Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 57 trang )

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh / thành phố : Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo : Quận Hai Bà Trưng
- Trường : THCS Lương Yên
- Địa chỉ: Ngõ 63 phố Lương Yên - phường Bạch Đằng - quận Hai Bà Trưng -
Hà Nội
Điện thoại: 043. 9717562 Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên : Nguyễn Thị Việt Hà
Ngày sinh: 30/3/1977 Môn: Địa lí
Điện thoại: 090.6054330 Email:
- 1 -
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
Chủ đề dạy học tích hợp
"GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG"
2. Mục tiêu dạy học:
2.1.Kiến thức:
2.1.1. Địa lí (Địa lí lớp 8: Bài 24: Vùng biển Việt Nam; Bài 26: Đặc điểm tài
nguyên khoáng sản Việt Nam; Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam, Bài 36:
Đặc điểm đất Việt Nam; Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam;
Địa lí lớp 9: Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông
nghiệp; Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản; Bài 11: Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp; Bài 38,39: Phát triển
tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo)
- Biết được nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm môi trường.
- Hiểu rõ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các thành phần tự nhiên
và hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người,
đời sống kinh tế xã hội và sự phát triển bền vững.
- Phân tích được trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với vấn đề môi trường, ý
nghĩa của ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ và gìn giữ môi trường sinh


thái.
2.1.2. Sinh học (lớp 9 - Bài 54,55: Ô nhiễm môi trường; Bài 59: Khôi phục
môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã; Bài 60- Bảo vệ đa dạng các hệ
sinh thái).
- Biết được sự đa dạng của hệ sinh thái nước ta.
- Biết được hiện trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ.
2.1.3. Hóa học ( lớp 8 - Bài 28 - Không khí – Sự cháy : mục 3. Bảo vệ
không khí trong lành, tránh ô nhiễm; Bài 36 - Nước: mục III. Vai trò của
nước trong đời sống và sản xuất. Chống ô nhiễm nguồn nước; lớp 9 - Bài 8:
- 2 -
Một số Ba zơ quan trọng: mục 2.Em có biết?; Bài 36 - Metan: mục. Em có
biết? 1.2; Bài 41: Nhiên liệu: mục Em có biết? ).
- Nắm kiến thức về thành phần, cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học
của các chất ( O
2
; H
2
O; M(OH)
n
; CH
4
).
- Nắm được cách sử dụng các chất và những ảnh hưởng của nó có liên quan
đến môi trường và ô nhiễm môi trường. Qua đó biết cách ứng dụng kiến thức bộ
môn hợp lý vào thực tiễn và có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ môi
trường.
2.1.4. GDCD ( lớp 6 - Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên;
lớp 7 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ).
- Hiểu được giá trị của tài nguyên thiên nhiên và có ý thức trân trọng bảo vệ
tài nguyên - môi trường)

2.1.5. Ngữ Văn (lớp 9: Bài 20 (HKII) - tiết 99: Nghị luận về một sự việc hiện
tượng đời sống; Bài 20 - tiết 100 : Cách làm bài văn nghị luận về một sự
việc hiện tượng đời sống.
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về vấn đề ô nhiễm môi trường.
2.1.5. Mĩ thuật (Đề tài tự do: Bảo vệ môi trường)
- Biết cách thể hiện suy nghĩ và cảm nhận qua các bài vẽ theo đề tài
2.2.Kỹ năng:
2.2.1. Các kĩ năng chung
- Biết cách thu thập, xử lý các thông tin, tư liệu.
- Viết, trình bày báo cáo.
- Bước đầu biết tổ chức một chương trình hoạt động.
- Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu, cũng như năng lực giải quyết các
vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống.
- Rèn luyện kỹ năng sống (đặc biệt là kỹ năng giao tiếp).

- 3 -
2.2.2. Các kĩ năng bộ môn
- Môn Địa Lí: Đọc, khai thác thông tin từ bản đồ, phân tích số liệu thống kê;
mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và ảnh hưởng và tác động
đến môi trường.
- Môn Sinh học: Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến thực vật, động vật
và con người; phân tích, tổng hợp kiến thức sinh học.
- Môn Hóa học: Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất để rút
được nhận xét về tính chất của tính chất.
+ Phân biệt và tách được các chất.
+ So sánh tính chất vật lý.
- Môn Ngữ Văn: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng xã hội.
- Môn Mĩ thuật: Vẽ, sử dụng màu
2.3.Thái độ:

