
sinh địa - hố học, hay sinh quyển. Sinh quyển là vùng lưu hành sự sống trên
trái đất, là một hệ thống mở về nhiệt động học, bao gồm toàn bộ các cơ thể
sống, các sản phẩm và các chất thải trong quá trình hoạt động sống của chúng,
đồng thời cịn bao gồm cả phần khí quyển (khơng khí), thuỷ quyển (nước), thạch
quyển (đất đá) và năng lượng mặt trời, nơi đã và đang có sự sống.
Có thể mơ hình hố khái niệm mơi trường sinh thái như sau:
MẶT TRỜI


TV thủy sinh
Khơng khí

Thực
vật

VSV

VS
V

Động vật

Khơng
khí

Nướ
c

Động vật

Thực vật

ĐV thủy sinh

Đất đáy biển
bờ biển

Khí

hậu

Đất

Nước

VSV

CON NGƯỜI
VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CON NGƯỜI

Nhiệt độ

Biể
n

Anh
sáng

Rừng

Thực vật

Động vật

Khơng khí
Nước

Khí hậu

Năng
lượng

TV thủy
sinh
ĐV biển

Đất

vsv

LỊNG
ĐẤT

Mơi

Mơi trường sống của con người khơng phải là môi trường tự nhiên
thuần tuý trên thực tế nó cũng khơng cịn là mơi trường tự nhiên thuần tuý
nữa vì ngày nay hầu hết tất cả mọi nơi trên trái đất đã và đang có con người
sinh sống và môi trường tự nhiên không thể không chịu những ảnh hưởng bởi
tác động của con người.
1.1.1.2. Vai trò của môi trường sinh thái đối với đời sống của con người


12
Tự nhiên, con người và xã hội là các yếu tố thống nhất trong một chỉnh
thể. Chúng ta khó có thể xác định được yếu tố nào là quan trọng nhất trong
mối quan hệ biện chứng đó. Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đối với sự
tồn tại, phát triển của con người cũng như của xã hội loài người, ngược lại, sự
tác động của yếu tố con người và xã hội ngày càng đóng vai trị quan trọng

đối với sự biến đổi của tự nhiên. Do vậy, sự tác động của con người và xã hội
đến tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại, phát triển của chính bản thân
mình.
Có thể hiểu một cách khái quát, “tự nhiên là môi trường sống của con
người và xã hội loài người, là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của
quá trình sản xuất của cải vật chất, là một trong những yếu tố cơ bản nhất của
tồn tại xã hội” [65, tr.68].
Đối với con người và xã hội lồi người, mơi trường tự nhiên có giá trị
vô cùng to lớn và không thể thay thế. Nó vừa là nơi tồn tại, sinh trưởng và
phát triển, vừa là nơi con người lao động, hưởng thụ những giá trị văn hoá vật
chất và tinh thần do sự lao động đó tạo nên. Từ sự đánh giá trên, mơi trường
sinh thái có những vai trị cơ bản sau:
* Thứ nhất, môi trường sinh thái là không gian sinh sống của con người
và thế giới sinh vật.
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều cần một không gian nhất định
để phục vụ cho hoạt động sống, như nhà để ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất nông
nghiệp, lâm sản, thuỷ sản ... Trung bình mỗi ngày, mỗi người đều cần khoảng
4m3 khơng khí sạch để hít thở 2,5 lít nước để uống và với một lượng lương thực,
thực phẩm tương ứng với 2000 - 2400 cal. Như vậy với chức năng này địi hỏi
mơi trường phải có một phạm vi khơng gian thích hợp cho mỗi người. Tuy
nhiên, diện tích khơng gian sống của con người ở nước ta đang ngày càng bị thu
hẹp, bình quân đất canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay khoảng 0,1
ha/người trong lúc đó của thế giới là 0,27 ha/người.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ phát
triển của khoa học và cơng nghệ. Trình độ phát triển ngày càng cao thì nhu
cầu về khơng gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, trong việc sử dụng
không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, con người cần phải chú ý
tới tính chất tự cân bằng, nghĩa là khả năng có thể gánh chịu trong điều kiện