- Bước đầu hình thành ý thức say mê nghiên cứu khoa học.
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội
- Bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm cá nhân và cộng đồng đối với vấn đề bảo
vê môi trường.
- Có ý thức và những việc làm cụ thể góp phần bảo vệ môi trường, tuyên
truyền để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
2.4. Phẩm chất năng lực
- Góp phần hình thành phẩm chất có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
quê hương - đất nước.
- Góp phần hình thành các năng lực: tự học, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, sử
dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngôn ngữ.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Học sinh : Khối 9
- Số lượng : 5 lớp
- Tổng số : 174 học sinh (chia 10 nhóm).
- 4 -
4. Ý nghĩa của bài học:
Ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề thời sự được xã hội đặc biệt quan
tâm do có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân loại, sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững. Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường (đặc biệt là khu công
nghiệp, đô thị…) ngày càng nặng nề hơn cho thấy công tác tuyên truyền giáo
dục, phổ biến kiến thức về vấn đề này chưa đạt hiệu quả mong muốn. Vậy làm
thế nào để học sinh và thông qua các em tuyên truyền đến cộng đồng để quan
tâm đúng mức và có ý thức – trách nhiệm bảo vệ môi trường? Thực tế ấy đòi
hỏi giáo viên cần có những định hướng đúng đắn cho học sinh, đồng thời khơi
gợi được ý thức trách nhiệm bản thân và cộng đồng trong việc bảo vệ môi
trường, đất nước.
Tuy nhiên, thời gian hạn chế của tiết học không đủ để các em thể hiện sự
tìm tòi, hiểu biết của mình về thực trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường, nguyên
nhân và giải pháp hạn chế - khắc phục, chưa giúp các em có hiểu vai trò – trách

nhiệm của bản thân và cộng đồng đối với việc chung tay bảo vệ môi trường một
cách sâu sắc. Mặt khác, các nội dung học tập về môi trường và bảo vệ môi
trường, ý thức trách nhiệm công dân trong bảo vệ bảo vệ môi trường… hiện
đang nằm ở các môn học khác nhau. Vì vậy, việc cấu trúc, sắp xếp lại một số nội
dung dạy học gần giống nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau ở các môn học
trong chương trình giáo dục hiện hành, xây dựng thành các chủ đề liên môn theo
định hướng phát triển năng lực học sinh có ý nghĩa quan trọng đối với đổi mới
phương pháp dạy học: vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,
hoạt động giáo dục tích cực; đổi mới kiểm tra đánh giá; giảm tải trong quá trình
dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
Chủ đề dạy học tích hợp "Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường" với nội
dung được tích hợp từ các môn học: Địa Lí, Sinh học, Hóa học, Giáo dục công
dân, Ngữ Văn, Mĩ thuật sẽ giúp các em chủ động, hứng thú và say mê tìm tòi và
nghiên cứu khoa học, đồng thời các em có thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu kĩ
hơn về thực trạng môi trường: không khí, đất, nước, tiếng ồn… xung quanh;
nguyên nhân và giải pháp khắc phục, hoàn thiện hơn về kiến thức, kỹ năng, ý
- 5 -
thức thái độ bản thân đối với một hiện tượng đời sống. Quá trình dạy học tiếp
cận năng lực sẽ giúp các em – chủ nhân tương lai của đất nước - rèn luyện phẩm
chất năng lực của con người mới.
5. Thiết bị dạy học, tư liệu, học liệu:
Thiết bị, tư liệu, học liệu
Chuẩn
bị của
thầy
Chuẩn
bị của
trò
Công nghệ
- phần cứng

- Máy tính
- Máy quay
- Máy in
- Máy chiếu
x
x
x
x
x
x
Công nghệ
- phần mềm
- Phần mềm internet
- Phần mềm violet
- Các phần mềm khác
x
x
x
Tư liệu in
- Sách giáo khoa Địa lí 8,9; Sinh học 9; Hóa
học 9; Giáo dục công dân 6; Ngữ Văn 9;
Mĩ thuật 6,7 9 (NXB Giáo dục)
- Hoạt động giáo dục môi trường trong
môn Địa lí ở trường phổ thông (nhà xuất
bản Giáo dục)
- Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
(NXB Giáo dục)
- Hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông
(NXB Giáo dục)
- Em yêu khoa học (NXB Kim Đồng)

- Một trăm câu hỏi vì sao? (NXB Phụ nữ)
x
x
x
x
x
x
x
Đồ dùng
- Tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu.
- Các sản phẩm mẫu của học sinh.
- Khung tranh triển lãm.
x
x
x
Nguồn
internet
- www.wipikedia Bách khoa toàn thư Việt
Nam
x
- 6 -
-
-
-
-
x
x
x
x
Khác

- Báo cáo với nhà trường và thông báo phụ
huynh về chương trình này.
x
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
- 7 -
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Khởi động dự án
1. Mục tiêu:
- Thành lập được các nhóm theo sở thích
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
2.Thời gian: Cuối tuần 1 (Tiết sinh hoạt của các lớp)
- Bước 1: Phát phiếu thăm dò sở thích
nhóm (Phụ lục I). GV phát trước 3 ngày
để HS nghiên cứu và điền.
- HS điền phiếu số 1
- Bước 2: Công bố kết quả sắp xếp nhóm
theo sở thích.
- Các nhóm bàn bạc bầu nhóm
trưởng, thư kí
- Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng
nhóm (Phụ lục II, III), hướng dẫn lập kế
hoạch nhóm.
- Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng
( Phụ lục IV) và gợi ý cho học sinh một
số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp
hoàn thành nhiệm vụ
- Nhận nhiệm vụ

- Nghiên cứu phiếu HT định hướng

-Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV
những nội dung chưa hiểu
Hoạt động 2: Triển khai dự án
1. Mục tiêu:
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư
liệu, video về các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra
thực tế,…Kĩ năng viết báo cáo và trình bày vấn đề.
- 8 -
2. Thời gian: Tuần 2
- GV giúp đỡ, định hướng cho học sinh
và các nhóm trong quá trình làm việc.
- Đặt lịch giải đáp thắc mắc cho HS.
Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
- Các nhóm HS phân công nhiệm
vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt
nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Viết nhật kí và biên bản làm việc
nhóm.
- Viết báo cáo, sắp xếp các nội dung
tìm hiểu nghiên cứu được thành
kịch bản, dựng clip, bài thuyết trình
powerpoint, tổ chức trò chơi cho
các bạn của nhóm khác.
- Chuẩn bị báo cáo kết quả làm việc
thông qua thuyết trình và tổ chức
trò chơi, thảo luận, tiểu phẩm, triển
lãm
Hoạt động 3: Kết thúc dự án

1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo
thông qua thuyết trình và tổ chức trò chơi, thảo luận, tiểu phẩm, triển lãm
- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm
khác.
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, nêu vấn đề và thảo luận.
- Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
- Bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Thời gian: Tuần 3
3. Thành phần tham dự:
- Ban Giám hiệu và GVCN
- GVBM Địa lí, Sinh học, Hóa học, Ngữ Văn, Mĩ thuật
- 9 -
- Học sinh khối 9
4. Nhiệm vụ của học sinh
- Hoàn thành bài tập định hướng theo nhóm.
- Tổ chức chương trình.
- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
- Tham gia trò chơi và chuẩn bị câu hỏi các nhóm khác.
- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các
nhóm khác.
5. Nhiệm vụ của giáo viên
- Quan sát, đánh giá
- Hỗ trợ, cố vấn.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung
* GV phát cho HS và các đại biểu tham dự
phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của
các nhóm.
* Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung
chủ đề theo sự phân công

A. Nội dung 1: Tìm hiểu chung về vấn đê ô
nhiễm môi trường.
1.1 Ô nhiễm môi trường là gì?
1.2 Các loại ô nhiễm môi trường:
+ Ô nhiễm môi trường đất.
+ Ô nhiễm môi trường nước
+ Ô nhiễm môi trường không khí
1.3 Ý thức cá nhân và cộng đồng đối với vấn
đề bảo vệ môi trường.
I. Nhóm 1: Báo cáo nội dung 1.1
- Khái quát về ô nhiễm môi trường.
1. Hình thức báo cáo: Tiểu phẩm, thảo luận
2. Tiến hành báo cáo
- Tiểu phẩm: “Cuộc gặp gỡ của các thành phần
I. Môi trường và ô nhiễm
môi trường
1. Môi trường:
+ Đất
+ Nước
+ Không khí

2. Ô nhiễm môi trường:
- Nguyên nhân:
- 10 -
tự nhiên”
* Thảo luận
- Tiểu phẩm: “Cuộc gặp gỡ của các thành phần
tự nhiên” truyền tải những nội dung gì?
- Các nhóm suy nghĩ về vấn đề nhóm 1 đặt ra
song chưa giải quyết được.

- Hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
- Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng câu hỏi trắc
nghiệm.
II. Nhóm 2: Báo cáo nội dung 1.2
- Tổng quan về ô nhiễm môi trường đất
1. Hình thức báo cáo: Thuyết trình, chơi trò chơi
2. Tiến hành báo cáo
- 1 đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
- Các bạn nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình
và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin
- Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng trò chơi “Đoán
ô chữ”
III. Nhóm 3: Báo cáo nội dung 1.3
- Tổng quan về ô nhiễm môi trường nước.
1. Hình thức báo cáo: Thuyết trình, chơi trò chơi.
2. Tiến hành báo cáo
- 1 đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
- Các bạn nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và
hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
- Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng trò chơi “Đố
vui”
IV. Nhóm 4: Báo cáo nội dung 1.4
- Tổng quan về ô nhiễm môi trường không khí
1. Hình thức báo cáo: Thuyết trình, chơi trò chơi
2. Tiến hành báo cáo
- 1 đại diện nhóm trình bày bài thuyết trình
- Các bạn nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình
+ Do điều kiện tự nhiên:
+ Do hoạt động sản xuất,
sinh hoạt:

- Hậu quả:
+ Đối với tự nhiên:
+ Đối với đời sống, kinh tế
- xã hội:
- 11 -
và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin
- Kiểm tra thông tin ghi nhận bằng trò chơi “Đuổi
hình, bắt chữ”
B. Nội dung 2: Tìm hiểu ô nhiễm môi trường
toàn cầu, ở nước ta hiện nay và vấn đề ô nhiễm
môi trường ở địa phương em
2.1 Tình hình ô nhiễm môi trường trên thế
giới, các giải pháp tiên tiến bảo vệ môi trường.
2.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt
động kinh tế ở nước ta.
2.3 Thực trạng ô nhiễm môi trường do thói
quen sinh hoạt của người dân.
2.4 Vấn đề môi trường ở địa phương em và ý
thức học sinh THCS Lương Yên trong phong trào
thi đua “Học sinh Lương Yên thấy rác là nhặt”
I. Nhóm 5: Báo cáo nội dung 2.1
- Tình hình ô nhiễm môi trường trên thế giới, các
giải pháp tiên tiến bảo vệ môi trường.
1. Hình thức báo cáo: Băng hình, tư liệu về ô
nhiễm toàn cầu, thuyết trình
2. Tiến hành báo cáo
- Quan sát băng hình, tư liệu
- Đối chiếu lên bản đồ (quốc gia, châu luc, thế
giới) và xác định vị trí bị cảnh báo về ô nhiễm
môi trường.

- Nhóm theo dõi phần xác định vị trí, đặc điểm
của các bạn và đánh gíá kết quả.
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các
nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin
II. Nhóm 6: Báo cáo nội dung 2.2
- Thực trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động
kinh tế ở nước ta.
1. Hình thức báo cáo: Tiểu phẩm, chơi trò chơi
2. Tiến hành báo cáo
II. Vấn đề ô nhiễm môi
trường toàn cầu và thực
trạng ô nhiễm môi
trường ở Việt Nam
1. Ô nhiễm môi trường
toàn cầu.
2. Ô nhiễm môi trường ở
Việt Nam
3. Bảo vệ môi trường là
trách nhiệm và quyền lợi
của chúng ta
- 12 -
- Tiểu phẩm: “Lỗi tại ai?”
- Trò chơi: Tôi ở đâu?
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các
nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
III. Nhóm 7: Báo cáo nội dung 2.3
- Thực trạng ô nhiễm môi trường do thói quen
sinh hoạt của người dân.
1. Hình thức báo cáo: phóng sự điều tra, trao đổi
thảo luận

2. Tiến hành báo cáo:
- Theo dõi phóng sự điều tra.
- Thảo luận theo nội dung phóng sự.
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các
nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
IV. Nhóm 8: Báo cáo nội dung 2.4
- Vấn đề môi trường ở địa phương em và ý thức
học sinh THCS Lương Yên trong phong trào thi
đua “Học sinh Lương Yên thấy rác là nhặt”
1. Hình thức báo cáo: Thuyết trình, băng rôn,
khẩu hiệu
2. Tiến hành báo cáo:
- Thuyết trình.
- Thảo luận
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các
nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
C. Nội dung 3: Tổng kết cuộc thi “Hãy hành
động để bảo vệ môi trường” và cuộc thi vẽ
tranh “Chung tay bảo vệ môi trường”
3.1 Tổng kết cuộc thi “Hãy hành động để bảo
vệ môi trường”
3.2 Tổng kết cuộc thi vẽ tranh “Chung tay bảo
vệ môi trường”
* Bằng hành động cụ thể:
Hãy chung tay góp sức
bảo vệ môi trường sống
- 13 -
I. Nhóm 9: Báo cáo nội dung 3.1
- Tổng kết cuộc thi “Hãy hành động để bảo vệ
môi trường”