13
khó khăn nhất của các hệ sinh thái. Như vậy, môi trường sinh thái là không
gian sinh sống của con người được biểu hiện dưới những vai trò cụ thể như:
vai trò xây dựng, vai trò vận tải, vai trò sản xuất, vai trị giải trí...
* Thứ hai, mơi trường sinh thái là khung cảnh lao động, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí của con người.
Lao động là hoạt động cơ bản nhất của con người để tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần nhằm nuôi sống con người và phát triển xã hội.
Đồng ruộng, nhà máy, công trường, hầm mỏ, cơ quan, trường học... là nơi làm
việc hoạt động của các tầng lớp xã hội khác nhau. Các hoạt động của con
người phải được tiến hành trong những khơng gian và mơi trường thích hợp
mới đạt được hiệu quả cao và giữ được sức khoẻ ổn định. Sau thời gian lao
động, con người cần được nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ, bảo đảm khả năng
làm việc lâu dài. Ngày nay, việc đi du lịch, đến các nơi nghỉ có phong cảnh
đẹp, có thiên nhiên trong lành, có nhiều hoạt động văn hố thể thao là cách
nghỉ ngơi tốt nhất. Bởi lẽ, con người cũng như mọi sinh vật đều cần được phát
sinh và phát triển trong môi trường tự nhiên nguyên thuỷ - một môi trường
hoàn toàn trong lành và ổn định. Ngày nay, xã hội càng phát triển con người
càng có nhiều phương tiện hiện đại phục vụ cuộc sống nhưng kéo theo nó là
môi trường bị ô nhiễm, biến đổi gây bất lợi cho cuộc sống của con người. Vì
vậy, việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái là yêu cầu cấp thiết
giúp lồi người phát triển bền vững.
Nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà y học, tâm lí - xã hội học
nhận thấy rằng khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, rộng rãi, thống mát... có ảnh
hưởng tích cực đến tâm hồn, trí tuệ, cảm xúc, sức khoẻ... của con người. Bác
sĩ Bốtđa đã có lý khi nói rằng: “Chỉ có thiên nhiên như người mẹ hiền thực sự
có khả năng đem lại cho con người cái thế thăng bằng giữa tâm hồn và thể
xác, mà khơng có nó thì chẳng có sức khoẻ, cũng chẳng có hạnh phúc và niềm
vui”.
Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới, bên cạnh việc xây dựng các đô

thị, các khu vực sản xuất, người ta chú ý xây dựng các khu, điểm du lịch, các
nhà nghỉ cũng như các khu an dưỡng và điều dưỡng. Ở nước ta, các khu nghỉ
ngơi du lịch đang rất phát triển. Bởi vậy, việc giữ gìn mơi trường trong lành,


14
bảo vệ các cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các di tích văn hố lịch sử sẽ có
tác dụng lớn đối với đời sống con người.
* Thứ ba, môi trường sinh thái là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên
cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn khác
nhau. Xét về bản chất, mọi hoạt động để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc
khai thác các hệ sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, sử dụng
cơng cụ lao động và trí tuệ con người.
Với sự hỗ trợ của các hệ thống sinh thái, con người đã lấy từ tự nhiên
những nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết phục vụ cho sản xuất ra của cải
vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mình như vật liệu, năng lượng, thơng tin,
khí hậu...
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên
cả về số lượng lẫn chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của
xã hội. Chức năng này của mơi trường cịn gọi là nhóm vai trị sản xuất tự
nhiên, gồm: rừng tự nhiên, các thuỷ vực, động và thực vật, khơng khí, nhiệt
độ, ánh sáng mặt trời... các loại quặng, dầu mỏ.
* Thứ tư, mơi trường sinh thái cịn là nơi chứa đựng các chất phế thải
do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất.
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của cải vật chất, con người luôn
thải ra các chất thải vào môi trường tự nhiên. Tại đây, dưới tác động của các
vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác, chất thải sẽ bị phân huỷ, biến đổi.
Sự phân huỷ này vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực đến cuộc
sống con người. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số nhân loại cịn ít, chủ yếu do

các q trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi
nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế
giới nhanh chóng, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố làm
cho số lượng chất thải khơng ngừng tăng lên, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây
nên tình trạng ơ nhiễm mơi trường sinh thái. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ
chất thải trong một khu vực nhất định được gọi là khả năng đệm của khu vực
đó, khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có
nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong q trình phân huỷ thì