1. Hình thức báo cáo:
- Thuyết trình
2. Tiến hành báo cáo
- Giới thiệu các sản phẩm thân thiện với môi
trường.
- Các sản phẩm tái chế bảo vệ môi trường.
- Trong thời gian nhóm tiến hành báo cáo, các
nhóm khác hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
II. Nhóm 10: Báo cáo nội dung 3.2
- Tổng kết cuộc thi vẽ tranh “Chung tay bảo vệ
môi trường”
1. Hình thức báo cáo: tổ chức trao giải và
triển lãm tranh
2. Tiến hành báo cáo
a. Nhận xét,công bố các bức tranh đạt giải
b. Tổ chức triển lãm tranh.
* GV dành thời gian 10 phút cho HS và các
đại biểu hoàn thành phiếu đánh giá và tự
đánh giá. GV cử HS thu lại phiếu.
của chúng ta!
Hoạt động 4: Xử lí và công bố kết quả đánh giá và tự đánh giá
1. Mục tiêu:
- Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
- Rút kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo
2. Thời gian: Cuối tuần 3 (Tiết sinh hoạt)
- Bước 1: GV xử lí kết quả đánh giá của học sinh và các đại biểu (GV tổng hợp
phiếu đánh giá, phân loại, phân tích kết quả để công bố tại lớp).
- Bước 2: Công bố kết quả đánh giá và tự đánh giá; Nhận xét, rút kinh nghiệm
- 14 -
cho các dự án tiếp theo.

7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1. Tự đánh giá của học sinh
a. Cách thức đánh giá:
- Giao phiếu cho nhóm tự đánh giá quá trình học.
- Giao phiếu đánh giá cho các học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Trao đổi, báo cáo kết quả.
b. Hình thức đánh giá: Theo phiếu ( Phụ lục VII)
7.2. Đánh giá của giáo viên
a. Cách thức đánh giá:
- Xử lí kết quả đánh giá:
+ Xử lí kết quả tự đánh giá của học sinh.
+ Xử lí kết quả đánh giá của giáo viên.
- Tổng hợp kết quả đánh giá.
- Công bố kết quả đánh giá.
b. Hình thức đánh giá: Theo phiếu ( Phụ lụcVII)
8. Các sản phẩm của học sinh
8.1. Nhóm 1:
Nội dung hoạt cảnh nhóm 1
- 15 -
Tiểu phẩm “Cuộc gặp gỡ của các thành phần tự nhiên” với sự tham gia của
các bạn:
Trung Kiên trong vai: Cây
Thuỳ Hân trong vai: Không Khí
Hoàng Hải trong vai: Nước
Đức Hùng trong vai: Đất
Dẫn chuyện: Thu Anh
Trong một buổi hôi nghị bàn về môi trường tự nhiên của Hà Nội, các thành
viên như bác Đất, cậu Nước, chị Không Khí, anh Cây tranh luận với nhau gay
găt, ai cũng cho mình là người có vai trò lớn trong cuộc sống của con người nói
chung và môi trường của tự nhiên Hà Nội nói riêng . Vậy họ đã tranh luận

những gì? Chúng ta cùng xem nhé:
( Đất, Nước, Không Khí và Cây đi vào chào và bắt tay nhau nồng nhiệt):
* Riêng Bác Đất ( uể oải vừa đi vào vừa ngáp, nói một mình):
- Năm nào cũng họp với hành, buồn ngủ chết đi được, mà tôi là tôi cứ thật thà
thế này này: Các bác muốn nói gì thì nói cuối cùng đại hội nào, hội nghị nào chả
thành công rực rỡ, các bác có thấy đúng ko?
- Mà tôi xin phép nói trước các bác điều này cho nó nhanh nhé: Nếu không có
tôi, lấy gì để làm nhà ở, xây dựng nhà máy, làm đường sá để đi lại!? Thế mà
người ta chả coi tôi ra cái gì, động tí là đào bới, rồi vứt rác bừa bãi khiến bộ mặt
của tôi lúc nào cũng nhem nhuốc
* Anh Nước bảo:
- Bác nói thế nào chứ, nếu không có Nước tôi đây thì lấy gì cho con người sinh
sống, mà các bác không nghe người ta nói à? Cơ thể con người có tới 70 phần
trăm là nước đó sao”? Ối giời đất ơi vậy mà người ta có cần gì đến tôi đâu, bao
nhiêu nước thải, chưa qua xử lý, họ cứ thẳng người tôi mà xả, cho nên tôi đi đến
đâu mọi người bịt mũi đến đấy, thế nên lúc nào tôi cũng phải thủ sẵn một lọ
nước hoa đây này.
* Không Khí cất giọng oanh vàng thỏ thẻ:
- 16 -
- Tội nghiệp anh Nước qúa cơ, nhưng mà chưa khốn khổ bằng cái thân em đây
này. Các bác có công nhận là nếu không có không khí, con người nơi đây lấy
gì để thở? Ấy vậy mà họ chả thiết tha gì đến em, các nhà máy cứ vô tư xả khói
lên bầu trời, đường xá có đoạn làm mấy năm chả xong, làm em nhiều lúc thấy
ngộp thở. Eo ơi, em hãi lắm!
* Anh Cây ủ rũ:
- Nếu không có tôi thì lấy đâu ra gỗ, ai là người ngăn nước mỗi khi lũ về, rồi
còn giúp cho không khí trong lành nữa chứ!? Nhưng…hức…hức
- Cả hội xúm vào hỏi: Sao? Sao thế anh Cây?
* Chị Không Khí: ( lo lắng hỏi):
- Mà sao thân hình anh tiều tụy thế, chỗ nào cũng thâm tím, xước sẹo thế này?

* Anh Cây ( khuôn mặt nhăn nhúm đau khổ):
- Vâng, họ suốt ngày cấu véo, ngắt cành, bẻ lá làm đau cái thân tôi. Thậm chí
đêm giao thừa tôi đang hân hoan chào đón năm mới cùng đất trời thì họ chặt
phăng tôi về làm “ lộc”. Rồi họ còn rình rập đốn ngã tôi ngay cả khi tôi còn là
cây non. Thử hỏi, không có tôi, Trái Đất có còn sự sống hay không???
Vậy mà Ôi! Khốn khổ thân tôi!
• Các nhân vật Đất, Nước, Không Khí và Cây bộc lộ sự lo lắng, đau
khổ, bất lực
8.2. Nhóm 2
Bài thuyết trình trên Powerpoint (đĩa đính kèm)
8.3. Nhóm 3
Bài thuyết trình trên Powerpoint (đĩa đính kèm)
8.4. Nhóm 4
Bài thuyết trình trên Powerpoint (đĩa đính kèm)
8.5. Nhóm 5
Bài thuyết trình: VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU
- 17 -
Nhóm 5
Bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu
Ô nhiễm môi trường: Là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa
học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các
cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường xảy ra là do con người gây ra.
Các hình thức ô nhiễm và các chất ô nhiễm liên quan:
• Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và các chất hóa học vào bầu
không khí. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt,
nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm.
• Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc hại (hàm lượng
vượt quá giới hạn thông thường)do các hoạt động chủ động của con người
như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hóa học

hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,
• Ô nhiễm phóng xạ
• Ô nhiễm tiếng ồn, bao gồm tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tiếng ồn công
nghiệp
• Ô nhiễm sóng, do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình tồn tại
với mật độ lớn.
- 18 -
• Ô nhiễm ánh sáng, sử dụng các thiết bị chiếu sáng một cách lãng phí ảnh
hưởng lớn tới môi trường
Thực trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu
Nền công nghiệp Việt Nam đang phát triển nhanh nên ô nhiễm môi
trường ngày càng trở nên trầm trọng
Không chỉ riêng ở Việt Nam , mọi quốc gia trên thế giới: vấn đề môi
trường luôn là vấn đề nóng, cấp bách cần được giải quyết kịp thời trước mắt để
đảm bảo đời sống cho con người. Nhiều quốc gia phát triển nhanh có mức độ ô
nhiễm trầm trọng hơn những nước khác. Cần phải nghiên khắc đối với những
hành vi gây ô nhiễm môi trường. Sau nữa là phải tiến hành giáo dục và tuyên
truyền hành động chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của
mình.
Ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những mối đe dọa sức khỏe lớn nhất
mà con người phải đối mặt vào thời điểm hiện tại. Ước tính có khoảng 3,5 triệu
người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí trong nhà và 3,3 triệu chết do ô
nhiễm không khí ngoài trời. Khí SLCPs (thường được thải ra từ động cơ diesel,
khói và muội từ các loại bếp lò hoặc rò rỉ từ các cơ sở sản xuất dầu khí và chất
thải rắn) là nguyên nhân chính gây bệnh về hô hấp, mất mùa và biến đổi khí hậu.
Có 8 yếu tố lớn gây ô nhiễm môi trường.
1. Mưa axít –phá hoại lỗ thông hơi của cây cối, khiến chúng mất đi sự cân
bằng của tác dụng quang hợp; nguồn nước mặt bị chua
2. Nồng độ khí co
2