15
chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường sẽ bị ô nhiễm ảnh hưởng xấu
đến cuộc sống con người, trở thành lực cản của tiến bộ xã hội.
* Thứ năm, môi trường sinh thái lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Môi trường sinh thái được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
cuộc sống của con người. Bởi vì chính mơi trường sinh thái có chức năng
cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất
và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hố của lồi người.
Cung cấp các chỉ thị khơng gian, tạm thời mang tính chất tín hiệu và
báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất
như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xẩy ra các tai biến tự nhiên và
các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt các hiện tượng như bão, động đất,
núi lửa...
Môi trường sinh thái lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng của
nguồn gen các loài động vật và thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo,
các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để con người thưởng ngoạn, có tác
động tích cực đến cuộc sống con người.
* Thứ sáu, môi trường sinh thái làm giảm nhẹ các tác động có hại của
thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất nhờ vào sự hoạt

động của hệ thống các thành phần của mơi trường trái đất như khí quyển, thuỷ
quyển, sinh quyển và thạch quyển. Khí quyển giữ cho trái đất tránh được các
bức xạ quá cao, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người.
Thuỷ quyển thực hiện chu trình tuần hồn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các
chất khí. Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển
khác của trái đất, giảm tác động có hại của thiên nhiên đối với con người và
sinh vật.
* Thứ bảy, môi trường sinh thái là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ và
những phẩm chất tốt đẹp của con người.
Có thể khẳng định rằng, mọi sự hiểu biết về thế giới tự nhiên cũng như
sự phát triển của khoa học nói chung đều có nguồn gốc sâu xa từ thiên nhiên.
Ở giai đoạn đầu của xã hội lồi người, do trình độ nhận thức thấp nên mọi
hiện tượng tự nhiên đều bí hiểm đối với con người. Họ không hiểu được
nguồn gốc của chúng, nên tất cả đều cho là do Thượng đế và các thần linh tạo


16
nên. Nhưng với thời gian, thông qua lao động và quan sát thiên nhiên, con
người dần dần tìm cách giải thích các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm,
chớp, sự thay đổi nước các dịng sơng v ..v.., từ đó hiểu biết nguyên nhân các
hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng. Đó là cơ sở cho các ngành khoa học ra
đời. Đúng như Ph.Ăngghen nói:
chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ khơng phải chỉ một
mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu
nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã
phát triển song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên [43,
tr.720].
Mặt khác, thiên nhiên còn là cơ sở cho giáo dục thẩm mĩ và những
phẩm chất tốt đẹp của con người. Cũng như tất cả các hình thái ý thức xã hội
khác, “ý thức thẩm mĩ” phản ánh tồn tại xã hội, phản ánh thực tại khách quan.

Thực tại đó bao gồm cả thiên nhiên tươi đẹp tồn tại độc lập với ý thức con
người. Xét về bản chất, ý thức thẩm mĩ là quá trình tri giác thực tại (trong đó
giới tự nhiên xung quanh chúng ta) dưới hình thức hình tượng - gợi cảm trong
sự thống nhất tồn vẹn, sự hài hồ giữa hình thức và nội dung. Là q trình
phản ánh sự hồn hảo và đẹp đẽ của thực tại dưới dạng những cảm xúc của
con người.
Đứng trước giới tự nhiên tươi đẹp, con người có những cung bậc cảm
xúc khác nhau. Chính những cung bậc, cảm xúc, những rung động thẩm mĩ
đó của con người sẽ quyết định thái độ của họ đối với thực tại. Những ai
đánh giá và khai thác thực tại theo quan điểm cái đẹp sẽ có hành vi ứng xử
đúng đắn, bảo vệ giới tự nhiên hoặc khai thác giới tự nhiên theo hướng
phát triển bền vững. Ngược lại những ai thiếu cảm xúc, không thấy vẻ đẹp
của giới tự nhiên... sẽ khai thác giới tự nhiên một cách thiếu kế hoạch, tàn
phá giới tự nhiên, thống trị giới tự nhiên giống như “Một kẻ xâm lược
thống trị một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự nhiên”
[43, tr.655].
Mơi trường sinh thái có một vai trị hết sức to lớn đối với cuộc sống của
con người. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề này lại là một trong
những vấn đề toàn cầu cấp bách và khó giải quyết nhất. Đã và đang nổi lên