trong không khí tăng lên: sinh thái tự nhiên mất căn
bằng.
3. Tầng ôzôn bị phá hoại, làm cho tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời bị
uy hiếp trực tiếp đến các sinh mệnh trên trái đất.
4. Hoá học ô nhiễm môi sinh
5. Ô nhiễm nước: khoảng có đến 1 tỷ người không có nước sạch để dùng.
- 19 -
6. Đất đai bị sa mạc hoá: do rừng bị huỷ hoại, canh tác và chăn nuôi không
hợp lý khiến đất bị kiềm hoá và cát hoá (khoảng 7 triệu hécta đất bị sa mạc hoá/
năm)
7. Rừng mưa nhiệt bị chặt phá, cháy rừng do tự nhiên và con người gây
nên; 8. Sự uy hiếm của hạt nhân: năm1991 mới có 423 nhà máy điện
nguyên tử của 26 nước đang vận hành, đến cuối thế kỷ 20 đã tăng thêm
100 nhà máy
Qua đó ta thấy, nhân tố làm cho quả đất tiêu điều xơ xác, nguy cấp đến
tính mạng quả đất cũng chính do hành vi phá hoại môi trường của chính bản
thân con người.
Trước thực trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, nhiều giải
pháp ứng phó đã ra đời với khả năng ứng dụng thực tiễn rất cao.
Lọc không khí công nghệ cao
Hạn chế khí bẩn phát tán ra môi trường được xem là giải pháp hàng đầu để
chống ô nhiễm, do vậy, nhiều thành phố bị ảnh hưởng nặng nề đang chuyển
sang các giải pháp chống ô nhiễm công nghệ cao.
Tại Mexico có tòa nhà “hút khói”, được phủ sơn titan điôxít (TiO
2
) có khả
năng phản ứng với ánh sáng để trung hòa các tác nhân gây ô nhiễm không khí
(tòa nhà này có thể vô hiệu hóa lượng khói do 1.000 chiếc xe hơi thải ra mỗi
ngày).
- 20 -

Tòa nhà “hút khói”ở Palazzo, Italia được sơn cũng được sử dụng kỹ thuật sơn
TiO
2
Cảm biến MicroPEM – giải pháp chống ô nhiễm cá nhân có khả năng thu
thập dữ liệu môi trường để giúp người dùng kiểm soát rủi ro. Thiết bị được cho
có thể áp dụng cho nhiều môi trường khác nhau để phát hiện ra hàng loạt mối đe
dọa cho sức khỏe. Việc phát hiện sớm các tác nhân ô nhiễm có ý nghĩa sống còn
đối với bệnh nhân, nhất là những người bị bệnh về đường hô hấp.
Mạng chống ô nhiễm lấy cảm hứng từ loài nhện
Màng tơ nhân tạo sẽ là một công cụ hoàn hảo để thu giữ và đo hàm lượng ô
nhiễm, từ đó giúp đánh giá mức độ nguy hiểm của bầu khí quyển. Mạng lưới
chống ô nhiễm có thể được sử dụng ở bất cứ nơi nào, từ các vùng thảm họa đến
các bệnh viện và nhà ở.
8.6. Nhóm 6
- Tiểu phẩm: “Lỗi tại ai?”
- 21 -
8.7. Nhóm 7
- 22 -
Khảo sát thực tế người dân bằng phiếu hỏi về bao bì nilon: Khảo sát 100
phiếu hỏi
Câu 1: Cô, bác (anh, chị ) có hay sử dụng bao bì nilon không?
A. Không
B. Có nhưng rất ít dùng
C. Rất hay dùng
Câu 2: Mỗi ngày Cô, bác (anh, chị ) dùng khoảng bao nhiêu bao bì nilon?
A. 2 đến 4 chiếc
B. 6 đến 8 chiếc
C. Khoảng trên 10 chiếc
Câu 3: Sau khi sử dụng bao bì nilon, Cô, bác (anh, chị ) thường làm gì?
A. Giặt, phơi khô và dùng lại.