17
nhiều vấn đề có liên quan trực tiếp khơng chỉ đến sự sống của sinh vật mà còn
đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của con người. Đó là sự khan hiếm và cạn
kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cả tái tạo được lẫn không tái tạo
được như rừng, đất, nước, động, thực vật, các loại tài nguyên khoáng sản, các
loại kim loại quý hiếm... Nền sản xuất xã hội đã tiêu tốn một khối lượng
khổng lồ các nguồn tài nguyên thiên nhiên với một hiệu quả kinh tế rất thấp
so với những gì mà tự nhiên đã mất đi, và với một hậu quả sinh thái tai hại đã
dẫn đến nạn ô nhiễm nặng nề mơi trường sống. Các hiện tượng “hiệu ứng nhà

kính”, “lỗ thủng ơzơn”, mưa axít, sự tăng lên nhiệt độ tồn cầu, sa mạc hố,
sự thu hẹp diện tích đất canh tác do bị xói mịn, laterit hố, sự biến khỏi trái
đất nhiều loài thực vật, động vật ..v.v... là những bằng chứng về sự phá hoại tự
nhiên của con người. Đó cũng chính là hậu quả tất yếu của một nền sản xuất
và một lối sống phi sinh thái. Tất cả những hậu quả tiêu cực do nền sản xuất
xã hội mang lại cho tự nhiên, đang làm suy giảm cả về số lượng, lẫn chất
lượng môi trường sống, đã gây ra những cuộc khủng hoảng sinh thái cục bộ ở
nhiều nơi trên trái đất và đang có nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng sinh
thái toàn cầu, đe doạ toàn bộ sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó khơng
loại trừ con người và xã hội lồi người.
Có nhiều ngun nhân dấn đến hiện trạng mơi trường sinh thái hiện
nay. Trước hết phải kể đến sự tác động vô ý thức do sự hạn chế về mặt tri thức
khoa học và công nghệ của con người trong lĩnh vực tác động qua lại giữa xã
hội và tự nhiên. Trong những giai đoạn phát triển vừa qua, con người chưa có
được những tri thức cần thiết để hồn thiện các trang thiết bị kỹ thuật và công
nghệ cho nền sản xuất xã hội. Con người cho đến nay, một mặt vẫn chưa nắm
bắt được một cách đầy đủ những quy luật hoạt động của tự nhiên, đặc biệt là
các quy luật điều khiển chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin
của sinh quyển, mặt khác chưa tự giác vận dụng những quy luật đã được nhận
thức vào hoạt động thực tiễn, trước tiên là hoạt động sản xuất xã hội. Hậu quả
không chỉ giết hại nhiều lồi sinh vật hay phá hoại mơi trường sinh thái một
vùng nào đó, mà chính là trong một thời gian ngắn, con người đã vi phạm
nghiêm trọng đến cơ chế hoạt động bình thường của chu trình sinh học, làm
mất khả năng tự tổ chức, tự điều khiển, tự làm sạch, tự bảo vệ sinh quyển.


18
Khủng hoảng sinh thái tồn cầu có khả năng xảy ra, nếu như con người và xã
hội không kịp thời thay đổi phương thức hoạt động thực tiễn, không thay đổi
quan niệm và mục tiêu phát triển xã hội của mình.

Hiểm họa sinh thái đang đe dọa tồn bộ sự sống trên trái đất, kể cả con
người và xã hội lồi người. Hiểm họa này có ngăn chặn và giải quyết được
hay khơng, điều đó hồn tồn phụ thuộc vào những hoạt động tự giác của con
người trong những bước phát triển tiếp theo, vì chỉ có con người là nhân tố
duy nhất có ý thức trong hệ thống tự nhiên - xã hội. Có như vậy mới bảo đảm
được vai trị quan trọng và tích cực của mơi trường sinh thái đối với cuộc
sống bền vững của con người và xã hội nói chung.
1.1.2. Ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái và ý nghĩa của nó đối với
sự phát triển của xã hội
1.1.2.1. Ý thức xã hội và ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức là sản phẩm
đặc biệt của sự tác động qua lại giữa hai hệ thống vật chất: con người và thế
giới hiện thực khách quan. Ý thức chỉ có thể là ý thức của con người, nó được
hình thành và phát triển thơng qua lao động và ngơn ngữ. Nói cách khác,
nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức chính là thực
tiễn xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, “ý thức không bao giờ có
thể là cái gì khác hơn là tồn tại được ý thức và tồn tại của con người là quá
trình sinh sống hiện thực của con người” [45, tr.37]. Và nói như Lênin, ý thức
là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Không dừng lại ở chỗ luận giải nguồn gốc, bản chất của ý thức. Các
nhà kinh điển mác xít cịn tiến xa hơn trong việc giải thích bản chất của ý
thức xã hội. Theo đó, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, ý
thức xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, truyền thống... nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát
triển nhất định. Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau. Trong đó, tồn tại xã hội đóng vai trị là cái thứ nhất,
quyết định ý thức xã hội. Và khi tồn tại xã hội thay đổi, thì sớm hay muộn ý
thức xã hội cũng thay đổi theo. Trong Lời tựa cuốn “Góp phần phê phán khoa
kinh tế chính trị”, C.Mác viết: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết



19
định các q trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Khơng
phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của
họ quyết định ý thức của họ” [46, tr.15]. Điểm đặc biệt quan trọng rút ra từ
luận điểm khoa học trên đây của C.Mác là ở chỗ, người ta chỉ có thể truy tìm
và giải thích đúng đắn được nguồn gốc hay nguyên nhân của ý thức xã hội từ
trong chính những điều kiện sinh hoạt vật chất đã sản sinh ra nó.
Khẳng định vai trị quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội,
triết học Mác nhấn mạnh rằng, ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã
hội một cách thụ động mà có tính độc lập tương đối của nó. Điều này được
thể hiện:
Thứ nhất, ý thức xã hội có một bộ phận có thể “vượt trước” sự phát
triển của tồn tại xã hội. Sự phản ánh vượt trước này có ý nghĩa tích cực, sáng
tạo nếu phản ánh được cái logic khách quan của tồn tại xã hội và ngược lại, sẽ
là ảo tưởng, duy ý chí khi sự phản ánh đó chỉ là cảm nhận chủ quan không
dựa trên cơ sở logic của hiện thực.
Thứ hai, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sự lạc
hậu của ý thức xã hội hoặc là do ý thức xã hội không phản ánh kịp sự phát
triển của tồn tại xã hội hoặc là do sức ỳ của tâm lý xã hội như (thói quen,
phong tục, tập quán, lối sống...)
Thứ ba, ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình. Do
có tính kế thừa này mà chúng ta khơng thể giải thích được một tư tưởng nào
đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có một cách đơn thuần mà
không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó.
Thứ tư, sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội. Trong sự
phát triển, các hình thái ý thức xã hội luôn tác động qua lại với nhau, sự tác
động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho mỗi hình thái ý thức xã
hội có những mặt, những tính chất khơng thể giải thích được một cách trực
tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất.

Thứ năm, ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội, trong những giới
hạn, những điều kiện nhất định nó có thể làm thay đổi tồn tại xã hội, nhất là
hệ tư tưởng chính trị, ý thức pháp quyền.


20
Theo quan điểm của triết học Mác, ý thức xã hội có những hình thái
chủ yếu sau: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức, ý thức khoa
học, ý thức thẩm mỹ, ý thức tôn giáo. Vấn đề đặt ra ở đây là, ý thức bảo vệ
mơi trường sinh thái là gì, nó có phải là một hình thái của ý thức xã hội khơng
và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội như thế nào ?
Đến nay, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học và trong các văn
bản liên quan đến môi trường, chúng ta thường gặp các thuật ngữ như ý thức
sinh thái, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái... Chúng ta có thể hiểu ý thức bảo
vệ mơi trường “là hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái
và ý thức trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó” [79, tr.40]. Là sự
nhận thức một cách tự giác của con người về tự nhiên và thái độ, trách nhiệm
của con người đối với môi trường sinh thái được hình thành trên cơ sở những
tri thức, sự hiểu biết của con người về tự nhiên và vị trí, vai trị của con người
trong mối quan hệ với tự nhiên.
Cho đến nay, việc xác định ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái có phải
là một hình thái của ý thức xã hội hay khơng, đang là một vấn đề phức tạp.
Trong số các hình thái của ý thức xã hội mà triết học Mác - Lênin đưa ra
khơng có ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái. Nhưng có lẽ khơng vì thế mà
cho rằng nó khơng phải là một dạng thức, một hình thái đặc biệt của ý thức xã
hội. Bởi vì, một mặt, những vấn đề cấp bách về môi trường chỉ mới nảy sinh
trong khoảng giữa thế kỷ XX, mặt khác, như các nhà kinh điển khẳng định,
triết học Mác - Lênin khơng phải là một hệ thống kín mà là một hệ thống mở,
đòi hỏi phải thường xuyên được bổ sung và phát triển.
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của một số tác giả khi cho rằng, xét về

mặt nội dung, ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái chính là sự phản ánh của tồn
tại sinh thái, tức là sự phản ánh mối quan hệ giữa con người với tự nhiên ở
một giai đoạn lịch sử nhất định. Nhưng, do mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên là một lĩnh vực rộng, bao trùm lên nhiều phương diện, khía cạnh khác
của đời sống xã hội, vì thế ý thức bảo vệ môi trường sinh thái không phải là
một hình thái ý thức xã hội riêng biệt như các hình thái ý thức xã hội khác
như chính trị, đạo đức, pháp quyền.... Ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là
một bộ phận đặc biệt của ý thức xã hội, bởi vì về bản chất, chúng đều có


21
chung đối tượng phản ánh là tồn tại xã hội. Về hình thức phản ánh, ý thức bảo
vệ mơi trường sinh thái cũng bao gồm cả tư tưởng, tình cảm... của con người
khi phản ánh hiện thực sinh thái
Có thể coi ý thức sinh thái là sự nhận thức một cách tự giác của
con người về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên và các
phương thức điều khiển một cách có ý thức các mối quan hệ đó
nhằm tạo ra sự hài hồ thật sự giữa xã hội và tự nhiên, tạo ra những
điều kiện cho sự phát triển lâu bền. Bởi vậy, xây dựng ý thức sinh
thái không chỉ hạn định ở sự thay đổi quan niệm của con người về
một khía cạnh nào đó của mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên, mà
phải thay đổi toàn bộ lối tư duy cũ bằng tư duy mới - tư duy sinh
thái đối với tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội - tự nhiên [65,
tr.121].
Lịch sử hình thành và phát triển của xã hội loài người chứng minh rằng,
giữa con người và giới tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Con người
là một bộ phận đặc biệt của giới tự nhiên, khơng tách rời giới tự nhiên. Cịn
giới tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu đối với sự tồn tại
và phát triển của xã hội loài người. Lịch sử xã hội loài người và lịch sử tự
nhiên gắn bó và quy định lẫn nhau. Đúng như C.Mác và Ph.Ănghen nhận xét:

chúng ta “có thể xem xét lịch sử dưới hai mặt, có thể chia lịch sử ra thành lịch
sử tự nhiên và lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, hai mặt đó khơng tách rời nhau.
Chừng nào mà lồi người cịn tồn tại thì lịch sử của họ và lịch sử tự nhiên quy
định lẫn nhau” [45, tr.25].
Sự gắn bó, quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên đòi
hỏi chúng ta phải đối xử thân thiện với giới tự nhiên. Do đó, “Chúng ta hồn
tồn khơng thống trị được giới tự nhiên như một kẻ xâm lược thống trị một
dân tộc khác, như một người sống bên ngoài tự nhiên” [43, tr.655] được.
Chính vì vậy, bảo vệ mơi trường sinh thái trở thành một trong những vấn đề
cấp thiết của mọi thời đại.
Khủng hoảng môi trường sinh thái phần lớn do chính con người gây ra.
Do đó, chỉ có con người mới có khả năng khắc phục và ngăn chặn được sự
khủng hoảng đó. Muốn làm được việc này, con người trước hết phải thay đổi
nhận thức, phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái.


22
1.1.2.2. Ý nghĩa của ý thức bảo vệ môi trường sinh thái đối với sự
phát triển của xã hội
Là một dạng đặc biệt của ý thức xã hội, ý thức bảo vệ mơi trường sinh
thái có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Điều này được biểu
hiện trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, bảo vệ môi trường là cơ sở điều chỉnh một cách có ý thức
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn, trước hết là quá trình hoạt động
sản xuất vật chất, con người đã tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên,
tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội.
Lực lượng sản xuất hiện đại, các ngành công nghệ cao và thế hệ máy móc
thơng minh hồn tồn có khả năng bảo đảm sự phát triển bền vững cho nhân
loại. Tuy nhiên, do quyền lợi riêng của một số ít người nắm giữ phần lớn các