B. Đốt
C. Vứt vào thùng rác
Câu 4: Cô, bác (anh, chị ) có hiểu gì về tác hại của chất độc khi đốt bao bì
nilon không?
A. Có hiểu
B. Không hiểu
C. Hiểu chút ít
Câu 5: Cô, bác (anh, chị ) thường đốt bao bì nilon ở đâu?
A. Lò đốt
B. Nơi công cộng
C. Khu vệ sinh, gom rác
Câu 6: Cô, bác (anh, chị ) có nắm được các quy định về bảo vệ môi trường
không?
A. Có
B. Khộng
C. Hiểu lơ mơ
Kết quả thu về: 100 phiếu trả lời
- 23 -
Câu 1: Cô, bác (anh, chị ) có hay sử dụng bao bì nilon không?
A. Không: 0 phiếu
B. Có nhưng rất ít dùng: 10 phiếu
C. Rất hay dùng: 90 phiếu
Câu 2: Mỗi ngày Cô, bác (anh, chị ) dùng khoảng bao nhiêu bao bì nilon?
A. 2 đến 4 chiếc: 0 phiếu
B. 6 đến 8 chiếc: 70 phiếu
C. Khoảng trên 10 chiếc: 30 phiếu
Câu 3: Sau khi sử dụng bao bì nilon, Cô, bác (anh, chị ) thường làm gì?
A. Giặt, phơi khô và dùng lại: 15 phiếu
B. Đốt: 10 phiếu
C. Vứt vào thùng rác: 75 phiếu

Câu 4: Cô, bác (anh, chị ) có hiểu gì về tác hại của chất độc khi đốt bao bì
nilon không?
A. Có hiểu: 10 phiếu
B. Không hiểu: 75 phiếu
C. Hiểu chút ít: 15 phiếu
Câu 5: Cô, bác (anh, chị ) thường đốt bao bì nilon ở đâu?
A. Lò đốt: 0 phiếu
B. Nơi công cộng: 20 phiếu
C. Khu vệ sinh, gom rác: 80 phiếu
Câu 6: Cô, bác (anh, chị ) có nắm được các quy định về bảo vệ môi trường
không?
A. Có: 5 phiếu
B. Khộng: 80 phiếu
C. Hiểu lơ mơ: 15 phiếu
Có không ít người khi nói đến ô nhiễm môi trường thì thường nghĩ đó là
việc xa xôi, ở tận đâu đâu, chẳng ảnh hưởng, can hệ gì đến cuộc sống của mình.
Nhưng hãy cùng nhìn nhận thực trạng ở chính địa phương chúng ta. Này đây :
- 24 -
bao bì nilon, giấy rác, chai lọ nhựa … vứt ngập ngụa khắp đường, ngõ xóm, ven
sông, trước cửa nhà. Theo kết quả điều tra ở phường Bạch Đằng thì trung bình
mỗi gia đình môt ngày sử dụng tối thiểu khoảng 6 đến 10 túi nilon. Một năm là
khoảng 1800 đến 3600 chiếc. Như vậy, người dân cả phường Bạch Đằng sẽ
dùng hết bao nhiêu bao bì nilon mỗi năm?
Rác thải trên sông (ảnh minh họa)
Có thể thấy con số bao bì nilon dùng trong năm mới thật kinh khủng!
Dòng sông Kim Ngưu nước chuyển màu đen, bao bì nilon, xác động vật chết,…
nổi lềnh bềnh. Nước đen ngòm luồn lách qua ngõ xóm, ngấm xuống mạch nước
ngầm, người dân không có nước sạch để dùng. Ô nhiễm nguồn nước đến nỗi
mắt thường phát hiện được thì ta hiểu được mức độ nặng nề của nó đến mức
nào!

Từ thực trạng trên, ta có thể hiểu được tác hại của sự việc trầm trọng như
thế nào đến cuộc sống của nhân dân địa phương. Trước hết,với những kiến thức
học được trong nhà trường, ta có thể thấy rõ: Bao bì nilon lẫn vào lòng đất, do
đặc tính không phân hủy của chất pla-xtíc, cản trở quá trình sinh trưởng của các
loài thực vật bị nó bao quanh, làm tắc hệ thống cống rãnh, muỗi phát sinh, lây
truyền dịch bệnh. Bao bì nilon màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do
chứa các chất kim loại như chì, cađimi, gây tác hại cho não và là nguyên nhân
gây ung thư phổi và các bệnh về đường hô hấp. Nó chính là “thủ phạm giấu mặt
nguy hiểm” tàn phá sức khỏe con người. Bao bì nilon và rác thải bị đốt thải ra
- 25 -

×