nguồn lực toàn cầu đã đi ngược lại với lợi ích chung, kết hợp với sự thiếu hiểu
biết hoặc thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống ở một bộ phận dân
cư, nên vấn đề huỷ hoại môi trường sinh thái là vấn đề phức tạp. Cho đến nay,
Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - chiếm 22% tổng lượng khí thải gây hiệu
ứng nhà kính trên trái đất Trung Quốc- nước đang phát triển đứng ngay sau
Mỹ - chiếm 18%. Cả hai nước này đều đứng ngoài nghị định thư Kioto.
Con người đã từng coi tự nhiên là đối tượng để khai thác, bóc lột mà
quên mất rằng tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Nó cũng cần được
chăm sóc, bảo vệ để tồn tại và phát triển. Trong quá trình tác động, cải biến tự
nhiên phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã vi phạm nhiều đến đạo
đức sinh thái và mức độ đó ngày càng nghiêm trọng hơn theo đà tăng trưởng
của kinh tế. Điều đó đã dẫn đến sự trả thù của tự nhiên bằng những thảm họa
khôn lường. Điều này đã từng được Ph.Ăngghen cảnh báo rằng: “Chúng ta
cũng không nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối với giới tự
nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần chúng ta đạt được một thắng lợi, là mỗi lần giới tự
nhiên trả thù lại chúng ta” [43, tr.654].
Để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người, nhiều lúc vì những
lợi ích vị kỷ, trước mắt, mà con người đã khai thác, tận dụng triệt để giới tự
nhiên. Sự gia tăng các loại hoạt động của con người đã tạo nên một sức ép vô
cùng lớn đối với giới tự nhiên, vượt ra khỏi khả năng chịu đựng của nó. Điều


23
đó dẫn đến, một mặt, nhiều loại tài nguyên quý giá - vốn được tạo hố tích luỹ
từ hàng triệu năm - đứng trước nguy cơ cạn kiệt, khan hiếm, mặt khác, việc
khai thác các nguồn tài nguyên đó đang gây nên tình trạng ơ nhiễm mơi
trường, mất cân bằng sinh thái. Ph.Ăngghen viết rằng:
Nhưng nếu chúng ta phải trải qua hàng nghìn năm lao động
mới có thể, trong một chừng mực nào đó, đánh giá trước được
những hậu quả tự nhiên xa xôi của những hành động sản xuất của

chúng ta, thì chúng ta lại càng phải trải qua nhiều khó khăn hơn nữa,
mới có thể hiểu biết được những hậu quả xã hội xa xôi của những
hàng động ấy [43, tr.655,656].
Thực tế hiện nay ở Việt Nam - như Đại hội X của Đảng ta đã chỉ rõ
“Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị huỷ hoại, ô nhiễm nặng” [23, tr.62].
Như vậy, đứng trước áp lực của thực tế khắc nghiệt này, con người
khơng cịn sự lựa chọn nào khác là phải xem xét những hành vi, cách ứng xử
của mình đối với tự nhiên. Con người cần phải có những hiểu biết mới, chính
xác và đúng đắn hơn về tự nhiên, để khai thác và sử dụng tài nguyên thiên
nhiên một cách hợp lý, tiết kiệm, hướng hoạt động của mình ngày càng “tơn
trọng”, “thân thiện” với môi trường tự nhiên hơn. Chúng ta phải ý thức một
cách sâu sắc rằng, con người chỉ tồn tại chừng nào nó tồn tại như là một bộ
phận của giới tự nhiên - một bộ phận có khả năng thể hiện thái độ tích cực
giữa nó với tự nhiên. Đây là định hướng duy nhất đúng đắn cho việc tìm kiếm
lời giải các bài tốn tồn cầu của thế giới hiện đại mà trước hết là bài toán bảo
vệ môi trường sinh thái.
Thứ hai, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là cơ sở để thực hiện sinh
thái hố nền sản xuất xã hội. Để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con
người thơng qua hoạt động sản xuất tác động vào giới tự nhiên. Nhưng với
nhiều lý do khách quan và chủ quan, hoạt động sản xuất của con người đã để
lại nhiều hậu quả tiêu cực. Con người không chỉ khai thác bừa bãi, sử dụng
lãng phí các loại tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, động vật, thực vật,
nước ngọt... mà cịn gây ơ nhiễm mơi trường (nước, khơng khí), làm cạn kiệt
các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loại sinh
vật... Tất cả đang tạo nên sự mất cân bằng sinh thái một cách nghiêm trọng.


24
Để giải quyết những vấn đề môi trường nảy sinh do tác động của hoạt
động sản xuất, con người phải đóng vai trị quyết định. Sự phát triển bền vững

của mỗi quốc gia phụ thuộc phần lớn vào việc con người đối xử như thế nào
với giới tự nhiên. Vậy, làm như thế nào để con người khai thác giới tự nhiên,
phát triển kinh tế mà vẫn đảm bảo được sự phát triển bền vững của cả con
người và giới tự nhiên? Hơn lúc nào hết con người cần nhận thức rằng, tài
nguyên trên trái đất không phải vô tận. Trong khi khai thác tự nhiên, con
người đã thải ra môi trường một lượng lớn chất thải của nền sản xuất và sinh
hoạt, vượt quá giới hạn điều chỉnh của động, thực vật thuộc chu trình sinh
học. Cho nên, con người cần phải sống hài hoà với thiên nhiên, phải tính tốn
đến lợi ích chung của cộng đồng, của các thế hệ tương lai. Phải đầu tư thích
đáng cho việc bảo vệ mơi trường sinh thái trong q trình phát triển. Tất cả
những yêu cầu này dẫn đến sự ra đời khái niệm “phát triển bền vững” của con
người.
Nếu như trước đây, hoạt động sản xuất chủ yếu của con người mang
tính “bóc lột”, “tước đoạt” tự nhiên, thì với sự phát triển của nền văn minh trí
tuệ hiện nay, con người cần phải nhận thức sâu sắc hơn nữa mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên, sử dụng trí tuệ, đạo đức của mình để khai thác các
nguồn tài ngun thiên nhiên như nước, ánh sáng, khơng khí... tạo ra công nghệ
sạch và thân thiện với môi trường để con người thực sự trở về chung sống hài
hoà với tự nhiên. Hoạt động sản xuất của con người phải được tiến hành trên cơ
sở tôn trọng và thân thiện với môi trường sinh thái, những quy luật tồn tại và
phát triển của tự nhiên, đặc biệt là những quy luật đảm bảo cơ chế hoạt động
bình thường của chu trình trao đổi chất của sinh quyển.
Để điều khiển được tự nhiên, con người phải đưa nền sản xuất xã hội phương thức trao đổi chất chủ yếu giữa xã hội và tự nhiên hồ nhập vào chu
trình sinh học. Có nghĩa là, ngồi những chức năng trước đây, nền sản xuất xã
hội cần phải đảm nhận thêm một chức năng quan trọng nữa là chức năng tái
sản xuất ra những tài nguyên thiên nhiên đã tiêu dùng và thải bỏ trong quá
trình sản xuất để cho chu trình sinh học được khép kín.
Thứ ba, ý thức bảo vệ mơi trường là cơ sở thực hiện sinh thái hố mọi
hoạt động khác của con người trong đời sống xã hội.



25
Xã hội muốn tồn tại và phát triển bền vững thì khơng thể chỉ sinh thái
hố nền sản xuất xã hội, mà cịn cần phải thực hiện sinh thái hố toàn bộ các
hoạt động khác của con người trong các lĩnh vực như: đạo đức, chính trị, pháp
luật, văn hố...
Về mặt đạo đức, ý thức bảo vệ môi trường là cơ sở để con người điều
chỉnh những hành vi đạo đức của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, giúp
con người xây dựng nếp sống, lối sống văn hoá sinh thái trong điều kiện hiện
nay. Trong lĩnh vực pháp luật, ý thức pháp luật giúp cho con người củng cố
lịng tin của mình đối với các giá trị xã hội của pháp luật, trên cơ sở ấy mà
con người tự giác thực hiện các quy định về việc khai thác hợp lý tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái thể hiện trong lĩnh vực chính trị là cơ sở để con người thực hiện sự cơng
bằng về lợi ích trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Trong lĩnh vực văn
hố, ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái là cơ sở để con người nhận thức được
những giá trị đa dạng của tự nhiên, từ đó mà thêm u thiên nhiên, sống gắn
bó, hài hồ với nó.
Sự phát triển vượt bậc của khoa học - kỹ thuật những năm gần đây và
việc ứng dụng chúng vào cuộc sống bên cạnh mặt tích cực, cịn nảy sinh
nhiều tiêu cực. Vì những lợi ích ích kỷ của mình, con người đã “tấn công dữ
dội” vào tự nhiên, làm huỷ hoại ngày càng nhiều hơn mơi trường sống của
mình. Trước thực trạng khủng hoảng mất cân bằng sinh thái, nếu con người
khơng sớm có những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh hành vi của mình
theo hướng “thân thiện” với thiên nhiên, thì chắc chắn con người phải trả giá
đắt cho hành động của mình và mọi sự nuối tiếc, hối hận khi đó đã trở nên
quá muộn màng. Do đó, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường sinh thái là điều
hết sức quan trọng, góp phần to lớn trong việc hình thành những giá trị, chuẩn
mực đạo đức sinh thái mới của một xã hội hiện đại.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG, NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIÁO DỤC

Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CHO SINH VIÊN Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY

1.2.1. Sinh viên và những đặc điểm hoạt động của sinh viên
1.2.1.1. Khái niệm sinh viên


×